You are on page 1of 3

CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

I. MỞ ĐẦU

Toàn cầu hóa là quá trình mang tính khách quan của thời đại. Nó đã, đang và sẽ có ảnh hưởng và tác
động không nhỏ đến những lĩnh vực mà nó lướt qua trên thế giới này. Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của
thế giới. Tuy nhiên, quá trình này sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức không hề nhỏ cho các quốc gia
cùng các nước đang phát triển.

II. CƠ HỘI
1. TỰ DO THƯƠNG MẠI:
- Khi tự do thương mại mở rộng, cũng đồng nghĩa với việc hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi
bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.
 Các doanh nghiệp lớn, các công ty đa quốc gia có cơ hội đầu tư vào những nước đang phát
triển và tạo cơ hội về việc làm cho người dân nước đó, những sản phẩm được tạo ra sẽ
được tiêu thụ tại nước đó hoặc các nước khác.
- VIỆT NAM: Kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với hầu hết các quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới.
(Theo Tổng cục
Thống kê về tình
hình xuất nhập
khẩu cả nước: Tính
chung 9 tháng năm
2022, tổng kim
ngạch xuất nhập
khẩu hàng hóa đạt
558,52 tỷ USD,
tăng 15,1% so với
cùng kỳ năm trước,
trong đó xuất khẩu
tăng 17,3%; nhập khẩu tăng 13%; cán cân thương mại hàng hóa 9 tháng năm 2022 ước tính xuất
siêu 6,52 tỷ USD.)
2. TĂNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ:
- Kinh tế toàn cầu hóa biểu hiện nổi bật ở dòng luân chuyển vốn toàn cầu. Điều đó tạo cơ hội cho
các nước đang phát triển có thể thu hút được nguồn vốn bên ngoài cho phát triển trong nước.
(Theo Báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD, năm 2021, các nước đang phát triển tiếp nhận
837 tỷ USD FDI, trong đó 134 tỷ USD vào Mỹ Latinh và vùng Caribe, kỉ lục 619 tỷ USD vào Châu Á
và đầu tư ở châu Phi lên đến 83 tỷ USD.)
(Dòng vốn FDI trên toàn cầu đã hồi phục trở lại
mức trước đại dịch, đạt 1,6 nghìn tỷ USD và được
dự đoán sẽ có mức tăng trưởng yếu trong những
năm tiếp theo. Nguyên nhân: Hậu quả của cuộc
chiến ở Ukraine với cuộc khủng hoảng tài chính,
nhiên liệu và lương thực, cùng với đại dịch COVID-
19 đang diễn ra và sự biến đổi khí hậu, đang làm
tình hình thêm căng thẳng, đặc biệt là đối với sự
phát triển của các quốc gia.)
- LIÊN HỆ VIỆT NAM:
(Hình ảnh: Cổng thông tin Chính phủ Việt Nam)
Con số trên là kết quả của kết quả kinh tế tốt
trong năm 2022 và nỗ lực ngày càng tăng cường cải
thiện môi trường kinh doanh, giúp Việt Nam này
được lòng tin từ các nhà đầu tư. Nhiều công ty lớn đã
thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến việc đầu tư vào
nước này, như: Samsung, LG, Foxconn, Lego có thể
coi là bằng chứng cho thấy sức hấp dẫn không
ngừng của thị trường Việt Nam.
3. NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ:
- Trong quá trình toàn cầu hóa, các nước đang phát triển có điều kiện tiếp cận và thu hút những kỹ
thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, qua đó mà nâng dần trình độ công nghệ sản xuất
của các nước đang phát triển.
- LIÊN HỆ VIỆT NAM:
+ (Theo Báo Chính phủ) FDI công nghệ cao
đã góp phần thúc đẩy đổi mới, chuyển giao
công nghệ, từng bước nâng cao năng lực
sản xuất trong nước, đặc biệt trong các lĩnh
vực: điện tử-viễn thông, tin học; cơ khí chế
tạo; xây dựng… Một số ngành tiếp thu được
công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới,
như: bưu chính viễn thông, tin học, dầu khí,
xây dựng, cầu đường…
+ Đã có nhiều công ty công nghệ cao chọn
Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu của mình. Đơn cử như những tập đoàn lớn, bao gồm:
Samsung, Sony, Toshiba, Panasonic, Microsoft… Các tập đoàn này đã xây dựng nhà máy sản xuất
với công nghệ hiện đại và đang tiếp tục rót thêm vốn để mở rộng quy mô đầu tư tại Việt Nam.
III. THÁCH THỨC
1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ KHÔNG BỀN VỮNG DO PHỤ THUỘC VÀO XUẤT KHẨU
- Nền kinh tế các nước đang phát triển đang cơ cấu lại theo chiến lược kinh tế thị trường mở, hội nhập
quốc tế. Nhưng trong quá trình đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhiều nước đang phát triển phụ
thuộc phần lớn vào xuất khẩu. Mà xuất khẩu lại phụ thuộc vào sự ổn định của thị trường thế giới, vào
giá cả quốc tế, vào lợi ích của các nước nhập khẩu, vào độ mở cửa thị trường của các nước phát
triển... do vậy, mà chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, khó lường trước.
- LIÊN HỆ VIỆT NAM:
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP 9 tháng năm 2019 ước tính tăng 6,98% so với cùng
kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất của 9 tháng trong 9 năm từ 2019 trở lui. Tăng trưởng kinh tế thời
gian này cao nhưng chủ yếu nhờ xuất khẩu, nên ẩn chứa nhiều rủi ro.
Cụ thể, xuất khẩu trong 9 tháng tăng 7,6% nhưng phụ thuộc rất lớn vào Mỹ (tăng 26,6%),
trong khi các thị trường khác tăng thấp hơn hoặc giảm, như EU đạt 34,2 tỷ USD, giảm 1,9%; Trung
Quốc 32,5 tỷ USD, giảm 2,9%; hay ASEAN 21,3 tỷ USD, tăng 2,6%; Nhật Bản đạt 16,6 tỷ USD, tăng
7,5% và Hàn Quốc đạt 16,6 tỷ USD, tăng 9%.
Việc xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Mỹ đã đặt kinh tế Việt Nam vào thế bất định và có rủi
ro, bởi Mỹ sẽ siết chặt hơn hàng hóa Việt Nam. Không chỉ vấn đề tăng trưởng, nền kinh tế nói chung
đang bộc lộ điểm yếu là phụ thuộc quá nhiều vào khu vực doanh nghiệp FDI. Kim ngạch xuất - nhập
khẩu thuộc khối doanh nghiệp FDI chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thậm chí, tốc độ tăng
trưởng nền kinh tế phụ thuộc vào số ít doanh nghiệp FDI lớn.
2. LỢI THẾ CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ĐANG BỊ YẾU DẦN
- Nền kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Do vậy:
+ Những yếu tố được coi là lợi thế của các nước đang phát triển như: tài nguyên, lực lượng lao động
dồi dào, chi phí lao động thấp... sẽ yếu dần đi, trong khi ưu thế về kỹ thuật - công nghệ cao, về sản
phẩm sở hữu trí tuệ, về vốn lớn... lại đang là ưu thế mạnh của các nước phát triển.
+ Ba dòng luân chuyển toàn cầu là kỹ thuật - công nghệ, thông tin và vốn đang trở thành động lực
thúc đẩy toàn cầu hóa. Khi máy móc và công nghệ tiên tiến ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong
sản xuất thì yêu cầu về trình độ cũng được đặt ra cao hơn với người lao động. Theo đó, trong dài hạn,
nhu cầu sử dụng lao động trong nhiều lĩnh vực có khả năng bị giảm xuống, đặc biệt là đối với những
lao động phổ thông.
- LIÊN HỆ VIỆT NAM: “NGUỒN LAO ĐỘNG RẺ KHÔNG CÒN LÀ LỢI THẾ THU HÚT ĐẦU TƯ”
(Báo Nhân dân 2022) Việt Nam mặc dù có lợi thế cơ cấu dân số vàng với khoảng 55 triệu người trong
độ tuổi lao động, nhưng điểm nghẽn lại chính là chất lượng nguồn nhân lực. Tỷ lệ lao động qua đào
tạo có bằng cấp, chứng chỉ mới đạt 24,6%; chỉ số kỹ năng và chất lượng đào tạo nghề tuy tăng ấn
tượng nhưng vẫn ở mức 97/140, còn ở khoảng cách xa so với các nước Đông Bắc Á và ASEAN.
Tỷ lệ người lao động có trình độ đại học trở lên nhưng lại làm những vị trí công việc chỉ yêu cầu trình
độ cao đẳng trở xuống tăng nhanh trong 10 năm qua, từ 12% lên 25%...
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới năng suất lao động của chúng ta vẫn rất thấp, dù
tăng trưởng kinh tế khá cao trong hơn 25 năm qua. Vì thế, Việt Nam sẽ “hết cơ hội” hay nói cách khác
là “hết giờ” nếu không tranh thủ thời cơ dân số vàng và bắt kịp với các nền kinh tế mới nổi trong khu
vực nếu không tăng tốc phát triển nhân lực có kỹ năng, nhất là nhân lực có tay nghề cao để cải thiện
năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, nhất là trong bối cảnh do ảnh hưởng của dịch
bệnh, xu hướng tự động hóa, điện tử hóa, số hóa, tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và
hội nhập quốc tế…
IV. TỔNG KẾT

Toàn cầu hóa là quá trình dù có nhiều thách thức nhưng cũng tạo ra vô vàn những cơ hội cho sự phát
triển kinh tế không chỉ với Việt Nam nói riêng mà đối với các nước đang phát triển nói chung. Để tận dụng
được cơ hội, ứng phó hiệu quả với các thách thức, chúng ta cần tích cực, chủ động tham gia vào tiến trình
toàn cầu hóa đang thay đổi cùng với những diễn biến khó lường của bối cảnh quốc tế. Đồng thời, kiên
định phương châm đối ngoại linh hoạt, quan tâm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia -
dân tộc với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

You might also like