You are on page 1of 50

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC
1. Một số khái niệm
1.1. Nền kinh tế thế giới
- Là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chúng phụ
thuộc và tác động qua lại lẫn nhau trên cơ sở phân công lao động quốc tế thông qua các quan
hệ KTQT. - Quy mô GDP thế giới hiện nay:
2000: 33.600 tỷ USD
2019: gần 88.000 tỷ USD, tăng gấp 1,5 lần năm 2010.
+ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản là 3 nền kinh tế lớn nhất: Mỹ (24%), Trung Quốc
(16%) + GDP/người trên thế giới 2019: 11.500 USD (tăng hơn 2 lần năm 2000)
+ Quy mô GDP Việt Nam 2020 – dự báo IMF:
Tổng GDP: 340 tỷ USD, đứng thứ 40 thế giới.
Xếp thứ 4 trong các nước ASEAN (sau Indonesia, Thái Lan, Philippines)
Thu nhập GDP/người: 3.500 USD
1.2. Quan hệ Kinh tế đối ngoại
- Quan hệ Kinh tế đối ngoại là các mối quan hệ kinh tế của một nước với các nước khác, với
các tổ chức KTQT.
1.3. Quan hệ Kinh tế quốc tế
- Là tổng thể các mối quan hệ Kinh tế đối ngoại của các nước xét trên phạm vi toàn thế giới.
- Quan hệ KTQT là bộ phận cốt lõi của nền kinh tế thế giới, là kết quả của sự tác động qua lại
giữa các chủ thể KTQT.
- Phân biệt 2 khái niệm:
+ Cùng nghiên cứu mối quan hệ quốc tế ở khía cạnh kinh tế
+ Khác nhau về cách tiếp cận
2. Đối tượng nghiên cứu:
2.1. Chủ thể của quan hệ KTQT:
(1) Các quốc gia và vùng lãnh thổ:
- Theo trình độ phát triển phân chia thành 2 nhóm:
+ Các nước phát triển (Developed Countries)
GDP/người: >10.000 USD
60 nước
+ Các nước đang phát triển (Developing countries)
GDP/người: <10.000 USD
3 mức độ:
Trình độ phát triển TB - cao: 5.000-10.000 USD
Trình độ phát triển TB: <5.000 USD
Kém phát triển nhất: <2.000 USD
- Quan hệ giữa các nước chủ thể: thông qua việc ký kết các thỏa thuận hợp tác giữa hai hay
từng nhóm nước
(2) Các chủ thể ở cấp độ thấp hơn cấp độ quốc gia
- Bao gồm doanh nghiệp của các nước

1
- Quan hệ giữa các chủ thể: thông qua việc ký kết các thỏa thuận kinh doanh ở các lĩnh vực
kinh tế
(3) Các chủ thể ở cấp độ quốc tế
- Bao gồm các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, các tổ chức quốc tế chuyên ngành: IMF,
WB, ADB, WTO, EU, ASEAN, UNWTO, FTAs, …
+ IMF: viện trợ, giúp đỡ các nước ổn định, phục hồi nền kinh tế khi gặp khủng hoảng… +
WB: cấp các khoản tín dụng (vay) cho các nước phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, thu
hẹp khoảng cách giữa các nước.
- Số lượng có xu hướng tăng lên, vai trò ngày càng quan trọng
WTO:
1947: 23 thành viên
2019: 165 thành viên
GATT/WTO?
GATT: Hiệp định về thuế quan + thương mại
1995: GATT 🡪 WTO
WTO: tổ chức có trụ sở, ngân sách, có cơ cấu tổ chức, có thư ký đứng đầu…
2007: VN trở thành thành viên chính thức của WTO.
Số lượng FTAs có hiệu lực trên thế giới:
2000: 82
2019: 301
2020: 305
🡺 Xóa bỏ thuế quan, tự do hóa thương mại, tăng cường trao đổi…
2.2. Các hình thức của quan hệ Kinh tế quốc tế
(1) Thương mại quốc tế (International Trade)
- Là hình thức quan hệ Kinh tế quốc tế trong đó diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi
hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể của quan hệ KTQT.
- Là hình thức ra đời sớm nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong quan hệ KTQT.
- Tình hình TMQT:
+ 1995: 12,7 nghìn tỷ USD
2019: Kim ngạch TMQT đạt 50,5 nghìn tỷ USD (gần 60% tổng GDP toàn cầu) (Kim
ngạch: là giá trị hàng hóa, dịch vụ 1 nước xuất khẩu-nhập khẩu trong 1 thời kỳ nhất định)
Tỷ trọng TMQT trong GDP toàn cầu (xu hướng tăng):
1990: 17%
2018: 59%
+ 2019: đứng đầu thế giới về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa – dịch vụ:
Trung Quốc: 2.650 tỷ USD
Mỹ: 2.510 tỷ USD
Đức: 1.870 tỷ USD
Về dịch vụ: Mỹ đứng đầu với 800 tỷ USD
Trong ASEAN, Singapore có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa-dịch vụ lớn nhất, tiếp sau là
Thái Lan, Việt Nam
+ Vị trí VN năm 2020 về xuất nhập khẩu hàng hóa:
Xuất khẩu HH: 280 tỷ USD

2
Nhập khẩu HH: 260 tỷ USD
Tổng XNK: 540 tỷ USD
Xếp thứ 22 thế giới
Xếp thứ 3 trong ASEAN về tổng kim ngạch XNK
Xếp thứ 2 trong ASEAN về kim ngạch xuất khẩu HH
(2) Đầu tư quốc tế (International Investment)
- Là hình thức quan hệ KTQT trong đó diễn ra sự di chuyển vốn đầu tư giữa các nước nhằm
thu lợi nhuận, hoặc đạt các mục tiêu KT-XH
- Hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu:
+ Đầu tư trực tiếp (FDI)
+ Đầu tư gián tiếp (FPI)
- Trị giá FDI vào các nước (inflow) năm 2019: 1.600 tỷ USD
Mỹ là nước thu hút FDI lớn nhất thế giới
- 2019: Việt Nam thu hút hơn 19 tỷ USD vốn FDI, xếp thứ 3 ASEAN
(3) Hợp tác quốc tế về Khoa học Công nghệ
(4) Quan hệ quốc tế về tiền tệ
(5) Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực lao động
II. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN CỦA QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
1. Toàn cầu hóa kinh tế là yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển của QH KTQT
1.1. Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế

- Toàn cầu hóa: là quá trình gia tăng sự liên kết, hợp tác trên tất cả lĩnh vực giữa các quốc
gia, dân tộc trên thế giới
- Những lĩnh vực của toàn cầu hóa: Kinh tế, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
- Toàn cầu hóa kinh tế:
+ Là quá trình phát triển mạnh mẽ về phạm vi, quy mô và cường độ hợp tác kinh tế giữa các
nước, các khu vực trên phạm vi toàn thế giới
+ Phạm vi hợp tác ngày càng mở rộng: thương mại, đầu tư, dịch vụ, KHCN, … quy mô hợp
tác ngày càng lớn.
+ Cường độ liên kết, hợp tác diễn ra mạnh mẽ, nhanh chóng.
+ Các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc lẫn nhau
+ Nền kinh tế thế giới vận hành theo những quy định, nguyên tắc mang tính toàn
cầu.
1.2. Những biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế:

- Thứ nhất, gia tăng nhanh chóng về số lượng, mở rộng về quy mô của các tổ chức liên kết
KTQT.
+ Trước 1945: các quan hệ KTQT chủ yếu dựa trên các thỏa thuận song phương
+ Từ 1950: số lượng liên kết KTQT tăng nhanh, đến 2019 thế giới có hơn 300 liên kết
KTQT
+ Hình thức liên kết đa dạng, quy mô ngày càng lớn, mức độ liên kết ngày càng sâu sắc và
có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
∙ 1945: IMF, WB được thành lập

∙ 1947: GATT được thành lập với 23 thành viên (tiền thân của WTO)
3
∙ 1951: ECSC (Cộng đồng than thép châu Âu) – tiền thân EU được thành lập với 6
thành viên, nay EU có 27 thành viên.
∙ 1967: ASEAN được thành lập với 6 thành viên, nay có 10 thành viên

∙ 1995: WTO thành lập thay thế GATT, nay có 165 thành viên
Số lượng tổ chức liên kết và FTAs tăng nhanh: 1951 có 1, nay có gần 30
Nhiều diễn đàn hợp tác lớn: APEC, ASEM …
▪ APEC

▪ ASEM
- Thứ hai, các quan hệ KTQT, nhất là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư ngày càng tự do
+ Những rào cản kinh tế giữa các nước được giảm thiểu và dỡ bỏ thông qua cam kết giữa các
nước trong liên kết KTQT.
+ Một thị trường toàn cầu với những quy định thống nhất đang được hình
thành Mức thuế quan TB trên thế giới 1997 – 2015:
1997: 7,5%
2015: 3,6%
- Thứ ba, các nền kinh tế trên thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau
+ Sự phát triển của TMQT và ĐTQT đã thúc đẩy hình thành hệ thống các chuỗi giá trị gia
tăng trong nền kinh tế thế giới, hàm lượng quốc tế trong sản phẩm ngày càng cao. + Biến động
kinh tế ở mỗi nước, nhất là các nước lớn đều có tác động đến các nước khác. - Thứ tư, cạnh
tranh kinh tế giữa các nước diễn ra ngày càng gay gắt, tranh chấp kinh tế gia tăng.
+ Cạnh tranh giữa các nước diễn ra trên cả 3 cấp độ:
▪ Cạnh tranh quốc gia

▪ Cạnh tranh của doanh nghiệp

▪ Cạnh tranh của sản phẩm


+ Tranh chấp về lợi ích giữa các nước có xu hướng gia tăng, nhất là trong lĩnh vực thương
mại
+ Cạnh tranh giữa các nước diễn ra trên cơ sở các quy định của tổ chức liên kết KTQT.
1.3. Tác động của toàn cầu hóa KT đối với sự phát triển KT thế giới và quan hệ
KTQT

1.3.1. Tác động tích cực:


- Thứ nhất: Thúc đẩy TMQT phát triển
+ Rào cản TM được cắt giảm theo cam kết QT
+ Quy định trong hiệp định QT đảm bảo MT kinh doanh thuận lợi
Giai đoạn 1995 – 2019:
∙ Tổng kim ngạch XNK của thế giới tăng hơn 4 lần:
1995: 12.700 tỷ USD
2019: 50.200 tỷ USD
∙ XK hàng hóa tăng 3,9 lần: 4.200 tỷ USD – 19.000 tỷ USD
4
∙ XK dịch vụ tăng 4,5 lần: 1.300 tỷ USD – 6.100 tỷ USD

∙ Tổng kim ngạch XNK chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP toàn cầu:
Năm 1970: hơn 27%
Năm 2019: gần 60%
~KNXK hàng hóa của VN tăng từ 63 tỷ USD (2008) → 270 tỷ (2019) tham gia 13 hiệp
định TM tự do và là thành viên của WTO
- Thứ hai: tạo điều kiện thúc đẩy lưu chuyển của các dòng vốn đầu tư, giúp các nước thu hút
vốn và công nghệ hiện đại của thế giới
+ TMQT phát triển do tác động của tự do hóa TM sẽ khuyến khích gia tăng đầu tư QT.
+ Các cam kết quốc tế về đầu tư tạo môi trường thuận lợi cho di chuyển vốn giữa các
nước.
Ví dụ:
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trên thế giới tăng mạnh trong giai đoạn 1990 – 2017, từ
mức 250 tỷ USD lên 1400 tỷ, tăng gần 6 lần.
+ Thu hút FDI lớn nhất (2018) là Hoa Kỳ (275,4 tỷ USD).
+ Thu hút FDI của Việt Nam (2006 – 2018) tăng dần từ 4,5 tỷ lên 19,3 tỷ USD. (hơn 4 lần)

- Thứ ba: thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ
+ Thực tế: chi phí đầu tư nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ cũng tăng lên nhanh
chóng, năm 2018 chiếm khoảng 2,3% GDP thế giới
+ Thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất và đời
sống
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao, mua bán các thành tựu khoa học công nghệ
giữa các nước
VD: KNXK và tỷ trọng XK đối tượng quyền SHTT: 2005: 5,3%: 300 tỷ → 2018: 6,9% 400
tỷ
Tỷ trọng chi phí dành cho nghiên cứu khoa học công nghệ trong GDP
2008: 1,95%
2017: 2,3%
- Thứ tư: góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế các nước.
+ Thúc đẩy cạnh tranh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế
quốc gia: năng suất lao động tăng, phát triển mẫu mã sản phẩm, chất lượng sản phẩm…
+ Liên kết kinh tế giúp các nước tận dụng lợi thế trong nước và khai thác các nguồn lực của
thế giới để phát triển.
- Thứ năm: góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
nâng cao thu nhập của người dân.
+ Năm 2019, GDP toàn thế giới đạt gần 88 nghìn tỷ USD, tăng gần 3 lần so với năm 1995.
Case success: HQ, Singapore, VN: 1150$/n (2008) → 2600 (2018)= 1/4 trung bình tg
1.3.2. Tác động tiêu cực
- Thứ nhất, làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo và trình độ phát triển giữa các nước phát
triển và đang phát triển.
+ Mức độ giàu nghèo giữa các nước gia tăng

Nguyên nhân (5)


5
̣(1) Cạnh tranh không bình đẳng giữa các nước PT và ĐPT. Các nước PT áp đặt các quy
định QT theo hướng lợi cho họ, dẫn đến lợi thế của các nước ĐPT không phát huy được,
những bất lợi thế bị khoét sâu.

(2) Lợi thế KT của các nước ĐPT bị mất dần trước sự phát triển của KHCN. Các nước PT
có năng lực CN tiên tiến do đó chiếm ưu thế vượt trội trong cạnh tranh để thu lợi ích lớn 1st
(tự do hóa thương mại Grab, Uber,…)

(3) Chảy máu chất xám từ các nước đang PT sang các nước PT. (tình trạng di chuyển lđ clc)

(4) Chênh lệch về mức thu nhập giữa các nước PT và ĐPT ngày càng lớn VD: chênh lệch
1820 (3:1) -> 2015 (75:1)

Tỷ lệ chênh lệch thu nhập giữa các nước phát triển và đang phát triển (1820-2015)
1820 3:1

1910 11:1

1950 35:1

1990 44:1

2015 75:1

(5) Chênh lệch về trình độ PT giúp các nước PT thu được lợi ích nhiều hơn trong QHKTQT

VD: Các nước PT chiếm gần 20% dân số thế giới nhưng chiếm gần 70% GDP toàn cầu, gần
65% TM TG, thu hút khoảng 55% vốn FDI, TN bình quân cao gấp nhiều lần các nước ĐPT.

- Thứ hai, gia tăng sự phụ thuộc, thậm chí lệ thuộc vào bên ngoài, do đó dễ bị tác động tiêu
cực do sự biến động của kinh tế thế giới.
+ Lý do: thị trường quốc tế vừa là nơi tiêu thu HH-DV, đồng thời là nơi cung cấp các yếu
tố đầu vào cho nền kinh tế, do vậy sự biến động tiêu cực của bên ngoài sẽ tác động đến kinh tế
trong nước.
+ Nhiều nước, kể cả các nước phát triển, lệ thuộc vào bên ngoài về những sản phẩm quan
trọng.
- Thứ ba, cạnh tranh kinh tế giữa các nước ngày càng khốc liệt làm gia tăng những tranh
chấp và xung đột về kinh tế giữa các nước.

VD: các vụ kiện bán phá giá, chiến tranh TM Mỹ Trung

- Thứ tư, toàn cầu hóa kinh tế có thể làm gia tăng thêm những thách thức toàn cầu: chảy
máu chất xám, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh…

VD: Thúc đẩy phát triển sản xuất -> tăng khai thác tài nguyên TN -> ô nhiễm môi trường,
mất cân bằng hệ sinh thái. Chảy máu chất xám, dịch bệnh
6
1.4. Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá kinh tế:

- Cơ hội:

+ Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm
xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.
Ví dụ : Kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với hầu hết các quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng tăng lên.
Năm 2007 đạt 111,4 tỷ USD.
+ Đón đầu được công nghiệp hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội
+ Chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản
xuất và kinh doanh tới tất cả các nước.
Ví dụ : Nhiều nước đang phát triển trở thành nước công nghiệp mới (Hàn Quốc, Xin-ga-po,
Bra-xin…) nhờ sớm hội nhập vào xu thế toàn cầu hoá.
+ Các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành
tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác.
- Thách thức:

+ Bị áp lực lớn trong cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Ví dụ: Hàng hoá các nước đang phát triển vẫn bị ngăn trở khi thâm nhập thị trường các nước
lớn bằng một số biện pháp do các nước phát triển đặt ra: áp đặt luật chống bán phá giá (vụ cá
tra, cá ba sa của Việt Nam khi nhập vào thị trường Hoa Kỳ); dựng các hàng rào kỹ thuật khắt
khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, về điều kiện sản xuất của các nước sở tại, tiếp tục trợ giá cho
các mặt hàng nông sản trong nước….
+ Cần có vốn và có nguồn nhân lực kĩ thuật cao và làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn.
+ Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước
khác. Các giá trị đạo đức của nhân loại được xây dựng hàng chục thế kỷ nay đang có nguy cơ
bị xói mòn.
+ Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi
toàn cầu và trong mỗi quốc gia.
Ví dụ: Ở Việt Nam,một số giá trị văn hoá truyền thống không được bảo tồn, gìn giữ; một số
người thay đổi nhanh chóng lối sống, tha hoá đạo đức,nảy sinh tư tưởng thực dụng ở không ít
người.…
+Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi
toàn cầu và trong mỗi quốc gia.
Ví dụ: Việt Nam cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới đang đứng trước những hiểm
hoạ của thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường,...

*** BIỆN PHÁP VN TẬN DỤNG CƠ HỘI CỦA TCH KINH TẾ:

7
1. Chủ động hội nhập từng bước vững chắc
TCH, KVH là xu thế khách quan do sự phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội, trước hết là
những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ quy định. TCH, KVH không chỉ là
thách thức nghiêm trọng, mà còn là cơ hội cho các nước ĐPT. Do vậy, các nước ĐPT tất yếu phải
tham gia quá trình TCH, KVH. Nhưng vấn đề là biết chủ động hội nhập từng bước vững chắc.
Một nền kinh tế, nhất là ở các nước ĐPT, không thể phát triển bền vững nếu chỉ dựa vào vốn bên
ngoài, phục vụ thị trường nước ngoài. Điều quan trọng nhất đối với các nước ĐPT là phải phát huy
cao độ nội lực của mình, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài với cơ cấu hợp lý, đúng mục đích.
Mở rộng thị trường xuất khẩu là vô cùng quan trọng, nhưng đồng thời phải chú ý đúng mức đến thị
trường trong nước. Thị trường trong nước là cơ sở để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và thực hiện công bằng xã hội.

2. Biết lợi dụng những yếu tố thuận lợi


TCH, KVH là thách thức nghiêm trọng, đồng thời cũng là cơ hội cho các nước ĐPT. Các nước ĐPT
cần tích cực chủ động tham dự, đề ra đối sách tương ứng, khéo tranh thủ cái lợi, tránh cái hại,
chẳng hạn như thu hút đầu tư nước ngoài để bù đắp những thiếu hụt về vốn trong nước. Nhập trang
bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, quy trình quản lý tiên tiến, thực hiện bước nhảy vọt về hiện đại hoá
kỹ thuật - công nghệ, quản lý, phát huy ưu thế tương đối, khai thác thị trường quốc tế...
8
Trong quá trình TCH đang bị chi phối, áp đặt bởi các nước tư bản phát triển, nhưng với số lượng
trên 100 nước trong tổng số 145 nước của WTO, vị thế của các nước ĐPT không thể bị coi nhẹ.
Các nước tư bản phát triển không thể không tính đến những phản ứng của các nước ĐPT và cũng
không thể áp đặt các nước ĐPT hoàn toàn tuân theo ý muốn và lợi ích của các nước phát triển. Thị
trường của các nước ĐPT về lâu dài vẫn có tính hấp dẫn. Nếu sức mua của thị trường các nước này
được nâng lên thì đây sẽ là một dung lượng thị trường lớn mà các nước phát triển không thể bỏ qua.
Bởi vậy các nước phát triển nhiều khi phải tham gia giải quyết các vấn đề ở nhiều nước ĐPT. Các
nước ĐPT cần lợi dụng điều này để làm lợi cho mình.

*** BIỆN PHÁP VN KHẮC PHỤC THÁCH THỨC CỦA TCHKT:

- Vừa hợp tác, vừa đấu tranh


TCH ngày nay chủ yếu do các nước TBCN phát triển dẫn dắt và thúc đẩy. Họ đề ra và định đoạt lề
lối và quy tắc quốc tế áp dụng trong quan hệ quốc tế hiện nay. Trong đó có khá nhiều điều khoản
bất hợp lý, không công bằng, kỳ thị và gây tổn hại cho các nước ĐPT, trong đó có VN. Các nước
ĐPT để mưu lợi ích cho mình, vừa phải đấu tranh kiên quyết có lý, vừa phải có tình trên vũ đài
quốc tế như tại Liên Hiệp Quốc, WTO... để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nước ĐPT trong
quan hệ quốc tế với các nước phát triển. Các nước ĐPT cần khéo triển khai đấu tranh trong thời
gian và trường hợp thích hợp để phá bỏ trật tự kinh tế thế giới cũ hiện tồn tại nhiều điều bất hợp lý,
tích cực tham gia xây dựng quy tắc giao lưu và hợp lý, tích cực kêu gọi sửa đổi các quy tắc không
công bằng, không hợp lý, từng bước xây dựng trật tự thế giới mới công bằng, hợp lý, thật sự phù
hợp lợi ích của các nước ĐPT. Chỉ có dám và giỏi đấu tranh thì các nước đang phát triển mới có thể
không bị TCH TBCN đè bẹp, mà còn có thể giữ được tính độc lập của quốc gia dân tộc mình, đồng
thời còn ngày càng phát triển mạnh lên. Các nước ĐPT nếu đoàn kết, có tiếng nói chung, trên cơ sở
nhận biết được lợi ích chung lâu dài, thì sẽ giành được thắng lợi ở nhiều mặt. Khi tiếng nói chung
đó càng mạnh mẽ, thể hiện sự đồng tâm, hiệp lực sẽ làm cho bản thân bên trong các nước phát triển
cũng như các tổ chức kinh tế quốc tế sẽ có những biểu hiện và thái độ khác đi, đối xử với các nước
ĐPT khác đi.

- Thứ nhất, Việt Nam cần nhận thức rõ các khó khăn mà toàn cầu hóa đặt ra đối với mô hình tăng
trưởng dựa trên xuất khẩu. Khi việc tiếp cận các thị trường toàn cầu là cần thiết, Việt Nam cần
có các giải pháp cụ thể đối với vấn đề thuế quan, rào cản thể chế, sự thắt chặt về các chính sách
tài chính, tiền tệ trên phạm vi toàn cầu để có thể tiếp tục mô hình xuất khẩu hiệu quả.
- Thứ hai, khi các khuôn khổ đa phương đang gặp vấn đề với các tiếp cận chặt chẽ hơn của các
nước lớn, Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến các khuôn khổ khu vực và song phương. Việt
Nam phải nắm rõ các nhu cầu của mình cũng như đối tác để có các tiếp cận cụ thể và thực tế.
- Thứ ba, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế toàn cầu hóa tập trung vào dịch vụ và dựa trên
các nền tảng số, đổi mới sáng tạo và công nghệ. Với giả định như thế, Việt Nam cần có các tiếp
cận quyết liệt để xây dựng các nền tảng số và công nghệ, đồng thời chủ động trong việc xây
dựng khu vực dịch vụ theo hướng phục vụ toàn cầu hóa.
- Việt Nam cần tận dụng sự thu hẹp của toàn cầu hóa nói chung và các công ty đa quốc gia nói
riêng, phát triển mạnh mẽ hệ thống doanh nghiệp Việt Nam để trước hết phục vụ thị trường
trong nước, và lớn mạnh để kịp tham gia chu kỳ mới của toàn cầu hóa.

9
- Trong ngắn hạn, Việt Nam cần chú ý các diễn biến cạnh tranh thương mại Trung-Mỹ, đặc biệt
trong lĩnh vực đầu tư và công nghệ cũng như các hiệu ứng phụ mà căng thẳng tác động tới Việt
Nam với tư cách là một nước trong vùng đệm của Trung Quốc để có các biện pháp phù hợp và
tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh của mình. Trong trung hạn và dài hạn, cần nhận thức được
căng thẳng Trung-Mỹ có tính chiến lược chứ không phải nhất thời, và trên cơ sở đó có tiếp cận
phù hợp.
- Về tổng thể, các tiếp cận của Việt Nam cần đồng bộ và toàn diện, để giải quyết một cách cụ thể
nhất các vướng mắc và tận dụng triệt để các cơ hội mà giai đoạn hiện nay của toàn cầu hóa mang
lại.
2. Cơ cấu kinh tế thế giới có sự dịch chuyển quan trọng: ngành dịch vụ phát triển nhanh và
chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế thế giới.
- Cơ cấu kinh tế:
+ Nông – lâm – ngư nghiệp
+ Công nghiệp
+ Dịch vụ
- Cơ cấu kinh tế thế giới hiện nay:
+ Dịch vụ: 65 – 70%
+ Công nghiệp: 26%
+ Nông nghiệp: 4%
- Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến quan hệ kinh tế quốc tế: gia tăng quy mô
thương mại quốc tế, tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu thương mại…
3. Tiềm lực kinh tế giữa các nước có sự thay đổi quan trọng, nổi bật là sự phát triển
mạnh mẽ và vai trò ngày càng lớn của Trung Quốc.
- Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng tỷ trọng trong tổng GDP toàn cầu có xu
hướng giảm.
- Các nước EU, Nhật Bản vẫn duy trì tiềm lực kinh tế mạnh, tuy nhiên vai trò sụt giảm -
Kinh tế Trung Quốc bứt phá mạnh mẽ, năm 2010 trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, có
vai trò ngày càng quan trọng trong quan hệ KTQT.
Thành tựu phát triển kinh tế của Trung Quốc:
- GDP
+ Năm 1978: 2,5 tỷ USD (chiếm 1,8%)
+ Năm 2019: 14.300 tỷ USD (chiếm 16%), thứ 2 thế giới
- Xuất khẩu:
+ Năm 1978: 20,6 tỷ USD (thứ 32)
+ Năm 2019: 2.500 tỷ USD (chiếm 13,4%), thứ 1 thế giới.
- Nhập khẩu: năm 2019 đạt 2.250 tỷ USD (thứ 2)
- Thu hút vốn FDI: năm 2017 đạt 170 tỷ USD (thứ 2)
- Đầu tư ra nước ngoài: năm 2018 đạt 216 tỷ USD (thứ 2)
- Chi tiêu du lịch quốc tế lớn nhất:
+ Năm 2019 là 255 tỷ USD (chiếm 18%)
+ Số lượng khách du lịch ra nước ngoài nhiều nhất thế giới (148 triệu lượt)
4. Nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế đã xảy ra tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn
cầu và quan hệ kinh tế quốc tế
- Một số cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới:

10
+ Khủng hoảng dầu mỏ 1973
+ Khủng hoảng tài chính châu Á 1998
+ Khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2009
- Ý nghĩa tích cực của các cuộc khủng hoảng đối với các quốc gia

5. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang tác động sâu sắc đến sự phát
triển của quan hệ kinh tế quốc tế
- Khái niệm Cách mạng Công nghiệp:
- Các cuộc CMCN đã và đang diễn ra trên thế giới:
+ Lần 1 (TK XIX): cơ khí hóa, năng lượng hơi nước
+ Lần 2 (TK XX): động cơ điện, dây chuyền sản xuất
+ Lần 3 (TK XXI): Tự động hóa, máy tính và điện tử
+ Lần 4 (hiện nay): IoT, Robot, AI…
- Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến quan hệ KTQT
+ Đối với thương mại: góp phần gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, chuyển dịch cơ cấu
xuất nhập khẩu (nhất là đối với thương mại dịch vụ), thay đổi phương thức giao dịch + Đối
với đầu tư quốc tế:
+ Các lĩnh vực khác:
6. Xu thế liên kết, hợp tác trên thế giới góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc
tế phát triển.
- Trước 1990: diễn ra cuộc chiến tranh lạnh, sự đối đầu giữa các nước XHCN và
TBCN. - Từ 1991 đến nay: hòa bình, hợp tác, liên kết là xu thế phát triển chủ yếu của
thế giới.

CHƯƠNG II: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Khái niệm:
- Thương mại quốc tế (TMQT) là một hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó diễn
ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể quan hệ kinh tế quốc tế.
- TMQT là hình thức ra đời sớm nhất và giữ vai trò quan trọng nhất trong QHKTQT. Quy mô
giá trị TMQT hiện nay:
+ 2019: tổng giá trị TMQT: gần 50 nghìn tỷ USD ~ 60% tổng GDP thế giới
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa – dịch vụ toàn cầu (1995 – 2019) (nghìn tỷ USD)
1995 12,7

2000 16,1

2005 25,8

2008 39,7

2009 32,4

2010 38,8

11
2015 42,4

2016 41,4

2017 45,8

2019 49,5

Tỷ trọng TMQT trong GDP toàn cầu (1970 – 2018):


1970 27%

1980 38%

1990 38%

2000 51%

2008 61%

2010 57%

2018 59%

2. Các hình thức TMQT:


a. Thương mại hàng hóa (Trade in goods):
- Là hình thức thương mại quốc tế trong đó diễn ra các hoạt động mua bán các sản phẩm
hữu hình, tồn tại dưới hình thái vật chất giữa các chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế. -
Thương mại hàng hóa là hình thức ra đời sớm nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất trong TMQT
(khoảng 75%)
- Trung Quốc là nước có giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới (chiếm 12%),
thứ 2 là Mỹ (11%)
- Đối tượng của TM HH là hữu hình
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa thế giới (1995 – 2019) (nghìn tỷ USD)
1995 10,3

2000 12,6

2005 20,4

2008 31,5

2009 24,3

2010 29,6

2015 32,2

12
2016 31,2

2017 34,6

2018 39,2

2019 38,2

Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của 9 nước lớn nhất thế giới năm 2019
STT Tên nước KN xuất khẩu hàng hóa (tỷ USD) Tỷ trọng (%)

1 Trung Quốc 2.490 13,2

2 Mỹ 1.660 8,8

3 Đức 1.500 8,3

4 Nhật Bản 740 3,8

5 Hàn Quốc 606 3,2

6 Hà Lan 590 3,1

7 Pháp 570 2,9

8 Ý 540 2,8

9 Anh 480 2,5

5 nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới năm 2019
STT Tên nước KN nhập khẩu hàng hóa (tỷ Tỷ trọng (%)
USD)

1 Mỹ 2.600 13,2

2 Trung Quốc 2.100 10,8

3 Đức 1.300 6,5

4 Nhật Bản 750 3,8

5 Anh 670 3,4

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (2010 – 2020) (tỷ USD)
2010 75

2011 95

13
2012 115

2013 130

2014 150

2015 160

2016 180

2017 215

2018 245

2019 265

2020 280

b. Thương mại dịch vụ quốc tế (Trade in services)


- Khái niệm: Thương mại dịch vụ quốc tế (TMDVQT) là việc cung ứng dịch vụ giữa các
thể nhân và pháp nhân của các nước theo 4 phương thức (mode):
+ Cung ứng qua biên giới (Mode 1: Cross Border Supply)
Là phương thức trong đó DV được cung ứng từ lãnh thổ của một nước đến lãnh thổ của
nước khác. VD: giáo dục online – có sự trao đổi khóa học chương trình học qua hệ thống
internet  giống với hàng hóa
+ Tiêu dùng ngoài lãnh thổ (Mode 2: Consumption Abroad)
Là phương thức trong đó DV được cung ứng bên trong lãnh thổ của nước cung ứng cho
người tiêu dùng của nước khác. VD: Có sự di chuyển của người tiêu dùng từ nước mình
sang nước khác để tiêu dùng thứ mình mong muốn. VD: du lịch qte - buộc phải di chuyển
sang nước khác để tiêu dùng thứ liên quan đến du lịch như tham quan nghỉ dưỡng ngắm
cảnh ,…; DU học – buộc phải di chuyển dến qgia khác để tiêu dùng dịch vụ liên quan đến
giáo dục; Sang hàn quốc phẫu thuật thẩm mĩe

+ Hiện diện thương mại (Mode 3: Commercial Presence)


DV được cung ứng bởi nhà cung ứng của một nước thông qua sự hiện diện thương mại ở
nước người tiêu dùng DV. NHà cung ứng thành lập cơ sở ở nước khác để thực hiện cung
ứng dịch vụ, thành lập doanh nghiệp ở nước ngoài để cung ứng dịch vụ tại nước sở tại. VD:
Các doanh nghiệp nước ngoài cung ứng các dvu liên quan đến ngân hàng, thành lập chi
nhánh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại VN; Trường đại học nước ngoài thành
lập cơ sở giáo dục ở VN để cung cấp DV liên quan đến giáo dục; Nhiều siêu thị phân phối,
trung tâm thương mại nước ngoài đã thành lập tại VN – BIG C – GO; AEON; LOTTE
MART; VIETTEL có mặt ở hơn 10 quốc gia trên thế giới với vốn đầu tư từ VN

+ Hiện diện thể nhân (Mode 4: Presence of Natural Persons)


Dv được cung ứng bởi nhà cung ứng DV của một nước thông qua sự hiện diện của thể nhân
ở nước người tiêu dùng DV. (Các cá nhân di chuyển ra nươc ngoài để cung cấp dịch vụ cho
người tiêu dùng ở nước sở tại). VD: Xuất khẩu lao động – người lao động di chuyển từ một
nước sang nước khác và làm trong công xưởng nhà máy y tế…; Giaos viên bác sĩ sang nước

14
khác để giảng dạy cung cấp dịch vụ liên quan đến quản lí, nghiên cứu.
(3)(4) – khác nhau ở vị trí pháp lí – một là doanh nghiệp còn một là thể nhân

TMDV ra đời muộn hơn, chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, tỷ trọng tăng lên, năm 2010: 20,5%; năm
2019: 24,5%  xu hướng dài hạn: tăng lên, ngày càng quan trọng đối với nền kte của các qgia
Có sự tập trung hóa cao trong TMDV, 5 quốc gia lớn nhất về XKDV chiếm gần 50%, Mỹ là
quốc gia chiếm tỷ trọng cao nhất (gần 13%)
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của thế giới (1995 – 2019)
1995 1.200

2005 2.700

2008 4.100

2009 3.600

2010 3.900

2015 4.900

2018 5.900

2019 6.100

KN và tỷ trọng XKDV trong tổng giá trị XK toàn cầu (1995 – 2019)
1995: 1230 tỷ USD (20%)
2019: 24,5%
5 nước dẫn đầu thế giới về XKDV năm 2019 (tỷ USD)
STT Quốc gia Kim ngạch XKDV

1 Mỹ 870

2 Anh 380

3 Đức 303

4 Pháp 290

5 Trung Quốc 270

Kim ngạch XK DV của một số nước ASEAN năm 2019 (tỷ USD)
STT Quốc gia Kim ngạch XKDV

1 Singapore 205

2 Thái Lan 82

15
3 Philippines 41

4 Indonesia 31

5 Việt Nam 17

6 Myanmar 6,7

7 Campuchia 6,1

8 Brunei 0,6

Kim ngạch XKDV của Việt Nam (2008 – 2019) (tỷ USD)
∙ 2008: 7,1 tỷ USD

∙ 2009: 5,7 tỷ USD

∙ 2010: 7,6 tỷ USD

∙ 2019: 17 tỷ USD
II. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA TMQT
1. Quy mô TMQT tăng nhanh, cơ cấu chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng TMDV,
giảm tỷ trọng TMHH
- Về quy mô: Giai đoạn 1995-2021, tăng trưởng tương đối ổn định, năm 2021 đạt gần 56
nghìn tỷ USD, tương đương 60% GDP thế giới
- Về cơ cấu: TM HH có kim ngạch lớn nhất, nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm, năm 2000
chiếm 80%, 2019: 75,4%%
TMDV Có kim ngạch nhỏ hơn, tỷ trọng tăng lên: năm 1995 chiếm 20,2%, năm 2019: 24,5%
 Có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với TM HH, tầm quan trọng ngày càng cao trong
TMQT cũng như trong nền kte tgiowi

Cơ cấu XK DV – HH (1980 – 2019)


Năm XKDV (%) XKHH (%)

1990 19,5 80,5

2000 18,5 81,5

2010 19,5 80,5

2015 24,0 76,0

2019 25,0 75,0

Những yếu tố thúc đẩy TMQT phát triển:


16
- Thứ nhất, quy mô GDP toàn cầu ngày càng lớn tạo tiền đề thúc đẩy TMQT phát triển.
- Thứ hai, sư phát triển của xu thế toàn cầu hóa kinh tế  các liên kết KTQT ra đời  rào
cản thương mại giảm bớt, môi trường kinh doanh thuận lợi hơn
- Thứ ba, cạnh tranh KTQT gia tăng  sản phẩm ngày càng phong phú, chất lượng được cải
thiện, giá bán giảm  khuyến khích thương mại

2. Cơ cấu TMQT chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng nhóm hàng có hàm lượng
công nghệ cao, giảm tỷ trọng nhóm hàng truyền thống.
2.1. Lĩnh vực thương mại hàng hóa
- Cơ cấu thương mại hàng hóa:
+ Nhóm hàng nông sản
+ Nhóm hàng công nghiệp
+ Nhóm hàng nhiên liệu – khai khoáng
- Thứ 1: Nhóm sản phẩm công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng lên
(2010: 69%); 2020; 74,5%
Nguyên nhân nhóm sản phẩm công nghiệp tăng lên:
Vòng đời thiết bị công nghệ có xu hướng rút ngắn  nhu cầu NK ngày càng tăng
Sự phát triển của chuỗi cung ứng toàn cầu
Thu nhập của người dân tăng lên khiến nhu cầu tiêu dùng sản phẩm công nghiệp ngày
càng lớn
Sự phát triển của KHCN tạo ra nhiều sp mới có nhu cầu lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh
Thứ 2, nhóm hàng nhiên liệu, khai khoáng chiếm tỷ trọng lớn thứ 2, nhưn gtyr trọng có xu
hướng giảm
Nguyên nhân:;
Nhu cầu nhóm hàng nguyên liệu thô, khoáng sản trên thế giới có xu hướng giảm
Sự tăng trưởng nhanh chóng của nhóm hàng công nghiệp, nhất là các sản phẩm công
nghẹ cao
Gía nhiều loại nguyên liệu, nhất là dầu thô có xu hướng giảm
Thứ 3, nhsm sản phẩm nông sản chiếm tỷ trọng nhỏ, tủ trọng tương đối ổn định

2.2. Lĩnh vực thương mại dịch vụ quốc tế


- Cơ cấu TMDV chia làm 3 nhóm:
+ DV vận tải
+ DV du lịch
+ DV khác

- DT vận tải là nhóm DV truyền thống, có doanh thu lớn, nhưng tỷ trọng giảm
mạnh, năm 1980: 36,6%; năm 2020: 16,5%
- DT DLQT chiếm tỷ trọng cao và tương đối ổn định, năm 1980: 28,2%; năm
2019: 24%; 2020:10,7%
- Tỷ trọng nhóm DV khác tăng nhanh, 1980: 35%;
Cơ cấu TMDV quốc tế của thế giới (1980 – 2019) (%) (Trademap)
Nhóm DV 1980 1995 2010 2015 2019

DV vận tải 36,6 25,8 21,4 18,4 16,5


17
DV du lịch 28,2 34,4 25,5 25,9 23,5

DV khác 35,2 39,7 53,1 55,7 60,0

3. Tự do hóa thương mại là xu thế chủ yếu chi phối sự phát triển của TMQT
3.1. Khái niệm:
- Tự do hóa thương mại là quá trình giảm bớt các rào cản thương mại, tạo môi trường thuận
lợi nhằm thúc đẩy TMQT phát triển.
3.2. Nội dung chính của tự do hóa thương mại
- Cắt giảm và dỡ bỏ thuế quan thông qua các cam kết trong các thỏa thuận liên kết kinh tế
quốc tế.
- Giảm bớt hàng rào phi thuế quan (hạn ngạch, giấy phép, …) trong quan hệ thương mại. - -
- Xây dựng môi trường cạnh tranh công bằng, không phân biệt đối xử trong thương mại quốc
tế. Quy tắc đãi ngộ quốc gia
Thực tiễn cắt giảm thuế quan trong thương mại quốc tế:
- Cắt giảm thuế trong GATT/WTO:
+ 1950: mức thuế quan trung bình là 40%
+ 1980s: giảm còn 20%
+ Hiện nay:2%
- Trong EU: thuế quan được rỡ bỏ hoàn toàn
- Trong các FTA: cơ bản được rỡ bỏ
3.3.Các phương thức tự do hóa thương mại: (vở ghi rõ hơn)
(1)Tự do hóa thương mại đơn phương
Các quốc gia chủ động, tự nguyện xóa bỏ các rào cản thương mại mà không yêu cầu đối tác
có những ưu đãi đáp lại
(2)Tự do hóa thương mại song phương
Chính phủ 2 quốc gia ký kết hiệp định thương mại tiêu dùng trong đó dành cho nhau những
điều kiện thuận lợi nhằm phát triển thương mại giữa hai nước.
(3)Tự do hóa thương mại thông qua hội nhập khu vực
Các nước cùng khu vực ký kết các thỏa thuận thiết lập khu vực thương mại tự
do
(4)Tự do hóa thương mại toàn cầu trong khuôn khổ của WTO
* Lợi ích của Tự do hóa thương mại:
- Tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy TMQT phát triển
- Các hàng rào thuế quan và phi thuế được dở bỏ
- Góp phần nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của DN và nền kinh tế quốc
gia
- Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vì khi tham gia vào các hip định
thương mại tự do  thị trường rộng mở giúp các nhà đầu từ nước ngoài tăng
cường đầu tư.
- Mang lại lợi ích cho người tiêu dùng: chất lượng hàng hóa, dịch vụ được nâng
cao, giá bán giảm xuống…

18
★ Thách thức của VN khi tiến hành TDHTM:
- Thách thức cho các ngành công nghiệp
Với việc tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA: ASEAN Free Trade Area),
Việt Nam đã buộc phải cùng ký kết các Hiệp Định Thương Mại Tự Do ASEAN với nhiều nước
khác, và phải nhanh chóng hạ thấp thuế nhập khẩu đối với các nền kinh tế đã cam kết, trong đó
có Trung Quốc là nước có nền kinh tế chủ yếu cạnh tranh với nước ta chứ ít bổ sung cho ta.
Kết quả là toàn bộ nền kinh tế đã được chuẩn bị không đầy đủ trước những đối thủ cạnh tranh
trong điều kiện các hàng rào bảo hộ đã sớm bị tháo bỏ.
Đặc biệt nguy hiểm là tiến trình cắt giảm thuế với Trung Quốc, phần lớn hàng hóa Trung
Quốc vào Việt Nam sẽ chỉ còn thuế từ 0-5% vào năm 2015, tạo điều kiện cho các sản phẩm của
Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, dẫn đến thâm hụt thương mại và gây sức ép quá
lớn đối với nền công nghiệp non trẻ của Việt Nam.
Thực vậy, từ sau khi gia nhập WTO, cơ cấu công nghiệp của Việt Nam chậm thay đổi, thâm
hụt mậu dịch tăng vọt, nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam bị bóp chết.
Điển hình là công nghiệp điện tử: sản phẩm điện tử nguyên chiếc có thuế nhập khẩu từ 0-5%
trong khi linh kiện điện tử nhập khẩu để lắp ráp có thuế suất 18-30%. Không chỉ doanh nghiệp
trong nước bị chết mà doanh nghiệp lắp ráp máy thu hình cũng chuyển sang thành công ty nhập
khẩu bán máy nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn, lạm phát cao và diễn biến phức tạp, nhập siêu tăng,
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế giảm từ bậc 59 (2010) xuống còn 75 (2012), nạn thất
nghiệp tăng, và nợ công liên tục tăng nhanh. Xuất khẩu chủ yếu dựa vào doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài tận dụng lao động giá rẻ lắp ráp là chính (điển hình là Samsung Vina xuất khẩu
điện thoại thông minh Galaxy, nhập khẩu 100% linh kiện từ Samsung ở Trung Quốc) trong khi
các doanh nghiệp trong nước chưa tận dụng được các cơ hội mở rộng xuất khẩu.
Công nghiệp và xây dựng tăng trưởng chậm hơn trước khi gia nhập WTO, từ 10,2% trong 5
năm trước xuống 7%, các ngành công nghiệp như xi măng, sắt thép gặp khó khăn lớn trong
cạnh tranh với hàng nhập khẩu, chủ yếu đến từ Trung Quốc.
- Về vấn đề lao động và môi trường

Được đưa vào và nhấn mạnh trong FTA thế hệ mới, do sự thay đổi của toàn cầu hóa về lao
động và biến đổi khí hậu ngày càng sâu sắc. Tiêu chuẩn về chất lượng lao động và môi trường
trong các FTA thế hệ mới được khẳng định cần thực hiện theo tiêu chuẩn lao động của ILO và
các tiêu chuẩn môi trường, phát triển bền vững của Liên Hợp quốc. Các FTA thế hệ mới đòi
hỏi phải điều chỉnh luật, chính sách không chỉ về kinh tế, thương mại mà cả các vấn đề phi
thương mại như: Quyền của người lao động, tiêu chuẩn lao động, tự do hiệp hội – công đoàn,
môi trường, DNNN, mua sắm chính phủ…

- Về công tác cải cách, hoàn thiện thể chế

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có gây ra những tác động tiêu cực mang tính khách quan
tới bức tranh ảm đạm của nền kinh tế Việt Nam, nhưng đó không phải là nguyên nhân chủ yếu,
mà những tác nhân mang tính chủ quan trong nội tại mới là nguyên nhân chính của thực trạng
ảm đạm nói trên. Cụ thể là sự chậm trễ trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng, mặc dù nước ta
đã đề ra yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ Đại Hội XI nhưng việc quá trình triển khai
thực hiện quá trì trệ. Vì vậy, tăng trưởng của Việt Nam vẫn dựa quá nhiều vào vốn, Chính phủ
19
đầu tư kém hiệu quả vào doanh nghiệp nhà nước (như Vinashin, Vinalines), đầu tư công lãng
phí và thất thoát lớn, vốn đầu tư bị hút vào bất động sản, không ít doanh nghiệp đầu tư vào các
mối quan hệ để kiếm lợi nhuận (đất, khai mỏ v.v.) mà chậm nâng cao trình độ khoa học-công
nghệ và năng lực cạnh tranh.
Trong khi đó, Nhà nước chậm cải cách thể chế, năng lực của bộ máy nhà nước chậm được
nâng cao, các rào cản kỹ thuật trong thương mại chậm được áp dụng để tự bảo vệ.

★ Giải pháp để Việt Nam thực hiện tốt TDHTM


- Đối với Nhà nước

▪ Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách gắn với việc thực hiện các cam kết hội nhập,
nhằm nâng cao hiệu quả huy động, sử dụng vốn đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh
doanh
▪ Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để thực hiện đầy đủ các
cam kết quốc tế theo lộ trình.
▪ Đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực về đầu tư,
xây dựng, đất đai, thuế, hải quan, XNK phù hợp với các cam kết hội nhập KTQT
▪ Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các cam kết, hiệp định mà VN tham gia đến từng
ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân để các đối tượng có liên quan thực hiện hiệu
quả các cam kết

- Đối với doanh nghiệp

▪ Tăng cường liên kết với nhau, tạo những cơ hội đầu tư nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh;
Chủ động xây dựng năng lực sản xuất, kinh doanh, cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm để
nâng cao khả năng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu; Tăng cường đầu tư phát triển công
nghiệp hỗ trợ, đầu tư vào các vùng trồng nguyên liệu để giảm thiểu phụ thuộc nguyên phụ
liệu của các nhà cung cấp nước ngoài.
▪ Đổi mới hoạt động quản trị doanh nghiệp và CN thông tin, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tăng cường quảng bá thương hiệu; Cùng với đó, chủ động xây dựng các chiến lược
kinh doanh, phát triển sản xuất để có thể cạnh tranh với hàng hóa từ các nước trong khu vực
ngay cả trong thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu
▪ Cần có cơ chế đầu tư nguồn nhân lực sớm, có chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh
thần thỏa đáng cho người lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề cao

4. Cạnh tranh trong thương mại quốc tế diễn ra gay gắt dẫn đến tranh chấp TMQT có xu
hướng tăng lên, trong đó gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại
- Các biện pháp phổ biến: tăng thuws XK và NK, tăng các hạn chế định lượng, tăng cườn thủ tục hải
quan
- Lĩnh vực xảy ra tranh chấp ngày càng rộng
Tranh chấp thương mại trong WTO )95-2022)
+ Có hơn 6580 vụ kiện về phòng vệ thương mại, trong đó nhiều nhất là các vụ kiện về CBPG (90%)
20
+ TQ là quốc gia bị kiện nhiều nhất, chiếm 24%
+ Có Hơn 43 nước khởi kiện, nướ kiện nhiều nhấ là ấn độ
- Xung đột thưng mại mỹ - trung quốc hiện nay

III. GIÁ QUỐC TẾ CỦA HÀNG HÓA VÀ TỶ LỆ TRAO ĐỔI TRONG TMQT
1. Giá quốc tế của hàng hóa

1.1. Khái niệm giá quốc tế:


- Giá quốc tế của hàng hóa là biểu hiện bằng tiền giá trị quốc tế của hàng hóa, đồng thời
biểu hiện giá trị sử dụng và thể hiện một cách tổng hợp các mối quan hệ trong nền kinh tế thế
giới.
1.2. Tiêu chí xác định giá quốc tế
(1)Giá của những hợp đồng mua bán theo các điều kiện thương mại thông thường (hợp
đồng trên cơ sở bình đẳng 2 bên, không có áp buộc)
(2)Giá của những hợp đồng mua bán có giá trị lớn, hoặc giá ở các trung tâm giao dịch hàng
hóa trên thế giới
(3)Giá đó được tính bằng đồng tiền có thể tự do chuyển đổi.
Lưu ý: giá quốc tế mang tính thm khảo, là cơ sở để so sánh
Là mức giá có tĩnh chất đại diện cho một mặt hàng nhất định trong thời điểm nhất định
Ko phải là mức giá chuẩn tuyệt đối áp dụng cho mọi giao dịch

1.3. Đặc điểm của giá quốc tế của hàng hóa


(1)Giá quốc tế thường xuyên biến động theo những xu hướng phức tạp
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá quốc tế:
- Giá trị của hàng hóa (đây là yếu tố ảnh hưởng quyết định)
- Quan hệ cung – cầu hàng hóa trên thị trường
- Giá trị đồng tiền thanh toán
- Tình hình cạnh tranh trên thị trường: cạnh tranh cao thì giá cả có cơ hội thấp và ngược lại
(2)Có hiện tượng nhiều giá với cùng mặt hàng
Nguyên nhân:
- Mua bán theo phương thức giao dịch khác nhau
- Phương thức vận tải khác nhau
- Điều kiện thanh toán khác nhau
-…
(3)Có hiện tượng giá cánh kéo
- Giá cánh kéo là gì?

+ Là hiện tượng khác nhau trong sự biến động về giá của hai nhóm hàng hóa ▪ Khi giá
tăng: giá của nhóm mặt hàng I (sản phẩm chế tạo) có xu hướng tăng nhiều hơn nhóm hàng II
(nguyên liệu, nông sản)
▪ Khi giá giảm: giá nhóm mặt hàng I có xu hướng giảm ít hơn nhóm hàng II.
- Tác động của giá cánh kéo với các nhóm nước:
+ Có lợi cho các nước phát triển: Vì trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, các nước này
21
xuất khẩu chủ yếu nhóm hàng I, nhập khẩu chủ yếu nhóm hàng II.
+ Bất lợi cho các nước đang phát triển: Vì trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, các nước
này chủ yếu nhóm hàng II, nhập khẩu chủ yếu nhóm hàng I.

*** Biện pháp giảm tác động tiêu cực của hiện tượng giá cánh kéo:
Trước thực tế trên, các nước ĐPT không còn con đường nào khác là phải nâng cao khả năng
cạnh tranh của mình, không thể chỉ XK sản phẩm thô sơ và sơ chế mãi được. Vẫn biết đây
chính là những sản phẩm mà hiện tại những sản phẩm này đang có lợi thế so sánh, nhưng đó
chỉ là lợi thế so sánh tĩnh (chỉ dựa trên tài nguyên và lao động rẻ hiện có), trong khi rủi ro về
giá là rất lớn. Các nước cần xây dựng lợi thế động cho mình bằng cách:
■ Thực hiện chính sách trợ giá cho sản phẩm nông nghiệp (short-term)
■ Nâng cao tay nghề, năng suất lao động, trình độ CN
■ Cải biến cơ cấu XNK để có những sp có hàm lượng chế biến sâu hơn, tạo giá trị gia tăng
lớn hơn đồng thời phù hợp với nhu cầu của thế giới

2. Tỷ lệ trao đổi (Điều kiện thương mại – Terms of Trade – T) trong TMQT

- Khái niệm: Là tỷ số so sánh giữa chỉ số biến động giá hàng XK và chỉ số giá hàng NK của một
nước trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm)
- Công thức tính:
T= Pe / Pi
Trong đó:
Pe: chỉ số biến động giá hàng xuất khẩu
Pi: chỉ số biến động giá hàng nhập khẩu
- Ý nghĩa: Cho biết 1 nước có lợi hay bị bất lợi trong TMQT khi giá hàng hóa có sự biến
động.
T > 1: quốc gia đó có lợi
Nguyên nhân:
Khi giá tăng: giá hàng XK tăng nhiều hơn giá hàng NK
Khi giá giảm: giá hàng XK giảm ít hơn giá hàng NK
T < 1: quốc gia đó bị bất lợi
- Biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của hiện tượng giá cánh kéo và tỷ lệ trao đổi bất
lợi:
+ Chuyển dịch cơ cấu hàng XK: tăng tỷ trọng XK nhóm hàng I, giảm tỷ trọng XK nhóm
hàng II.
+ Đa dạng hóa mặt hàng XK và đa phương hóa thị trường XK: tức là xuất khẩu nhiều mặt
hàng khác nhau sang nhiều thị trường khác nhau, để khi thị trường thế giới có sự biến động thì
các nước sẽ chủ động hơn và không bị kéo theo sự thay đổi đó.
+ Tham gia các tổ chức, hiệp hội của các nước XK nhằm ổn định cung cầu, giá cả: vì các
nước đang phát triển thường xuất khẩu nông sản, nguyên liệu mà đó là các mặt hàng thường
xuyên biến động, Việc tham gia các tổ chức này sẽ giúp các nước có được chiến lược phát triển
chung, ổn định thị trường và tránh bị các nước lớn chèn ép, áp đặt…
VD: Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC)

22
CHƯƠNG IV: THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
I. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ
1. Khái niệm về dịch vụ
- Dịch vụ là những hoạt động mang tính xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu về sản xuất,
kinh doanh và cuộc sống của con người, đặc điểm cơ bản của sản phẩm dịch vụ là vô hình, phi
vật chất.
Lưu ý:
- Cung ứng (cung cấp, sản xuất) DV: là những hoạt động tác động đến con người hay đối
tượng bị tác động.
- Quá trình cung ứng dịch vụ luôn có sự tương tác trực tiếp của 3 yếu tố:
Người cung ứng – Cơ sở vật chất – Người tiêu dùng DV.
- Sản phẩm DV (kết quả của quá trình cung ứng DV): là sự thay đổi về điều kiện, hay trạng
thái của con người hoặc đối tượng bị tác động.
- Đặc điểm cơ bản của DV: vô hình, phi vật chất.
2. Phân loại dịch vụ:
2.1. Căn cứ vào tính chất của DV:
- Dịch vụ mang tính thương mại: cung cấp nhằm thu lợi nhuận, thường là do các tổ chức kinh tế
cung cấp cho người tiêu dùng…
- Dịch vụ phi thương mại: cung ứng vì cộng đồng như đảm bảo an ninh, phòng cháy chữa cháy…
2.2. Phân loại theo chủ thể thực hiện:
- Dịch vụ của Chính phủ
- Dịch vụ của các tổ chức XH
- Dịch vụ của các tổ chức kinh tế
2.3. Phân loại dịch vụ theo Hiệp định GATS của WTO
(1) Các DV kinh doanh: DV pháp lý, kiểm toán, kế toán, DV liên quan đến máy tính, DV
R&D… (2) Các DV thông tin: bưu điện, chuyển phát nhanh, DV viễn thông…
(3) Các DV xây dựng và kỹ thuật liên quan đến XD.
(4) Các DV phân phối: bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền thương mại
(Fanchising) (5) Các DV giáo dục: giáo dục tiểu học, trung học, đại học…
(6) Các DV môi trường: DV thoát nước, thu gom rác…
(7) Các DV tài chính: DV bảo hiểm, ngân hàng…
(8) Các DV liên quan đến y tế và dịch vụ xã hội: DV bệnh viện, y tế khác…
(9) Các DV liên quan đến du lịch và lữ hành: DV khách sạn, đại lý lữ hành…
(10) Các DV văn hóa, giải trí, tin tức…
(11) Các DV vận tải: vận tải biển, hàng không…
(12) Các DV khác
- Đặc điểm cơ bản của DV:
+
+
2.4 Hàm lượng tri thức luôn chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản phẩm DV
- Trong sản phẩm HH: yếu tố đầu vào chủ yếu là vật chất, hàm lượng chất xám thương chiếm phần k
lớn
- Trong sản phẩm DV: Yếu tố đầu vào chủ yếu là sự sáng tạo, kỹ năng chuyên biệt, trình độ chuyên
môn, tinh thần thái độ; của con người

23
- Ý nghĩa:
+ Con người là yếu tốt rất quan trọng trong cung ứng DV, do vậy, cần coi trọng chất lượng nguồn nhân
lực: sự sáng tạo, tư duy, nhanh nhạy, tinh thần, thái độ…
+ Tăng cường đào tạo chuyên môn, nâng cao tính chuyên nghiệp và thái độ của người lao động
2.5 Sự phát triển của KHCN làm cho sản phẩm dịch vụ có xu hướng nhuwoy càng có tính chất của hàng
hóa
- Ngày càng có nhiều DV trong đó quá trình SX-Tiêu dùng tách rời nhau, sản phẩm DV có thể lưu
trữ ,vận chuyển…Vd: trước khi pdichj vụ giáo dục phải có sự tương tác trực tiếp, nhưng hiện tại có thể
giáo dục online, có thể dự trữ trong file usb, phần mềm…
- DV ko chỉ tồn tại và sử dụng đồng thời với quá trinhg SX mà có thể sử dụng trong thời gian rất dài.

3. Vị trí của dịch vụ trong nền kinh tế


- Cơ cấu kinh tế gồm 3 ngành:
+ Nông nghiệp: là ngành SX vật chất, các yếu tố đầu vào chủ yếu là lao động và các điều kiện
tự nhiên, sản phẩm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người và nguyên liệu cho SXCN. +
Công nghiệp: là ngành SX vật chất, bao gồm chế tạo, chế biến và khai thác tài nguyên thiên
nhiên, sản phẩm là tư liệu SX, hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng
+ Ngành dịch vụ
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới:
+ Nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ
+ Công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ
+ Công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp
+ Dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp
- Hiện nay, DV là ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của kinh
tế thế giới
- Tỷ trọng ngành DV trong GDP của các nước trên thế giới (2017)
+ Việt Nam: 41,6%
+ Trung Quốc: 53,9%
+ Singapore: 70,4%
+ TB thế giới: 62%
4. Vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế
4.1. DV là các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của toàn bộ nền kinh tế, đồng thời ngành DV là
thị trường tiêu thụ lớn của các ngành SX vật chất
- DV đảm bảo các yếu tố đầu vào thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh: vận tải, dịch vụ tài
chính, thông tin, R&D…
- DV đảm bảo các yếu tố đầu ra cho sản xuất: vận tải, marketing, phân phối… - DV
là thị trường tiêu thụ chủ yếu của nhiều ngành sản xuất công nghiệp quan trọng VD:
- Công nghiệp sản xuất máy bay, tàu thủy, ô tô: đối tượng tiêu dùng là DV vận tải - Công
nghiệp sản xuất máy tính, điện thoại: đối tượng tiêu dùng là DV thông tin
4.2. DV là lĩnh vực sử dụng lao động lớn nhất trong các ngành kinh tế và xã hội, đóng góp
quan trọng trong tạo cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân - DV là lĩnh vực
cung cấp các yếu tố chủ yếu cho phát triển kinh tế xã hội nên nhu cầu lao động là rất lớn
- DV là yếu tố phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân nen
nhu cầu DV là rất lớn, điều này tạo cơ hội việc làm cho nhiều người
- DV là lĩnh vực sử dụng lao động có trình độ đa dạng: từ lao động có yêu cầu chuyên môn,

24
kỹ năng rất cao đến lao động phổ thông, nên có thể tạo cơ hội việc làm cho nhiều đối tượng
khác nhau
- Vốn đầu tư để tạo việc làm trong nhiều loại hình DV không lớn, nên có thể thu hút nhiều
lao động tham gia
- Thu nhập của lao động trong lĩnh vực DV thường cao hơn các lĩnh vực khác trong nền
kinh tế
4.3. DV góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao giá trị gia tăng
của hàng hóa
- Nhiều DV là đầu vào quan trọng của sản xuất, kinh doanh, do vậy dịch vụ phát triển sẽ
góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
VD: DV tài chính, thông tin, DV máy tính, logistic…
- Hàm lượng dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong hàng hóa, có vai trò quyết định
đến năng lực cạnh tranh và hiệu quả của sản xuất hàng hóa
VD: máy tính, điện thoại di động, thiết bị…
4.4. DV đáp ứng những nhu cầu thiết yếu và góp phần nâng cao chất lượng trong cuộc sống
của con người
- DV đáp ứng những nhu cầu thiết yếu và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con
người hằng ngày: y tế, giáo dục, di chuyển, sinh hoạt hằng ngày
- DV góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống: DV du lịch, giải trí, chăm sóc sức khỏe…
4.5. DV sẽ có vai trò quan trọng hơn, chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu kinh tế, nhất là ở
các nước đang phát triển
- Sự phát triển của DV chủ yếu dựa vào con người (lao động, sáng tạo, kỹ năng...) ít phụ
thuộc vào các yếu tố vật chất và điều kiện tự nhiên, nên tiềm năng phát triển gần như vô hạn -
Nhu cầu DV của nền kinh tế và cá nhân con người ngày càng lớn là động lực thúc đẩy DV
phát triển nhanh hơn.
5. Ý nghĩa
- Luôn lắng nghe đánh giá, ý kiến phản hồi của Khahchs hàng để k ngừng nâng cao chất lượng DV
- Người cung ứng cần coi trong việc cá thể hóa DV khhi cung ứng cho KH
II. THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ
1. Các phương thức cung ứng dịch vụ theo quy định của WTO:
- Theo quy định của WTO, TMDV quốc tế là việc cung ứng dịch vụ giữa các nước theo 4
phương thức (Mode of Supply)
(1) Cung ứng qua biên giới (Mode 1 – Cross Border)
- Khái niệm: DV được cung ứng từ lãnh thổ 1 nước sang lãnh thổ nước thành viên khác -
Đặc điểm: Chỉ có bản thân dịch vụ di chuyển từ nước cung ứng đến nước tiêu dùng dịch vụ,
không có sự di chuyển của người cung ứng và người tiêu dùng dịch vụ (tương tự thương mại
hàng hóa)
Các nước tiêu dùng khó quản lý DV về nội dung, chất lượng, sự phù hợp
Có tiềm năng phát triển rất lớn do sự phát triển của khoa học công nghệ
- VD:
+ DV giáo dục trực tuyến (e-learning)
+ DV vận tải quốc tế
+ DV thông tin
(2) Tiêu dùng ngoài lãnh thổ (Mode 2 – Consumption Abroad)
- Khái niệm: Người tiêu dùng DV của 1 nước tiêu dùng DV trong lãnh thổ của nước khác
25
(DV được cung ứng bên trong lãnh thổ của 1 nước cho người tiêu dùng nước ngoài) - Đặc
điểm:
+ DV được cung ứng bên trong lãnh thổ của 1 nước cho người tiêu dùng DV nước ngoài +
Có sự di chuyển của đối tượng tiêu dùng dịch vụ ra ngoài lãnh thổ để tiêu dùng dịch vụ ở nước
ngoài
+ Chi phí tiêu dùng DV thường ở mức cao
+ Ít bị hạn chế bởi các quy định của nước tiêu dùng DV
- VD:
+Du lịch quốc tế: khách du lịch ra nước ngoài và sử dụng các ĐV để phục vụ chuyến du
lĩchj
+ Đi du lịch nước ngoài
+ Du học nước ngoài , người học đến quốc gia khác và tiêu dùng các DV về học tập, lưu trú,
sinh hoạt ở nước đến du hộc
+ Ra nước ngoài chữa bệnh
+ Đưa máy bay, tàu biển, thiết bị ra nước ngoài để bảo dưỡng, sửa
chữa… (3)
chuyển ra khỏi lãnh thổ quốc gia và thành lập cơ sở cung ứng DV ở
ngoài để cung ứng DV thông qua cơ sở đó.
- Đặc điểm:
+ Có sự di chuyển của nhà cung ứng DV ra nước ngoài để cung ứng DV, thông qua cơ sở
được thành lập ở nước ngoài
+ Hình thức hiện diện: thành lập doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh…
- VD: BigC, Viettel, AeonMall…
(4) Hiện diện thể nhân (Mode 4 – Normal person presence)
- Khái niệm: DV được cung ứng bởi nhà cung ứng DV của một nước thông qua hiện diện tạm thời
của thể nhân trên lãnh thổ của nước khác (Cá nhân người cung ứng DV di chuyển đến một
nước khác để cung cấp DV ở nước đó)
- Đặc điểm: Có sự di chuyển tạm thời của cá nhân cung ứng ra nước ngoài để trực tiếp cung ứng
DV.
- VD:
+ Xuất khẩu lao động
+ Di chuyển của nhân viên trong các công ty FDI
+ Việc thuê chuyên gia nước ngoài.

26
★ Biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu DV:

27
2. Đặc điểm của TMDV quốc tế
2.1.Trong TMDV không nhất thiết phải có sự di chuyển của bản thân DV qua biên giới quốc
gia
- Trong TMHH phải có sự di chuyển của bản thân hàng hóa ra ngoài lãnh thổ quốc gia - Trong
TMDV không nhất thiết phải có sự di chuyển của bản thân DV qua biên giới ra khỏi lãnh thổ mà
có thể là sự di chuyển của người cung ứng hoặc người tiêu dùng DV. VD: Du lịch, du học sinh,
XK lao động…
- Ý nghĩa: Giúp các DN nhỏ, kể cả cá nhân cũng có thẻ tham gia xuất khẩu dịch vụ ngay cả ở thị
trường trong nước, giúp giảm rủi ro và tăng lợi thế kinh doanh
- VD, trong các phương thức cung ứng DV:
+ Mode 1 là sự di chuyển của bản thân DV
+ Mode 2laf sự di chuyển của người tiêu dùng DV
+ Mode 3,4 là sự di chuyển của người cung ứng DV (Người cung ứng ở Mode 3,4 khác nhau về
địa vị pháp lý)
2.2. Mức độ tự do hóa TMDV hạn chế hơn so với TMHH
- Trong TMHH tất cả các nước đều cam kết mở cửa thị trường ở phạm vi rộng, mức độ cao
- TMDV được các nc quản lý chặt chẽ, việc mở cửa ttrg phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kinh tế,
chính trị, văn hóa…
- Trong WTO, mỗi lĩnh vực DV có số lượng nước cam kết và mức độ cam kết khác nhau
- Các nước phát triển tự do hóa TM ở phạm vi rộng, mức độ cao hơn so với các nước đang phát
triển
2.3. Phương thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ luôn có sự thay đổi do tác động của khoa học
công nghệ
- Trong TMDV truyền thống luôn đòi hỏi có sự tương tác trực tiếp giữa người cung ứng- tiêu
dùng DV. VD: Y tế, giáo dục
- Sự phát triển của internet đã thúc đẩy phương thức cung ứng xuyên quốc gia, giảm phương
thức đòi hỏi sự tương tác trực tiếp giữa người cung ứng và người tiêu dùng
VD: Doanh thu XKDV TT-VT-MT: năm 2005 đạt 125 tỷ USD, chiếm 4.7%, năm 2021 đạt
890 tỷ (tăng 7 lần), chiếm gần 15%
2.4. Quản lý TMDV quốc tế được thực hiện chủ yếu bằng các biện pháp áp dụng bên trong
lãnh thổ quốc gia
28
- Trong TMHH, các biện pháp quản lý XNK được áp dụng tại các cửa khẩu quốc gia (thuế quan và
phi thuế quan)
- Quản lý TMDV thực hiện chủ yếu bằng các biện pháp áp dụng bên trong lãnh thổ quốc gia nhằm
tác động vào chủ thể cung ứng DV nuwos ngoài, hoặc người tiêu dùng DV trong nước
VD: Đối với Mode 1: quy định về an ninh quốc gia, phù hợp với văn hóa dân tộc, quy trình kiểm
duyệt…
Mode 3: Quy định về việc thành lập, hoạt động đối với DN FDI (Hình thức DN, tỉ lệ góp vốn)
Mode 4: quy định đối với cá nhân người cung ứng DV nước ngoài và DN trong nước có sử dụng lao
động nước ngoài.
3. Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của TMDVQT.
3.1.Sự phát triển của nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới
- Quy mô kinh tế thế giới mở rộng tạo ra nhu cầu ngày càng lớn về các loại hình DV: vận tải, tài
chính, thông tin…
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới theo hướng gia tăng tỷ trọng trong lĩnh vực DV đã tạo ra
khả năng cung ứng ngày càng đa dạng với quy mô lớn các loại hình DV.
3.2.Sự phát triển của TMHH tạo ra nhu cầu rất lớn đối với các DV góp phần thúc đẩy TMDV
phát triển.
- TMDV phát triển tạo ra nhu cầu rất lớn đối với các loại hình DV: logistic, ngân hàng, thông tin,
quảng cáo…
- Hàm lượng yếu tố dịch vụ trong TMHH ngày càng lớn, nhất là các sản phẩm công nghệ cao.
3.3.Sự phát triển của CNTT đã tạo ra rất nhiều DV mới có tiềm năng phát triển rất lớn, đồng
thời tạo điều kiện cho nhiều dịch vụ có thể được thương mại hóa, giá DV có xu hướng giảm
đã thúc đẩy tiêu dùng DV trên toàn cầu.
- Sự phát triển của CNTT đã tạo ra nhiều DV mới, được sử dụng ngày càng rộng
rãi. - VD:
+ Trong lĩnh vực du lịch: Du lịch trực tuyến (online tourism)
+ Trong lĩnh vực phân phối: TMĐT (E-commerce)
+ Lĩnh vực ngân hàng: ngân hàng điện tử (E-banking)
+ Lĩnh vực giáo dục – đào tạo: học trực tuyến (E-learning)
+ Lĩnh vực y tế: khám chữa bệnh từ xa (Telehealth)
🡺 Giá dịch vụ có xu hướng giảm đã thúc đẩy tiêu dùng dịch vụ trên thị trường
3.4.Xu thế tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường dịch vụ của các nước - Tự
do hóa thương mại là gì?
- Biểu hiện của tự do hóa DV quốc tế:
+ Nhiều hiệp định quốc tế về TMDV được ký kết: Hiệp định GATS của WTO, FTA về
TMDV. + Chính sách hội nhập, mở cửa DV.
3.5.Thu nhập của người dân tăng lên đã tạo ra lượng cầu ngày càng lớn về DV cá nhân, nhất
là du lịch quốc tế
- Khi thu nhập tăng, tỷ trọng tiêu dùng DV có xu hướng lớn hơn tiêu dùng hàng hóa, vật chất -
Các loại hình dịch vụ cá nhân phát triển mạnh: du lịch, giáo dục, giải trí, chăm sóc sức khỏe…
Năm 2019:
+ Có 1,4 tỷ lượt khách DL quốc tế, doanh thu hơn 1410 tỷ USD
+ Trên thế giới có hơn 5 triệu du học sinh

29
III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ
1. Quy mô TMDVQT tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong TMQT.
- TMDV có tốc độ tăng trưởng cao hơn và ổn định hơn so với TMHH. Giai đoạn 2008-2019,
TMDV tăng trưởng 4,9%/năm, TMHH là 3,4%/năm.
- XKDV chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong Tổng KNXNK của thế giới
+ Năm 1995: 1300 tỷ USD (chiếm 20%)
+ Năm 2019: 6100 tỷ USD (chiếm 24,5%)
2. Cơ cấu TMDVQT dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng các DV có hàm lượng CN cao,
giảm tỷ tọng các DV truyền thống.
- Cơ cấu TMDVQT chia làm 3 nhóm: Du lịch QT, vận tải QT, các dịch vụ khác - Tỷ trọng doanh
thu các dịch vụ truyền thống như DV vận tải, DV du lịch quốc tế có xu hướng giảm.
+ DV vận tải: năm 2010: 21,5%; năm 2019: 16,5%
+ DV du lịch: năm 2010: 25,5%; năm 2019: 23,5%
- Tỷ trọng của các DV khác, nhất là các DN có hàm lượng CN cao tăng nhanh.
+ Năm 1995: 40%
+ Năm 2019: 60%
2.1. Dịch vụ vận tải quốc tế tăng trưởng chậm, tỷ trọng có xu hướng giảm
Dịch vụ vận tải bao gồm các hoạt động trực tiếp và gián tiếp phục vụ chuyên chở hàng hoá và hành
khách giữa các nc
Knxk dv vận tải tăng trưởng chậm, tỷ trọng giảm mạnh 23.6% 1995 - 17.3% 2018
Nguyên nhân:
● Nhu cầu vận tải hàng hoá tăng chậm, cước phí giảm (ngày nay chủ yếu là các ngành ít nguyên
liệu thô, nhiều chất xám)
● Cung năng lực vận tải thế giới vượt cầu
● Xk các dịch vụ khác có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn
2.2. Doanh thu dịch vụ du lịch quốc tế tăng nhanh chiếm tỷ trọng cao
Dv dlqt bao gồm các hoạt động cung ứng, các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách dl: vận chuyển,
lưu trú, ăn uống, giải trí, mua sắm,...
Doanh thu dvdl tăng, tương đối ổn định, chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2018 hơn 24% tổng xkdv)
Nguyên nhân:
● Thu nhập của ng dân thế giới tăng lên đã thúc đẩy cầu dv du lịch quốc tế
● Nhiều yếu tố thuận lợi giúp giảm chi phí đã thúc đẩy du lịch phát triển: sự phát triển của gtvt,
cntt (du lịch onl), cạnh tranh gay gắt…
● Gia tăng mạnh mẽ chi tiêu dlqt của tq năm 2018 đạt mức 280 tỷ ( chiếm 20%), số lượng khách
du lịch quốc tế 1,4 tỉ 2018. 10 quốc gia chi tiêu dlqt lớn nhất: trung quốc, mỹ, đức, anh, pháp
2.3. Kim ngạch XK các dịch vụ khác tăng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao
Các dịch vụ khác bao gồm những DV gì? (20/05/20) tài chính, ngân hàng, viễn thông,..
KNXK DV khác tăng nhanh, trong đó các DV có hàm lượng công nghệ cao tăng nhanh nhất
DV khác năm 2000 chiếm chưa đến 1 nửa, tăng dần lên giờ chiếm gần ⅓ (59%)
Dịch vụ du lịch quốc tế tăng rất nhanh ổn định ở mức ¼ (1400 tỷ $ thế giới chi vào du lịch quốc tế)
2.3.1. Dịch vụ Thông tin - Viễn thông - Máy tính
30
DV TT-™-MT bao gồm : DV lưu giữ số liệu, xử lý dữ liệu (Big data,...), điện thoại, Internet, truyền
hình,...
Là lĩnh vực có dung lượng thị trường lớn, tiềm năng phát triển rất lớn
Hiện nay, XK dịch vụ TT-VT-MT có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất năm 2018 đạt 600 tỷ USD
(tăng 5 lần so với 2005) chiếm 10,3% tổng XK dịch vụ
2.3.2. Dịch vụ chuyển quyền sử dụng đối tượng của SHTT
- SHTT (Tài sản trí tuệ): là những sản phẩm do lao động sáng tạo của con người tạo ra (sản phẩm
lao động trí óc của con người)
- Quyền SHTT: là các quyền của chủ thể đối với những tài sản trí tuệ do họ sáng tạo ra, được nhà
nước bảo hộ, chống lại sự xâm phạm bất hợp pháp.
Đối tượng của quyền SHTT:
- Bản quyền (Copy right): tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính,...
- Quyền sở hữu công nghiệp (Industrial property rghts): sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng
công nghiệp,...
Doanh thu DV chuyển quyền sử dụng đối tượng SHTT tăng nhanh; năm 2018 đạt hơn 400 tỷ USD
(tăng 3 lần so với 2005), chiếm gần 7% tổng XKDV

3. Cơ cấu thị trường TMDV quốc tế:


- TMDV tập trung chủ yếu ở các nước phát triển
+ Về XK: 5 nước XK lớn nhất thế giới chiếm 35% tổng XKDV, Mỹ là nước XKDV lớn nhất
(14%)
+ Về NK: 5 nước NK lớn nhất thế giới chiếm 32% tổng NKDV, Mỹ là nước NKDV lớn nhất
(9,3%)
IV. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ
1. TMDV quốc tế dự báo tiếp tục có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn hơn trong
TMQT
Nguyên nhân:
- Đầu vào của ngành DV chủ yếu là con người ít bị phụ thuộc vào điều kiện vật chất và yếu tố tự
nhiên nên tiềm năng phát triển gần như không có giớii hạn. Vì vậy, TMDV sẽ tiếp tục phát triển
nhanh.
- Như cầu DV phục vụ SX và đáp ứng cuộc sống của con người ngày càng tăng sẽ thúc đẩy việc
cung ứng và tiêu dùng DV
- Quy mô dân số tăng + thu nhập tăng khuyến khích tmdv cá nhân
nhân.
2. Xu hướng hội tụ giữa TMDV và TMHH:
- Sự hội tụ thể hiện ở sự gia tăng tính tương hỗ phụ thuộc lẫn nhau giữa TMDV và
TMHH
+ Nhiều DV chỉ được thương mại hóa khi TMHH phát triển
VD: DV vận tải, bảo hiểm, logistic, mkt gắn liền với tmhh
DV internet, vieenc thông, máy tính..chỉ có thể phát triển khi người tiêu dùng có các thiết
ị điện tử
- Trong TMHH, yếu tố DV ngày càng quan trọng và chiếm tỷ trọng ớn, TMHH luôn phải
có DV mới có thể phát triển.
31
VD: Mua máy tính, Smartphone chủ yếu là chi phí về các chương trình, phần mềm ứng
dụng
Mua bán thiết bị, máy móc luôn phải có DV đào tạo, bỏ hành, sửa chữa, chuyển giao công
nghệ
Trong chuỗi giá trị fia tăng của sp hh,, tmdv luôn giữ vài trò qtrong
3. Cơ cấu thương mại dịch vụ tiếp tục dịch chuyển theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành có
hàm lượng CN cao, giảm tỷ trọng các DV truyền thống
- Tỷ trọng doanh thu các DV thông tin – viễn thông – máy tính, DV dự báo sẽ tăng trư với tốc độ
nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao
Nguyên nhân: Nhóm DV này có nhu cầu rất lớn, vai trò ngày càng quan trọng đối với phát triển
kinh tế - xh
Năm 2020 XKDV giảm 20%, nhưng nhóm DV TT-VT-MT và DV tài chính vẫn tăng trưởng
- DT DV vận tải tiếp tục tăng lên, nhưng tỷ trọng duy trì ở mức thâấp
- Du lịch quốc tế dự báo sẽ hồi phục và tăng trưởng trở lại sau dịch bệnh Covid 19 du lịch quốc tế
sẽ hình thành nhiều xu hướng mới
 Những xu hướng mới của DLQT?
- Sức khỏe và sự an toàn của du khách sẽ được đặt lên hàng đầu, an ninh y tế sẽ ngày càng được
quan tâm
- DLQT sẽ có sự thay đổi toàn diện từ nhận thức, sở thích, thói quen của du khách đến hoạt động
kinh doanh của DNDL và cahcs quản lí DL của nhà nước
- Các thành tự KHDN sẽ được ứng dụng ngày càng rộng rãi
VD: Đặt phòng thanh toán trên app
4. Cuộc CMCN 4.0 thúc đẩy sự phát triển dịch vụ có tiềm năng rất lớn, đồng thời làm thay
đổi các phương thức của tiêu dùng DV
- Tác động của CMCN 4.0 đối với TMQT:
+ Thứ nhất, sự phát triển của KHCN dựa trên nền tăng Internet góp phần gia tăng nhanh
chóng quy mô TMDV quốc tế.
Lý do:
Ngày càng nhiều loại hình DV có thể thương mại hóa trên phạm vi toàn cầu
Người tiêu dùng ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận DV, người cun ứng dễ dàng đáp ứng nhu
cầu của KH
Nhiều loai DV có hàm lượng công nghệ cao có tiềm năng rất lớn, tốc độ tăng trưởng cao, ổn
định
+ Thứ hai, làm chuyển dịch cơ cấu TMDV theo hướng gia tăng tỷ trọng cáC dv CÓ HÀM
LỰNG CÔNG NGHỆ CAO, GIẢM TỶ TRỌNG các DV truyền thống
+ Thứ ba, làm thay đổi hàng vi, thói quen truyền thống của người tiêu dùng DV
+ Thứ tư, thay dổi phương thức cung ứng theo hướng gia tăng Mode 1, giảm các Mode cần sự
tương tcas trực tiếp giữa người cung ứng và người riêu dùng
VD: E commoerce, e banking, e learrning
Hội nghị trực tuyến, quảng caáo trực tuyến, hội chợ, triển lãm trực tuyến, làm việc từ xa ngày
càng phổ biến hơn
+ Thứ 4, sản phẩm DV ngày càng đa dạng, chất lượng dv ko ngừng được ngân cao0 giá dịch
vụ có xu hướng giảm
- Phương thức cung ứng và tiêu dùng dv có sự thay đổi quan trọng

32
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã làm giảm việc cung ứng tiêu dùng dv theo
phương thức truyền thống đòi hỏi sự tương tác trực tiếp giữa người sx và người tiêu dùng,
sang sử dụng những cn hđ, giảm tương tác trực tiếp
Internet facebook, smartphone
Ví dụ trong lĩnh vực du lịch: lịch trực tuyến online tourism, e-tourism
Trong lĩnh vực phân phối: tmđt
Lĩnh vực tài chính: giao dịch, chuyển tiền, thanh toán, k dùng tiền mặt
Giáo dục: giáo dụ trực tuyến từ xa

5. Sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, chất lượng DV không ngừng được nâng cao, giá DV
có xu hướng giảm xuống

CHƯƠNG V: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ


I. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
1. Khái niệm đầu tư
- Đầu tư là việc sử dụng vốn vào những hoạt động nhất định nhằm thu lợi nhuận và/hoặc lợi ích
kinh tế - xã hội.
2. Khái niệm đầu tư quốc tế
- Đầu tư quốc tế là việc nhà đầu tư của một nước đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào sang
một nước khác để tiến hành kinh doanh hoặc các hoạt động khác nhằm thu lợi nhuận hoặc lợi
ích kinh tế- xã hội.
Lưu ý:
- Chủ đầu tư: Tư nhân, chính phủ, tổ chức liên kết kinh tế quốc tế.
- Vốn đầu tư: tiền, tài sản hữu hình, tài sản vô hình
- Mục đích đầu tư:
+ Đối với chủ đầu tư nước ngoài: mục đích chủ yếu là lợi nhuận
+ Đối với nước chủ nhà: thu lợi ích về kinh tế, tài chính, xã hội…
II. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI)
- Khái niệm: Chủ đầu tư một nước đầu tư toàn bộ vốn của dự án, hoặc đóng góp tỷ lệ vốn tối thiểu
của dự án đầu tư ở nước khác qua đó giành quyền kiểm soát hoặc được trực tiếp tham gia
kiểm soát dự án đầu tư.
- Đặc điểm của FDI;
+ Nhà đầu tư nước ngoài toàn quyền kiểm soát hoặc được trực tiếp tham gia kiểm soát dự án
đầu tư.
+ Là hình thức đầu tư có tính dài hạn, thường có sự chuyển giao công nghệ cho nước chủ
nhà. + Thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của dự án đầu tư. -
Các hình thức FDI:
(1) Đầu tư mới (Greenfield Investment – GI)
+ Khái niệm: Là hình thức đầu tư trong đó nhà đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh mới
hoặc mở rộng các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài.
+ Các hình thức đầu tư mới:

33
∙ DN liên doanh: là doanh nghiệp do 2 bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập nước tiếp
nhận đầu tư trên cơ sở hợp đồng liên doanh và hình thành pháp nhân mới
∙ DN 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài,
do nhà đầu tư thành lập tại nước nhận đầu tư, họ tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về
kết quả kinh doanh
∙ Một số hoạt động đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng: BOT, BT, BTO…
(2) Sáp nhập và mua lại – M&A (Cross-border Merger and Acquistion)
- M&A là hình thức đầu tư trong đó nhà đầu tư của một nước mua lại và sáp nhập doanh nghiệp ở
nước ngoài vào doanh nghiệp của mình, hoặc mua cổ phiếu với tỷ lệ đủ lớn để được tham gia
kiểm soát doanh nghiệp đó.

*** Vai trò của FDI đối với các nước đang phát triển:

(1) Bổ sung nguồn đầu tư, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển KT

(2) ****Tăng cường nhân lực sản xuất cho nền KT, chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng hiện
đại.

■ĐTNN đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành CN như
dầu khí, công nghệ thông tin, hóa chất, ô tô, xe máy, thép, điện tử, dệt may,…
■ĐTNN đã góp phần hình thành và phát triển hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao tương đối đồng bộ và hiện đại.

(3) Tiếp nhận CN mới, kĩ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài

■ĐTNN là con đường nhanh nhất, hữu hiệu nhất giúp các nước đang phát triển tiếp thu công nghệ
tiên tiến và thực hiện công nghiệp hóa đất nước. Đối với FDI, cùng với vốn là dây chuyền công
nghệ, thiết bị cùng với sự hướng dẫn vận hành của các chủ đầu tư.
■Rút ngắn thời gian thực hiện CNH, HĐH nhờ có đầu tư nước ngoài và hoạt động chuyển giao
công nghệ.

(4) ****Mở rộng thị trường, nâng cao nhân lực XK

■Đẩy mạnh xuất khẩu nhờ công nghệ hiện đại, sản phẩm chất lượng cao. Tận dụng được kinh
nghiệm tiêu thụ, hệ thống phân phối và uy tín nước ngoài, cải biến cơ cấu xuất khẩu, tăng tỷ trọng
sản phẩm chế biến, chế tạo, giảm tỷ trọng sản phẩm thô, sơ cấp.
■Định hướng chiến lược khuyến khích XK của nước nhận đầu tư đóng vai trò quan trọng.
■Phát triển các hình thức kinh tế đối ngoại khác như: xuất khẩu sức lao động, chuyển giao công
nghệ, quan hệ quốc tế về tiền tệ.

(5) ****Tạo môi trường cạnh tranh trong nước, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh
của nền KT

(6) ****Phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, tăng thu
ngân sách
34
■Cải thiện chất lượng lao động của nguồn nhân lực, tạo việc làm, góp phần nâng cao phúc lợi xã
hội, cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư, đưa mức GDP đầu người tăng lên
hàng năm

(7) Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường.

*** Liên hệ Việt Nam:

Đầu tư nước ngoài hiện là nguồn vốn bổ sung quan trọng, chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư cả
nước, đóng góp khoảng 20% GDP. Năm 2017, khu vực FDI đóng góp gần 8 tỷ USD, chiếm
14,4% tổng thu ngân sách.

Hiện nay, 58% vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo ra 50% giá trị
sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ chốt của nền kinh tế
như dầu khí, điện tử, viễn thông…

*** Tác động tích cực của FDI đối với Việt Nam:

(1) Gia tăng nguồn vốn đầu tư của xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

■ FDI là nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn. Vốn đầu tư là cơ sở để tạo ra
việc làm, đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động… từ đó làm tăng thu nhập, tăng tích lũy
cho sự phát triển kinh tế xã hội.
■ Lượng vốn FDI có xu hướng giảm dần nhưng tỷ lệ đóng góp của nó trong GDP của Việt
Nam lại có xu hướng tăng lên chiếm tỷ trọng 18,09% (2012) so với 15,16% (2005)

(2) Nâng cao năng lực sản xuất CN, phát triển dịch vụ và đẩy mạnh xuất khẩu

■ Thúc đẩy sản xuất công nghiệp, gia tăng sản lượng trong ngành công nghiệp khai thác và
sản xuất.
■ Doanh nghiệp FDI đã trở thành cầu nối giúp Việt Nam tiếp cận và hợp tác với nhiều
quốc gia, tổ chức quốc tế và những trung tâm kinh tế, kỹ thuật công nghệ tiên tiến của thế giới,
qua đó học hỏi các kinh nghiệm quản lý, sản xuất của nước ngoài.

+ Nguồn vốn FDI cũng góp phần thúc đẩy các ngành dịch vụ của Việt Nam không ngừng phát
triển

(3) Góp phần tạo việc làm và cải thiện nguồn nhân lực.

■ Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động của Việt Nam từ lĩnh vực nông nghiệp
sang lĩnh vực công nghiệp, đẩy nhanh quá trình thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại
hóa.
■ Tạo ra khoảng 3,5 triệu việc làm trực tiếp và gần 5 triệu việc làm gián tiếp; trong đó, có
nhiều lao động đã được đào tạo và tiếp cận với trình độ công nghệ, quản lý tiên tiến của thế giới.
■ Gia tăng tính cạnh tranh trong thị trường lao động, là động lực làm cho người lao động
phải có ý thức không ngừng học tập, nâng cao trình độ để đáp ứng đòi hỏi về ngoại ngữ, chuyên
môn của các doanh nghiệp FDI.
35
(4) FDI góp phần tăng thu ngân sách nhà nước và cân đối vĩ mô.

*** Tác động tiêu cực của FDI đối với Việt Nam:

- Tác động đối với hệ thống chính trị và phát triển xã hội
Có thể khẳng định, các FTA tiềm ẩn nhiều hệ quả không chỉ đối với hệ thống pháp luật mà còn liên
quan tới các chính sách xã hội, văn hóa, kinh tế của Việt Nam. Các tiêu chuẩn cao về quản trị minh
bạch và hành xử công bằng của bộ máy nhà nước đặt ra không ít thách thức đối với cơ quan quản lý
nhà nước trong việc cân bằng giữa thương mại quốc tế với những vấn đề vốn được coi là phi
thương mại. Về mặt xã hội, khi Việt Nam tham gia các FTA, cạnh tranh tăng lên có thể làm cho
doanh nghiệp có công nghệ sản xuất lạc hậu rơi vào tình trạng khó khăn, theo đó khả năng thất
nghiệp sẽ xảy ra trong một bộ phận người lao động. Hàng rào thuế quan tuy được gỡ bỏ nhưng các
hàng rào kỹ thuật của Việt Nam hiện nay còn ít, không hiệu quả, nguy cơ Việt Nam trở thành thị
trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng kém, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng rất lớn, trong
khi đó, sản xuất trong nước lại không được bảo vệ, làm gia tăng những nguy cơ về ô nhiễm môi
trường và các vấn đề xã hội, an ninh…
- Tác động đối với phát triển kinh tế
Thời gian để triển khai và thực thi cam kết tại các FTA đang là lực cản lớn đối với Việt Nam. Với
FTA thông thường, tổng thời gian thực thi tất cả cam kết kéo dài 10 năm. Với các FTA thế hệ mới,
Việt Nam sẽ phải thực hiện cam kết trong vòng 5 - 7 năm; trong đó, nhiều điều khoản phải thực
hiện ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, nhiều thỏa thuận sẽ phải thực hiện sau 2 - 3 năm. Trình độ
phát triển của Việt Nam đang ở mức trung bình và thấp. Với mức độ mở cửa tự do hóa sâu hơn, các
lĩnh vực còn yếu của Việt Nam sẽ khó có thể đáp ứng yêu cầu thực tiễn khi phân luồng đầu tư từ
nước ngồi, với dòng vốn mạnh mẽ đổ vào trong nước, cạnh tranh cao sẽ gây sức ép đối với Doanh
Nghiệp. Áp lực của việc cắt giảm thuế nhập khẩu cũng sẽ ảnh hưởng đến các ngành nghề trong
nước. Nhiều sản phẩm truyền thống của Việt Nam chưa được đăng ký theo Luật Sở hữu trí tuệ quốc
tế, nguy cơ mất thương hiệu, cạnh tranh yếu trên thị trường cả trong và ngoài nước là điều chắc
chắn. Các ngành kinh tế được dự báo sẽ chịu lép vế khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới.
1.2.Đầu tư gián tiếp (Foreign Portfolio Investment – FPI)
- Khái niệm: Chủ đầu tư nước ngoài đầu tư vốn nhưng không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động
của đối tượng đầu tư
- Các hình thức FPI:
(1) Đầu tư dưới dạng cho vay (tín dụng quốc tế)
Chủ đầu tư cho nước ngoài vay vốn và thu lợi nhuận thông qua lãi suất của số tiền cho
vay. (2) Đầu tư chứng khoán
Là hình thức đầu tư thông qua việc mua chứng khoán được phát hành bởi các tổ chức tài
chính của nước khác trên thị trường tài chính quốc tế.
(3) Viện trợ phát triển chính thức – ODA (Official Development Assistance) + Khái niệm:
ODA là tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại và tín dụng ưu đãi của các nhà tài trợ quốc tế
dành cho các nước đang phát triển.
+ Đặc điểm của ODA:
∙ Nhà tài trợ (chủ đầu tư): Chính phủ các nước (song phương), các tổ chức quốc tế (đa
phương)
∙ Đối tượng nhận viện trợ: Chính phủ các nước đang phát triển

36
∙ ODA có tính ưu đãi đối với nước tiếp nhận vốn.

∙ Cơ cấu vốn ODA gồm: viện trợ có hoàn lại (~85%) và viện trợ không hoàn lại (~10-
15%)
Giá trị vốn ODA trên thế giới:
1980: 35 tỷ USD
2017: 165 tỷ USD Quốc gia cung cấp ODA lớn nhất thế giới : Hoa Kỳ
Khu vực tiếp nhận ODA chính: Châu Phi (40%), Châu Á (22%)
2. Căn cứ vào chủ sở hữu của nguồn vốn đầu tư:
- Đầu tư nhà nước VD: Công ty Petrol liên doanh giữa VN và Nga
- Đầu tư của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế UNICEF
- Đầu tư của tư nhân Hình thức đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất

III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ


1. Quy mô vốn đầu tư có xu hướng gia tăng về giá trị, đa dạng về hình thức, về lĩnh vực đầu

- ĐTQT được phát triển từ cuối thế kỷ XIX từ châu Âu với mục đích khai thác nguồn tài nguyên
và lao động ở nước ngoài
- Từ giữa thế kỷ XX vốn ĐT trên thế giới tăng nhanh, nhất là đối với đầu tư gián tiếp, nhưng tốc
độ tăng trưởng hàng năm không đều
- Hình thức đầu tư ngày càng đa dạng
- Lĩnh vực ĐT diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế và xã hội: sản xuất, dịch vụ,…
- Quy mô FDI trên thế giới giai đoạn 1990 – 2017:
+ 1990: 250 tỷ USD
+ 2008: 1700 tỷ USD + 2017: 1400 tỷ USD
- Nguyên nhân tăng trưởng vốn đầu tư quốc tế FDI:

+ Những lợi ích kinh tế xã hội mà đầu tư quốc tế mang lại cho các chủ đầu tư nước ngoài và
các nước nhận đầu tư.
+ Sự mở rộng các thỏa thuận đầu tư song phương, đa phương trên thế giới.
+ Sự phát triển của xu thế tự do hóa thương mại đã tạo thuận lợi cho đầu tư quốc tế.
+ Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước phát triển đã thúc đẩy dòng vốn
ĐT từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển (các nước ptr chuyển dịch cơ
cấu kinh tế từ công nghiệp sx sang dịch vụ nên họ tiến hành di chuyển máy móc thiết bị
đã cũ của mình ra nước ngoài để đầu tư, và trong nc dùng nguồn lực cho ptr ngành dịch
vụ hoặc các ngành CN sử dụng ít lao động, ít ô nhiễm môi trường)
+ Sự phát triển của xu thế TCH kinh tế đã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho
việc di chuyển vốn đầu tư giữa các nước (hiện nay các nước đã kí rất nhiều hiệp định
song phương, đa phương rồi các yêu cầu của các tổ chức quốc tế yêu cầu các nước phải
giảm bớt loại bỏ, ngăn cấm sự phân biệt giữa các nhà đầu tư => Tạo đk thuận lợi di
chuyển vốn đầu tư giữa các nước)
+ Ngoài ra, việc đầu tư trực tiếp như vậy cx giúp các nhà đầu tư vượt qua các bảo hộ
của các nước nhận đầu tư. Tại vì hiện nay các nước hiện nay dựng lên các rào cản,
những biện pháp đặc biệt là những rào cản kĩ thuật để hạn chế hàng hóa nk từ nc ngoài
nên vc bán hh sẽ gặp khó khăn. Bởi vậy, để vượt qua các rào cản đó thì tiến hành đầu tư
37
xây dựng nhà máy xí nghiệp để sx hh tại thị trường họ muốn thâm nhập

2. Xu hướng tự do hóa đầu tư phát triển mạnh mẽ trên thế giới:


- Tự do hóa đầu tư là quá trình loại bỏ những rào cản, những ưu đãi mang tính phân biệt đối xử
nhằm hướng tới chế độ đầu tư tự do.
- Biểu hiện xu thế tự do hóa đầu tư:
+ Ở cấp độ quốc gia: tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư, giảm bớt những hạn
chế với nhà đầu tư nước ngoài
+ Ở cấp độ khu vực: trên thế giới đã hình thành nhiều khu vực đầu tự do
+ Ở cấp độ toàn cầu: gia tăng vai trò của các tổ chức kinh tế quốc tế đối với tự do hóa đầu tư
quốc tế.
3. Có sự thay đổi địa bàn thu hút vốn đtu
Hiện nay đt vào các nc đang phát triển có xu hướng tăng nhanh

- 1960 về trc, vốn đầu tư chủ yếu chảy từ các nc phát triển sang các nc đang phát triển, nhằm
khai thác tài nguyên thiên nhiên ở các nc đang phát triển.
- Cuối 1960 -> 1990, vốn đt từ nc phát triển này sang nc phát triển khác, vì KHCN phát triển,
nguyên liệu k quá quan trọng đvs các nc phát triển, tập trung ngành cn cao.
- 1990 -> nay. VĐT vào các nc đang phát triển có xu hướng gia tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng giá trị ĐTQT (chiếm 40% trong tổng FDI).
4. Lĩnh vực đầu tư có xu hướng chuyển dịch sang lĩnh vực dịch vụ
● Giá trị vốn đầu tư vào các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên (trừ dầu khí) giảm mạnh,
trong đó ĐT vào NN giảm liên tục từ 17,7% năm 2005 xuống 4,3% năm 2018
Nguyên nhân:
- Nhu cầu đối với nguyên liệu thô, nông sản của các nước phát triển giảm xuống
- Nông nghiệp là lĩnh vực cần vốn ĐT lớn nhưng nhiều rủi ro (đất đai, thời tiết, khí hậu), tỷ suất
lợi nhuận thấp nên không hấp dẫn ĐTNN
● Vốn đầu tư vào các ngành CN chế tạo, chế biến có xu hướng gia tăng, năm 2018 chiếm 47,5%
(năm 2005: 36,5%)
Nguyên nhân:
- Xu hướng chuyển dịch các ngành CN truyền thống ra nước ngoài của các nước phát triển
- Chính sách khuyến khích ĐTNN vào lĩnh vực SXCN phục vụ công nghiệp hoá của các nước
đang phát triển
● Vốn đầu tư vào lĩnh vực DV tăng nhanh, hiện nay DV là lĩnh vực thu hút FDI lớn nhất, năm
2005 chiếm 36,4% nhưng năm 2018 chiếm 48,3%
Nguyên nhân:
- Trong nhiều lĩnh vực dịch vụ, các nhà cung ứng phải thiết lập sự hiện diện thương mại ở nước
ngoài thông qua FDI để cung ứng dịch vụ
- Lĩnh vực dịch vụ thường có tỷ suất lợi nhuận cao hơn các lĩnh vực khác đã khuyến khích đầu tư
nước ngoài vào dịch vụ

38
- Đầu tư vào lĩnh vực DV ít phụ thuộc vào các yếu tố vật chất, tự nhiên, đồng thời phud hợp với
năng lực của nhiều nhà đầu tư
- Sự phát triển của xu thế tự do hóa thương mại dịch vụ trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho
đầu tư quốc tế.
5. Các nước đang phát triển có vai trò ngày càng quan trọng trong Đầu tư quốc tế (cả Inflow
và Outflow)
- Đối với thu hút vốn FDI (Inflows FDI)
Trước 2000: chiếm tỷ trọng nhỏ
2018: 53% (các nước phát triển 47%)
- Đối với đầu tư ra nước ngoài (Outflows FDI)
Trước 1990: chiếm tỷ trọng không đáng kể
Từ 2000: tăng nhanh
2018: chiếm 48%
- Vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam:
+ Hết 2017: gần 900 dự án đầu tư ra nước ngoài
Tổng vốn đăng ký 22 tỷ USD (vốn thực hiện 10 tỷ USD)
+ Lĩnh vực đầu tư:
Khai khoáng: 40%
Trồng cây công nghiệp: 15%
Viễn thông: 15%
Sản xuất điện
+ Thị trường đầu tư: Lào, Campuchia, Nga…

★ Những biện pháp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI
Thứ nhất, để thu hút được đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia, nhất là từ những nước phát
triển như: Mỹ và khối EU, ngoài những vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư nói chung, Việt
Nam cần chú trọng quan tâm đến đòi hỏi của những nhà đầu tư về một số khía cạnh như: Tính
công khai, minh bạch, ổn định, dễ dự báo về thể chế, chính sách và luật pháp; Thực thi pháp luật
nghiêm minh, thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; Thủ tục hành chính
đơn giản, bảo đảm thời gian đã quy định…

Thứ hai, đối với các địa phương đã phát triển đang cần thu hút dự án công nghệ cao, công nghệ
tương lai, dịch vụ hiện đại; Chú trọng đến việc đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia
về thời gian đàm phán, ký thỏa thuận và triển khai thực hiện…

Bên cạnh đó, những ưu đãi truyền thống như: ưu đãi thuế, giá thuê đất, chi phí nguyên liệu cần
được điều chỉnh theo hướng áp dụng chủ yếu đối với các địa phương có trình độ phát triển thấp,
cần thu hút dự án thâm dụng lao động.

Thứ ba, các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực nâng cao năng lực về tất cả các mặt, từ công
nghệ đến năng lực, trình độ của đội ngũ người lao động, quản lý. Chỉ khi đó, các doanh nghiệp
FDI mới tìm đến đặt hàng và hỗ trợ hoàn thiện quy trình sản xuất đáp ứng yêu cầu của họ. Cần
yêu cầu và khuyến khích các doanh nghiệp FDI thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển
(R&D) tại Việt Nam. Những hoạt động này sẽ tác động tích cực đến quá trình chuyển giao công
nghệ.

Thứ tư, rà soát lại việc sử dụng FDI hiện tại để có kế hoạch điều chỉnh, cơ cấu lại hợp lý; Ưu tiên
các nhà đầu tư chiến lược; tạo lập chuỗi sản xuất toàn cầu; ưu tiên doanh nghiệp công nghệ cao và
chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam.
39
Để hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ, cần có chiến lược dài hạn, tham gia của cả doanh nghiệp
và Chính phủ; Xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kết nối với doanh nghiệp FDI,
trong đó có cơ chế, chính sách hỗ trợ về lãi suất, tài chính, tiếp cận các nguồn lực đầu tư để nâng
cấp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước đủ khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn
cầu. Đặc biệt, cần có chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ các ngành công nghiệp ưu tiên
theo từng thời kỳ, tránh đầu tư dàn trải, không hiệu quả.

Thứ năm, kiểm soát chặt chẽ những dự án đầu tư không phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt
Nam hoặc những lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước đủ năng lực về công nghệ (cụ thể là không
cấp phép hoặc không cho phép đầu tư ở các khu công nghiệp có chất lượng cao, không áp dụng
các ưu đãi về thuế...).

IV. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ


1. Đối với chủ đầu tư nước ngoài:
- Giúp chủ đầu tư tận dụng ưu thế về vốn, công nghệ để mở rộng quy mô sx
- Khai thác lợi thế của nước nhận đầu tư về lao động, tài nguyên và ưu đãi đã giúp giảm chi phí
sx, gia tăng lợi nhuận
- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và NK các yếu tố đầu vào quan trọng phục vụ SX trong
nước
- Gíup các niwocs chủ đầu tư tăng cường vai trò, ảnh hưởng trên thế giới
2. Đối với nước nhận đầu tư:
2.1.Đối với các nước phát triển:
- Góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực công nghệ và trình độ quản lý của nền
kinh tế.
- Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội: việc làm, tăng thu ngân sách.
- Gia tăng áp lực cạnh tranh trong nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của
nền kinh tế quốc gia.
2.2.Đối với các nước đang phát triển:
2.2.1. Tác động tích cực:
- Bổ sung nguồn vốn đầu tư, đóng góp vào tăng trưởng GDP và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội. VD: Ở VN: vốn FDI chiếm 20 – 25% tổng vốn đầu tư toàn XH.
- Tăng cường năng lực sản xuất cho nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành
các ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia.
- Tiếp nhận công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước
ngoài.
- Giúp các nước mở rộng thị trường, gia tăng xuất khẩu.
- Gia tăng môi trường cạnh tranh trong nước, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của
nền kinh tế. ? Tại sao
+ Cạnh tranh tron nước tăng lên buộc nhà nước và DN phải k ngừng đổi mới, sáng tạo
+ Các DN trong nước có thể tiếp cận công nghệ tiên tiến của thế giới thông qua liên hết, hợp tác
với DN FDI
- Góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo cơ hội việc làm nâng cao thu nhập người lao động -
Góp phần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường và
nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
- Thúc đẩy việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, xây dựng môi trường kinh doanh phù hợp
chuẩn mực qtr
2.2.2. Tác động tiêu cực:
- Nền kinh tế có thể phát triển mất cân đối về cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ. - Các

40
nước có thể phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài về vốn, công nghệ, thị trường. - Có
thể dẫn đến tình trạng nợ nần và phụ thuộc vào nước ngoài.

CHƯƠNG VI: LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ HỘI NHẬP KINH


TẾ QUỐC TẾ
I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ
1. Khái niệm:
- Liên kết KTQT là những mối QHKT vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, được hình thành trên cơ sở thỏa
thuận 2 bên hoặc nhiều bên nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển QHKT giữa các nước.

2. Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế:


2.1.Căn cứ vào tính chất của liên kết:
- Liên kết thể chế: hình thành các tổ chức liên kết, các quy định có tính pháp lý cao, là hình thức phổ biến
hiện nay. VD: WTO, EU, ASEAN và FTA
- Liên kết phi thể chế: không hình thành các tổ chức liên kết, việc thực hiện các quy định chủ yếu
mang tính tự nguyện, các quy định không có sự ràng buộc cao. VD: APEC, ASEM…

2.2.Căn cứ vào phạm vi của liên kết:


- Liên kết khu vực: ASEAN, NAFTA, EU…
- Liên kết liên khu vực: APEC, ASEM…
- Liên kết toàn cầu: WTO, WB, IMF…

2.3.Căn cứ vào cấp độ liên kết:


(1) Hiệp định thương mại tự do – FTA (Free Trade Agreement)
- Khái niệm: FTA là thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia, trong đó các thành viên thực hiện cắt giảm
và xóa bỏ hàng rào thương mại nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế giữa các nước
trong liên kết.
- Phân loại:
+ Phân loại theo mức độ và phạm vi tự do hóa:
FTA truyền thống: phạm vi điều chỉnh chủ yếu về TMHH, các cam kết tự do hóa ở mức thấp (chủ
yếu là cắt giảm thuế quan)
FTA thế hệ mới:
Phạm vi điều chỉnh rộng hơn;
Mức độ tự do hóa cao hơn: xóa bỏ gần như toàn bộ thuế quan, rào cản thương mại
Mục tiêu toàn diệ hơn: phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, lao động
- FTA là hình thức liên kết phổ biến nhất trên thế giới, năm 1990 có khoảng 20 FTA, năm 2020 có 185
FTA
- Đặc điểm của FTA:
+ Các rào cản về thuế quan và phi thuế quan trong quan hệ thương mại giữa các thành viên cơ bản
được dỡ bỏ.
VD: Trong EU, thuế quan và hàng tào phi thuế quan được xóa bỏ hoàn toàn
Trong AFTA, mức thuế NK nội khối giảm còn 0.6%
+ Các thành viên vẫn duy trì chính sách thương mại độc lập trong quan hệ với các nước ngoài liên kết.
+ Mức độ tự do hóa trong FTA cao hơn và rộng hơn so với quy định trong WTO.
- Tác động tích cực của FTA đối với các nước tham gia:
+ Thứ nhất: tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy XK, từ đó thúc đẩy tăng trưởng, phát triển
kinh tế.
+ Thứ hai: góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế mỗi nước
41
thành viên
▪ DN được tiếp cận các yếu tố đầu vào rẻ hơn, giảm các thủ tục hành chính, thủ tục
pháp lý
▪ Gia tăng cạnh tranh trong nước sẽ thúc đẩy DN đổi mới, sáng tạo, xóa bỏ DN
yếu kém.
▪ Thị trường XK được rộng mở giúp DN phát huy lợi thế cạnh tranh về quy mô.
+ Thứ ba: tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư, công nghệ hiện đại của thế giới, thúc
đẩy sản xuất trong nước.
▪ Thị trường XNK rộng mở sẽ khuyến khích đầu tư nước ngoài.
* Lợi ích của nhà ĐT nước ngoài được đảm bảo
+ Thứ tư: góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế và môi trường kinh doanh của các thành viên,
thúc đẩy hội nhập toàn cầu
- Tác động tiêu cực của FTA đối với các nước tham gia:
- Hiệu ứng chệch hướng thương mại: Hiệu ứng này xuất hiện khi nhà cung ứng không phải là
thành viên của FTA có mức giá thấp hơn lại bị nước thành viên FTA thay thế bằng một nhà
cung ứng trong FTA mặc dù có chi phí cao hơn. Như vậy nhà cung ứng kém hiệu quả hơn lại
thay thế nhà cung ứng hiệu quả hơn vì được hưởng các ưu đãi thuế quan do việc tham gia FTA
mang lại. Do đó, hiệu ứng này làm chệch dòng thương mại của một thành viên FTA từ nhà cung
ứng hiệu quả sang nhà cung ứng kém hiệu quả hơn và thành viên đó phải chịu thêm một khoản
chi phí do phải trả giá nhập khẩu cao hơn. Hệ quả này còn làm nhà cung ứng ngồi FTA mất thị
phần xuất khẩu và có thể buộc họ phải giảm giá xuất khẩu.
- Ngoài ra, việc hình thành FTA còn có thể đưa đến một tác động tiêu cực khác, đó là việc các
quốc gia thành viên có thể phải hi sinh hoặc chịu thiệt thòi trong một số lĩnh vực hoặc một số
ngành nhất định khi theo đuổi mục đích đạt được FTA với đối tác. Nhưng nhiều khi những bất
đồng liên quan đến những lĩnh vực nhạy cảm này lại chính là nguyên nhân trực tiếp khiến q trình
đàm phán FTA bị kéo dài hoặc thậm chí bị hủy bỏ.
- FTA có thể làm suy yếu hệ thống thương mại hóa đa phương thông qua việc áp đặt hàng loạt
các luật lệ về nguồn gốc xuất xứ khác nhau và phổ biến hóa sự vi phạm nguyên tắc không phân
biệt đối xử thông qua các hiệp định thương mại tự do song phương BFTA. Nếu một nước tham
gia quá nhiều FTA mà các FTA này có những ROO khác nhau, nghĩa là quy định tỷ lệ nội địa
hóa khác nhau sẽ gây ra khó khăn trong việc xác định hàm lượng chất nội địa và gây rắc rối
trong hoạt động xuất nhập khẩu. Các chi phí giao dịch của hoạt động thương mại trong một
mạng lưới vô số các FTA sẽ tăng lên và trở thành rào cản trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Việc theo đuổi các FTA khu vực và song phương có nguy cơ làm chệch hướng nguồn lực và
các nỗ lực thúc đẩy tự do hóa thương mại đa phương. Việc theo đuổi các FTA đòi hỏi các nguồn
lực tài chính, kỹ thuật và nhân lực rất lớn trong suốt quá trình nghiên cứu, đàm phán, thực thi.
Do đó với một nước nhỏ thì việc tập trung nguồn lực vào các FTA có thể làm giảm nguồn lực
dành cho các hoạt động đàm phán tự do đa phương. Ngay cả các nước lớn dù có nguồn lực dồi
dào để nghiên cứu FTA, sự quan tâm về mặt chính trị của các nhà lãnh đạo sẽ giảm nếu họ quá
tập trung vào các FTA.
- FTA có thể làm gia tăng các hình thái bảo hộ mới. Những quy định mang tính ưu đãi chỉ dành
riêng cho các thành viên FTA sẽ tạo ra những nhóm lợi ích mới và các nhóm này sẽ cản trở quá
trình cải cách bên trong vì họ không muốn mất đi vị thế thuận lợi tại thị trường do FTA tạo ra.
Thậm chí FTA có thể còn gây ra những xung đột và căng thẳng mới do bản chất của các “ưu
đãi” là phân biệt đối xử với bên thứ ba và bất kỳ đề xuất nào nhằm mở rộng những “ưu đãi”
42
riêng có đó cho những đối tác thương mại mới sẽ gây nên các xung đột lợi ích trong xã hội.
- Các FTA có các thành viên quá chênh lệch về sức mạnh có thể dẫn đến áp đặt mô hình tự do
hóa của các nước mạnh và gây khó khăn cho việc thống nhất mô hình hội nhập chung trong
WTO.
- Một thực tế là ngày càng xuất hiện nhiều các FTA Bắc-Nam và điều đáng nói là các nước
mạnh thường gây sức ép và áp đặt những mô hình chính sách của mình, buộc các nước nhỏ phải
tuân theo. Cho dù sự mất cân bằng sức mạnh cũng tồn tại trong khuôn khổ thương mại tự do đa
phương của WTO nhưng sức mạnh của các nước lớn đã bị hạn chế đi nhiều do 2/3 số thành viên
WTO là các nước đang phát triển và họ có quyền phủ quyết các quyết sách của WTO như họ đã
làm trong Hội nghị Bộ trưởng Cancun. Tuy nhiên, trong khuôn khổ FTA, các nước mạnh sẽ dễ
dàng hơn trong việc dùng quyền lực kinh tế và chính trị của mình để áp đảo đối tác yếu thế hơn.

- Một số FTA điển hình trên thế giới:


Hiệp định thương mại Mỹ - Mehico – Canada (USMCA)
▪ Năm ký kết: 11/2019 (thay thế hiệp định NAFTA)

▪ Thành viên: Mỹ, Mehico, Canada


Hiệp định CPTPP
▪ Có hiệu lực: 14/1/2019

▪ Số thành viên: 11 (Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mehico, Niu Di-lân,
Peru, Singapore, Việt Nam…
▪ Quy mô: Dân số >430 triệu người, Tổng GDP hơn 6500 tỷ USD, chiếm 16% giá trị thương
mại thế giới.
▪ Việt Nam là thành viên của CPTPP.
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP (Regional Comprehensive Economic
Partnership)
▪ Năm ký kết: 2020

▪ Số thành viên: 16

▪ Quy mô: dân số gần 2 tỷ, GDP gần 20.000 tỷ USD, chiếm 30% thương mại thế giới.

▪ Việt Nam là thành viên của RCEP


Khu vực thương mại tự do ASEAN – AFTA (ASEAN Free Trade Area)
▪ Năm thành lập: 1992

▪ Số thành viên: 10

▪ Quy mô thị trường: 650 triệu người (chiếm 8,5%)

▪ Tổng GDP năm 2019: 3.300 tỷ USD (chiếm 3.8% thế giới)

▪ Kim ngạch XK: gần 1.900 tỷ USD (chiếm 7,5%)

▪ Việt Nam gia nhập AFTA năm 1996.


Các FTA của ASEAN với các đối tác: Trung Quốc (ACFTA), Hàn Quốc (AKFTA), Nhật Bản
(AJFTA)…

43
- Vai trò của FTA đối với các nước tham gia:

(1) Tạo ra MT thuận lợi và khuyến khích phát triển TM nội bộ khối, nhằm thúc đẩy TM các
nước thành viên phát triển do việc cắt giảm thuế quan và phi thuế quan sẽ làm giảm giá
hàng XK của các nước thành viên trên thị trường của nhau, tạo cho chúng có lợi thế cạnh
tranh hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước không phải thành viên của khối.

(2) Nâng cao sức cạnh tranh của nền KT các tviên trong quá trình hội nhập KT toàn cầu.

(3) Khi tham gia FTA, các thành viên có cơ hội mở rộng ngoại thương.

VD: 6 tháng đầu năm 2010, sau khi khu vực mậu dịch tự do Asean – TQ (CAFTA) chính
thức có hiệu lực TM song phương VN – TQ đạt 136,5 tỉ USD, tăng 55% cao hơn tổng mức
tăng trưởng TM quốc tế của TQ cùng kỳ năm trước là 11%.

(4) Tạo MT thuận lợi thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và khuyến khích đầu tư nội bộ khối,
bởi vì FTA tạo ra 1 thị trường thống 1st rộng lớn hơn so với thị trường 1 nước nên các nhà
đầu tư nước ngoài sẽ sẵn sàng đầu tư khi có 1 thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn như vậy.

VD: Đến tháng 5/2018, tổng lượng đầu tư giữa TQ và ASEAN đã vượt 200 tỷ USD, trong
đó DN TQ đầu tư trực tiếp vào các nước ASEAN lên tới 86,5 tỷ USD, trong khi phía
ASEAN đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc là 113,9 tỷ USD.

(5) Tác động mạnh mẽ đến quá trình cải cách thể chế và hội nhập KTQT của các quốc gia.
FTA sẽ giúp thúc đẩy KT phát triển và hội nhập sâu rộng hơn vào nền KT toàn cầu.

VD: Tham gia vào các FTA đã giúp VN tăng 12 bậc, vươn lên đứng thứ 56/140 trong bảng
xếp hạng quốc gia về cạnh tranh toàn cầu.

(2) Liên minh thuế quan – CU (Customs Union)


- Khái niệm: Các thành viên cam kết thực hiện những nội dung hợp tác như trong FTA, đồng thời áp dụng
chính sách thuế quan chung trong quan hệ thương mại với các nước ngoài liên kết.
++VD:
EU là liên minh hải quan từ những năm 1970
1995: liên minh hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan được thành lập (2014 đổi tên thành liên minh
kinh tế Á – Âu và kết nạo thêm Armenia và Kyrgyzstan.
- Đặc trưng của CU:
+ CU là một thị trường hàng hóa – dịch vụ thống nhất đối với các nước bên ngoài khối
+ Các thành viên không còn độc lập trong QHTM với các nước ngoài liên kết bởi sự ràng buộc của
các chính sách thuế quan chung.

(3) Thị trường chung – CM (Common Market)


- Khái niệm: Các thành viên thực hiện những nội dung hợp tác như trong hình thức CU, đồng thời cho
phép di chuyển tự do hàng hóa, DV, vốn đầu tư và sức lao động giữa các thành viên để tạo lập thị
trường thống nhất.
- Đặc điểm:
+ Các rào cản thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các nước thành viên được loại bỏ + Các thành
44
viên áp dụng chính sách thương mại chung cho toàn khối trong quan hệ với các nước ngoài liên
kết.
+ Các yếu tố sản xuất gồm: hàng hóa, dịch vụ, lao động và vốn được di chuyển tự do giữa các nước
thành viên.
VD:
Từ 1992: EU là một CM
Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) thành lập năm 1991, gồm 4 thành viên: Brazil, Argentina,
Uruguay, Paraguay.

(4) Liên minh kinh tế - EU (Economic Union)


- Các thành viên cam kết thực hiện những nghĩa vụ như trong hình thức CM.
- Các thành viên thống nhất các mục tiêu kinh tế chung (tăng trưởng, việc làm, phúc lợi,…) và phối hợp
trong việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế.
- Xây dựng hệ thống tổ chức thống nhất để điều hành, phối hợp sự hợp tác và phát triển kinh tế giữa các
thành viên
VD:
Liên minh châu Âu EU
Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU): thành lập năm 2014.

(5) Liên minh tiền tệ - MU (Monetary Union)


- Là hình thức liên kết trong đó các thành viên cam kết thực hiện những nội dung hợp tác giống như trong
hình thức liên minh kinh tế, đồng thời các thành viên liên kết chặt chẽ trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ
và lưu hành đồng tiền chung.
- Liên minh tiền tệ là liên kết kinh tế cao nhất hiện nay
VD: Liên minh châu Âu EU: cấp độ liên kết kinh tế cao nhất hiện nay trên thế giới

- Cơ chế vận hành của thị trường chung châu Âu:


EU là một thị trường chung với sự di chuyển tự do 4 yếu tố:
Tự do lưu thông hàng hóa
Tự do đi lại và cư trú trên toàn lãnh thổ EU
Lưu chuyển tự do dịch vụ
Lưu chuyển tự do vốn đầu tư
- Các cấp độ liên kết từ thấp đến cao: FTA, CU, CM, EU, MU

*** CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ MÀ VN ĐÃ THAM GIA:

■ Tổ chức thương mại thế giới (WTO)


■ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
■ Diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
■ Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM)
■ Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP)
■ Khu vực thương mại tự do (FTA)

+ ASEAN (AFTA)

+ ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)

+ ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA)

45
+ ASEAN – Nhật Bản (AJCEP)

+ ASEAN – Ấn Độ (AIFTA)

+ Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)

+ ASEAN – Úc / New Zealand (AANZFTA)

+ Việt Nam – Chilê (VCFTA)

+ Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)

+ Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu *(*Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan) (VN
– EAEU FTA)

+ ASEAN - Hồng Kông (Trung Quốc) (AHKFTA)

Các FTA đang đàm phán: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP (ASEAN+6)),
Việt Nam - EFTA FTA, Việt Nam - EU (EVFTA), Việt Nam - Israel FTA

*** CÁC FTA MÀ VN THAM GIA KÝ KẾT:


- Các FTA Việt Nam tham gia tính đến nay:
(1). Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) 1993
(2). Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) 2003
(3). Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) 2007
(4). Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) 2008
(5). Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) 2009
(6). Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ấn Độ (AIFTA) 2010
(7). Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN -Australia-New Zealand (AANZFTA) 2010
(8). Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Chi Lê (VCFTA) 2014
(9). Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) 2015
(10). Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA) 2016
(11). Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) 2018
(12). Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) (AHKFTA) 2019
(13). Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) 2020
(14). Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) 2021
(15). Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA
với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand.

46
- Nhóm FTA truyền thống của Việt Nam:
Tất cả các FTA mà Việt Nam đã ký trước năm 2014 (bao gồm 06 FTA trong khuôn khổ ASEAN và
02 FTA song phương với Nhật Bản (VJEPA) và với Chile (VCFTA) đều là các FTA truyền thống,
với nội dung chủ yếu là loại bỏ thuế quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các Thành viên.
- Nhóm FTA thế hệ mới của Việt Nam:
Việt Nam hiện đang thực thi 02 FTA thế hệ mới, bao gồm FTA song phương với Hàn Quốc
(VKFTA) và FTA với khối Liên minh Á-Âu (EAEU). Đây là các quốc gia và khu vực có nhu cầu,
tiềm năng lớn trong hợp tác mở rộng thị trường. Mặc dù vậy, lĩnh vực “thế hệ mới” của các FTA
chỉ được đề cập khá hạn chế, chủ yếu là các cam kết mang tính tuyên bố định hướng, không có các
nội dung ràng buộc cụ thể. Cho nên cần các thỏa thuận để tiếp cận sâu rộng hơn trong quyền lợi của
các thành viên.
Các FTA thế hệ mới thực sự mà Việt Nam đã từng đàm phán là Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (TPP-CPTPP) và FTA với EU (EVFTA), hai FTA sắp có hiệu
lực.

*** CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA FTA:
1.1. Những cơ hội
(1) Việt Nam có vị thể bình đẳng với các nước khi tham gia các quan hệ KTQT, đồng thời nhận
được hỗ trợ phát triển từ các tổ chức quốc tế

⮚ Ví dụ: Trong WTO, các thành viên dành cho nhau nguyên tắc MFN và NT, trong các liên kết,

các thành viên đều bình đẳng


(2) Hàng hóa, DV của Việt Nam có điều kiện thuận lợi khi thâm nhập thị trường thế giới, góp phần
gia tăng kim ngạch XK, thúc đẩy phát triển kinh tế
(3) Tạo môi trường thuận lợi để tăng cường thu hút vốn đầu tư, công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến
của nước ngoài
(4) Góp phần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của DN và nền kinh tế, thúc đẩy hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường
(5) Người tiêu dùng được hưởng lợi do giá hàng hóa, DV có xu hướng giảm, chất lượng được nâng
cao, NTD có nhiều sự lựa chọn
I.1. Những thách thức
(1) Sức ép cạnh tranh đối với nền kinh tế ngày càng lớn, các DN phải cạnh tranh gay gắt trên thị
trường quốc tế và ở thị trường trong nước
(2) Sự phụ thuộc của Việt Nam vào nền kinh tế và thị trường thế giới ngày càng tăng
(3) Chính sách bảo hộ TMQT có xu hướng gia tăng, tranh chấp, xung đột trong KTQT ngày càng
phức tạp hơn

47
(4) Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, cơ sở hạ
tầng chưa phát triển, thể chế kinh tế chưa hoàn thiện

*** CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI THAM GIA LKKTQT:


+Cơ hội:

– Khắc phục được tình trạng bị phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế.

– Đẩy mạnh thương mại và quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới.

Việt Nam sẽ có lợi từ việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp khi có quan hệ với các cường
quốc thương mại chính

Việt Nam sẽ có điều kiện thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ mới… của nước ngoài

Nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả trong nền kinh tế, đồng thời tạo ra môi trường
cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam

Tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm Việt Nam và thúc đẩy thương mại ptr.

+Thách thức

Cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn, gây sức ép không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp. nhất là
những doanh nghiệp đã quen với sự trợ giúp của Nhà nước, những doanh nghiệp có tiềm lực tài
chính và công nghệ yếu kém.

Hội nhập kinh tế quốc tế với sự chuyển dịch tự do qua biên giới các yếu tố của quá trình tái sản
xuất hàng hóa và dịch vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có cả những rủi ro về mặt xã hội.

Thể chế kinh tế nước ta đang còn quá phức tạp, rườm rà khiến các nhà đầu tư e ngại khi đầu tư
vào Việt Nam.

Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và đội ngũ doanh nhân chưa đủ mạnh để quản lý nền kinh tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến sự hợp tác về an ninh và văn hóa. Đồng thời, việc mở cửa thị
trường, mở rộng giao lưu trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay, bên cạnh nhiều mặt tốt,
những cái xấu cũng du nhập vào gây ảnh hưởng không tốt đến truyền thống văn hóa Việt Nam.

*** NHỮNG BIỆN PHÁP VN TẬN DỤNG CƠ HỘI KHI THAM GIA FTA:
● Đối với nhà nước VN:

- Việt Nam cần xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp để tạo ra vùng trọng điểm trong chăn nuôi
như mô hình của các nước tiên tiến.

- Bên cạnh đó, nhà nước cần có chính sách phát triển dài hạn trong 10-15 năm thông qua việc quy
hoạch các khu công nghiệp tập trung để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển, hình
thành chuỗi sản xuất khép kín. Đây cũng là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp tập trung nguồn
lực đầu tư công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực.

- Cần chuẩn bị một lực lượng DN hùng hậu, lớn mạnh để có thể hội nhập quốc tế, hội nhập với các
48
nước thành viên nội khối CPTPP. Để làm được điều đó, cần tháo bỏ các rào cản kinh doanh, tạo
môi trường đầu tư thông thoáng, đẩy mạnh cổ phần hóa, vốn hóa thị trường để khu vực tư nhân
tham gia. Các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng mua bán, sáp nhập để trở thành DN Việt Nam, để từ Việt Nam
xuất hàng hóa đi các thị trường trong khối CPTPP.

- Chính phủ cần có chiến lược tuyên truyền cụ thể để cộng đồng doanh nghiệp nắm vững các cam
kết, luật chơi đối với từng FTA.
● Đối với DN VN:
- DN cũng cần chủ động, sáng tạo trong chiến lược đầu tư, kinh doanh của mình để thích ứng cả
trong ngắn hạn và dài hạn. Đối với các ngành hàng đang có thế mạnh, Nhà nước cũng như các hiệp
hội cần hỗ trợ thông tin về các mặt hàng, ngành hàng có lợi thế, tiềm năng để DN không tuột mất
cơ hội. Một khi đã phát hiện ra cơ hội, nhiều khả năng người khác cũng có thể nhìn ra, nếu không
làm nhanh hơn thì khó mà thắng được.

- Một trong những giải pháp ưu tiên DN cần chú trọng là không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng
sản phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh của mình, qua đó cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị khu
vực.

DN cần chủ động thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, chuyển sức ép về cạnh tranh
thành động lực, tự đổi mới và phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm để có lợi thế cạnh tranh
không chỉ ở trong nước mà còn ở thị trường quốc tế.

DN cần chủ động tìm hiểu cam kết, để biết cơ hội nguồn hàng nằm ở đâu, cơ hội thị trường ở đâu,
cần đáp ứng điều kiện gì, từ đó có hành động thích hợp để đáp ứng và hiện thực hóa các cơ hội này.
Và DN không thôi cũng chưa đủ, cần sự vào cuộc thật nhiệt thành, thực chất và hiệu quả của các cơ
quan nhà nước liên quan trong việc tuyên truyền, phố biến, tư vấn cho DN hiểu về FTA.

Bên cạnh khả năng thích ứng linh hoạt tùy theo nhu cầu biến đổi của thị trường, cộng đồng DN
cũng cần tận dụng cơ hội ứng dụng công nghệ kỹ thuật cũng như công nghệ thông tin trong tiếp
cận, tiếp thị thị trường, giao dịch với các đối tác, tạo ra những giá trị thặng dư cao hơn cho DN.

*** NHỮNG BIỆN PHÁP VN LÀM ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI THÁCH THỨC KHI THAM GIA FTA:
- Đối với các rào cản thương mại

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường hiện đại,
hội nhập quốc tế và kết trong các FTA thế hệ mới với tinh thần đổi mới toàn diện, đồng bộ cả về
kinh tế và chính trị. Đặc biệt, cần nhanh chóng rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện khung khổ
pháp lý cho phù hợp với điều kiện áp dụng hiện hành, cũng như chưa tương thích với các cam
kết trong FTA thế hệ mới. Theo đó, Việt Nam cần nghiên cứu, rà soát kỹ các yêu cầu trong các
FTA thế hệ mới, để thiết lập danh mục các vấn đề về mặt thiết chế cần được xử lý… Đặc biệt,
cần rà soát sửa đổi, hoàn thiện Luật Thương mại cho phù hợp với thông lệ quốc tế và cam kết
của các FTA thế hệ mới.

Thứ hai, cần thiết lập cơ chế chung, thống nhất như: Rà soát hệ thống pháp luật, để điều chỉnh
đồng bộ pháp luật, kiểm soát tiến độ, hiệu quả điều chỉnh pháp luật theo cam kết… Cách thức
vận hành của thiết chế này cũng cần được thiết kế phù hợp để đảm bảo khả năng chỉ đạo thống
nhất việc thực thi trên thực tế.

Thứ ba, tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin thông qua nhiều hình thức về các FTA thế
49
hệ mới mà Việt Nam đang tham gia, đặc biệt là DN nhỏ và vừa; Tổ chức tập huấn cho các cán
bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước các cấp và cộng đồng DN về các cam kết cụ thể có liên quan,
bảo đảm hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó thực thi các hiệp định FTA thế hệ mới đầy đủ, hiệu quả.

Thứ tư, hoàn thiện các chính sách đầu tư nhằm phát triển thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa;
Tăng cường đầu tư và hoàn thiện các chính sách nhằm đẩy mạnh và đổi mới công tác xúc tiến
thương mại và đầu tư.

- Đối với các rào cản về lĩnh vực lao động

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế đối với tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại
DN; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ lao động, tiêu chuẩn
lao động phù hợp với các tiêu chuẩn, cam kết, công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Thứ hai, DN cần thay đổi tư duy, buộc phải tuân thủ pháp luật để tránh bị điều tra, bị kiện, bị xử
phạt, đầu tư nâng cao các yêu cầu về an toàn lao động, tiền lương, vệ sinh lao động, cùng với cơ
chế giám sát và chế tài khác, những chi phí để xây dựng, phát triển văn hóa DN để được tham
gia vào chuỗi cung ứng xuất khẩu khu vực và quốc tế. DN phải thực sự nhận thức được người
lao động là “tài sản, nguồn lực vô giá”, tự giác thực hiện đúng các quy định, bảo đảm cuộc sống
của NLĐ để họ tin tưởng, nỗ lực cống hiến, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, có thu
nhập ổn định, gắn bó với doanh nghiệp, giúp DN phát triển bền vững.

Thứ ba, nâng cao vai trò của tổ chức đoàn thể trong lĩnh vực lao động và trong đời sống xã hội;
Tạo điều kiện để tổ chức đại diện người sử dụng lao động độc lập thực sự, không bị phụ thuộc
vào Nhà nước, hoạt động hiệu quả để cộng đồng DN phát triển bền vững; Tổ chức công đoàn cơ
sở, công đoàn ngành cần phải hoạt động độc lập có hiệu quả, không phụ thuộc vào người sử
dụng lao động; thực hiện được chức năng bảo vệ và đại diện quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng
của NLĐ; quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp; giáo dục, động viên NLĐ hiểu
và chấp hành đúng quy định của pháp luật; tự nâng cao trình độ về mọi mặt, có đủ khả năng tự
bảo vệ mình trước những vi phạm của NSDLĐ; ngăn chặn kịp thời những vi phạm của doanh
nghiệp.

II. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM


1. Khái niệm hội nhập KTQT:
- Khái niệm: Hội nhập KTQT là sự chủ động gắn kết nền kinh tế của quốc gia với các tổ chức liên kết
kinh tế khu vực và toàn cầu vì lợi ích quốc gia (quốc gia thực hiện mở cửa nền kinh tế, phát triển kinh
tế gắn với kinh tế khu vực và thế giới)

2. Phân biệt HNKTQT và TCHKT:


- Có bản chất chung: là quá trình mở cửa, tự do hóa nền kinh tế, dẫn đến sự phụ thuộc giữa các nước
về kinh tế
- Khác nhau về tính chất:
+ TCH KT: là quá trình phát triển khách quan, mang tính quy luật của nền kinh tế thế giới.
+ HNKTQT: là hành động chủ quan, là sự chủ động của quốc gia.
- Thực chất của HN KTQT là việc quốc gia chủ động tham gia quá trình TCHKT.

50

You might also like