You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

KIỂM TRA GIỮA KỲ


HỌC PHẦN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN
BIBICA

NHÓM 3
Sinh viên thực hiện Ngày sinh MSV
1. Nguyễn Mai Anh 01/11/2002 20201433
2. Đào Thị Hiếu 09/07/2002 20201088
3. Nguyễn Thị Ngọc Mai 07/10/2002 20201627
4. Mai Thị Quyên 04/05/2002 20201422
5. Ngô Thị Thu Phương 10/03/2001 20201612

Lớp DCQT.10.11.3 Khoá: K11


Khoa : Quản trị kinh doanh
Giảng viên : Trần Tuấn Anh

Bắc Ninh, tháng 03 năm 2023


PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

Logo nhận diện của công ty mang 2 màu sắc chủ đạo là màu trắng và đỏ. Cùng dòng
chữ “A member of PAN Group” có nghĩa là thành viên của tập đoàn PAN – tập đoàn này
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản, đóng gói các loại cây trồng, các loại
hạt dinh dưỡng như hạt điều; và tập đoàn còn chế biến, xuất khẩu thuỷ sản.
Tập đoàn PAN Group nhận thấy chiến lược phát triển của CTCP Bibica hoàn toàn phù
hợp với chiến lược đầu tư của tập đoàn nên họ đã quyết định đầu tư vào. Và cho tới năm
2017, tỷ lệ sở hữu Bibica của PAN Group đã nâng lên tới 50%, đưa Bibica trở thành công ty
con và đặt dấu chấm hết cho tham vọng của Lotte. Năm 2020 Lotte chính thức thoái toàn bộ
vốn tại Bibica, chấm dứt 13 năm hợp tác đầy sóng gió.
Từ đây đã lí giải được lí do tại sao trong logo xuất hiện dòng chữ này và tính đến năm
2022 vừa qua, hơn 98% cổ phần của Bibica đã về tay tập đoàn này.
1.1. Tầm nhìn và sứ mệnh
- Tầm nhìn: trở thành công ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam.
- Sứ mệnh:
+ Đối với người tiêu dùng: cung cấp các sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và có
giá trị dinh dưỡng.
+ Đối với xã hội: đóng góp cho cộng đồng 100 phòng học và 1000 suất học bổng.
1.2. Giá trị cốt lõi
- Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm, hình thức đẹp, hấp dẫn, tất cả vì sức khỏe và sự yêu thích của khách hàng.
- Không ngừng cải tiến công tác quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để
có được sản phẩm và dịch vụ tốt nhất với giá thành tốt nhất.
- Duy trì mối quan hệ cùng có lợi với các đại lý, nhà phân phổi, nhà cung ứng và các
đối tác kinh doanh khác.
- Tuân thủ các quy định của nhà nước, đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực
phẩm đối với các sản phẩm sản xuất tại công ty.
- Có trách nhiệm với xã hội đóng góp tích cực cho xã hội, bảo vệ môi trường vì chất
lượng cuộc sống của cộng đồng.
1.3. Lĩnh vực kinh doanh
- Công ty sản xuất công nghiệp, kinh doanh và xuất nhập khẩu các mặt hàng thực
phẩm. Ngoài ra công ty cũng kinh doanh bất động sản và mua bán nhà đất.
- Sản phẩm kinh doanh của Bibica bao gồm:
+ Các sản phẩm làm từ đường, sữa như bánh kẹo (điển hình là bánh bông lan Hura,
bánh quy Goody, kẹo sữa)
+ Công ty sản xuất mạch nha chất lượng cao và bán cho một số đơn vị khác trong
ngành chế biến khác với sản lượng lên tới 1000 tấn/năm.
+ Thức uống có cồn, nước giải khát.
+ Các sản phẩm dinh dưỡng như bánh cho trẻ em từ 6 tháng tuổi, cho người mang thai;
bột ngũ cốc cho người ăn kiêng và tiểu đường…
PHẦN 2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN BIBICA GIAI ĐOẠN 2019 – 2020

2.1. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán


Dưới đây là bảng cân đối kế toán tổng hợp phần TÀI SẢN của công ty trong 2 năm
2019 và 2020, đơn vị tính là đồng. Nhìn qua ta có thể thấy tài sản năm 2020 là 1.543 tỷ
giảm so với năm 2019 là 1.570 tỷ trong đó tài sản ngắn hạn giảm và tài sản dài hạn tăng. Để
phân tích cụ thể hơn chúng ta chuyển qua bảng cơ cấu biến động tài sản.
Bối cảnh kinh tế trong nước nói riêng và toàn cầu nói chung trong năm 2020 đã có
những sự biến động lớn, toàn thế giới đều phải hứng chịu những tổn thất lớn do đại dịch
Covid diễn ra.
Tổng tài sản của CTCP Bibica năm 2020 giảm 27 tỷ đồng - tương ứng với 1,74% so
với năm 2019. Trong đó:
- Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn tài sản dài hạn, TSNH chiếm 46,5% trong
tổng tài sản và có tình hình giảm hơn so với năm 2019 là 123 tỷ đồng tương đương 14,73%.
Do ảnh hưởng của một số chỉ tiêu như:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh từ 403 tỷ còn 113 tỷ.
+ Đầu tư tài chính ngắn hạn cũng giảm khoảng 36 tỷ đồng nhưng vẫn giữ mức dương
nhờ vào sự gia tăng chủ yếu của đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là 94 tỷ đồng trong tổng
đầu tư tài chính 97 tỷ.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 128,69% với mức chênh lệch là 196 tỷ đồng. Điều
này cho thấy DN vẫn chưa có những cách giải quyết tốt trong việc bán chịu và thu nợ từ
khách hàng.
+ Hàng tồn kho cũng tăng so với năm 2019 khoảng 10 tỷ đồng, sự ứ đọng cũng như
tình hình tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn này.
- Về tài sản dài hạn trong năm 2020 đã có sự tăng trưởng hơn năm 2019 với mức
chênh lệch 96 tỷ đồng, tương ứng với 13,35%. TSDH chiếm 53,5% tỷ trọng trong tổng tài
sản, cao hơn TSNH. Nhờ vào:
+ Sự tăng trưởng mạnh mẽ của TSCĐ là 282 tỷ đồng so với năm 2019.
+ Trong năm 2020 có sự xuất hiện của đầu tư tài chính dài hạn chiếm 200 tỷ đồng cho
thấy DN đã bắt đầu có những định hướng khác nhau nhằm duy trì kinh tế cũng như tìm
kiếm những cơ hội mới mẻ cho mình bằng việc đầu tư.
+ Thành phần tài sản dở dang giảm xuống đáng kể từ 370 tỷ xuống 2 tỷ, một lần nữa
cho thấy khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hoá khi tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức
tạp.
Tiếp theo là bảng cân đối kế toán phần nguồn vốn, đơn vị tính là đồng.
Cũng như tổng tài sản, tổng nguồn vốn có xu hướng giảm nhưng không đáng kể, trong
đó tổng nợ phải trả năm 2020 giảm so với năm 2019 và vốn chủ sở hữu thì ngược lại. Cụ
thể:
- Tình hình nợ phải trả trong ngắn hạn và dài hạn đã được DN chú trọng giải quyết và
có xu hướng giảm so với năm 2019, điều này làm tăng tính chủ động cho DN.
- Tình hình vốn chủ sở hữu năm 2020 tăng hơn năm 2019 ở mức không quá lớn là hơn
91 tỷ đồng, tương ứng với 9,15%. Các khoản vốn đều giữ mức ổn định và quỹ đầu tư phát
triển tăng từ 452 tỷ lên 543 tỷ đồng.

2.2. Phân tích khái quát báo cáo hoạt động kinh doanh
Kết thúc phần phân tích khái quát bảng cân đối kế toán. Tiếp sau đây là phần 2,
phân tích khái quát báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty.
Và đây là báo cáo hoạt động kinh doanh của Bibica trong 2 năm 2019, 2020. Chúng
ta sẽ đi phân tích báo cáo dựa trên bảng tình hình biến động hoạt động kinh doanh giống
như phần 1, có đơn vị tính nghìn đồng.
- Đầu tiên là doanh thu thuần: Doanh thu của công ty có được nhờ việc kinh doanh các
sản phẩm từ đường, sữa, các sản phẩm dinh dưỡng, thức uống có cồn, nước giải khát và
kinh doanh bất động sản. Kết thúc năm 2020 đầy biến động và khó khăn, doanh thu của
Bibica đạt 1.228 tỷ đồng, giảm 18,83% so với cùng kỳ năm 2019. Việc sụt giảm doanh thu
đến từ 2 nguyên nhân chính: (1) Việc tiếp cận thị trường khó khăn do các biện pháp giãn
cách xã hội trên diện rộng tại địa bàn cả nước; (2) Nguyên nhân lớn nhất là do thiếu hụt sản
lượng sản xuất do thiếu hụt lực lượng lao động và sụt giảm năng suất sản xuất khi nhà máy
trọng điểm của công ty nằm tại địa bàn chịu ảnh hưởng của đại dịch từ sớm.
- Tiếp theo lợi nhuận gộp của công ty đạt 329 tỷ đồng, giảm 154 tỷ đồng so với năm
2019, tương ứng với 31,92%.
- Về giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán giảm 12,81% so với năm 2019 với mức
chênh lệch 130 tỷ đồng. Khi có dấu hiệu dịch bệnh từ cuối năm 2019, năm 2020 công ty đã
giảm lượng tồn kho xuống 2.500 triệu đồng nên lợi nhuận gộp giảm 31,92%. Điều này một
lần nữa khẳng định ảnh hưởng của đại dịch Covid đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp như thế nào. Tuy nhiên đây chỉ là yếu tố khách quan. Một phần khác là do hiệu quả
quản lý chi phí giá vốn hàng bán của doanh nghiệp chưa hiệu quả, chưa thích nghi nhanh
với sự thay đổi của môi trường và cần có sự điều chỉnh thích hợp. Do giá vốn hàng bán
giảm nên kéo theo doanh thu thuần giảm.
- Doanh thu hoạt động tài chính năm 2020 tăng 4 tỷ – tương ứng với 23.6% do doanh
nghiệp thu tiền từ hoạt động đầu tư trái phiếu.
- Chi phí tài chính bao gồm các chi phí lãi vay, chi phí chiết khấu cho khách hàng.
Năm 2020 chi phí này tăng đến 5,49 tỷ đồng - tương đương 310% so với năm 2019. Chi phí
tài chính tăng vượt bật như vậy là do công ty có thực hiện các khoản vay ngắn và dài hạn
nên làm phát sinh thêm chi phí lãi vay và tăng nhẹ thêm các chi phí khi thực hiện chính sách
chiết khấu cho khách hàng.
- Về chi phí bán hàng của công ty năm 2020 giảm 26,13% với mức chênh lệch 83,9 tỷ
đồng so với năm 2019. Nguyên nhân chi phí này giảm do sang năm 2020 có thể đề cập đến
việc cắt giảm đội ngũ nhân sự bán hàng bên mảng kinh doanh bất động sản và một ít bên
mảng hàng tiêu dùng dẫn đến chi phí lực lượng bán hàng và hoa hồng bán hàng giảm, cũng
như cắt giảm việc thực hiện các chương trình quảng bá sản phẩm do ảnh hưởng dịch bệnh.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 10.475 triệu đồng - tương ứng 14.9% so với năm
2019.
- Về lợi nhuận thuần: do doanh thu thuần giảm mạnh, giá bán hàng vốn cũng giảm
nhưng các chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng làm cho lợi nhuận thuần
sụt giảm mạnh 81,73 tỷ đồng đồng - tương đương 74.23%.
- Năm 2020 lợi nhuận trước thuế có dấu hiệu phục hồi, tăng 2,3 tỷ đồng - tương ứng
tăng nhẹ 1.9% so với năm 2019. Nguyên nhân là do thu nhập khác tăng bù đắp vào phần
giảm của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
- Về lợi nhuận sau thuế: vì chi phí thuế doanh nghiệp hiện hành được tính bằng 22%
tổng lợi nhuận kế toán trước thuế qua các năm nên sau khi trừ đi thuế có lợi nhuận sau thuế
cũng giảm theo lợi nhuận trước thuế. Năm 2020 lợi nhuận sau thuế tăng 1,2 tỷ đồng – tương
ứng tăng 1.2% so với năm 2019. Trong thời gian tới, công ty nên điều chỉnh các chính sách
hợp lý hơn về giá vốn hàng bán cho phù hợp với tình hình hiện nay để giảm tối đa chi phí và
cần thêm các khoản đầu tư hiệu quả để nâng cao doanh thu từ hoạt động tài chính.
Tiếp theo là phần phân tích các nhóm chỉ số tài chính, dựa vào phần này để đánh giá
xem hoạt động của công ty đang trong tình trạng suy giảm hay tăng trưởng và đánh giá
năng lực tài chính của công ty.

2.3. Phân tích các nhóm tỷ số tài chính


a) Hệ số nợ phải trả trên tổng tài sản
Hệ số nợ trên tổng tài sản là thước đo tài sản được tài trợ bằng nợ thay vì vốn chủ sở
hữu của 1 công ty. Tỉ lệ này càng cao thì mức độ đòn bẩy càng cao và rủi ro tài chính càng
lớn.
Hệ số nợ trên tổng tài sản trong 2 năm 2019 – 2020 đều nhỏ hơn 1 phản ánh công ty
không bị phụ thuộc vào chủ nợ, mức độ tự chủ tài chính cao, tác động tích cực đến hiệu quả
kinh doanh.
b) Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cũng đều nhỏ hơn, lại một lần nữa chứng tỏ tài
sản của công ty được đầu tư chủ yếu từ vốn chủ sở hữu.
c) Khả năng thanh toán hiện hành
Khả năng thanh toán hiện hành hay khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được xác định
bằng công thức tổng tài sản ngắn hạn / nợ ngắn hạn, hệ số này biểu thị mối quan hệ giữa
toàn bộ tài sản có thời gian chu chuyển ngắn hạn của công ty với nợ ngắn hạn.
Bibica có khả năng thanh toán hiện hành trong 2 năm đều lớn hơn 1 phản ánh công ty
dư khả năng thanh toán nợ, tình hình tài chính khả quan, tuy nhiên hệ số này nếu quá cao thì
không tốt, điều đó sẽ dẫn tới giảm hiệu quả sử dụng vốn.
d) Khả năng thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong điều
kiện không bán hết hàng tồn kho. Hệ số này khác với hệ số thanh toán ngắn hạn ở chỗ nó
loại trừ hàng tồn kho ra khỏi công thức tính, bởi vì hàng tồn kho không có tính thanh khoản
cao, giúp cho các doanh nghiệp tăng uy tín về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
một cách nhanh chóng.
Khả năng thanh toán nhanh 2 năm 2019 – 2020 đều vượt lên 1 cho thấy khả năng
thanh toán rất thuận lợi và tiềm lực của công ty dư khả năng thanh toán mà không cần vay
mượn thêm.
e) Khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể
chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Công thức xác định hệ số là Tổng của
tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn và phải thu ngắn hạn chia cho
nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán tức thời của 2 năm đều lớn hơn 1, cho thấy công ty đảm bảo khả
năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khá tốt.
f) Khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số thanh toán lãi vay đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm
bảo trả lãi vay cho chủ nợ. Được xác định bằng công thức Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi
vay chia cho lãi vay trả trong kỳ. Kết quả cho ra năm 2020 là 24,21 lần, thể hiện công ty
không có vấn đề gì về thanh khoản.
g) Nhóm chỉ số phản ánh khả năng hoạt động của doanh nghiệp
Quá trình kinh doanh suy cho cùng là quá trình tìm kiếm lợi nhuận. Để đạt được lợi
nhuận tối đa trong phạm vi và điều kiện có thể, công ty phải sử dụng triệt để các loại tài sản
nhằm tiết kiệm vốn. Vậy:
- Vòng quay tổng tài sản cho biết 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2019, bình quân 1 đồng tài sản tạo ra được 0,98 đồng lợi
nhuận và năm 2020, bình quân 1 đồng tài sản tạo ra được 0,87 đồng lợi nhuận.
- Về vòng quay hàng tồn kho, hàng tồn kho là loại tài sản lưu động, khi nó được dự trữ
hợp lý thì dòng vốn lưu động sẽ được rút ngắn, làm tăng tốc độ luân chuyển vốn. Tình hình
năm 2019 cho thấy bình quân 41 ngày công ty sẽ luân chuyển được 1 vòng hàng tồn kho và
năm 2020 bình quân 51 ngày công ty luân chuyển được 1 vòng hàng tồn kho.
- Các khoản phải thu là 1 bộ phận vốn lưu động lưu lại trong giai đoạn thanh toán. Nếu
rút ngắn được quá trình này chẳng những tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động mà còn
giảm bớt rủi ro trong khâu thanh toán. Năm 2019 vòng quay các khoản phải thu đạt 9,86
phản ánh tiền thu về quỹ nhanh, chính sách bán hàng và tiêu thụ của công ty thực hiện tốt.
Đến năm 2020 bị giảm xuống 3,5 phản ánh khả năng thu hồi tiền hàng thấp, luân chuyển
vốn chậm nên chi phí về vốn tăng lên làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
h) Nhóm chỉ số phân tích khả năng sinh lời của công ty
- Tỉ lệ doanh lợi tổng tài sản ROA cho biết 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh
doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Năm 2020 tình hình lợi nhuận thu về có
thiên hướng phát triển, tăng nhẹ từ 0,061 đồng trong năm 2019 lên 0,063 đồng.
- Tỉ lệ doanh lợi vốn chủ sở hữu ROE cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh
doanh thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời càng
cao. Năm 2019 một đồng vốn chủ sở hữu thu được 0,095 đồng lợi nhuận và năm 2020 một
đồng thu được 0,083 đồng lợi nhuận, giảm nhẹ so với năm 2019.
- Tỉ lệ doanh lợi doanh thu ROS thể hiện hiệu quả việc quản lý kiểm soát chi phí
doanh nghiệp, ROS càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động tốt, khả năng sinh
lời cao. Năm 2019 một đồng doanh thu thì công ty có được 0,063 đồng lợi nhuận. Sang năm
2020 một đồng doanh thu công ty có được 0,079 đồng lợi nhuận. Đây là dấu hiệu công ty có
lãi, hiệu suất của công ty cũng khá lên nhưng trong đó doanh thu vẫn giảm so với cùng kỳ
năm ngoái.
PHẦN 3. ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ

Phần này tổng hợp lại kết quả và các mặt hạn chế của công ty, từ đó đưa ra một số
giải pháp khách quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty.
3.1. Những kết quả về mặt tài chính của công ty
Dựa vào các báo cáo và phân tích số liệu tài chính của công ty qua 2 năm 2019 và
2020, có thể đánh giá BIBICA có tình hình tài chính tương đối tốt.
Cơ cấu tài sản có sự tăng trưởng qua các năm. Cơ cấu tài sản ngắn hạn năm 2020 có sự
giảm tỷ trọng so với năm 2019 nhưng không ảnh hưởng quá lớn đến tổng tài sản doanh
nghiệp. Mặc dù cơ cấu TSNH đang có sự biến động nhưng cơ cấu TSDH tăng trưởng hơn
qua năm 2020.
Về cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn
vốn qua các năm. Hệ số tài trợ của công ty nằm ở mức 0,5 đến 1 (tương đối gần 1) cho thấy
khả năng tự đảm bảo tài chính của công ty ở mức tương đối tốt. Hệ số tài trợ dài hạn giảm
từ 1,8 xuống 1,3 chứng tỏ vốn chủ sở hữu đem đầu tư vào tài sản dài hạn ngày càng nhỏ.
Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty, khả năng thanh toán hiện hành
và khả năng thanh toán nhanh qua 2 năm đều lớn hơn 1 nên BIBICA có thừa khả năng thanh
toán và tình hình tài chính khả quan, có khả năng đảm bảo chi trả các khoản nợ cao. Hệ số
nợ với tổng tài sản của công ty đều nhỏ hơn 1 cho thấy doanh nghiệp vay ít nên khả năng tự
chủ tài chính cao.
Kết quả sản xuất kinh doanh có sự tăng trưởng, có thể thấy qua doanh thu thuần, các
chỉ tiêu doanh lợi trên tổng tài sản (ROE, ROA) từ năm 2019-2020 giảm do ảnh hưởng của
tình hình dịch Covid 19. Nhìn chung kết quả sản xuất kinh doanh của công ty vẫn thu được
lợi nhuận góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô, nâng cao vị thế của
doanh nghiệp trên thị trường trong nước.
3.2. Những hạn chế về mặt tài chính của công ty
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trên thì tình hình tài chính tại CTCP BIBICA
cũng không tránh khỏi những hạn chế sau:
Thứ nhất, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp chưa tốt, còn kém. Doanh thu so
với tài sản chung năm 2019 là 1,2, năm 2020 giảm xuống chỉ còn 0,79 do ảnh hưởng của
dịch bệnh.
Thứ hai, về hàng tồn kho và các khoản phải thu lớn. Các khoản phải thu ngắn hạn năm
2020 tăng 128,69% so với năm 2019. Hàng tồn kho năm 2020 cũng tăng hơn so với năm
2019 là 8,73%. Cho ta thấy doanh nghiệp vẫn chưa có sự kết hợp nhịp nhàng giữa quy trình
sản xuất và khâu tiêu thụ sản phẩm
Thứ ba, về nợ phải trả. Năm 2019 nợ ngắn hạn chiếm 34,9% trong tổng nợ phải trả,
năm 2020 khoản nợ này giảm xuống 27,92%. Nhưng ở mức nợ ngắn hạn này là chiếm tỷ
trọng cao đối với doanh nghiệp dẫn đến việc doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc
thanh toán nếu như không có biện pháp cân bằng giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Thứ tư, mặc dù có sự tích cực trong kết quả hoạt động kinh doanh tuy nhiên vẫn còn
hạn chế về một số chi phí và ảnh hưởng bên ngoài của tình hình dịch bệnh dẫn đến lợi
nhuận mang lại thấp qua các năm.
3.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công ty
Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu về Công ty Cổ phần BIBICA, phân tích thực trạng
tình hình tài chính của công ty. Nhóm xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động
tài chính của công ty.
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của một doanh nghiệp, nó phản ánh mức
năng lực sản xuất hiện có. Công ty nên tiến hành kiểm kê tài sản cố định nhằm nắm bắt kịp
thời tình trạng của tài sản cố định vào định kì. Nếu những tài sản nào không còn sử dụng
được hoặc không cần dùng đến thì kịp thời thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn. Tổ chức
quản lý quá trình sản xuất kinh doanh thông suốt, nhịp nhàng hạn chế tối đa tình trạng thời
gian nhàn rỗi của máy móc thiết bị.
Đối với các khoản phải thu: Nâng cao hiệu quả quản lý. Giải pháp đầu tiên đặt ra là
công ty cần phải điều chỉnh lại chính sách bán hàng, thu tiền cho hợp lý. Cụ thể đó là cân
nhắc giảm thời hạn thanh toán xuống thấp, đưa dần về mức bình quân ngành. Quá trình này
phải theo một trình tự và có sự tính toán kỹ càng đến khả năng thanh toán và phản ứng từ
phía khách hàng để có mức đều chỉnh hợp lý nhất.
Không nên dự trữ quá nhiều hàng tồn kho sẽ dẫn đến tốn kém chi phí kho ứ đọng vốn,
dẫn đến việc kinh doanh kém hiệu quả. Công ty cần bố trí một cách khoa học chu trình sản
xuất, giám sát chặt chẽ các công đoạn, tìm ra những vị trí bất hợp lí gây ứ đọng làm tăng
bán thành phẩm. Đối với thành phẩm tồn kho: Công ty cần xây dựng kế hoạch tiêu thụ một
cách hợp lý, tránh tình trạng ứ đọng trong kho, chủ động được nguồn hàng và giảm tối đa
những chi phí không cần thiết.
Bibica có tỷ trọng nợ ngắn hạn lớn hơn nợ dài hạn. Vấn đề đặt ra là giám đốc tài chính
cần phải tính toán xem thời điểm nào để chuyển nợ ngắn hạn sang nợ dài hạn nhằm tận
dụng các lợi thế lãi suất dài hạn thấp khi dự báo lạm phát gia tăng trong tương lai. Với tình
hình tài chính khá tốt hiện nay, công ty có thể chuyển sang hình thức huy động vốn dưới
dạng trái phiếu thu nhập dài hạn hoặc vay dài hạn.
Doanh thu và chi phí là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh
nghiệp.
+ Tăng cường công tác tìm kiếm thị trường mới, khách hàng mới. Xây dựng chính
sách bán chịu đối với các khách hàng có quan hệ lâu năm hoặc các doanh nghiệp mà có uy
tín tín dụng.
+ Kiểm soát chi: Thường xuyên rà soát lại các chỉ tiêu định mức kinh tế - kỹ thuật.
Xây dựng cơ chế thưởng phạt liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm.
Kiểm soát tốt các yếu tố đầu vào…

You might also like