You are on page 1of 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CSTT VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CSTT ĐẾN SẢN LƯỢNG

VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2017 ĐẾN 2023.
2.1. BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017 – 2023.
2.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới.
Năm 2017 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu sau những năm trước đó bị
ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tăng trưởng GDP toàn cầu đạt mức cao,
được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng trong thương mại quốc tế và đầu tư. Các ngân hàng trung
ương tiếp tục chính sách tiền tệ linh hoạt, trong khi một số quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ, đã áp
dụng các biện pháp chính sách tài khóa kích thích. Năm 2018, căng thẳng thương mại và sự
chậm lại. Mặc dù tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục, nhưng đã có dấu hiệu chậm lại so
với năm 2017, một phần do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại, đặc biệt là giữa Hoa Kỳ và
Trung Quốc. Căng thẳng thương mại tăng cao, với việc áp đặt thuế quan lẫn nhau giữa các nền
kinh tế lớn, đã tạo ra sự không chắc chắn và ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư quốc tế
và chuỗi cung ứng toàn cầu. Tăng trưởng của các nền kinh tế lớn trở thành động lực dẫn dắt
chung của tăng trưởng GDP toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới trung bình năm 2016
đạt 3,3% (giảm so với mức 3,45% năm 2015), nhưng đã tăng lên mức 3,7% vào năm 2017 và dự
kiến đạt mức 3,8% vào năm 2018. Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế thế giới, nhóm
nghiên cứu chỉ ra rằng chiến tranh thương mại và các căng thẳng địa chính trị bùng phát khiến
giới kinh doanh thu hẹp sản xuất, các nhà đầu tư tạm ngừng rót vốn, các thị trường từ yếu tố sản
xuất cho đến sản phẩm tiêu dùng cuối cùng đều đình trị. Theo tính toán của IMF, tốc độ tăng
trưởng toàn cầu năm 2020 ở mức 0,3% có thề còn tệ hơn thời kỳ khủng hoảng năm 2008, trong
đó, nhóm các nền kinh tế phát triển có tốc độ tăng trưởng trung bình giảm xuống chỉ còn 6,1%
và nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển dự kiến giảm xuống -0,1%. Mặc dù chính
sách tiền tệ toàn cầu tiếp tục được nỗi lòng song trong năm 2019 chỉ riêng kinh tế Mỹ được coi
là có sự tăng trưởng trong khi các nền kinh tế khác vẫn trong tình trạng trị trệ. Phân tích báo cáo
của Hội nghĩ Liên hợp quốc và Thương mại và Phát triển (UNCTAD), nhóm tác giả nhận định
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư gián tiếp (FPI) toàn cầu đều suy giảm so
với năm 2018 nguyên do được cho là căng thẳng thương mại leo thang, tình hình này sẽ tiếp tục
kéo dài do dịch bệnh Covid -19 bùng phát trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới suy yếu và
thương mại đình trị trên diện rộng chắc chắn sẽ khiến dòng vốn đầu tư toàn cầu giảm mạnh. Đại
dịch Covid-19 không chỉ là một thử thách đối với nền y học và chăm sóc sức khỏe toàn cầu, mà
nó còn có thể trở thành một cú sốc lớn đối với sự vận hành của nền kinh tế thế giới dẫn đến một
cuộc đại khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử loài người. Phân tích kinh tế một số nước
và khu vực, nhóm tác giả nhận thấy tình hình kinh tế Mỹ năm 2019 lạm phát có xu hướng tăng
lên, thâm hụt ngân sách và nợ công tiếp tục tăng, song thị trường việc làm tăng trưởng ổn định,
thâm hụt thương mại giảm. Có được kết quả đó là do một số cải tổ trong chính sách thuế và
chính sách tiền tệ. Đối với khu vực EU, năm 2019 được cho là không mấy tương sáng và nổi lên
một số điểm đáng chú ý sau: (i) Kinh tế EU tăng trưởng chậm chạp và sụt giảm mạnh vào quý
cuối năm 2019; (ii) Lạm phát luôn dưới mục tiêu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có
nguy cơ giảm phát; (iii) Hoạt động thương mại văn chứng tỏ là trụ đỡ vững chắc cho nền kinh
tế khu vực; (iv) Tỷ lệ nợ chính phù/GDP tại cả hai khu vực ngày càng được kiểm soát tốt hơn;
(v) Thặng dư tài khoản vãng lai gia tăng hơn so với năm trước; (vi) Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục
duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm; (vii) Hoạt động sản xuất kém khởi sắc và có xu hướng
giảm mạnh từ quý II/2019. Đối với một số quốc gia và khu vực khác như Nhật Bản, Trung
Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á, Châu Phi và Trung Đông, nhóm nghiên cứu cũng phân tích và đưa ra
một số đánh giá dựa trên những báo cáo của các tổ chức uy tín trên thế giới về tình hình kinh tế
cũng như động thái chính sách của mỗi nước.

Đầu năm 2020, giới chuyên gia từng lạc quan đưa ra dự báo về những gam màu

sáng trong bức tranh triển vọng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi khi đại

dịch Covid-19 xuất hiện. Sức tàn phá ghê gớm của dịch Covid-19 là đòn giáng “chí

mạng” vào nền kinh tế thế giới. Dịch bệnh làm ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động đầu

tư, sàn thương mại toàn cầu và dẫn đến

Biểu đồ tăng trưởng kinh tế toàn cầu của một số nước năm 2019 – 2020

Nguồn: OECD

Từ đồ thị ta cũng có thể thấy nền kinh tế thế giới đang gặp khó khăn. Thương

mại toàn cầu trong năm 2020 diễn biến thu hẹp rất mạnh. Ngay trong nửa đầu năm,

thương mại hàng hóa đã giảm 16% so với tốc độ tăng trước đại dịch và dự kiến tăng

trưởng của hoạt động thương mại toàn cầu giảm hơn 10% trong năm 2020. Theo đó,

các hoạt động trong khu vực sản xuất và dịch vụ của các nền kinh tế đều bị thu hẹp và

đạt mức thấp nhất vào tháng 4 (PMI tổng hợp toàn cầu tháng 4 đạt 26,5 điểm). Cụ thể

các chỉ số PMI trong lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất đồng loạt đi xuống, dưới

ngưỡng mở rộng kéo dài đến hết tháng 6/2020. Trong đó, các hoạt động trong lĩnh vực

phi sản xuất thu hẹp mạnh hơn so với khu vực sản xuất.

Biểu đồ tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2020


Nguồn: Vietnamnet

Tại châu Á, kinh tế Nhật Bản cũng lần đầu tiên rơi vào suy thoái kể từ năm

2015. So với cùng kỳ năm 2019, GDP của Nhật Bản giảm tới 3,4% trong quý II/2020,

khi cả tiêu dùng tư nhân, chi tiêu vốn và xuất khẩu đều sụt giảm. Trong quý II, kinh tế

nước này giảm 28,8%. Trước đó, trong quý IV/2019, kinh tế Nhật Bản đã giảm 7,3%.

Trong khi đó, Trung Quốc lại có triển vọng sáng hơn, khi việc kiểm soát tốt dịch bệnh

đã giúp nền kinh tế nước này tăng trưởng 3,2% trong quý II/2020, sau khi giảm 6,8%

trong quý I/2020. Là trung tâm của ổ dịch Covid-19 nhưng kinh tế Trung Quốc đã

nhanh chóng phục hồi. GDP tăng 2,3 % cho cả năm 2020. Theo đó tốc độ tăng trường

GDP của Trung Quốc là 2.30% trong năm 2020, giảm 3.65 điểm so với mức tăng 5.95

% của năm 2019. Mặc dù đây là tỷ lệ thấp nhất kể từ hơn 40 năm qua, nhưng Trung

Quốc là một trong những nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng ở số dương.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu thu hẹp mạnh. Theo dự báo củaUNCTAD (Hội nghị
Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển), dòng FDI giảmkhoảng 49% trong nửa đầu năm so
với năm 2019. Giảm thêm từ 5 - 10% vào năm2021 và bắt đầu phục hồi vào năm 2022. Tuy
nhiên trong tình hình dịch bệnh căngthẳng, khả năng dòng vốn FDI phục hồi là bất khả thi và khá
mịt mờ. Thương mại toàn cầu - vốn gắn kết chặt chẽ với FDI toàn cầu - cũng đang chịutác động
tiêu cực trong thời buổi dịch bệnh vì một số trung tâm lớn cung ứng đầu vàocó vai trò quan
trọng trong chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu, cho nên khó khănmà Covid-19 đem lại cho
các trung tâm sản xuất sẽ ảnh hưởng nặng nề đến thươngmại toàn cầu. Covid-19 làm suy giảm
tăng trưởng sản lượng toàn cầu. Đặc biệt, tìnhhình tăng trưởng kinh tế thế giới tại một số quốc
gia, vùng lãnh thổ - là bạn hàng thương mại của Việt Nam, sẽ tác động trực tiếp đến thương mại
và đầu tư của nền kinhtế nước ta.

Diễn biến của lạm phát trong năm 2020 tiếp tục ở mức thấp, tại các nền kinh tếphát triển, lạm
phát dưới ngưỡng mục tiêu đặt ra là 2%, thậm chí có những tháng chỉsố giá cả tiêu dùng thiết
lập trạng thái giảm phát, kéo dài liên tục trong một vài thángnhư trường hợp của khu vực đồng
tiền chung EU và Nhật Bản.

Xu hướng CSTT của các nước trong giai đoạn năm 2020-2021

CSTT liên tục được nới lỏng thông qua việc cắt giảm lãi suất chính sách, tiếptục thực hiện các
chương trình mua trái phiếu với quy mô lớn, triển khai nhiều chươngtrình cho vay tín dụng ưu
đãi,… Tính đến cuối năm 2020, theo thống kê của Tổ chứcCentral Bank News đã có khoảng 90
lượt cắt giảm lãi suất, trong đó có nhiều NHTWthực hiện cắt giảm lãi suất nhiều hơn 2 lần trong
năm. Xu hướng cắt giảm lãi suất điềuhành tập trung trong 2 quý đầu năm 2020, đặc biệt vào
tháng 3, tháng 4 và diễn ra íthơn trong nửa cuối năm, chỉ số theo dõi lãi suất toàn cầu (GIRM)
đạt 4,19%, giảm1,54 điểm phần trăm so với cuối năm 2019. Đồng thời, quy mô bảng cân đối tài
sảncủa phần lớn NHTW các nước, đặc biệt là tại các nước lớn đều gia tăng mạnh, lớn hơnrất
nhiều lần so với các mức đỉnh đã thiết lập sau khủng hoảng năm 2008.Bên cạnh nới lỏng CSTT
thông qua việc cắt giảm lãi suất và các chương trìnhQE, tại nhiều quốc gia, NHTW phối hợp với
Bộ Tài chính triển khai các kế hoạch canthiệp có mục tiêu rõ ràng hơn như hoãn, cắt giảm thuế,
phí và các gói kích thích kinhtế khổng lồ để hỗ trợ cho các thành phần trong nền kinh tế bị ảnh
hưởng của đại dịchCovid-19. Trong môi trường lãi suất được cắt giảm liên tục, các NHTW nới
rộng thêmcác gói nới lỏng định lượng QE, thanh khoản trên thị trường toàn cầu khá dồi
dào.Trên cơ sở đó, lãi suất liên ngân hàng và lãi suất cho vay trong nền kinh tế ở hầu hếtcác
quốc gia đều giảm so với năm 2019.

Trái với dự kiến phục hồi nhanh sau đại dịch Covid-19, kinh tế toàn cầu năm 2022 đối mặt với
hàng loạt những thách thức lớn, bao gồm sức ép lạm phát và kinh tế tăng trưởng chậm lại do
tác động của các biến động kinh tế, địa - chính trị thế giới, như: xung đột chính trị giữa Nga và
Ukraine, chính sách Zero-Covid của Trung Quốc và xu hướng thắt chặt tiền tệ ứng phó với lạm
phát tăng cao. Xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine gây ra nhiều hệ lụy tới kinh tế toàn cầu:
Đây là yếu tố được nhắc đến nhiều nhất tới kinh tế toàn cầu năm 2022, là nguyên nhân gây ra
việc tăng giá năng lượng và một số hàng hóa thiết yếu cùng với tình trạng đứt gãy chuỗi cung
ứng. Lạm phát và giá cả hàng hóa tăng cao: Lạm phát toàn cầu tăng mạnh trong năm 2022. Xung
đột tại Ukraine khiến giá dầu và giá cả hàng hóa toàn cầu tăng cao.
Chỉ số giá cả một số hàng hóa chính (năm 2010 là 100 điểm)
Nguồn: World Bank commodity price database, tháng 12/2022

Giá dầu và các hàng hóa cơ bản thế giới tăng cao đã khiến lạm phát tại nhiều quốc gia tăng lên
mức kỷ lục. Tại Mỹ, lạm phát tháng 5/2022 đã lập đỉnh 40 năm ở mức 8,6%. Tại châu Âu, giá tiêu
dùng đang tăng với tốc độ trên 8%. Theo ngân hàng Goldman Sachs, giá năng lượng ở khu vực
đồng Euro - tăng với tốc độ là 39% vào tháng 5 - đóng góp khoảng 4 điểm % vào lạm phát, so với
2 điểm % ở Mỹ. Ở các nước Đông Nam Á, lạm phát cũng phá kỷ lục mới: 7,1% tại Thái Lan, 5,4%
ở Philippines và 3,47% tại Indonesia vào tháng 5/2022.

Xu hướng thắt chặt tiền tệ: Nhằm đối phó với tình trạng lạm phát leo thang, các quốc gia đã áp
dụng thắt chặt tiền tệ mạnh hơn. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục tăng lãi suất cơ bản
với mức tăng cao hơn kế hoạch lúc đầu[1]. Ngày 14/12/2022, Fed đã nâng lãi suất tham chiếu
thêm 50 điểm cơ bản, đánh dấu sự thay đổi của Fed sau một năm chưa từng có tiền lệ với 7 lần
nâng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát hiện cao nhất 40 năm. Tại châu Âu, lạm phát cao kỷ lục
8,1% đã khiến EU đưa ra một loạt động thái, bao gồm cả việc chấm dứt chương trình mua tài
sản lâu dài của mình vào cuối tháng 12. Ngày 21/7/2022, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB)
đã quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên sau 11 năm. Một số nền kinh tế chủ chốt khác cũng
trong xu hướng gia tăng thắt chặt tiền tệ, gồm: Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc, Anh, Canada[2]. Trái lại,
một số nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Nhật Bản vẫn duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ để
thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế trì trệ.

Thương mại hàng hóa toàn cầu suy giảm: Các dấu hiệu tăng trưởng chậm lại bắt đầu từ quý
II/2022 với các chỉ số về đơn hàng và xuất khẩu giảm. IMF (2022) ước tính tăng trưởng thương
mại toàn cầu sẽ chậm lại từ 10,1% năm 2021 xuống 4,3% năm 2022 và 2,5% năm 2023. Đây là
mức tăng trưởng cao hơn so với năm 2019, khi các rào cản thương mại gia tăng đã hạn chế
thương mại toàn cầu và trong cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 năm 2020, nhưng thấp hơn
nhiều so với mức trung bình trước đây (4,6% cho giai đoạn 2000-2021 và 5,4% cho giai đoạn
1970–2021). Tốc độ chậm lại chủ yếu phản ánh sự suy giảm trong tăng trưởng sản lượng toàn
cầu.

Biến động dòng vốn đầu tư toàn cầu: Các điều kiện tài chính thắt chặt hơn và lo ngại về suy
thoái toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực tới đến dòng vốn đầu tư. Lãi suất của Mỹ tăng cùng với
USD tăng giá mạnh đã làm tăng chi phí tài chính. Bên cạnh đó, các điều kiện tài chính thắt chặt
và triển vọng kinh tế không chắc chắn làm giảm động lực của các nhà đầu tư. Dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu được dự báo sẽ giảm trong năm 2022.

Năm 2023 là một năm khó khăn chung cho nền kinh tế thế giới, với sự giảm sút cả tăng trưởng
GDP, thương mại và đầu tư toàn cầu; trong khi nợ xấu tăng và lạm phát vẫn duy trì ở mức cao,
gắn với những diễn biến căng thẳng của các xung đột địa chính trị và phân mảnh công nghệ, thời
tiết cực đoan và dịch bệnh diện rộng...

Tăng trưởng chung của kinh tế thế giới sẽ đạt khoảng từ 2,5% GDP (theo tổ chức xếp hạng tín
dụng quốc tế Fitch Ratings) đến 3% GDP (theo Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF và Tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế - OECD), so với mức tăng 3,3 - 3,5% của năm 2022. EU dự báo tăng trưởng
kinh tế toàn cầu năm 2023 đạt 3,2%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng
5/2023; thậm chí, Ngân hàng Thế giới (WB) bi quan hơn khi cho rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ chỉ
ở mức 2,1% trong năm 2023, dù đã điều chỉnh tăng 0,4 điểm phần trăm so với dự báo đầu năm
2023. Các nền kinh tế phát triển chỉ tăng trưởng 0,7% GDP và các nền kinh tế đang phát triển và
thị trường mới nổi sẽ đạt 4% GDP.

IMF nhận định tăng trưởng thương mại thế giới dự kiến sẽ giảm từ 5,2% năm 2022 xuống 2,0%
năm 2023, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 4,9% của giai đoạn 2000 - 2019. Suy giảm
thương mại phản ánh nhu cầu toàn cầu giảm, gia tăng cơ cấu dịch vụ trong nước, tác động trễ
của tăng giá đồng đô la Mỹ và gia tăng các rào cản thương mại toàn cầu. Lạm phát toàn cầu dự
kiến sẽ giảm từ mức 8,7% trong năm 2022 xuống còn 6,8% vào năm 2023, khi lạm phát trung
bình ở phần lớn các nền kinh tế trên thế giới dự kiến giảm trong năm 2023. Chính sách tiền tệ
thắt chặt tiếp tục tạo áp lực cho một số ngân hàng, cả trực tiếp (thông qua chi phí huy động vốn
cao hơn) và gián tiếp (do rủi ro tín dụng ngày càng tăng). Lãi suất thực tăng ở hầu hết các nền
kinh tế, ngoại trừ Nhật Bản, khuyến khích tiết kiệm, khiến đầu tư trở nên đắt đỏ hơn.

Về tổng thể, nền kinh tế toàn cầu năm 2023 vẫn bấp bênh trong bối cảnh chịu tác động kéo dài
của các cú sốc tiêu cực chồng chéo, như đại dịch Covid-19, xung đột giữa Nga - Ukraine và chính
sách thắt chặt tiền tệ của các nước phát triển nhằm kiềm chế lạm phát và hướng tới tài chính
công bền vững; xu hướng thu hẹp tiêu dùng và sụt giảm lượng đơn hàng xuất khẩu; những vấn
đề về cơ cấu kinh tế và sự suy giảm mạnh thị trường bất động sản... Giá năng lượng cao và tăng
lãi suất cùng với hoạt động kinh tế chậm lại ở các nền kinh tế phát triển có thể dẫn đến gia tăng
các khoản nợ xấu, làm giảm giá trị tài sản dài hạn. Sự kết hợp giữa giá nhà giảm và thị trường
việc làm yếu có thể làm tăng tình trạng vỡ nợ thế chấp, gây áp lực lên lợi nhuận của các ngân
hàng, dẫn tới tăng chi phí đi vay và hạn chế dư địa dành cho chi tiêu ưu tiên và làm tăng nguy cơ
khủng hoảng nợ. Tăng trưởng tiềm năng toàn cầu dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong
ba thập kỉ, đạt 2,2% trong thời gian còn lại của thập niên 2020 gắn với lực lượng lao động toàn
cầu đang già đi và tăng trưởng chậm hơn, tốc độ tăng trưởng đầu tư và năng suất các nhân tố
tổng hợp ngày càng giảm; sự phân mảnh địa kinh tế ngày càng sâu sắc, với nhiều hạn chế hơn về
thương mại, dịch chuyển vốn xuyên biên giới, công nghệ, lao động và thanh toán quốc tế có thể
làm gia tăng biến động về giá cả hàng hóa và cản trở sự hợp tác đa phương trong việc cung cấp
hàng hóa công toàn cầu. Ngoài ra, nền kinh tế toàn cầu ngày càng dễ bị tổn thương trước những
cú sốc do biến đổi khí hậu.
Bối cảnh kinh tế việt nam

Trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi và đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ sau khủng hoảng
tài chính năm 2008, kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực ở nửa cuối năm và về
đích hoàn thành mục tiêu Quốc hội đã đặt ra cho cả năm 2017. Tốc độ tăng GDP đạt mức 6,81%
- mức cao nhất kể từ sau khủng hoảng toàn cầu với sự cải thiện của hầu hết các chỉ tiêu kinh tế.
Lạm phát được giữ ở mức 3,3% nằm trong khoảng cho phép. Nông nghiệp phục hồi với mức
tăng 2,9%, công nghiệp và xây dựng vẫn tăng trưởng khá đạt 8%, dịch vụ tiếp tục duy trì được
tốc độ tăng trưởng tích cực ở mức 7,44% và là ngành đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng GDP.
Cùng với sự mở rộng về quy mô nền kinh tế, mức thu nhập bình quân đầu người cũng được cải
thiện, ước tính đạt 53,5 triệu đồng, tương đương 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016.
Diễn biến tăng trưởng GDP Việt Nam theo quý trong năm 2016 - 2017 (%)

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

Tuy nhiên, năm 2017 là nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Sản
xuất gặp khó khăn với sự sụt giảm của ngành khai khoáng, hàng loạt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
đều ở mức thấp gây ra không ít những hoài nghi trong đối với mục tiêu tăng trưởng.
Các kỷ lục kinh tế của Việt nam năm 2017
Nguồn: Tổng Cục Thông Kê

Vốn đầu tư toàn xã hội tăng trưởng mạnh đạt 1.667,4 nghìn tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm
2016 với sự vươn lên rõ nét của khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Tiêu dùng trong nước đang là động lực dẫn dắt tăng trưởng khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm ước tính đạt 3.934,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10,9%, cao nhất
trong vòng 5 năm và dự báo còn tiếp tục tăng cao trong những năm tới. Xuất, nhập khẩu tăng
trưởng đột biến ở mức 21,5%, và 21,1%, từ phục hồi kinh tế của các đối tác lớn của nước ta, cán
cân thương mại tiếp tục xu hướng thặng dư kể từ sau năm 2012. Xuất khẩu khu vực trong nước
được cải thiện, đạt mức tăng đáng ghi nhận 16,2%. Nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất
tăng mạnh, phần nào phản ánh phục hồi sản xuất trong nước.Môi trường đầu tư kinh doanh
cũng được cải thiện đáng kể. Tiếp tục những nỗ lực từ trong năm 2016, ngay từ đầu năm 2017
Chính phủ đã ban hành hàng hoạt các nghị quyết nhằm cải cách thể chế, cải thiện môi trường
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để thúc đẩy phát triển và hội nhập. Kết quả được
được quốc tế ghi nhận, chỉ số Dong Business về xếp hạn môi trường kinh doanh của Việt Nam
tăng 14 bậc, chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 5 bậc, đặc biệt, trong lĩnh vực thuế,
hải quan mức cải thiện là rất đáng kể, tăng 89 điểm với năm 2016. DN ngoài nhà nước và có vốn
đầu tư nước ngoài (FDI) và tăng mạnh (tương ứng là 16,8% và 12,8 %) tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng
GDP. Năm 2017, vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 676,3 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng tới 40,5%.
Đáng lưu ý là giải ngân vốn FDI ghi nhận mức kỷ lục mới, đạt 17,5 tỷ USD, cao hơn nhiều các chỉ tiêu
tương ứng năm 2016. Đây là mức vốn thực hiện rất cần thiết và đúng lúc trong bối cảnh đầu tư nhà
nước tăng trưởng khiêm tốn, chỉ còn 594,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,7% tổng vốn và tăng 6,7% so với
năm trước.
Với mức tăng trưởng kinh tế đạt 7,08% trong năm 2018 cho thấy, hình thái chuyển dịch cơ cấu
kinh tế Việt Nam tiếp tục đúng hướng và không có biến động mạnh. Tăng trưởng kinh tế dần
chuyển dịch theo chiều sâu, tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp trong tăng
trưởng GDP năm 2018 đạt 43,5% (bình quân giai đoạn 2016-2018 đạt 43,3%), cao hơn nhiều so
với mức bình quân 33,6% của giai đoạn 2011-2015. Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện/GDP
năm 2018 đạt 33,5%, đảm bảo mục tiêu Quốc hội đề ra từ 33-34%.

Trong cơ cấu đầu tư, khu vực ngoài nhà nước chiếm 42,5%, khu vực FDI chiếm 23,9% và khu vực
nhà nước là 33,6%. Số doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới năm 2018, chủ yếu là DN ngoài
nhà nước với 131,3 nghìn DN, tổng vốn đạt 1.478,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% về số lượng và
14,1% về số vốn đăng ký so với năm 2017. Vốn đăng ký bình quân, trung bình đạt 11,3 tỷ
đồng/DN. Đầu tư của khu vực ngoài nhà nước có chuyển biến tích cực theo hướng phát triển dài
hạn, thể hiện qua việc nhiều DN tư nhân quy mô lớn thực hiện chiến lược đầu tư vào các ngành
công nghiệp và dịch vụ tập trung vốn và công nghệ, nông nghiệp công nghệ cao. Khu vực này
ngày càng thích nghi với môi trường kinh doanh chưa thực sự thuận lợi cho ứng dụng công nghệ
và đổi mới.

Thu hút FDI năm 2018 đạt trên 35,46 tỷ USD. Với gần một nửa vốn tăng thêm, góp vốn, mua cổ
phần đã thể hiện các nhà đầu tư có chiến lược kinh doanh dài hạn hơn, tin tưởng vào tương lai,
một mặt đến từ môi trường đầu tư có nhiều cải thiện, mặt khác nhờ các cam kết hội nhập của
Việt Nam. Vốn FDI thực hiện năm 2018 đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017,
nguồn vốn này đã đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế.

Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào việt nam năm 2018 (Tỷ USD)

Tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7,02%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra từ 6,6 - 6,8%, khẳng định
tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành. Vốn đầu tư toàn xã hội
năm 2019 tiếp tục duy trì tốc độ tăng khá, chủ yếu nhờ đầu tư của khu vực ngoài nhà nước. Vốn
đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2019 theo giá hiện hành ước đạt 2.046,8 nghìn tỷ đồng, tăng
10,2% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 33,9% GDP và đạt mục tiêu Quốc hội đề ra (33 -
34% GDP). Tổng vốn đăng ký của các dự án FDI cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình
thức góp vốn, mua cổ phần năm 2019 (tính đến 20/12) đạt 38 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ
năm trước. Vốn FDI thực hiện tiếp tục tăng tích cực, năm 2019 giải ngân đạt khoảng 20,4 tỷ USD
(tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018).

Chính sách tài khóa được điều hành theo hướng chặt chẽ, hiệu quả:

Với mục tiêu điều hành chặt chẽ, kỷ luật, kỷ cương, công tác quản lý thu ngân sách nhà nước
(NSNN) đã được triển khai chủ động theo hướng: Chủ động rà soát để trình cấp có thẩm quyền
xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các chính sách về thu ngân sách phù hợp với tình
hình thực tế và các cam kết hội nhập quốc tế; Quyết liệt triển khai các giải pháp quản lý thu,
chống thất thu; thường xuyên tổ chức giao ban giữa các cơ quan chức năng để xử lý kịp thời các
vấn đề phát sinh, đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả hơn đối với các lĩnh vực, địa bàn có số
thu còn tồn đọng lớn; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp và đẩy
mạnh các hoạt động chống chuyển gia, chống buôn lậu và gian lận thương mại; đôn đốc thu đủ,
kịp thời số tiền thuế truy thu, phạt chậm nộp vào NSNN; Tiếp tục quản lý chặt chẽ công tác hoàn
thuế, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

Quán triệt chủ trương chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng kinh phí NSNN năm 2019,
chính sách chi đã được điều hành theo hướng: Quản lý các nhiệm vụ chi trong phạm vi NSNN
được giao; Tăng cường tính tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập; Cắt giảm chi thường xuyên...

Trong năm 2019, chính sách tiền tệ vẫn tiếp tục được điều hành theo hướng nới lỏng thận trọng
nhằm tạo điều kiện tăng trưởng và kích thích cho nền kinh tế. Tính đến ngày 20/12/2019, tổng
phương tiện thanh toán tăng 12,1% so với cuối năm 2018 (cùng kỳ năm 2018 tăng 11,3%); huy
động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 12,5% (cùng kỳ năm 2018 tăng 11,5%); tín dụng tăng
trưởng 12,1% (năm 2018 tăng 13,3%). Cơ cấu tín dụng tiếp tục theo hướng tập trung vào các
lĩnh vực sản xuất - kinh doanh được ưu tiên, các dự án lớn trọng tâm, trọng điểm theo chủ
trương của Chính phủ nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế.

Báo cáo “Điểm lại” của WB công bố ngày 21/12/2020 nhận định tăng trưởngGDP của Việt Nam
đạt 2,91% trong năm 2020. Theo WB, mặc dù kinh tế Việt Namchịu ảnh hưởng nặng nề của đại
dịch Covid-19, nhưng nhờ có các biện pháp đối phóchủ động, sáng tạo ở các cấp, kinh tế vĩ mô
và tài khóa ổn định nền kinh tế Việt Namcó sức chống chịu đáng kể.

Biểu đồ tốc độ tăng GDP giai đoạn 2010 – 2020


Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2010-2020nhưng trước những
tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành công củanước ta với tốc độ tăng thuộc
nhóm nước cao nhất thế giới. Tính chung cả năm 2020,GDP năm 2020 tăng 2,91% (quý I tăng
3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%;quý IV tăng 4,48%).

Biểu đồ quy mô GDP của Đông Nam Á năm 2020

Cùng với Trung Quốc và Mi-an-ma, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châuÁ có mức tăng
trưởng tích cực trong năm nay; quy mô nền kinh tế nước ta đạt hơn340,6 tỷ USD, vượt Xin-ga-
po (337,4 tỷ USD) và Ma-lai-xi-a (336,3 tỷ USD), đưaViệt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế
lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á (sauIn-đô-nê-xi-a 1.088,8 tỷ USD; Thái Lan 509,2 tỷ USD và
Phi-li-pin 367,4 tỷ USD).

Ở góc độ xã hội, Covid-19 tác động làm tăng tỷ lệ nghèo và cận nghèo về thunhập và làm sụt
giảm thu nhập tạm thời của hộ gia đình và người lao động. Quan trọng hơn, những hộ gia đình
thuộc nhóm dân tộc thiểu số, hộ gia đình có lao động phi chínhthức và gia đình những người
nhập cư chịu tác động từ dịch bệnh lớn hơn. Theo kếtquả khảo sát của Chương trình Phát triển
Liên Hợp Quốc (UNDP) và UN WOMEN(2020): “Trong tháng 4/2020, trung bình tỷ lệ hộ nghèo là
50,7%. Tỷ lệ hộ cận nghèolà 6,5% vào tháng 4/2020”.

Trong khi đó, các nền kinh tế lớn (Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc)cũng thực hiện giãn
cách xã hội làm cho tăng trưởng kinh tế suy giảm. Tình trạng nàydẫn đến sự sụt giảm về cầu
nhập khẩu của các nước, đặc biệt có hàng hóa nhập khẩu từViệt Nam. Các hoạt động dịch vụ
khác như vận tải, nhất là vận tải hàng không, dịch vụlưu trú, ăn uống... cũng bị ảnh hưởng nặng
nề. Kinh tế tiếp tục phục hồi trong tháng10, trong đó lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã đạt được
tốc độ tăng trưởng gần bằnggiai đoạn trước dịch COVID-19.Hoạt động sản xuất công nghiệp và
bán lẻ ghi nhậntốc độ tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ năm trước trong tháng 10 kể từ khi
bùngphát dịch COVID-19 vào tháng 2. Chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻhàng hóa
lần lượt tăng 6,6% và 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Thặng dư thương mạihàng hóa tiếp tục
tăng kỷ lục, một phần nhờ hàng xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh.Thặng dư thương mại hàng hóa
trong 10 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam đạt mứckỷ lục 17,7 tỷ USD, trong đó thặng dư tháng
10 đạt 1,4 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩuvà nhập khẩu hàng hóa tăng lần lượt 9,7% và 9,8% so với
cùng kỳ năm trước.
Dòng vốn đầu tư vào Việt Nam

Nguồn: Tổng cục thông kê

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng cho thấy niềmtin vào nền kinh tế
được khôi phục sau đợt bùng phát dịch vào tháng 8. Khi làn sóngCOVID-19 thứ hai được kiểm soát
thành công, FDI đã tăng lên khoảng 2,27 tỷ USDtrong tháng 10, so với 1,67 tỷ USD trong tháng 9 và
0,8 tỷ USD trong tháng 8. Trong 10 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã thu hút được 23,5 tỷ USD vốn
FDI, thấp hơnkhoảng 19,4% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn là một thành tựu nổi bật do
UNCTAD dự báo dòng vốn FDI vào các nước Đông Á sẽ giảm 30-45% trong năm2020.

Lạm phát vẫn duy trì mức ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 10 vẫn đingang so với ba tháng
trước cho thấy sự ổn định trong ngắn hạn của giá thực phẩm,năng lượng và giao thông. Lạm phát cơ
bản tháng 12/2020 tăng 0,99% so với cùng kỳnăm 2019 và lạm phát cơ bản bình quân năm 2020
tăng 2,31% so với bình quân nămtrước (trong khi lạm phát cơ bản tháng 12/2019 tăng 2,78% so với
cùng kỳ năm 2018,bình quân năm 2019 tăng 2,01% so với bình quân năm trước). Hơn nữa, chỉ số
giáUSD tháng 12/2020 cũng hầu như không thay đổi cả tính theo cùng kỳ hay bình quâncả năm trong
khi dự trữ ngoại hối tăng mạnh và thặng dư cán cân thương mại tới 19,1tỷ USD, điều này càng chứng
tỏ hiện tượng thiểu phát là có thật và có thể song hànhvới dịch bệnh Covid-19 trong cả năm 2021
nếu không có những biện pháp kích thích lạm pháp hợp lý.

Cơ cấu lao động thất nghiệp theo nhóm tuổi,thành thị/nông thôn và giới tính năm 2020
Năm 2020, cả nước có hơn 1,2 triệu lao động thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên.Trong đó, 52,9% lao
động thất nghiệp cư trú ở khu vực thành thị (tương đương 652,8nghìn người). Xét trên bình diện
giới, lao động thất nghiệp nữ chiếm số đông hơn nam.Xu hướng này khác biệt với xu hướng thường
thấy được qua các năm trước với tìnhtrạng thất nghiệp ở khu vực nông thôn thường cao hơn so với
khu vực thành thị, và ở nam giới cao hơn so với nữ giới. Đáng lưu ý, thanh niên thất nghiệp (từ 15 -
24 tuổi)hiện vẫn chiếm tới hơn một phần ba tổng số lao động thất nghiệp cả nước (35,4%). nam giới
cao hơn so với nữ giới. Đáng lưu ý, thanh niên thất nghiệp (từ 15 - 24 tuổi)hiện vẫn chiếm tới hơn
một phần ba tổng số lao động thất nghiệp cả nước (35,4%).

Khi nền kinh tế đình trệ, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, nhưng cũngcó những doanh
nghiệp có các khoản vay cần phải trả nợ và lãi vay, dẫn đến làn sóngvỡ nợ, phá sản các doanh
nghiệp và tạo thành thảm họa khủng khiếp cho thị trường tàichính và hệ thống các tổ chức tín dụng.
Có thể nói, các CSTT truyền thống sẽ khôngcòn có tác dụng. Việc giảm lãi suất, tăng thanh khoản
cũng không giúp cho doanhnghiệp vay mượn nhiều hơn, vì doanh nghiệp hầu như không có nhu cầu
vay mượntrong thời kỳ này. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp không có doanh thu vì không cónguồn
cung, dẫn đến không thể trả nợ. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ tiếp cận nguồn vốntín dụng khó khăn
hơn.

Trong năm 2021, GDP Việt Nam tiếp tục gia tăng qua các năm. Quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%;
quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22% so với năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng
tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm
phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh.

Tốc độ tăng trưởng GDP của việt nam từ năm 2015-2021


Mặc dù mức tăng 2,58% thấp hơn mức 2,91% của năm 2020, thấp hơn nhiều so
với mục tiêu tăng trưởng 6,5% và cũng là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở
lại đây, nhưng đây là một thành công lớn của Việt Nam trong bối cảnh dịch
Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là
trong quý III/2021.
Mặc dù đà tăng xuất - nhập khẩu trong quý III/2021 đã bị chững lại do ảnh
hưởng của các biện pháp giãn cách xã hội, tuy nhiên trong quý IV/2021 năng
lực sản xuất của các doanh nghiệp đã dần phục hồi góp phần thúc đẩy xuất -
nhập khẩu. Kim ngạch xuất - nhập khẩu năm 2021 đạt mốc 660 tỷ USD, đưa
Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Xuất khẩu
của cả nước đạt khoảng 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2020,
cao nhất kể từ năm 2018. Xuất khẩu sang các thị trường EU, Hoa Kỳ, Trung
Quốc đều tăng trưởng tốt trong năm 2021. Nhập khẩu trong năm 2021 đạt
khoảng 332,25 tỷ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2020, đây là mức tăng
cao nhất trong 5 năm trở lại. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu nhập khẩu để
phục vụ sản xuất xuất khẩu tăng cao, cùng với giá cả hàng hóa thế giới có xu
hướng tăng trong nửa đầu năm 2021, đặc biệt là giá các loại nguyên, nhiên liệu
phục vụ sản xuất. Suất siêu trong năm 2021 đạt khoảng 4 tỷ USD, tương đương
1,19% kim ngạch xuất khẩu. Kết quả này tiếp tục đưa Việt Nam trở thành quốc
gia xuất siêu 6 năm liên tiếp.
Vốn đầu tư toàn xã hội năm 2021 tăng trưởng thấp do ảnh hưởng của dịch
Covid-19 trong quý III/2021. Đóng góp chính vào tăng trưởng vốn đầu tư toàn
xã hội đến từ khu vực ngoài nhà nước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
tuy giảm về vốn giải ngân nhưng vẫn đạt kết quả khả quan về vốn đăng ký, cho
thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, giải ngân vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước (NSNN) tiếp tục chậm tiến độ, ảnh hưởng đến vốn đầu tư
toàn xã hội và đà phục hồi của kinh tế trong nước. Năm 2021, vốn đầu tư thực
hiện toàn xã hội theo giá hiện hành đạt khoảng 2.891,9 nghìn tỷ đồng, tăng
3,2% so với năm 2020, bao gồm: khu vực nhà nước đạt 713,6 nghìn tỷ đồng,
chiếm 24,7% tổng vốn và giảm 2,9%; khu vực ngoài nhà nước đạt 1.720,2
nghìn tỷ đồng, bằng 59,5% và tăng 7,2%; khu vực có vốn FDI đạt 458,1 nghìn
tỷ đồng, bằng 15,8% và giảm 1,1%. Vốn đầu tư của khu vực nhà nước tăng
chậm do giải ngân chậm tiến độ. Ngoài nguyên nhân bị ảnh hưởng bởi tình
trạng phải giãn cách xã hội tại nhiều địa phương trong quý III còn do tăng giá
nguyên, vật liệu và các khó khăn đã tồn tại lâu năm như công tác giải phóng mặt
bằng, đấu thầu; thủ tục đầu tư, bố trí vốn; năng lực của chủ đầu tư. Vốn thực
hiện từ nguồn NSNN năm 2021 đạt khoảng 423,6 nghìn tỷ đồng, bằng 84,3% kế
hoạch năm và giảm 8,6% so với năm trước (năm 2020 bằng 90,5% và tăng
33,6%).
Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ được điều hành thận trọng, linh hoạt,
tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phục hồi sản xuất - kinh doanh.
Chính sách tài khóa

Để tiếp tục hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, trong tháng 12/2021, Bộ Tài
chính ban hành Thông tư số 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021, quy định mức
thu một số một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối
tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, có 37 khoản phí, lệ phí được
giảm với mức giảm từ 10 - 50% so với quy định hiện hành, tập trung chính vào
các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 như du lịch, xây dựng, vận tải…
Đồng thời, Bộ Tài chính đang nghiên cứu đề xuất gói miễn, giảm thuế hỗ trợ
người dân và doanh nghiệp trong năm 2022 dự kiến có quy mô hơn 60.000 tỷ
đồng, tăng gấp 3 so với quy mô gói hỗ trợ vừa qua. Lũy kế đến hết 15/12/2021,
thu NSNN đạt 1.438,89 nghìn tỷ đồng, bằng 107,1% dự toán. Thu nội địa, thu
cân đối từ hoạt động xuất - nhập khẩu và thu từ dầu thô vượt dự toán (thu nội
địa là 1.178 nghìn tỷ đồng, đạt 103,9% dự toán). Chi NSNN đạt 1.338,1 nghìn
tỷ đồng, bằng 79,3% dự toán. Do tiến độ chi NSNN thấp hơn tiến độ thu NSNN
nên về tổng thể cân đối NSNN tính đến ngày 15/12/2021 có thặng dư 100,79
nghìn tỷ đồng.
Chính sách tiền tệ

Trong năm 2021, chính sách tiền tệ tiếp tục được điều hành theo hướng nới
lỏng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô
khác nhằm kiểm soát lạm phát và hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần phục
hồi tăng trưởng kinh tế, duy trì ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, đặc biệt
là trong bối cảnh diễn biến dịch Covid-19 ngày càng phức tạp. Tính đến ngày
24/12/2021, tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 12,97% so với cuối năm
2020, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 8,44%, tổng phương tiện
thanh toán tăng 8,93% so với cuối năm 2020.
GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai
đoạn 2011 - 2022(3) do nền kinh tế khôi phục trở lại. Theo báo cáo của Cục
Đăng ký kinh doanh, trong năm 2022, tình hình hoạt động của doanh nghiệp có
phần ổn định và tích cực hơn. Tính cả năm 2022, có 148,5 nghìn doanh nghiệp
đăng ký thành lập mới (tăng 27,1%), với tổng số vốn đăng ký là 1.590,9 nghìn
tỷ đồng (giảm 1,3%) và tổng số lao động đăng ký là 981,3 nghìn lao động (tăng
14,9%). Đáng lưu ý, sự phục hồi của ngành dịch vụ cũng thu hút gần 6.500
doanh nghiệp phân ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống thành lập mới, tăng tới
53,0% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung cả năm 2022, có 59,8 nghìn doanh
nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 38,8%. Mức gia tăng nhanh của các doanh
nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cho thấy một bộ phận đáng
kể các doanh nghiệp đã nhìn nhận những cơ hội kinh doanh mới khi kinh tế Việt
Nam phục hồi. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn
và số doanh nghiệp hoàn tất giải thể trong năm 2022 vẫn gia tăng. Tính chung
trong năm 2022, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 73,8
nghìn doanh nghiệp, tăng 34,3% so với năm 2021; gần 50,8 nghìn doanh nghiệp
ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 5,5%; 18,6 nghìn doanh nghiệp
hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 11,2%. Bình quân một tháng có 11,9 nghìn doanh
nghiệp rút lui khỏi thị trường. Thực tế trong những tháng cuối năm 2022 cũng
chứng kiến nhiều khó khăn đối với cộng đồng doanh nghiệp: 1- Tác động từ
chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế tại
nhiều quốc gia khiến cầu tiêu dùng và đầu tư giảm mạnh; 2- Giá cả nguyên,
nhiên, vật liệu đầu vào giữ xu hướng tăng, làm giảm sức cạnh tranh của của
doanh nghiệp; 3- Tiếp cận nguồn vốn khó khăn hơn khi nhiều tổ chức tín dụng
đã hết “room” tăng trưởng tín dụng, trong khi diễn biến lãi suất và tỷ giá phức
tạp hơn; 4- Đứt gãy, gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào từ nhập
khẩu phục vụ sản xuất; 5- Hiệu ứng “lây lan” từ khó khăn đối với doanh nghiệp
bất động sản. Lạm phát cơ bản bình quân cả năm 2022 tăng 2,59%, thấp hơn
mức lạm phát tổng thể. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản liên tục tăng cao từ quý III-
2022, đặc biệt trong quý IV-2022, thậm chí còn đạt các mức kỷ lục 4,47%,
4,81% và 4,99% trong các tháng 10, 11 và 12-2022 so với cùng kỳ năm 2021.
Diễn biến lạm phát cơ bản trong những tháng gần đây đã vượt “thông lệ”
khoảng 2% mà Việt Nam cố gắng giữ kể từ năm 2015 đến nay, cao hơn cả mức
lạm phát cơ bản cuối năm 2019 - nửa đầu năm 2020 (đạt mức đỉnh 3,25% vào
tháng 1-2020; trung bình năm 2020 là 2,31%). Vào những tháng cuối năm 2022,
áp lực lạm phát phần nào được kiềm chế bởi những nỗ lực điều hành quyết liệt,
linh hoạt và có trọng tâm của Chính phủ. Công tác tháo gỡ khó khăn đối với
nguồn cung xăng dầu trong nước được đẩy nhanh. Nỗ lực ổn định tỷ giá đã giúp
giảm áp lực lạm phát và kỳ vọng lạm phát. Quốc hội, Chính phủ đã quyết liệt
cắt giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2022 theo quy
trình pháp luật cho phép và sớm đánh giá, cân nhắc điều chỉnh sắc thuế này cho
năm 2023.
Đầu tư phát triển có nhiều khởi sắc:
Ước tính năm 2022, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành đạt
3.219,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm trước, bao gồm: Vốn khu vực
nhà nước đạt 824,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,6% tổng vốn và tăng 14,6% so với
năm trước; khu vực ngoài nhà nước đạt 1.873,2 nghìn tỷ đồng, bằng 58,2% và
tăng 8,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 521,9 nghìn tỷ
đồng, bằng 16,2% và tăng 13,9%.
Tổng lượng vốn FDI đăng ký tính đến ngày 20-12-2022 đạt 27,72 tỷ USD, bằng
89% so với cùng kỳ năm 2021. Trong năm 2022 có 2.036 dự án đăng ký mới
với số vốn hơn 12,4 tỷ USD (chiếm 44,9%); 1.107 lượt dự án đăng ký điều
chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh 10,12 tỷ USD (36,5%); và 3.566 lượt góp vốn,
mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với giá trị vốn góp đạt gần 5,2 tỷ USD
(18,6%). Tuy lượng vốn FDI đăng ký có sụt giảm so với các năm trước đại dịch
COVID-19, năm 2022 lại ghi nhận lượng vốn FDI thực hiện cao kỷ lục. Vốn
FDI thực hiện đạt 22,4 tỷ USD trong năm 2022, tăng 13,7% so với năm 2021 và
tăng 10% so với năm 2019.
Năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 732,5 tỷ USD,
tăng 9,5% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt
371,85 tỷ USD, tăng 10,4%; giá xuất khẩu hàng hóa tăng 7,09% và lượng hàng
hóa xuất khẩu tăng 3,09%; cán cân thương mại đạt thặng dư, ước tính xuất siêu
11,2 tỷ USD, ghi dấu ấn xuất siêu 7 năm liên tiếp. Mỹ vẫn là thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2022 với kim ngạch đạt 109,1 tỷ USD, tiếp
đến là Trung Quốc đạt 58,6 tỷ USD, tăng 4,8%, xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt
24,2 tỷ USD tăng 10,3%, Nhật Bản đạt 20,3 tỷ USD, tăng 19,4%. Ngoài ra, năm
2022 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong xuất khẩu tới các nước, như Hà
Lan và Đan Mạch, cùng tăng 36,2%.
Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2022 ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4%. Trong
đó, giá nhập khẩu tăng tới 8,56%, còn lượng hàng nhập khẩu giảm 0,15%. Theo
khu vực kinh tế, nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 234,4
tỷ USD, tăng 7,3%; khu vực trong nước ước đạt 125,5 tỷ USD, tăng 9,8%. Tuy
nhiên, nhập khẩu ở khu vực FDI và trong nước đều có xu hướng giảm, tương
ứng ở mức 4,8% và 13,6% trong quý III-2022 và giảm tương ứng ở mức 7,8%
và 2,9% trong quý IV-2022. Theo đó, việc khai thác tối đa lợi ích từ các FTA đã
thúc đẩy tăng trưởng xuất, nhập khẩu. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do
Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) đã thúc đẩy hoạt động thương mại,
mở ra cơ hội xuất khẩu lớn cho các mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may, da
giày... của Việt Nam.
Năm 2023, Chính phủ tiếp tục Chương trình phục hồi và các chương trình mục
tiêu quốc gia, kiểm soát được sự ổn định vĩ mô, sự tăng trưởng cao của thị
trường trong nước, duy trì được các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát an
toàn lạm phát, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách nhà
nước.
Tăng trưởng kinh tế từng bước được phục hồi, quý sau cao hơn quý trước, nhiều
bứt phá trong cải thiện cơ cấu kinh tế. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng
trưởng GDP năm 2023 của cả nước ước đạt trên 5%, mặc dù thấp hơn chỉ tiêu
đề ra (khoảng 6,5%) nhưng vẫn cao hơn gấp đôi mức tăng GDP trung bình thế
giới và thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới năm 2023.
Cả nước có 201,5 nghìn doanh nghiệp đăng kí thành lập mới và quay trở lại
hoạt động, tăng 3,5% so với cùng kì năm trước; bình quân 01 tháng có 18,3
nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động; đồng thời, có 14,4
nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân
sách nhà nước ước đạt 549,1 nghìn tỉ đồng, bằng 75% kế hoạch năm và tăng
22,1% so với cùng kì năm trước (cùng kì năm 2022 bằng 74,9% và tăng 20,9%).
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành
tăng 9,6% (trừ yếu tố giá tăng 7,0%). Tính đến hết tháng 11/2023, lượng khách
quốc tế đến nước ta đạt hơn 11,2 triệu lượt người, gấp 3,8 lần cùng kì năm trước
và bằng 68,9% so với cùng kì năm 2019.

Nhiều tín hiệu cho thấy, Việt Nam đang và sẽ có sự gia tăng mạnh mẽ và sâu
hơn vào một số chuỗi cung ứng mới của thế giới trong nhiều lĩnh vực sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ công nghệ cao. Tính đến ngày 20/11/2023,
tổng thu hút FDI đạt gần 28,85 tỉ USD, tăng 14,8%; FDI thực hiện ước đạt
20,25 tỉ USD, tăng 2,9% so với cùng kì năm trước. Đặc biệt, năm 2023 đang có
làn sóng nhà đầu tư từ Anh, Mỹ và châu Âu mong muốn tìm kiếm cơ hội tại thị
trường Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, bán lẻ, chip bán dẫn, thực
phẩm, sản xuất kho bãi, tài chính ngân hàng…
Tính chung năm 2023, chỉ số giá tiêu dùng ước tăng 3,5% (bình quân 11 tháng
năm 2023, CPI tăng 3,22% so với cùng kì năm trước; lạm phát cơ bản tăng
4,27%). Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 5,9% so với cùng kì năm trước; tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 700 tỉ USD, trong đó, xuất siêu khoảng 15 tỉ
USD (lũy kế 11 tháng năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ước đạt 322,50
tỉ USD, giảm 5,9%) và nhập khẩu hàng hóa ước đạt 296,67 tỉ USD, giảm 10,7%
so với cùng kì năm trước; xuất siêu 25,83 tỉ USD.
Tuy vậy, năm 2023, nhiều động lực tăng trưởng chính chậm lại, đối mặt với
nhiều khó khăn; kim ngạch xuất khẩu ước giảm 3,5%, nhập khẩu ước giảm
4,2%; nợ xấu có xu hướng tăng; các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh
nghiệp tiềm ẩn rủi ro. Việt Nam vẫn gặp áp lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng
bình quân 5 năm (6,5 - 7%) do tăng trưởng kinh tế gặp nhiều thách thức; ổn
định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc; sức chống chịu của nhiều doanh
nghiệp đã đến mức tới hạn; hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục còn nhiều
khó khăn. Cùng với đó, một số chính sách trong Chương trình phục hồi và phát
triển kinh tế - xã hội, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia triển khai còn chậm;
giải ngân vốn đầu tư công đã được cải thiện đáng kể, nhưng chưa được như kì
vọng. Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp công
lập chưa đạt kế hoạch… Tiến độ xây dựng thể chế, chính sách thúc đẩy cơ cấu
lại nền kinh tế còn chậm. Cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng chưa có nhiều
thay đổi đáng kể. Phát triển lực lượng doanh nghiệp có dấu hiệu chững lại, năng
lực hấp thụ vốn giảm. Các ngành kinh tế chưa chuyển dịch mạnh về tăng năng
suất, nhất là khu vực công nghiệp và dịch vụ; năng lực tự chủ và khả năng
chống chịu còn nhiều hạn chế. Các loại thị trường hoạt động chưa hiệu quả,
chưa đảm bảo điều kiện phát triển bền vững...

You might also like