You are on page 1of 8

CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

Tên đơn vị: Công ty cổ phần KINH ĐÔ


Tên viết tắt: KINH ĐÔ
Tên tiếng anh: Kinhdo Corporation
Địa chỉ: 141 Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận
1, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84) (8) 38270838
Fax: (84) (8) 38270839
Email: kido.co@kinhdofood.com
Website: www.kinhdo.vn
Giấy chứng nhận giấy phép kinh doanh số
4103001184 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp, đăng ký lần
đầu ngày 06/09/2002.
Sau lần đăng ký thay đổi thứ 11 (21/01/2010), số đăng ký kinh doanh trên
được thay đổi thành số 0302705302, đăng ký thay đổi lần thứ 17 ngày
02/04/2013. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 150.000.000.000 đồng.

1.2. Quá trình hình thành và phát triển


Công ty Cổ phần Kinh Đô tiền thân là Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây
dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô, được thành lập năm 1993 theo
Quyết định số 216 GP-UB ngày 27/02/1993 của Chủ tịch UBND Tp. Hồ
Chí Minh và Giấy phép Kinh doanh số 048307 do Trọng tài Kinh tế Tp. Hồ
Chí Minh cấp ngày 02/03/1993. Những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ là
một Xưởng sản xuất nhỏ diện tích khoảng 100m2 tại Quận 6, Thành phố
Hồ Chí Minh, với 70 công nhân và vốn đầu tư1,4 tỉ đồng, chuyên sản xuất
và kinh doanh bánh snack – một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng
trong nước.

Đến năm 1994, sau hơn một năm kinh doanh thành công với sản phẩm
bánh snack, Công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng và nhập dây chuyền
sản xuất snack trị giá 750.000 USD từ Nhật. Thành công của bánh snack
Kinh Đô với giá rẻ, mùi vị đặc trong phù hợp với thị hiếu của người tiêu
dùng trong nước đã trở thành bước đệm quan trọng cho sự phát triển không ngừng của
Công ty Kinh Đô sau này.

Năm 1996, Công ty đầu tư xây dựng nhà xưởng mới tại số 6/134 Quốc
lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức và đầu tư dây chuyền sản
xuất bánh cookies với công nghệ và thiết bị hiện đại của Đan Mạch trị giá 5
triệu USD. Lúc này, số lượng công nhân của Công ty đã lên tới 500 người.

Năm 1997 và 1998, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh mì, bánh
bông lan công nghiệp trị giá 1,2 triệu USD với công suất 25 tấnbánh/ngày.
Cuối năm 1998, Công ty đưa dây chuyền sản xuất kẹo chocolate vào khai
thác với tổng đầu tư là 800.000 USD.

Năm 1999, Công ty nâng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng, đồng thời thành
lập trung tâm thương mại Savico – Kinh Đô tại Quận 1, đánh dấu một bước
phát triển mới của Kinh Đô sang các lĩnh vực kinh doanh khác ngoài bánh
kẹo. Cũng trong năm 1999, Công ty khai trương hệ thống bakery đầu tiên,
mở đầu cho một chuỗi hệ thống của hàng bánh kẹo Kinh Đô từ Bắc vào
Nam sau này.

Năm 2000, Công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 51 tỷ đồng, mở rộng
diện tích nhà xưởnglên hơn 40.000 m2

Năm 2001, Công ty nhập một dây chuyền sản xuất kẹo cứng và một dây
chuyền sản xuất kẹo mềm công suất 2 tấn/giờ trị giá 2 triệu USD. Cũng
trong năm 2001, Công ty cũng nâng công suất sản xuất các sản phẩm
crackers lên 50 tấn/ngày bằng việc đầu tư mới dây chuyền sản xuất bánh
mặn crackers trị giá 3 triệu USD. Ngày 5/1/2001, Công ty nhận Giấy chứng
nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9002 do tổ chức
BVQI cấp. Năm 2001 cũng là năm sản phẩm của Công ty được xuất khẩu
mạnh sang các nước Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Nhật
Bản, Lào, Camphuchia, Thái Lan,...

Để đảm bảo hiệu quả quản lý trong điều kiện quy mô sản xuất kinh doanh
ngày càng lớn, tháng 9 năm 2002, Công ty Cổ phần Kinh Đô được thành
lập với chức năng sản xuất kinh doanh bánh kẹo để tiêu thụ ở các tỉnh miền Nam,
miền Trung và xuất khâu. Công ty Cổ phân Kinh Đô có vốn điều lệ là 150 tỷ đồng,
trong đó vốn góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và công ty cổ phần Kinh
Đô là 50 tỷ đồng. Trước đó, vào năm 2001, công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh
Đô Miền Bắc tại Hưng Yên cũng đã được thành lập để sản xuất bánh kẹo cung ứng
cho thị trường các tỉnh phía Bắc. Cũng trong năm 2002, nhằm tăng hiệu quả sản xuất
kinh doanh, nhanh chóng hội nhập với các nước khu vực và thế giới, hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 được thay thế bằng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn 9001:2000.

Năm 2003, Công ty Cổ phần Kinh Đô nhập dây chuyền sản xuất chocolate trị giá 1
triệu USD và tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng. Tháng 8 năm 2005, Công ty phát hành
thêm 5.000.000 cổ phiếu và nâng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng.

Tháng 5 năm 2006, Công ty phát hành thưởng 4.999.980 có phiêu cho cổ đông hiện
hữu nâng tổng vốn điều lệ lên 299.999.800.000 đồng.
Năm 2007, Công ty nâng vốn lên 469.996.650.000 đồng bằng cách phát hành thưởng
5.999.685 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và chào bán ra công chúng 11.000.000 cổ
phiếu.

Tháng 10 năm 2008, Công ty phát hành 10.115.211 cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện
hữu nâng vốn điều lệ lên 571.148.760.000 đồng.

Tháng 03 – 04 năm 2010, Công ty phát hành 22.431.383 cổ phiếu thưởng cho cổ đông
hiện hữu và 1.682.450 cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên nâng vốn điều lệ lên
812.287.090.000 đồng.

Tháng 6 năm 2010, Công ty phát hành 20.047.879 cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện
hữu nâng vốn điều lệ lên 1.012.765.880.000 đồng.

Tháng 12 năm 2010, Kinh Đô phát hành 18.244.743 cổ phiếu để hoán cổ phiếu của
Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc và Công ty Cổ phần Ki Do
nhằm thực hiện phương án sáp nhập 2 công ty này vào Kinh Đô.

Tháng 01- 02 năm 2012, KDC phát hành riêng lẻ 14.000.000 có phiêu cho Công ty
Ezaki Glico (một công ty chuyên về bánh kẹo và thực phẩm tại Nhật Bản) với mục
đích khai thác tối đa hiệu quả đầu tư kênh phân phối của KDC dây chuyền sản xuất
bánh crackers lớn nhất khu vực.

Thành tích đạt được:


- Sản phẩm của công ty đạt huy chương vàng hội chợ quốc tế tại Cần
Thơ và hội chợ quốc tế Quang Trung các năm 1995, 1996, 1997
- Sản phẩm của công ty Kinh Đô được người tiêu dùng bình chọn là “hàng Việt Nam
chất lượng cao” trong 6 năm liền 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002.
- Công ty còn đạt nhiều thành tích khác như “Cúp vàng Makerting”, sản phẩm đạt giải
vàng chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2001
• Ngoài ra, công ty còn nhận được một số bằng khen như:
- Bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ
- Bằng khen về đơn vị tham gia tích cực trong việc nên bảo hiểm xã hội
- Bằng khen đơn vị hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế.
- Bằng khen đơn vị đạt thành tích tốt về việc thực hiện bộ luật Lao Động. - Huy
chương “Vì thế hệ trẻ“ năm 2000 của BCHTW Đoàn Thanh Niên Cộng Sản TP HCM

1.3. Nghành nghề kinh doanh công ty


- Chế biến nông sản thực phẩm
- Sản xuất kẹo, nước uống tinh khiết và nước ép trái cây
- Dịch vụ thương mại
- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa
- Dịch vụ quảng cáo
- Mua bán nông sản thực phẩm, công nghệ phẩm, vải sợi, hàng may mặc, giày dép, túi
xách, đồng hồ, mắt kính, mỹ phẩm, kim khí điện máy, điện lạnh, thủ công mỹ nghệ,
dụng cụ học tập và giảng dạy, văn phòng phẩm, vật tư ngành ảnh, rau quả tươi sống
- Mua bán hàng điện tử-điện gia dụng, vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm, thực
phẩm công nghiệp, hóa mỹ phẩm, đồ chơi (trừ đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách,
sức khỏe của trẻ em, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an toàn xã hội), đồ gia dụng,
máy ổn áp, thiết bị điện gia dụng, hàng trang trí nội thất, thiết bị văn phòng, vàng, bạc,
đá quý, rượu bia, thuốc lá điếu sản xuất trong nước (không kinh doanh dịch vụ ăn
uống), máy tính, máy in và thiết bị phụ tùng,...và một số dịch vụ khác thể
hiện trong Giấy đăng ký kinh doanh.

1.4. Tầm nhìn mục tiêu của công ty


- Mang những thực phẩm an toàn, dĩnh dưỡng, tiện lợi và độc đáo
- Hoàn thiện hơn về mẫu mã, sản phẩm, chất lượng
- Doanh thu ước tính năm 2014: 5.893 tỷ đồng
- Trở thành một tập đoàn hoạt động đa lĩnh vực
- Khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô sản xuất...
- Phát triển một mạng lưới phân phối hiểu quả

1.5 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty

II. XÂY DỰNG MỤC TIÊU BÁN HÀNG


2.1 Đánh giá yếu tố làm căn cứ xây dựng mục tiêu
2.1.1. Cơ cấu dân cư

Đvt: Triệu người


Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2022 so với Năm 2023 so
năm 2021 với năm 2022
Tuyệt đối Tương Tuyệt Tương
đối đốii) đối (%)
(%)
Tổng dân số 8.3 8.4 8.5 0.1 1.2 0.1 1.19

Bảng 1.1. Tổng quy mô dân số khu vực Hà Nội


Nhận xét:
Từ bảng số liệu trên, ta thấy dân số thành phố Hà Nội năm 2022, 2023 có xu hướng
tăng đều:
- Năm 2022 so với năm 2021: Tăng 0,1 triệu người, tương đương với tăng 1.2%
- Năm 2023 so với năm 2022: Tăng 0,1 triệu người, tương đương với tăng 1.19%

Kết luận: Dân số Thành phố Hà Nội tăng, đồng nghĩa với việc khách hàng có nhu cầu
với các sản phẩm thực phẩm như bánh kẹo…. của công ty tăng cũng tăng. Doanh
nghiệp cần phải có kế hoạch hoạch định phù hợp đội ngũ nhân lực để sản xuất, tiêu
thụ trong thị trường mục tiêu.

2.1.2.GDP/người
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Tốc độ tăng trưởng 3.94% 2.92% 6.27%
GDP

Thu nhập bình quân 6 triệu 6.2 triệu 7.6 triệu


đầu người đồng/người/tháng đồng/người/tháng đồng/người/tháng
Bảng 1.2. Bảng tốc độ tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân
Nhận xét:
Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2020- 2022 có sự tăng giảm không đều:
- Năm 2023 là năm có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất với 6.27%.
- Đến năm 2021- 2022, tốc độ tăng trưởng GDP bị giảm lần lượt 3.94%, 2.92%. Sự
giảm đáng kể này là do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid 19, với sự phục hồi tương
đối chậm của nền kinh tế.
- Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới với tốc độ tăng trưởng âm
thì việc tốc độ tăng trưởng GDP (của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng) tăng
trưởng dương là điều đáng mừng, là cơ hội cho các doanh nghiệp có thể tiếp tục kinh
doanh và hoạt động.

Thu nhập bình quân đầu người có sự biến động ở giai đoạn 2021- 2023:
- Năm 2023 là năm có thu nhập bình quân cao nhất với 7.6 triệu đồng.
- Năm 2023 và năm 2022, thu nhập bình quân tăng lần lượt 1.6 triệu đồng và 0.2 triệu
đồng so với năm 2021.

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Dự báo 2024
GRDP / người 128,75tr 141,94tr 150,8tr 161tr

Bảng 1.2. Bảng thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội
Nhận xét:
Từ bảng trên, ta thấy GRDP/ người qua các năm tăng=> dự báo năm 2024 GRDP/
người tại Hà Nội tăng, mục tiêu đạt 161 triệu (tăng 6.8% so với 2023)) => tốc độ tăng
trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nộ tăng
=>dự báo mục tiêu doanh thu công ty cổ phần Kinh Đô trong năm 2024 tăng

Kết luận:
- Doanh nghiệp phải đối mặt với các thách thức từ thị trường đem lại, điều chỉnh lại kế
hoạt bán hàng, sản xuất, … để phát triển trong thời kỳ phục hồi kinh tế sau đại dịch
Covid, giữ vững uy tín doanh nghiệp.

2.1.3. Số lượng điểm bán

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Dự báo 2024
Số điểm bán trực 3 4 5 7
tiếp

Số CH, đại lý trung 11 12 20 22


gian

Bảng 2.3. Số lượng điểm bán của công ty Cổ phần Kinh Đô tại Hà Nội
Nhận xét:
- Từ bảng trên, ta thấy số điểm bán là cửa hàng, đại lý lý tăng đều 20%-25%, dự báo
năm 2024 số cửa hang đại lý sẽ tăng 20% so với năm 2023 là 2 cửa hàng, đạt 22 cửa
hàng
- Mạng lưới cửa hàng, nhà phân phối phân bổ rộng khắp thành phố Hà Nội, có mặt tại
các quận – huyện để bao phủ thị trường, thuận tiện trong việc tìm kiếm, tiếp xúc và
chăm sóc khách hàng.
- Số lượng điểm bán ở khu vực Hà Nội chỉ là tương đối, thực tế những điểm bán có
mặt sản phẩm của Kinh Đô là con số lớn hơn rất nhiều.
- Ngoài ra, mạng lưới phân phối của doanh nghiệp còn có các cửa hàng tạp hóa, nhà
bán lẻ, những siêu thị…
Kết luận:
- Doanh nghiệp có mạng lưới phân phối rộng, dễ dàng thâm nhập và giữ vững vị thế
trong thị trường để tiếp thị, giải quyết các vấn đề liên quan đến bán hàng, chăm sóc
khách hàng.
2.1.4. Sản lượng của ngành

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Dự báo 2024
Sản lượng kido 20.000 tỷ 34.000 tỷ 42.000tỷ 50.000 tỷ
bakery

Bảng 2.4 Sản lượng ngành công ty Cổ phần Kinh Đô hoạt động qua các năm
Ra mắt một loạt sản phẩm mới trong bối cảnh nền kinh tế năm 2021 và thị trường còn
nhiều khó khăn, song với nỗ lực trong đa dạng hóa kênh phân phối và sự kiên định đi
theo con đường làm sản phẩm nghiêm túc. Kinh Đô đã có tốc độ tăng trưởng nhanh
trong 2 năm qua.
Bước ngoặt doanh từ thương hiệu Kido bakery đã có hơn 50 sản phẩm và đạt doanh
thu 20.000 tỷ vào năm 2021
Doanh thu của sản phẩm bánh kẹo kinh đô trong năm 2023 đạt mức cao nhất với
34.000 tỷ.

Nhiều ngành hàng của Kinh đô đạt mức tăng trưởng rất cao từ 10% đến 60% so với
năm 2021

Nhu cầu về đồ ăn nhẹ có nhãn hữu cơ và sạch ngày càng tăng Ăn vặt lành mạnh hơn,
cùng với sự tiện lợi và hương vị, là xu hướng ngày càng tăng của người tiêu dùng, đây
là chiến lược chính được các công ty lớn áp dụng do nhu cầu về đồ ăn nhẹ lành mạnh
ngày càng tăng. Nhu cầu về sô cô la hữu cơ ngày nay đang tăng lên vì nó không chứa
bất kỳ hóa chất bổ sung nào có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Người
tiêu dùng thích sôcôla thuần chay, hữu cơ, không chứa gluten và không đường vì họ ý
thức được sức khỏe và thể chất của mình. Do đó, nhiều công ty bánh kẹo khổng lồ
khác nhau đang giới thiệu những loại sôcôla có hương vị mới nhất với cách đóng gói
cải tiến cho phép người tiêu dùng tiêu thụ chúng theo từng phần nhỏ và bảo quản phần
còn lại để dùng sau. Sự gia tăng xuất khẩu sôcôla hữu cơ cũng dự kiến sẽ thúc đẩy nhu
cầu về thị trường bánh kẹo hữu cơ. Các công ty lớn đang mở rộng phạm vi sản phẩm
của mình bằng cách kết hợp các thành phần chức năng, trái cây nhiệt đới, nhân hương
vị, hương vị lạ và làm từ hạt trong sôcôla hữu cơ để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi
của khách hàng. Điều này liên tục thúc đẩy thị trường bánh kẹo trên toàn cầu.

2.1.5. Thị phần trong ngành

Khu vực Hà Nội


Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Dự báo 2024
Thị phần (%) 4.4 5.6 6.8 8.1
Khu vực quận Thanh Xuân
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Dự báo 2024
Thị phần (%) 0.2 0.34 0,56 0.9

Dự kiến thị phần bánh kẹo khu vực Hà Nội chiếm 8%


Dự kiến thị phần bánh kẹo của 6 khu vực như: quận Hoàng Mai, quận Đống Đa, quận
Ba Đình, quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy, Quận Tây Hồ sẽ chiếm tối đa 5% thị
phần bánh bẹo của khu vực Hà Nội
Quận Thanh Xuân chiếm 1% thị phần bánh kẹo khu vực Hà Nội

You might also like