You are on page 1of 9

Thông tin

- Phần chữ đỏ là phần đề mục.


- Phần chữ xanh là thông tin bên lề bạn có thể cho vào slide nếu cần.
- Phần chữ đen là phần nội dung.

Nội dung trong giáo trình

I. Định hướng phát triển


1. Mục tiêu tổng quát
+ Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.
+ Thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa
Nhà nước với thị trường; hoàn thiện bộ máy nhà nước, chuyển mạnh về cải cách
hành chính.
+ Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong
việc xây dựng bộ máy nhà nước.

2. Kinh tế
+ Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
+ Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ với lĩnh
vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
+ Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính
nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế.
+ Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ cao, chất lượng cao gắn
với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới.
+ Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập
kinh tế quốc tế.

3) Xã hội
- Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm
giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực ngày càng cao. (Con người là
trung tâm của chiến lược phát triển, là chủ thể phát triển. Xây dựng con người
Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri
thức, sức khoẻ, lao động giỏi; sống có văn hoá, nghĩa tình.)
+ Xây dựng một cộng đồng xã hội văn minh, mọi người dân đều bình đẳng về
nghĩa vụ và quyền lợi.
+ Đào tạo, bồi dưỡng, phát huy mọi tiềm năng và sức sáng tạo của đội ngũ trí thức
để tạo nguồn trí tuệ và nhân tài cho đất nước.
+ Đào tạo, bồi dưỡng, phát huy mọi tiềm năng và sức sáng tạo của đội ngũ trí thức
để tạo nguồn trí tuệ và nhân tài cho đất nước.
+ Thiết lập hệ thống đồng bộ, đa dạng về bảo hiểm và trợ cấp xã hội.
+ Hạn chế, tiến tới đẩy lùi tội phạm và giảm tác hại của tệ nạn xã hội. Bảo đảm quy
mô hợp lý, cân bằng giới tính và chất lượng dân số.

II. Kết quả đạt được


1. Kinh tế
- Việt Nam trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh
so với các nước trong khu vực và thế giới.
- GDP 5 năm 2011-2015 bình quân 5,9%. Năm 2018, GDP tăng trưởng đạt 7,08%,
thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 2.500 USD.
- Các hình thức sở hữu, thành phần kinh tế đã phát triển đa dạng, từng bước tuân
thủ các quy luật của kinh tế thị trường và phù hợp với điều kiện của đất nước.
(Các chủ thể kinh tế tự do kinh doanh và cạnh tranh theo quy định của pháp luật,
ngày càng phát huy vai trò tích cực trong nền kinh tế quốc dân.)
- Các yếu tố thị trường và các loại thị trường đang hình thành, phát triển, đã có sự
liên thông, gắn kết thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
- Phần này tôi nghĩ nên vứt ảnh vào, ảnh tôi có tìm được một ít phía cuối bài báo
cáo. (Cơ sở vật chất, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, đô thị được đầu tư xây dựng tăng
lên đáng kể, nhất là đường bộ, sân bay, bến cảng, cầu. Xây dựng các ngành công
nghiệp hiện đại, dầu khí, điện với các nhà máy thủy điện lớn Hòa Bình, Sơn La, Trị
An, Tuyên Quang, Lai Châu và nhiều nhà máy nhiệt điện)

2. Xã hội
- Có một bước phát triển mới, đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi lớn.
- Tổ chức nhiều phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sông văn hóa”, “Xây
dựng nông thôn mới” và các phong trào xóa đói giảm nghèo và đều đã đạt được
những kết quả tích cực. (Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 1,5-2%/năm)
- Các chính sách lao động và việc làm đã chuyển biến theo hướng ngày càng phù
hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. (Mỗi năm bình quân
tạo ra 1,5 - 1,6 triệu việc làm mới)
- Chăm sóc sức khỏe nhân dân đã có nhiều tiến bộ về y tế, y học cổ truyền, khám,
chữa bệnh, phục hồi chức năng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội toàn diện và đa dạng, ngày càng
được mở rộng và hiệu quả.
Thông tin bên ngoài giáo trình

I. Định hướng phát triển


1. Kinh tế
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 -
8%/năm(gấp 2,2 lần so với 2010); GDP bình quân đầu người đạt 3.000 USD/năm.
- Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả.
+ Tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP cả nước.
+ Nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản
phẩm có giá trị gia tăng cao.
- Tỉ lệ đô thị hoá đạt trên 45%.

2. Xã hội
- Xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, công bằng, văn minh.
- Đến năm 2020, chỉ số phát triển con người (HDI là chỉ số so sánh, định lượng về
mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia
trên thế giới) đạt nhóm trung bình cao của thế giới.
- Nâng cao chất lượng trong lĩnh vực y tế, giảm tỷ lệ mắc bệnh tật, nâng cao thể
lực, tăng tuổi thọ trung bình.
- Lao động đã qua đào tạo đạt trên 70%.
- Tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5 - 2%/năm;

II. Kết quả đạt được


1. Kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức độ khá cao.
+ GDP đạt bình quân 5,9%/năm (2011 – 2015); 6,8%/năm (2016 – 2019); vẫn tăng
thêm 2,91% (2020) mặc dù đang trong thời kỳ Covid-19 đang diễn ra rất phức tạp.
+ GDP bình quân đầu người tăng từ 1.331 USD (2010) lên 2.750 USD (2020).
+ Tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ đạt 85,15% GDP cả nước
+ (Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 40%)
- Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động được nâng lên rõ rệt,
từng bước ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo.
- Thị trường xuất khẩu được mở rộng, hoạt động xuất khẩu tăng nhanh, từ 72,2 tỉ
USD (2010) lên khoảng 267 tỉ USD (2020), tăng bình quân khoảng 14%/năm.

2. Xã hội
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp (xuống còn 2,26%) và tỷ lệ hộ nghèo (xuống còn 2,35%),
thu nhập của người dân tăng lên.
- Chất lượng dân số được cải thiện, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng do những
thành tựu phát triển của y học và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải
thiện. (tuổi thọ trung bình 2020 là 73,7)

* P/s: Bên dưới là bảng thống kê số liệu và nguồn thông tin tôi tìm được

[1] Tốc độ tăng GDP quý IV các năm 2011-2020 lần lượt là: 6,71%; 5,57%; 6,05%; 6,96%; 7,01%;
6,68%; 7,65%; 7,31%; 6,97%; 4,48%.

[2] Tốc độ tăng GDP các năm 2011-2020 lần lượt là: 6,24%; 5,25%; 5,42%; 5,98%; 6,68%; 6,21%;
6,81%; 7,08%; 7,02%; 2,91%.

[3] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp các năm 2011-2020 lần lượt là: 4,16%; 2,57%;
2,19%; 2,51%; 2,03%; 0,72%; 2,07%; 2,89%; 0,61%; 2,55%.

[4] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành thủy sản các năm 2011-2020 lần lượt là: 4,34%; 3,75%;
3,82%; 6,53%; 2,80%; 2,80%; 5,54%; 6,46%; 6,30%; 3,08%.

[5] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp các năm 2011-2020 lần lượt là: 9,46%; 8,20%;
4,93%; 6,32%; 9,39%; 7,06%; 7,85%; 8,79%; 8,86%; 3,36%.
[6] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo các năm 2011-2020 lần lượt
là: 14,08%; 9,05%; 7,22%; 7,41%; 10,60%; 11,90%; 14,40%; 12,98%; 11,29%; 5,82%.

[7] Tốc độ tăng/giảm giá trị tăng thêm ngành xây dựng các năm 2011-2020 lần lượt là: -0,26%;
3,66%; 5,84%; 6,93%; 10,82%; 10,0%; 8,70%; 9,16%; 9,10%; 6,76%.

[8] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ các năm 2011-2020 lần lượt là: 7,47%; 6,71%;
6,72%; 6,16%; 6,33%; 6,98%; 7,44%; 7,03%; 7,30%; 2,34%.

[9] Năng suất lao động năm 2019 đạt 4.791 USD/lao động.

[10] Nguồn: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

[11] Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2019 đạt 517,7 tỷ USD, tăng 7,7% so với năm
trước, trong đó xuất khẩu đạt 264,3 tỷ USD, tăng 8,4%; nhập khẩu đạt 253,4 tỷ USD, tăng 6,8%.

[12] Giá trị xuất siêu các năm giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: 1,6 tỷ USD; 1,9 tỷ USD; 6,5 tỷ USD;
10,9 tỷ USD; 19,1 tỷ USD.

[13] Số liệu tháng 12/2020 do Tổ liên ngành gồm Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thống kê họp ước tính căn cứ trên số
liệu kim ngạch xuất, nhập khẩu tính đến ngày 24/12/2020 của Tổng cục Hải quan kết hợp với thông
tin thị trường, tỷ trọng và xu hướng xuất, nhập khẩu các mặt hàng. Tổng cục Thống kê nhận được
và cập nhật báo cáo vào ngày 25/12/2020.

[14] Tháng Mười Một ước tính xuất siêu 600 triệu USD.

[15] Trong đó, năm 2020 xuất siêu sang EU đạt 20,3 tỷ USD, giảm 6,8% so với năm trước; nhập
siêu từ Trung Quốc 35,4 tỷ USD, tăng 4%; nhập siêu từ Hàn Quốc 27,6 tỷ USD, tăng 1%; nhập siêu
từ ASEAN 6,9 tỷ USD, giảm 0,6%.

[16] Tính đến 18h00 ngày 26/12/2020, trên thế giới có 80.281,3 nghìn trường hợp mắc Covid-19
(1.759,1 nghìn trường hợp tử vong).

* Nguồn tham khảo


https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/12/baocao-tinh-hinh-
kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2020/
http://congan.camau.gov.vn/ch8/1102-DU-THAO-BAO-CAO-TONG-KET-THUC-
HIEN-CHIEN-LOC-PHAT-TRIEN-KINH-TE---XA-HOI-10-NAM-2011---2020-XAY-DUNG-
CHIEN-LOC-PHAT-TRIEN-KINH-TE---XA-HOI-10-NAM-2021---2030.html
https://kinhtevadubao.vn/10-nam-2011-2020-dat-nuoc-ta-da-dat-duoc-nhung-
thanh-tuu-rat-quan-trong-10988.html

https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-
nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/chien-luoc-
phat-trien-kinh-te-xa-hoi-2011-2020-544474.html

* Ảnh tham khảo


1. Khánh thành cầu Nhật Tân với tổng chiều dài 3.755 m (4-1-2015)
2. Khánh thành cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (30/12/2018)
3. Công trình Thủy điện Sơn La (công trình quan trọng quốc gia quy mô lớn nhất
Việt Nam và cũng là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.) (23/12/2012)

You might also like