You are on page 1of 13

KINH TẾ ĐỨC

1. Tổng quan về nền kinh tế Đức


Đức là nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới và đứng đầu trong khối EU. Quốc
gia này cũng chiếm ¼ tức 24.7% GDP của EU vào năm 2021. Đức là đối tác
thương mại lớn nhất châu âu đối với mỹ và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6
của mỹ. Nước Đức cũng có thị trường lao động kỹ thuật cao, tỷ lệ tham
nhũng thấp và cơ sở hạ tầng tốt.
Quốc gia này là cái nôi của hàng loạt các hãng xe sang nổi tiếng như
Mercedes, Audi, BMW, Porsche.
Với dân số vào khoảng 84tr người, Đức có thị trường tiêu thụ lớn nhất châu
Âu và nhờ vào nguyên tắc tự do chung, tầm quan trọng của thị trường Đức
đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia này.
Bất chấp 2 năm 2020 và 2021 – thời điểm mà nền kinh tế toàn cầu bị ảnh
hưởng bởi đại dịch COVID19, nước Đức được cho là ít bị ảnh hưởng hơn
các quốc gia châu âu khác theo phân tích của WTO mà phần lớn dựa vào dư
địa. thặng dư tài khoản vãng lai vào năm 2020 là 278 tỷ USD tương đương
232 tỷ EUR vào năm 2020 và 360 tỷ USD tương đương 266 tỷ EUR vào
năm 2021.
https://www.studysmarter.co.uk/explanations/macroeconomics/
macroeconomics-examples/german-economy/
https://www.trade.gov/country-commercial-guides/germany-market-
overview

2. Các chỉ số kinh tế Đức


2.1 : chỉ số GDP
2.1.1 : GDP cả nước
Nguồn : statista
Biểu đồ thông kê chỉ số GDP của Đức từ năm 2010-2022 cho thấy GDP của cả
nước tăng liên tục qua các năm cho thấy sự phát triển không ngừng nghỉ của nền
kinh tế đứng đầu châu Âu.
Quốc gia này chứng kiến sự suy giảm nhẹ về GDP vào năm 2020 ( 3405.43 ) so
với năm 2019 (3473.26 tỷ EUR ) do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID19 và sau đó
đã phục hồi và tăng trưởng vào năm 2021, 2022 với GDP đạt được lần lượt là
3601.75 tỷ EUR và 3867.05 tỷ EUR.
 Đứng thứ 4 thế giới
2.1.2 : GDP bình quân đầu người
Bảng số liệu về chỉ số GDP bình quân đầu người từ 2010-2022
Đạt đỉnh cao nhất vào năm 2021 : 51.203 USD
Có giá trị thấp nhất vào năm 2015 : 41.103,26 USD
2.2 : tốc độ tăng trưởng

Nguồn : statista
Tốc độ tăng trưởng của Đức tăng liên tục từ 2014 đến 2018, 2 năm tiếp theo là
2018 và 2019 tuy tốc độ tăng trưởng chậm lại so với các năm trước đó song vẫn
giữ được tăng trưởng dương. Năm 2020, đại dịch COVID19 bùng nổ và gây ảnh
hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Điều đó khiến cho tăng trưởng của Đức vào năm
2020 ở mức -3.8%. Năm 2021 chứng kiến sự phục hồi của nền kinh tế Đức với tốc
độ tăng trưởng đạt mức 2.63%. Năm 2022, dưới tác động của cuộc chiến tranh
Nga-Ukraine dẫn đến khủng hoảng năng lượng và giá cả tăng cao khiến cho tốc độ
tăng trưởng giảm xuống mức 1.55%. Tuy vậy, quốc gia này vẫn giữ được mức
tăng trưởng dương vào năm 2022.
2.3 : chỉ số nợ công

Nguồn : statista

Biểu đồ thống kê về nợ công của nước Đức từ năm 2018-2022 và đưa


ra dự đoán từ năm 2023-2028. Xu hướng chung được dự đoán đó là tỷ
lệ nợ công ở quốc gia này tăng dần qua các năm. Xu hướng dự đoán
trên có thể được lý giải bởi việc nước Đức cần một nguồn tài chính
lớn để đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng và đưa
nền kinh tế lớn nhất châu Âu vượt qua một cuộc suy thoái dự kiến
cũng như để có thể tăng cường ngân sách cho quốc phòng. xung đột
Nga-Ukraine và 100 tỷ EUR sẽ được sử dụng cho lĩnh vực quốc
phòng.

Tỷ lệ nợ công của Đức năm 2022 :


Tỷ lệ nợ trên GDP : 66.535%
Tỷ lệ nợ ròng chính phủ : 47.0%
Theo dữ liệu được đưa ra bởi OECD, nợ công của Đức chiếm 77.4%
GDP vào năm 2021 và con số này được đánh giá là thấp hơn các nước
G7 khác.
https://www.bloomberg.com/news/articles/2022-11-08/germany-to-
more-than-double-net-debt-next-year-to-45-billion

2.4 : tỷ lệ lạm phát

Lạm phát tiêu dùng ở Đức được xác định ở mức thấp nhất là 7.4% so
với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 3 năm 20203, giảm từ mức 8.7%
của 2 tháng trước đó nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu của
Ngân hàng Trung ương châu Âu là 2%
Nguyên nhân khiến lạm phát ở Đức tăng cao :
- Việc quốc gia này chưa kịp phục hồi sau đại dịch COVID19 và
cuộc xung đột Nga-Ukraine khiến cho tốc độ phục hồi kinh tế Đức
chậm lại đáng kể
- Nga đóng các đường ống dẫn khí quan trọng tới EU như Nord
Stream 1 khiến cho châu Âu lâm vào khủng hoảng năng lượng, đẩy
giá năng lượng lên cao
- Sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng nguyên liệu và sản phẩm trung gian
đầu vào đối với các ngành công nghiệp Đức khiến cho các sản
phẩm trở nên đắt đỏ hơn
 Tỷ lệ lạm phát cao là gánh nặng cho người dân và các doanh nghiệp Đức,
khiến sức mua của người tiêu dùng giảm sút
https://nhandan.vn/nuoc-duc-truoc-vong-xoay-lam-phat-post700948.html
https://tradingeconomics.com/germany/inflation-cpi

2.5 : tỷ lệ thất nghiệp

Nguồn : macrotrends.net
Tỷ lệ thất nghiệp của nước Đức giai đoạn 1991-2021 như sau :
- Năm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất : 2005 với 11.17%
- Năm có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất : 2019 với 3.14%
Số liệu cập nhật tháng 2/2023 cho thấy Đức là một trong những quốc gia có tỷ lệ
thất nghiệp thấp nhất châu Âu với 2.9%
Lý giải cho tỷ lệ thất nghiệp thấp, giám đốc vĩ mô toàn cầu ING ( internationale
nederlanden groep ) Carsten Brzeski nhận định như sau “ sự kết hợp của kích thích
tài chính, furlough scheme và thay đổi nhân khẩu được xem là khiến cho thị
trường lao động Đức gần như bất bại”
https://www.reuters.com/markets/europe/german-unemployment-rate-remains-
stable-55-january-2023-01-31/#:~:text=%22A%20combination%20of%20fiscal
%20stimulus,almost%20invincible%2C%22%20Brzeski%20said
 Đánh giá : 95/100

3. Cơ cấu kinh tế Đức


3.1 : công nghiệp
4 ngành công nghiệp thế mạnh của Đức là công nghệ xe hơi, kỹ thuật
cơ khí, hóa học và công nghiệp điện lực.
Đối với ngành công nghệ xe hơi, Đức là thị trường lớn nhất châu Âu
với 3 tên tuổi lớn là Volkswagen, Daimler và BMW; đứng đầu về lĩnh
vực sản xuất và bán hàng, chiếm 25% số lượng xe chở khách vào năm
2021. Thị trường OEM Đức tại EU chiếm hơn 55% vào năm 2021.
Đức cũng là nhà sản xuất xe hơi dẫn đầu tại EU với hơn 3.1 triệu xe
chở khách và 351.000 phương tiện thương mại vào năm 2021.
https://www.gtai.de/resource/blob/
64100/8fc3cff5774c2ec699172cd823a0ec0e/
20220711_IO_Automotive_WEB.pdf
kỹ thuật cơ khí ở Đức chiếm hơn 3% tổng giá trị gia tăng, 1/10 các
sản phẩm kỹ thuật cơ khí toàn cầu đến từ Đức và điều này là nhờ vào
thị phần xuất khẩu cao, các sản phẩm trên bao gồm 16% xuất khẩu
máy móc toàn cầu. Với khoảng 1 triệu lao động đã giúp tạo ra 200 tỷ
EUR một năm và điều này giúp cho Đức trở thành nhà sản xuất máy
móc lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc. Cũng trong lĩnh vực
công nghiệp và sản xuất, 11% R&D bắt nguồn từ lĩnh vực này.
https://www.mckinsey.com/~/media/mckinsey/industries/automotive
%20and%20assembly/our%20insights/the%20future%20of
%20german%20mechanical%20engineering/future%20of
%20mechanical%20engineering%20full%20report.pdf
Ngành công nghiệp hóa học ở Đức hiện nay đứng thứ 4 thế giới, sau
Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Theo thống kê của Hiệp hội công
nghiệp hóa học Đức ( VCI ), nước Đức chiếm 27% trong tổng doanh
thu 578 tỷ EUR trên toàn thị trường châu Âu vào năm 2019.
Vào năm 2019, Đức là nhà xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới về các sản
phẩm hóa học với giá trị khoảng 111 tỷ EUR và chiếm 9.1% thị
trường toàn cầu.
Trong năm 2019, 70% các sản phẩm hóa học Đức xuất khẩu quanh
khu vực châu Âu, 16% xuất khẩu sang châu Á và 8% xuấ khẩu sang
khu vực Bắc Mỹ ( NAFTA )
Một trong những sản phẩm nổi bật của ngành hóa-dược Đức đó là
việc chế tạo thành công vacxin COVID19 Pfizer-bioNtech và vacxin
CureVac. Sản phẩm kể trên không chỉ giúp cứu sống rất nhiều người
trên thế giới mà còn lâu cao vị thế của nước Đức nói chung và ngành
công nghiệp hóa học Đức nói riêng đối với thế giới.
https://www.gtai.de/resource/blob/
64542/9936fdacfc31ec29ebeff9224e2d1141/
TheChemicalIndustryGermany.pdf
Ngành công nghiệp điện lực Đức được đánh giá là rộng mở, năng
động và đổi mới. Ngành công nghiệp Đức được hưởng lợi đặc biệt từ
các xu hướng trong tương lai như việc tăng cường kết hợp giữa sản
xuất và công nghệ thông tin ( công nghiệp 4.0 ). Để thúc đẩy quá trình
số hóa, các hiệp hội ngành CNTT của Đức ( BITKOM ), kỹ thuật cơ
khí ( VDMA ) và kỹ thuật điện đã cùng nhau thiếp lập một nền tảng
thúc đẩy công nghiệp 4.0
Về doanh thu : ngành điện lực có tổng giá trị là 182 tỷ EUR, chiếm
10% tổng sản phẩm công nghiệp Đức đầu ra, 3% GDP
Về nhân công : 867.000 người , đứng thứ hai trong số các nhánh công
nghiệp Đức
Về xuất khẩu : 203 tỷ EUR ( chiếm 13% tổng xuất khẩu Đức )
Về nhập khẩu : 190 tỷ EUR
Điểm hạn chế của công nghiệp Đức :
- Đối với ngành công nghiệp xe hơi và kỹ thuật cơ khí, tình trạng
thiếu hụt nguyên liệu đầu vào chất trung gian đang tác động mạnh
đến sự phát triển của thị trường và sản xuất ô tô
- Tương tự với 2 ngành kể trên, các nhà sản xuất máy móc và thiết
của Đức, được xem là trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế tiếp tục
đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Theo kinh tế Đức, ¾ các công ty trong cả hai lĩnh vực đều báo cáo
tình trạng tắc nghẽn nguồn cung trong tháng 9/2022
- Vấn đề cơ sở hạ tầng ở Đức vẫn còn hạn chế, theo báo cáo của
OECD, nước Đức cần đầu tư nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng, kinh tế
số cho việc phục hồi mạnh mẽ hơn sau COVID19
 Đánh giá : 17/20
https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/The-gioi/1044361/kinh-te-duc-
kho-khan-chong-chat
3.2 : nông nghiệp
Các sản phẩm nông nghiệp Đức : sữa, thịt lợn, lúa mì, thịt bò, cà chua,
lúa mạch, hạt cải dầu, gà, trứng, củ cải đường
Vào năm 2021, Đức là nhà xuất khẩu và nhập khẩu lớn thứ ba về sản
phẩm nông nghiệp định hướng người tiêu dùng trên toàn thế giới và
cũng là thị trường quan trọng nhất châu Âu đối với các nhà sản xuất
nước ngoài.
Các đặc điểm chính của thị trường nông nghiệp Đức đó là sự hợp
nhất, bão hòa thị trường, cạnh tranh mạnh mẽ và giá cả thấp. Đức là
một trong số những nơi có giá lương thực, thực phẩm thấp nhất châu
âu. Công dân Đức chi tiêu chỉ 14% thu nhập cho các sản phẩm đồ ăn
và thức uống. Giá cả thấp là kết quả của sự cạnh tranh cao giữa những
người kinh doanh cửa hàng giá rẻ và mảng bán lẻ tạp hóa
Vấn đề lương thực, thực phẩm :
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến cho giá cả lương thực tăng cao
trên toàn thế giới và trong đó có khu vực Đồng tiền chung châu Âu
( Eurozone ). Việc lạm phát khiến cho giá cả lương thực, thực phẩm
tăng cao tại nhiều nơi trên thế giới và trong đó có Đức. Tính đến tháng
9 năm 2022, nước Đức chứng kiến giá lương thực tăng 18.7%, chứng
kiến tỷ lệ lạm phát cao nhất trong 30 năm qua.
Cụ thể :
- Giá các loại dầu mỡ ăn được như bơ, dầu hướng dương tăng mạnh
nhất : 49%
- Các thực phẩm hàng ngày và trứng tăng gần 30%
- Thịt và các sản phẩm từ thịt tăng 19.5%
- Sản phẩm rau tăng gần 4%
 Đánh giá : 13/20
https://foodmatterslive.com/article/germany-food-prices-increase-20-
per-cent-highest-inflation-levels-30-years/
https://www.trade.gov/country-commercial-guides/germany-
agricultural-sector
3.3 : năng lượng
Ngành năng lượng là lĩnh vực có triển vọng tốt nhất ở quốc gia này.
Trong hàng thập kỷ, nước Đức đã và đang là quốc gia tiên phong cho
việc sử dụng năng lượng tái tạo và các công nghệ môi trường trên thế
giới. Quốc gia này đặt mục tiêu cắt giảm 80% khí thải CO2 và tăng
cường việc sử dụng năng lượng tái tạo lên 60% tổng năng lượng tiêu
thụ vào năm 2050. Việc đầu tư vào các dự án năng lượng gió, quang
điện, mở rộng lưới điện và lưu trữ năng lượng ngoài khơi cũng như
triển khai cơ sở hạ tầng năng lượng mới, thông minh là cách mà cách
mà nước Đức sử dụng để cân bằng nguồn cung năng lượng tái tạo
luôn biến động.
Tuy nhiên, việc thiết hụt tài nguyên thiên nhiên khiến cho lĩnh vực
năng lượng của nước này phụ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu. Việc
phụ thuộc như vậy gây ra vấn đề lớn cho ngành năng lượng Đức :
- Giá cả năng lượng toàn cầu thay đổi tác động mạnh đến các nhà
nhập khẩu năng lương và cả người sử dụng
- Thị trường năng lượng phụ thuộc nhiều vào quan hệ quốc tế của
Đức với các quốc gia mà trong đó Nga đóng vai trò quan trọng
mang tính then chốt
Cuộc xung đột Nga-Ukraine cùng với việc Nga khóa ống dẫn dầu
Nordstream 1 sang châu Âu khiến cho các quốc gia này lâm vào
khủng hoảng năng lượng, đẩy giá nhiên liệu lên cao và điều này
cũng đã tác động đến Đức. Cụ thể, quốc gia này đã phải đóng cửa
cái nhà máy, ngừng sản xuất vào mùa đông để nhằm cắt giảm
lượng nhiên liệu tiêu thụ.
https://www.trade.gov/country-commercial-guides/germany-
energy

 Đánh giá : 15/20


3.4 : thương mại
Đức là quốc gia đứng thứ 3 thế giới cả về xuất khẩu và nhập khẩu.
Quốc gia này đứng đầu thế giới về xuất khẩu ô tô. Trong năm 2021, 4
nhóm hàng hóa xuất khẩu chiếm gần như một nửa tỷ lệ xuất khẩu cả
nước gồm : xe cộ và phụ tùng xe cộ ( 15.3% ), máy móc ( 14.2% ),
các sản phẩm hóa học ( 9.5%), máy tính/ thiết bị điện và thiết bị
quang ( 8.8%).
Đức ủng hộ tự do hóa thương mại. Đối tác thương mại chính của Đức
là Liên minh châu Âu chiếm 67.5% xuất khẩu và 65.6% nhập khẩu;
Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Đức trong năm 2021.
Đức cũng là một quốc gia phụ thuộc khá nhiều vào ngoại thương nên
Đức cũng là quốc gia “nhập siêu”. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
của quốc gia này là máy móc, phương tiện vận chuyển, hóa chất,
thuốc lá, lương thực, đồ uống, kim loại và các sản phẩm dầu mỏ.
Điểm hạn chế : do khủng hoảng Ukraine, nền kinh tế Đức chứng kiến
kim ngạch nhập khẩu năng lượng tăng vọt trong khi xuất khẩu đi lùi,
chứng kiến lần đầu thâm hụt thương mại của Đức trong 3 thập kỷ.
Thông qua các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến cho việc nhập
khẩu từ Nga và các nhà cung cấp năng lượng khác tăng vọt trong khi
xuất khẩu của Đức sang Nga giảm mạnh. Trong 5 tháng đầu năm,
nhập khẩu của Đức từ Nga đã tăng 54.5% so với cùng kỳ 1 năm đó,
trong khi xuất khẩu giảm 29.8%
Để cân bằng lại cán cân xuất-nhập khẩu, thặng dư của Đức với Mỹ đã
tăng lên, với xuất khẩu tăng hơn 1/5 trong 5 tháng đầu năm. Nhiều
nhà xuất khẩu của Đức tăng cường tâp trung vào thị trường Mỹ. Tuy
vậy, triển vọng này của Đức cũng đang trên bờ vực suy yếu do tăng
trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại sự suy thoái của kinh tế Mỹ và châu
Âu khi mà cả 2 đối tác lớn đều đang phải đối mặt với tình trạng lạm
phát gia tăng cũng như các cuộc khủng hoảng
 Đánh giá : 15/20
 Chỉ số E : 95 + 17 + 13 + 15 + 15 = 155/200

You might also like