You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


Nhóm 8
CHỦ ĐỀ: THỦ TỤC HẢI QUAN XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Dương Hạnh Tiên


Lớp: IBS2003_2
Thành viên: Nguyễn Tấn Sang (nhóm trưởng)
Nguyễn Văn Đức Huy
Đặng Thị Hà Vi
Trần Thị Mai
Huỳnh Phước Tuấn
Ngô Quốc Anh

Đà Nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2022


Mục lục
I. Các thuật ngữ liên quan đến thủ tục hải quan xuất khẩu:.................................................3

1. Hợp đồng thương mại (Sale Contract):............................................................................3

2. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice):...................................................................3

3. Phiếu đóng gói (Packing List):...........................................................................................3

4. Thỏa thuận lưu khoan (Booking note):............................................................................3

5. All in rate- Cước toàn bộ:..................................................................................................3

6. Antedated Bill of lading – Vận đơn ký lùi ngày cấp:.......................................................3

7. CFS warehouse- Container Freight Station- Kho hàng lẻ:.............................................3

II. Quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu:.............................................................................3

Bước 1: Kiểm tra ban đầu về tiền thanh toán.........................................................................4

Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu (nếu cần)............................................................................4

Bước 3: Ký kết hợp đồng, chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu ra nước ngoài.........................4

Bước 4: Mua bảo hiểm cho hàng hóa.......................................................................................5

Bước 5: Thuê phương tiện vận tải............................................................................................6

Bước 6: Kiểm tra, giám định hàng hóa....................................................................................7

Bước 7: Làm thủ tục hải quan..................................................................................................7

Bước 8: Giao hàng.....................................................................................................................8

Bước 9: Làm thủ tục thanh toán..............................................................................................9

Bước 10: Giải quyết tranh chấp (nếu có).................................................................................9

 Ví dụ về khai báo hải quan điện tử hàng xuất khẩu dừa trái bằng phần mềm ECUS 5
10
I. Các thuật ngữ liên quan đến thủ tục hải quan xuất khẩu:
1. Hợp đồng thương mại (Sale Contract):
Là văn bản thỏa thuận (hợp đồng) giữa người mua và người bán ở 2 nước khác nhau về việc
mua bán hàng hóa (ngoại thương).
Bên bán hàng gọi là nhà xuất khẩu, bán hàng cho bên kia để thu tiền hàng.
Bên mua hàng gọi là nhà nhập khẩu, chuyển tiền cho bên xuất khẩu và nhận hàng.
2. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 
Là một chứng từ thương mại được phát hành bởi người bán cho người mua để nhận được
một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hay dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh  toán cho
người bán hàng theo những điều kiện cụ thể.
3. Phiếu đóng gói (Packing List):
Là phiếu đóng gói hàng hóa, chỉ ra cách thức đóng gói hàng hóa là một thành phần quan
trọng trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu.
4. Thỏa thuận lưu khoan (Booking note):
Là thỏa thuận lưu khoang, là chứng từ thể hiện việc chủ hàng đặt chỗ với hãng tàu để vận
chuyển hàng hoá. Thông thường, chủ hàng thường thực hiện việc booking qua các forwarder
hay công ty logistics, hoặc cũng có thể lấy trực tiếp từ hãng tàu, hãng hàng không (không
nhiều).
5. All in rate- Cước toàn bộ:
Tổng Thỏa thuận lưu khoan (Booking note): số tiền bao gồm : cước thuê tàu, phụ phí và các
phí khác mà người thuê phải trả cho người chuyên chở
6. Antedated Bill of lading – Vận đơn ký lùi ngày cấp:
Việc ký lùi ngày cấp vận đơn thông thường do người gửi hàng yêu cầu để đáp ứng phù hợp
với thời gian giao hàng đã được quy định trong hợp đồng mua bán hoặc thời gian hiệu lực
của thư tín dụng.
7. CFS warehouse- Container Freight Station- Kho hàng lẻ:
Là nơi thu gom hàng lẻ, được tập trung để đóng hàng vào container xuất khẩu bằng đường
biển hoặc khai thác container nhập khẩu vào kho này để khách hàng nhận hàng sau khi hoàn
tất thủ tục hải quan.
II. Quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu:

3
Bước 1: Kiểm tra ban đầu về tiền thanh toán
Nhận được tiền hàng đúng và đủ là điều quan tâm lớn lao của nhà xuất khẩu. Người bán hàng chỉ
yên tâm giao hàng khi biết chắc sẽ được thanh toán, đồng thời người xuất khẩu cần tín hiệu xác
định có tiền thanh toán mới an tâm sản xuất .
Với những phương thức thanh toán khác nhau (thanh toán T/T, thanh toán D/P, nhờ thu…)sẽ có
những việc cụ thể khác nhau, nhưng vẫn thể hiện tiền đã có để trà.
Trong trường hợp thanh toán bằng L/C nhà Xuất Khẩu sau khi ký hợp đồng ngoại thương, cần
tiến hành các bước sau :
- Nhắc nhở người mua mở L/C theo đúng thỏa thuận của Hợp Đồng .
- Kiểm tra L/C và thực hiện tu chỉnh L/C (nếu cần) .Sau khi kiểm tra xong thấy phù hợp
mới giao hàng còn nếu không phù hợp phải báo cho người mua và ngân hàng của người
mua để tu chỉnh cho đến khi phù hợp mới giao hàng.
Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu (nếu cần)
Trước đây khi các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì đều phải
xin giấy phép xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay theo quyết định số 57/1998/NĐ/CP thì tất cả các
doanh nghiệp đều được quyền xuất khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanh
trong nước của mình mà không cần phải xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu (trừ một số mặt
hàng có cơ chế quản lý riêng như: gạo, đồ sưu tầm và đồ cổ, tác phẩm nghệ thuật, chất nổ, sách
báo, đá quý, ngọc trai).
Bước 3: Ký kết hợp đồng, chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu ra nước ngoài
Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành chuẩn bị hàng
xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồng đã ký với nước ngoài và/hoặc L/C
(nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C).
Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm 3 khâu chủ yếu: thu gom tập trung làm thành lô
hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu.
 Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu: Những loại hợp đồng kinh tế thường
được sử dụng để huy động hàng xuất khẩu có thể là: hợp đồng mua bán hàng xuất khẩu,
hợp đồng gia công, hợp đồng đổi hàng, hợp đồng uỷ thác thu mua hàng xuất khẩu, hợp
đồng liên doanh liên kết xuất khẩu...
 Bao bì đóng gói hàng xuất khẩu: Trong buôn bán quốc tế, tuy không ít mặt hàng để trần
hoặc để rời, nhưng đại bộ phận hàng hoá đòi hỏi phải được đóng gói và bao bì trong qúa

4
trình vận chuyển và bảo quản. Tổ chức đóng gói, bao bì là khâu quan trọng của việc
chuẩn bị hàng hoá bởi những tác dụng to lớn sau:
- Bao bì đóng gói bảo đảm được phẩm chất hàng hoá trong quá trình vận chuyển,
tránh được rủi ro mất mát.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho bốc xếp, di chuyển, vận chuyển và giao nhận hàng
hoá.
- Tạo điều kiện cho việc nhận biết phân loại hàng hoá.
- Gây ấn tượng và làm cho người mua thích thú hàng hoá.
Trong kinh doanh TMQT người ta thường dùng các loại bao bì như: hòm, bao, kiện hay bì,
thùng... đây là bao bì bên ngoài, ngoài ra còn có loại bao bì bên trong và bao bì trực tiếp. Nói
chung tuỳ thuộc đặc điểm và tính chất của hàng hoá cần bao gói, vào những điều đã thoả thuận
trong hợp đồng mà lựa chọn loại bao bì thích hợp. Ngoài ra cần phải xét đến những nhân tố: điều
kiện khí hậu môi trường, điều kiện vận tải, bốc xếp hàng, điều kiện luật pháp thuế quan, chi phí
vận chuyển.
 Kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu: Ký mã hiệu là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc
bằng hình vẽ được ghi trên các bao bì bên ngoài nhằm thông báo những chi tiết cần thiết
cho việc giao nhận, bốc dỡ và bảo quản hàng hoá.
 Kiểm tra chất lượng xuất khẩu:
Một nguyên tắc cơ bản trong mọi khâu, mọi công việc đều cần có kiểm tra, kiểm nghiệm để có
thể hạn chế và loại trừ những lỗi sai trong quá trình thực hiện.
Trong kinh doanh xuất khẩu cũng vậy, trước khi giao hàng người xuất khẩu có nghĩa vụ phải
kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao bì... (tức kiểm nghiệm) hoặc nếu hàng
hoá xuất khẩu là động vật, thực vật phải kiểm tra về khả năng lây lan bệnh tật (tức là kiểm dịch
động vật, kiểm dịch thực vật).
Việc kiểm nghiệm và kiểm dịch phải được tiến hành ở hai cấp: ở cơ sở và ở cửa khẩu. Trong đó
việc kiểm tra ở cơ sở do phòng KCS tiến hành có vai trò quyết định và có tác dụng triệt để nhất.
Còn việc kiểm tra ở cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở và thực hiện thủ
tục quốc tế
Bước 4: Mua bảo hiểm cho hàng hóa
Hàng hoá chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Vì thế bảo hiểm hàng hoá
đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương.

5
Hợp đồng bảo hiểm có hai loại: hợp đồng bảo hiểm bao và hợp đồng bảo hiểm chuyến.
Hợp đồng bảo hiểm bao: đơn vị mua bảo hiểm ký hợp đồng từ đầu năm, còn đến khi giao hang
xuống tàu xong, chủ hàng chỉ gửi đến công ty bảo hiểm (Bảo Việt) một thông báo bằng văn bản
gọi là “giấy báo bắt đầu vận chuyển”. Hình thức hợp đồng bảo hiểm này thường áp dụng đối với
các tổ chức buôn bán ngoại thương hoặc doanh nghiệp buôn bán hàng xuất khẩu thường xuyên
nhiều lần trong một năm.
Hợp đồng bảo hiểm chuyến: khi mua bảo hiểm chuyến chủ hàng gửi đến công ty bảo hiểm một
văn bản gọi là “giấy yêu cầu bảo hiểm”. Trên cơ sở giấy yêu cầu này, chủ hàng và công ty bảo
hiểm đàm phán ký hợp đồng bảo hiểm. Hình thức này thường áp dụng với các đợt mua bán riêng
lẻ.
Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm, có 3 điều kiện bảo hiểm
chính: bảo hiểm mọi rủi ro (điều kiện A), bảo hiểm có bồi thường tổn thất riêng (điều kiện B),
bảo hiểm miễn bồi thường tổn thất riêng (điều kiện C). Ngoài ra, còn có một số điều kiện bảo
hiểm đặc biệt khác như bảo hiểm chiến tranh, đình công, bạo động.
Bước 5: Thuê phương tiện vận tải

Lựa chọn phương tiện vận tải rất quan trọng trong xuất khẩu
Trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương, việc thuê tàu chở hàng được tiến hành dựa
vào 3 căn cứ sau đây: những điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương, đặc điểm hàng
6
mua bán và điều kiện vận tải. Tàu biển được sử dụng để chuyên chở hàng hoá có thể là tàu chợ,
tàu chuyến hoặc tàu định hạn. Việc thuê tàu, lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ, có
thông tin về tình hình thị trường thuê tàu và tinh thông các điều kiện thuê tàu. Vì vậy, trong
nhiều trường hợp, chủ hàng xuất nhập khẩu thường uỷ thác việc thuê tàu, lưu cước cho một công
ty hàng hải có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn hơn.
Trong buôn bán quốc tế, phương thức chuyên chở hàng hoá bằng đường biển là phương thức vận
tải được sử dụng nhiều nhất, chiếm đến 80% khối lượng vận chuyển trong chuyên chở quốc tế.
Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng một số phương thức khác như: vận tải đường bộ, vận tải
đường sắt, vận tải đường sông, vận tải hàng không. Ngoài ra còn còn có hình thức vận tải đường
ống, vận tải đa phương thức.
Bước 6: Kiểm tra, giám định hàng hóa
- Trước khi giao hàng người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng,
trọng lượng, bao bì.. hoặc nếu hàng hoá xuất khẩu là động vật, thực vật phải kiểm tra về khả
năng lây lan bệnh tật
- Việc kiểm nghiệm và kiểm dịch phải được tiến hành ở hai cấp: ở cơ sở và ở cửa khẩu. Trong đó
việc kiểm tra ở cơ sở do phòng KCS tiến hành có vai trò quyết định và có tác dụng triệt để nhất.
Còn việc kiểm tra ở cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở và thực hiện thủ
tục quốc tế
Bước 7: Làm thủ tục hải quan
- Thủ tục hải quan là công cụ để quản lý hành vi buôn bán theo pháp luật của nhà nước, để ngăn
chặn xuất nhập khẩu lậu qua biên giới, để kiểm tra giấy tờ sai sót giả mạo, để thống kê số lượng
về hàng xuất nhập khẩu
- Việc làm thủ tục hải quan bao gồm 3 bước chủ yếu sau:
B1: Khai báo hải quan thủ công hoặc điện tử
- Khai báo hải quan thủ công thì phải chuẩn bị các giấy tờ để đăng ký chi cục hải quan
- Khai báo điện tử bao gồm các bước
+ Chuẩn bị các chứng từ
+ Khai hải quan điện tử gửi tới hệ thống cơ quan
+ Nhận phản hồi của hệ thống thông quan và kết quả phân luồng
B2: Nhận mức độ kiểm tra hàng hóa dựa vào kết quả của hệ thống
+ Luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

7
+ Luồng vàng: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
+ Luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa
B3: Hoàn thành tờ khai và xuất hàng
+ Luồng xanh: Trường hợp nhẹ nhàng nhất, đã được thông quan luôn trên phần mềm, bạn
chuyển tờ khai tới chi cục hải quan cửa khẩu để hoàn thành tờ khai và xuất hàng
+ Luồng vàng: Phải mang hồ sơ đến chi cục hải quan ngoài cửa khẩu để kiểm tra và đóng dấu.
chuyển tờ khai đã có dấu đến hải quan cửa khẩu để hoàn thành và xuất hàng
+ Luồng đỏ: Mang hồ sơ đến chi cục hải quan ngoài cửa khẩu để kiểm tra và đóng dấu =>
chuyển tờ khai đã có dấu đến hải quan cửa khẩu để thanh lý và đưa hàng hóa, phương tiện vận
tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra
B4: Thực hiện theo quyết định của hải quan
+ Cho thông quan
+ Cho thông quan có điều kiện ( thực hiện các nghĩa vụ theo yêu cầu của pháp luật,..)
+ Không cho thông quan
Bước 8: Giao hàng
- Phần lớn số hàng xuất khẩu ở nước ta được vận chuyển bằng đường biển, đường sắt và bằng
container.
- Nếu hàng hoá được giao bằng đường biển, chủ hàng phải tiến hành các công việc sau đây:
+ Căn cứ vào chi tiết hàng xuất khẩu lập bản đăng ký hàng chuyên chở.
+Xuất trình bản đăng ký hàng chuyên chở cho người vận tải để lấy hồ sơ sếp hàng.
+Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng.
+Bố trí phương tiện đưa hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu.
Lấy biên lai thuyền phó (Mate,s Receipt) và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển. Vận
đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng (Clean on board B/L) và phải chuyển
nhượng được (negotiable). Vận đơn cần được chuyển gấp về bộ phận kế toán để lập bộ chứng từ
thanh toán.
- Nếu hàng được chuyên chở bằng đường sắt, chủ hàng phải kịp thời đăng ký với cơ quan đường
sắt để xin cấp toa xe phù hợp với tính chất hàng hóa và khối lượng hàng hóa. Khi đã được cấp
toa xe, chủ hàng tổ chức bốc xếp, niêm phong cặp chì và làm các chứng từ vận tải, trong đó chủ
yếu là vận đơn đường sắt. Vận đơn đường sắt chuyển về phòng kế toán để lập bộ chứng từ thanh
toán.

8
- Nếu hàng được chở bằng container thì giao theo hai phương thức: hàng đủ một container và
hàng chưa đủ một container. Hàng chiếm đủ một container (Full container load- FCL), thì chủ
hàng đăng ký thuê container, chịu chi phí chuyển container rỗng từ bãi về cơ sở của mình, đóng
hàng vào container và giao đến ga container để giao cho người vận tải. Hàng chưa đủ một
container (Lessthan container load- LCL), thì chủ hàng phải làm đăng ký hàng chuyên chở xuất
trình cho vận tải. Sau khi được chấp nhận chở hàng, chủ hàng đưa hàng đến ga container và giao
cho người vận tải. Cơ quan vận tải chịu trách nhiệm đóng hàng vào container và bốc lên tàu
Bước 9: Làm thủ tục thanh toán
- Có ba phương thức thanh toán:
+ Thanh toán bằng thư tín dụng: Thanh toán tiền hàng bằng L/C là một phương thức thanh toán
bảo đảm hợp lý, thuận tiện an toàn, hạn chế rủi ro cho cả bên mua và bên bán. Khi thực hiện hợp
đồng xuất khẩu, người xuất khẩu phải yêu cầu người nhập khẩu mở L/C đúng hạn và nội dung
như hợp đồng quy định. Sau khi nhận được thông báo đã mở L/C của người nhập khẩu, người
xuất khẩu phải đối chiếu L/C với nội dung hợp đồng mua bán xem co phù hợp không, nếu phù
hợp thì tiến hành giao hàng, còn nếu thấy còn có chỗ chưa hợp lý thì yêu cầu bên nhập khẩu phải
sửa đổi, bổ xung. Đến thời hạn giao hàng, cùng với việc giao hàng người xuất khẩu phải lập bộ
chứng từ hoàn hảo, phù hợp với nội dung trong L/C để yêu cầu bên nhập khẩu thanh toán tiền
hàng cho mình
+ Thanh toán bằng phương thức nhờ thu: Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định thanh toán tiền hàng
bằng phương thức nhờ thu, thì ngay sau khi giao hàng, bên xuất khẩu phải hoàn thành việc lập
chứng từ và phải xuất trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng thu tiền hộ. Chứng từ thanh
toán cần được lập hợp lệ, chính xác và được nhanh chóng giao cho ngân hàng nhằm nhanh chóng
thu hồi vốn
+ Thanh toán qua việc chuyển tiền. Bao gồm 2 trường hợp chuyển tiền. Một là, bộ phận mua
chuyển tiền trước khi thực hiện giao hàng. Hai là, bộ phận bán thực hiện giao hàng trước nhưng
cho phép bộ phận mua chuyển tiền sau
Bước 10: Giải quyết tranh chấp (nếu có)
- Nếu có những vấn đề về hàng hóa. Chẳng hạn như tổn thất hay thiếu số lượng, không giống
những gì đã cam kết. Thì bạn nên làm hồ sơ khiếu nại để đúng với thời gian khiếu nại được cho
phép.

9
- Đơn khiếu nại khi gửi phải đi kèm với những bằng chứng hư hỏng thì mới có hiệu lực. Chẳng
hạn như biên bản giám định, ROROC, COR hay CSV,… Ngoài ra còn phải kèm theo các hóa
đơn, đơn bảo hiểm, vận đơn đường biển,…
- Nếu đôi bên giải quyết khiếu nại không vừa với ý của mình. Thì các tổ chức này có thể kiện
nhau ra hội đồng trọng tài hay ra tòa án.
 Ví dụ về khai báo hải quan điện tử hàng xuất khẩu dừa trái bằng phần mềm ECUS
5
B1: Đăng nhập phần mềm ECUS 5, chọn đăng ký tờ khai xuất khẩu. Khai báo những thông tin
cần thiết như Mã loại hình: B11; Cơ qan hải quan: chi cục HQ KCN đà nẵng; mã hiệu ptvc: 2
( đường biển ); Thông tin người xuất khẩu – nhập khẩu;…

10
Sau khi kết thúc việc điền các thông tin cần thiết ở B1
B2: Khai trước thông tin tờ khai ( EDA )

- Tiếp tục khai báo các nội dung như mã, tên, địa chỉ, số cont,…

11
B3: Tiếp tục khai báo tại mục danh sách hàng sau khi kết thúc tất cả khai báo ở B2 thì lúc này hệ
thống sẽ cho phép bạn thực hiện khai chính thức tờ khai ( EDC ) – nhập, khai báo dữ liệu tương
tự B2

-Sau khi kết thúc B3 hệ thống sẽ ghi nhận và tiến hành phân luồng và cấp giấy phép thông quan

12
13

You might also like