You are on page 1of 5

Hội nhập kinh tế thế giới

-Khái niệm: Hội nhập kinh tế quốc tế ở một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực
hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích
đồng thời tuân thử các chuẩn mực quốc tế chung.
-VD: Liên minh châu Âu Eu gồm 27 nước thành viên tham gia gắn kết nền kinh tế
với cộng đồng chung. Các nước chia sẻ, hỗ trợ về kinh tế và tuân thủ nguyên tắc
chung của cộng đồng.

-Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế:
+Do xu thế khách quan của thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa:
 Toàn cầu hoá là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng
gia tăng giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu.
 Toàn cầu hoá diễn ra trên nhiều lĩnh vực: kinh tế chính trị, văn hoá, xã hội...
 Toàn cầu hóa diễn ra do nhiều mục đích như: Mong muốn trao đổi tiếp thu
văn hóa của nhau giữa các đất nước; Nhu cầu về cung cấp hàng hóa sản phẩm
thiết yếu mà các nước không có hoặc thiếu thốn; Hợp tác liên kiết về mặt
chính trị tạo mối quan hệ gắn bó giữa các quốc gia.
 VD: Việt Nam tiếp nhận những văn hóa của các nước trên thế giới như: Sự du
nhập và phát triển của công giáo ở Việt Nam. Hay như sự tiếp nhận các ngày
lễ như giáng sinh, Valentine, ...
 VD: Liên hợp quốc là tổ chức được liên kết bởi nhiều quốc gia trên thế giới
để giải quyết các vấn đề của các nước.

 Trong đó toàn cầu hóa kinh tế là nổi trội, vừa là trung tâm vừa là cơ sở và là
động lực phát triển toàn cầu hóa ở các lĩnh vực khác.
 Toàn cầu hoá kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt
qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
nền kinh tế trong sự vận động, phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới
thống nhất.
 VD: Những tổ chức kinh tế lớn và nhỏ trên thế giới được tạo liên kết bởi các
nước trong khu vực về kinh tế, chính trị, văn hóa:
-Quỹ tiền tệ Quốc tế:

-Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF):

+Hội nhập kinh tế thế giới là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là
các nước đang và kém phát triển hiện nay:
 Là cơ hội cho các nước thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy phát triển công
nghiệp hóa hiện đại hóa.
 Tạo thêm các cơ hội việc làm mới, nâng cao thu nhập.
 Phát triển giao thương trao đổi hàng hóa với các nước khác nhằm phát triển
đất nước.
 Tuy nhiên nó cũng gây ra những rủi ro, thách thức như gia tăng sự phụ thuộc
do nợ nước ngoài, bất bình đẳng trong thương mại…
 VD: Hy Lạp nợ Liên minh Châu Âu EU

- Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế:


+Chuẩn bị các điều kiện thực hiện hội nhập thành công: Đó là sự chuẩn bị các điều
kiện trong nội bộ nền kinh tế về:tư duy, nhận thức, sự tham gia của toàn xã hội, thể
chế, nguồn nhân lực, năng lực của nền kinh tế…
+Thực hiện đa dạng hoá các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế:
 Tiến trình hội nhập thực hiện theo nhiều mức độ, từ thấp đến cao:
+Thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA).
+ Khu vực mậu dịch tự do (FTA):
+Liên minh thuế quan (CU)
+ Thị trường chung, Liên minh tiền tệ…:
- Liên minh châu Âu(EU).
-Cộng đồng chung ASEAN:
 Về hình thức, là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại như: ngoại
thương,đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, các dịch vụ thu ngoại tệ…
VD: Sự hợp tác về kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.
VD: Các tập đoàn lớn của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam như:
Samsung,Honda,Toyota...

You might also like