You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
TÊN HỌC PHẦN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Họ và tên học viên: Đặng Thị Thu Hà


MSHV: 030135190124 Lớp học phần: FIN304_211_D02
Mã số đề thi: 02

Thông tin bài thi: Bài thi có: 10 (bằng số) trang mười (bằng chữ) trang

Điểm bằng số Điểm bằng chữ Giảng viên chấm thứ 1 Giảng viên chấm thứ 2

BÀI LÀM
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Bảng biến động lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính của công 4
ty qua năm 2019 và 2020
Bảng 3.1 Bảng cơ cấu tài sản của công ty Vinhomes 5
Bảng 3.2 Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty Vinhomes 6
Bảng 4.1 Bảng cơ cấu tài chính của công ty trong các năm 2019, 2020 7
Bảng 5.1 Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa NOCF và EAT trong năm 8
2020
Bảng 6.1 Tác động của đòn bẩy tài chính đến ROE của công ty Vinhomes 9
năm 2019 và 2020

1
CÂU 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINHOMES
Vinhomes được biết đến là thương hiệu bất động sản số 1 Việt Nam, hoạt động
trong lĩnh vực phát triển, chuyển nhượng và vận hành bất động sản. Các dự án
Vinhomes đều có vị trí đắc địa tại các tỉnh thành trọng điểm hoặc có tốc độ đô thị hóa
cao trên toàn quốc và các thành phố có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch.
Tên Doanh nghiệp: Công ty cổ phần VINHOMES
Tên viết tắt: VINHOMES  
Tên tiếng Anh: VINHOMES.,JSC
Mã cổ phiếu: VHM
Website: https://vinhomes.vn/vi
Vốn điều lệ: 33.495.139.180.000 VNĐ (ngày 31 tháng 12 năm 2020)
Trụ sở chính: Tòa nhà văn phòng Symphony, Đường Chu Huy Mân, Khu đô thị
Vinhomes Riverside, Phúc Lợi, Quận Long Biên, TP. Hà Nội, Việt Nam.
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trải qua gần 20 năm kể từ khi Thành lập Công ty Cổ phần Vincom, tiền thân
của Tập đoàn Vingroup – Công ty CP, công ty mẹ của Vinhomes vào năm 2002 công
ty đã không ngừng thay đổi phát triển ngày một vững mạnh theo thời gian. Năm 2008,
tiền thân của Vinhomes – CTCP Đô thị BIDV – PP được thành lập. Năm 2009 Đổi tên
thành CTCP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội.. Đến năm 2011 CTCP Vinhomes có mặt ở
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (UPCOM) với mã chứng khoán NHN.
Qua 4 năm kể từ 2012 tới năm 2017 CTCP Vinhomes đã gây ấn tượng khi lần
lượt đưa vào vận hành dự án khu đô thị phức hợp cao cấp. Năm 2018 đổi tên thành
Công ty Cổ phần Vinhomes và niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh (HOSE), Khai trương tòa nhà cao nhất Việt Nam Landmark 81. Năm 2019,
Quy hoạch lại các dòng sản phẩm thành các dòng thương hiệu và nâng cấp các dự án
VinCity thành thương hiệu Vinhomes. Năm 2020, cho ra mắt sàn giao dịch bất động
sản trực tuyến Vinhomes Online và thành lập Công ty cổ phần đầu tư phát triển khu
công nghiệp Vinhomes (“VHIZ”).
1.2 Chiến lược kinh doanh.
CTCP Vinhomes với chiến lược bán buôn tại các dự án lớn để nhanh chóng
phát triển hệ sinh thái nhà ở, thương mại, mua sắm, dịch vụ đẳng cấp và phong phú
mang thương hiệu Vinhomes, đem đến nhiều cho lựa chọn cũng như đa dạng hóa sản

2
phẩm cho khách hàng cộng đồng cư dân. Bên cạnh đó tăng thanh khoản để phát triển
tiếp các dự án lớn cùng tăng cường phát triển các bất động sản đẳng cấp quốc tế bên
cạnh đó không ngừng nâng tầm chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Công
ty đã tập trung phát triển chủ yếu ở các mảng sau đây phát triển và chuyển nhượng bất
động sản nhà ở, quản lý bất động sản nhà ở và cho thuê bất động sản nhà ở.
1.3 Thị Phần
Trong
Th ị p h ần BĐS n h à ở t ại Vi ệt Nam 2016 - 1H. 2020
( %) những năm gần đây Vinhomes
22% tiếp tục dẫn đầu về mảng bất
4% động sản nhà ở tại thị trường bất
2%
68% 2% động sản Việt Nam với với 22%
2%
thị phần BĐS số 1 thị trường,
quỹ đất lên tới 165 triệu m2, cao
Vinhomes Hưng Thịnh Đất xanh
Ecopark Novaland Khác nhất thị trường, vượt trội hơn
hẳn, bỏ xa doanh nghiệp đứng thứ 2 trên thị trường và so với các doanh nghiệp cùng
ngành. Vinhomes đang hình thành một chuẩn mực mới cho các dự án bất động sản nói
chung, bất động sản nhà ở nói riêng, hướng trực tiếp tới nhu cầu thực sự của cư dân.
Bên cạnh quỹ đất dồi dào với pháp lý đầy đủ, Vinhomes còn có mối liên hệ chặt chẽ
với nhiều dự án trong hệ sinh thái toàn diện của Vingroup.
CÂU 2: BIẾN ĐỘNG LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHÍNH CỦA
CÔNG TY QUA NĂM 2019 VÀ 2020
Bảng 2.1: Bảng biến động lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính của công ty
ĐVT: Tỷ đồng

Giá trị tuyệt đối Tỷ lệ trên doanh thu Mức độ ảnh


hưởng

Chỉ tiêu 2019 2020 Mức % CL 2019 2020 so sánh Doanh Hiệu
CL thu quả
TKCP

Doanh thu thuần 15465,0 22827,4 7362,45 47,61% 100% 100%


0 5

Giá vốn hàng bán 11997,3 13677,1 1679,85 14% 77,58% 59,92% - 5711,58 -4031,73
1 7 17,66%

Lợi nhuận gộp 3467,69 9150,28 5682,59 163,87% 22,42% 40,08% 17,66% 1650,87 4031,73

Chi phí bán hàng 346,72 192,68 -154,04 -44,43% 2,24% 0,84% -1,40% 165,06 -319,10

Chi phí QLDN 517,91 332,53 -185,38 -35,79% 3,35% 1,46% -1,89% 246,56 -431,95

3
LN từ HĐKD chính 2603,06 8625,07 6022,02 231,34 16,83 37,78% 20,95% 1239,24 4782,77
% %

Nguồn: Dữ liệu thu thập từ BCTC qua các năm 2019,2020 của công ty Vinhomes
Nhận xét: Dựa vào kết quả chỉ ra trên bảng số liệu đã phân tích ta nhận thấy rằng
lợi nhuận HĐKD chính năm 2020 tăng 6022,02 tỷ đồng so với năm 2019, tương ứng
với tỷ lệ tăng là 231,34 %. Bên cạnh đó tỷ suất lợi nhuận HĐKD chính cũng tăng
mạnh với 20,95% so với năm 2019. Năm 2019 cứ 100 đồng doanh thu thì lợi nhuận
HĐKD chính đạt 16,83 đồng thì đến năm 2020 tăng lên đến 37,78 đồng. Có thể thấy
trong năm 2020 doanh nghiệp đã sử dụng chi phí hoạt động một cách hiệu quả và làm
gia tăng lợi nhuận HĐKD chính. Đi sâu vào xem xét từng nhân tố, ta có:
Tác động của doanh thu thuần
Doanh thu thuần của công ty năm 2020 tăng 7362,45 tỷ đồng so với năm 2019
tương đương với mức tăng 47,61% và trong điều kiện hiệu quả tiết kiệm chí phí không
đổi thì cho lợi nhuận HĐKD chính tăng 1239,24 tỷ đồng.
Tác động của hiệu quả tiết kiệm chi phí trực tiếp
Năm 2020 tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu là 59.92% giảm 17,66% điều này
cho doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí GVHB hiệu quả làm cho LN HĐKD chính tăng
4031,73 tỷ đồng. Vậy cứ 100 đồng doanh thu lợi nhuận gộp năm 2020 sẽ cao hơn năm
2019 17,66 đồng. Và với doanh thu 22827,45 tỷ đồng công ty sẽ tăng tương ứng với
4031,73 tỷ đồng.
Tác động của hiệu quả tiết kiệm chi phí bán hàng:
Tỷ lệ CPBH năm 2020 là 0.84%, như vậy cứ 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp
phải chi 0.84 đồng giảm 1.4 đồng so với năm 2019. Công ty đã cho thấy việc sử dụng
hiệu quả việc tiết kiệm CPBH cụ thể với doanh thu năm 2020 là 22827,45 tỷ đồng thì
chi phí bán hàng giảm 319,10 tỷ đồng nghĩa là lợi nhuận HĐKD chính tăng tương ứng
với 319,10 tỷ đồng.
 Tác động của hiệu quả tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp
Tỷ lệ CPBH năm 2020 là 1,46% giảm 1,89% so với 2019. Như vậy cứ 100 đồng
doanh thu thì năm 2020 doanh nghiệp chỉ phải chi 1,46 đồng giảm 1,89 đồng so với
năm 2019. Và với doanh thu năm 2020 là 22827,45 tỷ đồng thì chi phí quản lý doanh
nghiệp giảm 431,95 tỷ đồng tương ứng với đó Lợi nhuận HĐKD chính tăng 431,95 tỷ
đồng.

4
Tổng hợp tác động của các nhân tố: DTBH tăng 1239,24 tỷ đồng, % lãi gộp
tăng 4031,73 tỷ đồng, % chi phí bán hàng giảm 319,10 tỷ đồng, % chi phí quản lý
doanh nghiệp giảm 431,95 tỷ đồng => Tác động tổng hợp lên HĐKD chính là 6022.22
tỷ đồng
CÂU 3: BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY
QUA CÁC NĂM 2018, 2019, 2020
Bảng 3.1: Bảng cơ cấu tài sản của công ty Vinhomes (%)
Tỷ trọng So sánh
TÀI SẢN 31/12/2018 31/12/2019 31/12/2020 2019/2018 2020/2019
A Tài sản ngắn hạn 48,43% 39,18% 61,71% -9,25% 22,53%
I. Tiền 0,75% 3,82% 0,56% 3,08% -3,27%
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 0,39% 0,14% 0,18% -0,26% 0,04%
III. Các khoản phải thu NH 35,51% 28,17% 52,90% -7,34% 24,73%
IV. Hàng tồn kho 7,75% 6,73% 4,08% -1,02% -2,65%
V. Tài sản ngắn hạn khác 4,04% 0,32% 3,99% -3,72% 3,67%
B. Tài sản dài hạn 51,57% 60,82% 38,29% 9,25% -22,53%
I. Các khoản phải thu dài hạn 0,01% 0,01% 0,01% 0,001% 0,006%
khác
II. Tài sản cố định 0,05% 0,44% 1,48% 0,39% 1,04%
III. Bất động sản đầu tư 2,37% 2,91% 3,56% 0,54% 0,65%
IV. Tài sản dở dang dài hạn 0,28% 0,22% 0,37% -0,06% 0,15%
V. Đầu tư tài chính dài hạn 47,52% 55,48% 31,75% 7,96% -23,74%
VI. TS dài hạn khác 1,35% 1,75% 1,12% 0,41% -0,63%
Tổng tài sản 100% 100% 100%
Nguồn: Dữ liệu thu thập từ BCTC qua các năm 2018.2019,2020 của công ty Vinhomes
Nhận xét: Qua bảng kết cấu so sánh tài sản và nguồn vốn qua 2 năm 2019 và 2020, Ta
thấy cơ cấu tài sản của doanh nghiệp thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng TSDH tăng tỉ
trọng TSNH. Đi sâu vào chi tiết ta thấy:
 Tài sản ngắn hạn: Tỷ trọng TSNH nhìn chung có xu hướng giảm ở năm 2019 và
tăng vào năm 2020. Mặc dù so với năm 2018 tỷ trọng TSNH năm 2019 có sự sụt
giảm nhẹ, cụ thể giảm 9,25% nhưng đến năm 2020 tỷ trọng TSNH tăng mạnh đạt
61,71% tương ứng với mức tăng 22,53%. Nguyên nhân chủ yếu là:
Năm 2019/2018: Do tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn (chiếm tỷ trọng lớn
nhất) giảm 7,34%. Bên canh đó tỷ trọng các yêu tố khác cũng giảm. Mặc dù trong
năm 2019 tỷ trọng tiền có tăng nhưng chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Năm 2020/2019 Doanh nghiệp gia tăng tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn
(chiếm tỷ trọng lớn nhất) cụ thể đã tăng khoảng 24,73%. Ngoài ra tỷ trọng khác
cũng tăng. Mặc dù có sự sụt giảm tỷ trọng tiền (3,27%), hàng tồn kho (2,65%)
nhưng không đáng kể.

5
 Tài sản dài hạn: Tỷ trọng TSDH nhìn chung có xu hướng tăng nhẹ ở năm 2019 và
giảm mạnh vào năm 2020. Cụ thể năm 2019 đạt 60,82% tương ứng với mức tăng
9,25% thì năm 2020 lại giảm chỉ còn 38,29% tương đương với tỷ lệ giảm là
22,53%. Nguyên nhân chủ yếu là:
Năm 2019/2018: Doanh nghiệp gia tăng tỷ trọng Đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ
trọng lớn nhất với tỷ lệ tăng 7,96% và các yếu tố khác cấu thành TSDH. Trong
năm tỷ trọng tài sản dở dang dài hạn có giảm nhẹ 0,06% và không đáng kể.
Năm 2020/2019 Ngược lại với năm trước thì tỷ trọng Đầu tư tài chính dài hạn
chiếm tỷ trọng lớn nhất giảm với tỷ lệ 23,74% và TS dài hạn khác giảm 0,63%.
Mặc dù các yếu tố còn lại đều tăng nhưng với tỷ lệ ko đáng kể => tỷ trọng TSDH
năm 2020 tăng

Bảng 3.2: Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty Vinhomes (%)
Tỷ trọng So sánh
NGUỒN VỐN
31/12/1018 31/12/2019 31/12/2020 2019/2018 2020/2019
A. Nợ phải trả 71,47% 67,57% 54,68% -3,90% -12,89%
I. Nợ ngắn hạn 22,44% 28,08% 24,87% 5,64% -3,21%
1. Phải trả người bán ngắn hạn 1,17% 1,56% 2,42% 0,38% 0,86%
2. Người mua trả tiền trước 3,97% 3,84% 1,89% -0,13% -1,96%
ngắn hạn
3. Thuế và các khoản PNNN 0,73% 0,24% 0,36% -0,49% 0,11%
4. Chi phí phải trả ngắn hạn 2,84% 4,69% 2,09% 1,85% -2,60%
5. Doanh thu chưa thực hiện 0,32% 0,36% 0,45% 0,05% 0,09%
được ngắn hạn
6. Phải trả ngắn hạn khác 6,20% 8,24% 8,88% 2,04% 0,64%
7. Vay ngắn hạn 7,20% 9,13% 8,31% 1,93% -0,82%
8. Dự phòng phải trả ngắn hạn - - 0,46% - 0,46%
II. Nợ dài hạn 49,04% 39,49% 29,81% -9,54% -9,68%
1. Chi phí phải trả dài hạn 1,28% 3,44% 1,53% 2,16% -1,91%
2. Doanh thu chưa thực hiện dài 1,05% 1,05% 1,16% -0,01% 0,11%
hạn
3. Phải trả dài hạn khác - - 2,13% - 2,13%
4. Vay dài hạn 46,60% 34,93% 24,86% -11,67% -10,07%
5. Dự phòng phải trả DH 0,10% 0,08% 0,13% -0,03% 0,05%
B Vốn chủ sở hữu 28,53% 32,43% 45,32% 3,90% 12,89%
I. Vốn chủ sở hữu 28,53% 32,43% 45,32% 3,90% 12,89%
1. Vốn cổ phần đã phát hành 24,16% 27,29% 30,82% 3,13% 3,53%
2. Cổ phiếu quỹ - 4,52% -5,11% - -0,59%
3. Qũy khác thuộc VCSH - - 0,01% - 0,01%
4. LNST chưa phân phối 4,37% 9,66% 19,59% 5,30% 9,93%
Tổng cộng 100,00% 100,00% 100,00%
Nguồn: Dữ liệu thu thập từ BCTC qua các năm 2018.2019,2020 của công ty Vinhomes

6
Nhận xét: Qua bảng kết cấu nguồn vốn qua 2 năm 2019 và 2020, ta thấy cơ cấu
nguồn vốn của doanh nghiệp thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng nợ phải trả tăng tỉ
trọng vốn chủ sở hữu. Đi sâu vào chi tiết ta thấy:
Nợ phải trả: Tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm
2019 là 67,57% giảm 3,90% đến năm 2020 giảm khá mạnh còn 54,68% tương ứng với
tỉ lệ giảm là 12,89%. Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ trọng nợ dài hạn (chiếm tỷ trọng
lớn nhất) qua các năm giảm mạnh chủ yếu đến từ việc DN giảm mạnh nợ vay dài hạn.
Nợ ngắn hạn năm 2019 mặc dù có tăng nhẹ nhưng đến năm 2020 giảm mạnh do sự sụt
giảm đáng kể đến từ chi phí PTNH.
Vốn chủ sở hữu: Tỷ trọng TSDH có xu hướng tăng đặc biệt là năm 2020. Cụ
thể năm 2019 đạt 32,43% tương ứng với mức tăng 3,90% và đến năm 2020 là 45,32%
tăng 12,89% so với cùng kì năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu là qua các năm doanh
nghiệp đã gia tăng tỷ trọng LNST chưa phân phối (chiếm tỷ trọng lớn nhất) và Vốn cổ
phần đã phát hành (3,13%), mặc dù năm 2020 DN còn giảm tỷ trọng Cổ phiếu quỹ
(0,59%) nhưng không đáng kể

CÂU 4: BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU TÀI CHÍNH VÀ NHẬN ĐỊNH VỀ QUYẾT


ĐỊNH TÀI TRỢ CỦA CÔNG TY TRONG CÁC NĂM 2019, 2020
Bảng 4.1: Bảng cơ cấu tài chính của công ty trong các năm 2019, 2020
ĐVT: Tỷ đồng
31/12/2019 31/12/2020 So sánh
Vốn lưu động 24837,44 49.067,88 24.230,44
Vốn lưu động ròng 13630,28 40.035,52 26.405,24
Nợ vay ngắn hạn 11207,16 9032,36 -2.174,80
Tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn tài trợ TS dài hạn 18,26% 96,21% 77,95%
Nguồn: Dữ liệu thu thập từ BCTC qua các năm 2018.2019,2020 của công ty Vinhomes
Vốn lưu động: Năm 2020 tăng mạnh so với năm 2019 cụ thể 24.230,44 tỷ
đồng. Vốn lưu động tăng mạnh và dương cho thấy tài sản lưu động của doanh nghiệp
lớn hơn khoản phải trả người bán ngắn hạn. Trong điều kiện bình thường, một doanh
nghiệp có thể dễ dàng chuyển tài sản lưu động này thành tiền mặt, thanh toán các
khoản phải trả ngắn hạn. Giúp hoạt động sản xuất của công ty diễn ra bình thường.
Vốn lưu động ròng: Vốn lưu động ròng tăng mạnh đặc biệt vào cuối năm 2020
và đều dương qua các năm có thể thấy nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp không chỉ
đủ để tài trợ cho các tài sản dài hạn mà còn thừa để tài trợ một phần cho tài sản ngắn
hạn. VLĐ ròng của DN khá lớn cho thấy sự an toàn và khả năng thanh toán cao. Tuy

7
nhiên cũng đem lại những bất lợi như chi phí tài chính cao và giảm tính linh hoạt của
nguồn vốn.
Tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn tài trợ TS dài hạn
Tỉ lệ NVNH tài trợ TSDH có xu hướng tăng mạnh cụ thể từ 18,26% (2019) lên
96,21% (2020) tương ứng với tỷ lệ tăng 77,95%. Có thể thấy đầu năm 2019 doanh
nghiệp có 18,26% TSDH được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn nhưng đến năm 2020
DN có đến 96,21% TSDH được tài trợ bằng NVNH. Tỷ lệ này cao có thể thấy cơ cấu
tài chính an toàn, nhưng chi phí tài chính cao, việc sử dụng vốn kém linh hoạt, hiệu
quả sử dụng vốn thấp.
Nhận định: Có thể thấy quyết định tài trợ của công ty trong các năm nhìn
chung khá ổn định cho thấy sự an toàn và khả năng thanh toán cao trong cơ cấu tài
chính tuy nhiên điều này cũng cho thấy chi phí tài chính cao dẫn đến hiệu quả sử dụng
vốn thấp.
CÂU 5: NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NOCF
VÀ EAT TRONG NĂM 2020
Bảng 5.1: Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa NOCF và EAT trong năm 2020
2020
Nguyên nhân NOCF > EAT NOCF <EAT
02.Khấu hao 499,143
03. Các khoản dự phòng 740,864
05. Lãi từ hoạt động đầu tư 7273,054
09. Giảm các khoản phải 1838,816
thu
10. Giảm hàng tồn kho 2805,593
11. Giảm các khoản phải 5447,464
trả
12. Tăng chi phí trả trước 43,652
Tổng cộng 5884,416 12764,17
6879,754
Nguồn: Dữ liệu thu thập từ BCTC qua các năm 2020 của công ty Vinhomes
Nhận xét: Nhìn vào bảng dữ liệu đã phân tích năm 2020 ta thấy EAT là
9443,186 tỷ đồng và lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh là 2563,432 tỷ đồng.
Chênh lệch giữa EAT và NOCF là 6879,754 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do:
Do NOCF tính toán dựa trên cơ sở tiền còn EAT dựa trên cơ sở dồn tích.
Vinhomes lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo PP gián tiếp nên dùng EBT để điều
chỉnh 1 số khoản mục đề ra NOCF nên có sự khác biệt.
Khấu hao 499,143 tỷ đồng và các khoản dự phòng 740,864 tỷ đồng làm
NOCF>EAT (trên BCKQ kinh doanh được ghi nhận vào chi phí làm tăng chi phí giảm

8
lợi nhuận tuy nhiên CPKH là chi phí không bằng tiền nên tương đương với nó không
có dòng tiền nào thực chi).
Lãi từ hoạt động đầu tư 7273,054 tỷ đồng làm NOCF <EAT vì ở báo cáo
KQKD làm tăng chỉ tiêu lợi nhuận còn ở BCLCTT nó không thuộc doàng tiền kinh
doanh mà thuộc dòng tiền đầu tư.

Vốn Lưu động tăng làm NOCF <EAT do giảm các khoản phải trả 5447,464 tỷ
đồng và tăng chi phí trả trước 43,652 tỷ đồng. Vốn Lưu động giảm làm NOCF > EAT
do giảm các khoản phải thu 1838,816 tỷ đồng và giảm hàng tồn kho 2805,593 tỷ đồng.
CÂU 6: KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY NĂM 2020 SO VỚI 2019
THÔNG QUA CHỈ TIÊU ROE
Bảng 6.1: Tác động của đòn bẩy tài chính đến ROE của công ty Vinhomes năm
2019 và 2020 (ĐVT: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2019 2020 so sánh
Lợi nhuận sau thuế 9155,43 9443,186 287,756
Vốn CSH bình quân E 39677,72 44527,307 4849,5865
ROE 23,07% 21,21% -1,87%
ROA 9,85% 9,89% 0,035%
Nợ bình quân (D) 91017,26 71185,476 -19831,7865
D/E (lần) 2,3 1,60 -0,70
Chi phí lãi vay 6943,41 4860,93 -2082,48
Chi phí lãi vay/ Nợ bình quân 7,63% 6,83% -0,80%
Chi phí sử dụng nợ sau thuế (rd) 6,10% 5,46% -0,64%
ROA -Rd 3,75% 4,43% 0,68%
Tác động của đòn bẩy tài chính 13,22% 11,32% -1,902%
Nguồn: Dữ liệu thu thập từ BCTC qua các năm 2019, 2020 của công ty Vinhomes
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết mỗi đồng đầu tư của vốn
chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập. Đây là chỉ tiêu quan
trọng nhất về khả năng sinh lợi. ROE năm 2020 có xu hướng giảm so với năm 2019.
Như vậy năm 2019 cứ mỗi đồng đầu tư của vốn chủ sở hữu tạo ra 23,07 lợi nhuận sau
thuế thu nhập thì đến năm 2020 chỉ còn 21,21 đồng. ROE năm 2020 có xu hướng giảm
so với năm 2019 cụ thể giảm 1,87% do tác động của đòn bẩy tài chính giảm đến
1,902% mặc dù ROA có tăng 0,035% nhưng không đáng kể. Tác động của đòn bẩy tài
chính giảm là do sự sụt giảm của D/E (0.7%). Hiệu quả sử dụng nợ (ROA –Rd) tăng
0,68% cụ thể do ROA tăng 0,035% trong khi rd lại giảm -0,64%.
 Tác động trực tiếp của ROA đến ROE: ∆ ROA = 0,035%
 Tác động của mức độ sử dụng nợ (D/E) đến ROE:
∆ ( D/ E)*(ROA-Rd)0 = -0,7*3,75 = -2.625%

9
 Tác động của hiệu quả sử dụng nợ đến ROE:
∆ ( ROA − Rd )*( D/ E )1 = 0,68 * 1,6 = 1,09%
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Khuyên (2021), “Slide bài giảng môn phân tích tài chính doanh nghiệp”, trường đại học
Ngân Hàng TP HCM, TP HCM.

2. Ngô Kim Phượng & Lê Hoàng Minh (2021), “Giáo trình môn phân tích tài chính doanh nghiệp”,
trường đại học Ngân Hàng TP HCM, TP HCM.

3. VHM (2021), “Báo cáo thường niên 2020”, truy cập tại < https://top-10.vn/wp-
content/uploads/2021/04/VHM-Bao-cao-thuong-nien-2020-1.pdf>, [11/11/2021].

4. PV (2021), “Giữ thị phần BĐS số 1 thị trường với 22%, Vinhomes vẫn còn "kho dự trữ" 164 triệu
m2 sàn xây dựng, đủ dùng cho 1 thập kỷ tới”, truy cập tại < https://cafebiz.vn/giu-thi-phan-bds-so-1-
thi-truong-voi-22-vinhomes-van-con-kho-du-tru-164-trieu-m2-san-xay-dung-du-dung-cho-1-thap-ky-
toi-20200923110407428.chn>, [12/11/2021].

5. Vinhomes (2021), “Vinhomes tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản nhà ở”, truy cập tại <
https://vinhomes.vn/vi/vinhomes-tiep-tuc-dan-dau-thi-truong-bat-dong-san-nha-o>, [11/11/2021].

6. VHM (2018), “Báo cáo tài chính công ty cổ phần Vinhomes năm 2018”, truy cập tại <
http://lms.buh.edu.vn/pluginfile.php/317624/mod_assign/introattachment/0/VHM_18CN_BCTC_MK
T.PDF?forcedownload=1>, [11/11/2021].

6. VHM (2019), “Báo cáo tài chính công ty cổ phần Vinhomes năm 2019”, truy cập tại <
http://lms.buh.edu.vn/pluginfile.php/317624/mod_assign/introattachment/0/VHM_18CN_BCTC_MK
T.PDF?forcedownload=1>, [11/11/2021].

10

You might also like