You are on page 1of 4

4.2.3.3.

Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)


Theo ICC (Phòng Thương mại Quốc tế), giấy chứng nhận xuất xứ (certificate of origin,
hay còn gọi là C/O) là “một chứng từ quan trọng trong thương mại quốc tế, chứng nhận rằng
hàng hóa trong một lô hàng xuất khẩu nào đó hoàn toàn được sản xuất, hoặc chế biến tại một
quốc gia cụ thể. C/O cũng được coi như là sự khai báo về nguồn gốc xuất xứ của nhà xuất
khẩu.”
C/O là một chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan và giúp xác định số tiền thuế cần
phải trả tại nước nhập khẩu. C/O cũng giúp xác định xem có được miễn thuế trong trường hợp
nước xuất khẩu và nhập khẩu có các hiệp định thương mại đặc biệt hay không.
Tóm gọn: Giấy chứng nhận xuất xứ viết tắt là C/O (Certificate of Origin) là chứng từ do
nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền quốc gia cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác
ra hàng hóa cho một lô hàng nhập khẩu nhằm thực hiện chế độ ưu đãi về thuế quan giữa các
nước, các tổ chức.

Nội dung của giấy này bao gồm:

 Tên, địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu.


 Tiêu chí về vận tải (tên phương tiện vận tải, cảng, địa điểm xếp hàng/ dỡ hàng, vận tải
đơn…)
 Tiêu chí về hàng hoá (tên hàng, bao bì, nhãn mác đóng gói hàng hoá, trọng lượng, số
lượng, giá trị…)
 Tiêu chí về xuất xứ hàng hoá (tiêu chí xác định xuất xứ, nước xuất xứ hàng hoá)
 Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước cấp xuất khẩu.
PHÂN LOẠI C/O
Có 2 loại C/O chính:

 C/O không ưu đãi: tức là C/O bình thường, nó xác nhận rằng xuất xứ của một sản
phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó.
 C/O ưu đãi: là CO cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước
mở rộng đặc quyền này. Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP); Chứng nhận ưu
đãi thịnh vượng chung (CPC); Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),…
Theo danh sách của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and
Development ). Việt Nam không nằm trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP của
Australia, Estonia và Mỹ.
Việt Nam hiện đang thực hiện các loại mẫu C/O sau:
- Mẫu A: mẫu ưu đãi, là hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan
phổ cập GSP (General System of Preferences)
- Mẫu D: mẫu ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN thuộc diện
hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.
- Mẫu AK: Áp dụng cho các mặt hàng giao dịch giữa Asian và Hàn Quốc thuộc diện hưởng ưu
đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc (ASEAN + 2).
- Mẫu E: là hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện
hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1).
- Mẫu DA59: Mẫu C/O cho một số sản phẩm xuất khẩu sang Nam Phi
- Mẫu S: là hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt
Nam – Lào
- Mẫu B: Dùng cho tất cả các loại hàng hoá xuất khẩu đi các nước (không ưu đãi)
- Mẫu ICO: Dùng cho mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước dựa theo quy
định của Tổ chức cà phê thế giới (IC/O)
- Các Mẫu C/O cho hàng hóa Việt nam xuất khẩu sang: Nhật, Venezuela, Mexico, Peru
QUY TRÌNH CẤP C/O TẠI VIỆT NAM
Bước 1: Đối với doanh nghiệp (DN) lần đầu xin C/O, trước khi chuẩn bị các chứng từ C/O,
phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân gồm 3 trang (hoặc xin tại Bộ phận C/O - Nếu xin
C/O tại Chi nhánh VCCI HCM) và nộp lại cho Bộ phận C/O, VCCI cùng với 1 bản sao của
Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của DN.
Bước 2: Sau khi nộp các giấy tờ trên cho VCCI, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ Bộ Hồ sơ
xin cấp C/O như sau:
(1) Đơn xin cấp C/O: Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền
của doanh nghiệp.
(2) Mẫu C/O (A, B, Mexico, Venezuela,…): Người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại
Mẫu C/O cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ Mẫu C/O cà phê có thể đề nghị cấp thêm Mẫu A
hoặc Mẫu B (Tùy loại mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn cho DN mua mẫu
C/O nào).
C/O đã được khai gồm có 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao C/O để Tổ chức cấp C/O và Người
xuất khẩu mỗi bên lưu một bản.
Lưu ý:
Doanh nghiệp phải đánh máy đầy đủ các ô trên Form bằng tiếng Anh, bản chính và bản sao
C/O phải có dấu đỏ và chữ ký người có thẩm quyền ký của DN.
(3)Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản gốc do DN phát hành.
(4) Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (1 bản sao có dấu đỏ,
chữ ký người có thẩm quyền ký của DN, và dấu “Sao y bản chính”), trừ các trường hợp hàng
xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Trong
trường hợp có lý do chính đáng, Người xuất khẩu có thể nộp sau chứng từ này.
Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người xuất khẩu cung cấp thêm các
chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như:
(5) Packing List: 1 bản gốc của DN
(6) Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN và
dấu “Sao y bản chính”
(7) Tờ khai Hải quan hàng nhập (1 bản sao): nếu DN nhập các nguyên, phụ liệu từ nước
ngoài;
hoặc Hoá đơn gía trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước: nếu DN mua các nguyên
vật liệu trong nước.
(8) Bảng giải trình Quy trình sản xuất: Đối với DN lần đầu xin C/O hay mặt hàng lần đầu xin
C/O phải được DN giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng.
Bên cạnh đó, tùy từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ hướng dẫn DN giải trình
theo như các mẫu .
(9) DN xin C/O các mặt hàng Nông sản XK Đài Loan, DN phải thông báo trước 07 ngày làm
việc về thời gian thu mua, địa điểm cụ thể để VCCI tiến hành đi kiểm
(10) Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Mẫu nguyên, phụ liệu
hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm. Tuỳ
từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn các bước giải trình tiếp

You might also like