You are on page 1of 6

I.

DỊCH BỆNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN NỀN
KINH TẾ TOÀN CẦU
1. Nguồn gốc dịch bệnh
COVID-19 là một bệnh đường hô hấp truyền nhiễm do một loại coronavirus có tên là
SARS-CoV-2 gây ra. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên tại
thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi
không rõ nguyên nhân tại chợ buôn bán hải sản Hoa Nam.
2. Thực trạng dịch bệnh
Ngày 11 tháng 3 năm 2020, WHO ra tuyên bố gọi COVID-19 là “Đại dịch toàn cầu”,
trước bối cảnh số ca nhiễm trên toàn cầu đã vượt mốc 126 nghìn và dịch đã lan ra 123 quốc
gia và vùng lãnh thổ.
Theo WHO, tính đến ngày 24 tháng 12 năm 2023 toàn thế giới có hơn 773 triệu trường
hợp nhiễm COVID-19 và hơn 6,8 triệu trường hợp tử vong.
(https://data.who.int/dashboards/covid19/cases?n=c)
3. Tác động của đại dịch đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam
3.1. Tác động đến nền kinh tế thế giới
Đại dịch COVID-19 tác động gần như đồng thời tới toàn bộ cấc nền kinh tế trên thế giới
giảm cả tổng cầu và tổng cung xã hội, làm chậm nhịp độ tăng trưởng, làm gián đoạn và đứt
gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu lâu hơn dự kiến; cũng như làm tăng khó khăn cho các
chính phủ trước các áp lực lạm phát, nợ xấu, nợ công và đảm bảo an sinh xã hội ở hầu hết
các quốc gia.
- Theo IMF, năm 2020, GDP toàn cầu tăng trưởng âm 4,2 - 4,4%; thương mại toàn cầu
giảm hơn 10%; vốn FDI đã giảm khoảng 40%; “đốt” 41% tài chính, tương đương
157 tỷ USD giá trị vốn hóa của 116 hãng hàng không niêm yết trên toàn thế giới.
- Cùng với đó, dịch bệnh và quá trình tái cơ cấu kinh tế cũng đe dọa và làm đứt gãy
chuỗi cung ứng lao động, giảm việc làm, giảm thu nhập, tăng thất nghiệp, bất bình
đẳng và nghèo đói trên toàn cầu. Theo Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), trong quý
II năm 2020, tổng số giờ làm việc toàn cầu giảm 14%, tương đương khoảng 400 triệu
lao động toàn thời gian.
- Vào đỉnh điểm của cuộc suy thoái, từ tháng 1 đến 4/2020, lạm phát toàn cầu đã giảm
0,9 điểm phần trăm trong bối cảnh nhu cầu giảm và giá dầu lao dốc. Tuy nhiên, kể từ
tháng 5/2020, lạm phát toàn cầu đã tăng lên khi giá dầu và lực cầu phục hồi. Đến
tháng 4/2021, lạm phát toàn cầu đã tăng trên mức trước đại dịch tại cả các nền kinh
tế phát triển cũng như các nền kinh tế thị trường mới nổi và đang phát triển.
3.2. Tác động đến nền kinh tế Việt Nam
Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng đã kéo theo nền kinh tế Việt Nam với
độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tất cả các lĩnh vực
- GDP quý I/2020 chỉ tăng 3,82%, là mức thấp nhất trong 10 năm gần đây; điều này đã
tác động không nhỏ đến thu ngân sách nhà nước
- Các hoạt động xuất, nhập khẩu giảm mạnh: ở thời điểm 10 tháng đầu năm 2020, tốc
độ tăng trưởng xuất khẩu đã giảm xuống còn 4,7%, so với tốc độ tăng của năm 2019
là 8,1%; nhập khẩu tăng trưởng 0,4%, thấp hơn so với tốc độ tăng nhập khẩu 7% của
năm 2019.
- Tác động tới lạm phát: trong tháng 1/2020, giá cả hàng hóa Việt Nam vẫn tăng khá
mạnh ở hầu hết các nhóm hàng, lạm phát Việt Nam tăng 1,23% so với tháng
12/2019, mức tăng cao nhất trong các tháng 1 kể từ năm 2014.
- Về đầu tư: theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/7/2021, tổng
vốn FDI đăng ký đạt 16,7 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là
mức giảm mạnh nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại vào cuối tháng 4
năm 2021.
- Đứt gãy nguồn “cung - cầu” lao động việc làm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, theo Bộ
Lao động và Thương binh xã hội, trong quý II-2020, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị
tăng 33%, thu nhập bình quân của người lao động tính theo mức trung bình giảm 5%
so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, đại dịch cũng đem lại những tác động tích cực với nền kinh tế như:
- Thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế thế giới theo hướng coi trọng hơn thị
trường và củng cố các chuỗi cung ứng ở mỗi quốc gia
- Thúc đẩy chuyển đổi số trong cả quản lý và sản xuất kinh doanh, lưu thông, phân
phối
- Hoạt động thương mại điện tử được đẩy mạnh
4. Nguyên nhân và giải pháp
 Nguyên nhân:
- Do giãn cách xã hội, hoạt động kinh tế - xã hội thế giới bị ảnh hưởng.
- Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp kéo dài, điều này cũng làm giảm bớt nhiệt
huyết của các nhà đầu tư trong việc mở rộng sản xuất, kinh doanh.
- Thế giới đang trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, ảnh hưởng lẫn nhau
cho nên khi một nền kinh tế lớn bị ảnh hưởng thì sẽ không tránh khỏi những hệ lụy
đối với những nền kinh tế còn lại.
 Giải pháp:
- Thực hiện có hiệu quả một số giải pháp, chính sách thuế, tín dụng nhằm hỗ trợ doanh
nghiệp nâng cao khả năng chống chịu
- Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh
doanh
- Tổ chức lại các chuỗi cung ứng cho sản xuất công nghiệp, tạo sự bền vững, linh hoạt
để phát triển các chuỗi cung ứng mới
- Cơ cấu lại các mặt hàng xuất, nhập khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, thị
trường ngoài nước, tránh phụ thuộc vào một số thị trường cũ.
(https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?
dDocName=MOFUCM227568)
(https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/cac-bai-viet-ve-tap-chi-cong-san/-/
2018/826852/view_content)
II. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ, TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008
1. Nguyên nhân và diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
 Nguyên nhân
- Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2009 bắt nguồn từ nguyên nhân sâu sa là sự
bùng nổ của bong bóng bất động sản lớn nhất trong lịch sử loài người ở Mỹ vào năm
2006: giá nhà tăng vọt, tạo ra bong bóng nhà ở. Nhiều ngân hàng hạ thấp đáng kể các
tiêu chuẩn vay và thậm chí cho vay những người không có khả năng trả nợ, dẫn tới
khủng hoảng nợ dưới chuẩn
- Bong bóng bất động sản cần tín dụng để thổi phồng, kết quả là đã có một sự gia tăng
rất lớn trong nợ thế chấp
- Sự suy thoái trong thị trường nhà ở tại Mỹ đã lan rộng sang các thị trường tài chính
khác trên toàn cầu. Bên cạnh sự sụp đổ tất yếu của các tài sản tài chính phái sinh
không được kiểm soát rủi ro đầy đủ là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng.
 Diễn biến:
- Giữa năm 2006, giá nhà ở Mỹ giảm, số lượng nhà dư thừa, người đi vay không trả
được nợ
- Năm 2007, các nhà cho vay thế chấp bị mất thanh khoản do thua lỗ từ cho vay thế
chấp bất động sản cộng với việc các nhà đầu tư kéo đến rút tiền
- Từ tháng 7/2007-giữa tháng 3/2008, thị trường chứng kiến sự sụp đổ của ngân hàng
đầu tư Bear Stearns, Dow Jones giảm đến 2000 điểm.
- Tháng 9/2008, chỉ trong vòng 10 ngày, liên tiếp các ngân hàng Fannie Mae, Freddie
Mac, Lehman Brothers và AIG tiến đến bờ vực phá sản. Sau đó 10 ngày,
Washington Mutual tạo nên vụ phá sản đình đám với tổng tài sản thiệt hại lên đến
307 tỷ đô la
- Sự đình trệ của dòng chảy vốn, “bong bóng” bất động sản vỡ khiến kinh tế thế giới
bị tổn thương nghiêm trọng
2. Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đến nền kinh tế thế giới
 Tác động đến GDP
Theo số liệu từ Word
Bank, trong giai đoạn
từ năm 2007-2008, tỷ
lệ tăng trưởng GDP đã
giảm một nửa còn
2,1%. Một năm sau đó
tỷ lệ tăng trưởng đã tụt
xuống mức âm 1,3%
vào năm 2009.

Nguồn: https://data.worldbank.org

 Tác động
đến thương
mại quốc tế

Năm 2009 là năm


một năm khó khăn
cho thương mại quốc
tế khi có tỷ lệ tăng
trưởng âm. Các nước
phát triển tiên tiến
nhất trong G-20 tiếp tục áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại mới ở mức báo động.
Nguồn: https://unctad.org

 Tác động đến đầu tư quốc tế


Cuộc khủng hoảng đã tác động mạnh mẽ đến dòng FDI. Sau khi giảm 25% trong năm
2008 xuống còn 1.406 tỷ USD, so với mức 1.890 tỷ của năm 2007, trong năm 2009, FDI
toàn cầu tiếp tục giảm khoảng 35% xuống còn 906 tỷ USD. Sự suy giảm này cho thấy
nguồn tín dụng sẵn có giảm, mức độ suy thoái nghiêm trọng ở các nước phát triển và nhiều
nước đang phát triển cũng như việc né tránh rủi ro trên quy mô rộng của các nhà đầu tư
Nguồn: https://data.oecd.org
 Tác động đến lạm phát
Lạm phát tăng nhanh
trong giai đoạn này, chỉ số
lạm phát ở mức sấp xỉ
9%. Tuy nhiên đến năm
2009 tỷ số lạm phát đã về
ngưỡng 3% nhờ việc
chuyển đổi mục tiêu của
nhiều Chính phủ trên thế
giới trong đó có Việt Nam
từ ưu tiên tăng trưởng
kinh tế sang ưu tiên kìm
chế lạm phát.

Nguồn: https://data.worldbank.org
 Tác động đến thất nghiệp

Tỷ lệ thất
nghiệp toàn
cầu ghi nhận
mức tăng từ
5,4% vào
năm 2007 lên
đến 6,2% vào
năm 2009.
Khủng hoảng
tài chính đã
gây ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ thất nghiệp ở các nước đang và kém phát triển.
Nguồn: https://data.worldbank.org

You might also like