You are on page 1of 15

A.

XUẤT KHẨU
Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
1. Xin giấy phép xuất khẩu cho hàng hoá
Để biết hàng hoá cần phải xin giấy phép xuất khẩu hay không?
- Xác định tên gọi, HS code hàng hóa
- Xác định tên gọi ( mô tả hàng hoá)
● Hàng hóa đang chịu sự quản lý kiểm soát của bộ nào? ( Bộ NNPTNT,
Bộ Công Thương, Bộ Khoa Học Công Nghệ, …) Ví dụ như hạt điều
chịu sự quản lý của bộ NNPTNT xem có cần xin giấy phép xuất khẩu
không? ( giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy phun trùng, giấy chứng nhận
xuất xứ, giấy giám định chất lượng , số lượng hàng hoá ….)
● Hàng hoá có phải xin giấy phép xuất khẩu không? Theo PL3 - NĐ
69/2018/ TT của các bộ
● Hàng hoá có phải là hàng hóa cấm xuất khẩu ? Theo PL1 - NĐ 69/2018
● Hàng hoá cho các chính sách ban ngành xuất khẩu không?
HS Code là mã phân loại hàng hoá được quốc tế quy chuẩn dựa trên Công ước
HS,dùng để xác định thuế suất xuất nhập khẩu hàng hoá
Mục đích : trở thành ngôn ngữ chung cho hàng hoá, là công cụ không thể thiếu
trong hợp đồng thương mại quốc tế, xác định thuế hải quan, nguồn gốc hàng
hoá, kiểm soát cửa khẩu, hạn ngạch, ….
Điều kiện để tra HS code là phải biết chính xác mô tả về loại hàng hoá bao
gồm ( tên, cấu tạo, xuất xứ, mục đích, …)
Cách tra cứu HS code hàng hóa - tra cứu trên word, excel - biểu thuế XNK áp
dụng với từng năm - tra cứu trên các trang web online như Hải Quan Việt Nam,
Cơ sở dữ liệu pháp lý CASEAW,..
Dùng HS code của hàng hoá để tra xem thuế xuất khẩu của hàng hoá là bao
nhiêu ? Tra trên biểu thuế bản hiện hành mới nhất.
2. Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu của khâu thanh toán
Thanh toán bằng TT trả trước : nhắc nhở người mua chuyển tiền đầy đủ và
đúng hạn ( người bán sẽ gửi chứng từ bao gồm hoá đơn chiếu lệ + booking cho
khách hàng) . Chờ ngân hàng báo có mới tiến hàng giao hàng
Thanh toán bằng LC: Nhắc nhở người mua mở L/C, kiểm tra khả năng uy tín
của ngân hàng bảo lãnh khả năng thanh toán cho người mua, khi nhận được LC
từ ngân hàng thì phải kiểm tra lại LC có chính xác chưa theo điều khoản chứng
từ trong hợp đồng
Thanh toán bằng CAP: Nhắc người mua mở tài khoản tín thác đúng theo yêu
cầu, khi tài khoản đã được mờ cần liên hệ với ngân hàng đề kiểm tra điều kiện
thanh toán, cần đặc biệt chú ý: tên các chứng từ cần xuất trình,
người cấp, số bản… Kiểm tra xong, nếu thấy phù hợp mới tiến hành giao hàng
3. Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu
Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu là chuẩn bị hàng theo đúng tên hàng, số lượng,
phù hợp với chất lượng, bao bì, ký mã hiệu và có thể giao hàng đúng thời gian
quy định trong hợp đồng thương mại quốc tế.
4. Kiểm tra hàng xuất khẩu
Kiểm tra hàng hoá xuất khẩu là công việc cần thiết, là sự tiếp tục quá trình các
công đoạn thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế, kiểm tra mức độ phù hợp
của hàng hoá xuất khẩu so với yêu cầu đã đề ra trong hợp đồng thương mại
quốc tế. Sự phù hợp ở đây là phù hợp về chất lượng, bao bì, số lượng,...
Trước khi giao hàng người có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng hoá về chất lượng,
số lượng, trọng lượng bao bì,...
Kiểm tra hàng xuất khẩu có tác dụng:
- Thực hiện trách nhiệm của người xuất khẩu trong thực hiện hợp đồng
thương mại quốc tế, từ đó đảm bảo uy tín của nhà xuất khẩu cũng như
đảm bảo tốt mối quan hệ buôn bán trong thương mại quốc tế.
- Ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu dẫn đến các khuyết tật, đổi hàng
mới, giao hàng bù, hạ giá,... làm giảm hiệu quả của hoạt động xuất khẩu.
- Phân tích được trách nhiệm của các bên trong quá trình xuất nhập khẩu,
đảm bảo được quyền lợi của khách hàng và của người xuất khẩu.
Việc kiểm tra hàng hoá xuất khẩu thực hiện ở hai cấp:
- Ở cơ sở:
Việc kiểm tra ở cơ sở giữ vai trò quan trọng quyết định và có tác dụng
triệt để nhất. Nội dung kiểm tra thường là:
● Kiểm tra về chất lượng.
● Kiểm tra số lượng và trọng lượng.
- Ở các cửa khẩu:
Trước khi bốc hàng lên phương tiện vận tải, người xuất khẩu phải kiểm
tra lại hàng hóa. Việc kiểm tra hàng hóa có thể do các lý do sau:
● Thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở.
● Trong nhiều trường hợp theo quy định của Nhà nước, một số mặt
hàng khi xuất khẩu phải kiểm tra nhà nước về mặt chất lượng.
● Hoặc theo yêu cầu của người Mua (đã được quy định trong hợp
đồng) người xuất khẩu phải mời các cơ quan giám định độc lập
để tiến hành giám định hàng xuất khẩu.

5. Làm thủ tục hải quan


Đây là quy bắt buộc đối với bất kì loại hàng hoá nào, công tác này được tiến hành qua
3 bước:
Bước 1: Khai báo hải quan
Chủ hàng có trách nhiệm kê khai chi tiết đầy đủ về hàng hoá một cách trung thực và
chính xác lên một tờ khai để cơ quan kiểm tra. Nội dung bao gồm: loại hàng, tên hàng,
số lượng, giá trị hàng hóa, phương tiện hàng hoá, nước nhập khẩu.Tờ khai hải quan
được xuất trình cùng một số giấy tờ khác như: hợp đồng xuất khẩu, giấy phép hoá đơn
đóng gói.
Bước 2: Xuất trình hàng hoá
Hàng hoá xuất khẩu phải được sắp xếp một cách trật tự thuận tiện cho việc kiểm soát.
Bước 3: Thực hiện các quyết định của hải quan
Đây là công việc cuối cùng trong quá trình hoàn thành thủ tục hải quan.

6. Thuê phương tiện vận tải


Tùy điều kiện cơ sở giao hàng để quyết định người XK hay người NK sẽ thuê phương
tiện vận tải ( Ví dụ: Người bán phải thuê phương tiện vận tải nếu xuất khẩu theo các
điều kiện nhóm C và D)
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, việc thuê phương tiện vận tải
phải dựa vào các căn cứ sau:
● Những điều khoản của hợp đồng xuất khẩu hàng hoá: Điều kiện cơ sở giao
hàng số lượng nhiều hay ít.
● Đặc điểm hàng hoá xuất khẩu: Là loại hàng gì, hàng nhẹ cân hay hàng nặng
cân, hàng dài ngày hay hàng ngắn ngày, điều kiện bảo quản đơn giản hay phức
tạp…
● Điều kiện vận tải: Để có thuê phương tiện đường bộ, đường biển, hay đường
hàng không, đường sắt, phải xác định hàng hóa đó là hàng rời hay hàng đóng
trong container, là hàng hoá thông dụng hay hàng hoá đặc biệt; vận chuyển trên
tuyến đường bình thường hay tuyến hàng đặc biệt, vận tải một chiều hay vận
tải hai chiều, chuyên chở theo chuyến hay chuyên chở liên tục….
Tùy từng trường hợp cụ thể, người XK lựa chọn 1 trong các phương thức thuê tàu
sau:
● Phương thức thuê tàu chợ (Liner)
● Phương thức thuê tàu chuyến (Voyage charter)
● Phương thức thuê tàu định hạn

7. Giao hàng cho người vận tải


- Giao hàng bằng đường biển (chủ yếu):
Chủ hàng phải làm các việc sau:
● Căn cứ vào các chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng kê hàng hoá chuyên chở
● (Cargo list) cho người vận tải để đổi lấy sơ đồ xếp hàng (Cargo plan, stowage
● plan).
● Trao đổi với cơ quan điều độ càng để nắm vững kế hoạch giao hàng.
● Lập kế hoạch và tổ chức vận chuyển hàng vào cảng.
● Bốc hàng lên tàu.
● Sau khi giao nhận hàng xong lấy Mate's receipt (biên lai thuyền phó) để xác
nhận hàng đã giao nhận xong.
Trên cơ sở Mate's receipt, chủ hàng sẽ đổi lấy Bill of Lading, điều tối quan trọng là
phải lấy được clean Bill of Lading.

- Giao hàng bằng đường hàng không hoặc ô tô


Người xuất khẩu sau khi ký hợp đồng vận chuyển (với các điều kiện cơ sở giao hàng:
CPT, CIP...) giao hàng cho người vận chuyển (tùy theo quy định của hợp đồng), cuối
cùng, lấy vận đơn.
Ở Việt Nam hiện nay gửi hàng bằng đường hàng không chủ yếu thực hiện thông qua
các công ty, đại lý giao nhận, vận tải... ví dụ: Vietrans, Gemartrans, KWE.., nên công
việc của chủ hàng trở nên rất đơn giản, nhẹ nhàng

- Giao hàng bằng đường sắt


Người xuất khẩu hoặc giao hàng cho đường sắt (nếu là hàng lá) hoặc đăng ký
toa xe, bắc. hàng lên toa xe rồi giao cho đường sắt (nếu là hàng nguyên toa) và
cuối cùng, nhận vận đơn đường sắt.

- Giao hàng bằng container


Giao hàng bằng container có hai hình thức:
- Giao hàng đủ một container (FCL- – full container load): Khi hàng hoá giao đủ
một container người xuất khẩu tiến hành theo các bước sau:
● Căn cứ vào số lượng hàng giao, đăng ký mượn hoặc thuê container tương thích.
● Làm thủ tục hải quan, mời hải quan kiểm hoá đến xếp hàng vào container, niêm
phong kẹp chì các container.
● Giao hàng cho bãi (hoặc trạm) container để nhận biên lai xếp hàng.
● Đổi biên lai xếp hàng lấy vận đơn.
- Giao hàng không đủ một container (LCL-less than a container load): Khi hàng
giao không đủ một container, người xuất khẩu vận chuyển hàng đến bãi (hoặc
trạm) container do người chuyên chở chỉ định để giao cho người chuyên chở. Việc
giao hàng được coi là hoàn thành khi hàng được giao cho người chuyên chở hoặc
người đại diện cho người chuyên chở
8. Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu
Theo điều kiện CIF, CIP hoặc Nhóm D (Incoterms) thì người bán có nghĩa vụ mua
bảo hiểm cho hàng hóa theo đúng thỏa thuận.
● Bán hàng theo CIF hoặc CIP: người bán mua bảo hiểm vì quyền lợi của người
mua. Người bán phải mua bảo hiểm theo đúng điều kiện đã thỏa thuận trong hợp
đồng hoặc trong L/C(nếu có). Nếu không có quy định cụ thể thì chỉ cần mua bảo
hiểm theo điều kiện tối thiểu FPA hoặc ICC(C)).
● Đối với bán hàng theo các điều kiện nhóm D, người bán mua bảo hiểm vì quyền
lợi của mình, có thể chọn hoặc không chọn mua bảo hiểm.
Người bán giao hàng theo các điều kiện nhóm E và F sẽ không cần phải mua bảo hiểm
hàng hóa.
Điều kiện bảo hiểm: Trên thế giới và Việt Nam hiện nay thường áp dụng ba điều kiện
bảo hiểm chính
● Điều kiện bảo hiểm C
● Điều kiện bảo hiểm B
● Điều kiện bảo hiểm A
Ngoài 3 điều kiện bảo hiểm gốc này ra còn một số điều kiện bảo hiểm khác nữa
như bảo hiểm chiến tranh (War risk), bảo hiểm đình công (Strike)
Làm giấy yêu cầu bảo hiểm, trên giấy yêu cầu bảo hiểm:
● Tên người được bảo hiểm.
● Tên hàng hóa cần bảo hiểm.
● Loại bao bì, cách đóng gói và ký mã hiệu của hàng hóa được bảo hiểm.
● Trọng lượng hay số lượng hàng hóa cần bảo hiểm.
● Tên tàu biển hoặc phương tiện vận chuyển.
● Cách thức xếp hàng được bảo hiểm xuống tàu (Xếp trên boong, dưới hầm tàu,
chở rời...).
● Nơi bắt đầu vận chuyển, chuyển tài và nơi nhận hàng hóa được bảo hiểm.
● Ngày, tháng phương tiện chở hàng được bảo hiểm bắt đầu rời bến.
● Giá trị hàng hóa được bảo hiểm và số tiền bảo hiểm.
● Điều kiện bảo hiểm.
● Nơi thanh toán bồi thường
9. Lập bộ chứng từ thanh toán
Bộ chứng từ thanh toán trong hợp đồng xuất khẩu là một tập hợp các giấy tờ, tài
liệu do người xuất khẩu (exporter) lập và gửi cho người nhập khẩu (importer) để
làm căn cứ cho việc thanh toán tiền hàng. Bộ chứng từ này thường bao gồm các
loại chứng từ sau:

● Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Là chứng từ quan trọng nhất
trong bộ chứng từ thanh toán, thể hiện giá trị, số lượng, chủng loại hàng
hóa, người bán và người mua, phương thức thanh toán,...
● Vận đơn (Bill of Lading): Là chứng từ vận tải do người vận chuyển (carrier)
cấp cho người xuất khẩu sau khi hàng hóa đã được nhận lên tàu. Vận đơn
xác nhận việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa và cam kết giao hàng
cho người nhập khẩu tại cảng đích.
● Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): Là chứng từ do cơ quan có
thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp, xác nhận hàng hóa được sản xuất, chế
biến tại nước xuất khẩu.
● Giấy chứng nhận kiểm dịch (Phytosanitary Certificate): Là chứng từ do cơ
quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp, xác nhận hàng hóa không có
mầm bệnh nguy hiểm.
● Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Policy): Là chứng từ do công ty bảo
hiểm cấp, cam kết bồi thường tổn thất hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
● Tờ khai hải quan (Customs Declaration): Là chứng từ do người xuất khẩu
nộp cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.

Tùy thuộc vào phương thức thanh toán trong hợp đồng xuất khẩu, bộ chứng từ
thanh toán có thể được bổ sung thêm một số loại chứng từ khác như:

● Chứng từ tín dụng (Letter of Credit): Là một văn bản cam kết của ngân
hàng phát hành (issuing bank) sẽ thanh toán cho người xuất khẩu khi người
nhập khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện quy định trong
thư tín dụng.
● Hối phiếu (Bill of Exchange): Là một chứng nhận nợ, thể hiện cam kết của
người ký phát (drawer) phải trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng
(payee) vào một thời gian nhất định trong tương lai.
● Securities (Chứng khoán): Là một loại tài sản có thể được giao dịch và có
thể được sử dụng làm phương tiện thanh toán.

Sắp xếp bộ chứng từ thanh toán

Bộ chứng từ thanh toán thường được sắp xếp theo thứ tự sau:
1. Hóa đơn thương mại
2. Vận đơn
3. Giấy chứng nhận xuất xứ
4. Giấy chứng nhận kiểm dịch
5. Giấy chứng nhận bảo hiểm
6. Tờ khai hải quan

Trường hợp hợp đồng xuất khẩu sử dụng phương thức thanh toán bằng thư tín
dụng, bộ chứng từ thanh toán sẽ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Hóa đơn thương mại


2. Vận đơn
3. Giấy chứng nhận xuất xứ
4. Giấy chứng nhận kiểm dịch
5. Giấy chứng nhận bảo hiểm
6. Thư tín dụng

Lưu ý khi lập bộ chứng từ thanh toán

Khi lập bộ chứng từ thanh toán, người xuất khẩu cần lưu ý những điểm sau:

● Chứng từ phải được lập chính xác, đầy đủ thông tin theo quy định của pháp
luật và hợp đồng xuất khẩu.
● Chứng từ phải được đóng dấu và ký tên của người xuất khẩu.
● Chứng từ phải được gửi cho người nhập khẩu đúng thời hạn quy định trong
hợp đồng xuất khẩu.

Việc lập bộ chứng từ thanh toán chính xác và đầy đủ là rất quan trọng, giúp đảm
bảo quyền lợi của người xuất khẩu trong quá trình thanh toán.

10. Khiếu nại


Khiếu nại trong hợp đồng xuất khẩu là việc một bên trong hợp đồng yêu cầu bên
kia phải giải quyết những tổn thất hoặc thiệt hại mà bên kia đã gây ra, hoặc về
những vi phạm điều đã được 2 bên cam kết.

Các trường hợp khiếu nại trong hợp đồng xuất khẩu

Các trường hợp khiếu nại trong hợp đồng xuất khẩu thường gặp bao gồm:

● Khiếu nại về số lượng, chất lượng hàng hóa: Hàng hóa không đúng số
lượng, chất lượng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
● Khiếu nại về giá cả hàng hóa: Giá cả hàng hóa không đúng như thỏa thuận
trong hợp đồng.
● Khiếu nại về thời hạn giao hàng: Hàng hóa không được giao đúng thời hạn
như thỏa thuận trong hợp đồng.
● Khiếu nại về phương thức thanh toán: Người nhập khẩu không thanh toán
tiền hàng đúng thời hạn hoặc đúng phương thức như thỏa thuận trong hợp
đồng.
● Khiếu nại về các điều khoản khác của hợp đồng: Các điều khoản khác của
hợp đồng không được thực hiện đúng như thỏa thuận.

Thủ tục khiếu nại trong hợp đồng xuất khẩu

Thủ tục khiếu nại trong hợp đồng xuất khẩu thường được quy định trong hợp
đồng. Tuy nhiên, nếu hợp đồng không có quy định về thủ tục khiếu nại thì các bên
có thể thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của pháp luật, thủ tục khiếu nại trong hợp đồng xuất khẩu bao gồm
các bước sau:

1. Bên khiếu nại phải gửi văn bản khiếu nại cho bên bị khiếu nại. Văn bản
khiếu nại phải nêu rõ nội dung khiếu nại, lý do khiếu nại và yêu cầu giải
quyết khiếu nại.
2. Bên bị khiếu nại phải có trách nhiệm trả lời văn bản khiếu nại trong thời
hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản khiếu nại.
3. Trong trường hợp bên bị khiếu nại không chấp nhận khiếu nại của bên
khiếu nại thì hai bên có thể tiến hành hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp
theo quy định của pháp luật.

Lưu ý khi khiếu nại trong hợp đồng xuất khẩu

Khi khiếu nại trong hợp đồng xuất khẩu, các bên cần lưu ý những điểm sau:

Khiếu nại phải được thực hiện đúng thời hạn quy định trong hợp đồng hoặc
theo quy định của pháp luật.

Khiếu nại phải có đầy đủ căn cứ và chứng cứ chứng minh.

Khiếu nại phải được thực hiện bằng văn bản và gửi cho bên bị khiếu nại qua
đường bưu điện hoặc hình thức khác có thể chứng minh được việc gửi.

Việc khiếu nại đúng thủ tục và có căn cứ sẽ giúp các bên giải quyết tranh chấp một
cách nhanh chóng và hiệu quả, đảm bảo quyền lợi của các bên.

11. Thanh lý hợp đồng


Thanh lý hợp đồng trong hợp đồng xuất khẩu là việc các bên trong hợp đồng chấm
dứt quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Thanh lý hợp đồng có thể được
thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp thanh lý hợp đồng xuất khẩu

Các trường hợp thanh lý hợp đồng xuất khẩu thường gặp bao gồm:

● Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.


● Một bên vi phạm hợp đồng và bên kia yêu cầu chấm dứt hợp đồng.
● Hợp đồng hết hạn.
● Hợp đồng không thể thực hiện được do các nguyên nhân khách quan.
Thủ tục thanh lý hợp đồng xuất khẩu

Thủ tục thanh lý hợp đồng xuất khẩu thường được quy định trong hợp đồng. Tuy
nhiên, nếu hợp đồng không có quy định về thủ tục thanh lý hợp đồng thì các bên
có thể thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của pháp luật, thủ tục thanh lý hợp đồng xuất khẩu bao gồm các
bước sau:

1. Các bên thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng.


2. Các bên lập biên bản thanh lý hợp đồng.
3. Các bên thực hiện các nghĩa vụ theo biên bản thanh lý hợp đồng.

Biên bản thanh lý hợp đồng

Biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản ghi nhận việc các bên trong hợp đồng chấm
dứt quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Biên bản thanh lý hợp đồng phải
có đầy đủ các nội dung sau:

● Tên, địa chỉ của các bên trong hợp đồng.


● Số, ngày ký hợp đồng.
● Nội dung thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng.
● Các nghĩa vụ của các bên sau khi chấm dứt hợp đồng.

Lưu ý khi thanh lý hợp đồng xuất khẩu

Khi thanh lý hợp đồng xuất khẩu, các bên cần lưu ý những điểm sau:

● Thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng phải được thực hiện bằng văn bản.
● Biên bản thanh lý hợp đồng phải được ký kết bởi các bên trong hợp đồng.
● Các bên phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo biên bản thanh lý hợp
đồng.
Việc thanh lý hợp đồng đúng thủ tục sẽ giúp đảm bảo quyền và lợi ích của các bên
trong hợp đồng.
B. NHẬP KHẨU
Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
1. Làm thủ tục NK theo quy định của Nhà nước

Xin giấy phép nhập khẩu


Theo quy định của luật pháp Việt Nam, khi hàng hóa nhập khẩu vào cần chuẩn
bị đưa ra những giấy tờ, thủ tục mà hàng hóa cần thực hiện theo quy chuẩn của Bộ
Công Thương và các Bộ quản lý chuyên ngành khác. Tùy thuộc vào mặt hàng, thời
gian sẽ có những quy định cụ thể về giấy phép nhập khẩu.
➔ Trong bộ chứng từ mà nhóm có được, không thấy giấy xin phép nhập
khẩu nên có thể mặt hàng này không cần nộp giấy phép nhập khẩu.
Hoặc đã nộp thông qua hệ thống khai báo.

2. Lựa chọn, thuê phương tiện vận tải


Trong hợp đồng sẽ ghi rõ các quy định về vận chuyển sẽ do bên mua chịu trách
nhiệm thì người mua cần phải tìm kiếm phương thức phù hợp.
Trong hợp đồng của doanh nghiệp đề cập:
“Term of delivery: CFR Ho Chi Minh”
Trách nhiệm thuê phương tiện vận tải chính sẽ do bên bán thuê. Khi hàng
hóa về đến cảng Cát Lái, Hồ Chí Minh. Về phần người mua sẽ thuê phương tiện vận
tải để chuyển hàng về kho của mình. Ở đây người mua
chọn ZEKA Logistics để vận tải hàng của mình

3. Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán Thuê phương
tiện vận tải
Tùy theo phương thức thanh toán được thỏa thuận giữa người mua và người bán
sẽ có hình thức phù hợp.
- Các hình thức thanh toán được sử dụng chủ yếu là
CAD, DA, DP, TTR hoặc thanh toán bằng L/C.
Việc hoàn tất bước đầu tiên thanh toán sẽ khẳng định được ý chí mua hàng và ràng
buộc người mua phải thực hiện các thủ tục tiếp theo trong hợp đồng.

- Trong hợp đồng của doanh nghiệp có đề cập:


“Payment Clause: 100% values of cargo by TTR 1 year after receive cargo”
➔ Doanh nghiệp thực hiện thanh toán theo hình thức TTR- việc mở tài
khoản ngân hàng cho nhà xuất khẩu thụ hưởng. Đợi ngân hàng làm việc
và thông báo đến đối tác để chuẩn bị hàng xuất khẩu nếu đồng ý các
điều kiện của hợp đồng.
4. Mua bảo hiểm
Đối với mua bảo hiểm sẽ dựa trên đơn hàng được giao theo điều kiện nào để lựa chọn
bảo hiểm phù hợp cho hàng hóa.
Người nhập khẩu cần lựa chọn điều kiện thích hợp để mua và làm giấy yêu cầu bảo
hiểm. Sau đó bên bảo hiểm sẽ tính phí nhập khẩu và người mua cần đóng đúng số tiền
được yêu cầu.

➔ Trong hợp đồng, doanh nghiệp chọn phương thức giao CFR, không có
sự ràng buộc về mua bảo hiểm. Trong bộ chứng từ cũng không đề cập
đến việc mua bảo hiểm nên đơn hàng này có thể không mua bảo hiểm.

5. Làm thủ tục hải quan


Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải
thực hiện theo quy định để thông quan cho với hàng hóa xuất nhập khẩu, cũng như
phương tiện vận tải xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp cần:
● Khai và nộp tờ khai hải quan theo mẫu: Trong bước này, cần lưu ý kiểm tra để
đảm bảo số liệu chính xác giữa các chứng từ, tra cứu và áp mã HS Code, thao
tác truyền tờ khai…
● Lấy kết quả phân luồng: Bước này có thể xảy ra 3 kết quả: tờ khai luồng
xanh( trên lý thuyết, doanh nghiệp chỉ cần lấy hàng sau khi nộp thuế, không
cần làm thêm gì); tờ khai luồng vàng( doanh nghiệp phải bổ sung các chứng từ
như tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, các chứng từ khác như vận đơn,
C/O, giấy kiểm tra chất lượng….); tờ khai luồng đỏ( doanh nghiệp cần bổ sung
các chứng từ như từ khai luồng vàng và phải kiểm tra hàng hóa, tốn thêm thời
gian và chi phí)
● Nộp thuế hải quan: phần mềm sẽ tự động tính toán số thuế phải nộp căn cứ theo
biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành.

● Thông quan hàng hóa: là việc hoàn tất thủ tục hải quan với hàng xuất
nhập khẩu. Sau khi hàng được hải quan chấp nhậ, chủ hàng được quyền
phân phối, mua bán, sử dụng,…
Địa điểm làm thủ tục hải quan có thể làm tại Chi cục hải quan cửa khẩu hoặc
Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu
➔ Trong bộ chứng từ, doanh nghiệp có làm thủ tục hải quan tại Chi cục
hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn KV1 và kết quả phân luồng là tờ
khai luồng đỏ. Doanh nghiệp có bổ sung các chứng từ, hàng được
thông quan và nộp thuế đầy đủ
6. Làm hồ sơ nhận hàng
Tương tự với bước thủ tục hải quan người mua cần chuẩn bị một số chứng từ
● Tờ khai hàng hóa nhập khẩu: nộp trên hệ thống, nếu thực hiện trên tờ khai hải
quan thì cần nộp 2 bản chính.
● Hóa đơn thương mại: 1 bản chụp.
● Vận tải đơn hoặc các chứng từ có giá trị tương đương: 1 bản chụp.
● Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa cần giấy phép 1 bản chính hoặc kèm
theo 1 bản chụp nếu nhập khẩu nhiều lần.
● Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ
quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 1 bản chính.
● Tờ khai trị giá: nộp trên hệ thống hoặc khai tại hải quan nộp 2 bản chính.
● Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 1 bản chính hoặc nộp dưới
dạng dữ liệu

7. Kiểm tra hàng nhập khẩu


Tùy theo tính chất của hàng hóa mà trong hợp đồng sẽ yêu cầu kiểm tra hoặc
đối chiếu số lượng trước khi nhận hàng. Trưởng hợp có sự thiếu hụt hoặc hư
hỏng người mua cần lập biên bản chứng minh sự thật
➔ Trong hợp đồng có đề cập điều khoản” Tolerance is 3% for quantity and
amount, depend on seller or buyer” cho thấy sẽ có sự kiểm tra về số
lượng và khối lượng hàng hóa

8. Thanh toán
Người mua cần kết thúc quá trình thanh toán mua bán. Nhằm đảm bảo an toàn, người
mua và bán cần kiểm tra thật kỹ về giấy tờ và tiền bạc thanh toán.
➔ Theo hợp đồng, doanh nghiệp sau khi nhận hàng sẽ thanh toán …
USD, và các chi phí phát sinh được người bán đưa ra hợp lệ với nội dung
của hợp đồng.

9. Khiếu nại
Nếu có xảy ra tình trạng hư hỏng hàng hóa, thiếu hụt số lượng, khối lượng… người
bán có quyền được khiếu nại, bồi thường. Hoặc có thể đưa ra tòa án thương mại hoặc
trọng tài thương mại.

Đối tượng khiếu nại có thể là bên bán, người vận tải, Công ty bảo hiểm,... tuỳ theo tính chất
của tổn thất.
Tuỳ theo nội dung khiếu nại mà người nhập khẩu và bên bị khiếu nại có các cách giải quyết
khác nhau.
Nếu không tự giải quyết được thì làm đơn kiện gửi trọng tài kinh tế hoặc toà án kinh tế trong
hợp đồng.

You might also like