You are on page 1of 120

Quan hệ kinh tế quốc tế (KTE306)

TS. Nguyễn Quang Minh


quangminh.ftu@gmail.com
0912216738

Nội dung môn học:


1. Tổng quan về Quan hệ kinh tế quốc tế
2. Thương mại quốc tế
3. Thương mại dịch vụ quốc tế
4. Đầu tư quốc tế
5. Liên kết kinh tế quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ


I. Một số khái niệm và đối tượng nghiên cứu môn học quan hệ KTQT
1. Một số khái niệm
1.1. Nền kinh tế thế giới
- Là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới, giữa các nền kinh tế có sự
phụ thuộc và tác động lẫn nhau thông qua các quan hệ KTQT trên cơ sở phân công lao động quốc tế
- Quy mô nền kinh tế (GDP) thế giới hiện nay?
 Năm 2020 đạt khoảng 87.000 tỷ USD, giảm 4.3% so với 2019 do ảnh hưởng dịch Covid-19,
tăng gấp 1.5 lần so với năm 2010
 Năm 2021 đạt gần 94.700 tỷ USD, tăng gấp hơn 8.5 lần so với năm 1980
Biểu đồ quy mô GDP thế giới 2011 – 2021; 1000 tỷ USD; nguồn IMF
Biểu đồ quy mô GDP thế giới 2000 – 2021; 1000 tỷ USD; nguồn IMF

1
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP thế giới giai đoạn 2008 – 2020; %

- Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản là 3 nền kinh tế có GDP lớn nhất thế giới, trong đó Mỹ chiếm 24%,
Trung Quốc 16%
- GDP bình quân/người trên thế giới năm 2020 đạt gần 11.000, tăng hơn 2 lần so với 2000, năm
2021 đạt khoảng 12.000
- Quy mô GDP Việt Nam năm 2020 đạt 340 tỷ USD, xếp thứ 40 trên thế giới, thứ 4 trong ASEAN,
GDP/người dạt 3.500 USD
Biểu đồ giá trị và tỷ trọng GDP một số nước trên thế giới năm 2021

Biểu đồ GDP theo đầu người trên thế giới 1990-2021; USD; IMF

2
Biểu đồ quy mô GDP của Việt Nam 2010 – 2020; tỷ Usd; WB

Biều đồ quy mô GDP của một số nước ASEAN năm 2020; tỷ USD; WB

1.2. Quan hệ kinh tế đối ngoại


Quan hệ kinh tế đối ngoại là các mối quan hệ kinh tế của một nước với các nước khác, với các tổ

3
chức kinh tế quốc tế
1.3. Quan hệ kinh tế quốc tế
Là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước xét trên phạm vi toàn thế giới
Phân biệt hai khái niệm này?
 Cùng nghiên cứu các mối quan hệ quốc tế về kinh tế
 Khác nhau về cách tiếp cận:
o Quan hệ KTQT nghiên cứu các quan hệ KT giữa các nước trên góc độ thế giới
o Quan hệ KTĐN nghiên cứu các quan hệ kinh tế giữa các nước trên góc độ của môt
quốc gia với bên ngoài
2. Đối tượng nghiên cứu
2.1. Chủ thể của QHKTQT
(1) Các quốc gia, vùng lãnh thổ
Các QG tham gia ký kết, thỏa thuận, đảm phán, hình thành các cơ sở pháp lý, tạo điều kiện phát
triển KTQT các nước
- Theo trình độ phát triển, phân chia thành 2 nhóm:
 Nhóm nước phát triển (Developed countries)
Thế nào là nước phát triển?
Là các nước có quy mô GDP theo đầu người 12.000 USD trở lên, có khoảng 50-60 quốc gia là QG
phát triển. Bên cạnh đó, chỉ số phát triển con người, môi trường, giới tính, bình đẳng. VD: Mỹ
40.000, Đức Pháp, Italia là các nước phát triển...
 Nhóm nước đang phát triển
Là nước có quy mô GDP theo đầu người dưới 12.000 USD, được chia thành các nước chậm phát
triển <1000 USD; các nước đang phát triển ở trình độ trung bình 1000<...<5000; 5000<...<12.000
đang phát triển ở trình độ cao -> để tổ chức kinh tế có các chính sách kinh tế khác nhau đối với các
QG này nhằm giúp họ phát triển. VD như chính sách hỗ trợ các nước chậm và kém phát triển được
ưu đãi cao hơn so với các QG đang phát triển
- Quan hệ giữa các chủ thể: Thông qua việc ký kết các thỏa thuận hợp tác giữa hai nước, hay từng
nhóm nước
VD: Trên toàn cầu có tổ chức WTO, IMF, WB, OPEC, EU, ASEAN... với mức độ cam kết khác
nhau
(2) Các chủ thể ở cấp độ thấp hơn cấp độ quốc gia
- Bao gồm các doanh nghiệp của các nước
- Quan hệ giữa các chủ thể: Thông qua việc ký kết các thỏa thuận kinh doanh, hợp tác trong các lĩnh
vực kinh tế: TMHH, TMDV, KHCN, DLQT,...
Việc cam kết kinh tế quốc tế sẽ gây ra ảnh hưởng trong chính sách của QG, và tác động trực tiếp
đến lợi ích, hành vi của doanh nghiệp

4
(3) Các chủ thể ở cấp độ quốc tế
- Bao gồm các tổ chức KTQT hoạt động với tư cách là những thực thể độc lập, được thành lập trên
cơ sở thỏa thuận giữa các thành viên (các bên có liên quan nhằm điều tiết các lĩnh vực đã thỏa
thuận)
- Ví dụ: WTO (Nguyên tắc MFN + NT), IMF, WB, EU (27 nước), ASEAN (cộng đồng kinh tế EC,
khu vực AFTA...),...
- Số lượng có xu hướng tăng lên, vai trò ngày càng quan trọng trong nền KTTG -> vì tác động đến
các bên tham gia
Biểu đồ số lượng thành viên GATT/WTO từ năm 1947 đến 2019; nguồn WTO
Hiệp định thuế quan và thương mại GATT gồm 23 nước không phải là tổ chức năm 1947, WTO là
có tổ chức và thay thế cho WTO năm 1995. Số lượng ngày càng tăng -> vì các QG có thêm có lợi
thế về kinh tế, xã hội,...

2.2. Các hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế


Ngày càng phong phú, bao hàm các lĩnh vực kinh tế giữa các QG, giữ vai trò quan trọng nhất trong
QHKTQT là hình thức TMQT
(1) Thương mại quốc tế (International Trade)
- Khái niệm: Là hình thức quan hệ KTQT trong đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch
vụ giữa các chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế
- Là hình thức ra đời sớm nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong quan hệ KTQT
- Tình hình TMQT:
 Năm 2020, kim ngạch TMQT đạt 47.2 nghìn tỷ USD (giảm 10% so với 2019), tương đương
gần 60% tổng GDP thế giới -> Do tác động của Covid-19
Biểu đồ tổng kim ngạch thương mại toàn cầu 1995 – 2020; 1000 tỷ USD; nguồn WB

5
Biểu đồ tỷ trọng TMQT trong GDP toàn cầu 1970 – 2018; %; nguồn WB

Năm 2019: 57
Năm 2020: 53
Tuy nhiên, về dài hạn thì xu hướng tăng lên...
 Năm 2020, nước nào có tổng KN XNK lớn nhất thế giới?
o Trung Quốc 5350 tỷ USD, Mỹ 5100 tỷ USD, Đức 2450 tỷ USD
o Trong ASEAN, Singapore có tổng KN thương mại lớn nhất
 Năm 2021, nước nào có tổng KN XNK lớn nhất thế giới?
o TQ 6850 tỷ USD, chiếm 12.2%
o Mỹ: 5900 tỷ USD, chiếm 10.4%
o Mỹ XK dịch vụ lớn nhất
o Trong ASEAN, Singapore có tổng KN thương mại lớn nhất; tiếp sau đó là Việt Nam
6
Biểu đồ kim ngạch và tỷ trọng KN XNK hàng hóa và dịch vụ của TQ 2005 – 2021
Năm KN (tỷ USD) %
2005 1520 5
2010 1640 9.3
2015 4400 10.2
2016 4130 9.8
2017 4570 9.9
2018 5170 10.2
2019 5130 10.2
2020 5200 11.6
2021 6900 12.1
Biểu đồ kim ngạch và tỷ trọng KN XNK hàng hóa và dịch vụ của Mỹ 2005 – 2021
Giá trị tuyệt đối tăng nhưng tỷ trọng giảm
Biểu đồ một số nước có tổng KNXK lớn nhất thế giới năm 2019; tỷ USD

Biểu đồ tổng KNXK hàng hóa và DV của một số nước ASEAN năm 2020; Nguồn: Trademap.org

7
 XNK hàng hóa của Việt Nam năm 2021
o XK hàng hóa: 336 tỷ USD, NK hàng hóa: 332 tỷ USD
o Tổng KN XNK hàng hóa: 668 tỷ USD, tăng 19% so với 2020
o Vị trí trên thế giới: xếp thứ 21
o Trong ASEAN: Năm 2010 chiếm 7.8%; năm 2020 chiếm 20.4% (xếp thứ 2 sau
Singapore)
 Thương mại hàng hóa của Việt Nam năm 2022:
o Tổng KN XNK: 730 tỷ USD, tăng 10% so với 2021
o Trong đó: XK đạt 370 tỷ USD, NK đạt 360 tỷ USD
o Trong ASEAN: năm 2021 chiếm 20.6% (xếp thứ 2 sau Singapore)
-> Việt Nam xuất siêu -> năng lực sản xuất tăng cao -> tác động tích cực đến trình độ công nghệ,
việc làm... nhằm tăng trưởng và phát triển kinh tế lâu dài. Ở HN mới có trụ sở R&D về chất bán
dẫn,... (công ty có vốn đầu tư nước ngoài). Năm 2020, VN đứng 20 thế giới về KN XNK hàng hóa,
có giá trị thương mại lớn nhất toàn cầu
Biểu đồ kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam 2008 – 2020; tỷ USD

Biểu đồ kim ngạch XNK hàng hóa của một số nước ASEAN năm 2020

8
(2) Đầu tư quốc tế (International Investment)
- Khái niệm: Là hình thức quan hệ KTQT trong đó diễn ra sự dịch chuyển vốn đầu tư giữa các
nước nhằm thu lợi nhuận, hoặc đạt các mục tiêu về kinh tế - xã hội (thậm chí có thể về chính trị)
- Tình hình đầu tư quốc tế:
 Năm 2021 đạt 1650 tỷ USD, tăng 50% so với 2020
 Năm 2021, Việt Nam thu hút được hơn 20 tỷ USD vốn FDI, xếp thứ 19 trên thế giới, thứ
3 trong ASEAN
 Năm 2022, thu hút khoảng 22 tỷ USD vốn FDI, xếp thứ 22
 Năm 2020, vốn đầu tư trực tiếp (FDI) đạt hơn 1000 tỷ USD (giảm 30% so với năm
2019)
 Năm 2020, Việt Nam thu hút 20 tỷ USD vốn FDI, xếp thứ 19 trên thế giới, thứ 3 trong
ASEAN
Biểu đồ quy mô FDI trên thế giới 1995 – 2020; Tỷ USD; Nguồn: UNCTAD

Năm 2021: 1650


Xét về dài hạn thì vốn FDI có xu hướng tăng lên. Xét về ngắn hạn thì năm tăng giảm thất thường,
tùy thuộc vào tình hình kinh tế, xã hội trên thế giới như khủng hoảng tài chính 2008, dịch Covid-19
9
năm 2020
Biểu đồ 5 quốc gia thu hút FDI lớn nhất năm 2020; tỷ USD; Nguồn: UNCTAD

Biểu đồ thu hút vốn FDI của Việt Nam 2010 – 2020; vốn thực hiện; tỷ USD

Năm 2021:
Biểu đồ thu hút FDI của Việt Nam và một số nước ASEAN năm 2019

10
(3) Các hình thức khác: Hợp tác về tiền tệ, hợp tác về khoa học công nghệ,...
II. Bối cảnh phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế
1. Toàn cầu hóa kinh tế là yếu tố chủ yếu tác động đến sự phát triển của QH KTQT
1.1. Khái niệm toàn cầu hóa và toàn cầu hóa kinh tế
- Toàn cầu hóa là gì?
Là quá trình mở rộng sự liên kết, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực giữa các quốc gia, các dân tộc trên
toàn thế giới
Mở rộng phạm vi, quy mô, cường độ hợp tác trên tất cả các khía cạnh kinh tế, văn hóa, dân tộc,... ->
tạo ra sự phụ thuộc, gắn bó, gần gũi giữa các nước
- Những lĩnh vực của TCH: kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao,...
Toàn cầu hóa kinh tế:
 Là quá trình phát triển mạnh mẽ về phạm vi, quy mô và cường độ liên kết, hợp tác trong lĩnh
vực kinh tế giữa các nước, các khu vực trên toàn thế giới
 Bản chất của TCH là tự do hóa kinh tế: các rào cản kinh tế giữa các nước giảm bớt và dỡ bỏ,
việc lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư,... giữa các nước ngày càng cao
- Lưu ý (cái này slide mới không có)
 Lĩnh vực liên kết, hợp tác ngày càng mở rộng: thương mại, đầu tư, dịch vụ, KHCN,...
 Cường độ liên kết, hợp tác diễn ra mạnh mẽ, nhanh chóng
 Nền kinh tế thế giới vận hành theo những quy định, nguyên tắc mang tính toàn cầu
 Các nền kinh tế trên thế giới có xu hướng phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ
1.2. Tác động của toàn cầu hóa KT đối với quan hệ KTQT
1.2.1. Tác động tích cực
- Thứ nhất, TCHKT tạo ra các điều kiện thuận lợi góp phần quan trọng thúc đẩy TMQT phát triển
Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng...
Sự phát triển của TMQT 1995 – 2021:
11
 Tổng KN XNK tăng 4.5 lần: từ 12500 tỷ USD lên 56200 tỷ USD
 Trong đó: XK hàng hóa tăng 4.5 lần, đạt 24000 tỷ USD; XK DV tăng 4.5 lần, đạt hơn 6000 tỷ
USD
 Tỷ trọng TMQT/GDP tăng từ 39% năm 1995 lên 57% năm 2020
Yếu tố thúc đẩy TMQT phát triển?
 Nền kinh tế thế giới phát triển đã tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa, DV rất lớn là tiền đề
cho TMQT phát triển
Bởi vì nền kinh tế thế giới phát triển đã tạo ra khối lượng hàng hóa, DV lớn, xóa bỏ rào cản
đã đẩy hoạt động XNK nhanh hơn...
 Xu thế tự do hóa thương mại: rào cản thuế quan, phi thuế quan được giảm bớt và dỡ bỏ đã
tạo điều kiện thuận lợi cho TMQT
Thuế quan giảm xu hướng về 0, phi thuế cũng giảm -> giá cả hàng hóa giảm -> kích thích
tiêu dùng -> thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa giữa các nước
 Môi trường kinh doanh trên thế giới ngày càng thuận lợi, xu hướng gia tăng dòng vốn FDI
góp phần gia tăng XK
Môi trường thuận lợi vì nhiều tổ chức trên thế giới quy tụ nhiều quốc gia như WTO, khi
tham gia vào các tổ chức này thì cần tuân theo chuẩn mực chung, buộc các nước phải mở
cửa -> môi trường hấp dẫn hơn
 Xu hướng gia tăng dòng vốn FDI góp phần gia tăng XK
Vì các NĐT nước ngoài mang công nghệ hiện đại, vốn vào đầu tư, mà họ có khả năng tiếp
cận thị trường lớn -> mở rộng quy mô, giúp thúc đẩy phát triển XK. Doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài chiếm 70% trong tổng số DN có kim ngạch XK. Ở VN, Samsung có vốn
đầu tư nước ngoài lớn nhất
Biểu đồ quy mô GDP thế giới 2000 – 2020; 1000 tỷ USD; Nguồn: WB

Biểu đồ số lượng các FTA trên thế giới giai đoạn 1994 – 2019; Nguồn: http://rtais.wto.org

12
Biểu đồ mức thuế quan trung bình trên thế giới 1995 – 2017; Nguồn: WB

Biểu đồ mức thuế NK của các nước ASEAN giai đoạn 2006-2018; %

- Thứ hai, TCHKT đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy lưu chuyển các dòng vốn đầu tư quốc tế, giúp
13
các nước thu hút vốn và công nghệ của thế giới
Tại sao?
 Xu hướng tăng cường ký kết các hiệp định hợp tác về đầu tư đã tạo môi trường thuận lợi cho
việc di chuyển vốn giữa các nước
Vì các nước gia tăng ký kết hợp tác đầu tư, cam kết xóa bỏ rào cản, dành cho nhau sự ưu
đãi, bảo hộ các nhà đầu tư
 Sự hình thành các FTA và xu thế tự do hóa thương mại đã khuyến khích gia tăng vốn đầu tư
quốc tế
Vì các tổ chức KTQT như World bank, IMF,... có các quy định về đầu tư yêu cầu các nước
hạn chế những rào cản. Các FTA thiết lập sẽ giúp thị trường XK rộng mở, các nước đầu tư
vào các nước có ký FTA thì sẽ dễ dàng XK sang các nước khác cùng ký
 Các cam kết quốc tế về tự do hóa đầu tư tạo môi trường thuận lợi cho việc di chuyển vốn
giữa các nước (ý này Slide mới không có)
Biểu đồ quy mô vốn FDI trên thế giới 1995 – 2021; Tỷ USD
Biểu đồ thu hút vốn FDI của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 (vốn thực hiện); tỷ USD

- Thứ ba, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế các nước
Tại sao?
 Các nước có cơ hội tiếp cận với công nghệ tiên tiến của thế giới để phát triển
 Xu thế tự do hóa tạo áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc các chính phủ, các DN phải
đổi mới sáng tạo, tăng cường tiềm lực KHCN nhằm tránh tụt hậu
Cần phải học hỏi -> đổi mới thì mới là động lực phát triển
 Chi phí đầu tư cho hoạt động R&D trên thế giới, nhất là của các nước phát triển là rất lớn và
không ngừng tăng lên
Các nước, nhất là các nước phát triển, đầu tư rất lớn cho hoạt động R&D đã góp phần thúc
đẩy KHCN phát triển mạnh mẽ
o Năm 2019 chi phí cho R&D toàn cầu đạt 2150 tỷ USD, tăng 3 lần so với năm 2020,
chiếm 2.6% GDP toàn cầu
14
o Mỹ là quốc gia có chi tiêu R&D lớn nhất thế giới, năm 2019 chiếm 610 tỷ USD, chiếm
gần 30% toàn thế giới; Trung Quốc có tốc độ gia tăng lớn nhất; Israen có tỷ lệ chi tiêu
R&D/GDP cao nhất thế giới, khoảng gần 5%
Biểu đồ giá trị và tỷ trọng chi phí hoạt động R&D trên thế giới 2008 – 2019; Nguồn: WB

Biểu đồ chi tiêu cho hoạt động R&D của một số quốc gia trên thế giới giai đoạn 2010 – 2019; Tỷ
USD; Nguồn: WB

 Số lượng các thành tựu KHCN tăng lên nhanh chóng, việc ứng dụng KHCN vào sản xuất và
đời sống diễn ra mạnh mẽ (ý này Slide mới không có)
- Thứ tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế; nâng cao thu nhập và mức sống của
người dân
 Toàn cầu hóa giúp các nước khai thác những lợi thế trong nước và nguồn lực của thế giới để
15
phát triển KT – XH
 Năm 2021 GDP toàn thế giới đạt 94.4 nghìn tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với 1995
 Thu nhập GDP bình quân trên thế giới năm 2021 đạt 12000 USD/người, tăng hơn 2.5 lần
năm 1995

Biểu đồ quy mô GDP của Việt Nam 2010 – 2020; Tỷ USD

1.2.2. Tác động tiêu cực


- Thứ nhất, làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo và trình độ phát triển giữa các nước phát triển và
đang phát triển
Tỷ lệ thu nhập bình quân giữa các nước phát triển và đang phát triển 1820 – 2015

16
Biểu đồ GDP/người của các nước phát triển và đang phát triển 1990 – 2019; 1000 USD; Nguồn:
WB

Biểu đồ thu nhập GDP bình quân/đầu người của một số nước năm 2019; nghìn USD, WB

Nguyên nhân:
 Trên thế giới diễn ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các nước: các nước PT luôn áp đặt

17
các quy định quốc tế theo hướng có lợi cho họ, các nước đang phát triển thường bị thua thiệt
Các nước PT sử dụng sức mạnh KT của mình đưa ra những quy định riêng, VD như WTO
đàm phán mở cửa thị trường, các nước PT áp hạn ngạch NK với các nước đang PT về các
mặt hàng nông sản... -> lợi ích không công bằng
 Sự phát triển mạnh mẽ của KHCN làm cho lợi thế kinh tế của các nước ĐPT bị suy giảm,
khả năng cạnh tranh bị hạn chế
KHCN phát triển, làm sp cần ít nguyên liệu và lao động, các nước phát triển có lợi thế về 2
yếu tố này, nhưng các nước PT lại có lợi thế về KHCN -> xu hướng bất lợi hơn cho nước
ĐPT
 Gia tăng tình trạng dịch chuyển lao động chất lượng cao từ các nước ĐPT sang các nước PT
(chảy máu chất xám)
Tạo ra lỗ hổng cho các nước ĐPT vốn có tiềm lực về lao động
 Với năng lực cạnh tranh cao về mọi mặt, các nước phát triển luôn chiếm ưu thế vượt trội
trong quan hệ kinh tế để thu được lợi ích nhiều nhất (ý này Slide mới không có)
- Thứ hai, gia tăng sự phụ thuộc giữa các nền kinh tế, các nước dễ bị tác động tiêu cực do những
biến động không thuận lợi của tình hình kinh tế và thị trường thế giới
Nguyên nhân:
 Thị trường thế giới vừa là nơi cung ứng các yếu tố đầu vào phục vụ SX (nguyên liệu, năng
lượng, vốn đầu tư, công nghệ,...), đồng thời là thị trường tiêu thụ hàng hóa, DV của nền kinh
tế
Yêu cầu đối với chính phủ các nước trong bối cảnh TCHKT:
 Cần có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn; tăng cường năng lực dự báo và phân tích tình
hình; xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi để nền kinh tế có khả năng hạn chế được
ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới
Ví dụ:
 Năm 2020, giá trị TMQT đạt hơn 48000 tỷ USD, tương đương gần 60% tổng GDP thế giới
 Ở Việt Nam, những năm gần đây vốn FDI chiếm gần 25% tổng vốn đầu tư của nền kinh tế
Biểu đồ tỷ trọng TMQT trong GDP toàn cầu 1970 – 2018; %; WB

18
- Thứ ba, cạnh tranh kinh tế giữa các nước ngày càng gay gắt dẫn đến những mâu thuẫn, tranh chấp
và xung đột về lợi ích giữa các nước có xu hướng tăng lên
 Cạnh tranh giữa các nước diễn ra ở tất cả các lĩnh vực kinh tế với mức độ ngày càng gay gắt
dưới nhiều hình thức
VD: Giai đoạn 2010 – 2018, trên thế giới có gần 3000 vụ kiện liên quan đến TMQT, nhiều
tranh chấp về sở hữu trí tuệ,...
 Các yếu tố địa chính trị trong quan hệ quốc tế có xu hướng ảnh hưởng ngày càng nhiều đến
quan hệ KTQT
VD: chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc;...
Biểu đồ số lượng các vụ điều tra phòng vệ thương mại trên thế giới 2010 – 2018

- Thứ tư, TCHKT có thể làm gia tăng những thách thức mang tính toàn cầu: ô nhiễm môi trường,
biến đổi khí hậu, lây truyền dịch bệnh,...

19
2. Cơ cấu kinh tế thế giới có sự dịch chuyển quan trọng: ngành DV phát triển nhanh và chiếm tỷ
tọng ngày càng lớn trong cơ cấu KTTG
- Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
- Bốn giai đoạn dịch chuyển cơ cấu kinh tế:
 Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ
 Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch vụ
 Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp
 Dịch vụ – Công nghiệp – Nông nghiệp
- Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế thế giới hiện nay:
 Dịch vụ: 65-67%
 Công nghiệp: 26-28%
 Nông nghiệp: 5-6%
- Tác động của xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với quan hệ KTQT: chuyển dịch cơ cấu
TMQT theo hướng tăng tỷ trọng của TMDV; thay đổi cơ cấu vốn đầu tư quốc tế;...
Biểu đồ cơ cấu kinh tế thế giới giai đoạn 1995 – 2018; %; WB

Biểu đồ cơ cấu kinh tế của một số nước phát triển năm 2017; %

20
3. Tiềm lực kinh tế giữa các nước có sự thay đổi quan trọng, nổi bật là sự phát triển mạnh mẽ và
vai trò ngày càng lớn của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới
- Nước Mỹ là nền kinh tế lớn nhất, có vai trò quan trọng nhất trên thế giới, có vai trò quan trong
nhất trong thương mại, đầu tư, KHCN...trên thế giới
- Nhưng tỷ trọng của Mỹ trong tổng GDP toàn cầu có xu hướng giảm, năm 2000 chiếm hơn 30%,
năm 2020 chiếm gần 24%
Tốc độ tăng GDP của Mỹ giảm, Trung Quốc ngày càng tăng lên trong cơ cấu TMQT
Vai trò của Mỹ trong nền kinh tế thế giới
 Mỹ là nước có GDP lớn nhất: năm 2021 đạt 22000 tỷ USD, chiếm 24% tổng GDP thế giới
(dân số Mỹ chiếm 5% dân số thế giới)
 Mỹ là nước NK hàng hóa lớn nhất: năm 2020 đạt 2400 tỷ USD, chiếm 13% toàn thế giới
 Mỹ là nước đầu tư ra NN lớn nhất: năm 2019 đạt gần 380 tỷ USD, chiếm 21.2%
 Mỹ là nước có chi tiêu cho R&D lớn nhất: gần 600 tỷ USD, chiếm hơn 25%
 Mỹ là nước sở hữu nhiều thành tựu KHCN quan trọng nhất của thế giới về lĩnh vực công
nghệ quan trọng nhất của thế giới
Biểu đồ giá trị và tỷ trọng GDP của một số nước trên thế giới năm 2020

21
Biểu đồ giá trị và tỷ trọng GDP của Mỹ trong GDP toàn cầu 2000 – 2020

Biểu đồ kim ngạch và tỷ trọng NK hàng hóa của Mỹ trong tổng NK của thế giới 2008 – 2020; WB

22
Biểu đồ giá trị và tỷ trọng vốn FDI ra nước ngoài của Mỹ 2005 – 2017

Biểu đồ giá trị và tỷ trọng đầu tư cho R&D của Mỹ 2005 – 2018 (2019 giảm 29%)

- Hiện nay, Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về nhiều lĩnh vực công nghệ quan trọng nhất của thế giới
- Năm 2020, Mỹ là một trong những nước đầu tiên trên thế giới SX thành công Vacxin chống
Covid-19
- Mỹ là quốc gia có số lượng sinh viên quốc tế lớn nhất thế giới, chiếm 20% tổng SV quốc tế toàn
thế giới (Mỹ là quốc gia có hệ thống giao dục – đạo tạo phát triển nhất thế giới, có số lượng sinh
viên quốc tế nhiều nhất thế giới)
Biểu đồ số lượng SV quốc tế ở Mỹ 2010 – 2020; 1000 sinh viên; Nguồn: nafsa.org

23
Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ (ảnh)
- Liên minh Châu Âu (EU) và Nhật Bản vẫn duy trì là các nền kinh tế của thế giới nhưng vai trò suy
giảm

Biểu đồ KN và tỷ trọng của EU trong tổng XK của thế giới 2005 – 2019

24
Biểu đồ quy mô và tỷ trọng GDP của một số thành viên trong EU

- Trong 40 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, năm 2010 trở thành nền kinh tế
lớn thứ 2 thế giới và có vai trò ngày càng quan trọng trong quan hệ KTQT
- Từ 2009, TQ đã vượt Đức trở thành nước XK lớn nhất thế giới
Vị trí của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới
 Năm 2020, GDP: 14.7 nghìn tỷ USD (chiếm 16.8%); thứ 2
 Xuất khẩu: 2500 tỷ USD (chiếm 13.4%); thứ 1
 Nhập khẩu: 2150 tỷ USD, thứ 2
 Thu hút vốn FDI: 170 tỷ USD (năm 2019), thứ 2
 Đầu tư ra NN: 200 tỷ USD (năm 2019), thứ 2
 Du lịch quốc tế: chi tiêu 255 tỷ USD (năm 2019), chiếm 18% toàn thế giới, thứ 1, số khách
du lịch ra nươc sngoaif 148 triệu lượt, thứ 1
 Khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ

25
26
4. Các cuộc khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh xảy ra đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới
và quan hệ KTQT
- Một số cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới:
 Khủng hoảng dầu mỏ năm 1973
 Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998
 Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009
- Một số dịch bệnh xảy ra trên thế giới: dịch bệnh SARS năm 2003; đại dịch bệnh Covid-19 năm
2020, 2021
Ví dụ: tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009 và đại dịch Covid-19 năm 2000 đến kinh
tế và quan hệ KTQT:
27
 Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới suy giảm, quy mô GDP giảm xuống, thu nhập
bình quân giảm sút

28
 Thứ hai, thương mại quốc tế suy giảm mạnh: năm 2009 giảm gần 15% so với 2008; năm
2020 giảm hơn 10% so với 2019 (trong đó TMHH giảm hơn 9%; TMDV giảm gần 20%)

 Thứ ba, năm 2020, nhiều lĩnh vực DV bị thiệt hại nặng nề, trong đó doanh thu DLQT giảm
65%, doanh thu vận tải hàng không quốc tế giảm mạnh

29
 Thứ năm, vốn đầu tư quốc tế năm 2009 giảm gần 20% so với 2008; năm 2020 giảm 30% so
với năm 2019
Biểu đồ quy mô FDI trên thế giới 1995 – 2020; Tỷ USD; UNCTAD

 Thứ sáu, chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng: cước phí vận tải biển tăng
mạnh; tình trạng thiếu hụt linh kiện, thiết bị trên toàn cầu; giá cả nhiều loại nguyên liệu cơ
bản tăng cao;...
 Thứ bảy, thu nhập bình quân theo đầu người trên thế giới giảm xuống
Ý nghĩa tích cực:
 Các nước xác định lại mô hình tăng trưởng trong bối cảnh mới nhằm hạn chế sự phụ thuộc
vào bên ngoài
 Thúc đẩy xu hướng đối mới sáng tạo, tăng cường hoạt động R&D và ứng dụng công nghệ
mới trong sản xuất, KD, đời sống
 Thúc đẩy xu hướng phát triển bền vững trên thế giới
5. Cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt cuộc CMCN lần thứ 4 (4.0) đã tác động sâu sắc đến sự
phát triển của QHKT

30
- Chi phí đầu tư cho hoạt động R&D trên thế giới ngày càng lớn, năm 2019 đạt hơn 2000 tỷ USD,
chiếm hơn 2.5% GDP toàn cầu, các nước đang phát triển có chi tiêu cho R&D rất lớn

- Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến quan hệ KTQT:


 Đối với thương mại: gia tăng kim ngạch XNK; chuyển dịch cơ cấu TMQT; thay đổi phương
thức giao dịch; mô hình kinh doanh mới;...
 Đối với đầu tư quốc tế: gia tăng giá trị vốn đầu tư; dịch chuyển cơ cấu đầu tư, hình thức đầu
tư,...
 Thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực khác trong QHKTQT
 ...
6. Xu thế tăng cường liên kết, hợp tác trên thế giới góp phần quan trọng thúc đẩy QHKTQT phát
triển
- Trước năm 1990: diễn ra cuộc chiến tranh lạnh, sự đối đầu giữa các nước XHCN và TBCN đã cản
trở sự phát triển của QHKTQT
- Từ năm 1991 đến nay: hòa bình, hợp tác là xu thế trên thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển
quan hệ KTQT
- Số lượng các liên kết kinh tế quốc tế tăng lên, cấp độ liên kết ngày càng chặt chẽ

31
CHƯƠNG 2. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
I. Khái niệm và các hình thức của thương mại quốc tế
1. Khái niệm
- Thương mại quốc tế là hình thức của quan hệ KTQT trong đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng
hóa, dịch vụ giữa các chủ thể của quan hệ KTQT
- Là lĩnh vực kinh tế trong đó diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các
chủ thể của QHKTQT
- Là hình thức ra đời sớm nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong quan hệ KTQT
Cơ sở ban đầu của TMQT là ngày càng về có nhu cầu về các yếu tố đầu vào sản xuất -> nhu cầu về
XNK ngày càng lớn
- Tình hình TMQT:
Thập kỷ gần đây có năm tăng giảm, nhưng nhìn chung TMQT có xu hướng gia tăng

32
 Năm 2020, kim ngạch TMQT đạt 47.2 nghìn tỷ USD (giảm 10% so với năm 2019), tương
đương 60% tổng GDP thế giới
 Năm 2021, kim ngạch TMQT đạt 56.7 nghìn tỷ USD (tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2010),
tương đương 60% tổng GDP thế giới
Sản phẩm làm ra không chỉ nhằm tiêu dùng, còn vì mục tiêu trao đổi buôn bán
- Các nước có KN XNK lớn nhất năm 2021:
+ Trung Quốc 6850 tỷ USD, chiếm 12.2%
+ Mỹ: 5900 tỷ USD, chiếm 10.4%
- Trong ASEAN, Singapo có tổng KN thương mại lớn nhất; tiếp sau là Việt Nam
Biểu đồ kim ngạch + tỷ trọng kim ngạch XNK hàng hóa và dịch vụ của TQ + Mỹ

33
2. Các hình thức TMQT
2.1. Thương mại hàng hóa (Trade in goods)
- Khái niệm: Là hình thức TM trong đó diễn ra các hoạt động mua bán các sản phẩm hữu hình, tồn
tại dưới hình thái vật chất giữa các chủ thể của quan hệ KTQT
- TM hàng hóa ra đời sớm nhất, hiện nay chiếm tỷ trọng cao nhất trong TMQT (năm 2019 chiếm
75.4%)
- Tình hình TMHH: chiếm tỷ trọng cao nhất trong TMQT, nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm: năm
2000 chiếm 80.2%, năm 2019: 75.5%, năm 2020 chiếm 77.2%
- Nước nào có KN XNK hàng hóa lớn nhất?
 Trung Quốc chiếm 13.3%, Mỹ xếp thứ 2 (hơn 11%)
- Năm 2020, KNXK của Việt Nam đạt 280 tỷ USD, xếp thứ 22 thế giới, thứ 2 trong ASEAN
- Kim ngạch XNK hàng hóa của Việt Nam năm 2022: 730 tỷ USD
Kim ngạch XK: 370 tỷ USD, xếp thứ 20 thế giới
NK đạt 360 tỷ USD
Vị trí của Việt Nam, trong ASEAN xếp thứ 2 sau Singapore; trên thế giới xếp thứ 20

34
35
2.2. Thương mại dịch vụ quốc tế (Trade in Services)
- Khái niệm: TMDVQT là việc cung ứng DV giữa các thể nhân và pháp nhân của các nước theo 4
phương thức (Mode of supply):
 Cung ứng qua biên giới (Mode 1 – Cross border supply): DV được cung ứng từ lãnh thổ
một nước sang lãnh thổ nước khác
 Tiêu dùng ở nước ngoài (Mode 2 – Consumption abroad): Người tiêu dùng DV của một
nước tiêu dùng DV trong lãnh thổ của nước khác (DV được cung ứng bên trong lãnh thổ
của một nước cho người tiêu dùng ở nước ngoài)
 Hiện diện thương mại (Mode 3 – Commercial presence): Nhà cung ứng DV của một nước
di chuyển ra khỏi lãnh thổ quốc gia và thành lập cơ sở cung ứng DV ở nước ngoài để cung
ứng DV thông qua cơ sở đó
 Hiện diện của thể nhân (Mode 4 – Presence of natural persons): DV được cung ứng bởi
nhà cung ứng DV của một nước thông qua sự hiện diện tạm thời của thể nhân trên lãnh thổ
của nước khác
36
Mode 3 đối tượng là DN kinh doanh với mục tiêu lâu dài ở nước ngoài, Mode 4 thường là cá
nhân chỉ sang nước ngoài vài năm
- Tình hình TMDV: Kim ngạch TMDV chiếm tỷ trọng nhỏ hơn TMHH, nhưng có xu hướng tăng
lên
- Biểu đồ các nước dẫn đầu thế giới về XK DV năm 2019 và 2020, Tỷ USD
2020: Mỹ 850 tỷ, Anh 390, Đức 345, Pháp 180, TQ 240

37
II. Đặc điểm phát triển của thương mại quốc tế
1. Quy mô TMQT ngày càng lớn, cơ cấu chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng TM hàng hóa,
tăng tỷ trọng TMDV
- Quy mô năm 2021:
Giai đoạn 1995-2021, TMQT tăng trưởng tương đối ổn định
- Tổng KNXNK năm 2020 đạt 47 nghìn tỷ USD, tương đương gần 60% GDP thế giới
- Cơ cấu TMQT:
 TM hàng hóa chiếm phần lớn nhất, nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm; năm 200 chiếm 81%,
2019: 75.4%; 2020: 77%
 TMDV chiếm phần nhỏ hơn nhưng tỷ trọng có xu hướng tăng lên, năm 2000: 20%, năm
2019: 24.5%; năm 2020: 22.7%, năm 2021: 23.2%

- Những yếu tố thúc đẩy TMQT phát triển:


 Quy mô GDP toàn cầu ngày càng lớn đã tạo tiền đề cho sự phát triển của TMQT
 Sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển hàng
hóa, DV giữa các nước

38
Tính đến năm 2021, trên thế giới có gần 350 hiệp định FTA, tăng gần 10 lần so với năm
1995. Thuế suất thuế NK trung bình trên thế giới giảm từ 6.5% năm 1995 xuống 1.9% năm
2019
 Những lợi ích đối với phát triển kinh tế - xã hội của TMQT đã thúc đẩy các nước mở rộng
hoạt động thương mại

2. Cơ cấu TM hàng hóa và TMDV chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng nhóm sản phẩm có
hàm lượng công nghệ cao, giảm tỷ trọng nhóm sản phẩm truyền thống
2.1. Trong lĩnh vực thương mại hàng hóa
Cơ cấu thương mại hàng hóa:

- Thứ nhất, tỷ trọng nhóm hàng nông sản giảm mạnh trong cơ cấu TMQT
 Trước năm 1950: chiếm 40%;
 Hiện nay chiếm khoảng 10%

39
- Thứ hai, tỷ trọng nhóm sản phẩm CN (chủ yếu là thiết bị máy móc và sản phẩm công nghệ cao)
tăng nhanh, từ 69% năm 2010 lên 74% năm 2019
Nguyên nhân gia tăng tỷ trọng nhóm sản phẩm CN:
 Nhu cầu thiết bị, máy móc phục vụ công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển ngày càng
tăng lên
 Do áp lực cạnh tranh, vòng đời thiết bị công nghệ trên thế giới ngày càng có xu hướng rút
ngắn buộc các nước phải tăng cường đổi mới
 Sự phát triển của KHCN thúc đẩy sự gia tăng nhanh chóng thương mại nhóm sản phẩm
công nghệ cao
- Thứ ba, tỷ trọng XK nhóm hàng năng lượng, nguyên liệu không ổn định và có xu hướng giảm
(năm 2010 chiếm 16%, năm 2019: 11.5%)
Nguyên nhân:
 Nhu cầu nguyên liệu thô, khoáng sản trên thế giới có xu hướng giảm
 Giá dầu thô luôn biến động: năm 2019 giảm 50% so với 2011; năm 2021 có xu hướng tăng
lên
 Sự tăng trưởng nhanh chóng tỷ trọng nhóm hàng CN

40
2.2. Trong lĩnh vực thương mại DVQT
- Cơ cấu TMDV chia làm 3 nhóm: DV vận tải, DV du lịch, DV khác
 Tỷ trọng doanh thu DV vận tải giảm mạnh, năm 1980 chiếm 36.6%; năm 2020: 16.5%
 Doanh thu DLQT chiếm tỷ trọng cao và tương đối ổn định trước khi giảm mạnh năm 2020:
năm 1980 chiếm 28.2%; năm 2019: 24%; năm 2020: 10.7%
 Tỷ trọng nhóm DV khác tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, năm 1980: 35%,
năm 2019: 60%, năm 2020: 72.8%

Thầy giảng:
Dịch vụ truyền thống như dv vận tải quốc tế, dv du lịch quốc tế… có xu hướng giảm DV có hàm
lượng công nghệ cao gia tăng tỉ trọng (voice thầy); Các dịch vụ khác
(1) Dịch vụ vận tải quốc tế
- Doanh thu tăng chậm, chiếm tỉ trọng lớn nhưng có xu hướng giảm: Năm 1980 36,6% (hơn
1/3); Năm 2019 giảm xuống còn 16,5% (giảm xuống còn 1/5), năm 2022 phục hồi nhanh
tăng lên chiếm khoảng (20,5%) -> Đóng vai trò quan trọng trong vận tải hàng hoá và di
chuyển con người giữa các nước. Giá trị tuyệt đối tăng lên nhưng giá trị, tỉ trọng của nó có

41
xu hướng giảm xuống, từ chỗ chiếm 1/3 xuống còn 1/6. Vì anh tăng nhưng các anh khác
tăng nahnh hơn
Biểu đồ Kim ngạch và tỉ trọng XKDV vận tải quốc tế (1995 – 2022) (Ảnh)
Phân tích biểu đồ (Voice thầy 4’5)
Công thức: Vận tải đường hàng không (Vận chuyển hàng hoá có gtri cao: thiết bị, điện tử, máy tính,
… -> CN cao có gtri lớn)
Vận tải bằng đường biển; Vận tải đường ống; Vận tải đường sắt

(2) Du lịch quốc tế


- Doanh thu tăng ổn định chiếm tỉ trọng lớn (trước năm 2019)
- Năm 1980: 28,2%;
- Năm 2019: 24,2%
- Năm 2020 giảm 65%, chiếm 10,6% (giảm sâu, giảm nhiều)
- Đặc biẹt năm 2022 số lượng khách đạt khoảng 70% so với 2019
 Khi mức sống tăng, thu nhập tăng, thời gian rảnh rỗi tăng -> chi nhiều cho du lịch quốc tế,
chiếm khoảng 23% tổng thương mại dịch vụ quốc tế
 Hiên nay DLQT gần như đã phục hồi so với trước khi dịch diễn ra
(3) Nhóm dịch vụ khác
- Các dịch vụ ngoài vận tải và du lịch xếp vào nhóm các dv khác.
- Doanh thu nhóm DV khác tăng trưởng nhanh hơn và chiếm tỉ trọng ngày càng cao:
+ Năm 2010: 53%
+ Năm 2019: 60%
+ Năm 2020: hơn 70% (ngay sau khi dịch diễn ra)
+ Năm 2022: 64%
 Xét về dài hạn tăng rất nhiều. Năm 2020 nhóm các dịch vụ khác tăng nhanh vì: Nó liên quan
đến các dv thông tin, viễn thông, máy tính, bối cảnh all hs-sv đều k đc đến trg, học onl; các
nhày máy xí nghiệp làm onl -> Nhu cầu về dv viễn thông truyền thông tăng cao: Zoom, MS
Teams,… -> Chi trả nhiều cho dv này.
- Trong nhóm DV khác, Các DV có hàm lượng công nghệ cao (DV TT- Vthông – Máy tính;
DV tài chính, DV về SHTT…) tăng trưởng nhanh tỉ trọng ngày càng lớn.
So sánh: 2005, 3 dịch vụ này chiếm 18% (tương ứng 480 tỉ USD) tức chưa đến 1/5; năm
2021 chiếm 33% (hơn 1950 tỉ USD) tức hơn 1/3 => Đây là các DV có lượng CN cao, tăng
trưởng rất nhanh, phụ thuộc chủ yếu vào chất xám, tư duy, hđ trí óc thay vì lđ giản đơn.
Biểu đồ doanh thu và tỉ trọng doanh thu DV Thông tin - Viễn thông – Máy tính (2005 –
2022) - Ảnh
2005 chỉ chiếm
Biểu đồ doanh thu và tỉ trọng doanh thu DLQT trong tổng XKDV thế giới 2010 – 2022
Như vậy xét về dài hạn (Voice p2)

42
(Voice… 2022 tăng khoảng 8 lần so với 20 năm trước đó, Tỉ trọng tăng lên chiếm khoảng gần 14%.
Tốc độ tăng nhanh, tỉ trọng tăng cao

Biểu đồ giá trị và tỉ trọng XKDV tài chính trong tổng xkdv (Ảnh)
Biểu đồ doanh thu và tỉ trọng doanh thu DV về sở hữu trí tuệ (2005 – 2021)
Cơ cấu TMDV quốc tế trên thế giới (2010 – 2022); ĐVT:%
(2’ part 3). -> quan trọng
Năm 2022 giảm còn 64% -> Xét về dài hạn nó tăng lên, kể cả trogn thời điểm dịch bệnh, dịch bệnh
nó tăng đột biến
Dịch vụ du lịch quốc tế trong 10 năm gần đây có xu hướng tương đối ổn định (2010 chiếm 24%,
2019 giảm nhẹ còn 23,4%; trước khi giảm sâu vào 2020, thì 2021 – 2022 hồi phục, 2023-2024 trở
lại so với trước khi dv diễn ra)
DV đường màu xanh: 2019 giảm còn 18%, 2022 chiếm khoảng
….
 Những yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu TMQT: (Voice 4’16 part 3)
- Sự phát triển của KHCN đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nhóm DV khác ngoài các
DV truyền tBiê22hống (Đặc biệt là công nghệ thông tin với trụ cột là Internet. Hình dung
bây giờ Internet gián đoạn, khó khăn, đình trệ trong giao dịch, thông tin, thư từ… Ngoài ra
còn bao gồm cả sx phần cứng,…)
- Các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao có nhu cầu ngày càng lớn, hiệu quả kinh doanh
cao đã thúc đẩy xu hướng chuyển dịch KD trong lĩnh vực DV. (Hình dung các DV có hàm
lượng công nghệ cao: thông tin – Vthong- tài chính,… yêu cầu gần như vô hạn. Cta có thể
ăn, uống, mặc, tiêu dùng hàng hoá có giới hạn. Nhưng những dv vô hình về tinh thần gần
như vô hạn. Dbiet là các dv liên quan đến nhu cầu cá nhân: du lịch, học tập, vui chơi, gtri;
Thường có hiệu quả kinh doanh cao -> hiểu thôi viết vào bài không hay lém nhỉ. Ngày nay
những tỉ phú giàu là những người làm trong lĩnh vực dịch vụ chứ không phải sx như trước
kia -> đặc biệt những ngành có hàm lượng CN cao: FB, GG,…)
- Hiện nay, các công ty có doanh số lớn nhất, lợi nhuận cao nhất phần lớn trong lĩnh vực dịch
vụ, chủ yếu là dịch vụ có được công nghệ cao
- Sự phát triển của các ngnafh sx hàng hoá có hàm lượng CN cao làm tăng nhu cầu các DV
tương thích (Cao là gì: thiết bị, máy móc, máy tính, điện tử, đt,… -> thúc đẩy các dv tương
thích đi kèm: mỗi năm trên TG bán … vocie 11’ 3 tỉ chiếc đt thông minh bán ra trên thế
giới. Tuy nhiên quan trọng là mua các cái đó thì sẽ phải mua các dv đi kèm: phần mềm ứng
dụng, quản lí, vận hành, bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng… Liên tục cập nhật. VD xem phim,
chơi game, nghe nhạc là các công ty nước ngoài phát hành, ta trả tiền cho nó. Mở Internet
xem trang tin tức: chưa kịp xem hiện nhiều quảng cáo)
- Những thay đổi thúc đẩy cơ cấu

43
3. Cơ cấu thị trường dịch vụ quốc tế
- Thương mại dịch vụ tập trung chủ yếu ở các nước phát triển, trong đó 10 nước chiếm gần
50%, Mỹ chiếm 12,2%
Biểu đồ kim ngạch DNK DV của 10 nước dẫn đầu trên thế giới (ảnh)
Nhận xét:
- Mỹ có tổng KN xnkdv lớnn nhất tg (2022 đạt 1600 tỉ - voice 17’)
- Trung Quốc gần 900, bằng khoảng 60% so với mỹ
- Đức chiếm; Anh; Ireland quốc gia Bắc Âu nhỏ bé nhưng có kim ngạch thương mại lớn thứ 5
thế giới, nổi tiếng về DV CN thông tin, là trung tâm dữ liệu của thế giới. hầu như các trụ sở
lớn đều ở đó.; Pháp; Ấn; Singapore
- Về xuất khẩu: 5 nước Xk lớn nhất chiếm gaanf 50$ tổng XKDV thế giới, Mỹ là nước
XKDV lớn nhất, chiếm 15%
Biểu đồ kim ngạch và tỉ trọng XKDV của 10 nước dẫn đầu thế giới năm 2022 (ảnh)
Biểu đồ tỉ trọng XKDV của một số nước năm 2022

- Mỹ là nước có KNSKDV lớn nhất thế giới (Chiếm hơn 13%). Mỹ nhập siêu về TMHH
nhưng xuất siêu về TMDV (tức: hàng năm, giá trị xk hàng hoá của Mỹ ít hơn giá trị hàng
hoá Mỹ nhập khẩu về) Nghĩa là kim ngạch XKDV> kim ngạch nhập khẩu -> thể hiện chất
lượng cao về xk. XKDV liên quan đến sáng tạo, chất xám, hầu như k dùng đến các nguồn tài
nguyên tn, mà chủ yếu là kiến thức, kĩ năng trình độ tay nghề chuyên môn, ý thức lđ ->
không gây ra ô nhiễm môi trường -> tiềm năng gần như là vô hạn, hiệu quả rất cao
- Trong nhiều thập kỉ vừa qua, Mỹ là nước có kim ngạch TM lớn nhất thế giới. Riêng về
TMDV chiếm khoảng 13-14% (lớn nhất)
Biểu đồ KN à tỉ trọng XKDV của Mỹ trong tổng XKDV thế giới (2005 -2017) (Voie 24’ p3)
 Nước Mỹ dãn đầu thế giới về XKDV trogn những lĩnh vực nào?
- Mỹ là nước có donah thu du lịch quốc tế cao nhất thế giới
Biểu đồ Những quốc gia dẫn đầu thế giới về doanh thu DLQT năm 2019 và 2020; tỉ USD
(ảnh)
Nhận xét: (voice 25’)
Mỹ gấp khoảng gần 3 lần so với nước thứ 2
Mỹ không phải là nước thu hút số lượng khách du lịch lớn nhất tg, nhưng mỹ là nước có
doanh thu vượt trội so với 2 nước: pháp, tây ban nha. Tại sao? Vì pháp và TBN là nươc châu
âu, gần nhau, họ chỉ đến và chi tiêu ngắn hạn. Còn đến Mỹ xa, họ ở lại lâu, sử dụng nhiều
dịch vụ. Ngoài ra mỹ là nơi tổ chức nhiều tổ chức quốc tế -> đi lại học hành giao lưu lớn. So
sánh, thái lan năm 2019 khách du lịch đến đây là 40tr người, doanh thu đạt 60 tỉ (so với ta là
12 tỉ), gấp 5 lần doanh thu. Tại sao? -> Thái Lan nhiều chính sách, quảng cáo, sp du lịch pp
hấp hẫn buộc khách phải chi tiêu.
Khách đến ít, thu nhiều tiền -> hiệu quả cao hơn là khách đến ít, tiêu ít tiền

44
- 5 quốc gia có doanh thu xkdv… lớn nhất thế giới (lý)
- Số lượng sinh viên quốc tế ở Mỹ (2010 – 2020), ĐVT: 1000 sinh viên (Biểu đồ Lý)
Biểu đồ doanh thu xkfv giáo dục của Mỹ (lý)
 Về nhập khẩu: 5 nước NK lớn nhất chiếm 40%, trong đó mỹ là nước NKDV lớn nhất, chiếm
10%
 Tại sao các nước phát triển chiếm tỉ trọng lớn?
- Thứ nhất, ngành DV chiếm tỉ trọn cao nhất trong cơ cấu kinh tế của các nc phát triển (trên
70%), ở Mỹ chiếm 80%, do vậy tiềm năng phát triển TMDV rất lớn
- Thứ hai, chi phí đầu tư cho R&D của các nước phát triển rất lớn gíup các nước này có năng
lực cạnh tranh vượt trội trong các lĩnh vực DV, nhất là các DV có hàm lượng công nghệ cao

V. Xu hướng phát triển của TMDV QT


1. Thương mại DV tiếp tục phát triển nhanh và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong TMQT
Biểu đồ KN và tỉ trọng TMDV trong tổng thuơng mại toàn cầu (1995-2022)
Nguyên nhân:
- Đầu vào của ngành DV chủ yếu là con người ít bị phụ thuộc vào điều kiện vật chất và yếu tố
tự nhiên nên tiềm năng phát triển gần như không có giới hạn
- Nhu cầu DV phục vụ SX và đáp ứng cuộc sống của con người ngày càng tăng sẽ thúc đẩy
việc cung ứng và tiêu dùng DV
- Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn, thu nhập tăng lên, sẽ khuyến khích tiêu dùng các DV
cá nhân
- TMDV góp phần quan trọng phát triển bền vững của các quốc gia
2. Cơ cấu TMDV tiếp tục dịch chuyển theo hướng gia tăng tỉ trọng nhóm DV có hàm lượng
công nghệ cao, giảm tỉ trọng các DV truyền thống
- Nhóm dịch vụ TT-VT-MT, dịch vụ tài chính,… dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh và
chiếm tỉ trọng ngày càng cao
Nguyên nhân: Nhóm DV này có nhu cầu rất lớn, vai trò ngày càng quan trọng đối với ptr kt-
xh
Năm 2020 XKDV giảm 20%, nhưng nhóm DV TT – VT- MT và DV tài chính vẫn tăng
trưởng
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của một số nhóm DV năm 2020; DVT:%
- Doanh thu DV vận tải tiếp tục tăng lên, nhưng tỉ trọng duy trì ở mức thấp
- Duịch vụ du lịch quốc tế sẽ hồi phục và duy trì tỉ trọng lớn, sau dịch bệnh Covid -19, du lịch
quốc tế sẽ hình thành nhiều xu hướng mới. Xét về cơ cấu, dự báo doanh thu dich vụ dlqt sẽ
hồi phục (2023 hồi phục 90% so với 2019). Tuy nhiên, sẽ xuất hiện nhiều xu hướng mới
(Trươc kia đi du lịch nươc ngoài có thói quen, sở thích khác)
Biểu đồ doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch quốc tế (2011 – 2022)

45
Những xu hướng mới của DLQT?
- DLQT sẽ có sự thay đổi toàn diện từ nhận thức, sở thích, thói quen của du khách, đến hđ
kinh doanh của DNDL và cách quản lí DL của nhà nước (không đến những nơi đông người
chẳng hạn, đến những nơi còn nguyên sơ, ít người, ít ô nhiễm)
46
- Sức khoẻ và sự an toàn của du khách sẽ được đặt lên hàng đầu, an ninh y tế sẽ ngày càng
được quan tâm
- Các thành tựu KHCN sẽ được ứng dụng ngày càng rộng rãi (vào các trang web xem các
chương trình, đặt vé máy bay,… thay vì trực tiếp đến các công ty; Sân bay thay vì chen
chúc, có cnghe hộ chiếu điện tử -Vân tay, ánh mắt trong pass hộ chiếu;…)
3. Xu hướng hội tụ giữa TMDV và TM hàng hoá
- Sự hội tụ thể hiện ở sự gia tăng tính tương hỗ và phụ thuộc lẫn nhau giữa TMDV và TMHH
+ Sự phát triển của TMDV ngày càng gắn liền với sự phát triển của TMHH, nhiều DV chỉ
được thương mại hoá và mở rộng khi TMHH phát triển
4. Tự do hóa thương mại là xu thế quan trọng chi phối sự phát triển của TMQT
4.1. Khái niệm
- Tự do hóa thương mại là quá trình cắt giảm và xóa bỏ các rào cản thương mại, tạo môi trường
thuận lợi nhằm thúc đẩy TMQT phát triển
4.2. Nội dung chính của tự do hóa TM
- Cắt giảm và dỡ bỏ thuế quan thông qua các cam kết trong các thỏa thuận liên kết KTQT
- Giảm bớt hàng rào phi thuế quan (hạn ngạch, giấy phép,...)
- Môi trường cạnh tranh công bằng, không phân biệt đối xử trong TMQT (thông qua chế độ MFN,
NT)
Thực tiễn cắt giảm thuế quan trong TMQT
 Trong GATT/WTO:
o Năm 1950: mức thuế quan trung bình là 40%
o Năm 1980 giảm xuống còn 20%
o Hiện nay: khoảng 2%
 Trong EU: Thuế quan đã được dỡ bỏ hoàn toàn
 Trong các FTA: thuế quan cơ bản được dỡ bỏ

47
48
4.3. Các phương thức tự do hóa thương mại
(1) Tự do hóa thương mại đơn phương
- Các quốc gia chủ động, tự nguyện cắt giảm rào cản thương mại mà không yêu cầu đối tác có
những ưu đãi đáp lại
(2) Tự do hóa thương mại song phương
- Chính phủ 2 quốc gia ký kết hiệp định TMTD trong đó dành cho nhau những điều kiện thuận lợi
nhằm phát triển quan hệ TM giữa hai nước
(3) Tự do hóa thông qua hội nhập khu vực
- Các nước trong cùng khu vực ký kết các thỏa thuận thiết lập khu vực thương mại tự do
(4) Tự do hóa thương mại toàn cầu trong khuôn khổ WTO
Lợi ích của tự do hóa thương mại:
 Tạo điều kiện thuận lợi góp phần thúc đẩy TMQT phát triển
 Góp phần nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của DN và nền kinh tế quốc gia
 Giúp các nước tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài
 Mang lại lợi ích cho người tiêu dùng: chất lượng hàng hóa, DV được nâng cao; giá bán giảm
xuống,...

5. Cạnh tranh trong TMQT diễn ra ngày càng gay gắt, tranh chấp TMQT giữa các nước có xu
hướng tăng lên
Tranh chấp thương mại trong WTO (1995 – 2018)
 Có hơn 6000 vụ kiện về phòng vệ thương mại, trong đó nhiều nhất là các vụ kiện về chống
bán phá giá (90%)
 Có 43 nước khởi kiện, nước kiện nhiều nhất là Ấn Độ; nước bị kiện nhiều nhất là Trung
Quốc (19%)
 Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc hiện nay

49
VI. Giá quốc tế của hàng hóa và tỷ lệ trao đổi trong thương mại quốc tế
1. Giá quốc tế của hàng hóa
1.1. Khái niệm giá quốc tế
Giá quốc tế của hàng hóa là biểu hiện bằng tiền giá trị quốc tế của hàng hóa, đồng thời thể hiện tổng
hợp các mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới
Không phải do NB và NM hay giá cộng lại chia đôi, do thị trường quy định giá cả hàng hóa. Giá
quốc tế không chỉ phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa, mà xu thế cạnh tranh cũng tác động tới giá
phản ảnh quan hệ cung cầu. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác chi phối giá quốc tế như quy định chính
phủ các quốc gia áp giá trần, sàn; mối quan hệ chính trị, kinh tế...
1.2. Tiêu chí xác định giá quốc tế
(1) Giá của những hợp đồng mua bán theo các điều kiện thương mại thông thường
Điều kiện thương mại thông thường là những điều kiện dựa trên nguyên tắc bình đẳng, ý chí
trên hợp đồng của các bên, không có sự áp đặt của 1 bên. Nếu có sự áp đặt thì sẽ không phản
ánh đúng quan hệ cung cầu thị trường. Một số quốc gia cho vay, những nước đi vay phải
mua hàng hóa của nước cho vay -> áp đặt -> không được coi là giá quốc tế
(2) Giá của những hợp đồng mua bán có giá trị lớn, hoặc giá ở các trung tâm giao dịch hàng hóa
trên thế giới
Những hợp đồng mua bán lớn mới có sự tác động đến giá cả thị trường. Các trung tâm giao
dịch cà phê ở London,... phản ảnh giá quốc tế của 1 mặt hàng nào đó, có thể coi đây là giá
tham khảo, căn cứ -> mặc cả cao thấp trong đàm phán giá tránh thua thiệt
(3) Giá đó được tính bằng đồng tiền có thể tự do chuyển đổi
VD: USD, Yên Nhật... đó là những đồng tiền mạnh, ít sự thay đổi trong tỷ giá -> đảm bảo
ích lợi giữa các bên. Một số QG chuyên XK mặt hàng nào đó thì có thể dùng giá đó làm giá
quốc tế. Ví dụ ở Việt Nam thì có thể sử dụng giá gạo ở Thái Lan làm giá quốc tế, giá cà phê
có thể tham khảo của Brazil, than đá có thể dùng của Nam Phi,...
=> Đây chỉ là cơ sở tương đối, vì giá bán của mình còn phụ thuộc vào thời gian, không gian, số
lượng, chất lượng hàng hóa... để tăng/giảm giá phù hợp để làm giá quốc tế
50
1.3. Đặc điểm của giá quốc tế của hàng hóa
(1) Giá quốc tế thường xuyên biến động theo những xu hướng phức tạp
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá quốc tế:
 Giá trị của hàng hóa
(năng suất lao động, cường độ lao động, trình độ khoa học áp dụng trong sản xuất, hao phí
lao động,...)
 Quan hệ cung – cầu hàng hóa trên thị trường
 Giá trị đồng tiền thanh toán
Ổn định thì giá cả ổn, đồng tiền mất giá thì giá tăng lên...
 Cạnh tranh trên thị trường, tình hình chính trị quốc tế,...
(2) Có hiện tượng nhiều giá đối với cùng một mặt hàng
Nguyên nhân:
 Mua bán theo phương thức giao dịch khác nhau
Mua bán giao dịch trực tiếp -> giá thấp hơn so với qua trung gian. Hoặc là phương thức đấu
thầu -> mua đc mức giá thấp nhất, ngược lại với đấu thầu
 Phương thức vận tải khác nhau
Do tùy tính chất mặt hàng + nhu cầu về thời gian vận chuyển -> lựa chọn phương thức vận
tải khác nhau -> chênh lệch giá do cước phí khác nhau
 Điều kiện thanh toán khác nhau
 ...
(3) Có hiện tượng giá cánh kéo
Giá cánh kéo là gì?
- Là hiện tượng khác nhau trong sự biến động về giá của 2 nhóm hàng:
 Khi giá tăng, giá của nhóm mặt hàng I (sản phẩm chế tạo) có xu hướng tăng nhiều hơn
nhóm hàng II (nguyên liệu, nông sản)

 Khi giá giảm, giá nhóm mặt hàng I có xu hướng giảm ít hơn nhóm hàng II

Tác động của giá cánh kéo với các nhóm nước?
 Có lợi cho các nước phát triển, lý do: trong cơ cấu hàng hóa XNK, các nước này XK chủ
yếu nhóm hàng I, NK chủ yếu nhóm hàng II
 Bất lợi cho các nước đang phát triển, lý do: trong cơ cấu hàng hóa XNK, các nước này XK
chủ yếu nhóm hàng II, NK chủ yếu nhóm hàng I

2. Tỷ lệ trao đổi (Điều kiện thương mại – terms of trade – T) trong thương mại quốc tế
- Khái niệm: Là tỷ số so sánh giữa chỉ số biến động giá XK và chỉ số biến động giá hàng NK của
51
một nước trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)
T = (Pe / Pi)
Pe: chỉ số biến động giá hàng XK
Pi: chỉ số biến động giá hàng NK
- Ý nghĩa: Cho biết một nước có lợi hay bị bất lợi trong TMQT khi giá hàng hóa có sự biến động
Cụ thể:
 Trường hợp T > 1, quốc gia đó có lợi
Nguyên nhân:
o Khi giá tăng: giá hàng XK tăng nhiều hơn giá hàng NK
o Khi giá giảm: giá hàng XK giảm ít hơn giá hàng NK
 Trường hợp T < 1, quốc gia đó bất lợi
- Biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của hiện tượng giá cánh kéo và tỷ lệ trao đổi bất lợi:
 Chuyển dịch cơ cấu hàng XK: tăng tỷ trọng XK nhóm hàng I, giảm tỷ trọng XK nhóm hàng
II
 Đa dạng hóa mặt hàng XK và đa phương hóa thị trường XK
 Tham gia các tổ chức, hiệp hội của các nước XK nhằm ổn định cung cầu, giá cả

CHƯƠNG 3. THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ


I. Khái quát về dịch vụ
1. Khái niệm dịch vụ
- DV là những hoạt động mang tính xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu về SX, kinh doanh và
cuộc sống của con người
Đặc trưng của DV: vô hình, phi vật chất
- Lưu ý:
 Về bản chất, DV là những sản phẩm do con người tạo ra để đáp ứng nhu cầu về SX, kinh
doanh và cuộc sống
 Sản phẩm DV là sự thay đổi về điều kiện, trạng thái của con người hoặc đối tượng bị tác
động, hoặc tạo ra sản phẩm dịch vụ mới
Bản chất là sản phẩm dịch vụ được chuyển dịch từ con người hoặc bị tác động tạo ra sản
phẩm mới. VD: vận tải hàng hóa từ A-B -> chuyển đổi trạng thái của hàng hóa. VD: đi bệnh
viện sử dụng dịch vụ y tế -> thay đổi trạng thái từ ốm yếu thành khỏe mạnh. VD: sử dụng
DV giáo dục -> nghĩ ra các sản phẩm mới như bản tiểu luận, sáng tác, ý kiến mới. VD:
nghiên cứu phần mềm -> nghĩ ra các phần mềm mới,...
 Quá trình SX (cung ứng) DV là những hoạt động của con người nhaefm tạo ra sản phẩm
52
dịch vụ
Con người tạo ra sản phẩm như nói trên
 Quá trình SX DV có sự tương tác của 3 yếu tố: người cung ứng DV – cơ sở vật chất –
người tiêu dùng DV
Chủ thể quan trọng nhất là người cung ứng -> kết hợp cơ sở vật chất được trang bị -> cung
ứng cho người tiêu dùng -> tạo ra sản phẩm. Người tiêu dùng phải có trong quá trình SX
DV bởi vì không có người TD thì sẽ không cung ứng được DV. VD: cung ứng dịch vụ giáo
dục + cơ sở vật chất, nhưng nếu không có người học thì sẽ không dạy học được. Điểm này
khác với sản xuất HH là chỉ có người cung ứng + cơ sở vật chất

2. Đặc điểm của dịch vụ


2.1. Đặc điểm cơ bản của DV là vô hình, phi vật chất, không thể nhìn thấy DV trước khi tiêu dùng
- Sản phẩm hàng hóa được tạo ra chủ yếu từ các yếu tố vật chất nên sản phẩm hàng hóa luôn tồn tại
dưới hình thái vật chất, hữu hình có thể nhìn thấy, cầm nắm được
- Sản phẩm DV được tạo ra chủ yếu từ hoạt động con người: sự sáng tạo, trình độ chuyên môn, kỹ
năng, chất xám của con người nên không tồn tại dưới vật phẩm cụ thể mà vô hình, phi vật chất
VD: DV giáo dục, y tế, giải trí, du lịch, DV ngân hàng...
Dịch vụ y tế: y tá sử dụng kỹ năng chuyên môn để chữa bệnh -> sản phẩm DV là sự thay đổi trạng
thái của bệnh nhân
- Người tiêu dùng không thể nhìn thấy được, cầm nắm được DV trước khi tiêu dùng, họ chỉ cảm
nhận được chất lượng, giá trị sử dụng khi sử dụng DV
VD: đi xem phim, phải đi xem phim thì mới cảm nhận được nội dung của nó, còn chưa xem thì sẽ
không biết được chất lượng của bộ phim
Ý nghĩa của đặc điểm?
- Đối với người cung ứng: cần coi trọng hoạt động Marketing, tư vấn cho khách hàng, xây dựng
thương hiệu,...
-> xây dựng được uy tín của khách hàng đối với DN. VD: dịch vụ phẫu thuật, nếu không có MKT
đầy đủ thì NTD sẽ không sử dụng DV, bởi vì liên quan đến sức khỏe con người là vô cùng nguy
hiểm
- Đối với người tiêu dùng: cần tìm hiểu kỹ DV và nhà cung ứng DV trước khi tiêu dùng để tránh rủi
ro, hoặc tiêu dùng DV không đúng kỳ vọng
VD: tham dự các khóa học, nghe được thông tin của khóa học, đồng thời phải cần chủ động tìm
hiểu nhà cung ứng DV xem xét uy tín của họ như thế nào

2.2. Quá trình cung ứng và tiêu dùng DV diễn ra đồng thời, sản phẩm – dịch vụ không thể dự trữ,
vận chuyển, không qua các khâu trung gian (SX không tách rời tiêu dùng)
- Trong SX hàng hóa: quá trình SX – Tiêu dùng tách rời nhau, diễn ra qua nhiều khâu trung gian,

53
trong thời gian và không gian khác nhau
VD: sx quần áo, đến năm sau mới bán
- Trong cung ứng DV:
 Việc cung ứng và tiêu dùng DV diễn ra đồng thời về thời gian và không gian (cùng lúc,
cùng địa điểm, quá trình sx đồng thời cũng là quá trình tiêu dùng dịch vụ)
Ví dụ: DV giải trí, DV y tế, DV giáo dục )giáo viên dạy học (cung cấp) - học sinh học (sd)
VD: dịch vụ giải trí – đi xem bóng đá/ca nhạc thì nó diễn ra trận bóng đá và không lặp lại
sau đó, người tiêu dùng cần phải trực tiếp đi xem. VD trong dịch vụ giáo dục, bài giảng chỉ
trên lớp, học sinh cần phải lên lớp đi học...
 DV không thể sản xuất hàng loạt để dự trữ, vận chuyển, nhiều DV sẽ tự mất đi nếu không
được sử dụng
VD: máy bay có 200 ghế nhưng hôm nay chỉ có 150 ghế khách ngồi -> 50 ghế trống tự mất
đi doanh thu. Ngày mai nếu có 200 người bay thì cũng chỉ có 200 người thôi, không nhét
được 50 người hôm qua vào. => Hàng hoá nếu không bán được thì để mai bán, nhưng dịch
vụ sẽ mất đi nếu không sử dụng.
 Nhiều DV chỉ được tạo ra khi có sự tương tác trực tiếp giữa người cung ứng và người tiêu
dùng, người tiêu dùng cùng tham gia quá trình SX DV
VD: Đi cắt tóc/làm đẹp thì phải trực tiếp đi, không thể nhờ người khác đi làm đẹp hộ; đi
khám bệnh phải trực tiếp đi, không thể đi hộ; giáo dục truyền thống phải có sự tương tác
trực tiếp giữa gv-hs
Người SX và tiêu dùng DV phải cùng có mặt ở cùng thời gian và không gian; người tiêu
dùng cùng tham gia quá trình cung ứng DV. VD đi xem đá bóng ở trên...
 (U) Sự phát triển của KHCN làm cho một số DV không còn tính chất truyền thống này
Ví dụ: học online, dịch vụ chuyển tiền online, mua sắm online, đăng ký bác sĩ khám bệnh
online,...
Ý nghĩa của đặc điểm?
- Đối với người cung ứng:
+ Nghiên cứu kỹ cung - cầu thị trường, linh hoạt trong kinh doanh để sử dụng hiệu quả cơ sở vật
chất đã đầu tư (vì làm ra phải sử dụng ngay không dự trữ được)
VD: khách sạn cho khách du lịch thì mùa cao điểm giá ntn/mùa thấp điểm giá rẻ hơn để kích
thích họ đi, bù vào chi phí vỗn dĩ không có được; máy bay-ô tô cần có sự kích thích người
dùng, nếu giá cao quanh năm chả ai đi, vậy cần khuyến mãi ntn? : cung ứng dịch vụ máy
bay, trong trường hợp Covid-19 lượng khách ít, hay trong trường hợp khách quá đông ->
cần nghiên cứu để tăng vé/giảm vé/ hoặc các biện pháp khác nhằm quản lý rủi ro

VD: mở trung tâm gia sư: xem xét quy mô dân số, tỷ lệ học sinh tiểu học, nghiên cứu về cầu
dịch vụ giáo dục...

54
VD: trong dịp lễ tết thì người cung ứng cần tận dụng nguồn lực (con người, cơ sở máy móc
cần duy tu sửa chữa...) -> khai thác tối đa công suất khi cầu thị trường tăng cao

+ Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ mới để tăng khả năng thương mại hóa dịch vụ (tức để
bán được nhiều; U: đa dạng hoá tạo ra nhiều DV khác nhau để bán được DV)
VD: Kinh doanh DV gia sư, để tăng người học, ngoài học off 20 người đến, còn thêm được
hàng trăm người khác nếu học online; Ca nhạc nếu trước kia chỉ thu được vé của những
người trực tiếp đến xem thì giờ có thể thu vé của hàng tỉ người khác trên TG nếu đánh bản
quyền
VD: đối với công ty giao nhận, ngoài việc cung ứng dịch vụ vận chuyển, thì cung cấp thêm
dịch vụ lưu kho lưu bãi, đóng gói bao bì, bảo quản sản phẩm,...
- Đối với người tiêu dùng: luôn cập nhật và sử dụng công nghệ mối nhằm gia tăng lợi ích khi tiêu
dùng DV
2.3. Chất lượng DV thường không đồng nhất, khó khăn trong việc duy trì sự ổn định của chất lượng
DV
- Đối với SX hàng hóa: sản phẩm được SX theo quy chuẩn/tiêu chuẩn quy định nên chất lượng
đồng đều, dễ duy trì sự ổn định về chất lượng -> chất lượng hàng hóa hữu hình sẽ như nhau
- Đối với SX dịch vụ: sản phẩm DV do cùng DN, hoặc cá nhân cung ứng nhưng chất lượng thường
không hoàn toàn giống nhau
VD: cùng 1 ngân hàng/ quán nail… -> tuỳ thuộc vào tinh thần thái độ của từng nhân viên
- Nguyên nhân:
 Do tính vô hình của DV, nên khó có thể xây dựng các tiêu chuẩn, thông số cụ thể làm cơ sở
để chuẩn hóa chất lượng DV (U: khó lượng hoá như sx hàng hoá)
 Quá trình SX – Tiêu dùng diễn ra đồng thời nên không thể kiểm tra chất lượng để loại bỏ
những DV không đạt yêu cầu trước khi cung ứng
 Việc duy trì chất lượng DV luôn phụ thuộc vào cá nhân người cung ứng (trình độ chuyên
môn, kỹ năng, các yếu tố chủ quan,...)
VD: Cắt tóc hỏng rồi thì sao mà làm lại đầu mới cho khách được
 Việc đánh giá chất lượng DV phụ thuộc nhiều vào cảm nhận, trải nghiệm chủ quan của
người tiêu dùng DV
-> cần cá nhân hóa dịch vụ + đa dạng hóa dịch vụ vì feedback mỗi người khác nhau -> nhằm
đáp ứng tập khách hàng lớn (DV thì không nên cung ứng hàng loạt)
 Chất lượng DV còn phụ thuộc vào thời gian, không gian cung ứng DV
Ý nghĩa:
- Đối với người cung ứng: cần coi trọng việc cá thể hóa DV khu cung ứng cho khách hàng;
- Luôn lắng nghe đánh giá, ý kiến phản hồi của khách hàng để không ngừng nâng cao chất lượng
DV

55
- Cần coi trọng công tác tuyển dụng, đào tạo, nâng cao tính chuyên nghiệp của nhân viên; coi trọng
đánh giá, phản hồi của khách hàng

2.4. Trong cơ cấu giá trị của DV, hàm lượng tri thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn của người lao
động chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí rất lớn
Trong cơ cấu giá trị DV, con người đóng vai trò lớn nhất
- Trong sản phẩm hàng hóa: đầu vào của quá trình SX chủ yếu là yếu tố vật chất, hàm lượng chất
xám thường chiếm phần không lớn
VD: sản xuất quần áo chủ yếu là yếu tố vật chất, trình độ tay nghề người may
- Trong sản phẩm DV: yếu tố đầu vào chủ yếu là kỹ năng, sự sáng tạo, trình độ chuyên môn, thái độ
chuyên nghiệp của người lao động
VD: trong dịch vụ y tế, trình độ chuyên môn của các bác sĩ là rất cao...
Ý nghĩa:
- Con người là yếu tố rất quan trọng trong cung ứng DV, cần coi trọng chất lượng nguồn nhân lực
- Tăng cường đào tạo chuyên môn, nâng cao tính chuyên nghiệp

2.5. Sự phát triển của KHCN làm cho sản phẩm DV có xu hướng ngày càng có tính chất của hàng
hóa
- Ngày càng có nhiều DV trong đó quá trình SX – Tiêu dùng tách rời nhau, sản phẩm DV có thể lưu
trữ, vận chuyển
- DV không chỉ tồn tại và sử dụng đồng thời với quá trình SX mà có thể sử dụng trong thời gian dài
(các website; phần mềm máy tính, phim ảnh, ca nhạc,...)

II. Thương mại dịch vụ quốc tế


1. Các phương thức cung ứng dịch vụ theo quy định của WTO
1.1. Cung ứng qua biên giới (Mode 1 – Cross Border Supply)
- Là phương thức trong đó DV được cung ứng từ lãnh thổ một thành viên sang lãnh thổ thành viên
khác
- Đặc điểm:
 Bản thân DV thực sự di chuyển ra khỏi lãnh thổ nước cung ứng, không có sự di chuyển của
người cung ứng và người tiêu dùng
56
 Có tiềm năng phát triển rất lớn do sự phát triển của CNTT
Tiềm năng về thị trường trong việc cung ứng DV xuyên biên giới là rất lớn, tuy nhiên khó
khăn trong việc quản lý nhà nước về phong tục tập quán như phim ảnh, chương trình QC từ
nước ngoài -> khó trong việc thu được thuế của nhà nước...
 Ví dụ: DV giáo dục trực tuyến; DV vận tải quốc tế; DV thông tin, viễn thông quốc tế;...
1.2. Tiêu dùng ở nước ngoài (Mode 2)
- Là hình thức cung ứng trong đó DV được cung ứng bên trong lãnh thổ của một nước cho người
tiêu dùng nước ngoài
Ví dụ như người nước ngoài Mỹ muốn sử dụng dịch vụ của VN thì phải đến VN để sử dụng, phía
VN cung ứng dịch vụ ở VN, bản thân DV vẫn nằm trong QG
- Đặc điểm:
 Có sự di chuyển của đối tượng tiêu dùng DV ra ngoài lãnh thổ quốc gia để tiêu dùng DV ở
nước khác
 Quy định của các nước đối với phương thức này tương đối thông thoáng, nhưng dễ bị ảnh
hưởng của các yếu tố tự nhiên
 Chi phí tiêu dùng DV cao
Vì phải di chuyển, ví dụ như đi du học, đi du lịch phải đi máy bay, tàu... thì chi phí vận
chuyển cao
 Ít bị hạn chế bởi các quy định của các nước
Chính phủ của các nước người tiêu dùng và các nước có DN cung ứng dịch vụ đều rất cởi
mở vì đây là hoạt động nhằm mục đích phát triển, những nước cung ứng sẽ thu được nhiều
tiền (có thể là ngoại tệ), còn người sử dụng DV thì có thể đáp ứng nhu cầu của họ (như đi du
học, đi du lịch)
 Ví dụ:
1. Du lịch quốc tế: khách đi du lịch ra nước ngoài và sử dụng các DV để phục vụ
chuyến du lịch. Năm 2010 đạt 976, năm 2019 đạt 1466. Tuy nhiên, Covid-19 giảm
gầm 75% số lượt khách DLQT

57
2. Du học nước ngoài: người học đến quốc gia khác và tiêu dùng các DV về học tập,
sinh hoạt,... tại nước đến du học. Năm 2005: 2850, xu hướng tăng nhanh, 2018 tăng
5100

58
3. Chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh ở nước ngoài
4. Đưa máy bay, tàu biển,... ra nước ngoài sửa chữa, bảo dưỡng
5. …
1.3. Hiện diện thương mại (Mode 3 – Commercial presence)
- Nhà cung ứng DV của một nước di chuyển ra khỏi lãnh thổ và thành lập cơ sở cung ứng DV ở
nước khác để cung ứng DV thông qua cơ sở đó
- Đặc điểm:
 Có sự di chuyển của nhà cung ứng DV ra khỏi lãnh thổ quốc gia để thành lập cơ sở cung
ứng DV ở nước ngoài
 Hình thức hiện diện ở nước ngoài: thành lập DN liên doanh (góp vốn với DN địa phương),
DV 100% vốn nước ngoài; Văn phòng đại diện; Chi nhánh;...
 Phương thức này thường chịu sự quản lý chặt chẽ của các nước thông qua các quy định về
FDI
 Ví dụ:
o Trong lĩnh vực DV phân phối: nhiều DN phân phối nước ngoài đã mở các siêu thị ở
Việt Nam: Aeon Mall (Nhật Bản), Auchan (công ty siêu thị của Pháp, vào VN kinh
doanh không thuận lợi – đã rút khỏi VN), Big C (Thái Lan), Lotte (HQ),...
o Trong lĩnh vực thông tin viễn thông: Tập đoán Viettel của Việt Nam đã thành lập
DN ở nhiều nước trên thế giới: Viettel, unitel (Lào), natcom (Haiti), metfone
(Campuchia), bitel (Peru), telemor (hiện nay là 10 nước, kinh doanh viễn thông, điện
thoại
o Nhiều ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam: HSBC (Hồng Kông,
Thượng Hải), ANZ (Úc), Public bank (Malaysia), Shinhan bank (Hàn Quốc),
UOB,...
 Cách này bị quản lý rất chặt, liên quan đến cạnh tranh với các công ty nước ngoài
1.4. Hiện diện của thể nhân (Mode 4 – Presence of Natural Persons)
- DV được cung ứng bởi nhà cung ứng DV của một nước thông qua sự hiện diện tạm thời của thể
nhân trên lãnh thổ của nước khác
- Đặc điểm: Có sự di chuyển tạm thời của cá nhân người cung ứng ra nước ngoài để trực tiếp cung
ứng DV
- Ví dụ:
 XK lao động
Ra nước ngoài theo thời hạn hợp đồng 2-3 năm rồi trở về
 Di chuyển của nhân viên trong các công ty FDI
 Việc thuê chuyên gia nước ngoài,...

59
Phương pháp quản lý chặt chẽ bằng việc các chính sách về lượng người lao động di chuyển qua
biên giới, tránh tình trạng cạnh tranh với lao động tại nước sở tại
Khác nhau giữa Mode 3 và 4:
- Mode 3: sự di chuyển của các tổ chức (pháp nhân) có tư cách pháp lý
- Mode 4: sự di chuyển của cá nhân (thể nhân) có tư cách pháp lý (độ tuổi lao động, số lượng lao
động xuất nhập khẩu...)
So sánh các Mode theo đối tượng di chuyển
- Mode 1: đối tượng dịch chuyển là bản thân DV (DV thực sự dịch chuyển qua biên giới)
- Mode 2: đối tượng dịch chuyển là người tiêu dùng DV (VD: làm đẹp, du học,…)
- Mode 3 và Mode 4: đối tượng dịch chuyển là nhà cung ứng DV (Mode 3 là pháp nhân, Mode 4 là
thể nhân)
So sánh các DV theo các phương thức cung ứng:
Phần lớn DV đều có thể cung ứng theo các Mode khác nhau/phương thức khác nhau VD:
- DV viễn thông – Mode 1, 2, 3, 4 (Mode 1: gọi điện thoại, tin nhắn ra nước ngoài, mã hóa nó để
sang quốc gia; Mode 2: người nước ngoài sử dụng dịch vụ viễn thông ở nước sở tại; Mode 3: thành
lập công ty ở nước ngoài để cung ứng dịch vụ; Mode 4: cử người sang nước ngoài)
- DV giáo dục – Mode 1, 2, 3, 4 (Mode 1: các khoá học online, học ở nước mình dạy ở nước họ, chỉ
có chương trình học được chuyển từ nước này sang nước 2; trong đó Mode 2 là phổ biến nhất liên
quan đến du học nước ngoài; Mode 3: các cơ sở gduc ở nước ngoài đến nước ta xây dựng các
trường học/ hoặc kinh doanh liên kết với các trường học ở nước khác; Mode 4: cử giáo viên sang
nước khác trao đổi)
Tình hình sinh viên quốc tế trên thế giới
- Năm 2019, trên tg có hơn 6,1tr du học sinh quốc tế
- Các qg có số sinh viên quốc tế nhiều nhất là Mỹ, Australia, Trung Quốc,
Anh, Nhật, Pháp,…
60
DV nào chỉ có thể cung ứng bằng một Mode?
 DV vận tải – Mode 1
 DV du lịch – Mode 2
 DV XK lao động – Mode 4

61
62
63
2. Đặc điểm của thương mại dịch vụ quốc tế
2.1. Trong TMDVQT không nhất thiết phải có sự di chuyển của bản thân DV qua biên giới quốc
gia, mà có thể thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau
- Trong TM hàng hóa phải có sự di chuyển của bản thân hàng hóa ra ngoài lãnh thổ quốc gia
- Trong TMDV không nhất thiết phải có sự di chuyển của bản thân DV ra khỏi lãnh thổ quốc gia,
mà có thể là sự di chuyển của người cung ứng, hoặc người tiêu dùng DV
Ví dụ:
 Trong các phương thức cung ứng DV chỉ có Mode 1 có sự di chuyển của bản thân DV
 Mode 2 là sự di chuyển của người tiêu dùng DV
 Mode 3, Mode 4 là sự di chuyển của người cung ứng DV (người cung ứng ở Mode 3 và
Mode 4 khác nhau về địa vị pháp lý)
- Như vậy, trong TMDV quốc tế có nhiều loại hình DV phải có sự di chuyển của người cung ứng,
hoặc người tiêu dùng ra ngoài lãnh thổ quốc gia
- Ý nghĩa:
 Giúp các nước khai thác tốt các lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn lực để phát triển
VD: công trình kiến trúc, sản phẩm vật thể (đền chùa, danh lam thắng cảnh) và phi vật thể
(múa, hát) nhằm phát triển du lịch bằng việc tận dụng lợi thế về tự nhiên. Thái Lan rất phát
triển về mảng này với 40 triệu khách, thu về hơn 60 triệu USD về du lịch quốc tế
 Tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp, kể cả cá nhân có thể tham gia XK DV ngay ở trong
nước (XK tại chỗ), giúp giảm rủi ro và tăng lợi thế cạnh tranh
VD: Muốn bán thì phải tìm khách hàng, sản xuất, vận chuyển.. mà XK tại chỗ giúp thu
ngoại tệ, giảm rủi ro rất lớn, đặc biệt phù hợp với các DN vừa và nhỏ mới thâm nhập thị
trường nước ngoài

64
2.2. Mức độ tự do hóa TMDV hạn chế hơn so với thương mại hàng hóa cả về số nước cam kết,
phạm vi và mức độ cam kết
Xu thế tự do hóa TM giúp các nước hạn chế các biện pháp thuế/phi thuế nhằm thúc đẩy TMQT, tuy
nhiên giữa TMHH và TMDV thì số lượng nước tham gia, phạm vi cam kết, mức độ cam kết của
DV vẫn hạn chế hơn
- Trong TMHH, tất cả các nước đều cam kết mở cửa thị trường ở phạm vi rộng, mức độ cao
- Tromg TMDV, mỗi lĩnh vực DV có số lượng nước cam kết và mức độ cam kết tự do hóa khác
nhau, nhất là trong các lĩnh vực: giáo dục, y tế, phân phối,...
Các dịch vụ nhạy cảm liên quan đến an ninh quốc gia, DV giáo dục, y tế vẫn hạn chế rất nhiều, ít
bệnh viện từ nước ngoài do chi phí của tư nhân cao và người dân có thể không đáp ứng -> liên quan
đến tính mạng con người thì nhà nước phải can thiệp. Hay là ngân hàng nước ngoài rất ít do có thể
họ tiếp nhận tiền gửi, xong phá sản rồi trở về nước thì gây ra rủi ro rất lớn. Hay giáo dục thì quốc tế
có thể dạy những thứ không phải là văn hóa nội địa mà truyền bá tư tưởng nước họ... -> lượng nước
cam kết sẽ ít đi

65
Nguyên nhân tự do hóa TMDV luôn bị hạn chế:
 Nhiều DV có vai trò quan trọng đối với an ninh quốc gia, phát triển kinh tế, việc làm và lợi
ích của người tiêu dùng nên được nhà nước bảo hộ

- Nhiều lĩnh vực DV thuộc độc quyền của nhà nước, hạn chế tối đa sự tham gia của DN nước ngoài
 VD: Ở Việt Nam, các lĩnh vực DN nước ngoài không được tham gia: phát hành, truyền tin,
in ấn, xuất bản,...
- Mục đích: đảm bảo an ninh quốc gia, đảm bảo sự ổn định về KT – XH, bảo vệ quyền lợi của
người tiêu dùng
- Như vậy, tự do hóa TMDV trên thế giới diễn ra ở mức độ hạn chế hơn, hẹp hơn so với TMHH
Câu hỏi phân biệt GAT và UNESCO thi gk
2.3. Phương thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ luôn có sự thay đổi do sự phat triển của khoa học
công nghệ
- TMDV truyền thống cần sự tương tác giữa người cung ứng – tiêu dùng, sản phẩm dịch vụ không
thể lưu trữ, vận chuyển
VD: trước kia muốn học ctrinh nước ngoài phải du học/ ngày này có thể tại chỗ tham gia khoá học
online; các sự kiện văn hoá thể thao âm nhạc trước phải đi xem trực tiếp/ nay có thể xem
livesteam…; trước kia cần gửi tiền ra nước ngoài cần ra ngân hàng/ nay ở nhà làm các thủ tục liên
quan đến các nước mà không cần sự tiếp cận của ngân hàng
- Sự phát triển của KHCN, đặc biệt là internet, giúp việc ucng ứng và tiêu dùng dịch vụ ngày càng
thuận lợi và hiệu quả -> (U:Tạo cơ hội cho người tiêu dùng thuận tiện, sáng tạo)
- Các loại hình dịch vụ cung ứng theo Mode 1 (tức cung ứng qua biên giới, TMDV) tăng nhanh, tỉ
trọng kim ngạch các DV cần sự tương tác giữa người cung ứng – tiêu dùng có xu hướng giảm
2.4. Quản lý TMDV quốc tế được thực hiện chủ yếu bằng các quy định áp dụng bên trong lãnh thổ
quốc gia (bảo hộ sau biên giới)
- Trong TM hàng hóa, các biện pháp quản lý XNK chủ yếu được áp dụng tại cửa khẩu quốc gia
(cửa khẩu biên giới, sân bay, khu quản lí hải quan nội địa,…)
- Quản lý TMDV thực hiện bằng các quy định áp dụng bên trong lãnh thổ quốc gia nhằm tác động
vào chủ thể cung ứng DV nước ngoài, hoặc người tiêu dùng DV trong nước
“Áp dụng bên trong lãnh thổ QG” = các quy định, biện pháp. VD quy định tác động tới người cung
ứng, tiêu dùng ở mức nào (do DV có tính vô hình)
=>Tuỳ từng phương thức các nước có các biện pháp/chính sách khác nhau
Ví dụ:
 Mode 1: điều kiện đối với DV nước ngoài khi thâm nhập thị trường nội địa
quy định về đảm bảo an ninh quốc gia; phù hợp với văn hóa, truyền thống dân tộc, quy trình
kiểm duyệt,... VD: Phim ảnh phải đc kiểm duyệt, cắt bỏ những video phản động,…
 Mode 3 (Hiện diện thương mại – tức đầu tư ra nước ngoài để thiết lập các cơ sở cung cấp
66
dịch vụ): quy định về việc thành lập, hoạt động đối với doanh nghiệp FDI
 Mode 4: quy định, yêu cầu đối với cá nhân người cung ứng DV nước ngoài và DN trong
nước có sử dụng lao động nước ngoài
VD: giáo viên nước ngoài đi vào dạy -> cần có chứng chỉ bằng cấp gì không; hoặc visa
khoảng 6 tháng thì sau 6 tháng người dạy phải về nước... Ngoài ra có 1 số ngành khuyến
khích lao động từ nước ngoài trong thời gian dài (bao nhiêu % lao động từ nước ngoài/ hay
tối đa bao nhiêu người) -> bảo vệ người lao động trong nước

2.5. Một số đặc điểm khác


- TMDV quốc tế bị hạn chế bởi nhiều yếu tố về không gian, điều kiện thực hiện, văn hóa, truyền
thống của mỗi quốc gia,...
III. Các biện pháp quản lí thương mại DVQT
1. Quản lý giá dịch vụ
- Mục đích quản lý giá: góp phần đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế và bảo vệ lợi ích của người
tiêu dùng
- Những dịch vụ có sự quản lí về giá thường có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, có ảnh hưởng
đến số lượng lớn người tiêu dùng… VD các DV cung cấp điện, nước, ngân hàng,…
Hình thức quản lí giá: nhà nước ấn định giá, nhà nước định khung giá…
IV. Tình hình phát triển của thương mại dịch vụ quốc tế
1. Quy mô thị trường DVQT ngày càng lớn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong TM thế giới
- Các lĩnh vực của TMQT:
 Thương mại hàng hóa
 Thương mại dịch vụ
- Trong nhiều năm qua, tăng trưởng TMDV luôn cao hơn so với TMHH, giai đoạn 2010 – 2019 đạt
trung bình 5.2% (TMHH là hơn 4.5%); năm 2020, TMDV suy giảm nhiều hơn TMHH
- Quy mô XK DV tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng KN XK toàn cầu:
 Năm 1995: 1300 tỷ USD, chiếm 20%
 Năm 2019: 6200 tỷ USD, chiếm 24.5%
 Năm 2020: gần 5000 tỷ USD, chiếm 22%
 Năm 2021: 6000 tỷ USD, chiếm 22.5%

67
Nguồn: ITC

2. Cơ cấu TMDV chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nhóm DV truyền thống, tỷ trọng nhóm
DV có hàm lượng công nghệ cao tăng nhanh

2.1. DV vận tải quốc tế


- DV vận tải là loại hình DV truyền thống có doanh thu lớn và vai trò quan trọng trong TMQT,
nhưng những năm gần đây tỷ trọng doanh thu giảm mạnh:
 Năm 1995: 305 tỷ USD, chiếm 36.6%
 Năm 2019: đạt 1050 tỷ USD, chiếm 16.5%
 Năm 2020: đạt 850 tỷ USD, chiếm 16.4%
-> Giá trị vẫn tăng, nhưng tỷ trọng giảm

68
- Cơ cấu XKDV vận tải:
 Vận tải biển: có vai trog quan trọng trong vận chuyển hàng hóa XNK; doanh thu chiếm tỷ
trọng lớn; tỷ trọng ổn định; 2020 đạt 390 tỷ USD, chiếm 46% (năm 2019 chiếm 37%)
 Vận tải hàng không: doanh thu tăng trưởng nhanh, tỷ trọng lớn thứ 2; năm 2019 đạt gần 400
tỷ USD, chiếm 34%; năm 2020 giảm xuống còn 215 tỷ USD (giảm 45% so với 2019),
chiếm 26%
 Các phương thức vận tải khác: năm 2020 đạt 250 tỷ USD, chiếm 28%

2.2. Dịch vụ du lịch quốc tế


- Là DV có quy mô doanh thu lớn, tăng trưởng tương đối ổn định và chiếm tỷ trọng lớn trong
TMDV quốc tế
 Năm 2010 đạt 950 tỷ USD, chiếm 28%
 Năm 2019 đạt 1460 tỷ USD, chiếm 24.5%
 Năm 2020 đạt 390 tỷ USD, giảm 75% so với năm 2019, chiếm 10.7%

69
70
71
- Du lịch quốc tế dự báo sẽ hồi phục và tăng trưởng trở lại sau 3 – 4 năm; sau dịch bệnh Covid-19
DLQT sẽ hình thành nhiều xu hướng mới

- Những xu hướng mới của DLQT:


 DLQT sẽ có sự thay đổi toàn diện từ nhận thức, sở thích, thói quen của du khách, đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch và cách quản lý DL của Nhà nước
 Sức khỏe và sự an toàn của du khách sẽ được coi trọng hơn, an ninh y tế sẽ ngày càng được
quan tâm
 Các thành tựu KHCN sẽ được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong DLQT, nhất là du lịch trực
tuyến
E-tourism là gì? Lợi ích?
 Là việc ứng dụng công nghệ số trong tất cả các quy trình và chuỗi giá trị của du lịch, bao
gồm khách DL và doanh nghiệp DL

72
2.3. Nhóm các dịch vụ khác
- Tất cả các DV ngoài DV vận tải và DV du lịch được xếp vào nhóm các DV khác
- Doanh thu nhóm DV khác (trong đó chủ yếu là các DV có hàm lượng công nghệ cao) tăng trưởng
nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao:
 Năm 2010: 53%
 Năm 2019: 60%
 Năm 2020: 73%
2.3.1. Xuất khẩu DV Thông tin – Viễn thông – Máy tính
- Là lĩnh vực có dung lượng thị trường và tiềm năng phát triển rất lớn do sự phát triển của CNTT
- Tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, doanh thu XK lớn nhất trong nhóm các DV khác, tỷ trọng ngày
càng lớn:
 Năm 2005: 50 tỷ USD (chiếm 2%); năm 2019: 680 tỷ
 Năm 2010: 685 tỷ USD (tăng 13 lần sau 15 năm), chiếm 13.7%
 Năm 2020, XK nhiều DV giảm nhưng XK nhóm DV này vẫn tăng trưởng

73
2.3.2. Doanh thu dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ (SHTT)
- SHTT (tài sản trí tuệ): là sản phẩm do lao động sáng tạo của con người tạo ra (SP lao động trí óc
của con người)
- Đối tượng của SHTT:
 Quyền tác giả (Copy Right): tác phẩm văn học, nghệ thuật, âm nhạc, phần mềm máy tính,...
 Quyền sở hữu công nghiệp (Industrial Property Right): sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
nhãn hiệu hàng hóa,...
 Quyền đối với vật nuôi và giống cây trồng
- Quyền SHTT: là các quyền của chủ thể đối với những tài sản trí tuệ do họ sáng tạo ra, được nhà
nước bảo hộ, chống lại sự xâm phạm bất hợp pháp
- Doanh thu DV chuyển quyền sử dụng SHTT tăng nhanh:
 Năm 2010: 245 tỷ USD, chiếm 6%
 Năm 2020: hơn 390 tỷ USD, chiếm 7.8%

Tại sao doanh thu DV chuyển quyền SHTT tăng nhanh?


 SHTT là công cụ cạnh tranh ngày càng quan trọng, là yếu tố quyết định đến phát triển của
quốc gia và doanh nghiệp
 Số lượng đối tượng SHTT được bảo hộ ngày càng lớn đã tạo tiền đề cho thương mại về
SHTT trên thế giới
 Các quy định quốc tế về bảo hộ SHTT trên thế giới ngày càng chặt chẽ đã thúc đẩy thương
mại về SHTT

74
3. Cơ cấu thị trường dịch vụ quốc tế
- TMDV tập trung chủ yếu ở các nước phát triển:
 Về xuất khẩu: 5 nước XK lớn nhất chiếm 35% tổng XKDV thế giới; Mỹ là nước XKDV lớn
nhất, chiếm 14%
 Về nhập khẩu: 5 nước NK lớn nhất chiếm 32% tổng NKDV thế giới; Mỹ là nước NK lớn
nhất, chiếm 9.3%

75
- Tại sao các nước phát triển chiếm tỷ trọng lớn nhất?
 Thứ nhất, ngành DV chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của các nước phát triển
(trên 70%), do vậy tiềm năng phát triển TMDV rất lớn

76
 Thứ hai, chi phí đầu tư cho R&D của các nước phát triển rất lớn giúp các nước này có năng
lực cạnh tranh vượt trội trong các lĩnh vực DV, nhất là DV có hàm lượng CN cao

 Thứ ba, mức thu nhập ở các nước phát triển rất cao khiến cầu về DV cá nhân ở các nước này
không ngừng tăng lên

77
- Tỷ trọng TMDV của các nước đang phát triển có xu hướng tăng nhanh, trong đó Trung Quốc và
Ấn Độ xếp trong số 10 quốc gia XKDV lớn nhất
- Trên thị trường TMDV quốc tế, nước Mỹ có kim ngạch XNK lớn nhất thế giới (chiếm gần 13%);
Mỹ luôn xuất siêu trong lĩnh vực dịch vụ quốc tế

78
Nước Mỹ dẫn đầu thế giới về XKDV trong lĩnh vực nào?

79
V. Xu hướng phát triển của thương mại dịch vụ quốc tế
1. Thương mại DV trì trệ trong ngắn hạn, nhưng tiếp tục phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng lớn
trong thương mại quốc tế
Tác động của đại dịch có thể giảm trong ngắn hạn, nhưng nhìn chung xu hướng tăng trong dài hạn

80
Nguyên nhân:
- Vốn đầu vào ngành DV chủ yếu là yếu tố con người (sức sáng tạo, kỹ năng, trình độ chuyên
môn,...) ít bị phụ thuộc vào điều kiện vật chất và các yếu tố tự nhiên nên tiềm năng phát triển gần
như không có giới hạn
- Nhu cầu DV phục vụ SX và cuộc sống ngày càng tăng sẽ thúc đẩy việc cung ứng và tiêu dùng
DV:
 Hoạt động SV ngày càng được chuyên môn hóa sẽ thúc đẩy xu hướng thuê ngoài
(Outsourcing), như: dịch vụ R&D, phần mềm máy tính, tư vấn, kiểm toán, DV quản lý,...
 Mức sống ngày càng cao khiến nhu cầu chi tiêu của người dân cho DV có xu hướng tăng
nhiều hơn so với chi tiêu cho hàng hóa vật chất
- Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn, thu nhập tăng lên sẽ khuyến khích tiêu dùng các DV cá
nhân

81
2. Cơ cấu TMDV tiếp tục dịch chuyển theo hướng gia tăng tỷ trọng nhóm DV có hàm lượng
công nghệ cao, giảm tỷ trọng các DV truyền thống
- Nhóm dịch vụ TT – VT – MT, dịch vụ tài chính,... sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh và chiếm tỷ
trọng ngày càng cao:
 Nhóm DV này ngày càng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội nên nhu
cầu ngày càng lớn
o Năm 2020 XKDV giảm 20%, nhưng nhóm DV TT – VT – MT vẫn tăng lên; DV tài
chính tăng gần 1%
 Xu hướng số hóa nền kinh tế và quản lý XH trên thế giới sẽ thúc đẩy nhóm DV này tăng
trưởng với tốc độ cao
- Doanh thu DV vận tải tiếp tục tăng lên, nhưng tỷ trọng vẫn duy trì ở mức thấp
- Du lịch quốc tế dự báo sẽ hồi phục và tăng trưởng trở lại sau 3 – 4 năm; sau dịch bệnh Covid-19
du lịch quốc tế sẽ hình thành nhiều xu hướng mới
Xu hướng mới: áp dụng nghệ du lịch online, đặt vé online, du lịch xanh: an toàn + môi trường, các
dịch vụ khác phát sinh phục vụ du lịch...
3. Xu hướng hội tụ giữa TMDV và TM hàng hóa
- Trước kia, SX hàng hóa và cung ứng DV là hai lĩnh vực độc lập, tách rời nhau, ngày nay trong
chuỗi cung ứng toàn cầu lĩnh vực DV và SX có quan hệ ngày càng chặt chẽ với nhau:
 Sự phát triển của TMDV ngày càng gắn liền với sự phát triển của TMHH, nhiều DV chỉ
được thương mại hóa khi có sự phát triển của TMHH
o Ví dụ: DV vận tải, bảo hiểm, logistics chỉ phát triển khi TMHH phát triển, khi có sự
lưu thông hàng hóa giữa các nước
 Trong TM hàng hóa, yếu tố DV ngày càng quan trọng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn,
TMHH luôn phải có DV mới có thể phát triển; đồng thời TMHH làm gia tăng nhu cầu về
DV
o Ví dụ 1: mua bán máy tính, Smartphone luôn kèm theo mua bán phần mềm; mua
82
bán thiết bị, máy móc luôn phải có các DV đào tạo, bảo hành, sửa chữa,...
 KHCN phát triển làm thay đổi tính chất truyền thống của DV, khiến DV có tính chất hàng
hóa nhiều hơn
o Ví dụ: các phần mềm máy tính, các chương trình nghệ thuật có thể lưu trữ, vận
chuyển được; có thể sử dụng trong thời gian dài, thậm chí gần như vô hạn
 TMHH có xu hướng tích hợp ngày càng nhiều yếu tố DV, dịch vụ trở thành yếu tố quyết
định đến sự phát triển TMHH, DV luôn gắn liền với vòng đời của hàng hóa từ khi ra đời đến
khi hết thời hạn sử dụng

4. Tự do hóa TMDV tiếp tục diễn ra ngày càng sâu rộng trên thế giới, nhưng bảo hộ vẫn còn
phổ biến
- Tự do hóa thương mại là gì, các cấp độ của tự do hóa TM
- Sự gia tăng các thỏa thuận thương mại tự do trên thế giới: xóa bỏ những hạn chế về mở cửa thị
trường DV, thực hiện nguyên tắc thương mại không có sự phân biệt đối xử (nguyên tắc MFN và
NT)
- Việc mở cửa thị trường DV của các nước sẽ vẫn bị hạn chế hơn so với thương mại hàng hóa: về số
nước cam kết, lĩnh vực cam kết, mức độ cam kết

83
5. Cuộc CMCN 4.0 có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển TMDVQT
- Các cuộc cách mạng công nghiệp đã và đang diễn ra trên thế giới

- Đặc trưng của cuộc CMCN 4.0:


 Một là, khoảng thời gian từ nghiên cứu đến ứng dụng rộng rãi thành tựu KHCN ngày càng
rút ngắn

 Hai là, số người sử dụng các phương tiện công nghệ hiện đại ngày càng lớn – đây là yếu tố
quan trọng thúc đẩy TMDV quốc tế phát triển với tốc độ cao

84
85
- Tác động của CMCN 4.0 đối với TMDV quốc tế
 Thứ nhất, sự phát triển của KHCN dựa trên nền tảng Internet làm xuất hiện ngày càng nhiều
loại hình DV mới, mô hình kinh doanh mới, đồng thời tạo cho nhiều DV có thể thương mại
hóa trên phạm vi toàn cầu
Ngày càng nhiều loại DV mới, mô hình kinh doanh mới xuất hiện, tạo cho nhiều DV có thể
thương mại hóa

 Thứ hai, góp phần mở rộng TMDV, bởi vì việc gia tăng sử dụng các phương tiện công nghệ
hiện đại giúp người tiêu dùng ngày càng dễ dàng tiếp cận các DV; đồng thời người cung ứng
dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn
Góp phần gia tăng kim ngạch TMDV, vì giá DV giảm sẽ khuyến khích tiêu dùng; người
cung ứng dễ dàng tiếp cận KH

 Thứ ba, góp phần chuyển dịch cơ cấu TMDV theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các DV có
hàm lượng công nghệ cao, giảm tỷ trọng các DV truyền thống...

Dịch bệnh Covid-19 đang thúc đẩy nhanh hơn xu thế này. Tại sao?
- Dịch bệnh -> giãn cách xã hội -> phát triển mạnh mẽ các ứng dụng trực tuyến, chuyển đổi số,...
- Những DV mới không chỉ đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn dịch bệnh diễn ra mà sẽ trở thành xu
hướng được sử dụng rộng rãi trong tương lai
 Thứ tư, làm thay đổi hành vi, thói quen truyền thống của người tiêu dùng DV; đồng thời làm
thay đổi phương thức cung ứng của DN cung ứng DV theo hướng gia tăng phương thức
cung ứng xuyên biên giới, giảm phương thức có sự tương tác trực tiếp giữa người cung ứng
và tiêu dùng
Thay đổi phương thức cung ứng DV theo hướng gia tăng phương thức cung ứng xuyên biên
giới, giảm phương thức có sự tương tác trực tiếp giữa người cung ứng và tiêu dùng
o Ví dụ:
86
 E-Comerce; E-Banking; E-learning;...
 Hội nghị trực tuyến, quản cáo trực tuyến; hội chợ, triển lãm trực tuyến, làm
việc từ xa,... ngày càng phổ biến hơn
 Thứ năm, sản phẩm DV ngày càng đa dạng, chất lượng DV không ngừng được nâng cao, giá
dịch vụ có xu hướng giảm; sản phẩm DV ngày càng có xu hướng giống sản phẩm HH
o Sự phát triển của công nghệ, gia tăng cạnh tranh và nhu cầu cuộc sống sẽ thúc đẩy
nhiều DV mới ra đời, tốc độ cải tiến, nâng cấp rất nhanh; chất lượng DV ngày càng
cao
o KHCN được ứng dụng rộng rãi sẽ nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí giúp
giá DV có xu hướng giảm, chất lượng ngày càng cao
o Sản phẩm DV ngày càng có tính chất của sản phẩm hàng hóa: có thể lưu trữ, vận
chuyển, sử dụng lâu dài,...
 Thứ sáu, việc cung ứng DV chuyển từ sử dụng nhiều lao động truyền thống sang sử dụng
lao động có trình độ chuyên môn cao, ứng dụng công nghệ hiện đại
o Sự phát triển của nhiều lĩnh vực mới, như: AI, IoT, phân tích dữ liệu, E-commerce,...
đòi hỏi nguồn lực có trình độ chuyên môn cao, giỏi tin học, ngoại ngữ, khả năng cập
nhật tốt
o Những lao động truyền thống ít kỹ năng, giản đơn sẽ được thay thế bởi robot và lao
động có trình độ, kỹ năng cao
o Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực DV ngày càng tăng cao, nhất là ở các nước phát triển

87
CHƯƠNG 4. ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
I. Khái niệm và các hình thức đầu tư quốc tế
1. Khái niệm đầu tư
- Đầu tư là việc sử dụng vốn vào những hoạt động nhất định nhằm thu lợi nhuận và/hoặc đạt được
những lợi ích về kinh tế - xã hội
2. Khái niệm đầu tư quốc tế
- ĐTQT là việc nhà ĐT của một nước đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào sang một nước khác
để tiến hành KD, hoặc các hoạt động khác nhằm thu lợi nhuận và các lợi ích về kinh tế - xã hội
- Lưu ý:
 Chủ đầu tư: Tư nhân, Chính phủ, tổ chức liên kết KTQT,...
 Vốn đầu tư: Tiền tệ; tài sản hữu hình, tài sản vô hình,...
 Mục đích đầu tư:
o Đối với chủ ĐT nước ngoài: mục đích chủ yếu là lợi nhuận
o Đối với nước chủ nhà: lợi ích về kinh tế, tài chính, xã hội,...
II. Các hình thức đầu tư quốc tế
1. Căn cứ vào mức độ tham gia quản lý dự án đầu tư (quyền được tham gia sử dụng vốn đầu tư)
1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.1.1. Khái niệm
- Chủ ĐT của một nước đầu tư toàn bộ vốn của dự án, hoặc đóng góp tỷ lệ vốn tối thiểu của dự án
đầu tư ở nước khác qua đó giành quyền kiểm soát hoặc được trực tiếp tham gia quản lý dự án đầu tư
- Một số thuật ngữ liên quan đến FDI:
 FDI Flows (dòng vốn FDI trong một thời kỳ nhất định):
o Dòng vốn đầu tư vào trong nước (Inflows – Inward)
o Dòng vốn đầu tư ra nước ngoài (Outflow – Outward)
 Home Country (nước chủ đầu tư)
 Host country (nước chủ nhà, nước nhận đầu tư)

88
1.1.2. Đặc điểm của FDI
- Nhà ĐTNN được trực tiếp quản lý đối tượng đầu tư: họ có toàn quyền kiểm soát nếu đầu tư toàn
bộ vốn của dự án, được tham gia quản lý nếu đóng góp đủ tỷ lệ vốn tối thiểu trong quy định của
nước chủ nhà
- FDI là hình thức đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn của tư nhân với mục đích chính là lợi nhuận
- Là hình thức đầu tư mang tính dài hạn, nước chủ nhà không bị nguy cơ mắc nợ, ít chịu sự chi phối
bởi các yếu tố chính trị
- Thu nhập của chủ ĐTNN phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của dự án đầu tư
1.1.3. Các hình thức FDI
1.1.3.1. Đầu tư mới (GI)
- Khái niệm: Là hình thức đầu tư trong đó nhà ĐT thực hiện việc xây dựng cơ sở kinh doanh hoàn
toàn mới, hoặc mở rộng cơ sở kinh doanh đã có ở nước ngoài
- GI là hình thức đầu tư truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng FDI, dòng vốn đầu tư chủ yếu
từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển

89
- Các hình thức GI:
(1) DN 100% vốn nước ngoài
 Là DN thuộc sở hữu của nhà ĐTNN, do nhà ĐT thành lập tại nước chủ nhà, họ tự quản lý và
tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh
(2) DN liên doanh (JVE)
 Là DN do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại nước nhận ĐT trên cơ sở hợp đồng
liên doanh, hình thành pháp nhân mới
(3) Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC – Business Cooperation Contract)
 Là hình thức đầu tư trên cơ sở hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh
doanh, phân chia lợi nhuận, không thành lập pháp nhân mới
(VD: bưu chính viễn thông, khai thác dầu khí)

(4) Các hình thức đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng: BOT, BT, BTO,...\
Thường áp cho cầu cống, đường xá (cơ sở hạ tầng)
 BOT (Build-Operate-Transfer: xây dưng-kinh doanh-chuyển giao): Nhà ĐT tự bỏ vốn XD
công trình, sau khi XD xong, nhà ĐT được kinh doanh công trình đó trong một thời gian
nhất định, hết thời hạn quy định nhà ĐT bàn giao không bồi hoàn cho chính phủ nước chủ
nhà
 BT (Build-Transfer): Nhà ĐT tự bỏ vốn XD công trình, sau khi XD xong, nhà đầu tư
chuyển giao công trình cho nước chủ nhà và được nước chủ nhà cho phép đầu tư dự án khác
(với điều kiện ưu đãi) để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý
 BTO (Build-Transfer-Operate): Chủ ĐT tự bỏ vốn XD công trình, sau khi xây dựng xong,
chủ đầu tư chuyển giao công tình cho nước chủ nhà, nước chủ nhà dành cho nhà ĐT được
kinh doanh công trình trong khoảng thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi
nhuận

 Sự giống nhau của 3 hình thức này: nhà ĐTNN ký hợp đồng đầu tư với chính phủ nước
chủ nhà ; lĩnh vực đầu tư chủ yếu trong XD cơ sở hạ tầng

1.1.3.2. Sáp nhập và mua lại – M&A (Cross-boder Merger and Acquisition)
- Khái niệm:
 Sáp nhập (Merger) là hình thức liên kết giữa các DN để hình thành một DN mới, DN mới
sẽ sở hữu toàn bộ tài sản, lợi ích và nghĩa vụ của DN bị sáp nhập
 Mua lại (Acquisition) là việc một DN mua lại DN khác và chuyển DN bị mua lại thành bộ
phận của mình; hoặc DN mua cổ phần của DN khác với tỷ lệ chi phối để kiểm soát DN đó
 M&A là hình thức đầu tư phổ biến từ năm 1990; tốc độ tăng trưởng nhanh, diễn ra chủ yếu
giữa các nước phát triển
- Các hình thức M&A:

90
 M&A theo chiều ngang: diễn ra giữa các doanh nghiệp cùng ngành, cạnh tranh trực tiếp với
nhau
 M&A theo chiều dọc: diễn ra giữa các DN kinh doanh trong cùng một chuỗi SX ra sản
phẩm cuối cùng
 M&A kết hợp: là sự liên kết giữa các DN trong các lĩnh vực khác nhau từ đó hình thành các
tập đoàn kinh doanh đa ngành có quy mô rất lớn
- M&A là hình thức bắt đầu phổ biến trên thế giới từ đầu những năm 1990; tốc độ tăng trưởng
nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn; diễn ra chủ yếu giữa các nước phát triển

- Lợi ích của M&A


 Giúp các DN tăng lợi thế về quy mô, năng lực SX được mở rộng, giúp tiết kiệm chi phí kinh
doanh
 Mở rộng thị trường (hệ thống phân phối sản phẩm, cung ứng các yếu tố đầu vào); giảm thiểu
rủi ro (đầu vào là NVL, đầu ra là bán thành phần hoặc dịch vụ...)
 Tận dụng các nguồn lực của đối tác (các tài sản, công nghệ chiến lược, trình độ quản lý,...)
để gia tăng lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả và lợi nhuận
91
1.2. Đầu tư gián tiếp (FPI – Foreighn Portfolio Investment)
1.2.1. Khái niệm
- Chủ ĐTNN đầu tư vốn nhưng không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động của đối tượng đầu tư

1.2.2. Đặc điểm của FPI


- Nhà ĐTNN không trực tiếp tham gia sử dụng vốn ĐT (quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn
tách rời nhau)
- Có tính thanh khoản cao, thường mang tính ngắn hạn
- Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là của tư nhân, hoặc của chính phủ, các tổ chức kinh tế quốc tế
1.2.3. Các hình thức FPI
(1) Đầu tư dưới hình thức cho vay (tín dụng quốc tế)
- Chủ đầu tư cho nước ngoài cho vay vốn và thu lợi nhuận thông qua lãi suất của số tiền cho vay
(2) Đầu tư chứng khoán
- Là hình thức đầu tư thông qua việc mua chứng khoán, trái phiếu,... do các DN, tổ chức tài chính
nước ngoài phát hành
(3) Viện trợ phát triển chính thức – ODA
- Khái niệm: ODA là tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại và tín dụng ưu đãi của các nhà tài trợ
quốc tế dành cho các nước đang phát triển
- Đặc điểm của ODA:
 Chủ đầu tư (nhà tài trợ): chính phủ các nước (song phương), các tổ chức quốc tế (đa
phương)
 Đối tượng nhận viện trợ: Chính phủ các nước đang phát triển
 ODA có tính ưu đãi đối với nước tiếp nhận vốn: lãi suất thấp, thời hạn vay dài, thời gian ân
hạn dài
 Cơ cấu vốn ODA gồm: viện trợ có hoàn lại và viện trợ không hoàn lại, trong đó có hoàn lại
chiếm phần chủ yếu
 ODA có tình chất ràng buộc, là công cụ để nhà tài trợ thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế và
chính trị của mình

92
2. Căn cứ vào chủ sở hữu của nguồn vốn đầu tư
- Đầu tư của Nhà nước: vốn đầu tư từ ngân sách của chính phủ, hình thức đầu tư chủ yếu là ODA
- Đầu tư của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế: nguồn vốn đầu tư này chủ yếu dưới hình thức
ODA
93
- Đầu tư của tư nhân: hình thức đầu tư chủ yếu là FDI, FPI
III. Xu hướng phát triển của đầu tư quốc tế
1. Quy mô vốn đầu tư gia tăng về giá trị, ngày càng đa dạng về hình thức và lĩnh vực đầu tư
- ĐTQT hình thành vào thế kỷ XIX từ châu Âu với mục đích khai thác nguồn tài nguyên và lao
động ở nước ngoài
- Từ giữa thế kỷ XX đầu tư quốc tế tăng nhanh, nhưng tốc độ tăng trưởng không đều do ảnh hưởng
của nhiều yếu tố
- Hình thức đầu tư ngày càng đa dạng, lĩnh vực ĐT diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế
- Giá trị vốn FDI:
 Xét về dài hạn, FDI có xu hướng gia tăng nhưng không liên tục: năm 1990 đạt 250 tỷ USD,
năm 2019: 1650 tỷ USD, năm 2020 gần 1000 tỷ USD (giảm 65%)

 Trong 20 năm gần đây, có 2 thời điểm FDI suy giảm mạnh (năm 2009 và 2020)

- Nguyên nhân gia tăng dòng vốn FDI:


 Những lợi ích về kinh tế, xã hội do ĐTQT mang lại cho nhà đầu tư nước ngoài và các nước
nhận đầu tư
ĐTQT phát triển -> nâng cao trình độ công nghệ, gia tăng nguồn thu ngân sách, thu nhập
người dân tăng -> tăng cầu -> kinh tế pt
Xã hội: tạo việc làm người dân
Chủ đầu tư: lợi nhuận

94
-> Chủ đầu tư và nước tiếp nhận có sự giao thoa lợi ích, trong đó chủ đầu tư lợi ích về kinh
tế (LN), còn nước tiếp nhận (kinh tế, tài chính, xã hội)

 Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước phát triển đã thúc đẩy dòng vốn ĐT từ
các nước phát triển sang các nước đang phát triển
Chuyển từ sản xuất hh -> dv -> thúc đẩy đầu tư nc pt sang nước đang pt. Ở Mỹ trước đây
phát triển rất mạnh ngành công nghiệp nhưng dần chuyển dịch sang dịch vụ. Khi đầu tư ra
nước ngoài thì chuyển giao các ngành CN sang các nước đang pt, chỉ tập trung nhiều về
ngành dv (gồm vốn, máy móc...)

 Xu thế toàn cầu hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển vốn đầu tư giữa các nước

 FDI là hình thức giúp chủ đầu tư vượt qua rào cản thương mại nhằm mở rộng thị trường XK

2. Xu hướng tự do hóa ĐT phát triển mạnh mẽ trên thế giới


- Khái niệm: Tự do hóa đầu tư là quá trình cắt giảm, xóa bỏ các rào cản có tính càn trở hoạt động
đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển vốn đầu tư giữa các nước
- Biểu hiện của tự do hóa đầu tư:
 Ở cấp độ quốc gia: Tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư; giảm bớt những hạn
chế đối với đầu tư VN
 Ở cấp độ khu vực: hình thành nhiều khu vực đầu tư tự do trên thế giới
 Ở cấp độ toàn cầu: gia tăng vai trò của các tổ chức kinh tế quốc tế đối với sự di chuyển các
dòng vốn đầu tư quốc tế

3. Lĩnh vực đầu tư có sự chuyển dịch: giảm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và khai khoáng;
tăng đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ và sản xuất công nghiệp
- Đầu thế kỷ XX, vốn đầu tư quốc tế tập trung vào lĩnh vực truyền thống NN khai khoanngs nhằm
khai thác lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nhân công của nước nhận đầu tư
- Từ giữa thế kỷ XX đến đầu những năm 2000, vốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến chế tạo
- Đầu những năm 2000 đến nay, vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tăng nhanh, năm 2005 chiếm 36%,
năm 2020: 54% (là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất).

95
- Nguyên nhân gia tăng vốn đầu tư vào lĩnh vực DV:
 Đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ ít bị phụ thuộc vào các yếu tố vật chất, tự nhiên (VD: đầu tư
vào nhà máy phải đi thuê đất, thiết bị máy móc, mà đầu tư dịch vụ là dựa vào trí óc con
người)
 Nhiều loại hình kinh doanh DV đòi hỏi phải có sự hiện diện thương mại ở nước ngoài thông
qua FDI (VD: kinh doanh dịch vụ bán lẻ -> thành lập siêu thị, hoặc y tế -> bệnh viên, giáo
dục -> trường học...)
 Tỷ suất lợi nhuận của lĩnh vực DV luôn cao hơn các lĩnh vực sản xuất
 Xu thế tự do hóa thương mại dịch vụ và sự phát triển của khoa học công nghệ tạo điều kiện
thuận lợi cho FDI vào lĩnh vực DV (

4. Các nước đang phát triển có vai trò ngày càng lớn trong đầu tư quốc tế
- Đối với các nước phát triển: trước năm 2016, các nước này luôn là chủ đầu tư lớn nhất, đồng thời
cũng là nước thu hút FDI chủ yếu, hiện nay vai trò có xu hướng suy giảm
- Đối với các nước đang phát triển:
 Vốn đầu tư vào các nước đang phát triển tăng nhanh, năm 2000 chiếm 20%, năm 2020
chiếm hơn 60% tổng FDI toàn cầu

96
 Vốn đầu tư ra nước ngoài tăng nhanh: năm 1990 chiếm 7%, năm 2018: 45%

IV. Vai trò của đầu tư quốc tế


1. Đối với chủ đầu tư nước ngoài
- Giúp chủ ĐT tận dụng ưu thế của mình về vốn, công nghệ, trình độ quản lý để mở rộng quy mô
sản xuất, tham gia sâu hơn vào thị trường thế giới
- Khai thác những lợi thế của nước nhận đầu tư về lao động, tài nguyên và những ưu đãi của nước
chủ nhà giúp giảm chi phí SX, gia tăng lợi nhuận
- Giúp chủ ĐT mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo các yếu tố đầu vào quan trọng
phục vụ SX trong nước
- Giúp các nước chủ đầu tư tăng cường vai trò, ảnh hưởng trên thế giới (ODA)

97
2. Đối với nước nhận đầu tư
2.1. Đối với các nước phát triển
- Góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực công nghệ và trình độ quản lý của nền kinh
tế
- Góp phần phát triển kinh tế - xã hội: tạo việc làm, tăng thu ngân sách, phát triển xã hội,...
- Gia tăng áp lực cạnh tranh trong nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của nền
kinh tế quốc gia (giá rẻ hơn -> cạnh tranh trong nước phải đầu tư công nghệ, KHCN để rẻ hơn, CP
thấp hơn -> loại bỏ DN yếu kém...) -> vừa là động lực, vừa là thách thức trong nước
2.2. Đối với các nước đang phát triển
2.2.1. Tác động tích cực
- Bổ sung nguồn vốn đầu tư quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng (tăng quy mô GDP nền kinh
tế) và phát triển kinh tế (tăng tiềm lực SX, nâng cao trình độ công nghệ, cải thiện mức sống...)

- Giúp các nước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, hình thành các ngành kinh tế quan trọng; tiếp
cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đây là lợi ích lâu dài đối với
các nước
- Giúp các nước nhận đầu tư, nhất là đối với các nước đang phát triển, mở rộng thị trường, gia tăng
kim ngạch XK, nâng cao chất lượng hàng XK

98
- Góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh DN và nền kinh tế. Tại sao?
 Cạnh tranh trong nước tăng lên buộc nhà nước và DN phải không ngừng đổi mới, sáng tạo
 Các DN trong nước có thể tiếp cận công nghệ tiên tiến của thế giới thông qua liên kết, hợp
tác với DN FDI
- Góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động
- Thúc đẩy việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và tạo lập môi trường kinh doanh phù hợp với
chuẩn mực quốc tế
- Góp phần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường

2.2.2. Tác động tiêu cực


- Nền kinh tế có thể phát triển mất cân đối về cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ
- Các nước nhận đầu tư có thể phụ thuộc vào các nhà ĐTNN về vốn, công nghệ, thị trường; các DN
nước ngoài có thể cản trở sự phát triển của DN trong nước, thậm chí kiểm soát nền kinh tế quốc gia
- Các nước đang phát triển có thể trở thành nơi tiêu thụ công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ của nước
99
ngoài gây thiệt hại cho nền kinh tế
- Có thể gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường

V. Tình hình thu hút vốn ĐTNN của Việt Nam


1. Thu hút vốn FDI
- Năm 1987, Việt Nam ban hành Luật đầu tư nước ngoài, hiện nay ĐTNN được quy định trong Luật
đầu tư

 Từ năm 2019 – 2021 Việt Nam xếp trong số 20 nền kinh tế thu hút FDI lớn nhất thế giới
 Trong ASEAN, Việt Nam xếp vị trí thứ 3 về thu hút FDI

- Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực đầu tư: vốn FDI được đầu tư vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, trong đó
100
ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất với 60%; dịch vụ 37%, NN: 3%

- Đối tác đầu tư: đã có 140 quốc gia/vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam, trong đó nước có số
vốn ĐT lớn nhất là Hàn Quốc (chiếm 22%), tiếp sau là Nhật Bản, Singapore

- Yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của Việt Nam
 Môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng được thuận lợi
 Việt Nam tham nhiều hiệp định FTA tạo sự hấp dẫn đối với dòng vốn FDI
 Bối cảnh quốc tế thuận lợi
- Đóng góp của các DN FDI đối với nền kinh tế
1) Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển KT-XH: Cơ cấu vốn ĐT dịch chuyển
theo hướng giảm tỷ trọng vốn ĐT của nhà nước, tăng tỷ trọng khu vực ngoài nhà nước (hiện
nay vốn FDI chiếm 24% tổng vốn đầu tư của nền kinh tế)

101
2) Khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP (năm 2018 gần 20%) và thu NS nhà
nước (năm 2019 gần 18%); giúp Việt Nam phát triển nhiều ngành công nghệ cao và ngành
CN quan trọng
3) Đóng góp hơn 70% tổng KNXK, góp phần mở rộng thị trường XK, nâng cao năng lực cạnh
tranh của hàng hóa
o Các DN FDI chiếm tỷ trọng lớn trong XK các sản phẩm công nghệ cao
o Giúp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị SX toàn cầu

4) Các DN FDI đóng góp quan trọng trong việc tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực của
Việt Nam
o Lao động làm việc trong DN FDI tăng nhanh, từ 1.1 triệu người năm 2005, năm
2020 tăng lên hơn 4.7 triệu (chiếm gần 9% tổng số lao động cả nước)
o Góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam

102
5) Tạo tác động lan tỏa công nghệ, giúp DN Việt Nam nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao
trình độ cạnh tranh của DN Việt Nam, phát triển các ngành CN then chốt
6) Hình thành các khu công nghiệp, khu đô thị hiện đại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của
Việt Nam
2. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài
- Quy mô vốn đầu tư: tính đến năm 2020, giá trị vốn FDI đăng ký của Việt Nam ra nước ngoài đạt
hơn 25 tỷ USD
- Thị trường đầu tư FDI sang Lào (206 dự án với vốn hơn 5.1 tỷ USD), Liên Bang Nga (2.8 tỷ
USD), Campuchia (2.7 tỷ USD)
- Lĩnh vực đầu tư: khai khoáng 40%, trồng cây công nghiệp 15%, viễn thông 15%

103
3. Viện trợ phát triển chính thức (ODA)
- Số vốn ODA:
 Năm 1993, các nhà tài trợ quốc tế bắt đầu nối lại ODA cho Việt Nam
 Hiện nay có khoảng 50 nhà tài trợ song phương và đa phương đang cung cấp nguồn ODA
cho Việt Nam
 Đến nay, tổng vốn ODA ký kết khoảng hơn 100 tỷ USD, vốn ODA giải ngân khoảng hơn 65
tỷ USD

104
CHƯƠNG 5. LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
I. Khái niệm và các hình thức liên kết kinh tế quốc tế
1. Khái niệm
- Liên kết KTQT là những mối quan hệ kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia được hình thành trên
cơ sở các thỏa thuận giữa hai bên hoặc nhiều bên nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển QHKT
giữa các nước
- Lưu ý:
 Chủ thể tham gia: Các chính phủ; các tổ chức chuyên ngành; DN của các nước
 Lĩnh vực liên kết: thương mại, đầu tư, sản xuất, khoa học công nghệ,...
 Cơ sở pháp lý của liên kết: các hiệp định, thỏa thuận, điều ước, hợp đồng,... giữa các chủ thể

2. Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế


2.1. Căn cứ vào tính chất của liên kết
- Liên kết thể chế: hình thành các tổ chức liên kết, các quy định có tính pháp lý cao, là hình thức
phổ biến hiện nay
 VD: WTO, EU, ASEAN, các FTA,...
- Liên kết phi thể chế: không hình thành các tổ chức liên kết, việc thực hiện các quy định chủ yếu
mang tính tự nguyện, không có sự ràng buộc cao
 VD: APEC, ASEM,...
2.2. Căn cứ vào phạm vi liên kết
- Liên kết khu vực
- Liên kết liên khu vực
- Liên kết toàn cầu
2.3. Căn cứ vào cấp độ liên kết
2.3.1. Hiệp định thương mại tự do – FTA
- Khái niệm: FTA là thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia trong đó các thành viên thực hiện cắt
giảm hàng rào thương mại, tạo thuận lợi nhằm thúc đẩy quan hệ TM và hợp tác KT giữa các nước
trong liên kết
- FTA có nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ: Hiệp định Đối tác Kinh tế (EPA), Hiệp định thương mại
Khu vực (RTA),... nhưng bản chất đều là các thỏa thuận hướng tới tự do TM giữa các thành viên
- FTA truyền thống: phạm vi điều chỉnh chủ yếu về TMHH, các cam kết tự do hóa ở mức thấp
- FTA thế hệ mới (phổ biến từ năm 2000):
 Phạm vi điều chỉnh rộng hơn: TM hàng hóa, TMDV, sở hữu trí tuệ, đầu tư,...
 Mức độ tự do hóa cao hơn: xóa bỏ gần như toàn bộ thuế quan giữa các thành viên
 Mục tiêu toàn diện hơn: phát triển bền vững, đảm bảo công bằng XH, bảo vệ môi trường,...
 Ví dụ các FTA thế hệ mới: CPTPP, RCEP, EVFTA,...
105
- FTA là hình thức liên kết phổ biến nhất hiện nay: năm 1990 trên thế giới có 20 FTA, năm 2020
tăng lên hơn 300

- Các hình thức FTA:


 FTA song phương: được ký kết giữa 2 bên, chỉ có giá trị ràng buộc giữa 2 nước, là hình
thức phổ biến nhất
VD: Hiệp định VJEPA; Hiệp định VKFTA; Hiệp định UVFTA
 FTA đa phương: được ký kết giữa từ 3 đối tác trở lên, thường là các nước trong cùng khu
vực
VD: AFTA; USMCA; SAFTA; EU;...
 FTA hỗn hợp: được ký kết giữa 1 nước với 1 FTA khác
VD: EVFTA, EAEU,...
- Đặc điểm của FTA
 Các rào cản về thuế quan và phi thuế quan trong quan hệ thương mại giữa các thành viên cơ
bản được dỡ bỏ theo lộ trình cam kết
106
Ví dụ:
o Trong EU, thuế quan và phi thuế quan đã được xóa bỏ hoàn toàn
o Trong AFTA, mước thuế NK nội khối khoảng 0.6%
 Các thành viên vẫn duy trì chính sách thương mại độc lập trong quan hệ với các nước ngoài
liên kết
 Mức độ tự do hóa trong FTA cao hơn và rộng hơn so với quy định trong WTO, quy định
trong các FTA không những giảm bớt mà còn hướng tới loại bỏ hoàn toàn rào cản thương
mại

- Tác động tích cực của FTA


 Thứ nhất: Tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển thương mại và quan hệ hợp tác kinh
tế giữa các thành viên
Lý do:
o Các rào cản thuế quan, phi thuế quan được giảm bớt, dỡ bỏ sẽ nâng cao sức cạnh
tranh của hàng hóa XK giúp thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư nội khối
o Các quy định thống nhất và môi trường cạnh tranh bình đẳng tạo điều kiện thuận lợi
cho quan hệ kinh tế giữa các thành viên
 Thứ hai, góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế các thành viên
Tại sao?
o DN được tiếp cận các yếu tố đầu vào rẻ hơn (do thuế NK và các chi phí thủ tục
giảm) => giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh
o Cạnh tranh trong nước tăng lên sẽ thúc đẩy DN đổi mới, sáng tạo, xóa bỏ DN yếu
kém
o Thị trường XK mở rộng giúp DN phát huy lợi thế cạnh tranh về quy mô
 Thứ ba, tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư, công nghệ hiện đại của thế giới, thúc
đẩy SX trong nước phát triển

107
Tại sao?
o Thị trường XNK được mở rộng sẽ khuyến khích ĐTNN
o Lợi ích của nhà ĐTNN được đảm bảo
 Thứ tư, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế và môi trường kinh doanh của các thành viên
góp phần phát triển kinh tế và hội nhập toàn cầu
 Thứ năm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập
và phúc lợi của người dân các thành viên
- Một số FTA điển hình trên thế giới
1) Hiệp định TM Mỹ - Mexico – Canada (USMCA)
 Năm ký kết: 11/2019 (thay thế Hiệp định NAFTA)
 Thành viên: Mỹ, Mexico, Canada
2) Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – CPTPP
 Có hiệu lực: 14/1/2019
 Số thành viên: 11
 Quy mô: Dân số hơn 430 triệu người; tổng GDP hơn 6500 tỷ USD; chiếm 16% giá trị TM
thế giới
 Việt Nam là thành viên của CPTPP
3) Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực – RCEP
 Ký kết 11/2020 (sẽ có hiệu lực khi 6 nước ASEAN và 3 thành viên khác thông qua)
 Số thành viên: 15 (gồm 10 nước ASEAN và 5 đối tác có FTA với ASEAN)
 Quy mô lớn nhất thế giới: dân số gần 2.2 tỷ; GDP là 27000 tỷ USD (chiếm 30% của thế
giới)
 Việt Nam là thành viên của RCEP
4) Khu vực thương mại tự do AFTA

5) Các FTA của ASEAN với các đối tác: Trung Quốc (ACFTA), Hàn Quốc (AKFTA), Nhật Bản
(AJFTA),...
2.3.2. Liên minh thuế quan – CU (Custon Union)
- Khái niệm: Các thành viên cam kết thực hiện những nội dung hợp tác như trong FTA, đồng thời
áp dụng chính sách thuế quan chung trong quan hệ thương mại với các nước ngoài liên kết
- Ví dụ:
 EU là Liên minh hải quan từ những năm 1970
108
 Năm 1995, Liên minh hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan được thành lập
2.3.3. Thị trường chung – CM (Common Market)
- Khái niệm: Các thành viên thực hiện những nội dung hợp tác như trong hình thức CU, đồng thời
cho phép di chuyển tự do hàng hóa, DV, vốn ĐT và sức lao động giữa các thành viên để tạo lập thị
trường thống nhất
- Ví dụ:
 Từ năm 1992. EU là một CM
 Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur), thành lập năm 1991, gồm 4 thành viên: Brazil,
Argentina, Uruguay, Paraguay,...
2.3.4. Liên minh kinh tế - EU (Economic Union)
- Các thành viên cam kết thực hiện những nghĩa vụ như trong hình thức CM
- Các thành viên thống nhất các mục tiêu kinh tế chung thống nhất việc xây dựng và thực thi các
chính sách kinh tế
- Thiết lập bộ máy quản lý chung (thay thế một phần chức năng quản lý kinh tế của chính phủ từng
nước) nhằm tạo ra không gian kinh tế thống nhất, cơ cấu kinh tế tối ưu, xóa bỏ dần chênh lệch về
trình độ pt giữa các nước thành biên
- Xây dựng hệ thống tổ chức thống nhất để điều hành hợp tác kinh tế giữa các thành viên
- Ví dụ:
 Liên minh châu Âu (European union – EU)
 Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) thành lập năm 2014 bao gồm: Nga và 4 quốc gia khác
2.3.5. Liên minh tiền tệ - MU (Monetary Union)
- Các thành viên thực hiện những nội dung hợp tác như trong hình thức liên minh kinh tế, đồng thời
liên kết chặt chẽ trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và lưu hành đồng tiền chung
- Liên minh tiền tệ là cấp độ liên kết cao nhất hiện nay

109
- Cơ chế vận hành của Thị trường chung châu Âu
EU là một thị trường chung với sự di chuyển tự do 4 yếu tố:
1) Tự do lưu thông hàng hóa
 Xóa bỏ thuế nhập khẩu
 Xóa bỏ hạn ngạch và tất cả các biện pháp hạn chế về số lượng
2) Tự do đi lại và cư trú trên toàn lãnh thổ EU:
 Công dân của các thành viên được tự do đi lại về mặt địa lý; tự do di chuyển vì nghề
nghiệp;...
3) Lưu chuyển tự do dịch vụ:
 Các công dân EU được tự do cung cấp dịch vụ; Tự do hưởng các dịch vụ; Công nhận lẫn
nhau các văn bằng;...
4) Lưu chuyển tự do vốn đầu tư

II. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam


1. Khái niệm hội nhập KTQT
- Khái niệm: HNKTQT là sự chủ động gắn kết nền kinh tế của quốc gia với các nước, các tổ chức
liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu phù hợp với lợi ích quốc gia (quốc gia thực hiện mở cửa nền
kinh tế, phát triển kinh tế gắn với kinh tế khu vực và thế giới)
110
- Phân biệt hội nhập KTQT và toàn cầu hóa kinh tế:
 Có bản chất chung: quá trình mở cửa, tự do hóa nền kinh tế
 Khác nhau về tính chất: TCH KT là quá trình phát triển khách quan, mang tính quy luật của
nền KTTG; HN KTQT là hành động chủ quan, là sự chủ động của quốc gia tham gia và
TCH KT
 Thực chất của HN KTQT là việc quốc gia chủ động tham gia quá trình TCH KT
2. Tiến trình hội nhập KTQT của Việt Nam

111
112
3. Thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, quy mô nền kinh tế ngày càng lớn, thu nhập bình
quân tăng nhanh
- Giai đoạn 2000 – 2020:
 Tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 6%/năm
 Quy mô GDP năm 2020 đạt 340 tỷ USD, tăng hơn 3 lần so với năm 2000, xếp thứ 4 trong
ASEAN
- GDP/người năm 2020 đạt 3400, tăng gần 3 lần so với năm 2010, xếp vị trí thứ 6 trong ASEAN,
thứ 130 thế giới
- Nhiều DN Việt Nam có quy mô lớn, xếp vị trí cao so với các nước trong khu vực và thế giới

113
114
3.2. Quy mô xuất nhập khẩu tăng nhanh
- Tổng kim ngạch XNK năm 2021 đạt 668 tỷ USD, Việt Nam xếp trong nhóm 20 nền kinh tế có
quy mô XNK lớn nhất thế giới:
 Xuất khẩu: 336 tỷ USD; Nhập khẩu: 332 tỷ USD
- Về XK, giai đoạn 2010 – 2021, kim ngạch XK tăng gần 5 lần, từ 72 tỷ USD lên 336 tỷ USD, xếp
thứ 2 trong ASEAN, thứ 22 thế giới
- Cơ cấu thị trường XK: Việt Nam XK sang khoảng 200 nước; trong đó phần lớn là các nước phát
triển (Mỹ là thị trường XK lớn nhất, năm 2021 đạt 95 tỷ USD, chiếm 28%)
- Nhiều mặt hàng XK chiếm thị phần cao, có ảnh hưởng lớn trong chuỗi cung ứng trên thế giới (mặt
hàng điện tử, dệt may, giày dép, một số mặt hàng nông sản)

115
116
3.3. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài
3.3.1. Thu hút vốn FDI
- Năm 1987, Việt Nam ban hành Luật đầu tư nước ngoài, hiện nay ĐTNN được quy định trong Luật
đầu tư

- Năm 2020 và 2021, Việt Nam xếp trong số 20 nền kinh tế thu hút FDI lớn nhất thế giới

117
3.3.2. Viện trợ phát triển chính thức (ODA)
- Năm 1993, các nhà tài trợ quốc tế bắt đầu nối lại ODA cho Việt Nam
- Hiện có khoảng 50 nhà tài trợ song phương và đa phương đang cung cấp nguồn vốn ODA cho
Việt Nam
- Đến nay, tổng vốn ODA ký kết khoảng hơn 100 tỷ USD, vốn ODA giải ngân khoảng 65 tỷ USD

3.3.3. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài


- Quy mô vốn đầu tư: đến năm 2020, giá trị vốn FDI đăng ký của Việt Nam ra nước ngoài đạt hơn
25 tỷ USD
- Thị trường đầu tư: FDI sang Lào (206 dự án với vốn hơn 5.1 tỷ USD), Liên Bang Nga (2.8 tỷ
USD), Cam-pu-chia (2.7 tỷ USD)
- Lĩnh vực đầu tư: khai khoáng (40%), trồng cây công nghiệp (15%), viễn thông (15%)

118
Nội dung ôn tập
Chương 1: Tổng quan về môn học quan hệ kinh tế quốc tế
I. Khái niệm và đối tượng nghiên cứu của môn học
II. Bối cảnh phát triển của quan hệ KTQT
Chương 2: Thương mại quốc tế
I. Khái niệm và các hình thức của TMQT
II. Đặc điểm phát triển của TMQT
III. Giá quốc tế của hàng hóa và tỷ lệ trao đổi trong TMQT
Chương 3: Thương mại dịch vụ quốc tế
I. Khái quát về dịch vụ
1. Khái niệm dịch vụ
2. Đặc điểm của dịch vụ
II. Thương mại dịch vụ quốc tế
1. Các phương thức cung ứng dịch vụ
2. Đặc điểm của thương mại DV quốc tế
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển TMDV quốc tế
4. Vai trò của thương mại DV quốc tế
III. Xu hướng phát triển của thương mại dịch vụ quốc tế
Chương 4: Đầu tư quốc tế
I. Khái niệm đầu tư quốc tế
II. Các hình thức đầu tư quốc tế
119
III. Xu hướng phát triển của đầu tư quốc tế
IV. Vai trò của đầu tư quốc tế
Chương 5: Liên kết kinh tế quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế
I. Khái niệm, các hình thức liên kết kinh tế quốc tế
II. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

120

You might also like