You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM


MÔN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Tên đề tài:
THỦ TỤC XIN GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ
Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Dương Hạnh Tiên


Thành viên Nhóm 9 gồm:
1. Phạm Thị Mỹ Hạnh
2. Nguyễn Quỳnh Trang
3. Trần Thị Thu Sương
4. Đoàn Thị Ánh Nga
5. Trần Thị Thu Hà

Đà Nẵng, 5/2021
MỤC LỤC

I. KHÁI QUÁT VỀ C/O..................................................................................................1

1. Khái niệm C/O......................................................................................................... 1

2. Mục đích của C/O.....................................................................................................2

3. Những ưu đãi đặc biệt của giấy chứng nhận xuất xứ C/O...........................................3

4. Những ai có thể cấp phát CO....................................................................................3

II. CÔNG DỤNG CỦA C/O? KHI NÀO DOANH NGHIỆP CẦN XIN C/O?...................3

1. Tác dụng của C/O........................................................................................................ 3

2. Khi nào doanh nghiệp cần xin C/O...............................................................................5

III. SƠ ĐỒ HÓA QUY TRÌNH XIN C/O TẠI VCCI........................................................6

IV. Ví dụ cụ thể về quy trình xin C/O đối với một mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản

trong hiệp định thương mại đa phương ACCEP...................................................................9

1
I. KHÁI QUÁT VỀ C/O
1. Khái niệm C/O
C/O (Certificate of Origin): là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan
có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước
đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu theo
quy tắc xuất xứ.
* Có 2 loại C/O chính:
 C/O không ưu đãi: tức là C/O bình thường, nó xác nhận rằng xuất xứ của
một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó.
 C/O ưu đãi: là CO cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang
các nước mở rộng đặc quyền này. Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP);
Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC); Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
(CEPT),…
C Theo danh sách của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and
Development ). Việt Nam không nằm trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi
GSP của Australia, Estonia và Mỹ
* Các Form C/O thường gặp:
 C/O Form A. Hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi
thuế quan phổ cập GSP.
 C/O Form B. Hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất
xứ không ưu đãi.
 C/O Form D. hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu
đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.
 C/O Form E. hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc
diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc.
 C/O Form AK (ASEAN – Hàn Quốc). hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các
nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn
Quốc…
2. Mục đích của C/O
C Ưu đãi thuế quan : xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân
biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các
thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.

2
C Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa
của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ
khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả
thi.
C Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ
khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với
một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì
hệ thống hạn ngạch.
C Xúc tiến thương mại.

3. Những ưu đãi đặc biệt của giấy chứng nhận xuất xứ C/O.
 Nếu bạn là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ
giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Có thể chênh lệch vài % đến vài
chục %, giảm lượng lớn số tiền thuế. Vì vậy, khi làm Thủ tục Hải quan cho các lô
hàng có khai kèm C/O, bạn cần hết sức lưu ý để tránh những lỗi không đáng có. (Về
Form của C/O, dấu, chữ ký, các thông tin liên quan đến hàng hóa …).
 Với chủ hàng xuất khẩu, thì việc xin C/O chỉ là theo quy định trong hợp
đồng với người mua hàng nước ngoài. Nếu bạn là người xuất khẩu thì vài trò của
C/O cũng không to tát lắm, nhiều khi lại thêm việc làm thủ tục.
C/O Form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc
diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc.
C/O Form AK (ASEAN – Hàn Quốc): hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các
nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn
Quốc.
4. Những ai có thể cấp phát CO
Bộ Công thương là cơ quan thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
xuất khẩu. Hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI); các tổ chức khác thực hiện việc cấp C/O. Mỗi cơ quan được cấp một số
loại C/O nhất định:
-VCCI: cấp giấy chứng xuất xuất xứ hàng hóa C/O form A, B…
-Các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu của Bộ Công thương cấp C/O form D, E, AK,

-Các Ban quản lý Khu chế xuất – Khu công nghiệp được ủy quyền cấp C/O form D,
E, AK,…

3
* Trường hợp hàng xuất khẩu không được cấp CO, theo yêu cầu của khách
hàng. Yêu cầu của cơ quan chức năng của nước nhập khẩu; đề nghị của doanh
nghiệp; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Có thể cấp Giấy chứng nhận
về thực trạng hàng hóa như: Chứng nhận hàng tạm nhập tái xuất; Chứng nhận hàng
gia công đơn giản tại Việt Nam,…
II. CÔNG DỤNG CỦA C/O? KHI NÀO DOANH NGHIỆP CẦN XIN C/O?
1. Tác dụng của C/O
a. Tác dụng đối với nhà xuất khẩu (chủ hàng)
 C/O là bằng chứng, chứng từ để nước xuất khẩu chứng minh xuất xứ của
hàng giao là phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng.
 C/O là một chứng từ thiết yếu trong bộ chứng từ thanh toán để được thanh
toán tiền hàng khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ L/C.
 C/O là căn cứ để tiến hành thông quan hàng hóa xuất khẩu nếu quy chế của
Hải quan có quy định về xuất trình C/O cho lô hàng xuất khẩu đó.
 C/O có tác dụng nói lên phẩm chất của hàng hóa đảm bảo chất lượng hàng
khi xuất khẩu, đặc biệt là các hàng thổ sản mà tên của nó gắn liền với tên địa
phương nơi sản xuất ra các sản phẩm nổi tiếng trên thế giới.
 C/O trong các chế độ ưu đãi phổ cập GSP là cơ sở để tăng khả năng cạnh
tranh của hàng hóa và đàm phán tăng giá hàng hoặc giá gia công của nhà xuất khẩu.
b. Đối với người nhập khẩu
 C/O là cơ sở xác định xuất xứ phù hợp của sản phẩm cần nhập khẩu, là cơ sở
để nhà nhập khẩu chắc chắn rằng sản phẩm mà họ mua có xuất xứ từ nước mà họ
muốn.
 C/O là căn cứ để làm thủ tục nhập khẩu. Nếu thiếu C/O, cơ quan Hải quan
nước nhập khẩu sẽ không làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng (đối với những nước
có quy định về C/O).
 C/O là căn cứ để nhà nhập khẩu chứng minh không vi phạm những quy định
về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
 C/O Form A, D là căn cứ để người nhập khẩu được hưởng mức thuế ưu đãi
GSP tức là giảm thuế nhập khẩu, giảm chi phí nhập khẩu tăng lợi nhuận kinh doanh.
c. Đối với Cơ quan Hải quan

4
 C/O giúp Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu kiểm tra quản lý được hàng hoá
nhập khẩu phù hợp với chính sách ngoại thương và quan hệ kinh tế đối ngoại của
Chính phủ nước mình và Chính phủ nước xuất xứ của hàng hóa.
 C/O giúp Cơ quan Hải quan ngăn chặn kịp thời hàng hóa từ những nước
đang là đối tượng bị hạn chế và cấm nhập khẩu, xác định mức thuế áp dụng cho lô
hàng nhập khẩu phù hợp với chế độ thuế quan hiện hành.
 C/O cho phép Cơ quan Hải quan tiến hành công tác thống kê ngoại thương,
xác định nguồn nhập chủ yếu của từng mặt hàng để từ đó có chế độ tính thuế nhằm
bảo vệ sản xuất trong nước.
d. Đối với việc phát triển kinh tế và quản lý chính sách ngoại thương của
Nhà nước
Đối với nước xuất khẩu
C/O là bằng chứng để được hưởng ưu đãi thuế quan từ GSP. Giúp các nước đang
hoặc kém phát triển mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh , từ đó làm tăng
lợi nhuận xuất khẩu và tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế.
Đối với nước nhập khẩu
 C/O là cơ sở để Cơ quan quản lý chức năng có liên quan thực hiện công tác
thống kê ngoại thương, nắm tình hình nhập khẩu hàng hóa, thực hiện hạn ngạch
nhập khẩu sản phẩm có xuất xứ từ các nước.
 Xem xét tình hình chất lượng hàng hóa nhập khẩu từ các nước
 Xem xét sự tác động về mặt xã hội và vệ sinh môi trường của hàng hóa nhập
khẩu từ đó có biện pháp quản lý và xây dựng chính sách nhập khẩu, biểu thuế thích
hợp, chính sách xử lý môi trường để bảo vệ sức khỏe, an ninh… xác định tiêu chuẩn
chất lượng cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác nhau.
 C/O là cơ sở để Chính phủ các nước cho hưởng thực hiện ưu đãi thuế quan
cho các nước được hưởng ưu đãi thuế quan từ GSP.
 C/O giúp xác định được xuất xứ hàng hóa, khiến việc áp dụng thuế chống trợ
giá trở nên khả thi.
2. Khi nào doanh nghiệp cần xin C/O
C Khi hợp đồng mua bán ngoại thương quy định phương thức thanh toán là thư
tín dụng L/C thì người xuất khẩu chỉ nhận được tiền thanh toán khi C/O được xuất
trình cùng với các chứng từ khác. Nếu thiếu C/O thì bộ chứng từ coi như chưa đủ
theo quy định của L/C và ngân hàng sẽ không chấp nhận thanh toán.

5
C Khi làm thủ tục Hải quan xuất nhập khẩu nếu cơ quan Hải quan có quy định
xuất trình C/O về loại hàng hóa đó.
C Khi các nước được hưởng muốn được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan từ
GSP.

6
III. SƠ ĐỒ HÓA QUY TRÌNH XIN C/O TẠI VCCI.

7
Mô tả quy trình:

Đối tượng sử
Bước Tên bước Mô tả
dụng

-Doanh nghiệp khai báo hồ sơ trên


hệ thống gồm:
+ Khai báo đơn xin cấp trên hệ
thống.
+ Scan các file đính kèm bao gồm:
Hóa đơn thương mại; tờ khai hải
quan nhập khẩu; định mức sử dụng
Khai báo hồ sơ, nguyên phụ liệu; bảng tính toán
đề nghị cấp giấy chi tiết hàm lượng giá trị khu vực
1 Doanh nghiệp
chứng nhận xuất hoặc bản kê khai chi tiết mã HS
xứ. của nguyên vật liệu đầu vào và mã
HS của sản phẩm đầu ra; hóa đơn
mua bán và tờ khai hải quan nhập
khẩu nguyên phụ liệu đầu vào.
-Định dạng: .doc, .xlsx, .jpeg, .png,

-Dung lượng tối đa: không quá
10mb

Hệ thống VCCI sẽ tự động cấp số


Tự động cấp số Hệ thống
2 C/O khi doanh nghiệp hoàn thành
C/O VCCI
kê khai trên hệ thống.

2.1 Tiếp nhận số C/O Hệ thống DN tiếp nhận số C/O Doanh nghiệp

2.2 Sửa hồ sơ Doanh nghiệp có thể sửa hồ sơ khi Doanh nghiệp

8
chưa có xác nhận của chuyên viên
VCCI xử lý hồ sơ.

3 Gửi hồ sơ DN gửi hồ sơ sau khi hoàn thiện Doanh nghiệp

Hệ thống VCCI tiếp nhận hồ sơ Hệ thống


4 Tiếp nhận hồ sơ
được gửi từ hệ thống DN. VCCI

Chuyên viên VCCI thực hiện xem


xét hồ sơ:
Hệ thống
5 Xét duyệt hồ sơ Nếu hồ sơ không đầy đủ thì
VCCI
chuyển bước 6
Hồ sơ đầy đủ thì chuyển bước 7

Chuyên viên VCCI từ chối hồ sơ: Hệ thống


6. Từ chối hồ sơ
Yêu cầu nhập: -Lý do từ chối VCCI

DN nhận thông báo từ chối từ hệ


Nhận thông báo từ
6.1 thống VCCI và thực hiện bổ sung, Doanh nghiệp
chối hồ sơ.
chỉnh sửa thông tin theo bước 6.2

DN bổ sung chỉnh sửa thông tin


Bổ sung chỉnh sửa
6.2 theo yêu cầu rồi gửi lại hồ sơ. Quy Doanh nghiệp
thông tin
trình quay trở lại bước 3.

Khi hồ sơ đầy đủ, chuyên viên


Hệ thống
7 Duyệt cấp C/O xem xét rồi duyệt cấp C/O cho
VCCI
doanh nghiệp

Nhận thông báo Doanh nghiệp nhận thông báo hồ


7.1 hồ sơ được duyệt Doanh nghiệp
sơ được duyệt cấp C/O
cấp C/O

9
Ký và đóng dấu VCCI ký, đóng dấu trên form C/O
8 VCCI
trên form C/O và trả cho DN

IV. Ví dụ cụ thể về quy trình xin C/O đối với một mặt hàng xuất khẩu sang
Nhật Bản trong hiệp định thương mại đa phương ACCEP.
- Loại C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản là
Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu AJ
- Sau đây là đơn đề nghị cấp C/O mẫu AJ:

1. Mã số thuế của thương Số C/O:…………………


nhân…………………

2. Kính gửi: (Cơ quan, tổ chức cấp ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O mẫu …..
C/O)........... Đã đăng ký Hồ sơ thương nhân
................................................................. tại...................
...... ..................... vào
ngày...................................

3. Hình thức cấp (đánh (√) vào ô thích


hợp) □ C/O giáp □ Giấy chứng nhận không
□ Cặp C/O lưng thay đổi xuất xứ
□ Cấp lại C/O (do mất cắp, thất lạc hoặc
hư hỏng …)

4. Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O: - Hóa đơn mua bán nguyên liệu trong
- Mẫu C/O đã khai hoàn chỉnh □ nước □

-Tờ khai hải quan □ - Hợp đồng mua bán □

- Hóa đơn thương mại □ - Bảng tính toán hàm lượng giá □

10
trị/giải trình chuyển đổi mã HS

- Vận tải đơn/chứng từ tương đương □ - Bản mô tả quy trình sản xuất ra sản □
phẩm

- Tờ khai hải quan nhập khẩu □ - Các chứng từ khác


nguyên liệu …………………………

- Giấy phép xuất khẩu (nếu có) □ ………………………………………


…………..

5. Người xuất khẩu (tên tiếng 6. Người sản xuất (tên tiếng
Việt):......................... Việt): ...........
- Tên tiếng - Tên tiếng
Anh:...................................................... Anh:........................................
- Địa - Địa
chỉ: ............................................................ chỉ:...................................................
- Điện thoại: …………, Fax:………… - Điện thoại: ……….Fax:
Email:………… ………..Email:……

7. Người nhập khẩu/Người mua (tên tiếng


Việt):............................................................
- Tên tiếng Anh: ...........................................................................................................
- Địa chỉ: .....................................................................................................................
- Điện thoại: ................................... ,Fax: .......................... Email.................................

8. Mã HS 9. Mô tả hàng hóa 10. Tiêu chí xuất xứ và các 11. Số 12. Trị
(8 số) (tiếng Việt và yếu tố khác lượng giá FOB
tiếng Anh) (USD)*

(Ghi như hướng dẫn tại mặt

11
sau của C/O)

13. Số hóa 14. Nước 15. Số vận đơn: ............ 16. Số và ngày Tờ
đơn: .......... nhập khẩu: ..................................... khai Hải quan xuất
Ngày: …./ …………… khẩu và những khai
Ngày: …./ …./…
…./… …….. báo khác (nếu có):
.....................................
.....................................

17. Ghi chú của Cơ quan, tổ chức 18. Công ty... xin cam đoan lô hàng nói trên
cấp C/O: được khai báo chính xác, đúng sự thực và
- Người kiểm phù hợp với các quy định về xuất xứ hàng
tra: ........................................... hóa hiện hành. Chúng tôi xin chịu mọi trách
nhiệm về lời khai trước pháp luật.
- Người
ký: ................................................
Làm tại .. … ngày … tháng … … năm …
.... □

- Người □
Người đại diện theo pháp luật của thương
trả: ................................................
nhân (Ký tên, ghi rõ chức vụ và đóng dấu)
...
- Đề nghị đóng:
■ Đóng dấu “Issued
retroactively/Issuedretrospectivel
y”
■ Đóng dấu “Certified true copy”

12
Quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ C/O mẫu AJ:
Giấy chứng nhận xuất xứ C/O mẫu AJ phải được viết bằng tiếng Anh và đánh máy.
 B1: Thương nhân khai báo hồ sơ đăng ký thương nhân lần đầu qua Hệ thống
quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ
www.ecosys.gov.vn hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O
 B2: Thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp C/O tại địa chỉ
www.ecosys.gov.vn; hoặc nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị cấp C/O tại trụ sở của Tổ
chức cấp C/O; hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến Tổ chức cấp C/O nơi thương nhân
đã đăng ký hồ sơ thương nhân.
 B3: Tổ chức cấp C/O kiểm tra xem bộ hồ sơ có hợp lệ hay không và thông
báo cho thương nhân một trong các nội dung sau:
1. Chấp nhận cấp C/O và thời gian thương nhân sẽ nhận được C/O;
2. Đề nghị bổ sung chứng từ (nêu cụ thể những chứng từ cần bổ sung);
3. Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu cụ thể thông tin cần kiểm tra nếu có bằng
chứng cụ thể, xác thực làm căn cứ cho việc đề nghị kiểm tra này);
4. Từ chối cấp C/O nếu phát hiện những trường hợp quy định tại Điều 21 Nghị
định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ quy định Luật Quản lý
ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP);
5. Đề nghị kiểm tra tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại khoản
1 Điều 28 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP (nếu cần thiết).
 B4: Cán bộ Tổ chức cấp C/O kiểm tra thêm, nhập dữ liệu vào hệ thống máy
tính và trình người có thẩm quyền ký cấp C/O.
 B5: Người có thẩm quyền của Tổ chức cấp C/O ký cấp C/O.
 B6: Cán bộ Tổ chức cấp C/O đóng dấu, vào sổ và trả C/O cho thương nhân.
Về bộ hồ sơ nộp xin C/O

Hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm:


 Đơn đề nghị cấp C/O AJ được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ.

 Mẫu C/O tương ứng đã được kê khai hoàn chỉnh.

 Bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan (có đóng dấu sao y
bản chính của doanh nghiệp)

13
 Bản sao hóa đơn thương mại (có dấu sao y bản chính của thương nhân)

 Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (có dấu sao
y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn
 Bảng tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng
giá trị khu vực)
 Bảng kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra
(đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế
biến cụ thể)
 Bản sao quy trình sản xuất ra hàng hóa (có dấu sao y bản chính của thương
nhân)
 Bản sao tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra
hàng hóa xuất khẩu (có dấu sao y bản chính của thương nhân)
 Bản sao hợp đồng mua bán hoặc bản sao giá trị gia tăng mua bán nguyên
liệu, phụ liệu trong nước (có dấu sao y bản chính của thương nhân). Trong trường
hợp không có thì phải có xác nhận của người bán hoặc xác nhận của chính quyền
địa phương nơi sản xuất ra nguyên liệu, hàng hóa đó.
 Giấy phép xuất khẩu (nếu có)

 Các chứng từ, tài liệu cần thiết khác.

Thời hạn giải quyết:


 Trực tuyến: Trong thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi Tổ chức cấp C/O nhận
được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ dưới dạng điện tử, kết quả xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp
C/O được thông báo trên hệ thống. Trong thời hạn 2 giờ làm việc kể từ khi Tổ chức
cấp C/O nhận được Đơn đề nghị cấp C/O và đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ
dưới dạng bản giấy đối với trường hợp thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp
C/O tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn;
 Trực tiếp: Trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi Tổ chức cấp C/O nhận
được hồ sơ đề nghị cấp C/O đầy đủ và hợp lệ đối với trường hợp thương nhân nộp
trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O;
 Dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn 24 giờ làm việc kể từ khi Tổ chức cấp
C/O nhận được hồ sơ đề nghị cấp C/O đầy đủ và hợp lệ theo ngày ghi trên bì thư
đối với trường hợp thương nhân gửi hồ sơ qua bưu điện đến Tổ chức cấp C/O.

14
Thời gian cấp C/O:
Theo quy định tại điều 8, Thông tư số 10/2009/TT-BCT
1. C/O phải được cấp trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ thời điểm
người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trừ trường hợp được quy định
tại khoản 2 điều này.
2. Tổ chức cấp ℅ có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trong trường hợp
nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp C/O hoặc phát hiện có
dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O đã cấp trước đó. Cán bộ kiểm tra của
Tổ chức cấp C/O sẽ lập biên bản về kết quả kiểm tra này và yêu cầu người đề nghị
cấp C/O và/ hoặc người xuất khẩu cùng ký vào biên bản. Trong trường hợp người
đề nghị cấp C/O và/ hoặc người xuất khẩu từ chối ký, cán bộ kiểm tra phải ghi rõ lý
do từ chối đó và ký xác nhận vào biên bản. Thời hạn xử lý việc cấp C/O đối với
trường hợp này không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày người đề nghị cấp nộp hồ sơ
đầy đủ.
3. Trong quá trình xem xét cấp C/0, nếu phát hiện hàng hóa không đáp ứng xuất
xứ hoặc bộ hồ sơ bị thiếu, không hợp lệ. Tổ chức cấp C/0 thông báo cho người đề
nghị cấp C/0 theo khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 7.
4. Thời hạn xác minh không được làm cản trở việc giao hàng hoặc thanh toán
của người xuất khẩu, trừ trường hợp do lỗi người xuất khẩu.
❖ Quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ thủy sản sang Nhật Bản:
1. Thẩm quyền xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai
thác:
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT thì:
 Tổ chức quản lý cảng cá được chỉ định đăng tải trên Trang thông tin điện tử
của Tổng cục Thủy sản thực hiện xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác trong
nước về khối lượng, thành phần loài thủy sản, vùng và thời gian khai thác đối với
tàu cá bốc dỡ thủy sản tại cảng cá khi có yêu cầu.
 Cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh được công bố trên Trang thông tin điện tử
của Tổng cục Thủy sản tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này thực hiện
chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước không vi phạm quy định về
khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
 Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thực hiện xác nhận cam
kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản được chế biến từ nguyên liệu thủy sản khai

15
thác nhập khẩu không có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo
cáo và không theo quy định theo yêu cầu của tổ chức nghề cá khu vực hoặc nước
nhập khẩu.
 Cơ quan Thú y thực hiện kiểm dịch, kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu thủy
sản khai thác nhập khẩu theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6
năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm
dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản và các văn bản sửa đổi, bổ sung Thông
tư này.
2. Xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước:
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT, Tổ chức, cá
nhân đề nghị xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp
hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có) đến tổ chức
quản lý cảng cá, nơi tàu cá đã bốc dỡ thủy sản qua cảng.
Hồ sơ đề nghị xác nhận gồm:
a) Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác theo Mẫu số 01 Phụ lục III
ban hành kèm theo Thông tư này đã kê khai đầy đủ thông tin;
b) Bản chính Giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ qua cảng đã được tổ chức quản
lý cảng cá cấp, trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng thì nộp bản sao chụp.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, tổ chức quản
lý cảng cá thẩm định thông tin đề nghị xác nhận về khối lượng, thành phần loài thủy
sản bốc dỡ tại cảng với Sổ theo dõi tàu cá cập cảng bốc dỡ thủy sản, vùng và thời
gian khai thác với hành trình của tàu trong hệ thống giám sát tàu cá và cấp Giấy xác
nhận nguyên liệu thủy sản khai thác.
Trường hợp không cấp giấy xác nhận, tổ chức quản lý cảng cá trả lời bằng văn
bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa xác nhận hết khối lượng thủy sản trong giấy biên nhận, tổ
chức quản lý cảng cá trả lại bản chính giấy biên nhận đã ghi khối lượng nguyên liệu
còn lại cho tổ chức, cá nhân đề nghị. Trường hợp xác nhận hết khối lượng thủy sản,
tổ chức quản lý cảng cá thu bản chính giấy biên nhận và lưu hồ sơ.
Tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nộp phí, giá dịch vụ theo quy định.
3. Cấp Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác:
Điều 11 Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT quy định:

16
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác nộp 01
bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu
có) đến một trong số cơ quan thẩm quyền.
Hồ sơ đề nghị chứng nhận gồm:
a) Bản sao Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác có mô tả nguyên liệu
đã sử dụng theo mục B Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
trường hợp nguyên liệu thủy sản chưa sử dụng hết, tổ chức, cá nhân đề nghị chứng
nhận nộp bản chính Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác để cơ quan thẩm
quyền xác nhận phần nguyên liệu chưa sử dụng. Trường hợp nguyên liệu thủy sản
đã sử dụng hết, cơ quan thẩm quyền thu bản chính Giấy xác nhận nguyên liệu thủy
sản khai thác và lưu hồ sơ;
b) Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo Mẫu số 02 Phụ lục III
ban hành kèm theo Thông tư này đối với sản phẩm xuất khẩu vào thị trường châu
Âu hoặc theo Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này đối với sản
phẩm xuất khẩu vào thị trường các nước thuộc Ủy ban quốc tế về bảo tồn cá ngừ
Đại Tây Dương hoặc giấy chứng nhận theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước
nhập khẩu đã kê khai đầy đủ thông tin;
c) Thông tin bổ sung cho sản phẩm thủy sản được chế biến từ tàu cá Việt Nam
và Thông tin vận tải theo Mẫu số 02a, 02b Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư
này.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan thẩm
quyền kiểm tra thông tin, thẩm định hồ sơ và thực hiện:
a) Chứng nhận khi thông tin trong Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai
thác được kê khai đầy đủ và đúng với thông tin về tàu cá, Giấy phép khai thác thủy
sản, Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác; xác nhận vào mục C của Giấy
xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác khi nguyên liệu chưa sử dụng hết, trả lại 01
bộ hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị (bao gồm bản chính Giấy xác nhận nguyên
liệu thủy sản khai thác khi nguyên liệu chưa sử dụng hết) và lưu bản sao hồ sơ tại
cơ quan thẩm quyền;
b) Không chứng nhận khi thông tin kê khai trong hồ sơ không đúng với thông
tin về tàu cá, Giấy phép khai thác thủy sản, Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai
thác; trường hợp không chứng nhận, cơ quan thẩm quyền trả lời bằng văn bản và
nêu rõ lý do.

17
Giấy chứng nhận cấp lại phải có số trùng với số của bản gốc Giấy chứng nhận
nguồn gốc thủy sản khai thác đã cấp và có thêm ký hiệu “R” ở phần “số giấy chứng
nhận”; cơ quan thẩm quyền cấp giấy thông báo việc cấp lại Giấy chứng nhận nguồn
gốc thủy sản khai thác cho các cơ quan thẩm quyền có liên quan.
Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận nộp phí và lệ phí theo quy định.

18

You might also like