You are on page 1of 5

 NĂM 2022: Tình hình KTXH 2022

Ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02% (quý I tăng 5,05%; quý II tăng 7,83%; quý III tăng
13,71%; quý IV tăng 5,92%) so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt
mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế,
khu vực nông, lâm và thủy sản tiếp tục thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, tăng 3,36%,
đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%; Khu vực dịch vụ được khôi phục và tăng
trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng năm 2022 đạt 9,99%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022.
Một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng
thêm toàn nền kinh tế, đóng góp 56,65%.
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng
11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%;
thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%.
Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409
tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu
đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021.
ĐÁNH GIÁ: Năm 2022 khi cả nước vừa trải qua 1 năm khủng hoảng về đại dịch COVID-19,
nhìn chung, tình hình kinh tế có diễn biến tích cực. Ngân Hàng HSBC Việt Nam đã đánh giá,
năm 2022 là năm phục hồi bùng nổ, giúp Việt Nam có nhiều khả năng tiếp tục là một trong
những nước tăng trưởng vượt trội ở châu Á. Theo Tạp chí Cộng Sản, trong bối cảnh kinh tế
toàn cầu có nhiều biến động mạnh và khó đoán định, tăng trưởng ở hầu hết các quốc gia và
khu vực cho thấy nhiều bất ổn và thách thức, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được đánh giá
cao bởi kết quả thực tế đều nằm trong và vượt theo mục tiêu đề ra, phần nào cho thấy hiệu
quả của công tác điều hành hỗ trợ cho đà phục hồi và cải thiện khả năng chống chịu của
nền kinh tế.
(https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/827154/kinh-te-viet-nam-nam-
2022-va-trien-vong-nam-2023.aspx)

 NĂM 2023: Tình hình KTXH 2023


GDP năm 2023 ước tính tăng 5,05% so với năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 2,87% và
2,55% của các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023. Trong mức tăng tổng giá trị
tăng thêm toàn nền kinh tế, Khu vực nông, lâm và thủy sản tăng trưởng tích cực, trong đó
kim ngạch xuất khẩu một số nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, ứng dụng mô
hình công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng đã đem lại hiệu quả kinh tế, tăng 3,83%,
đóng góp 8,84%. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm, khu vực công nghiệp
và xây dựng tăng 3,74%, đóng góp 28,87%. Các hoạt động thương mại, du lịch duy trì đà
tăng trưởng cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Giá trị tăng thêm
khu vực dịch vụ năm 2023 tăng 6,82% so với năm trước, cao hơn mức tăng 2,01% và
1,75% của các năm 2020-2021.
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng
11,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,12%; khu vực dịch vụ chiếm 42,54%;
thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,38%.
Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương
430 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu
đồng/người, tương đương 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022.
ĐÁNH GIÁ: GDP Việt Nam năm 2023 tuy tăng, nhưng lại giảm hơn so với mức tăng năm
2022. Nguyên nhân do suy giảm cầu toàn cầu, dẫn đến sự giảm sút công nghiệp và xây
dựng. Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, không thuận
lợi, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết
liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa
phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, nền kinh tế đạt mức tăng
trưởng dù không đạt mục tiêu 6,5% đề ra tại Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023
và Nghị quyết của Chính phủ nhưng là kết quả tích cực và thuộc nhóm các nước có mức
tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới.
THÁI LAN:
Theo Nikkei Asia trích dẫn số liệu được công bố bởi Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội
Quốc gia Thái Lan, tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2022 rơi vào mức 2,6%. Đây là một con
số được cải thiện so với mức tăng trưởng 1,6% của năm 2021 nhưng vẫn thấp so với các
quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Quy mô GDP của Thái Lan năm 2022 đạt
khoảng 536,16 tỷ USD. Theo đó, GDP của Thái Lan gấp khoảng 1,32 lần GDP của Việt
Nam. Sau 32 năm, GDP của Thái Lan từng gấp 10 lần Việt Nam thì đến nay giảm xuống
còn 1,32 lần. Dữ liệu chính thức công bố của chính phủ Thái Lan cho thấy nền kinh tế quốc
gia này tăng trưởng 1,9% trong năm 2023, thấp hơn so với mức dự đoán của các chuyên
gia đề ra trước đó, chậm hơn so với mức tăng trưởng 2.5% được ghi nhận trong năm 2022
do xuất khẩu yếu.
(https://asia.nikkei.com/Economy/Thailand-s-2023-GDP-growth-slows-to-1.9-on-weak-
exports). (https://asia.nikkei.com/Economy/Thai-GDP-grew-2.6-in-2022-as-slow-exports-
outweighed-tourism-gain)

 ĐẦU NĂM 2024 (THÁNG 1) VÀ DỰ KIẾN

Các tổ chức quốc tế đã đưa ra rất nhiều dự báo lạc quan về nền kinh tế Việt Nam năm
2024. Đơn cử, Ngân hàng Standard Chartered cho rằng, kinh tế Việt Nam về trung hạn vẫn
đầy hứa hẹn và đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức 6,7% trong năm
2024 (dự báo đạt 6,2% trong nửa đầu năm và 6,9% trong nửa cuối năm). Đây là mức tăng
trưởng cao hơn cả chỉ tiêu Quốc hội Việt Nam giao (6-6,5%). Một số tổ chức khác như:
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng hàng đầu châu Á (UOB) cũng đưa ra dự
báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 ở mức 6%.

You might also like