You are on page 1of 9

Phân tích Marketing quốc gia (Chile)

1, GDP bình quân đầu người

GDP bình đầu người của Chile năm 2022 là 15.356 USD giảm 5,49% so với năm 2021
(số liệu từ WorldBank)

GDP bình quân đầu người ở Chile tương đương 114% mức trung bình của thế giới.

Nhận xét: GDP bình quân đầu người ở Chile đạt trung bình 7412,43 USD từ năm
1960 đến năm 2022, đạt mức cao nhất mọi thời đại là 15.356 USD vào năm 2022
và mức thấp kỷ lục 504.8 USD vào năm 1960. Mặc dù là số liệu của năm 2022 có
sự sụt giảm so với 2021 nhưng Chile vẫn cho thấy được tiềm năng trong tương lai
của thị trường này

2, GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa của Chile là 301.025.000.000 USD (USD)
tính đến năm 2022.

GDP thực tế (không đổi, đã điều chỉnh lạm phát) của Chile đạt 250.098.000.000 USD
vào năm 2022.

Nhận xét: Chile là quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất khu vực Mỹ
Latinh, tăng trưởng trong năm 2022 chậm lại so với mức tăng trưởng năm 2021.
Với vị thế cao nhất thị trường khu vực Mỹ Latinh ta thấy được tiềm năng tiêu
thụ sản phẩm ở thị trường này

3, %GDP tăng trưởng


Tốc độ tăng trưởng GDP: 2.44% cao hơn mức trung bình 1.3% của Mỹ Latinh

Nhận xét: Nền kinh tế Chile đã tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng trung bình
hàng năm là 2.1% và được xếp hạng là nền kinh tế lớn thứ 7 ở châu Mỹ, trước
Peru

4, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Chile chiếm 9% trong tổng số vốn đầu tư vào khu vực Mỹ Latinh. Dòng vốn FDI vào
Chile đã tăng 50% vào năm 2022, đạt tổng trị giá 19,8 tỷ USD, cao hơn mức ghi nhận
trước đại dịch và đứng thứ 19 trên toàn thế giới. rong cùng năm đó, tổng vốn FDI đạt
256 tỷ USD, chiếm khoảng 85,1% GDP cả nước.
Nhận xét: Chile là quốc gia thu hút FDI cao nhất khu vực Mỹ Latinh, năm 2022
tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2021, là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư
nước ngoài. Với điều này có thể cho thấy rằng thị trường Chile là thị trường có
rất nhiều tiềm năng nhất định đáng để thử sức

5, Lạm phát

Tỷ lệ lạm phát ở Chile là 11.6% trong năm 2022

Nhận xét: tình trạng lạm phát năm 2022 cao nhất trong quá trình từ 2014 – 2023,
chính phủ Chile đang nỗ lực kiểm chế lạm phát, nhưng đây là một quá trình lâu
dài và khó khăn. Với tình trạng như vậy điều này sẽ có thể ảnh hưởng đến nền
kinh tế rất nhiều vì vậy khi muốn gia nhập vào thị trường này thì chúng ta nên
xem xét liệu rằng chính phủ Chile có đủ khả năng kiềm chế lại lạm phát ở Chile
hay không

6, Độ mở của nền kinh tế

Với kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2022 là:

+ Xuất khẩu: 99 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng đầu của Chile là Quặng đồng ($22,8 tỷ), Đồng tinh luyện
($18,4 tỷ), Cacbonat ($7,72 tỷ), Phi lê cá ($3,91 tỷ) và Đồng thô ($2,97 tỷ), xuất khẩu
chủ yếu sang Trung Quốc ($38,5 tỷ), Hoa Kỳ ($13,9 tỷ), Nhật Bản ($7,43 tỷ), Hàn
Quốc ($6,13 tỷ) và Brazil ($4,55 tỷ)

+ Nhập khẩu:96.4 tỷ USD

Những mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Chile là Dầu tinh luyện ($11,5 tỷ), Ô tô
($4,82 tỷ), Dầu thô ($4,64 tỷ), Xe tải giao hàng ($3,39 tỷ) và Khí đốt ($2,72 tỷ), nhập
khẩu chủ yếu từ Trung Quốc ($24,9 tỷ), Hoa Kỳ ($21,6 tỷ), Brazil ($9,17 tỷ),
Argentina ($5,11 tỷ) và Đức ($2,98 tỷ).

=> Tính độ mở nền kinh tế: tổng kim ngạch xuất nhập khẩu / GDP = 0.65 < 1

Nhận xét: Chile tuy là nước có nhu cầu tiêu dùng cao tuy nhiên độ mở cửa của
nền kinh tế không quá nổi bật nên sẽ có một số hạn chế về nhập khẩu hàng hóa

7, Sức mua của người tiêu dùng (CPI)

CPI của Chile ghi nhận mức trung bình trong năm 2022: 158.6%
Nhận xét: với chỉ số giá tiêu dùng ngày càng tăng đồng nghĩa với việc là nhu cầu
của người tiêu dùng ở Chile ngày càng tăng và đây cũng là cơ hội của các doanh
nghiệp Việt Nam khi vào thị trường này

8, Quy mô dân số

Dân số chiếm 0,24% dân số thế giới với 19.603.733 tương đương tăng 0,57% so với
năm 2021 người đứng thứ 65 trên thế giới

% Dân số thành thị là 84%

=> Nhận xét: quy mô dân số tương đối nhỏ so với các nước Nam Mỹ khác như
Brazil, Argentina hay Colombia. Tỷ lệ tăng dân số của Chile đang giảm dần trong
những năm gần đây và Chile là quốc gia có tỷ lệ già hóa dân số cao nhất Nam Mỹ
điều này có thể đặt ra các thách thức cho các chính sáchh xã hội và kinh tế

9, Chỉ số phát triển con người (HDI)

Giá trị HDI (2022) đạt: 0.86. Theo dữ liệu Báo cáo phát triển con người của Liên Hợp
Quốc đã phân lại phát triển con người ở mức rất cao – xếp thứ 44 trên 193 quốc gia và
vùng lãnh thổ. Tỷ lệ biết chữ: 99,2%
=> Nhận xét: Chile có HDI cao nhất trong khu vực Nam Mỹ, chỉ số của Chile cao
hơn các quốc gia Nam Mỹ khác như Argentina (0.827), Brazil (0.754), Colombia
(0.762). Ngoài ra chỉ số HDI của Chile còn tương đương với các quốc gia Châu
Âu như Bồ Đào Nha (0.85) và Slovakia (0.855). Với tỷ lệ cao như vậy có thể thấy
rằng Chile là một thị trường phát triển, các sản phẩm chất lượng có thể tiến vào
vì người dân ở sẽ ít có những định kiến không tốt về hàng hóa nước ngoài

10, Hiệp định

Giữa Việt Nam – Chile có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chile (VCFTA).
Hiệp định này đã mang lại nhiều lợi ích cho cả 2 bên quốc gia như:

+ Xóa bỏ thuế quan: VCFTA đã cam kết xóa bỏ thuế quan cho 99.62% dòng
thuế nhập khẩu cho 2 nước trong vòng 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực

+ Mở cửa thị trường dịch vụ: mở cửa thị trường dịch vụ cho các doanh nghiệp
của hai nước, bao gồm các lĩnh vực tài chính, viễn thông, vận tải, du lịch, và dịch vụ
chuyên nghiệp

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư: VCFTA tạo điều kiện thuận lợi cho 2
nước bao gồm việc bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư
Ngoài ra, VCFTA cũng tác động đến kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Chile
làm cho kim ngạch giữa 2 nước tăng lên đáng kể

Ngoài VCFTA thì giữa Việt Nam và Chile cũng có chung hiệp định CPTPP và hiệp
định cũng đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho 2 bên.

=> Nhận xét: Việt Nam và Chile có mối quan hệ thương mại và đầu tư ngày càng
tăng. Các hiệp định thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác kinh
tế giữa hai quốc gia

11, Thuế nhập khẩu

Chile là một thị trường mở có tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam, thuế nhập khẩu
trung bình xếp vào loại trung bình thấp của thế giới dưới 2%

=>Nhận xét: Bên cạnh các lợi ích do Hiệp định mang lại thì thuế nhập khẩu của
Chile là điều không đáng lo ngại

12, Hàng rào phi thuế

+ Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm: ví dụ: Chile yêu cầu tất cả sản phẩm
thực phẩm nhập khẩu phải có giấy chứng nhận HACCP

+ Thủ tục hải quan: Chile yêu cầu doanh nghiệp phải nộp số lượng lớn giấy tờ
thế thông quan, các giấy phép khi xuất khẩu vào Chile: Hợp đồng, hóa đơn, chi tiết kỹ
thuật hàng hóa,C/O,vận đơn hàng hải, giấy kiểm dịch động thực vật, và các loại giấy
tờ theo yêu cầu của Hải quan…

+Thủ tục hải quan tại Chile có thể thay đổi tùy theo loại hàng hóa và phương
thức vận chuyển

+ Hạn chế định lượng: Chile ít áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu, nhất
là đối với các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam và chưa áp dụng các biện pháp điều
tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam

=> Nhận xét: Việc xin giấy chứng nhận HACCP và các giấy tờ khác theo yêu cầu
của Hải quan để thông quan hàng hóa có thể tốn nhiều thời gian và chi phí cho
doanh nghiệp
13, Rào cản kỹ thuật

+ Quy định về bao bì: Chile có quy định về bao bì sản phẩm, bao gồm chất liệu,
kích thước và thông tin ghi trên bao bì, các thông tin phải được ghi bằng tiếng Tây
Ban Nha

+ Quy định về sở hữu trí tuệ: Chile có quy định chặt chẽ về sở hữu trí tuệ, bao
gồm bản quyền, sáng chế và nhãn hiệu.

+ Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc: Chile có thể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp
thông tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

+ Yêu cầu về kiểm tra lâm sàng: Chile có thể yêu cầu kiểm tra lâm sàng đối với
một số sản phẩm như thiết bị y tế và thuốc.

=> Nhận xét: Rào cản kỹ thuật có thể làm tăng chi phí xuất khẩu cho doanh
nghiệp Việt Nam. Rào cản kỹ thuật có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam gặp khó
khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường Chile

13, Đánh giá đối thủ cạnh tranh (các doanh nghiệp đã xuất khẩu đến Chile)

+ McCormick & Company (Mỹ): Một trong những công ty gia vị lớn nhất thế
giới, cung cấp nhiều loại gia vị, thảo mộc và chiết xuất cho các hộ gia đình và doanh
nghiệp (là công ty gia vị lớn nhất tại Chile, thị phần chiếm 25%)

+ Công ty cổ phần toàn cầu PGS (New Delhi Ấn Độ): là các nhà sản xuất gia vị
Ashwagandha, tiêu đen, quế, nến hương, rau mùi, hạt thì là, hạt thì là, khâu đậu khấu,
ớt đỏ (ớt), Shilajit , sao hồi, nghệ… (thị phần chiếm 10%)

+ Công ty TNHH Gia vị Jayanath (Deiyandara - Matara ở Srilanka): là các nhà


xuất khẩu, sản xuất gia vị, nhà cung cấp gia vị đen, bạch đậu khấu, quế, húng hương,
Garcinia, lá chùm ngây, phấn đậu khấu, hạt vừng, me…( thị phần chiếm 5%)

+ Tập đoàn Mahadev (Jainagar ở Bihar, Ấn Độ): là nhà xuất khẩu, sản xuất,
cung cấp. kinh doanh gia vị: Lô hội, Ashwagandha, Bạch đậu khấu, quế Cassia, Cassia
absus, Giloy, Gừng, Dâm bụt… ở các dạng gia vị xay, dầu gia vị hoặc ở các dạng gia
vị nguyên chất (thị phần chiếm 4%)
=> Nhận xét: Vì thị trường Chile là nơi có nhu cầu tiêu dùng cao, cùng với nền
ẩm thực đa dạng đặc biệt nên đây là thị trường rất tiềm năng cho các doanh
nghiệp sản xuất gia vị. Nếu DH Food muốn thâm nhập thị trường này thì cần chú
trọng phát triển các sản phẩm của mình nhiều hơn và tận dụng tối đa các lợi ích
do các Hiệp định giữa Việt Nam và Chile đã ký kết mang lại

You might also like