You are on page 1of 9

 Dự phóng báo cáo doah thu

Để dự phóng Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta xem xét các chỉ tiêu
sau:

CHỈ TIÊU 2018 2019 2020 2021


1 Tăng trưởng doanh thu 48,42% 37,29% 22,81% 16,55%
2 Giá vốn hàng bán/Doanh thu 65,78% 68,14% 64,51% 62,57%
3 Chi phí bán hàng/ Doanh thu 8,94% 8,21% 8,66% 10,37%
Chi phí quản lý doanh nghiệp/
4 Doanh thu 2,41% 2,08% 1,94% 1,94%
Chi phí lãi vay/Nợ dài hạn năm
5 trước 1.89% 0.18%
Chi phí khấu hao/ PP&E gộp năm
6 trước 12.1% 10,6% 9.7%
7 Thuế suất thuế TNDN hiện hành 15,0% 15,3% 16,0% 18,4%

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Tốc độ tăng trưởng doanh thu của Vinamilk trong giai đoạn 2018 – 2021 có xu
hướng giảm dần, giảm mạnh nhất là vào năm 2021 (16,55%). Điều này được lý giải
vì doanh thu của doanh nghiệp rất lớn, việc tăng trưởng với tỷ lệ cao trên 30% một
năm là khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Do đó, tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong
2 năm gần nhất sẽ được lấy để dự phóng doanh thu năm 2022. Bên cạnh đó, việc
xây dựng 2 nhà máy sữa vào năm 2021, dự báo doanh thu của Vinamilk năm 2022
sẽ tăng khoảng 19% nhờ vào việc tăng sản lượng từ sản phẩm sữa nước và sữa bột.

- Giá vốn hàng bán/Doanh thu


Giá vốn hàng bán trên doanh thu trong giai đoạn 2018 – 2021 khá đồng đều. Do đó
dự báo tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu năm 2022 ở mức hợp lý là 64%
(bằng với tỷ trọng giá vốn bình quân trong giai đoạn 2018 – 2021)

- Tỷ lệ chi phí bán hàng/Doanh thu

Chi phí bán hàng tăng giảm không đều tỉ trọng trong doanh thu qua các năm 2018 –
2020, sau đó tăng lên 10,37% năm 2021. Qua bảng số liệu, ta thấy tỷ lệ này trong
02 năm 2019-2020 là tương đối đồng đều. Do đó, dự báo tỷ trọng chi phí bán hàng
trên doanh thu năm 2021 ở mức hợp lý là bằng mức trung bình giai đoạn 2019-
2020 là 8,6%.

- Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp/Doanh thu

Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm dần tỉ trọng trong doanh thu qua các năm 2018
– 2021, và chững lại ở mức 1,94% vào năm 2020 và 2021. Dự báo tỷ trọng chi phí
quản lý doanh nghiệp trên doanh thu năm 2021 ở mức hợp lý là bằng 1,94%.

- Chi phí lãi vay /Nợ dài hạn năm trước

Chi phí cho lãi vay chỉ xuất hiện vào 2 năm gần nhất và nhìn chung chi phí lãi vay
khá thấp. Trong điều kiện nợ dài hạn tăng khá lớn trong năm 2021, tỷ lệ chi phí lãi
vay trên nợ dài hạn năm 2022 bằng trung bình cộng của 2 năm vừa qua là hợp lý.
Do đó, dự báo tỷ trọng Chi phí lãi vay /Nợ dài hạn năm 2022 ở mức 1.04%.

- Chi phí khấu hao/PP&E gộp năm trước

Chi phí khấu hao là một hạng mục quan trọng, là một chi phí cố định và là một hàm
số về tài sản hao mòn. Giai đoạn 2019 đến 2021 tỷ số này dao động theo xu hướng
giảm dần. Tuy nhiên, do năm 2021 doanh nghiệp mua sắm thêm nhiều tài sản cố
định để mở rộng kinh doanh nên tỷ lệ khấu hao dự kiến năm 2022 sẽ không giảm
so với năm 2021, ổn định ở mức 9.7%.

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành


Bằng thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành/lợi nhuận trước thuế. Thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp của Vinamilk tăng đều qua các năm 2018-2021, nên có thể
dự báo rằng mức thuế suất này có thể tiếp tục tăng vào năm 2022 là 22% theo quy
định của Bộ tài chính.

Với các dự báo trên, ta có bảng dự phóng các chỉ tiêu như sau:
CÁC TỈ SỐ DỰ PHÓNG 2022F
BẢNG BÁO CÁO THU NHẬP
Tăng trưởng doanh số 19%
Giá vốn hàng bán/Doanh thu 64%
Chi phí bán hàng/ Doanh thu 8,6%
Chi phí quản lý doanh nghiệp/ Doanh thu 1,94%
Chi phí lãi vay/Nợ dài hạn năm trước 1,04%
Chi phí khấu hao/ PP&E gộp năm trước 9,7%
Thuế thu nhập /Thu nhập trước thuế 22%

Với các số liệu dự phóng trên, số liệu từ Bảng cân đối kế toán và Bảng báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh của Vinamilk, ta có Bảng dự phóng kết quả hoạt động
kinh doanh của Vinamilk năm 2022 như sau: (ĐVT: triệu đồng)
Doanh thu 37.587.348
Các khoản giảm trừ 637.410
Doanh thu thuần 36.949.938
Giá vốn hàng bán 24.055.902
Lợi nhuận gộp 12.894.036
Chi phí khấu hao 865.046
Chi phí lãi 3.640
Chi phí bán hàng 3.232.511
Chi phí quản lý doanh nghiệp 729.194
Lợi nhuận trước thuế 8.063.645
Tổng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 1.774.002
Lợi nhuận sau thuế 6.289.643

Dự phóng bảng Cân Đối Kế Toán Vinamilk


• Dự phóng khoản phải thu
• Dựa vào số liệu quá khứ tính ra “Vòng quay các khoản phải thu bình quân”
(= Doanh thu/Khoản phải thu bình quân 2 năm liền kề)

  2018 2019 2020 2021 TB


22.07
16.081 27.101 37.587
Doanh thu(triệu đ) 0
Các khoản phải thu (triệu
1.124 2.169 2.246 2.728
đồng)
Vòng quay các khoản phải thu 17,35 13,40 12,28 12.70 14.29

- Trung bình cộng của vòng quay các khoản phải thu từ 2018 đến 2021 là 14,29
- Từ doanh thu dự phóng từ KQKD đem chia cho “Vòng quay các khoản phải thu
bình quân” để tìm ra khoản phải thu dự phóng.

=> Các khoản phải thu = 37.587/14,29 = 2.630 tỷ đồng

- Dự phóng hàng tồn kho

Dựa vào số liệu quá khứ tính ra “Vòng quay hàng tồn kho bình quân” (Bằng bình
quân của các tỷ số Doanh thu/Hàng tồn kho). Để giảm bớt độ biến động, hàng tồn
kho sẽ được tính bằng trung bình của 2 năm liền kề (năm 2020 và 2021).
Từ giá vốn hàng bán dự phóng ở bảng KQKD chia cho “Vòng quay hàng tồn kho
bình quân” để tìm ra hàng tồn kho dự phóng.

Vòng quay hàng tồn kho càng lớn chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả, hàng
hóa được luân chuyển nhanh, không ngừng đưa vào sản xuất để sản xuất sản phẩm
phục vụ thị trường và đem về doanh thu cho công ty.

Với cách tính trên, ta có bảng dự phóng hàng tồn kho như sau: (tỷ đồng)
Trung
2018 2019 2020 2021
bình
Giá vốn hàng bán 10.579 15.039 17.484 19.765

Hàng tồn kho 2.351 3.272 3.473 3.217


Vòng quay hàng tồn kho
4.50 5.34 5.18 5.91 5.54
bình quân

=> Hàng tồn kho năm 2022: 24.055/5.23= 4.599 tỷ đồng


• Dự phóng tài sản cố định
Chúng ta dự phóng TSCĐ dựa vào việc tính vòng quay TSCĐ trong quá khứ.
Vòng quay tài sản năm 2020 và 2021 của doanh nghiệp giảm mạnh so với các năm
trước do DN mua sắm thêm tài sản để mở rộng sản xuất. Do đó, ta sẽ lấy vòng quay
TSCĐ trung bình của 2 năm gần nhất này để dự phóng nguyên giá TSCĐ cho các
năm kế tiếp để phù hợp với xu thế phát triển của doanh nghiệp.
Công thức tính vòng quay TSCĐ:

  2018 2019 2020 2021 TB


Doanh thu (tỷ đồng) 16.081 22.071 27.102 31.586
Giá trị TSCĐ (tỷ
3.428 5.044 8.042 8.918
đồng)
Vòng quay TSCĐ 4,69 4,38 3,37 3,54 3,46

=> TSCĐ năm 2022: 37.587/3,46 = 10.863 tỷ đồng


• Dự phóng Khấu hao lũy kế
Ta có khấu hao tài sản cố định hàng năm từ 2019 đến 2021 (ĐVT: tỷ đồng)
 Năm 2018 2019 2020 2021 TB
Khấu hao TSCĐ 290 414 535 786

Tỷ lệ tăng/giảm + 42.7% +29.2% + 46.9% 38.1%

Tương ứng với mức tăng tài sản cố định khá lớn năm 2020 và 2021, mức khấu hao
tài sản của 2 năm gần đây khá lớn. Để mức dự phóng phù hợp với thực tế cũng như
xu hướng mở rộng của doanh nghiệp, ta sẽ lấy trung bình tỷ lệ gia tăng khấu hao
của năm 2020 và năm 2021 dự phóng mức khấu hao cho năm 2021.
• Mức khấu hao năm 2022: 786 * 1,381 = 1.085 tỷ đồng
• Dự phóng các khoản phải trả người bán:
• Dựa vào số liệu quá khứ tính ra “Vòng quay khoản phải trả bình quân”
(Bằng bình quân của các tỷ số Giá vốn hàng bán/Phải trả người bán).

2018 2019 2020 2021 Trung bình


Giá vốn hàng bán 10.579 15.039 17.484 19.765

Các khoản phải trả 1.089 1.830 2.247 1.968


Vòng quay khoản phải
10,3 8,6 9,4 9.4
thu

Có thể thấy vòng quay khoản phải trả trong thời gian vừa qua biến động không
nhiều, tương đối ổn định ở mức 9 -10 vòng, đây là mức vòng quay phù hợp với đặc
điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, chúng ta sẽ lấy số vòng quay này để dự
phóng khoản phải thu năm 2021.
=> Khoản phải trả người bán: 24.055/9.4 = 2.559 tỷ đồng
• Dự phóng các chi phí phải trả ngắn hạn khác:
Vòng quay các khoản phải trả ngắn hạn khác:
  2018 2019 2020 2021 TB
Doanh thu (tỷ đồng) 16.081 22.070 27.101 31.586
Các khoản PTNH (tỷ
1.556 1.116 1.897 2.988
đồng)
Vòng quay các khoản
10,3 19,7 14,3 10,6 13.48
PTNH khác

Vòng quay khoản phải trả ngắn hạn khác trong thời gian vừa qua biến động khá
lớn, xu hướng trong 3 năm gần đây đang giảm xuống, doanh nghiệp tận dụng các
khoản phải trả để kinh doanh. Điều này cho thấy doanh nghiệp có uy tín tốt, có thể
chiếm dụng nợ ngắn hạn trong thời gian tương đối dài. Dự phóng vòng quay các
khoản phải trả ngắn hạn khác năm 2022 ở mức của năm 2021.
=> Các khoản phải trả ngắn hạn khác = 37.587/10,6 = 3.546 tỷ đồng
• Thuế phải nộp
Căn cứ vào dự phóng lợi nhuận => thuế phải nộp là 1.774 tỷ đồng
• Lợi nhuận giữ lại
Lợi nhuận năm 2021 + Lợi nhuận dự phóng = 6.149 + 6.289 = 12.438 tỷ đồng
• Các khoản: tài sản ngắn hạn khác, tài sản dài hạn khác, thuế thu nhập hoãn
lại phải trả, cổ phần thường, thặng dư vốn không thay đổi.
BẢNG CĐKT DỰ PHÓNG CHO NĂM 2022 (ĐVT: tỷ đồng)
Tiền mặt 5.653 Phải trả người bán 2.559
Các khoản phải thu 2.630 Nợ dài hạn đến hạn trả 0
Các khoản phải trả NH
Hàng tồn kho 4.599 khác 3.516
Tài sản ngắn hạn khác 4.327 Thuế phải nộp 1.774
TS ngắn hạn 17.367 Tổng nợ ngắn hạn 7.849
Nợ dài hạn 350
Tài sản cố định 10.863 Cổ phần thường 8.339
Khấu hao lũy kế 1.085 Thặng dư VCP 1.276
Các tài sản dài hạn 937 Lợi nhuận giữ lại 12.438
khác
TS dài hạn 12.885 Vốn CSH 22.053
Tổng cộng TS 30.252 Tổng cộng NV 30.252

Qua quá trình dự phóng, ta tính ra được tiền mặt là 5.653 tỷ đồng. Đây là con số
quá cao so với dự định, ta có thể điều chỉnh bằng cách mua lai vốn cổ phần để đưa
cơ cấu tài sản về mức hợp lý. Mua lại 4.000 tỷ đồng cổ phiếu làm tiền mặt giảm
xuống còn 1.653 tỷ đồng, tương ứng với cổ phần thường còn 4.339 tỷ đồng.
Bảng cân đối sau khi điều chỉnh: (ĐVT: tỷ đồng)
Tiền mặt 1.653 Phải trả người bán 2.559
Các khoản phải thu 2.630 Nợ dài hạn đến hạn trả 0
Hàng tồn kho 4.599 Các khoản phải trả NH 3.516
Tài sản ngắn hạn khác 4.327 khác 1.774
Thuế phải nộp
TS ngắn hạn 17.367 Tổng nợ ngắn hạn 7.849
Nợ dài hạn 350
Tài sản cố định 10.863 Cổ phần thường 4.339
Khấu hao lũy kế 1.085 Thặng dư VCP 1.276
Các tài sản dài hạn 937 Lợi nhuận giữ lại 12.438
khác
TS dài hạn 12.885 Vốn CSH 22.053
Tổng cộng TS 31.112 Tổng cộng NV 31.112

You might also like