You are on page 1of 7

Quy mô thị trướng nước Đức

Đức là nền kinh tế lớn nhất châu âu và đứng thứ 4 trên thế giới. Theo số liệu của
Ngân hàng thế giới, năm 2020, tổng GDP của Đức đạt 3.806 tỷ USD (chỉ đứng sau
Mỹ: 20.937 tỷ USD, Trung Quốc: 14.723 tỷ USD, Nhất Bản: 5.065 tỷ USD).

Hình GDP Đức giai đoạn 2011-2020


Trong một thập kỷ qua, GDP của Đức biến động không đều qua các năm và tăng nhẹ
từ 3.744 tỷ USD vào năm 2011 lên 3.806 tỷ USD vào năm 2020. Hai năm trở lại đây,
nền kinh tế nước này cũng có xu hướng suy giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó phải
kể đến tác động của căng thẳng thương mại giữa các nền kinh lớn (EU -Mỹ, Mỹ -
Trung...), ảnh hưởng từ việc Anh rời khỏi EU, và đặc biệt từ năm 2020 là do sự bùng
nổ của đại dịch COVID-19. Trung bình trong giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng trưởng
GDP của Đức là 1,39%, cao hơn mức tăng trưởng GDP trung bình của EU giai đoạn
này (0,72%).
Kim ngạch xuất khẩu nước Đức
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, năm 2020, thương mại của Đức chiếm
đến 81,1% GDP của nước này, trong đó xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chiếm 43,4%
GDP. Trong nhiều năm qua, Đức vẫn luôn duy trì là quốc gia xuất khẩu lớn thứ 3 thế
giới (chỉ sau Trung Quốc và Mỹ). Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại
dịch COVID-19, xuất khẩu của Đức vẫn đạt 1.377,9 tỷ USD, chiếm 8% tổng hàng hóa
xuất khẩu trên toàn thế giới.
Số liệu Xuất khẩu của Đức được ghi nhận vào năm 1970 là 32.65 tỷ USD, trải
qua khoảng thời gian 52 năm, đến nay giá trị Xuất khẩu mới nhất là 2,003.47 tỷ USD.
Đạt đỉnh tăng trưởng cao nhất 2,003.47 tỷ USD vào năm 2021.

Biểu đồ xuất khẩu của nước Đức giai đoạn 1970-2021

Quan sát Biểu đồ Xuất khẩu của Đức giai đoạn 1970 - 2021 chúng ta có thể thấy
trong gian đoạn 1970 - 2021 chỉ số Xuất khẩu: đạt đỉnh cao nhất vào năm 2021 là
2,003.47 tỷ USD và có giá trị thấp nhất vào năm 1970 là 32.65 tỷ USD
Ngoài ra, Đức cũng là một nước có nền nông nghiệp rất phát triển. Hơn 80% lãnh
thổ của nước này được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Giá
trị xuất khẩu nông sản và thực phẩm của Đức lên tới 50 tỉ euro năm 2019 (german-
meat.org, 2019), với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực bao gồm sô cô la, phô mai, thịt
lợn, bánh kẹo và một số thực phẩm chế biến khác.
Những mặt hàng xuất khẩu ở Đức
Trong năm qua, 05 mặt hàng xuất khẩu mạnh nhất của Đức bao gồm:
1. Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí (chiếm 17,15% tổng
lượng xuất khẩu)
2. Xe cộ trừ phương tiện chạy trên đường xe lửa hoặc xe điện (chiếm 15,32%
tổng lượng xuất khẩu)
3. Máy điện, thiết bị điện và các bộ phận (chiếm 11,01% tổng lượng xuất khẩu)
4. Dược phẩm (chiếm 7,09% tổng lượng xuất khẩu)
5. Dụng cụ, thiết bị và máy quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh… (chiếm 5,40% tổng
lượng xuất khẩu)
Đối tác xuất khẩu nước Đức
Đối tác thương mại quan trọng nhất của các nhà xuất khẩu Đức trong tháng
1/2021 là Hoa Kỳ, với tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt gần 10 tỷ EUR, tăng 17,6%
so với cùng kỳ năm 2021. Đối tác lớn thứ hai là Trung Quốc, với giá trị xuất khẩu đạt
hơn 8 tỷ EUR, tăng trên 7%. Tiếp theo là Vương quốc Anh (5,3 tỷ EUR, tăng 23,4%)
và Thụy Sỹ (5,2 tỷ EUR, tăng 11%).
Xuất khẩu hóa chất
Theo số liệu của Hiệp hội Hóa chất Đức (VCI), kim ngạch xuất khẩu hóa chất của Đức
trong năm 2023 đạt 182 tỷ EUR, tăng 12,2% so với năm 2022. Đây là mức tăng trưởng
cao nhất trong vòng 10 năm qua.
Pháp: Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đức trong khối EU, chiếm 11,9% tổng kim
ngạch xuất khẩu hóa chất năm 2023.
Hoa Kỳ: Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đức ngoài EU, chiếm 8,3% tổng kim
ngạch xuất khẩu hóa chất năm 2023.
Trung Quốc: Thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Đức, chiếm 6,2% tổng kim ngạch
xuất khẩu hóa chất năm 2023.
Xuất khẩu ô tô
Theo số liệu của Hiệp hội Nhà sản xuất Ô tô Đức (VDA), kim ngạch xuất khẩu ô tô
của Đức trong năm 2023 đạt 77,1 tỷ euro, giảm 7% so với năm 2022. Mặc dù vậy, đây
vẫn là mức kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô Đức.
Trong đó châu Âu là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ô tô Đức, chiếm 76,3% tổng
kim ngạch xuất khẩu trong năm 2023.

Ngoài ra các thị trường xuất khẩu lớn nhất của ô tô Đức gồm:
Pháp: 11,3 tỷ euro
Trung Quốc: 9,9 tỷ euro
Hoa Kỳ: 8,1 tỷ euro
Vương quốc Anh: 6,8 tỷ euro
Áo: 4,8 tỷ euro
Các thị trường mới nổi như Đông Nam Á và Nam Mỹ được dự đoán sẽ có nhu cầu cao
về ô tô trong những năm tới, mở ra cơ hội cho ngành công nghiệp ô tô Đức.
Xuất khẩu thị trường Việt Nam
Năm 2020, đứng ở vị trí thứ nhất về kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam từ Đức là mặt hàng máy móc, thiết bị phụ tùng, đạt 1.526,5 triệu USD, giảm
12,4% so với cùng kì của năm trước, chiếm đến 45,6% tổng nhập khẩu từ nước này,
chiếm 4,1% giá trị nhập khẩu mặt hàng cùng loại của Việt Nam từ tất cả các nước. Từ
năm 2016 đến năm 2017, kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị phụ tùng từ Đức
không thay đổi đáng kể, nhưng lại tăng mạnh vào năm 2018 với tổng trị giá là 1.924,4
triệu USD. Nhìn chung, đây được xem là mặt hàng quan trọng của Đức vì luôn chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng nhập khẩu các mặt hàng khác nhau.
Tiếp theo là mặt hàng dược phẩm có kim ngạch đạt 401,6 triệu USD vào năm
2020, con số cao nhất trong cả giai đoạn 2016-2020. Tỷ lệ tăng là 23,5% so với năm
2019, chiếm 12% tổng nhập khẩu từ Đức, chiếm 12,2% tổng giá trị nhập khẩu các mặt
hàng cùng loại từ thế giới. Đây là mặt hàng có lượng nhập khẩu tăng dần theo từng
năm và không có xu hướng chững lại, với tỷ lệ tăng mạnh nhất là vào năm 2017
(39,9%). Đối với Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm từ Đức đứng hàng thứ 2,
chỉ sau Pháp..
Thuận lợi
Hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch và được thực thi nghiêm ngặt.
Hệ thống giao thông hiện đại, kết nối tốt với các nước châu Âu khác và thế giới vì thế
dễ dàng vận chuyển hàng hóa đến thị trường Đức.
Sản phẩm xuất khẩu từ Đức thường được biết đến với chất lượng cao và sự đáng tin
cậy. Đem lại tin tưởng từ phía các đối tác thương mại và người tiêu dùng trên toàn thế
giới
Khó khân
Sự ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh thương mại và biến động chính trị. Các biện
pháp bảo vệ thương mại từ các quốc gia khác cũng đã tạo ra những rào cản mới cho
việc xuất khẩu của Đức.
Cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất ô tô khác như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn
Quốc.
Thiếu hụt chip và gián đoạn chuỗi cung ứng.

You might also like