You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT – CÔNG NGHIỆP

KHOA THƯƠNG MẠI

THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Họ và tên sinh viên: Vũ Thị Bảo Yến


Mã sinh viên: 20107200346
Lớp: DHTM14A1CL
Giảng viên: Nguyễn Thị Huyền

Hà Nội, 2/2023
NỘI DUNG 1: THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ, TÌM KIẾM THỊ
TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU
A. Thực hành nghiên cứu, đánh giá, tìm kiếm thị trường công ty mình xuất khẩu
- Tên sản phẩm: Hạt điều thô đã bóc vỏ
- Mã HS: 0801320000
- Xuất khẩu từ Việt Nam sang Đức.

1. Rà soát thực trạng của nước xuất khẩu (Việt Nam):


Ngay trong tiêu đề của bảng, có thể thấy: Xuất khẩu của Việt Nam chiếm 65,1%
kim ngạch xuất khẩu của thế giới đối với mặt hàng này, xếp hạng trong xuất khẩu thế
giới là 1. Khoảng cách trung bình của các quốc gia nhập khẩu là 9008 km. Mức độ tập
trung xuất khẩu là 0,14. Chỉ số này càng thấp thì càng tốt cho Việt Nam, cho thấy mức
độ cạnh tranh của Việt Nam đối với các quốc gia đối thủ trên thị trường xuất khẩu thấp
và rất dễ để cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu hạt điều này.
Trong dòng dữ liệu đầu tiên của bảng, có thể thấy tổng kim ngạch xuất khẩu hạt
điều của Việt Nam là sấp xỉ 3,1 tỷ USD trong năm 2021. Cán cân thương mại là
2,957,117 cho thấy rằng thị trường Việt Nam đang suất siêu, phản ánh tình trạng thặng
dư cán cân thương mại hàng hoá. Điều này tác động tích cực đối với nền kinh tế của
quốc gia. Trong đó Mĩ và Trung Quốc là những đối tác thương mại nhập khẩu của Việt
Nam nhiều nhất với kim ngạch lần lượt là 949,737; 413,128 (triệu USD) tương đương
với 30,7% và 13,4% lượng hạt điều xuất khẩu của Việt Nam. Hai quốc gia này cũng
đồng thời đứng thứ 1 và thứ 4 trong những quốc gia nhập khẩu nhiều hạt điều nhất thế
giới. Chúng ta cũng có thể thấy Đức (nhà nhập khẩu hạt điều lớn thứ 4 của Việt Nam)
đã gia tăng kim ngạch nhập khẩu hạt điều đến 5% trong 5 năm qua (từ 2017 đến 2021)
và tăng 4% trong năm qua (2020-2021). Điều này cho thấy Đức với lượng nhập khẩu
hạt điều thứ 2 thế giới là thị trường hứa hẹn với các nhà xuất khẩu của Việt Nam.
 Lựa chọn Đức là quốc gia mà công ty mình muốn xuất khẩu hạt điều sang

2. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu (Đức):


a. Đánh giá tổng quát về thị trường Đức trong 5 năm trở lại đây:
Ngay trong tiêu đề của bảng, có thể thấy: Nhập khẩu hạt điều của Đức
chiếm 9,6% kim ngạch nhập khẩu của thế giới đối với mặt hàng này, xếp hạng
trong nhập khẩu thế giới là 2.  Khoảng cách trung bình của các quốc gia cung
cấp hạt điều cho Đức là 3376 km. Mức độ tập trung thị trường là 0,05. Mức độ
tập trung này thấp cho thấy Đức nhập khẩu hạt điều từ rất nhiều các quốc gia.
Trong dòng dữ liệu đầu tiên của bảng, có thể thấy tổng kim ngạch nhập
khẩu hạt điều của Đức là sấp xỉ 425,7 triệu USD trong năm 2021. Việt Nam, Ấn
Độ và Hà Lan là ba quốc gia xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Đức với kim
ngạch lần lượt là 266,215; 93,818; 18,456 (triệu đô). Với việc chiếm 62,5%
lượng hạt điều mà Đức đã nhập khẩu, Việt Nam vẫn là nguồn cung hạt điều số 1
tại thị trường Đức nhờ nguồn cung ổn định và chất lượng đảm bảo nhất.
Hiện Đức tăng mạnh nhập khẩu hạt điều từ các nguồn cung như:
Indonesia với kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang Đức tăng đến 25% trong 5
năm qua (từ 2017 đến 2021) và tăng 245% trong năm qua (2020-2021); hay
Côte d’lvoire với kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang Đức tăng đến 18% trong 5
năm qua (từ 2017 đến 2021) và tăng 367% trong năm qua (2020-2021). Do đó
ngành hạt điều Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nguồn cung
khác. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn là nguồn cung hạt điều quan trọng cho Đức,
khó có nguồn cung nào có thể thay thế.
Trục ngang thể hiện thị phần của nước xuất khẩu trên thị trường Đức . Bong
bóng càng lệch về bên phải thì thị phần của quốc gia đó ở Đức càng lớn. Trên hình vẽ,
chúng ta thấy thị phần của Việt Nam là lớn nhất (gần 63%). Tất cả các quốc gia khác
đều có thị phần nhỏ hơn 25% (bong bóng nằm lệch về bên trái).

Trục đứng thể hiện tốc độ tăng trưởng của nước xuất khẩu trên thị trường thế
giới. Bong bóng ở vị trí càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng lớn. Theo đó, Việt Nam
có tốc độ tăng trưởng là 0, gần như là không tăng trưởng.

Kích thước của bong bóng thể hiện tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia đó
trên thị trường thế giới. Bong bóng càng to thì lượng xuất khẩu của nước đó càng lớn,
với kích thước của bong bóng màu nâu tương ứng với 10% lượng nhập khẩu của thế
giới. Theo biểu đồ, ta có thể thấy Đức có lượng nhập khẩu khá nhỏ tầm 10%.
Theo như bản đồ,ta có thể thấy lượng hạt điều được Đức nhập khẩu nhiều nhất
là ở Việt Nam (> 50%) và tiếp sau đó là Ấn Độ (20-50%).

b. Thuế quan và rào cản thương mại


Đối với sản phẩm mã HS 0801320000 (hạt điều thô đã bóc vỏ) của Việt
Nam, hiện tại Đức đang áp dụng thuế MFN theo WTO là 0%. Đức không áp
dụng bất kỳ biện pháp phòng vệ thương mại nào đối với sản phẩm này của Việt
Nam.
c. Các yêu cầu quy định nhập khẩu của Đức đối với hạt điều Việt Nam
Theo bảng dưới đây, hiện Việt Nam cần đáp ứng 31 thủ tục để xuất khẩu mặt
hàng này vào thị trường Đức.

A120 - Geographical restrictions on eligibility (Hạn chế về địa lý về tính đủ điều kiện)

A130 - Systems approach (Phương pháp tiếp cận hệ thống)

A140 - Authorization requirement for SPS reasons for importing certain products (Yêu
cầu ủy quyền vì lý do SPS để nhập khẩu một số sản phẩm), bao gồm 2 thủ tục
A150 - Authorization requirement for importers for SPS reasons (Yêu cầu ủy quyền
đối với nhà nhập khẩu vì lý do SPS), bao gồm 2 thủ tục:

A210 - Tolerance limits for residues of or contamination by certain (non-


microbiological) substances (Giới hạn dung sai đối với dư lượng hoặc nhiễm bẩn bởi
một số chất), bao gồm 2 thủ tục:
A220 - Restricted use of certain substances in foods and feeds and their contact
materials (Hạn chế sử dụng một số chất trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi và vật
liệu tiếp xúc của chúng)

A310 - Labelling requirements (Yêu cầu ghi nhãn), bao gồm 3 thủ tục:
A330 - Packaging requirements (Yêu cầu đóng gói)
A410 - Microbiological criteria of the final product (Chỉ tiêu vi sinh của sản phẩm
cuối cùng)

A420 - Hygienic practices during production related to SPS conditions (Thực hành vệ
sinh trong quá trình sản xuất liên quan đến các điều kiện SPS)

A630 - Food and feed processing (Chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi)

A830 - Certification requirement (Yêu cầu chứng nhận) , bao gồm 2 thủ tục

A840 - Inspection requirement (yêu cầu kiểm tra)


A850 - Traceability requirements (Yêu cầu truy xuất nguồn gốc)

A851 - Origin of materials and parts (Nguồn gốc của vật liệu và các bộ phận), gồm 2
thủ tục:

A852 - Processing history (Lịch sử xử lý)


A853 - Distribution and location of products after delivery (Phân phối và vị trí của sản
phẩm sau khi giao hàng)

B140 - Authorization requirement for importing certain products (Yêu cầu ủy quyền
để nhập khẩu một số sản phẩm)

B310 - Labelling requirements (Yêu cầu ghi nhãn), gồm 3 thủ tục:
B700 - Product quality, safety or performance requirement (Yêu cầu về chất lượng, an
toàn hoặc hiệu suất sản phẩm)
E100 - Non-automatic import-licensing procedures other than authorizations covered
under SPS and TBT chapters (Các thủ tục cấp phép nhập khẩu không tự động ngoài
các giấy phép được đề cập trong các chương SPS và TBT)

E125 - Licensing for the protection of public health (Cấp phép hoạt động bảo vệ sức
khỏe cộng đồng)
B. Thực hành nghiên cứu, đánh giá, tìm kiếm thị trường công ty mình nhập
khẩu:
- Sản phẩm: Túi tote
- Mã HS: 42022900
1. Đánh giá tổng quát về thị trường Việt Nam trong 5 năm trở lại đây:
Ngay trong tiêu đề của dữ liệu dưới đây, ta có thể nhanh chóng thấy
được: Nhập khẩu túi xách của Việt Nam chiếm 2,6% kim ngạch nhập khẩu của
thế giới đối với mặt hàng này, xếp hạng trong nhập khẩu thế giới là 13. Khoảng
cách trung bình của các quốc gia cung cấp là 6341 km. Mức độ tập trung thị
trường là 0,3. Mức độ tập trung này thấp cho thấy Việt Nam nhập khẩu túi xách
này từ rất nhiều quốc gia.
Trong dòng dữ liệu đầu tiên của bảng, có thể thấy tổng kim ngạch nhập
khẩu túi xách của Việt Nam là sấp xỉ 19,223 triệu USD trong năm 2021. Năm
quốc gia Việt Nam nhập khẩu túi xách nhiều nhất là Trung Quốc, Pháp, Ý, Tây
Ban Nha, Nhật Bản. Trong đó Trung Quốc là đối tác thương mại xuất khẩu vào
Việt Nam nhiều nhất với kim ngạch 8,167 (triệu  USD) tương đương với 42,5%
lượng túi xách nhập khẩu của Việt Nam.
Trục ngang thể hiện thị phần của nước xuất khẩu vào thị trường Việt Nam .
Bong bóng càng lệch về bên phải thì thị phần của quốc gia đó ở Việt Nam càng lớn.
Trên hình vẽ, chúng ta thấy thị phần của Trung Quốc là lớn nhất (gần 56%%). Tất cả
các quốc gia khác đều có thị phần nhỏ hơn 20% (bong bóng nằm lệch về bên trái).

Trục đứng thể hiện tốc độ tăng trưởng của nước xuất khẩu trên thị trường thế
giới. Bong bóng ở vị trí càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng lớn. Theo đó, Trung
Quốc có tốc độ tăng trưởng là 0, gần như là không tăng trưởng. Tăng trưởng xuất khẩu
của Trung Quốc ra thế giới nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu Việt Nam từ
Trung Quốc

Kích thước của bong bóng thể hiện tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia đó
trên thị trường thế giới. Bong bóng càng to thì lượng xuất khẩu của nước đó càng lớn,
với kích thước của bong bóng màu xanh tương ứng với 37,13% lượng xuất khẩu của
thế giới.
Theo như bản đồ, ta có thể thấy lượng sản phẩm được Việt Nam nhập khẩu
nhiều nhất là ở Trung Quốc(> 50%) và tiếp sau đó là Pháp (19%).

2. Thuế quan và rào cản thương mại


Đối với các sản phẩm mã HS 42022900 của Trung Quốc, hiện tại Việt Nam
đang áp dụng thuế, MFN theo WTO là 25%; áp dụng thuế quan ưu đãi theo hiệp định
RCEP là 22,5%; Thuế ưu đãi dành cho Trung Quốc là 0%. Việt Nam không áp dụng
bất kỳ biện pháp phòng vệ thương mại nào đối với sản phẩm này của Trung Quốc.
3. Các yêu cầu quy định nhập khẩu của Việt Nam đối với Trung Quốc
Theo bảng dưới đây, hiện Trung Quốc cần đáp ứng 11 thủ tục để xuất khẩu mặt
hàng này vào thị trường Việt Nam.

E100 - Non-automatic import-licensing procedures other than authorizations covered


under SPS and TBT chapters (Các thủ tục cấp phép nhập khẩu không tự động ngoài
các giấy phép được đề cập trong các chương SPS và TBT), bao gồm 3 thủ tục:

E320 - Prohibition for non-economic reasons (Cấm vì lý do phi kinh tế)


B830 - Certification requirement (Yêu cầu chứng nhận)

G900 - Finance measures, n.e.s. (Các biện pháp tài chính, nes)

H900 - Measures affecting competitions, n.e.s. (Các biện pháp tác động đến cạnh
tranh)

You might also like