You are on page 1of 29

CHƯƠNG 5: LIÊN KẾT VÀ HỘI NHẬP

KINH TẾ QUỐC TẾ

ThS. Bùi Thanh Huyền

1
CHƯƠNG 5: LIÊN KẾT VÀ HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ

1 Liên kết kinh tế quốc tế

2 Một Số Tổ Chức Kinh Tế Quốc Tế Tiêu Biểu

3
3 Hội nhập kinh tế quốc tế

4
5

2
I. Liên kết kinh tế quốc tế

1. Khái niệm và đặc điểm liên kết kinh tế quốc tế

2. Các hình thức LKKTQT

3. Tác động của liên kết kinh tế quốc tế đến các quan
hệ kinh tế quốc tế

3
1. Khái niệm và đặc điểm của LKKTQT

 Khái niệm:
Liên kết KTQT là sự thành lập một tổ hợp kinh tế
giữa chủ thể của các nước trên cơ sở những quy
định chung về phối hợp, điều chỉnh và làm tăng
cường sự thích ứng lẫn nhau giữa các thành viên
nhằm thúc đẩy các quan hệ KTQT phát triển.

4
1. Khái niệm và đặc điểm của LKKTQT
Đặc điểm:
 Các chủ thể tham gia liên kết KTQT có thể là Chính phủ các
nước hoặc là các tập đoàn, các công ty quốc tế ở các quốc gia
khác nhau.
 Luôn chịu sự tác động, điều tiết bởi chính sách kinh tế của
các Chính phủ
 Bản chất của liên kết KTQT là hình thức phân công lao động
quốc tế ở trình độ cao.
 Là quá trình vận động, phát triển kinh tế thế giới theo xu thế
toàn cầu hóa, góp phần từng bước loại bỏ tính biệt lập của các
nền kinh tế và chủ nghĩa cục bộ của mỗi quốc gia.
 Liên kết KTQT là một giải pháp trung hòa giữa hai xu hướng
bảo hộ thương mại và tự do thương mại, là khuôn khổ cho
quá trình cạnh tranh giữa các nước hay các tập đoàn kinh tế.
5
1. Khái niệm và đặc điểm của LKKTQT
 Mục đích cuối cùng là mang lại lợi ích cho các thành
viên.
 Liên kết KTQT thường hướng vào việc tạo lập thị trường
quốc tế khu vực, dỡ bỏ dần các rào cản thuế quan và phi
thuế quan, thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển nhằm tạo
ra sức cạnh tranh mạnh hơn với các khu vực kinh tế khác.
 Liên kết KTQT ở trình độ càng cao thì mức độ cạnh tranh
càng gay gắt.

6
2. Các hình thức LKKTQT
a. Theo cơ chế liên kết
- Cơ chế liên kết lỏng: Là những liên kết kinh tế chỉ mang
tính thỏa thuận giữa các thành viên, không mang tính cam
kết bắt buộc (không có cơ cấu tổ chức).
Ví dụ: Diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC),
Hợp tác Á - Âu (ASEM)...
- Cơ chế liên kết chặt: Là những liên kết kinh tế mang tính
cam kết bắt buộc giữa các thành viên, các thành viên đã
tham gia phải thực hiện đầy đủ những cam kết này và
những cam kết đó mang tính pháp lý cao.
Ví dụ: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên
minh Châu Âu (EU), WTO...

7
2. Các hình thức LKKTQT
b. Theo chủ thể tham gia liên kết
• Liên kết KTQT tư nhân (liên kết nhỏ)
- Khái niệm: Là sự liên kết giữa các công ty, các tập đoàn
kinh tế ở các nước nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế
chung thông qua hợp đồng ký kết giữa các bên tham gia.
- Mục đích:
• Tăng lợi nhuận
• Tăng khả năng cạnh tranh
• Giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực từ
chính sách bảo hộ thương mại của các quốc gia
• Mở rộng thị trường, hình thành chuỗi giá trị toàn cầu
• Chia sẻ rủi ro
8
2. Các hình thức LKKTQT
b. Theo chủ thể tham gia liên kết
• Liên kết KTQT tư nhân (liên kết nhỏ)
- Cơ sở pháp lý: thông qua hợp đồng
- Nội dung:
 Trước sản xuất: liên kết trong R&D, thiết kế
 Trong sản xuất: liên kết trong chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất (sản
xuất, lắp ráp)
 Sau sản xuất: liên kết trong việc phân phối, quảng cáo, tiêu thụ sản
phẩm và các dịch vụ khác sau bán hàng
- Hình thức:
+ Liên kết để giải quyết các mối quan hệ kinh tế có liên quan đến các bên
để đảm bảo lợi ích cho từng thành viên.
+ Hình thành các công ty quốc tế: tạo ra sức mạnh tập thể để mở rộng thị
trường hoạt động và tăng năng lực cạnh tranh.
9
2. Các hình thức LKKTQT

b. Theo chủ thể tham gia liên kết


• Liên kết KTQT nhà nước ( liên kết lớn)
- Khái niệm: Là sự liên kết của Chính phủ các quốc gia thông qua hiệp định ký
kết nhằm phối hợp và điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các thành viên tham
gia.
- Mục đích:
• Phát huy lợi thế quốc gia
• Khai thác lợi thế của nước khác và khắc phục hạn chế
• Tăng sức cạnh tranh cho mỗi thành viên, cho cả khối liên kết trong nền kinh
tế thế giới
• Đạt được lợi ích kinh tế cao hơn cho các thành viên
- Cơ sở pháp lý: thông qua các hiệp định
- Nội dung: thiết lập quan hệ kinh tế vĩ mô giữa các quốc gia, nhờ đó tạo cơ hội
cho các doanh nghiệp 10
2. Các hình thức LKKTQT

b. Theo chủ thể tham gia liên kết


• Liên kết KTQT nhà nước ( liên kết lớn)
- Hình thức: (sắp xếp theo mức độ liên kết từ thấp đến cao)
+ Khu vực mậu dịch tự do (FTA): hình thành thị trường thống
nhất về hàng hóa, dịch vụ
+ Liên minh thuế quan (CU): xây dựng biểu thuế quan chung
+ Thị trường chung (CM): vốn và lao động di chuyển tự do qua
biên giới
+ Liên minh kinh tế (EU): hình thành chính sách kinh tế chung
+ Liên minh tiền tệ (MU): phát hành và sử dụng đồng tiền chung
11
2. Các hình thức LKKTQT

b. Theo chủ thể tham gia liên kết


• Liên kết KTQT nhà nước ( liên kết lớn)
Các hình thức liên kết sau kế thừa nội dung hoạt động của các
hình thức trước và phát triển thêm phức tạp hơn. Điểm giống
nhau trong nội dung hoạt động của FTA, CU, CM và EU là
hàng hóa, dịch vụ được tự do di chuyển.
Ví dụ: AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN). Trong AFTA,
thuế quan của các mặt hàng cam kết được giảm xuống 0 - 5%.
Việt Nam là thành viên chính viên chính thức của ASEAN từ
năm 1995.

12
3. Tác động của liên kết kinh tế quốc tế đến các quan hệ
kinh tế quốc tế
3.1. Tác động của liên kết KTQT tư nhân
a. Tác động tích cực
 Làm tăng thu nhập và phúc lợi của thế giới
 Đầu tư vào các dự án đổi mới công nghệ đòi hỏi nguồn vốn lớn, kĩ thuật
công nghệ cao, nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm có khả năng cạnh
tranh cao
 Với lợi thế về mạng lưới thông tin, sản xuất và phân phối toàn cầu, các
công ty quốc tế dễ chủ động thích nghi trước những biến động của thị
trường thế giới và do đó sẽ đạt hiệu quả cao trong kinh doanh
 Với lợi thế về mặt tài chính và có mối quan hệ thân thiết với nước chủ nhà
nên các công ty quốc tế có tác động mạnh mẽ đến công cuộc cải cách, đến
việc thay đổi chính sách tạo ra môi trường đầu tư có lợi hơn.
13
3. Tác động của liên kết kinh tế quốc tế đến các quan hệ
kinh tế quốc tế
3.1. Tác động của liên kết KTQT
b. Tác động tiêu cực
 Với các nước có các công ty quốc tế, có thể gây ra những khó
khăn cho Chính phủ trong quản lý kinh tế, giảm sút đầu tư trong
nước, hao mòn kĩ thuật công nghệ cao...
 Với các nước mà các công ty quốc tế đặt trụ sở kinh doanh:
+ chảy máu chất xám vào các công ty quốc tế
+ tài nguyên bị kiệt quệ
+ ô nhiễm môi trường
+ thị trường nội địa bị khống chế
+ tiếp nhận những công nghệ lạc hậu
14
3. Tác động của liên kết kinh tế quốc tế đến các quan hệ
kinh tế quốc tế

3.2. Tác động của liên kết KTQT nhà nước


 Thúcđẩy thương mại quốc tế phát triển và góp phần chuyển hướng thương
mại quốc tế
 Chuyển hướng hoạt động thương mại quốc tế từ các nước ngoài khối liên
kết sang các nước trong khối liên kết kinh tế
 Tạo điều kiện cho các nước thành viên khai thác có hiệu quả hơn tiềm
năng kinh tế của mình cũng như thế mạnh về các nguồn lực của các nước
khác
 Thúc đẩy quá trình trao đổi các yếu tố sản xuất giữa các nước thành viên
(vốn, khoa học - công nghệ, sức lao động)
 Tácđộng đến sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các nước theo hướng có lợi
nhất, phù hợp với các nguồn lực của mỗi nước
 Giúp cho mỗi quốc gia nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
15
II. Một số tổ chức kinh tế quốc tế tiêu biểu

1. Các tổ chức kinh tế tài chính toàn cầu:


WTO, IMF, WB
2. Các tổ chức kinh tế quốc tế khu vực: Liên
minh Châu Âu – EU, Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN)

16
III. Hội nhập kinh tế quốc tế

1. Thực chất của hội nhập KTQT


2. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

17
1. Thực chất của hội nhập KTQT

1.1. Khái niệm


 Góc độ toàn cầu: Hội nhập KTQT là việc các quốc gia tiến
hành đàm phán, thương lượng với nhau để đi đến kí kết các
hiệp định kinh tế, thương mại, đầu tư song phương, đa
phương nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của nền
kinh tế quốc gia với kinh tế khu vực và thế giới.
 Phạm vi của 1 quốc gia: Hội nhập KTQT là thực hiện mở
cửa kinh tế quốc gia, phát triển kinh tế quốc gia gắn liền
với kinh tế khu vực và thế giới, tham gia ngày càng nhiều
vào các hoạt động KTQT, vào hệ thống thương mại đa
phương.
18
1.2. Tính tất yếu của hội nhập KTQT

 Nhân tố khách quan:


 Do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã
vượt ra khỏi phạm vi quốc gia
 Do sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học
- công nghệ
 Do sự tác động của các xu thế phát triển kinh tế thế giới
như: xu thế toàn cầu hóa, xu thế mở cửa kinh tế, xu thế
phát triển kinh tế tri thức nên không có một nước nào
có thể phát triển kinh tế một cách độc lập được.
 Do xu thế hòa bình, hợp tác cùng phát triển.
19
1.2. Tính tất yếu của hội nhập KTQT

 Nhân tố chủ quan:


 Trên thế giới không một quốc gia nào có đủ lợi thế về
tất cả các nguồn lực sản xuất.
 Các nước đều không muốn mình bị tụt hậu quá xa nên
phải tìm mọi cách hội nhập vào xu thế chung nhằm rút
ngắn khoảng cách chênh lệch về kinh tế, về công nghệ
sản xuất.

20
Cơ hội và thách thức từ hội nhập KTQT
Cơ hội
 Sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực nhằm tạo ra tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao hơn.
 Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp
trong nước, của hàng hóa dịch vụ sản xuất ra, từ đó tạo điều kiện đẩy
mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho quốc gia, mở rộng thị trường
tiêu thụ ở nước ngoài.
 Có điều kiện sử dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học
công nghệ để nâng cao trình độ kĩ thuật công nghệ, rút ngắn khoảng
cách chênh lệch về kĩ thuật công nghệ với các nước nhằm tránh sự tụt
hậu về mặt công nghệ.

Thách thức
 Sức ép cạnh tranh ngày càng lớn hơn, gay gắt hơn
 Phải điều chỉnh cơ chế quản lý và hệ thống luật pháp cho phù hợp với
tập quán, luật pháp quốc tế.
21
1.3. Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế

Thực hiện 4 cam kết sau:


 Cam kết dành ưu đãi cho các nước khác trong quan hệ
kinh tế, thương mại;
 Cam kết về mức độ và lộ trình mở cửa thị trường nội địa;
 Cam kết về mức độ cắt giảm thuế quan và từng bước dỡ
bỏ rào cản phi thuế quan trong quan hệ thương mại và đầu
tư;
 Cam kết thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử,
nguyên tắc minh bạch và công khai của hệ thống pháp luật,
chính sách liên quan đến thương mại và đầu tư.
22
2. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về hội


nhập kinh tế quốc tế
2.2. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam.
2.3. Cơ hội và thách thức với Việt Nam trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
2.4. Các giải pháp cơ bản để thực hiện quá trình
hội nhập KTQT của Việt Nam

23
2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc
tế

Trong quan hệ hợp tác kinh tế, chúng ta muốn hợp tác lâu dài,
có hiệu quả, tin cậy lẫn nhau với các nước trên cơ sở các
nguyên tắc:
 Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực
hoặc đe dọa dùng vũ lực;
 Bình đẳng cùng có lợi;
 Giải quyết các bất đồng, các tranh chấp bằng thương
lượng hòa bình;
 Không có những âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt
và cường quyền với các nước khác.
24
2.2. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

a. Hội nhập với ASEAN


b. Hội nhập với APEC
c. Hội nhập với WTO

25
STT FTA Hiện trạng Đối tác

FTAs đã có hiệu lực

1 AFTA Có hiệu lực từ 1993 ASEAN

2 ACFTA Có hiệu lực từ 2003 ASEAN, Trung Quốc

3 AKFTA Có hiệu lực từ 2007 ASEAN, Hàn Quốc

4 AJCEP Có hiệu lực từ 2008 ASEAN, Nhật Bản

5 VJEPA Có hiệu lực từ 2009 Việt Nam, Nhật Bản

6 AIFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Ấn Độ

7 AANZFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Úc, New Zealand

8 VCFTA Có hiệu lực từ  2014 Việt Nam, Chi Lê

9 VKFTA Có hiệu lực từ  2015 Việt Nam, Hàn Quốc

Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia,


10 VN – EAEU FTA Có hiệu lực từ  2016
Kazakhstan, Kyrgyzstan

Có hiệu lực từ 30/12/2018, có Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê,
CPTPP
11 hiệu lực tại Việt Nam từ New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore,
(Tiền thân là TPP)
14/1/2019 Brunei, Malaysia

Có hiệu lực tại Hồng


Kông (Trung Quốc), Lào,
12 AHKFTA Myanmar, Thái Lan, ASEAN, Hồng Kông (Trung Quốc)
Singapore và Việt Nam từ
11/06/2019

13 EVFTA Có hiệu lực từ 01/08/2020 Việt Nam, EU (27 thành viên)

Có hiệu lực tạm thời từ


14 UKVFTA 01/01/2021, có hiệu lực chính Việt Nam, Vương quốc Anh
thức từ 01/05/2021

Department of International finance 26


FTA  chưa phê chuẩn, sắp có hiệu lực

ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc,


15 RCEP Ký ngày 15/11/2020
Nhật Bản, Úc, New Zealand

FTA đang đàm phán

Việt Nam  – Khởi động đàm phán tháng Việt Nam, EFTA (Thụy Sĩ, Na uy,
16
EFTA FTA 5/2012 Iceland, Liechtenstein)

Việt Nam – Khởi động đàm phán tháng


17 Việt Nam, Israel
Israel FTA 12/2015

Department of International finance 27


2.3. Cơ hội và Thách thức với Việt Nam trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.

 Cơ hội
• Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với các
nước từ đó mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng nhanh giá trị
kim ngạch xuất khẩu.
• Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam
diễn ra nhanh hơn theo chiều hướng có hiệu quả hơn.
• Tạo điều kiện đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài và cơ
hội tiếp cận với trình độ kỹ thuật công nghệ hiện đại, phương
pháp quản lý kinh doanh tiên tiến.
• Tạo dựng môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng cao
vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
• Tạo điều kiện cho Việt Nam giải quyết các vấn đề về mặt xã
hội một cách có hiệu quả hơn

Department of International finance 28


2.3. Cơ hội và Thách thức với Việt Nam trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.

 Thách thức
• Năng lực cạnh tranh
• Nhân lực
• Hệ thống luật pháp
• Cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính

Department of International finance 29

You might also like