You are on page 1of 8

4.

4 Tỷ số về doanh lợi (Sơ đồ DuPont)

STT Chỉ tiêu Đvt 2020 2021 2022

1 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 11.235 10.632 8.577

2 Doanh thu thuần Tỷ đồng 59.636 60.919 59.956

3 Tổng tài sản bình quân


Tỷ đồng 46.566 45.414 50.907

Vốn chủ sở hữu Tỷ


bình
đồng 31.689 31.053 34.333
4 quân

DOANH LỢI TIÊU THỤ


Doanh lợi tiêu thụ = Lợi nhuận sau thế/ Doanh thu thuần

2020 2021 2022


ROS 0,19 0,17 0,14
Nhận xét
Tỷ số sinh lời trên doanh thu thuần của công ty được thể hiện rõ ràng ở bảng trên, ROS của
Vinamilk giảm dần qua các năm, từ 0,19 năm 2020 xuống còn 0,14 năm 2022. Cụ thể, năm
2020 có tỷ số ROS là 0,19% cho thấy 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra 0,19 đồng lợi nhuận; năm
2021 có tỷ số ROS là 0,17% cho thấy 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra 0,17 đồng lợi nhuận (giảm
không đáng kể so với năm 2020 là 0,02%); năm 2022 tỷ số ROS là 0,14 % cho thấy 1 đồng
doanh thu sẽ tạo ra 0,14 đồng lợi nhuận (tiếp tục giảm 0,03% so với năm 2021). Tuy nhiên,
chỉ số ROS của Vinamilk có xu hướng giảm qua các năm, cho thấy doanh nghiệp đang gặp
khó khăn trong việc duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Năm 2020: ROS của Vinamilk là 0,19, cao nhất trong ba năm. Điều này cho thấy Vinamilk đã
tận dụng cơ hội từ dịch Covid-19 để tăng cường hoạt động marketing, nâng cao nhận thức
thương hiệu và khẳng định vị thế là nhà sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam. Vinamilk cũng tăng
cường các hoạt động trách nhiệm xã hội, hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh,
như cung cấp sữa miễn phí cho các bệnh viện, trường học, trung tâm cách ly, và hỗ trợ các
nông dân chăn nuôi bò sữa.

Năm 2021: ROS của Vinamilk giảm xuống 0,17, thấp hơn 0,02 điểm so với năm 2020 bởi vì
Vinamilk gặp khó khăn trong việc duy trì và tăng cường thị phần trong nước, do cạnh tranh
khốc liệt từ các đối thủ như TH True Milk, NutiFood, FrieslandCampina, và các thương hiệu
sữa nhập khẩu. Vinamilk cũng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng,
ngày càng quan tâm đến các sản phẩm sữa tươi, sữa chua, và sữa đặc biệt hơn là sữa bột. Gặp
khó khăn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp,
gây ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển và logistics. Vinamilk cũng phải đối mặt với sự
cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất sữa quốc tế
Năm 2022: Năm 2022: ROS của Vinamilk tiếp tục giảm xuống 0,14, thấp hơn 0,03 điểm so
với năm 2021 là do Vinamilk phải đối mặt với sự bão hòa của thị trường sữa trong nước, khi
mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam đã đạt 28 lít/năm, cao hơn mức trung
bình của khu vực Đông Nam Á. Vinamilk cũng phải cạnh tranh với các thương hiệu sữa mới
nổi, như Ba Vì Milk, Mộc Châu Milk, và Vinasoy. Phải đối phó với sự biến động của môi
trường kinh doanh quốc tế, khi các thị trường xuất khẩu chính của Vinamilk, như Trung Quốc,
Campuchia, và các nước Trung Đông, đều có những khó khăn riêng, như chính trị, kinh tế, và
văn hóa. Vinamilk cũng phải thích ứng với các thỏa thuận thương mại tự do mới, như CPT
DOANH LỢI TÀI SẢN(ROA)
Doanh lợi tài sản = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân

2020 2021 2022


ROA 0,24 0,23 0,17
Nhận xét
Năm 2020: ROA của Vinamilk là 0,24, cao nhất trong ba năm. cho thấy Vinamilk có hiệu quả sử
dụng tài sản tốt trong năm 2020, Vinamilk đã tận dụng cơ hội từ dịch Covid-19, mở rộng thị
trường xuất khẩu, và đa dạng hóa danh mục sản phẩm để tăng doanh thu và lợi nhuận.
Năm 2021: ROA của Vinamilk giảm xuống 0,17, thấp hơn 0,07 điểm so với năm 2020. cho thấy
Vinamilk có hiệu quả sử dụng tài sản giảm sút trong năm 2021. Vinamilk đã gặp khó khăn trong
việc duy trì và tăng cường thị phần trong nước, gặp khó khăn trong việc mở rộng thị trường xuất
khẩu, và phải chịu chi phí cao hơn cho nguyên liệu đầu vào.
Năm 2022: ROA của Vinamilk tiếp tục giảm xuống 0,14, thấp hơn 0,03 điểm so với năm
2021. cho thấy Vinamilk có hiệu quả sử dụng tài sản giảm mạnh trong năm 2022.
Vinamilk đã đối mặt với sự bão hòa của thị trường sữa trong nước, phải đối phó với sự
biến động của môi trường kinh doanh quốc tế, và phải đầu tư vào các tài sản cố định và
dài hạn.
DOANH LỢI VỐN CHỦ SỠ HỮU(ROE)
Doanh lợi vốn chủ sỡ hữu = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân

2020 2021 2022


ROE 0,35 0,34 0,25
Nhận xét
ROE của Vinamilk đã giảm từ 0,35 năm 2020 xuống còn 0,25 năm 2022. Điều này có thể cho
thấy Vinamilk đã gặp khó khăn trong việc duy trì hoặc tăng lợi nhuận trong bối cảnh thị trường
sữa cạnh tranh khốc liệt và ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, ROE của Vinamilk
vẫn ở mức cao so với mặt bằng chung của ngành sữa Việt Nam, và cao hơn nhiều so với mức
trung bình của các doanh nghiệp sữa trên thế giới
Năm 2020: ROE của Vinamilk là 0,35, giữ nguyên so với năm 2019. Đây là một kết quả khả
quan trong bối cảnh năm 2020 là năm khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Vinamilk đã thực hiện nhiều chiến lược để duy trì và phát triển thị phần, như mở rộng thị trường
xuất khẩu, đầu tư vào công nghệ, tăng cường quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng.
Năm 2021: ROE của Vinamilk giảm nhẹ xuống 0,34, giảm 0,01 so với năm 2020. Đây là một sự
giảm nhẹ không đáng kể, cho thấy Vinamilk vẫn duy trì được hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
ở mức cao. Vinamilk đã tiếp tục thực hiện các hoạt động kinh doanh mạnh mẽ, như mở rộng sản
phẩm, tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế, đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
Năm 2022: ROE của Vinamilk giảm mạnh xuống 0,25, giảm 0,09 so với năm 2021. Đây là một
sự giảm đáng lo ngại, cho thấy Vinamilk đã gặp nhiều khó khăn trong việc sinh lời từ vốn chủ
sở hữu. Vinamilk đã phải đối mặt với nhiều thách thức, như sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối
thủ trong và ngoài nước, sự biến động của giá nguyên liệu, sự suy giảm của nhu cầu tiêu dùng
do tác động của đại dịch COVID-19.
SƠ ĐỒ DUPONT

STT Chỉ tiêu 2020 2021 2022

1 Lợi nhuận sau thuế 11.235.732.2 10.632.535.97 8.577.575.31


9.708
34.125 2.478

2 Doanh thu thuần 59.636.286. 60.919.164.84 59.956.247.1


225.547 6.146 97.418

3 Tổng tài sản bình 46.566.177. 45,414,900,99 50,907,533,8


quân 029.832 8,487 37,220

4 Vốn chủ sở hữu 31,689,188, 31,053,076,02 34,333,316,3


bình quân 717,093 5,515 02,235

5 Tỷ suất lợi nhuận 18,84% 17,45% 14,31%


ròng (ROS)
(5)=(1)/(2)

6 Vòng quay tài sản 1,28 1,34 1,18


(6)=(2)/(3)

7 Đòn bẩy tài chính 1,47 1,46 1,48


(7)=(3)/(4)

8 ROA (8)=(5)*(6) 24,16% 23,38% 16,89%

9 ROE (9)=(8)*(7) 35,52% 34,13% 25%

Bảng 1 – Bảng kết quả tỷ số về doanh lợi năm 2020 – 2021 – 2022
Nhận xét:
● Thứ nhất, tỷ suất lợi nhuận ròng (ROS)
Theo bảng số liệu, nhận thấy ROS có xu hướng giảm trong giai đoạn năm 2020-
2022 chỉ số này đã giảm từ 18,84% (năm 2020) xuống 14,31% (năm 2022). Chỉ số
sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm tương đương 4,53%. Qua phân tích DuPont nhận
thấy, với năm 2020 tỷ số lợi nhuận là 18,84% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu
công ty lãi được 18,84 đồng và đến năm 2022 chỉ còn lãi được 14,31%. Nên thấy
được chiến lược của Doanh nghiệp dường như không còn được hiểu quả so với
thời điểm hiện tại.
● Thứ hai, số vòng quay tài sản của doanh nghiệp có xu hướng tăng từ năm 2020-
2021 chỉ số này tăng từ 1,28 vòng lên 1,34 vòng, sang đến năm 2022 giảm mạnh
xuống còn 1,18 vòng. Chỉ tiêu này cho biết năng lực sử dụng vốn của doanh
nghiệp, với số vòng quay của tài sản vẫn còn khá cao chứng tỏ doanh nghiệp chưa
tối ưu được nguồn lực tài sản trong sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra doanh thu.
● Thứ ba, đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong cấu trúc tài
chính của doanh nghiệp. Giai đoạn năm 2020-2021, doanh nghiệp có mức đòn bẩy
tài chính là 1,47 giảm nhẹ còn 1,46, đến năm 2022 tăng nhẹ lên mức 1,48. Qua đó
thấy được, vay nợ nhiều sẽ cho thấy tỷ lệ tài sản của Vinamilk được tài trợ bởi nợ
vay cao. Do chi phí sử dụng vốn vay thường thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở
hữu, các doanh nghiệp thường có xu hướng vay nợ để tận dụng nguồn vốn, tối ưu
hóa dòng tiền, tận dụng các cơ hội kinh doanh, từ đó, gia tăng lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu. Tuy nhiên, nếu như sử dụng vốn vay không hiệu quả, đòn bẩy tài
chính cao làm tăng rủi ro mất khả năng thanh toán các khoản nợ.
● Thứ tư, Chỉ số ROA sẽ phản ánh một phần hiệu quả hoạt động cũng như khả năng
quản lý tài sản của một doanh nghiệp. Thông qua bảng số liệu, thấy được ROA của
của doanh có xu hướng giảm, đặc biệt giảm mạnh vào năm 2022 còn 16,89% thấp
hơn năm 2020 là 24,16% . Chỉ số ROA còn thấp, chứng tỏ nguồn vốn của doanh
nghiệp chưa được khai thác hiệu quả. %. Qua phân tích DuPont nhận thấy rằng
công ty đang gặp khó khăn trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận. Theo đó,
kết quả chỉ tiêu này Công ty có thể cần phải đánh giá lại chiến lược để tăng cường
hiệu quả tài sản và tăng ROA trong tương lai.
Việc ROA của công ty Vinamink giảm trong các năm gần đây cho thấy công ty
đang gặp khó khăn và cần phải đưa ra các biện pháp để tăng cường hiệu quả sử
dụng tài sản và tăng ROA trong tương lai. Qua đó, công ty có thể cải thiện lợi
nhuậnvà nâng cao hiệu suất tài chính.
● Thứ năm, chỉ số ROE được tính giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu, nên lợi
nhuận càng cao, ROE càng lớn thì lợi nhuận mà doanh nghiệp nhận được càng
nhiều, các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Chỉ số ROE của Vinamilk
giảm liên tục trong giai đoạn năm 2020-2022, mức ROE thấp nhất vào năm 2022
đạt 25% thấp hơn năm 2020 là 35,52%. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chưa
phát huy tốt việc mang lại giá trị cho cổ đông tuy nhiên so với các công ty cùng
ngành cùng thời điểm thì nó đang ở mức ổn định, vì đây là 2 trong 3 năm đất nước
ta cũng như thế giới đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và đang từng bước phục
hồi kinh doanh. Tuy nhiên với năm 2022 thì chỉ số này sụt giảm chỉ còn 25%,
chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang gặp khó khăn về lợi nhuận thu được trong năm
2022. Từ việc phân tích chỉ số ROE - lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của công
ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk ta thấy được hiệu quả sử dụng đông vốn của
công ty đang ở tình trạng không ổn định. Năng lực phát triển của công ty đang
kém dần và đây cũng là một trong những doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam.
4.5 Tỷ số giá thị trường

TỈ GIÁ THỊ 2020 2021 2022


TRƯỜNG
Lợi nhuận trên 5.376 5.087 4.104
cổ phiếu (EPS)

Giá trị sổ sách 16.099 17.154 15.702


mỗi cổ phiếu

Tỷ số giá/ lợi 1.860 1.966 2.437


nhuận (P/E)

Tỉ số giá thị 0.621 0.583 0.637


trường/ giá sổ
sách (M/B)

Bảng 2- Bảng kết quả tỷ số về thị trường


Nhận xét đánh giá

Dựa trên bảng chỉ số tài chính của công ty, chúng ta có thể nhận xét và đánh giá khả
năng sinh lời của công ty như sau:

 Giảm dần EPS: EPS là chỉ số đo lường lượng lợi nhuận mà công ty tạo ra cho
mỗi cổ phiếu. EPS của công ty đã giảm dần từ 5.376 năm 2020 xuống còn 4.104
năm 2022. Điều này cho thấy công ty đang có xu hướng giảm lợi nhuận hoặc phát
hành thêm cổ phiếu.
 Tăng dần P/E: P/E là chỉ số đo lường giá trị của cổ phiếu so với lợi nhuận của
công ty. P/E của công ty đã tăng dần từ 16.099 năm 2020 lên 17.154 năm 2021, rồi
giảm nhẹ xuống 15.702 năm 2022. Điều này cho thấy cổ phiếu của công ty đang
được định giá cao hơn so với lợi nhuận của nó, hoặc cổ đông kỳ vọng vào tăng
trưởng trong tương lai.
 Ổn định P/B: P/B là chỉ số đo lường giá trị của cổ phiếu so với giá trị sổ sách của
công ty. P/B của công ty dao động trong khoảng từ 0.583 đến 0.637 trong ba năm.
Điều này cho thấy công ty có giá trị sổ sách ổn định và cổ phiếu của nó không bị
định giá quá cao hoặc quá thấp so với giá trị thực của nó.
Tổng kết lại, công ty có khả năng sinh lời khá thấp và không có nhiều triển vọng tăng
trưởng trong ngắn hạn. Cổ phiếu của công ty có thể không phù hợp với những nhà đầu tư
muốn tìm kiếm lợi nhuận cao và ổn định.

III. SO SÁNH

1. So sánh thông qua các tỷ số tài chính


Vinamilk và TH True Milk là hai trong những công ty sản xuất sữa hàng đầu
tại Việt Nam. Để so sánh hiệu quả kinh doanh của hai công ty này, chúng ta
có thể dựa vào một số chỉ số tài chính.
Trước hết, ta có thể so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) của
hai công ty. Tỷ suất này đo lường khả năng của công ty tạo ra lợi nhuận từ
hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo báo cáo tài chính năm 2020, tỷ suất lợi
nhuận gộp của Vinamilk là khoảng 36%, trong khi đó của TH True Milk là
khoảng 44%. Như vậy, TH True Milk có khả năng tạo ra lợi nhuận từ hoạt
động sản xuất kinh doanh cao hơn so với Vinamilk.
Tiếp theo, ta có thể so sánh tỷ suất sinh lời trên tài sản (Return on Assets -
ROA) của hai công ty. Tỷ suất này đo lường khả năng của công ty tạo ra lợi
nhuận từ các tài sản đang sử dụng. Tỷ suất ROA của Vinamilk và TH True
Milk lần lượt là khoảng 5% và 3%. Như vậy, Vinamilk hơn TH True Milk
về khả năng tạo ra lợi nhuận từ tài sản đang sử dụng.
Cuối cùng, ta có thể so sánh tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return on
Equity - ROE) của hai công ty. Tỷ suất này đo lường khả năng của công ty
tạo ra lợi nhuận từ vốn sở hữu. Tỷ suất ROE của Vinamilk và TH True Milk
lần lượt là khoảng 30% và 23%.
Như vậy, Vinamilk có khả năng tạo ra lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu cao hơn
so với TH True Milk. Tóm lại, Vinamilk và TH True Milk có những ưu
điểm riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc so sánh dựa trên các
chỉ số tài chính có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về năng lực và hiệu quả
kinh doanh của hai công ty này.

You might also like