You are on page 1of 11

Đvt: Triệu đồng

Đvt: Triệu đồng

Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh chính của MWG chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu lợi
nhuận của doanh nghiệp trong 5 năm và đều có tỉ trọng trên 90% (lần lượt là 102,19%,
98.42%, 96.36%, 91.06%, 109.71%). Điều này cho thấy Thế giới Di Động đang tập trung
vốn vào ngành nghề kinh doanh chính: Bán lẻ điện thoại di động, thiết bị số và gần đây là
về dược phẩm. Lợi nhuận hoạt động tài chính trước lãi vay và lợi nhuận khác luôn chiếm
tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ, Thế giới Di động
đang đi đúng hướng trong việc giữ một cơ cấu lợi nhuận hợp lý.

Tỷ trọng cơ cấu vốn của lợi nhuận từ HĐKD chính là không đồng đều qua các năm, giảm
3.77% vào năm 2019 (so với 2018), tiếp tục giảm 2.06% vào năm 2020 (so với năm
2019) và tang 18.65% vào năm 2022. Tuy nhiên về mặt giá trị, qua các năm vẫn có sự
tang trưởng ổn định cho nên nhưng dấu hiệu về tỷ trọng được dự đoán là trong ngắn hạn.
Có thể nói trong 5 năm gần nhất tuy chịu sự tác động của đại dịch của Covid nhưng do
các chính sách quảng bá và bán hàng của MWG được triển khai mới mẻ và sáng tạo nên
cơ cấu lợi nhuận trong bảng so sánh tuy có chút biến đổi mạnh có nhưng cơ cấu lợi nhuận
vẫn được duy trì và cải thiện hiệu quả, dần đang hồi phục và phát triển mạnh mẽ.
Đvt: Triệu đồng

Bảng 3: Diễn biến các chỉ tiêu 2018 - 2022

160,000

140,000
133,405
120,000 122,958
108,546
100,000 102,174 102,623
95,326
86,516 82,686 84,592
80,000
71,224
60,000

40,000

20,000 17,914 21,790


12,437 15,334
9,660
0 1,762 2,074 3,404 3,823 2,348
2018 2019 2020 2021 2022

Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán


Chi phí bán hàng Chi phí quản lý

Biểu đồ 1: Diễn biến doanh thu thuần và các chi phí giai đoạn 2018-2022
Nguồn: Báo cáo thường niên MWG 2022

Nhìn tổng thể từ năm 2018 – 2022, MWG đã có sự gia tăng ổn định về doanh thu thuần,
giá vốn hàng bán, chi phí bán hang và chi phí quản lý doanh nghiệp. Lý giải cho sự tăng
trưởng ổn định này là do Thế giới Di động đã liên tục mở rộng các cửa hang như Bách
Hóa Xanh, Thế Giới Di Động và Nhà thuốc An Khang lên khắp cả nước, dẫn đến sự gia
tăng của đội ngũ nhân viên, quản lý… Làm cho các chi phí liên quan cũng tang lên. Cụ
thể mức tăng lần lượt của doanh thu thuần so với năm liền kề trước đó là 18.10%, 6.24%,
13.28%, 8.5%.
Biểu đồ 2: Doanh thu thuần MWG 2018 - 2022

Cùng với đó DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm, biểu thị từ năm 2018-2022
tăng mạnh do công ty đã có những chính sách cải thiện tốt về chất lượng của dịch vụ tiêu
thụ và sản phẩm hàng hóa. Chất lượng của sản phẩm được thể hiện ở các yếu tố mẫu mã,
có khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường hoặc kiểu dáng như thế nào. Đây là yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến giá cả của dịch vụ, hàng hóa. Vậy nên sẽ tác động rất lớn đến khả
năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Khi chất lượng sản phẩm cao thì sẽ bán được
giá cao và ngược lại khi chất lượng kém thì giá thành sẽ rất thấp, chất lượng sản phẩm sẽ
quyết định độ tín nhiệm của người dùng.

Đặc biệt theo thống kê của Tổng cục thống kê, năm 2021 - hằng ngày có hơn 10.000
doanh nghiệp tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, với trường hợp của Thế giới di động, năm
2021 là năm thử thách chưa từng có trong lịch sử hoạt động của MWG do tác động của
các đợt bùng phát dịch Covid. Trong bối cảnh đó, MWG đã vượt cột mốc 122.985 ngàn
tỷ đồng doanh thu và xuất sắc hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm. Kết quả kinh doanh
vượt mọi kỳ vọng của Công ty. Điều này cho thấy MWG vẫn có tiềm năng phát triển rất
tốt.

Năm 2022, MWG đã phải tạm ngưng mở rộng chuỗi nhà thuốc An Khang, cũng như là
đánh giá lại Bách Hóa Xanh hậu tái cơ cấu do chưa hoạt động hiệu quả. Mặc dù, số lượng
cửa hang đã gần lên đến cực đại, gần như phủ song khắp cả nước. Nhưng vẫn chưa có
nhiều sự tăng trưởng đột biến trong lợi nhuận và doanh thu(Chi biến động trong khoảng
10%).

Phân tích theo chiều dọc

Đvt: Triệu đồng


Bảng 5: Tỷ trọng các chỉ tiêu trên doanh thu thuần 2018 - 2022

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên doanh thu năm
2018 - 2022 lần lượt 4.38%, 4.95%, 4.99%, 5.27%, 4.54%. Như vậy tỷ lệ này tăng khá
đều qua các năm, đặc biệt tăng cao hơn ở năm 2021, tăng 2,84% so với 2020. Nguyên
nhân chính là do đóng góp tăng của tỷ lệ lợi nhuận từ HĐKD chính (tăng 4.79%) và lợi
nhuận từ HĐTC trên doanh thu tăng 1.01%.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)

Tỷ lệ này không ổn định qua các năm từ 2018 đến 2022. Cụ thể: Năm 2018 tỷ lệ này là
3,33%, năm 2019 là 3,76%, năm 2020 là 3,62%, năm 2021 là 3.99% và đạt 3,07% vào
năm 2022. Nguyên nhân có sự biến động không ổn định đến từ sự tăng trưởng không
đồng đều giữa các năm, sự tăng giảm các chi phí cũng góp phần làm ROS không ổn định
qua các năm.

Năm 2021 có giảm mạnh so với 2020 qua biểu đồ, do sự trở lại của nền kinh tế sau tác
động của đại dịch. Các chính sách hợp lý được thực hiện như khối lượng tiêu thụ và sản
xuất sản phẩm: lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lượng tiêu thụ sản
phẩm. Nếu sản xuất ít sản phẩm, nhu cầu tiêu thị lớn sẽ khiến doanh thu của doanh
nghiệp cao hơn. Nếu sản xuất sản phẩm ra nhiều vượt quá nhu cầu của thị trường sẽ dẫn
đến tình trạng hàng tồn kho, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Vậy nên doanh
nghiệp cần tìm hiểu và nắm rõ tình hình cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm của thị
trường để xác định được khối lượng phù hợp và giá cả sản phẩm được chỉnh đổi phù hợp
với người dân sau đại dịch. Nhân tố này rất quan trọng và nó ảnh hưởng nhiều đến doanh
thu thuần. Trường hợp các yếu tố khác không đổi, giá cả dịch vụ hàng hóa tăng thì doanh
thu bán hàng sẽ tăng và ngược lại. Nhưng khi giá cả hàng hóa tăng thì khối lượng tiêu thụ
sản phẩm sẽ giảm xuống. Còn khi giảm giá thì khối lượng tiêu thụ sẽ tăng lên.

Năm 2021 là năm thử thách chưa từng có trong lịch sử hoạt động của MWG do tác động
của các đợt bùng phát dịch Covid. Trong bối cảnh đó, MWG đã vượt cột mốc 5 tỷ USD
doanh thu và xuất sắc hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm. Kết quả kinh doanh vượt
mọi kỳ vọng của Công ty:
Trong năm 2021, Tận Tâm cung cấp dịch vụ giao hàng, lắp đặt, bảo hành, sửa chữa,
dịch vụ xây dựng cho các Công ty trong tập đoàn Thế Giới Di Động và cung cấp một
tỷ lệ nhỏ doanh thu cho khách hàng bên ngoài. Hoạt động kinh doanh cũng bị ảnh
hưởng trong thời gian phong tỏa vì dịch bệnh Covid19.Doanh thu trong năm 2021
tăng 5% so với năm 2020. • Tình hình tài chính và khả năng thanh toán được duy trì
ổn định.

An Khang tập trung kinh doanh ngành hàng dược phẩm nên hoạt động kinh doanh
trong năm 2021 được thuận lợi hơn các ngành hàng khác khi người dân chú ý hơn tới
vấn đề sức khỏe trong thời gian dịch bệnh Covid 19. Cùng với việc liên tục mở mới
cửa hàng đã giúp doanh thu chuỗi nhà thuốc An Khang trong năm 2021 tăng 356% so
với năm 2020.
Qua bảng trên, cho thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ lệ lớn trong
cơ cấu lợi nhuận của MWG trong 5 năm qua và giá trị tăng trưởng của LN HĐKD tăng
mạnh. Nhưng khi so sánh cơ cấu qua các năm thì ta có thể thấy tỷ trọng tăng trưởng của
2018/2017 là 35,01% nhưng đến 2020/2019 thì tỷ trọng tăng trưởng chỉ còn 7,5% nhưng
đến năm 2021 so với 2020 thì có xu hướng tăng là 19,46% đây là dấu hiệu tích cực. Bên
cạnh đó, LNHĐ tài chính trước lãi vay cũng có xu hướng tăng mạnh với tỷ lệ tăng trưởng
ấn tượng giữa cơ cấu của 2018/2017 so với 2019/2018 tăng từ 36,58% đến 84,12% về
giai đoạn so với giữa hai năm 2020/2019 tuy có giảm còn 26,12% do các khoản lỗ của
NWG nhưng đã tăng trở lại ở năm 2021. Có thể nói trong 3 năm gần nhất tuy chịu sự tác
động của đại dịch của Covid nhưng do các chính sách quảng bá và bán hàng của MWG
được triển khai mới mẻ và sáng tạo nên cơ cấu lợi nhuận trong bảng so sánh tuy có chút
biến đổi mạnh có nhưng cơ cấu lợi nhuận vẫn được duy trì và cải thiện hiệu quả, dần
đang hồi phục và phát triển mạnh mẽ. Nhờ đó, ta có thể thấy tuy tỷ trọng tăng trưởng
EBIT giữa 2020/2019 giảm mạnh còn 9,16% nhưng khi năm 2020 so với 2021 thì tỷ
trọng tăng trưởng EBIT lại tăng lên 24,43%.

Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh chính chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu lợi
nhuận của doanh nghiệp trong 3 năm và đều có tỉ trọng trên 90% (lần lượt là 100,54%,
96,82%, 91,03%). Điều này cho thấy Tập đoàn Hoa Sen đang tập trung vốn vào ngành
nghề kinh doanh chính: mua bán tấm lợp bằng thép, ống thép, vật liệu xây dựng. Lợi
nhuận hoạt động tài chính trước lãi vay chiếm tỷ trọng thấp nhất ở năm 2020 là -0,37%
và tăng lên 3,21% ở năm 2021, 2022 giảm còn 0,96% chứng tỏ Tập đoàn Hoa Sen đang
có sự điều chỉnh cơ cấu lợi nhuận của công ty.

Nhìn vào bảng chỉ số các bộ phận lợi nhuận, giá trị lợi nhuận của hoạt động kinh
doanh chính có xu hưởng tăng mạnh từ năm 2020 đến năm 2021, mặc dù có sự ảnh
hưởng của đại dịch covid cho thấy doanh nghiệp vẫn đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh,
cung ứng hàng hóa thông suốt trong điều kiện khó khăn. Năm 2022, lợi nhuận này giảm
do ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô nói chung và liên quan đến các chính sách bất động
sản nói riêng.
Năm 2020, tỷ trọng lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính lớn hơn 100%, cao
nhất trong 3 năm phân tích. Trong nửa sau năm 2020 , tình hình dịch bệnh Covid-19
được kiểm soát, nền kinh tế đi vào hoạt động bình thường, lĩnh vực xây dựng phục
hồi mạnh trở lại và duy trì sự tăng trưởng mạnh mẽ. Đây cũng chính là nguyên nhân
khiến Hoa Sen tăng vọt về lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính.

Năm 2021 tỷ trọng lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính giảm 3,72% bởi sự
gia tăng tỷ trọng lợi nhuận hoạt động tài chính (tăng lên 3,58%), giúp nâng lợi nhuận
này vươn lên khỏi mức âm. Tuy hành động này làm giảm tỷ trọng lợi nhuận hoạt
động kinh doanh chính nhưng tỷ trọng này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức gia
tăng EBIT năm 2021. Tỷ trọng lợi nhuận khác tăng 0,13% còn mức -0,04%. Có thể
thấy năm 2021 Tập đoàn đã có một sự điều chỉnh và đây là năm có cơ cấu lợi nhuận
hợp lý nhất cho các chỉ tiêu lợi nhuận của công ty.

Bước sang năm 2022, thị trường thép gặp nhiều bất ổn. Trong bảng báo cáo cơ
cấu lợi nhuận có sự giảm tỷ trọng lợi nhuận doanh nghiệp, trong đó: lợi nhuận hoạt
động kinh doanh chính giảm từ 96,82% xuống 91,03%; lợi nhuận hoạt động tài chính
giảm từ 3,21% xuống 0,96%. Với bối cảnh kinh tế khó khăn thì cơ cấu lợi nhuận này
của Tập đoàn Hoa Sen vẫn nằm ở mức tốt. Tuy doanh nghiệp vẫn duy trì được cơ cấu
lợi nhuận hợp lý trong năm 2022, nhưng có thể nhận thấy có sự gia tăng tương đối trong
tỷ trọng lợi nhuận khác (tăng 8.05% so với 2021). Nếu doanh nghiệp tiếp tục để tình
trạng tỷ trọng lợi nhuận khác gia tăng, rất có thể xảy ra vấn đề trong khâu quản trị nguồn
vốn, nguồn lực. Bởi lợi nhuận khác tăng thể hiện cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp
thiếu tính bền vững, do thường đa phần lợi nhuận này tăng vì thanh lý tài sản cố định.

You might also like