You are on page 1of 19

Phân tích khái quát thu nhập nền kinh tế

2022 2021 Chênh lệch


Chỉ tiêu Giá trị (Tỷ
Giá trị (Tỷ đồng) Giá trị (Tỷ đồng) Tỉ trọng (%)
đồng)
1. GDP (Tỷ
9,548,737.67 8,487,475.60 1,061,262.07 12.50
đông)
2. GNI (Tỷ
9,058,302.04 8,053,248.76 1,005,053.28 12.48
đồng)
3. GDP theo giá
so sánh (Tỷ 5,550,616.91 5,133,589.06 417,027.85 8.12
đồng)
4. GDP bình
quân (nghìn 96,890.03 86,999.47 9,890.56 11.37
đồng)

Tổng quát
Chỉ tiêu GDP đều tăng rõ rệt trong năm N so với năm N-1, điều này cho thấy nền kinh tế đang
hoạt động tốt, các doanh nghiệp tự tin đầu tư nhiều hơn, là tín hiệu cho thấy nền tảng cho tăng
trưởng kinh tế trong tương lai. Điều này phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia và cá
nước trong khu vực.
Chi tiết:
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội trong năm 2021 là 8,487,475.60 tỷ đồng trong năm 2022 là
9,548,737.67 tỷ đồng tăng 1,061,262.07 tỷ đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 12.50%. GDP tăng
cho thấy được tổng thu nhập của nền kinh tế tăng, đó là cơ sở để tăng nguồn thu ngân sách nhà
nước, tăng chi cho các quỹ phúc lợi. Sự thay đổi này cho thấy tổng khối lượng hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đang tăng trưởng khá tốt.
Nguyên nhân chủ quan là do định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước đang được cải
thiện, chính phủ sử dụng hợp lí các chính sách kinh tế, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh hơn.
Nguyên nhân khách quan là do một phần chu kỳ của nên kinh tế, tiềm năn về tài nguyên thiên
nhiên, nguồn lực lao động trẻ, dồi dào. Nhìn chung GDP tăng cho thấy quy mô nền kinh tế đang
được mở rộng, khối lượng hàng hóa dich vụ tăng giúp chính phủ thuân lợi hơn trong việc thực
thi chính sách xã hội.
GNI
Trong năm 2022 chỉ tiêu tổng thu nhập quốc gia là 9,058,302.04 tỷ đồng đã tăng 1,005,053.28 tỷ
đồng so với năm 2021 với tỷ lệ tăng12.48%. Sự tăng trưởng này đã tạo điều kiện thuân lợi để cải
thiện và nâng cao mức sống của người dân, đồng thời thể hiện được mức tăng trưởng của nền
kinh tế trong giai đoạn vừa qua và là cơ sở dự đoán tăng trưởng kinh tế cho thời gian tới. Theo
ngân hàng thế giới GNI đầu người của Việt Nam thuộc nhóm trung bình thấp, chỉ tiêu tăng
trưởng cũng chậm hơn so với các chỉ tiêu khác nói trên. Nền kinh tế Việt Nam có rất nhiều thách
thức để có thể chạm tới ngưỡng thu nhập trung bình cao.
GDP theo giá so sánh
Trong năm 2022 tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người là 5,550,616.91 tỷ đồng, năm
2021 là 5,133,589.06 tăng 417,027.85 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 8.12%. Đây là dấu hiệu tích cực với
nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển như nước ta. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này
đến từ những chính sách kinh tế của nhà nước, chính sách dân số để tăng GDP đảm bảo được
quy mô dân số hợp lý và phát triển cùng với trình độ lao động ở mức cao, cùng với việc tiến
hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên, dù Việt Nam có tỷ lệ tăng nhanh nhưng mức sống còn nhiều khó khăn, thu nhập bình
quân đầu người còn thấp, nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ chuyên môn còn hạn chế.
Kết luận
Xét trong giai đoạn năm 2022 và năm 2021, từ những định hướng đúng đắn trong việc điều hành
kinh tế xã hội của nhà nước. Các chỉ tiêu đánh giá khái quát thu nhập của nền kinh tế nói trên
tăng trưởng khá tốt. Có thể thấy các cơ quan nhà nước ở các bộ, ban ngành và chính phủ đã đưa
ra hoạch định về chính sách phù hợp cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, tình trạng lạm phát có dấu
hiệu gia tăng, tuy nhiên vẫn nằm trong mức kiểm soát. Nhà nước cần kiểm soát lạm phát bằng
nhiều cách khác nhau như đưa ra các chính sách, quỹ bình ổn giá, khai thác có hiệu quả các
nguồn lực thông qua việc kết hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Giải pháp
- Sự gia tăng về quy mô và tốc độ tăng nền kinh tế chính phủ cần phải có những chính sách thích
hợp.
- Điều hành chính sách tài khóa phù hợp, linh hoạt với kế hoạch đã đề ra
- Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát
- Tháo gỡ những khó khăn, thúc đẩy sản xuất về xuất khẩu: nông lâm thủy sản...
Phân tích GDP theo khu vực kinh tế

Sơ bộ 2022 2021 Chênh lệch

Chỉ tiêu Tỉ Tỉ Tỉ
Giá trị (tỷ Giá trị (tỷ Giá trị (tỷ Tỉ lệ
trọng trọng trọng
đồng) đồng) đồng) (%)
(%) (%) (%)
9,548,737.6
Tổng số 100 8,487,475.60 100 1,061,262.07 12.50 0
7
Kinh tế 1,960,925.9
20.53 1766772.12 20.81 194153.82 10.99 0.52
Nhà nước 4
Kinh tế
4,818,156.9
ngoài 50.46 4,260,408.80 50.2 557,748.10 13.09 -0.52
0
Nhà nước
Khu vực
có vốn
1,953,549.0
đầu tư 20.46 1,717,814.54 20.24 235,734.46 13.72 0.02
0
nước
ngoài
Thuế sản
phẩm trừ
816,105.84 8.55 742,480.14 8.75 73,625.70 9.92 -0.01
trợ cấp
sản phẩm.

Khái quát:
GDP năm 2022 là 9,548,737.67 tỷ đồng, năm 2021 là 8,487,475.60 tỷ đồng, tăng 1,061,262.07
với tỷ lệ tăng 12,5%. Mặc dù bối cảnh xã hội và biến động của thời đại gặp nhiều khó khăn, Việt
Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực và vững mạnh trong bảng xếp hạng kinh tế thế giới,
đứng thứ 36 trong tổng số 207 nền kinh tế. Điều này chứng tỏ sự linh hoạt và sức mạnh của nền
kinh tế Việt Nam trước những thách thức toàn cầu.
Chi tiết
Nông, lâm và thủy sản
Năm 2022, GDP ngành nông, lâm và thủy sản là 1,141,602.12 tỷ đồng, năm 2021 là
1,069,685.00 tỷ đồng, tăng 71,917.12 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 6.72%. Mặc dù tỷ trọng GDP đóng
góp của ngành này có giảm -0.65% so với năm 2021, tuy nhiên, ngành nông lâm thủy sản đóng
vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.
Ngành nông, lâm, thủy sản đóng vai trò tăng trưởng ổn định, giữ vai trọ trụ đỡ của nền kinh tế,
đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm; tạo dữ trữ lớn cho quốc gia phòng trừ các trường hợp
xấu như: Bão lũ, biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, năng suất lao động thấp do việc thiếu ứng dụng
khoa học công nghệ vào gia tăng sản xuất
Công nghiệp và xây dựng
Khu vực công nghiệp và xây dựng đang chiếm hơn 1/3 tổng GDP của Việt Nam năm 2021-2022.
Cụ thể, năm 2022 khu vực này đóng góp 3,645,266.52 tỷ đồng tổng GDP tăng 471,670.45 tỷ
đồng so với năm 2021 với tỷ lệ tăng 14.86%
Ngành công nghiệp xây dựng giúp giải quyết như cầu việc làm trong xã hội. Ngoài ra, ngành
nông nghiệp và xây dựng trong nền kinh tế chiếm 1/3 trong GDP cho thấy Việt Nam đang trong
quá trình phát triển đất nước về mọi mặt. Điều này giúp gia tăng năng lực sản xuất nói trong nền
kinh tế
Về nhược điểm: Tỷ trong ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp lắp ráp chiếm tỷ trọng
cao trong quy mô GDP của ngành công nghiệp đây là sự tăng trưởng không bền vững do phụ
thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên. Ngành này có gây những ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường
Dịch vụ
Năm 2022 khu vực này đóng góp 4,945,763.20 tỷ đồng tổng GDP tăng 471,670.45 tỷ đồng so,
năm 2021 là 3,501,715.16 tỷ đồng, tăng 1,444,048.04 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 41.24% tương ứng tỷ
trọng tăng 10.54%. Năm 2022 ngành du lịch dịch vụ dần được phục hồi và tăng trưởng sau đại
dịch và nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước khi được hưởng những chính sách hỗ
trợ riêng, như: Giảm giá điện cho cơ sở lưu trú, giảm phí cấp phép kinh doanh lữ hành và cấp thẻ
hướng dẫn viên, giảm tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành, hỗ trợ tiền mặt cho hướng dẫn
viên
Về ưu điểm: Tỷ trọng dịch vụ chiếm 40% trong tổng GDP cho thấy trình độ phát triển nền kinh
tế của Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển.
Về nhược điểm: Mặc dù đang có sự phát triển về khu vực dịch vụ nhưng
chất lượng dịch vụ của Việt Nam trong giai đoạn này còn thấp (chưa ứng dụng số hóa vào dịch
vụ tài chính, chưa phát triển được mạng lưới du lịch diện rộng, vận chuyển logicsstic đang còn
kém phát triển)
Kết luận
Dưới sự linh hoạt, quyết liệt và hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng đã có những tác
động tích cực ngay cả khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Nước ta đã giữ vững tốc
độ tăng trưởng, thu hút đầu tư nước ngoài. Cùng với đó, các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, mở
rộng cơ sở sản xuất đã tạo ra sự đa dạng trong cấu trúc nền kinh tế. Việc kiểm soát tốt dịch bệnh
và triển khai các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch tại nước ta và bối
cảnh thế giới đang suy thoái mạnh đã giúp Việt Nam duy trì đà tăng trưởng đáng kể và thu hút
vốn đầu tư mới ở các quốc gia nước ngoài.
Giải pháp như sau:
- Đối với nông lâm ngư nghiệp:
+ Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động
+ Đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao chất lượng dịch vụ,
đổi mới sáng tạo trong sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp
+ Hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông
+ Mở rộng thị trường, phát triển thương mại tiêu thụ nông sản. Đẩy mạnh các hoạt động kết nối
cung cầu,
- Đối với công nghiệp và xây dựng:
+ Phấn đấu dịch chuyển sang các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao như công nghiệp
nặng, công nghiệp chế tạo, giảm sự phụ thuộc vào công nghệ ở nước ngoài.
+ Mở rộng và phát triển cơ sở hạ tầng: mở rộng đường cao tốc, cầu đường, cảng biển. Phối hợp
đầu tư hợp lý để phát triển đồng đều các khu vực, thực hiện các chương trình đào tạo phát triển
nhân sự chuyên sâu, nguồn nhân lực chất lượng cao, tiến hành công nghệ hóa, hiện đại hóa vào
hệ thống quản lý và vận hành ở các ngành công nghiệp và xây dựng.
+ Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách hợp lý để giảm lãng phí và tối ưu hóa nguồn lực
- Đối với dịch vụ:
+ Phấn đấu và tập trung gia tăng tỷ trọng trong quy mô nền kinh tế
+ Cần tập trung vào một số mảng dịch vụ như giáo dục, y tế, dịch vụ tài chính, vận chuyển để
làm đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ khác.
+ Tập trung rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, quy định về du lịch theo
hướng đồng bộ, hiện đại và hội nhập, tạo thuận lợi cho khách du lịch cả nội địa và quốc tế

Phân tích GDP theo thành phần kinh tế


2022 2021 Chênh lệch
Chỉ Tỉ Tỉ Tỉ
Giá trị (Tỷ Giá trị (Tỷ Tỷ lệ
tiêu trọng trọng Giá trị trọng
đồng) đồng) (%)
(%) (%) (%)
Tổng
9,548,737.67 100 8,487,475.60 100 1,061,262.07 12.50 0.00
GDP
1. TP
kinh tế
1,960,925.94 20.54 1,766,772.12 20.82 194,153.82 10.99 -0.28
Nhà
nước
2.
Kinh
tế
4,818,156.90 50.46 4,260,408.80 50.20 557,748.10 13.09 0.26
ngoài
Nhà
nước
3. Khu
vực có
vốn
1,953,549.00 20.46 1,717,814.54 20.24 235,734.46 13.72 0.22
đầu tư
nước
ngoài
4.Thuế
sp trừ
816,105.84 8.55 742,480.14 8.75 73,625.70 9.92 -0.20
trợ cấp
sp

Phân tích khái quát:


GDP năm 2022 là 9,548,737.67 tỷ đồng, năm 2021 là 8,487,475.60 tỷ đồng, tăng 1,061,262.07
với tỷ lệ tăng 12,5%. Tổng sản phẩm quốc nội năm 2022 đạt 9.548.737,67 tỷ đồng, là một con số
ấn tượng. Mặc dù bối cảnh xã hội và biến động của thời đại gặp nhiều khó khăn, Việt Nam vẫn
duy trì đà tăng trưởng tích cực và vững mạnh trong bảng xếp hạng kinh tế thế giới, đứng thứ 36
trong tổng số 207 nền kinh tế. Điều này chứng tỏ sự linh hoạt và sức mạnh của nền kinh tế Việt
Nam trước những thách thức toàn cầu.
GDP tăng từ năm 2021-2022 là do sự góp mặt chủ yếu của 3 thành phần kinh
tế: Thành phần kinh tế Nhà nước, thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và thành phần kinh tế có
vốn đầu tư Nước ngoài. Trong đó thành phần kinh tế ngoài Nhà nước chiểm tỷ trọng lớn nhất
(50,46%). Ngoài ra thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm cũng góp một phần không nhỏ vào GDP
của Việt Nam
Chi tiết
Thành phần kinh tế nhà nước
Thành phần kinh tế nhà nước đóng góp GDP trong năm 2021 là 1,766,772.12 tỷ đồng trong năm
2022 là 194,153.82 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 10.99%. Thành phần kinh tế trong nhà nước tại Việt
Nam chủ yếu là sự đóng góp của các doanh nghiệp và tổ chức mà chính phủ sở hữu hoặc kiểm
soát. Điều này thường phản ánh sự thụ động và chi phối của chính phủ trong quản lý chính trị và
kinh tế quốc gia. Các doanh nghiệp và tổ chức này không chỉ chú trọng đến mục tiêu lợi nhuận
mà còn hướng đến mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng và xã hội.
Nguyên nhân chủ quan là do định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, do thành phần
kinh tế nhà nước đóng vai trò dẫn rắt trong sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, sự thay đổi
này còn bị tác động bởi những nguyên nhân khách quan như sự phụ thuộc vào giai đoạn phát
triển của đất nước cũng như sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài khu vực.
Đánh giá:
Ưu điểm: Thành phần kinh tế nhà nước từ lâu đã đóng vai trò dẫn rắt sự phát triển của các thành
phần kinh tế khác, giúp đảm bảo vấn đề về an ninh quốc phòng, năng lượng, khoáng sản...
Nhược điểm: tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của thành phần kinh tế này thường thấp do vừa phải
thực hiện mục tiêu kinh tế, vừa phải thực hiện thêm các mục tiêu xã hội. Ngoài ra, còn do đầu tư
dàn trải, không trọng tâm, năng suất lao động chưa đạt hiệu quả cao dẫn đến thua lỗ kéo dài.
Sự tăng trưởng của các tập đoàn trực thuộc nhà nước tại Việt Nam có đóng góp quan trọng vào
tăng trưởng GDP như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Viettel Group - tập đoàn viễn thông công
nghệ lớn nhất cả nước; tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước:
Năm 2022, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đạt mức 4.818.156,90 tỷ đồng, tăng 557.748,10 tỷ
đồng so với năm 2021, với mức tăng là 13,09%, tỷ trọng tăng 0,26%. Đây là thành phần kinh tế
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng GDP, đạt 50,46%. Qua 35 năm thực hiện chính sách đổi mới,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, khu vực kinh tế ngoại trực thuộc Nhà nước đã đóng góp mạnh mẽ
vào sự phát triển kinh tế toàn quốc. Nó đã huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội cho sản xuất
và kinh doanh, tạo ra việc làm, cải thiện đời sống người dân, đồng thời đóng góp quan trọng vào
ngân sách nhà nước và duy trì ổn định chính trị, an sinh xã hội của đất nước.
Doanh nghiệp tư nhân đã chơi một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mục tiêu công nghiệp
hóa và hiện đại hóa. Họ đã làm thay đổi diện mạo đất nước, tạo nên những dấu ấn quan trọng và
nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nguyên nhân chủ quan là do định hướng của nhà nước, việc thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi
mới mô hình tăng trưởng đã đạt được nhiều kết quả tích cực; chất lượng tăng trưởng được nâng
lên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, năng suất lao động (NSLĐ) được cải thiện, huy
động vốn đầu tư phát triển tăng; quản lý nợ xấu, nợ công có nhiều tiến bộ, hiệu quả sử dụng vốn
được cải thiện; thể chế luật pháp, kinh tế, môi trường đầu tư, kinh doanh, xếp hạng năng lực cạnh
tranh được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, có thể kể đến một vài nguyên nhân khách quan ảnh
hưởng đến sự thay đổi của thành phần kinh tế ngoài nhà nước, chính là sự biến động của tình
hình kinh tế các quốc gia trong và ngoài khu vực; và chịu sự chi phối trước những thay đổi của
kinh tế trong nước ở thời gian này.
Đánh giá:
Ưu điểm: Việc gia tăng sự đóng góp của thành phần kinh tế ngoài nhà nước vào tổng GDP quốc
gia đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với thành phần kinh tế nhà nước; đáp ứng tốt hơn nhu
cầu phát triển của thị trường. Thành phần kinh tế ngoài nhà nước được đánh giá là động lực
chính để tăng trưởng kinh tế trong nước.
Nhược điểm: do hoạt động theo cơ chế thị trường với mục tiêu chính là lợi nhuận nên việc thành
phần kinh tế ngoài nhà nước gia tăng có thể tồn tại phát sinh các vấn đề về chất lượng sản phẩm;
ảnh hưởng đến môi trường, gây ô nhiễm ở một số khu vực kinh tế trọng điểm; trốn thuế...
Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:
Năm 2022 là 1.953.549,00 tỷ đồng (chiếm tỷ tọng 20,46%). Thành phần kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài ở Việt Nam đều tăng trưởng cả về giá trị và tỷ trọng. FDI của Việt Nam vẫn tăng
trưởng đều trong 5 năm liên tiếp đã khẳng định được Việt Nam đang thể thể hiện một số điều
quan trọng về nền kinh tế và môi trường đầu tư của quốc gia.
Nguyên nhân:
Do trong giai đoạn này, nhà nước có chính sách đẩy mạnh thu hút vốn đầu trực tiếp nước ngoài
FDI nhằm đáp ứng được nhu cầu thiếu hụt vốn trong nước; gia tăng việc làm, giảm thiểu tỷ lệ
thất nghiệp cũng như thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Việt Nam được đánh giá là một quốc gia
đang phát triển, chính vì vậy, việc thu hút nguồn vốn FDI nhiều hơn được đánh giá là hợp lý, phù
hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội. Do việc sử dụng nhiều vốn FDI sẽ đem lại tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao, bù đắp sự thiếu hụt các nhu cầu về vốn cũng như tận dụng được tối đa
nguồn lao động giá rẻ.
Đánh giá:
Ưu điểm: thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp nhiều hơn trong tổng GDP quốc
gia là một tín hiệu tốt, giúp nâng cao năng suất lao động cũng như thúc đẩy chuyển giao khoa
học công nghệ tiên tiến
Tuy nhiên, việc thu hút nguồn vốn FDI nhiều hơn cũng tiềm tàng một số nhược điểm, như vấn đề
trốn thuế và chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI.
Kết luận
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2021-2022 có sự gia tăng cho thấy quy mô nền kinh
tế được mở rộng. Đây được cho là một thành tích của quốc gia trong phát triển kinh tế xã hội.
Trong đó, đóng góp chủ yếu vào sự gia tăng của tổng GDP quốc gia là thành phần kinh tế ngoài
nhà nước (luôn chiếm trên 50% tổng GDP cả giai đoạn 2021-2022). Điều này đem lại hiệu quả
kinh tế cao hơn so với thành phần kinh tế nhà nước, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường và là
động lực chính để tăng trưởng kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như
tình trạng trốn thuế, chất lượng của sản phẩm đầu ra cũng như các vấn đề liên quan đến ô nhiễm
môi trường...
Giải pháp:
- Cần xem xét lại về định hướng phát triển của đất nước. Trong đó, thành phần kinh tế nhà nước
đóng vai trò dẫn rắt trong sự phát triển của các thành phần kinh tế khác; thành phần kinh tế tư
nhân đóng vai trò chủ đạo, là động lực chính để nâng cao hiệu quả kinh tế; bên cạnh đó, cần có
chính sách phù hợp nhằm thu hút thêm các nguồn vốn trực tiếp nước ngoài, đáp ứng các nhu cầu
về vốn.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật: tuân theo chuẩn mực kế toán quốc tế để có thể dễ dàng
so sánh, đánh giá được thứ tự xếp hạng GDP thế giới cũng như mức độ tín nhiệm của quốc gia.
Ngoài ra, việc hoàn thiện các chính sách tín dụng sẽ góp phần tạo môi trường thuận lợi cho việc
thực hiện vay vốn đối với các doanh nghiệp...
- Nâng cao việc thực thi các chính sách kinh tế như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ nhằm
hỗ trợ các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội quốc gia

Sử dụng nguồn lực về vốn theo thành phần kinh tế

2022 2021 Chênh lệch


Chỉ tiêu
Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỷ lệ Tỉ trọng
(Tỷ đồng) (%) (Tỷ đồng) (%) (Tỷ đồng) (%) (%)

Tổng vốn
3,219,807 100 2,896,728 100 323,079 11.15 0.00
đầu tư
1. TP kinh
824,657 25.61 719,293 24.83 105,364 14.65 0.78
tế Nhà nước
2. TP kinh
tế ngoài nhà 1,873,209 58.18 1,719,354 59.36 153,855 8.95 -1.18
nước
3. TP kinh
tế có vốn
521,941 16.21 458,081 15.81 63,860 13.94 0.40
đầu tư nước
ngoài

Tổng quát
Nhìn chung, tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong giai đoạn 2021-2022 có xu hướng gia
tăng cho thấy quy mô tích lũy tài sản của nền kinh tế càng cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế nên nhìn chung sự gia tăng về vốn đầu tư được đánh giá là hợp lý. Nguyên nhân của sự
biến động này có thể là do sự tham gia của thành phần kinh tế ngoài nhà nước và thành phần
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, điều này thể hiện sự đa dạng của các ngành và doanh nghiệp
vào Việt Nam. Ở các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam, tổng vốn đầu tư trong năm
2021 là 2,896,728 tỷ đồng, năm 2022 là 3,219,807 tỷ đồng, tăng 323,079 với tỉ lệ tăng 11.15%.
Đây là nguồn lực trực tiếp để quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế khi tổng vốn đầu tư tư nhân
được triển khai nhiều hơn từ đó tạo ra sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, góp phần vào sự phát triển
của nền kinh tế, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động từ đó cải thiện chất lượng
cuộc sống.
Chi tiết:
Kinh tế nhà nước
Trong năm 2021, thành phần kinh tế nhà nước là 824,657 tỷ đồng với tỉ trọng 25.61%. Năm
2022, thành phần kinh tế này tăng lên 719,293 tỷ đồng tương ứng với ỉ trọng 24.83% cao hơn so
với năm trước 0.78%. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của kinh tế nhà nước là do định hướng
phát triển kinh tế xã hội của đất nước, do thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò dẫn dắt trong
sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, sự thay đổi này phụ thuộc bởi giai đoạn phát triển của đất
nước cũng như sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài khu vực.
- Đánh giá:
Ưu điểm: thành phần kinh tế nhà nước luôn đóng vai trò quan trọng dẫn dắt sự phát triển của các
thành phần kinh tế khác, phát triển cơ cấu hạ tầng đặc biệt là cơ sở trọng điểm của quốc gia giúp
bù đắp sự thiếu hụt vốn ở các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế mà các thành phần kinh tế khác
muốn tham gia hoặc không được phép tham gia. Và đây cũng là nguồn lực quan trọng để tạo
động lực tăng trưởng cho nền kinh tế, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển.
Nhược điểm: hiệu quả kinh tế của thành phần kinh tế này thường thấp do phải vừa
thực hiện mục tiêu kinh tế, vừa phải thực hiện mục tiêu xã hội. Tạo áp lực trong cân
đối thu chi cho chính phủ và cần kết hợp với các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả về vốn
đầu tư sao cho hợp lý
Kinh tế ngoài nhà nước:
Đây là thành phần kinh tế được sở hữu tư nhân bao gồm: kinh tế tư nhân , kinh tế cá thế, kinh tế
tập thể. Trong năm 2021 thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm 59.36% trong tổng vốn đầu
tư. Năm 2022 giảm xuống còn 58.18%, giảm 1,18%. Theo như đánh giá của các chuyên gia thì
trong các nước đang phát triển thành phần kinh tế ngoài nhà nước luôn đóng vai trò chủ đạo
trong tổng vốn đầu tư và không ngoại trừ Việt Nam giai đoạn 2021-2022 kinh tế ngoài nhà nước
cũng đang đóng vai trò chủ yếu trong sự gia tăng tổng vốn đầu tư. Nguyên nhân chủ quan là do
định hướng của nhà nước trong việc cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đã đạt
được nhiều kết quả tích cực, năng suất lao động được cải thiện, huy động vốn đầu tư tăng, việc
quản lý nợ xấu, nợ công có nhiều tiến bộ, hiệu quả của việc quản lý sử dụng vốn được cải thiện.
Nguyên nhân khách quan chính là do sự thay đổi của tình hình kinh tế các quốc gia trên thế giới,
trong và ngoài khu vực nên nền kinh tế Việt Nam ít nhiều cũng chịu sự tác động trong thời gian
này.
Đánh giá:
Ưu điểm: sự đóng góp của thành phần kinh tế ngoài nhà nước vào tổng vốn đầu tư tạo động lực
tăng trưởng vững chắc trong nền kinh tế; hỗ trợ nguồn vốn đầu tư nhà nước trong điều kiện
nguồn thu ngân sách còn hạn chế, góp phần làm tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội; đóng góp tích
cực vào việc nâng cao năng suất lao động
Nhược điểm: kinh tế ngoài nhà nước gia tăng nhanh là tín hiệu tốt nhưng bên cạnh đó còn tồn tại
một số phát sinh trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, tác động vào môi trường gây nguy cơ
ô nhiễm môi trường nặng nề…
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Trong năm 2021, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 458,081 tỷ đồng với tỷ trọng
15.81%. Năm 2022, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 521,941 tỷ đồng với tỉ
trọng 16.21%, tăng 63,860 tỷ đồng với tỉ lệ tăng 13.94%. Nguyên nhân: trong giai đoạn 2021-
2022 nhà nước đang đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đáp ứng tình trạng thiếu
hụt vốn trong nước, gia tăng việc làm, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp cũng như thúc đẩy chuyển
giao những công nghệ mới. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển , chính vì vậy việc thu hút
vốn đầu tư nước ngoài là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với điều kiện cũng như xu hướng phát triển
kinh tế xã hội mà nước ta đang hướng tới.
Đánh giá:
Ưu điểm: thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp một phần không nhỏ trong tổng
vốn đầu tư toàn xã hôi, hỗ trợ nguồn vốn đầu tư trong nước, đặc biệt là các quốc gia đang phát
triển bị thiếu vốn; góp phần mở rộng quy mô nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng; hỗ trợ xuất khẩu,
cân bằng cán cân thương mại theo hướng thặng dư; thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tạo việc
làm, tăng năng xuất lao động.
Nhược điểm: tỉ trọng của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài càng cao cho thấy sự phụ
thuộc vốn của nền kinh tế vào bên ngoài tiềm ẩn rủi ro với nền kinh tế.
Kết luận
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2022 có sự gia tăng rõ rệt từ 2,896,728 tỷ đồng lên
3,219,807 tỷ đồng cho thấy quy mô và cơ cấu kinh tế nước ta được mở rộng. Trong đó, thành
phần kinh tế ngoài nhà nước luôn chiếm trên 50% góp phần quan trọng vào tổng vốn đầu tư của
Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2022, điều này đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với thành
phần kinh tế nhà nước đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và là động lực chính thúc đẩy nền kinh
tế quốc gia. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2021 – 2022 cũng
đang duy trì tăng trưởng ở mức ổn định . Do đó để đảm bảo duy trì sự tăng trưởng ổn định cần
phải có những chính sách quản lý và sử dụng nguồn lực vốn hợp lý, hiệu quả. Bên cạnh đó vẫn
cần khắc phục một số tồn tại còn ứ đọng như tình trạng trốn thuế, chất lượng sản phẩm, tình
trạng ô nhiễm môi trường…
Giải pháp:
- Giảm dần sự phụ thuộc vào đầu tư công
- Đẩy mạnh phát triển vốn đầu tư tư nhân cả về số lượng và chất lượng
- Đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, thu hút FDI để hỗ trợ sự thiếu hụt vốn trong nước.
- Tuy nhiên, cần chọn lọc các dự án đầu tư phù hợp đi kèm với các chính sách về chuyển giao
công nghệ, cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực để tăng cường nguồn lực của khu
vực kinh tế trong nước
- Giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế

Sử dụng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành phân theo ngành
kinh tế

Sơ bộ 2022 2021 Chênh lệch


Chỉ tiêu Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ lệ Tỉ trọng
(tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (%)
3,219,80
Tổng số 100 2,896,728 100 323,079 11.15 0
7
Nông
nghiệp, lâm
139,365 4.33 126,142 4.35 13,223 10.48 -0.03
nghiệp và
thủy sản
Khai khoáng 29,052 0.90 28,145 0.97 907 3.22 -0.07
Công nghiệp
chế biến, chế 801,724 24.90 688,819 23.78 112,905 16.39 1.12
tạo
Xây dựng 156,719 4.87 149,046 5.15 7,673 5.15 -0.28
Bán buôn và
bán lẻ; sửa
chữa ô tô,
189,087 5.87 180,581 6.23 8,506 4.71 -0.36
mô tô, xe
máy và xe có
động cơ khác
Vận tải, kho
382,405 11.88 319,057 11.01 63,348 19.85 0.86
bãi
Dịch vụ lưu
trú và ăn 52,312 1.62 43,604 1.51 8,708 19.97 0.12
uống
Hoạt động
tài chính,
19,318 0.60 18,532 0.64 786 4.24 -0.04
ngân hàng và
bảo hiểm
Hoạt động
kinh doanh 186,089 5.78 177,308 6.12 8,781 4.95 -0.34
bất động sản

Tổng quan
Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá thực tế năm 2021 là 2,896,728 tỷ đồng; năm 2022
là 3,219,807 tỷ đồng, tăng 323,079 tỷ đồng với tỉ lệ tăng 11.15% so với năm 2021. Như vậy nhìn
chung tổng vốn đầu tư đã có sự tăng lên qua từng năm cho thấy quy mô tích lũy tài sản của đất
nước ngày càng cao; đây là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế; đối với quốc gia đang phát
triển như nước ta thì việc tăng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội được đánh giá là hợp lý vì đây là
nguồn lực trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế do việc sử dụng các nguồn lực khác
còn hạn chế. Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn này tăng lên là do sự tăng lên của của cả 3 nhóm
ngành nói chung gồm Nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản, Công nghiệp, xây dựng và Dịch vụ
trong đó tỉ lệ tăng nhóm ngành Công nghiệp luôn là cao nhất (năm 2022 tăng 16.4% so với
2021). Tổng vốn đầu tư tăng lên là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng GDP.
Chi tiết
Giá trị vốn đầu tư nhóm ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản năm 2021 là 126,142 tỷ đồng;
năm 2022 là 139,365 tỷ đồng, tăng 5.157 tỷ đồng so với năm 2021 với tỉ lệ tăng 10.5%. Như vậy
giá trị vốn đầu tư vào nhóm ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đã có sự tăng lên qua các
năm, đây là cơ sở giúp tăng trưởng GDP ngành này cũng như giúp đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia tuy nhiên tốc độ tăng lại giảm dần; nguyên nhân chủ yếu là do định hướng chuyển dịch
cơ cấu ngành của đất nước ta trong giai đoạn này đang giảm tỷ trọng đầu tư ngành này.Cho thấy
ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản nước ta đã đạt hiệu quả kinh tế cao và không bị phụ
thuộc nhiều vào vốn đầu tư
Giá trị vốn đầu tư nhóm ngành Công nghiệp năm 2021 là 688,819 tỷ đồng; năm 2022 là 801,724
tỷ đồng tăng 112,905 tỷ đồng với tỉ lệ tăng 16.4% so với năm 2021. Nhóm ngành xây dựng năm
2021 là 149,046 tỷ đồng, năm 2022 là 156,719 tỷ đồng, tăng 7,673 tỷ đồng với tỉ lệ tăng 5.14%.
Như vậy giá trị đầu tư vào nhóm ngành này đã tăng lên qua các năm và tốc độ tăng năm sau cao
hơn năm trước, điều này được đánh giá là phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế của đất nước ta. Nguyên nhân giá trị đầu tư hai nhóm ngành này tăng lên chủ yếu là do sự tăng
lên về giá trị đầu tư của ngành CN chế biến chế tạo - ngành kinh tế có vốn đầu tư luôn chiếm tỷ
trọng chủ yếu trong giá trị đầu tư nhóm ngành CN, XD (>50%). Giá trị đầu tư của ngành CN chế
biến chế tạo tăng lên là do trong giai đoạn này ngành công nghiệp đã đẩy mạnh các giải pháp hỗ
trợ, khuyến khích phát triển sản xuất, cũng như tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp chủ lực
là cơ khí tự động hóa; điện tử - viễn thông - tin học; công nghiệp hóa chất và dược phẩm; chế biến
lương thực - thực phẩm… Ngoài ra trong năm 2022 vốn đầu tư nhóm ngành CN, XD tăng lên là
do sự gia tăng của vốn đầu tư ở tất cả các nhóm ngành. Vốn đầu tư vào ngành Công nghiệp khai
khoáng tăng từ 28,145 tỷ đồng năm 2021 lên 29,052 tỷ đồng được đánh giá là phù hợp với định
hướng phát triển kinh tế bền vững của nước ta.
Giá trị đầu tư nhóm ngành dịch vụ ở ngành vận tải, kho bãi là cao nhất ( năm 2021 là 319,057 tỷ
đồng, năm 2022 là 382,405 tỷ đồng tăng 63,348 tỷ đồng so với 2021 với tỷ lệ tăng 19.9%). Tiếp
đến là ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 8,506 tỷ
đồng với tỷ lệ tăng 4.71%. Ngành hoạt động kinh doanh bất động sản tăng đáng kể từ 177,308 tỷ
đồng lên 186,089 tỷ đồng Như vậy giá trị đầu tư nhóm ngành dịch vụ trong giai đoạn 2021-2022
đã có sự tăng lên nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng lên của vốn đầu tư điều này là phù hợp với
chiến lược phát triển của nước ta. Trong nhóm ngành Dịch vụ, tỷ trọng ngành Bán buôn và bán lẻ;
sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác, Vận tải, kho bãi và Hoạt động kinh doanh bất
động sản chiếm tỉ trọng cao cho thấy đây là các ngành chính được chú trọng đầu tư và là cơ sở gia
tăng thu nhập cho nền kinh tế. Còn ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống và hoạt động tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm thì không có biến động mạnh luôn duy trì ở mức ổn định.
Kết luận: Nhìn chung tổng giá trị đầu tư theo giá thực tế của nước ta giai đoạn 2021-2022 đã tăng
lên và do sự tăng lên của của cả 3 nhóm ngành nói chung gồm Nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản;
Công nghiệp, xây dựng và Dịch vụ trong đó nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ vẫn
đang là các ngành kinh tế trọng điểm được chú trọng đầu tư tuy nhiên tỷ trọng đầu tư vào nhóm
ngành Dịch vụ tăng không đáng kể về lâu dài là chưa phù hợp với định hướng phát triển của đất
nước. Bên cạnh đó nền kinh tế đang phát triển chủ yếu theo chiều rộng nhờ tăng cường Vốn đầu
tư chứ chưa phát triển nhiều theo chiều sâu đòi hỏi Chính phủ cần có chính sách kết hợp 2 mô
hình kinh tế cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước
Giải pháp:
● Phân bổ vốn phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế: phân bổ chủ yếu vào nhóm
ngành CN, XD và DV trong đó tăng cường đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm như CN chế
biến, chế tạo, KHCN, du lịch,..
● Gia tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, hạn chế sự phù thuộc vào nguồn lực,...

Tình hình dử dụng lao động trong các thành phần kinh tế

2022 2021 Chênh lệch


Giá trị Giá trị Tỉ Giá trị Tỉ
Chỉ tiêu Tỉ trọng Tỷ lệ
(Tỷ (Tỷ trọng (Tỷ trọng
(%) (%)
đồng) đồng) (%) đồng) (%)

Tổng lực
lượng lao động 50,604.73 100 49,072.00 100 1,532.73 3.12 0.00
1. TP kinh tế
Nhà nước 3,995.04 7.89 3,951.70 8.05 43.34 1.10 -0.16
2. TP kinh tế
ngoài nhà nước
41,533.20 82.07 40,534.00 82.60 999.20 2.47 -0.53
3. TP kinh tế có
vốn đầu tư
nước ngoài 5,076.48 10.03 4,586.30 9.35 490.18 10.69 0.69

Tổng quát
Tổng lực lượng lao động của Việt Nam trong năm 2021 là 49,072 nghìn người; trong năm 2022
là 20,604.73 nghìn người tăng 1,532.73 nghìn người, tương ứng với tỷ lệ tăng là 3.12% so với
năm 2021. Chỉ tiêu này tăng lên qua từng năm như trên cho thấy quy mô lao động có việc làm
tăng lên, là cơ sở gia tăng tỷ lệ có việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp giúp hỗ trợ tăng trưởng kinh
tế. Tổng quy mô lực lượng lao động tăng lên chủ yếu là do tăng lực lượng lao động trong nền
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Chi tiết
Kinh tế Nhà nước
Kinh tế nhà nước là khu vực kinh tế thuộc sở hữu của nhà nước, do nhà nước trực tiếp quản lý và
điều hành thông qua đại điện là các cơ quan quản lý nhà nước. Đóng vai trò độc quyền trong một
số ngành có liên quan đến an ninh quốc phòng, dầu khí, khoáng sản,...Trong 2 năm từ 2021 đến
2022, tỷ trọng lực lượng lao động của nền kinh tế Nhà nước đều giảm (lần lượt là 8.05%,
7.89%). Năm 2021, lực lượng lao động trong nền kinh tế này là 3,591.7 nghìn người, năm 2022
là 3,995.04 nghìn người. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do thành phần kinh tế Nhà nước có
năng suất lao động thấp hơn các thành phần khác nên thu nhập của lao động cũng thấp hơn, bên
cạnh đó còn do thành phần kinh tế Nhà nước thường phải thực hiện các mục tiêu xã hội bên cạnh
làm kinh tế. Điều này không gây ảnh hưởng nhiều cho thành phần kinh tế Nhà nước trong tổng
lực lượng lao động vì đây là thành phần kinh tế Nhà nước là kinh tế bền vững nên số lượng lao
động tỏng thành phần kinh tế Nhà nước ổn định và phụ thuộc nhiều chiến lược phát triển của
Nhà nước. Sự thay đổi này được xem là phù hợp với định hướng phát triễn của nền kinh tế xã
hội.
Kinh tế ngoài Nhà nước
Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước là thành phần kinh tế được sở hữu tư nhân gồm: kinh tế tư
nhân, kinh tế cá thể và kinh tế tập thể. Trong 2 năm 2021 và 2022, tỉ trọng nền kinh tế ngoài Nhà
nước vẫn chiếm tỷ trọng lao động chủ yếu trong tổng thể lực lượng lao động của nước ta ( lần
lượt chiếm 82.6%, 82.07%). Trong đó nguồn lao động từ nền kinh tế ngoài Nhà nước năm 2021
là 40,534 nghìn người, năm 2022 là 41,533.20 nghìn người, tăng 999.2 nghìn người so với năm
2021, tương ứng với tỷ lệ tăng là 2.47%. Đây là thành phần kinh tế chiếm tỷ trong cao nhất trong
tổng lực lượng lao động. Tính hình sử dụng nguồn lao động trong nền kinh tế tư nhân phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, bao gồm tình hình kinh tế, chính sách cải cách và thu hút đầu tư. Trong giai
đoạn này Việt Nam tỷ trọng lao động trong nền kinh tế ngoài Nhà nước giảm nhẹ nhưng sự thay
đổi không làm ảnh hưởng quá nhiều tới cơ cấu của cả nền kinh tế.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là thành phần kinh tế do các cá nhân, pháp nhân
nước ngoài sở hữu về tư liệu sản xuất. Năm 2021, lực lượng lao động của nền kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài là 4,586.3 nghìn người, chiếm 9.35% tổng lực lượng lao động, năm 2022 có
5,076.48 nghìn người, chiếm 10.03% tổng lực lượng lao động, tăng 490.18 nghìn người so với
năm 2021 với tỷ lệ tăng là 10.7%. Chỉ tiêu này cho biết mức đóng góp số lượng lực lượng lao
động của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào tổng lực lượng quốc gia. Thành phần
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nguyên nhân là do định hướng chính sách Nhà nước như
đẩy mạnh, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đáp ứng sự thiếu hụt vốn ở trong nước, gia
tăng việc làm, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển do vậy nhu cầu huy động vốn cho nền
kinh tế lớn và sở hữu nguồn lao động giá rẻ sẽ dễ dàng thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ các quốc
gia phát triển vào nền kinh tế. Sự thay đổi này được đánh giá là tích cực với một nước đang phát
triển như Việt Nam vì đã thu hút được nhiều lực lượng trong nền kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài.
Kết luận
Về cơ bản, sự thay đổi về lực lượng trong thành phần kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2021-
2022 là phù hợp với xu hướng phát triển của các quốc gia trên thế giới là dịch chuyển lao động
từ thành phần kinh tế Nhà nước sang thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và thành phần kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân có thể là do thành phần kinh tế Nhà nước có năng suất
lao động thấp hơn các thành phần khác và nguyên nhân chính là thành phần kinh tế ngoài Nhà
nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có hiệu quả cao hơn so với thành phần kinh
tế Nhà nước, thu nhập cũng cao hơn nên dẫn tới xu hướng dịch chuyển này. Tóm lại, thành phần
kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng lực lượng lao động của Việt Nam,
thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng về lâu dài được xem là thành tựu.
Giải pháp
- Tiếp tục duy trì những thành tích đạt được trong giai đoạn 2021-2022
- Gia tăng cơ hội việc làm cho người lao động nhằm tối thiểu hóa thất nghiệp.
- Phân bổ nguồn nhân lực phù hợp với xu hướng phát triển.
- Cải thiện môi trường kinh doanh,tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt
động hiệu quả và bền vững.
- Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư
nước ngoài
- Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.

Tình hình sử dụng lao động trong các thành phần kinh tế

2022 2021 Chênh lệch

Chỉ tiêu Giá trị Giá trị Giá trị Tỉ


Tỉ trọng Tỉ trọng Tỉ lệ
(nghìn (nghìn (nghìn trọng
(%) (%) (%)
người) người) người) (%)
TỔNG SỐ 50,604.71 100 49,072.00 100 1,532.71 3.12 0
Nông
nghiệp, lâm
13,937.60 27.54 14,262.30 29.06 -324.70 -2.28 -1.52
nghiệp và
thủy sản
Khai
195.99 0.39 175.1 0.36 20.89 11.93 0.03
khoáng
Công
nghiệp chế
11,767.87 23.25 11,209.10 22.84 558.77 4.98 0.41
biến, chế
tạo
Xây dựng 4,639.83 9.17 4,545.20 9.26 94.63 2.08 -0.09
Bán buôn
và bán lẻ;
sửa chữa ô
tô, mô tô, 7,893.56 15.6 7,203.90 14.68 689.66 9.57 0.92
xe máy và
xe có động
cơ khác
Vận tải,
1,906.49 3.77 1,856.50 3.78 49.99 2.69 -0.01
kho bãi
Dịch vụ lưu
trú và ăn 2,684.99 5.31 2,493.40 5.08 191.59 7.68 0.23
uống
Hoạt động
tài chính,
ngân hàng 489.72 0.97 484.6 0.99 5.12 1.06 -0.02
và bảo
hiểm
Hoạt động
kinh doanh
366.47 0.72 308.2 0.63 58.27 18.91 0.09
bất động
sản

Tổng lao động tham gia vào nền kinh tế năm 2021 là 49,072 nghìn người, năm 2022 là
50,604.71 nghìn người, so với năm 2021 thì năm 2022 tăng 1,532.71 nghìn người với tỉ lệ tăng
3.12. Như vậy, nhìn chung tổng lao động đã có sự tăng lên qua các năm: Cụ thể nguồn lực về
lao động trong nhóm ngành nông nghiệp,lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm lao động còn
nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng về lực lượng lao động qua đó
cho thấy quy mô sử dụng lao động đã tăng lên qua các năm. Đối với quốc gia đang phát triển như
nước ta thì việc tăng nguồn lực lao động được đánh giá là tốt vì khi tổng nguồn lực lao động
này tăng lên thì cho thấy nhu cầu cần sử dụng lao động nhiều hơn, tỷ lệ người dân có việc làm
cao hơn và hơn hết lực lượng lao động tăng vào 2 nhóm ngành công nghiệp xây dựng và dịch
vụ điều này là cơ sở trực tiếp giúp gia tăng sản lượng cho nền kinh tế.

Về cơ cấu trong giai đoạn 2012-2014, tỉ trọng lao động nhóm ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản là cao nhất ,tiếp theo đến là nhóm ngành dịch vụ và cuối cùng là nhóm ngành
CN,XD, nguyên nhân tỉ trọng lao động nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm
phần lớn như vậy là do xuất phát điểm nước ta vẫn là nước nông nghiệp, trình độ lao động không
cao. Về xu hướng thay đổi, tỉ trọng lao động nhóm ngành lao động đang có sự giảm đi trong khi
tỉ trọng lao động vào 2 nhóm ngành còn lại có sự tăng lên; điều này được đánh giá là phù hợp với
định hướng phát triển kinh tế xã hội cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta; hơn nữa
khi so sánh với tốc độ chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư cho thấy phân công lao động theo đầu tư là
khá phù hợp, khi so sánh với tốc độ chuyển dịch của GDP cho thấy sự chuyển dịch của lao động
một phần đã thúc đẩy sự chuyển dịch GDP nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản và
dịch vụ tuy nhiên tỉ trọng GDP nhóm ngành CN, XD lại có xu hướng giảm trong khi tỉ trọng lao
động nhóm ngành này lại tăng cho thấy năng suất lao động nhóm ngành này chưa cao đòi hỏi
Chính phủ cần có chính sách giúp nâng cao chất lượng lao động nhóm ngành này hay tăng cường
áp dụng khoa học công nghệ để thúc đẩy sự gia tăng tỉ trọng GDP nhóm ngành này.

Phân tích chi tiết

Lao động tham gia ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 là 14,262.3
nghìn người, năm 2022 còn 13,937.6 nghìn người; giảm 324,7 nghìn người với tỷ lệ giảm 2.28%
so với năm 2021. Nguồn lực lao động ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng
giảm trong giai đoạn 2021-2022. Nhìn vào số liệu cụ thể ta có thể thấy năm 2022, nguồn lực lao
động giảm.Nguồn lực về lao động trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm là hợp
lý vì giai đoạn 2021-2022 nước ta vẫn đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa có
nghĩa là cơ cấu lao động nhóm ngành nông, lâm, thủy sản đang chuyển dịch dần sang nhóm
ngành công nghiệp, xây dựng tuy nhiên sự chuyển dịch này còn khá chậm vì vậy Chính phủ cần
có những chính sách giúp gia tăng sự chuyển dịch lao động.

Lao động nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2021 đạt 11,209.1 nghìn người,
năm 2022 đạt 11,767.87 nghìn người; tăng 558.77 nghìn người với tỷ lệ tăng 4.98% so với năm
2021. Nguồn lực lao động nhóm ngành công nghiệp giai đoạn 2012-2014 nhìn chung có xu
hướng tăng nhanh qua từng năm cho thấy đây là ngành công nghiệp trọng điểm trong nền kinh tế
nước ta. Sự tăng trưởng về số lượng và tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo đnag đi
đúng định hướng được đề ra. Nhìn từ tốc độ phát triển, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai
trò chủ chốt, dẫn dắt tăng trưởng. Ngành công nghiệp khai khoáng cũng có sự tăng nhẹ trong
năm 2021 là 175.1 nghìn người, năm 2022 đạt 195.99 nghìn người, tăng 20.89 nghìn người. Giai
đoạn này đã ghi nhận mức tăng về cả quy mô lẫn tỷ trọng của ngành khai khoáng, điều này
không phù hợp với định hướng phát triển kinh tế bền vững của nước ta giai đoạn này. Lao động
nhóm ngành xây dựng năm 2021 là 4,545.2 nghìn người, năm 2022 đạt 639.83 nghìn người, tăng
94.63 nghìn người với tỉ lệ tăng 2.08%. Việc tăng trưởng số lượng người lao động trong ngành
xây dựng đòi hỏi ngành xây dựng Việt Nam cần phát triển toàn diện về đào tạo, nhằm tạo ra sự
chuyển biến rõ rệt về chất lượng nhân lực, hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao đáp ứng
yêu cầu phát triển nhanh, bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành Xây
dựng; gắn đào tạo với giải quyết việc làm; xây dựng một số cơ sở đào tạo đạt chuẩn quốc tế, đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành Xây dựng trong nước và cạnh tranh có hiệu quả trên thị
trường xây dựng quốc tế.

Lao động ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
năm 2021 là 7,203.9 nghìn người; năm 2022 là 7,893.56 nghìn người, đã tăng 689.66 nghìn
người với tỷ lệ tăng 9.57% so với năm 2021. Đây là ngành có số lượng người lao động cao nhất
trong nhóm ngành dịch vụ. Tiếp theo đó là ngành vận tải, kho bãi và dịch vụ lưu trú, ăn uống ( tỉ
lệ tăng lần lượt là 2.69%, 7.68%). Ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và kinh doanh bất động
sản luôn suy trì ở mức ổn định với mức tăng lần lượt là 5.12 nghìn người, 58.45 nghìn người so
với năm 2021. Nước ta đang trong quá trình thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời
nước ta cũng đang trong thời kỳ hội nhập với các nước trên thế giới nên việc tập trung phát triển
dịch vụ trong nước là điều cần thiết, từ đó ta có thể thấy cơ cấu lao động cũng dần chuyển dịch
sang nhóm ngành dịch vụ. Tuy nhiên chủ yếu trong số đó là các ngành có giá trị lao động thấp
đòi hỏi Chính phủ có chính sách đầu tư hay thu hút lao động vào những ngành có tiềm năng và
có giá trị sản xuất cao hơn như hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ và hoạt động tài
chính, ngân hàng và bảo hiểm.
Kết luận
Nhìn chung nguồn lực lao động tham gia vào nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021 – 2022 đã
tăng lên do sự tăng lên của các nhóm ngành CN, XD và dịch vụ từ đó làm cơ cấu lao động có sự
chuyển dịch từ nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản sang CN, XD và dịch vụ. Với xu thế
hội nhập và phát triển kinh tế thúc đẩy theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn
2021 - 2022 thì việc phân bổ lao động như vậy trên cơ bản là hợp lý nhưng Chính phủ cũng cần
có những chính sách kinh tế giúp tận dụng được lực lượng lao động dồi dào từ đó tăng năng suất
lao động và tăng trưởng kinh tế nước ta.
Giải pháp
- Tăng cường đầu tư chuyển dịch KH, CN vào nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
giúp giảm nhu cầu lao động nhóm ngành này đồng thời tăng năng suất lao động.
- Đầu tư vào giáo dục và đào tạo chất lượng cao giúp cung cấp cho người lao động kỹ năng cần
thiết để tham gia vào các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đặc biệt là những ngành mũi
nhọn tạo ra giá trị sản xuất lớn.
- Chính phủ có thể định hướng đầu tư vào các ngành có tiềm năng tạo ra nhiều việc làm, như
ngành công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe, và năng lượng tái tạo. Điều này có thể tạo ra sự
gia tăng trong sử dụng lao động.

Đảm bảo cơ sở hạ tầng và tiện ích công cộng, như giao thông, năng lượng, và kết nối
internet, được cải thiện để hỗ trợ sự phát triển của ngành dịch vụ và thu hút đầu tư từ đó thúc đẩy
sự phân bổ lao động,..

You might also like