You are on page 1of 2

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2023

Các chuyên gia quốc tế vừa đưa ra dự báo GDP Việt Nam năm 2023 đạt mức 7,2% và 6,7% trong
năm 2024. Đây là con số lạc quan nhất trong các dự báo từ các tổ chức và chuyên gia nước ngoài về
triển vọng kinh tế Việt Nam. Con số 7,2% thậm chí còn cao hơn cả mục tiêu Quốc hội đã đặt ra chỉ
6,5%.
Vậy căn cứ nào khiến chuyên gia của Ngân hàng Standard Chartered lạc quan đến vậy? Ông Tim
Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered cho
biết: “Năm 2022, thế giới đối mặt trước nhiều bất ổn ví dụ như xung đột Nga - Ukraina, nhưng kinh tế
Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mẽ.
Tuy nhiên, năm nay sẽ cần thận trọng hơn. Năm 2022, Ngân hàng Nhà nước tập trung chủ yếu vào
việc duy trì sự ổn định nhưng năm nay là thời điểm Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển sang trạng thái
thúc đẩy phát triển kinh tế. Đó là lý do vì sao chúng tôi có cái nhìn lạc quan và tích cực về triển vọng
kinh tế Việt Nam. Đã có những thông điệp về việc ngân hàng giảm lãi suất, giải ngân cho lĩnh vực hạ
tầng, cùng với đó là Trung Quốc mở cửa trở lại. Do vậy, chúng tôi đưa ra những dự báo dè dặt trong
nửa đầu, nhưng bùng nổ hơn trong nửa sau của năm 2023” - ông Leelahaphan cho hay.
Mặc dù hạ dự báo tăng trưởng thế giới từ 3% xuống chỉ còn 1,7% trong năm 2023, nhưng riêng với
Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo GDP sẽ tăng trưởng 6,3%.
Các chuyên gia của World Bank dự báo nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ được hưởng lợi khi
việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch cho phép hoạt động ở Trung Quốc dần phục hồi...
Sau khi phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022, tăng trưởng ở Malaysia, Philippines và Việt Nam dự kiến
sẽ ở mức vừa phải do tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường chính chậm lại.
WORLD BANK (WB) ĐÁNH GIÁ VỀ 4 ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
NĂM 2022
1. Năm 2022, thế giới chứng kiến biến động ở nhiều khu vực, từ “tàn dư” của dịch Covid-19 đến cuộc
xung đột Nga - Ukraine và những hệ lụy đi kèm, khiến kinh tế toàn cầu rơi vào vùng “không xác
định”. Giữa bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam vẫn cho thấy sự ổn định. Điều này được thể hiện qua việc
Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá Việt Nam sẽ là nền kinh tế dẫn đầu khu vực Đông Á-Thái Bình
Dương với mức tăng trưởng 7,2% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023. Liên quan đến vấn đề
này, ông Andrea Coppola - chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đã có những
đánh giá về động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2022 và triển vọng của năm 2023. Theo
ông Andrea Coppola, Việt Nam đã ghi nhận kết quả kinh tế vĩ mô tốt trong năm 2022. Nền kinh tế dự
kiến tăng trưởng 7,2% trong năm 2022. Kết quả kinh tế tích cực của Việt Nam trong năm 2022 được
thúc đẩy bởi 4 yếu tố chính.
2. Đầu tiên là động lực xuất khẩu, vốn đã rất mạnh trong quá khứ, đã cho thấy khả năng phục hồi
ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng vì đại dịch Covid-19, với xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo
là động lực tăng trưởng chính. Động lực tăng trưởng thứ hai là nhu cầu trong nước, tiêu dùng trong
nước và doanh số bán lẻ là động lực tăng trưởng chính trong năm 2022. Điều này được thể hiện qua
việc doanh số bán lẻ tháng 10/2022 ghi nhận mức tăng trưởng khoảng 17% so với cùng kỳ năm 2021.
Thứ ba, đầu tư đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế Việt Nam. Trong giai đoạn tháng 1 - 11/2022,
giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2021. Cuối
cùng, có một thực tế là đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam trong năm
2021, đặc biệt là trong quý III của năm. Do đó, hiệu quả kinh tế mạnh mẽ được ghi nhận trong năm
2022 cũng là kết quả của hiệu ứng xuất phát điểm thấp.
WORLD BANK (WB) ASSESSMENT OF THE 4 POWERS OF VIETNAM ECONOMIC
GROWTH IN 2022
1. In 2022, the world witnessed fluctuations in many areas, from the "remnants" of the Covid-19
epidemic to the Russia-Ukraine conflict and its accompanying consequences. All those things have
caused the global economy to fall into the "unidentified" zone. In that context, Vietnam's economy
still shows its stability. This is shown in the World Bank's assessment that Vietnam will be the leading
economy in the East Asia-Pacific region, with a growth rate of 7.2% in 2022 and 6.7% in 2023.
Regarding this issue, Mr. Andrea Coppola - World Bank's chief economist in Vietnam, has made an
assessment of Vietnam's economic growth drivers in 2022 and prospects of Vietnam's economic
growth in 2023. According to Mr. Andrea Coppola, Vietnam recorded good macroeconomic results in
2022. The economy is expected to grow by 7.2% in 2022. Vietnam's positive economic results in
2022 are promoted by four main factors.
2. The first factor is that the export dynamics, which have been very strong in the past, have shown
resilience even in the crisis period because of the Covid-19 pandemic, with exports of processed and
manufactured products being the main growth driver. The second growth dynamics are domestic
demand, with domestic consumption and retail sales being the main growth drivers in 2022. This is
shown by the increase in October 2022 retail sales, which recorded growth level is about 17%
compared to the same period in 2021. Third, investment plays a vital role in Vietnam's economy. In
the period of January - November 2022, the disbursement of foreign direct investment (FDI) increased
by more than 15% compared to the same period in 2021. Finally, there is a fact that the Covid-19
pandemic greatly impacted Vietnam's economy in 2021, especially in the third quarter of the year.
Therefore, the strong economic performance recorded in 2022 is also a result of the low starting
effect.

You might also like