You are on page 1of 12

1,Nhóm chỉ số sinh lợi

Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận của
Công ty năm 2020 sụt giảm mạnh so với năm 2021 và năm 2019 do đại dịch Covid-19
đồng thời các tỷ suất phản ánh hiệu quả kinh doanh và tỷ suất sinh lời cũng đều giảm
so với 2 năm còn lại cho thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty trong năm 2020 giảm
và không hiệu quả. Các chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận gộp, Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và
lãi vay, Hệ số lãi ròng, Tỷ suất sinh lời của tài sản ROA, Tỷ suất sinh lời của vốn chủ
sở hữu ROE năm 2020 đều giảm so với năm 2019 và 2021. Cụ thể:

1.1. Tỷ suất lợi nhuận gộp (GPM)

Tỷ suất lợi nhuận gộp=Lợi nhuận gộp/Doanh thu

Bảng 1.1 Tỷ suất lợi nhuận gộp

ĐV: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021


Lợi nhuận gộp 5,623 -1,412 -2,039
Doanh thu thuần 50,603 18,220 12,875
Tỷ suất lợi nhuận
0,1111 -0,0775 -0,1584
gộp

Tỷ số trên cho thấy

 Năm 2019, cứ một đồng doanh thu có thể kiếm được 0,1111 đồng lợi nhuận
 Năm 2020, cứ một đồng doanh thu kiếm được -0,0775 đồng lợi nhuận.
 Năm 2021, cứ một đồng doanh thu kiếm được -0,1584 đồng lợi nhuận

Tỷ suất năm 2021 giảm 26,84 so với năm 2019  Tỷ suất lợi nhuận gộp đang
có xu hướng giảm dần so với năm 2019. Điều này xảy ra là do lợi nhuận gộp của năm
2020 và 2021 ở mức tăng trưởng âm, doanh thu thuần cũng giảm sút khá nhiều, cụ thể
là 66,99% vào năm 2020 và 29,34% vào năm 2021.

1.2 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay=EBIT/Doanh thu

Bảng 1.2 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay

ĐV: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
EBIT 4.920 209 985
Doanh thu 50.603 18.220 12.875
Tỷ suất lợi nhuận
trước thuế và lãi 9,72 1,14 7,65
vay(%)

Năm 2019, EBIT cho kết quả tương đối tốt, nhưng năm 2020 con số giảm 8,5 lần
( từ 9,72% xuống 1,14%) , đến năm 2021, tỷ suất EBIT đã được cải thiện rõ tăng 6,7
lần so với năm trước. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng cho thấy cấu trúc
vốn của doanh nghiệp tối ưu thì doanh nghiệp sẽ tối ưu được kết quả kinh doanh. Tại
tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay của năm 2020 cũng giảm mạnh từ 0,0972 xuống
0,0114 tương ứng 8,52 lần. So sánh với công ty Vietnam Airlines ( năm 2019: 0,0493
và năm 2020:-0,2475) thì tỷ suất của Vietjet có phần khả quan hơn do lợi nhuận sau
thuế của Vietnam Airlines âm nghĩa là lỗ, còn Vietjet vẫn có lợi nhuận. Vào năm 2021
tỷ suất đã có khả quan hơn khi tăng gần 6 lần.

1.3 Hệ số lãi ròng

Hệ số lãi ròng=Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu

Bảng 1.3 Hệ số lãi ròng

ĐV: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021


Lợi nhuận sau thuế 3807 69 75
Doanh thu 50603 18220 12875
Hệ số lãi ròng(%) 0,0752 0,0038 0,0058
Hệ số lãi ròng năm 2019 giảm so với năm 2020 từ 0,0752 xuống còn 0,0038.
Nghĩa là một đơn vị doanh thu thuần năm 2019 tạo ra 0,0752 đồng lợi nhuận thì năm
2020 chỉ tạo ra được 0,038. Có thể nói, vì lý do khách quan là dịch bệnh nên hệ số lãi
ròng đã có sự giảm sút mạnh mẽ như vậy. Đến năm 2021,hệ số đã tăng trưởng nhẹ nhờ
lợi nhuận tăng lên 8,7%, cho thấy tình hình lợi nhuận/ tổng doanh thu đã có sự chuyển
biến tốt.

1.4 Tỷ suất sinh lời của tài sản ROA

ROA=Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân


Bảng 1.4 Tỷ suất sinh lời của tài sản ROA

ĐV: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021


Lợi nhuận sau thuế 3.807 69 75
Tổng tài sản bình
43.973 47.028 48.425
quân
ROA 0,0866 0,0015 0,0015
Điều này cho thấy việc thu hẹp sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2020
do đại dịch Covid-19, khách hàng không thể di chuyển bằng hàng không dẫn tới hiệu
quả kinh doanh đi xuống. Mặt khác do doanh thu giảm nên đồng thời cũng làm giảm
Tỷ suất sinh lời tài sản ROA. Cụ thể năm 2019 từ 0,0866 xuống còn 0,0015 ở năm
2020, giảm 57,73 lần. Như vậy, một đồng tài sản của năm 2019 tạo ra được 0,0866
đồng lợi nhuận nhưng năm 2020 chỉ còn 0,0015 đồng lợi nhuận.

1.5 Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu ROE

ROE=Lợi nhuận sau thuế/Tổng vốn chủ sở hữu bình quân

Bảng 2.5 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE

ĐV: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021


Lợi nhuận sau thuế 3.807 69 75
Tổng vốn CSH
14.471 14.941 15.916
bình quân
ROE (%) 0,2631 0,0046 0,0047
Trong năm 2019 tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE của Vietjet Air giảm từ
0,2631 xuống 0,0046 tương ứng giảm 98,25%. Điều này có nghĩa trong năm 2019,
một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,2631 đồng lợi nhuận thì năm 2020 giảm xuống chỉ
tạo được 0,0046 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân của việc giảm này là sự suy giảm doanh
thu dẫn đến sự sụt giảm của lợi nhuận sau thuế năm 2019 là 3.807 tỷ đồng xuống còn
69 tỷ đồng trong năm 2020.

Vào năm 2021, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietjet Air đã có
dấu hiệu phục hồi do tình hình dịch được kiểm soát, lợi nhuận sau thuế, tổng vốn chủ
sở hữu bình quân đều tăng nhẹ so với năm trước nhờ đó chỉ số ROE tăng nhưng không
đáng kể.
2, Nhóm chỉ số hoạt động

2.1 Vòng quay tổng tài sản

Vòng quay tổng tài sản=Doanh thu/ Bình quân tổng tài sản

Bảng 2.1 Bảng vòng quay tổng tài sản

Đv: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021


Doanh thu 50.603 18.220 12.875
Bình quân tổng tài
43.972 47.028 48.425
sản
Vòng quay tổng tài
1,15 0,39 0,27
sản
Vòng quay tổng tài sản trong 3 năm có xu hướng giảm từ 1,15 năm 2019 xuống
0,27 vào năm 2021 bình quân tổng tài sản có xu hướng tăng nhưng doanh thu lại giảm
khiến vòng quay tổng tài sản giảm liên tục .Tại năm 2020 đã giảm sút mạnh 66,09%
và năm 2021 vẫn tiếp tục giảm sâu 30,77%. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của
doanh nghiệp 3 năm gần đây chưa thực sự tốt. Công ty đã không sử dụng hiệu quả tài
sản của mình để tạo ra doanh thu.

2.2 Vòng quay khoản phải thu

Vòng quay khoản phải thu=Doanh thu/Trung bình khoản phải thu

Bảng 2.2 Vòng quay khoản phải thu

Đv: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021


Doanh thu 50.603 18.220 12.875
Trung bình khoản
5.260 8.098 10.059
phải thu
Vòng quay khoản
9,62 2,25 1,28
phải thu
Vòng quay tổng tài sản của năm 2021 đang có xu hướng giảm( Năm 2019 là 1,15
; Năm 2020 là 0,39 ; Năm 2021 là 0,27). Điển hình năm 2020 giảm 4,27 lần so với
năm 2019, năm 2021 tiếp tục giảm nhẹ so với năm 2020. Từ đó cho thấy công ty
những năm qua hoạt động chưa hiệu quả, chưa tạo ra được nhiều doanh thu trên mỗi
đồng đầu tư vào tài sản.
2.3 Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong năm/Vòng quay khoản phải thu

Bảng 2.3 Kỳ thu tiền bình quân

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021


Số ngày trong năm 360 360 360
Vòng quay khoản
9,62 2,25 1,28
phải thu
Kỳ thu tiền bình
37,42 160 281,25
quân
Dựa vào bảng ta thấy được tốc độ luân chuyển khoản phải thu khách hàng giảm
mạnh từ 9,62 vòng năm 2019 xuống còn 2,25 vòng trong năm 2020 tương ứng với tỉ lệ
giảm 76,61% và kỳ thu tiền tăng 124,41 ngày. Như vậy với kết quả phân tích thì tốc
độ luân chuyển khoản phải thu khách hàng của Công ty giảm đáng kể, nhưng đó là do
đại dịch Covid 19 nên doanh thu giảm, các khoản phải thu lại tăng nên vòng quay
khoản phải thu giảm.

Trong khi đó giai đoạn 2020-2021, tốc độ luân chuyển khoản phải thu khách
hàng giảm 43,11% xuống còn 1,28 vòng năm 2021 và kỳ thu tiền tăng 121,8 ngày nên
kỳ thu tiền của năm 2021 lên đến 284,17 ngày. Điều này xảy ra cũng do doanh thu
giảm và các khoản phải thu khách hàng tăng nên việc quản lý công nợ chưa được hiệu
quả so với 2 năm còn lại.

2.4 Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho=Giá vốn bán hàng/Hàng tồn kho trung bình

Bảng 2.4 Vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021


Giá vốn bán hàng 44.980 19.632 14.914
Hàng tồn kho trung
609 730 762
bình
Vòng quay hàng
73,94 26,89 19,58
tồn kho
Cũng như các khoản phải thu, hàng tồn kho cũng là một trong hai khoản mục
chính tác động đáng kể đến tính thanh khoản và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Theo đó ta thấy số vòng quay hàng tồn kho năm 2019 là 73,94 vòng, mỗi vòng mất
4,87. So với năm 2020 thì tốc độ hàng tồn kho giảm 2,74 lần. Ở năm 2021, số vòng
quay hàng tồn kho của công ty tiếp tục giảm xuống chỉ còn 19,58 vòng, tương ứng
giảm 27,18%. Điều này làm giảm khả năng thu hồi vốn của công ty.

2.5 Số ngày tồn kho

Số ngày tồn kho = Số ngày trong năm/ Số vòng quay hàng tồn kho

Bảng 2.5 Số ngày tồn kho

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021


Số ngày trong năm 360 360 360
Số vòng quay hàng
73,94 26,89 19,58
tồn kho
Số ngày tồn kho 4,87 13,39 18,39
3.1 Nhóm chỉ số thanh khoản

Bảng 3.1 Chỉ số thanh khoản

So sánh năm 2019- So sánh năm 2020-


Năm Năm Năm 2020 2021
Chỉ tiêu
2019 2020 2021 Tuyệt Tuyệt
% %
đối đối
1. Tổng
tài sản
24.459 25.383 26.867 0.924 3,77% 1.484 5,84%
ngắn
hạn
2. Hàng
748 712 811 -36 -4,81% 99 13,91%
tồn kho
3. Nợ
ngắn 19.170 19.834 15.522 0.664 3,46% -4.312 -21,74%
hạn
4. Hệ số 1,28 1,28 1,73 0 0,00% 0,45 35,11%
thanh
toán
hiện
hành
5. Hệ số
thanh
1,24 1,24 1,68 0 0,00% 0,44 35,48%
toán
nhanh
* Hệ số thanh toán hiện hành

Tất cả các hệ số thanh toán hiện hành của công ty đều liên tiếp ở mức trên 1, như vậy
Công ty có khả năng thanh toán, tình hình tài chính rất khả quan. Các hệ số thanh toán
hiện hành của năm 2019 và năm 2020 là không đổi, vào năm 2021 đã tăng lên 1,73
tương ứng với 35,11%. Điều này chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả
được hết các nợ, khả năng thanh toán ngay các khoản nằm ở mức cao.

* Hệ số thanh toán nhanh

Đối với khả năng thanh toán nhanh, ta có thể thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh
của công ty đều ở mức biến động cho phép. Giống với hệ số thanh toán hiện hành, hệ
số thanh toán nhanh cũng không đổi vào năm 2019 và 2020, khả năng thanh toán
nhanh của 2 năm này đều giữ ở mức ổn định. Hệ số này không thay đổi là do tổng tài
sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tăng tương đương nhau ( 3,77% và 3,46%), hàng tồn kho
giảm nhẹ nên hệ số này vẫn giữ nguyên. Đến năm 2021, hệ số này đã tăng lên 1,68
lần do nợ giảm mạnh 21,74%. Trong tình trạng này, đa số doanh nghiệp không gặp
phải vấn đề gì trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

4.Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán dài hạn/ chỉ số quản lý nợ:
Là các chỉ số thể hiện khả năng DN thực hiện các nghĩa vụ trả nợ dài hạn của
mình
4.1 Tỷ số nợ/ Tổng tài sản(D/A)
 Tỷ số nợ/ tổng tài sản (D/A) = tổng nợ/ tổng tài sản
Là một tỷ số tài chính được sử dụng để đo lường năng lực và quản lý nợ
dựa trên tổng tài sản mà doanh nghiệp sở hữu, cho thấy rằng bao nhiêu
phần trăm tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ các khoản nợ, tiền vay.
Tỷ số này càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn, do tài sản của doanh
nghiệp đang phụ thuộc quá nhiều vào các khoản nợ trong đó có nhiều
khoản nợ ngắn hạn có chu kỳ thanh toán dưới 1 năm.

Đvt: tỷ
đồng
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tổng nợ 33,956 30,218 34,799

Tổng tài sản 48,859 45,197 51,654

D/A 0.695 0.6686 0.6737

Năm
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021
2019
Giá trị Tăng( giảm) Giá trị Tăng( giảm)
Hệ số nợ
trên tổng Tuyệt Tương Tuyệt Tương
tài sản đối đối đối đối
(D/A) 0.695 0.6686 0.6737
( lần) -0.0264 -3,8% 0.0051 0.76%

Hệ số nợ so với tổng tài sản 3 năm 2019-2020-2021 đều trên 0,65 lần . Năm
2020 so với năm 2019, hệ số D/A chỉ giảm 0,0264 với tỷ lệ giảm 3.8% , năm
2021 so với năm 2020 thì D/A có chuyển biến nhưng không quá nhiều, tăng
0,0051 lần với tỷ lệ tăng 0.76% . Các chỉ số này chứng tỏ rằng doanh nghiệp đã
và đang sử dụng tốt các đòn bẩy tài chính, tận dụng được các nguồn lực bên
ngoài để thu về lợi nhuận và phát triển quy mô kinh doanh và đây là tiền đề giúp
cổ phiếu doanh nghiệp được kỳ vọng nhiều hơn trong tương lai. So với Vietnam
Airlines trong 3 năm liên tiếp từ 2019 đến 2021 đều trên 0.75, đặc biệt là 2020
và 2021 chỉ số D/A đạt mức trên 0.9, thì có thể thấy Vietjet đang phương pháp
quản lý tốt hơn, giữ cho chỉ số D/A này ở mức phù hợp.
4.2 Tỷ số nợ/ VCSH ( D/E)
 Tỷ số nợ/ VCSH ( D/E) = Tổng nợ/ VCSH
D/E –(Debt to Equity Ratio) là tỷ lệ giữa vốn doanh nghiệp huy động từ
hoạt động cho vay với khoản vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ lệ nợ trên vốn chủ
sở hữu, được sử dụng để đánh giá đòn bẩy tài chính của công ty. Đồng
thời là thước đo quan trọng để bản thân doanh nghiệp tự nhìn nhận và
đánh giá năng lực tài chính của mình, phát hiện rủi ro tiềm ẩn, có biện
pháp ứng phó kịp thời.
Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021


Tổng nợ 33,956 30,218 34,799
Vốn chủ sở hữu 14,903 14,978 16,854
D/E 2.278 2.017 2.065

Năm
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021
2019
Hệ số Giá trị Tăng( giảm) Giá trị Tăng( giảm)
nợ/ Tuyệt Tương Tuyệt Tương
VCSH ( đối đối đối đối
2.278 2.017 2.065
D/E)
-0.261 -11.46% 0.048 2.38%
(lần)

Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu của cả 3 năm 2019-2020-2021 đều lớn hơn 2 .
Năm 2020 giảm 0.261 tương đương với tỷ lệ 11.46% so với năm 2019 và năm
2021 tăng 0.048 tương đương tỷ lệ 2.38% so với năm 2020. Qua việc khảo sát
các số liệu này cho thấy doanh nghiệp sử dụng rất nhiều vốn vay để tài trợ cho
hoạt động kinh doanh. Các chỉ số D/E liên tục cao trong vòng 3 năm liên tiếp
biểu hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp khá khó khăn, mức độ rủi ro cực kỳ
cao nên cần cân nhắc khi quyết định đầu tư. tuy nhiên so với doanh nghiệp cùng
ngành như Vietnam Airlines có D/E liên tiếp 3 năm là 3.11, 9.31 và 119.3 thì
đây vẫn là chỉ số ở mức khá an toàn.

5.Nhóm chỉ số tăng trưởng


Là các chỉ số thể hiện triển vọng phát triển của DN trong dài hạn
5.1 Tỷ suất lợi nhuận giữ lại
 Tỷ suất lợi nhuận giữ lại
Tỷ số lợi nhuận giữ lại (hay còn gọi là Hệ số tái đầu tư, Tỷ lệ tái đầu tư)
là một tỷ số tài chính quan trọng để đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận
sau thuế cho tái đầu tư của doanh nghiệp. Tỷ số này chính bằng lợi nhuận
giữ lại chia cho lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này cho biết cứ trong 1 đồng lợi
nhuận sau thuế thì doanh nghiệp giữ lại bao nhiêu đồng để tái đầu tư. Tỷ
số càng lớn tức là doanh nghiệp tái đầu tư càng mạnh.
Tỷ suất lợi nhuận giữ lại= lợi nhuận giữ lại/ lợi nhuận sau thuế

Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Lợi nhuận giữ lại 891.414 76.2 1992.68
Lợi nhuận sau
3,807 69 75
thuế
Tỷ suất lợi nhuận
0.2341 1.11 26.64
giữ lại ( lần)

Năm 2020, tỷ suất lợi nhuận giữ lại tăng gần 5 lần so với năm 2019 là do lợi
nhuận sau thuế giảm mạnh, giảm 55.17 lần đối với năm 2019. Tỷ suất lợi nhuận
giữ lại tỷ lệ nghịch với lợi nhuận sau thuế nên mặc dù đại dịch covid bùng nổ
vào năm 2020 thì tỷ suất vẫn tăng. Năm 2021, tỷ suất tăng vượt bậc, gấp 24 lần
so với năm 2020 do lợi nhuận giữ lại tăng mạnh hơn 25 lần nhưng lợi nhuận sau
thuế thì lại tăng không đáng kể nên tỷ suất lợi nhuận giữ lại có chuyển biến lớn.
Các chỉ số này cho thấy doanh nghiệp đang tập trung vào việc tái đầu tư một
cách mạnh mẽ.
5.2 Chỉ số tăng trưởng bền vững
 Chỉ số tăng trưởng bền vững
Tỷ số tăng trưởng bền vững là một tỷ số tài chính để đánh giá khả năng
tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi nhuận.
chỉ số tăng trưởng bền vững= ROE x tỷ suất lợi nhuận giữ lại
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
ROE 26,31% 0,46% 0,47%
Tỷ suất lợi nhuận
0.2341 1.11 26.64
giữ lại
Chỉ số tăng
6.16% 0.51% 12.52%
trưởng bền vững

Chỉ số tăng trưởng bền vững của công ty có sự biến đổi liên tục trong 3 năm từ
2019 đến 2021, năm 2020 giảm hơn 12 lần so với năm 2019, tuy nhiên, đến năm
2021 thì chỉ số lại tăng trở lại, gần 25 lần so với năm 2020. Tỷ số cao chứng tỏ
doanh nghiệp đang tập trung phát triển dài hạn. So với doanh nghiệp cùng ngành
là Vietnam airlines đang có mức chỉ số tăng trưởng bền vững ở mức âm cao, đặc
biệt là năm 2021 với -91.37% thì có thể thấy Vietjet đang có những tiến triển rất
tốt.

6.Nhóm chỉ số giá trị thị trường


6.1 Chỉ số P/E

 Chỉ số P/E
Chỉ số P/E (viết tắt của từ Price to Earning Ratio) được dùng để đánh giá mối
quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường và lãi thu được trên một cổ phiếu.
Chỉ số P/E được xem là một tiêu chí quan trọng để định giá cổ phiếu. Cụ thể
hơn, chỉ số P/E là điểm hòa vốn ước tính, để biết được đầu tư trong thời gian
bao lâu thì sẽ lấy lại vốn.
Đvt: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Giá trị thị trường
146,200 125,000 128,300
của cổ phiếu
EPS 7,110.72 130.94 139.12
P/E 20.56 954.64 922.26

Chỉ Năm
Năm 2020 Năm 2021
tiêu 2019
Giá trị Tăng( giảm) Giá trị Tăng( giảm)
Tuyệt Tương Tuyệt Tương
P/E
20.56 954.64 đối đối 922.26 đối đối
934.85 4546.93% -33.15 -3.47%

Năm 2020 P/E đột ngột tăng trưởng , gấp hơn 46 lần so với năm 2019, năm
2021 giảm 33.15 lần tương đương với tỉ lệ giảm 3.47% so với năm 2021, nhưng
nhìn chung các chỉ số đều ở ngưỡng cao. Tuy nhiên, sự chuyển biến đột ngột
này không đến từ sự gia tăng giá trị thị trường của cổ phiếu mà là do lợi nhuận
trên 1 cổ phiếu bất ngờ sụt giảm, năm 2020, EPS của công ty giảm hơn 54 lần so
với năm 2019. Điều này cho biết khả năng rằng có thể doanh nghiệp đang kinh
doanh kém hiệu quả dẫn đến EPS của doanh nghiệp bị thấp. Mặc dù vậy, các
nhà đầu tư vẫn sẵn sàng bỏ ra 1 số tiền cao dù lợi nhuận đang giảm, chứng tỏ sự
kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao
hơn trong tương lai. Trái với VJC thì HVN lại đang đối mặt với rủi ro khá lớn,
sẽ khó thu hút được các nhà đầu tư khi P/E liên tục ở mức âm trong năm 2020
và 2021 với EPS tương ứng là – 7,704.37 và -8,437.43. Nhìn theo hướng khách
quan thì đó là khoảng thời gian dịch covid bùng phát mạnh mẽ, dẫn đến việc hạn
chế thậm chí đóng cửa các dịch vụ di chuyển, vận tải nên các hãng hàng không
có sự sụt giảm về mặt kinh tế cũng như cổ phiếu.
6.2 Tỷ số P/B
 Chỉ số P/B
Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của
một cổ phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó
Đvt: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021


Giá trị thị trường
146,200 125,000 128,300
của cổ phiếu
Giá trị sổ sách của
28,449.28 28,593.54 31,118.64
cổ phiếu
P/B 5.14 4.37 4.12

Năm
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021
2019
Giá trị Tăng( giảm) Giá trị Tăng( giảm )
Tuyệt Tương Tuyệt Tương
P/B
5.14 4.37 đối đối 4.12 đối đối
-0.77 -14.98% -0.25 -5.72%

Phân tích cho thấy chỉ số P/B đều đang ở mức cao, giá trị thị trường cao hơn 4
đến 5 lần giá trị sổ sách của cổ phiếu trong 3 năm liên tiếp . Năm 2020 giảm
0.77 lần tương ứng với tỉ lệ giảm 14.98% so với năm 2019, năm 2021 giảm 0.25
lần tương ứng tỉ lệ giảm 5.72% so với năm 2020. Mặc dù vậy nhưng các chỉ số
đều ở ngưỡng cao ( trên 4) , điều đó phần nào phản ánh rằng công ty đang kinh
doanh tốt, cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng rất cao và thị trường đang kỳ vọng rất
nhiều vào mã cổ phiếu này, từ đó đẩy giá trị của nó lên cao hơn giá trị thực và
các nhà đầu tư sẵn sàng chi ra 1 số tiền lớn hơn để mua được mã cổ phiếu này.
Tuy nhiên, đối với chỉ số P/B cao như vậy thì các nhà đầu tư cũng nên cân nhắc
và thật cẩn thận khi quyết định đầu tư vì chỉ số P/B càng cao đồng nghĩa với
việc nguy cơ rủi ro sẽ càng lớn.

You might also like