You are on page 1of 38

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: PHẠM THANH XUÂN

ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ MARKETING

PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH


MARKETING NĂM 2022 CHO SẢN PHẨM MÌ TÔM HẢO HẢO
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH


LỚP: QKD61ĐH
MÃ SINH VIÊN: 87154
Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Nga
HẢI PHÒNG – 2023
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
1.1. Thông tin chung

Tên đầy đủ CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM

Tên giao dịch đối ngoại ACECOOK VIETNAM JOINT STOCK


COMPANY
Tên viết tắt ACECOOK VIETNAM JSC

Trụ sở công ty Lô số II-3,Đường số 11,Nhóm CN II, Khu Công


nghiệp Tân Bình, Phường Tây Thạnh, Quận Tân
Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Người đại diện KAJIWARA JUNICHI

Ngày thành lập 15/12/1993

Mã số doanh nghiệp 0300808687

Tel (028) 3815 4064

Fax (028) 3815 4067

Email acecookvietnam@vnn.vn

Website https://acecookvietnam.vn/

Logo
Ý nghĩa logo và slogan của thương hiệu Acecook
Hình ảnh logo của thương hiệu Acecook là chú bé đầu bếp (Tastykid) nháy mắt và
ngón tay chỉ số 1 ngay bên cạnh hình elip, cung với dòng chữ "Cook happiness"
bên trên thể hiện sự gần gũi, thân thiện và uy tín của một thương hiệu hàng đầu về
thực phẩm ăn liền. Màu sắc logo là sự kết hợp giữa 2 tone màu đỏ và trắng làm chủ
đạo tạo nên sự nổi bật của thương hiệu. Ngoài ra, slogan “Cook happiness” mang ý
nghĩa là thông qua các sản phẩm của công ty, người tiêu dùng cảm nhận được niềm
vui và cảm giác an tâm khi nấu ăn và sử dụng sản phẩm của Acecook. Qua đó,
thương hiệu Acecook mong muốn mang đến cho khách hàng không chỉ những sản
phẩm giá trị, chất lượng, đa dạng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Việt; mà
còn mong muốn đem lại cho người tiêu dùng cảm nhận về sự an toàn, ngon miệng,
an tâm và cảm giác hạnh phúc qua từng sản phẩm của thương hiệu.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 15/12/1993: Thành lập công ty Liên Doanh Vifon – Acecook với vốn
đầu tư 4 triệu USD. Thành phần liên doanh gồm có Công ty kỹ nghệ thực
phẩm sản xuất mì ăn liền Vifon Việt Nam VIFON 40% và công ty Acecook
thuộc tập đoàn thương mại tài chính Marubeni của Nhật Bản 60%.

Ngày 07/07/1995: Bán hàng sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.
Sản phẩm đầu tiên là mì gói và phở cao cấp được sản xuất để phục vụ thị
trường phía Nam. Khi đó, số lượng nhân viên của công ty chỉ có khoảng 100
người.
Ngày 28/02/1996: Thành lập chi nhánh bán hàng tại Cần Thơ, chịu trách
nhiệm bán hàng cho toàn bộ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời
công ty bắt đầu tham gia vào thị trường xuất khẩu Mỹ. Doanh số xuất khẩu
là 0,15 triệu USD.

Ngày 06/09/1997: Thành lập chi nhánh bán hàng tại Hà Nội phục vụ toàn bộ
thị trường phía Bắc.

Năm 1998: Công ty cho ra đời sản phẩm Hoành Thánh đã gây được sự chú ý
của thị trường, là một sản phẩm cao cấp đầu tiên và là bước đột phá mới
trong ngành mì ăn liền Việt Nam.

Năm 1999: Lần đầu tiên đoạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao.
Đồng thời đạt huy chương vàng, bạc, đồng trong hội chợ hàng công nghiệp
Việt Nam.

Năm 2000: Cột mốc đáng nhớ trong lịch sử phát triển của Công ty và là
bước đột phá của công ty trên thị trường mì ăn liền. Đó là sự ra đời của sản
phẩm mì Hảo Hảo, một thương hiệu ấn tượng tạo một bước nhảy vọt của
công ty trên thị trường. Đồng thời là lần thứ 2 đoạt danh hiệu Hàng Việt
Nam chất lượng cao và đạt huy chương vàng, bạc, đồng trong hội chợ hàng
công nghiệp Việt Nam.

Năm 2001: Ngày 05/05/2001 thành lập chi nhánh Hưng Yên có chức năng
sản xuất và kinh doanh. Ngày 06/06/2001 thành lập chi nhánh bán hàng ở
Đà Nẵng cung cấp hàng cho cả khu vực miền Trung từ Bình Định ra Quảng
Bình.

Ngày 11/12/2002: Công ty thành lập thêm một văn phòng đại diện tại
Campuchia. Đồng thời trong cùng năm đạt danh hiệu Doanh nghiệp trẻ xuất
sắc năm 2002.

Năm 2003: Công ty đạt được sự thành công trên cả 2 lĩnh vực kinh doanh
trong nước, xuất khẩu và quảng bá thương hiệu, được thể hiện qua việc tăng
trưởng mạnh về doanh số năm 2003: gần 800 tỷ đồng tương ứng 675 triệu
gói (trong đó xuất khẩu gần 3 triệu USD). Ngày 4/3/2003 thành lập thêm 1
nhà máy mới tại tỉnh Bình Dương. Đến cuối năm 2003 doanh thu đạt trên
800 tỷ đồng chiếm 60% thị trường mì ăn liền cả nước với hệ thống trên 700
đại lý bao phủ khắp cả nước.

Năm 2004: Ngày 15/1/2004 khởi công xây dựng nhà máy tại Đà Nẵng, đi
vào hoạt động chính thức từ tháng 10/2014. Từ 3/2/2004, chính thức đổi tên
thành công ty TNHH Acecook Việt Nam với 100% vốn Nhật Bản và di dời
nhà máy về KCN Tân Bình Tháng 6/2004, tăng cường thêm 1 nhà máy tại
Bắc Ninh.

Năm 2006: Chính thức tham gia thị trường gạo ăn liền bằng việc xây dựng
nhà máy tại Vĩnh Long và cho ra đời sản phẩm Phở Xưa & Nay.

Năm 2008: Ngày 18/01/2008 Công ty TNHH Acecook Việt Nam chính thức
đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam. Đồng thời trở thành
thành viên chính thức của Hiệp hội MAL thế giới.

Ngày 07/07/2010: Nhận Huân chương lao động hạng Nhất.

Năm 2012: Khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện đại hàng đầu Đông
Nam Á.

Năm 2015: Công Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện
thương hiệu mới.
Năm 2016: Công ty CP Acecook Việt Nam nhận giải thưởng Thương hiệu
thực phẩm an toàn, tin dùng 2016 (Vietnam Good Food 2016) do Hội khoa
học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội,
nhằm hướng ứng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, góp
phần bảo vệ sức khỏe cho Người tiêu dùng, đem lại lợi ích cho xã hội. Đồng
thời, nhận giải thưởng quảng cáo sáng tạo Việt Nam – Quả chuông vàng
2016 (Golden bell awards 2016) do Hiệp hội quảng cáo Việt Nam tổ chức.

Năm 2017: Lọt Top 10 Công ty thực phẩm đồ uống uy tín năm 2017, cụ thể
là ở vị trí thứ 3 theo kết quả nghiên cứu và đánh giá của Vietnam Report.
Đồng thời lọt Top 100 Nơi làm vệc tốt nhất.

Năm 2018: Mì Hảo Hảo của Acecook được Tổ chức kỉ lục Việt Nam xác lập
kỉ lục là mì ăn liền được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam trong 18 năm (từ
năm 2000 đến năm 2018).

Năm 2019: 7 năm liền từ năm 2012 Acecook Việt Nam tiếp tục ghi tên vào
top 1 thương hiệu mì ăn liền được chọn mua nhiều nhất tại Việt Nam theo
dữ liệu của Kantar Worldpanel.

Năm 2020: 10 năm liền từ 2010-2020, hơn 20 tỉ gói mì đã được tiêu thụ, có
mặt tại hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ, tạp hóa,.. trên tất cả 63 tỉnh thành
cả nước Việt Nam và xuất khẩu đến 40 quốc gia.
1.2.2. Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn & sứ mệnh
Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ năng
lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa.
Đóng góp vào việc nâng cao đời sống ẩm thực của không chỉ riêng xã hội
Việt Nam mà còn cả thế giới thông qua việc sản xuất và kinh doanh thực
phẩm chất lượng cao.
Thông qua việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ có giá trị
cao, đáp ứng nhu cầu thời đại nhằm:
• Mang lại sự hài lòng cho người tiêu dùng.
• Mang lại cuộc sống ổn định và sự phát triển của CBCNV.
• Trở thành một doanh nghiệp có vị trí và sự ủng hộ trên toàn thế giới.
Giá trị cốt lõi
"Sản xuất và kinh doanh sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cao đáp
ứng tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng."
Triệt để vấn đề quản trị công ty, vấn đề chấp hành các quy định, mục tiêu
của công ty và vấn đề công khai thông tin.
Tăng cường khả năng cạnh tranh về giá và trở thành doanh nghiệp vững
bước trên trường quốc tế.
Nhắc tới Vina Acecook là nhắc tới thương hiệu trẻ trung, năng động, gần
gũi, có tinh thần trách nhiệm với xã hội.
1.3. Cơ cấu tổ chức

ĐẠI HỘI
HỘI ĐỒNG
ĐỒNG CỔ
QUẢN TRỊ
ĐÔNG

BAN GIÁM BAN KIỂM


ĐỐC SOÁT

P. HÀNH P. NGHIÊN P.
P. KẾ TOÁN MARKETING
CHÍNH CỨU PTSP

P. KẾ HOẠCH P. KĨ THUẬT P. CƠ ĐIỆN P. XNK

P. KINH
P. SẢN XUẤT DOANH

NHÀ MÁY CHI NHÁNH

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Acecook


1.4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
- Chức năng của Acecook Việt Nam: sản xuất và kinh doanh sản phẩm thực
phẩm mì ăn liền an toàn, chất lượng cao đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu
dùng.
- Nhiệm vụ của Acecook Việt Nam: “Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực
phẩm hàng đầu Việt Nam, có đủ năng lực quản trị để thích ứng với quá
trình toàn cầu hóa”. Đóng góp vào việc nâng cao đời sống ẩm thực của
không chỉ riêng xã hội Việt Nam mà còn là cả thế giới thông qua việc sản
xuất và kinh doanh thực phẩm chất lượng cao. Từ đó đáp ứng nhu cầu thời
đại nhằm mang lại sự hài lòng cho người tiêu dùng, mang lại cuộc sống ổn
định và sự phát triển của nhân viên, trở thành một doanh nghiệp có vị trí và
được sự ủng hộ trên toàn thế giới.
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao
gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội cổ đông có quyền
quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty, trong đó có xem xét và phê
duyệt các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh,
các phương án sản xuất kinh doanh, đầu tư và chiến lược phát triển của
công ty, sửa đổi và bổ sung điều lệ, bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và
quyết định bộ máy tổ chức của công ty.
- Hội đồng quản trị: Có chức năng quản lý và điều hành hoạt động kinh
doanh của công ty, giám sát giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý,
quyết định các kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, xác định các mục
tiêu hoạt động trên cơ sở các chiến lược Đại hội đồng cổ đông đưa ra.
- Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra nhằm quản lý, kiểm tra và
giám sát Hội đồng quản trị và ban giám đốc, kiểm tra việc thực hiện toàn bộ
quy chế và kiểm soát hoạt động tài chính của công ty.
- Ban giám đốc: Thực hiện các Nghị quyết, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch
đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông
thông qua. Soạn thảo các quy chế hoạt động, quy chế quản lý tài chính.
- Phòng hành chính: có nhiệm vụ quản lý chung về mặt nhân sự của công ty.
- Phòng kỹ thuật: quản lý và giám sát kỹ thuật cho toàn bộ hệ thống sản xuất
và thông tin liên lạc của công ty.
- Phòng kế toán: lập kế hoạch thu chi, quản lý thu chi trong công ty. Kiểm
soát các chi phí hoạt động của công ty, quản lý vốn, tài sản, tổ chức, chỉ đạo
công tác kế toán trong toàn công ty, thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám
đốc giao.
- Phòng cơ điện: giám sát, kiểm tra và sửa chữa toàn bộ hệ thống máy móc
trong công ty.
- Phòng xuất nhập khẩu: quản lý điều hành thực hiện các hoạt động đối
ngoại, phân tích, mở rộng thị trường và giới thiệu sản phẩm, khai thác trong
và ngoài nước. Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.
- Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm: thực hiện việc nghiên cứu,
phát triển công nghệ, đưa ra các sản phẩm mì mới phục vụ nhu cầu của
khách hàng.
- Phòng kế hoạch: có chức năng xây dựng chiến lược kinh doanh cho công
ty theo yêu cầu của ban giám đốc. Tổng hợp để tham mưu cho Giám đốc
xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, dự án.
- Phòng Marketing: nghiên cứu và tiếp thị thông tin, xây dựng kế hoạch
quảng cáo sản phẩm, khảo sát hành vi và thái độ của khách hàng đối với sản
phẩm của công ty.
- Phòng sản xuất: hoạch định kế hoạch sản xuất, khai thác và vận hành hiệu
quả dây chuyền sản xuất của công ty, điều hành các nhà máy sản xuất đúng
theo yêu cầu và đạt chất lượng.
- Phòng kinh doanh: lập kế hoạch và quản lý thực hiện kế hoạch kinh doanh
cho các chi nhánh, thiết lập, giao dịch với hệ thống nhà phân phối.
1.5. Kết quả kinh doanh của Công ty 3 năm gần đây
1.5.1. Giới thiệu về sản phẩm kinh doanh
Các sản phẩm của thương hiệu Acecook Việt Nam
Mì Gói
Mì Hảo Hảo: Có lẽ không cần nói thêm, cái tên Mì Hảo Hảo đã quá quen
thuộc và trở thành thực phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt nhiều
năm nay. Được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, công nghệ Nhật Bản, với sự
giám sát liên tục, tỉ mỉ chính là “bảo chứng” cho chất lượng của mỗi gói mì
Hảo Hảo trước khi được đưa ra thị trường và đến tay người tiêu dùng. Đây
cũng chính là lý do giúp thương hiệu mì Hảo Hảo luôn được yêu thích và là
sự lựa chọn hàng đầu, phù hợp với người tiêu dùng Việt ngay từ khi mới “ra
mắt” thị trường vào năm 2000.
Mì hảo hảo có tổng cộng 7 hương vị cho người tiêu dùng lựa chọn gồm: Mì
Hảo Hảo tôm chua cay truyền thống, Mì Hảo Hảo vị Gà vàng, Mì Hảo Hảo
Sa tế hành tím, Mì Hảo Hảo sườn heo tỏi phi, Mì Hảo Hảo xào vị tôm hành,
Mì Hảo Hảo xào vị tôm xào chua ngọt, Mì Hảo Hảo chay hương vị rau nấm.
Ngoài Mì Hảo Hảo đã quá phổ biến, Acecook còn đem đến cho người tiêu
dùng nhiều loại mì gói khác với nhiều hương vị cho người tiêu dùng chọn
lựa như: Mì Udon, Mì Spaghetti Bistro, Mì Hảo 100, Mì Mikochi, Mì Số
Đỏ, Thế giới mì, Mì đệ nhất, Mì nấu Maxkay, Mì Siukay, Mì Doraemon, Mì
Hít hà, Mì Bốn Phương, Mì không chiên block.

Phở, Miến, Hủ tiếu, Bún

Ngoài sản phẩm Mì Gói nổi tiếng, thương hiệu Acecook còn cung cấp các
loại phở gói, miến gói, bún gói, hủ tiếu gói.

Phở: Đệ nhất phở gà, Đệ nhất phở bò, Đệ nhất phở nghêu chua cay, Đệ nhất
phở gà lá chanh, Phở trộn đệ nhất bò, Phở trộn thấp cẩm cay, Phở Xưa &
Nay, Phở Xưa & Nay Premium, Phở Khô Xưa & Nay

Miến: Miến Phú Hương, Miến Trộn Phú Hương, Miến Phú Hương Yến Tiệc

Hủ tiếu: Hủ tiếu khô nhịp sống vị nam vang, Hủ tiếu nhịp sống.

Bún: Bún Hằng Nga


Sản phẩm Tô – Ly – Khay

Ngoài các sản phẩm gói, Acecook còn cho ra mắt các sản phẩm ăn liền được
đóng gói trong tô, ly, khay nhằm đem đến sự tiện lợi cho người tiêu dùng
khi sử dụng sản phẩm ở bất cứ đâu. Một số sản phẩm tô, ly như: Mì ly
Handy Hảo Hảo, Mì ly ăn liền CayKay, Mì ly Modern (Các hương vị Lẩu
thái tôm, Lẩu gà chanh dây, Phá lẩu bò, Thịt xào, Bò hầm), Mì ly Meme, Mì
ly enjoy, Mì tô nhớ mãi mãi, Mì khay táo quân, Mì tô trộn today, Mì ly mini
Doraemon, Mì ly mini handy Hảo Hảo, Mì tô trộn Caykay.
Ngành hàng mới

Ngoài các sản phẩm mì gói, phở gói, miến ăn liền quen thuộc, một số sản
phẩm mới được ra mắt của Công ty Cổ phần Acecook như: Muối chấm Hảo
Hảo, Snack Mì nà ní.

Acecook – thương hiệu thực phẩm tổng hợp hàng đầu Việt Nam

Gần 30 năm hình thành và phát triển, cái tên Acecook đã củng cố được vị trí
vững chắc của mình trên thị trường các sản phẩm ăn liền giá rẻ, chất lượng,
phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng Việt. Nhờ sự phát triển
mạnh mẽ của sản phẩm Mì Hảo Hảo, doanh thu Acecook ghi nhận mức tăng
trưởng đáng nể, khoảng 9.000-10.000 tỉ đồng/năm. Cụ thể, năm 2015 doanh
nghiệp này thu về 7.882 tỉ đồng. Năm 2019, con số này tăng thêm gần 2.000
tỉ đồng, lên mức hơn 9.800 tỉ đồng. Riêng trong năm 2018, lợi nhuận của
Acecook tăng với tốc độ bình quân khoảng 20%/năm lên hơn 1.300 tỉ vào và
trong năm này doanh thu của Acecook gấp đôi Masan (4.636 tỉ đồng), gấp
16 lần Miliket (608 tỉ đồng). Giai đoạn 2016 - 2018, Acecook đã tạo ra hơn
3.400 tỉ đồng lợi nhuận.

Năm 2020 và 2021, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến vô cùng
phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại, tình hình kinh doanh của Acecook
trong 2 năm này chắc chắn sẽ là một năm 'bội thu" của "ông lớn" ngành mì
này. Do nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường và sự hạn chế ra ngoài của người
dân cũng như sự hạn chế về lương thực thực phẩm, mì ăn liền trở thành lựa
chọn hàng đầu cho sự nhanh gọn, tiện lợi mùa dịch. Theo thông tin từ Hiệp
hội các nhà bán lẻ Việt Nam, tỉ lệ gia tăng tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh
Covid-19 là 67%. Cụ thể, trong tháng 3, doanh thu của Acecook tăng 29%
so với cùng kì năm ngoái, đồng thời tăng 10% so với tháng 2. Trong giai
đoạn Covid-19 bùng phát, mỗi ngày doanh nghiệp ngày sản xuất tới 400.000
- 450.000 thùng sản phẩm, tương đương 12 triệu - 13 triệu gói.
Với tiêu chí mang lại sự hài lòng, niềm vui và sự an tâm cho người tiêu
dùng thông qua những sản phẩm tiện lợi, chất lượng trên nền tảng “Công
nghệ Nhật Bản, Hương vị Việt Nam”, Acecook cam kết sẽ luôn nỗ lực phát
triển, đem đến cho người tiêu dùng nhiều sản phẩm chất lượng tuân thủ luật
pháp, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và thân thiện môi trường. Bên
cạnh đó, doanh nghiệp tăng trưởng mạnh nhờ các dòng sản phẩm ăn liền này
cũng chú trọng xây dựng nguồn nhân lực bền vững bằng cách tạo môi
trường làm việc thuận lợi, phúc lợi tốt để người lao động an tâm làm việc và
cống hiến lâu dài. Đồng thời tích cực hoạt động nâng cao chất lượng cuộc
sống, đem đến nhiều niềm vui, nụ cười cho mọi người và góp phần phát
triển xã hội. Ngoài ra với mục tiêu trở thành tập đoàn thực phẩm hàng đầu
không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn xa ra thế giới, Acecook Việt Nam cam
kết trong tương lai sẽ tiếp tục nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản
phẩm đa dạng với chất lượng cao hơn, tạo ra một nét văn hóa ẩm thực phong
phú đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng cao của khách hàng và góp phần
phát triển ngành thực phẩm tại Việt Nam.
1.5.2. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2020-2022
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỊ
TRƯỜNG MỤC TIÊU CHO SẢN PHẨM MÌ TÔM HẢO HẢO CỦA CÔNG
TY ACECOOK
2.1. Phân tích môi trường kinh doanh
2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô
a. Yếu tố quốc tế
- Để mỗi sản phầm từ Acecook Việt Nam trở thành bữa ăn thơm ngon, đảm
bảo chất lượng và mang lại sự an tâm cho người tiêu dùng, xuyên suốt toàn
bộ quy trình sản xuất của Acecook luôn được đặt dưới sự giám sát nghiêm
ngặt, kiểm soát chặt chẽ theo hệ thống quản lý chất lượng quốc tế và đáp
ứng tất cả những tiêu chuẩn khắt khe nhất về an toàn vệ sinh thực phẩm của
Việt Nam và các quốc gia xuất khẩu.
- Ngoài ra, các hiệp định EVFTA và IPA được khởi động và kết thúc đàm
phán trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam – EU ngày càng phát
triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại.
- EU hiện đang là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt
Nam với kim ngạch 2 chiều năm 2020 đạt gần 60 tỷ USD, trong đó xuất
khẩu đạt 44 tỷ USD, nhập khẩu từ EU đạt 12 tỷ USD. EVFTA là một hiệp
định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam
và EU, trong đó cũng đã lưu ý đến mức chênh lệch về trình độ phát triển
giữa 2 bên. Đồng thời, nó cũng phù hợp với các quy định của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO).
- Cam kết về đối xử quốc tế (MFN): Cam kết về nguyên tắc tối huệ quốc
trong Hiệp định này đảm bảo dành cho các tổ chức của EU được hưởng
những lợi ích về tiêu chuẩn bảo hộ cao không chỉ với các đối tượng quyền
sở hữu trí tuệ theo Hiệp định của WTO về các khía cạnh liên quan đến
thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) mà còn cả các đối tượng khác
của quyền sở hữu trí tuệ trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam
tham gia.
- Quy định về DNNN trong hiệp định EVFTA nhằm tạo lập môi trường cạnh
tranh bình đẳng giữa các thành viên kinh tế. Cam kết cũng tính đến vai trò
quan trọng của các DNNN trong việc thực hiện các mục tiêu chính sách
công, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an ninh – quốc phòng.
- Qua đó, Acecook càng có thêm nhiều cơ hội để xuất khẩu các sản phẩm của
mình cũng như nhập khẩu các nguyên vật liệu chất lượng với giá thành rẻ,
tạo điều kiện cho Acecook Việt Nam tăng trưởng về doanh thu.
b. Văn hóa, xã hội
- Sự giao thoa văn hóa làm người dân hướng tới sử dụng các sản phẩm của
nước ngoài cũng gây ảnh hưởng không kém đến tiêu dùng mì gói Hảo Hảo
của người dân, tuy nhiên bên cạnh đó Nhà nước cũng khuyến khích “người
Việt dùng hàng Việt” nêncũng kích thích người dân tiêu dùng hàng trong
nước trở lại.
- Văn hoá từng vùng miền khác nhau, vì vậy để tiếp cận và thu phục thị
trường, Acecook đã tạo ra nhiều loại hình sản phẩm phù hợp với từng nét
riêng biệt của mỗi nơi, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về tính tiện lợi, giá trị dinh
dưỡng, mẫu mã, giá cả,..
- Với xã hội ngày càng phát triển và hiện đại hơn => thức ăn nhanh như mì
gói cũng có vai trò đáng kể trong nhịp sống “hối hả” của xã hội hiện nay.
c. Kinh tế
- Kinh tế tác động rất lớn đến khả năng tiêu dùng của khách hàng. Tình hình
tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc vào nhu cầu và giá cả, phụ thuộc rất
nhiều vào tình hình kinh tế, mức thu nhập của người dân, nhu cầu tiết kiệm
và các điều kiện tài chính – tín dụng). Do đó các nhà Marketing phải nhận
biết được các xu hướng chính về thu nhập trong dân chúng và những thay
đổi về chỉ tiêu của các nhóm dân chúng khác biệt.
- Hiện nay, thu nhập dân chúng tăng, thời gian hạn hẹp, hầu hết mọi người
đều rất bận rộn với công việc và cuộc sống, ít có thời gian nấu nướng. Vì
thế mà mì ăn liền nghiễm nhiên trở thành sự lựa chọn tối ưu với giá thành rẻ
và tính tiện lợi cao. Mọi người có thể dùng mì Hảo Hảo ở bất kì nơi nào và
thời gian sơ chế lại khá nhanh, chỉ sau 3-5 phút là bạn đã có một tô mì thơm
ngon và bổ dưỡng.
- Ngoài ra, sự phân bổ về thu nhập của dân chúng có nhiều phân hóa. Đây là
một vấn đề quan trọng mà các nhà Marketing cần quan tâm. Chính sự phân
hóa này đã làm đa dạng hơn về nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng và
tạo ra trên thị trường nhiều phân khúc khác biệt.
d. Dân số
Những biến động về dân số có thể làm thay đổi cả về mặt chất và mặt lượng
của thị trường. Về mặt chất, tuổi trung bình cao hơn trong cơ cấu dân số sẽ
dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu liên quan đến sức khỏe trong cộng đồng dân
chúng. Còn về mặt lượng, sự tăng hoặc giảm quy mô dân số sẽ dẫn đến tăng
hoặc giảm quy mô thị trường. Một số thay đổi chính có ít nhiều tác động đến
các hoạt động Marketing của một doanh nghiệp là:
- Sự chuyển dịch về kinh tế: là sự gia tăng về quy mô dân số ở một số quốc
gia, một số khu vực do tình trạng di dân. Xu hướng di dân này là do chính
sách nhập cư thoáng hay do điều kiện kinh tế phát triển ở một số quốc gia.
Ngoài ra, một xu hướng di dân thường thấy hiện nay là tình trạng dân chúng
tập trung vào các đô thị lớn do có điều kiện làm việc và đời sống cao hơn.
- Sự thay đổi về cơ cấu tuổi tác trong dân chúng: tỷ lệ sinh đẻ thấp ở một số
quốc gia phát triển tạo ra một cơ cấu tuổi tác già hơn trong dân chúng. Bên
cạnh đó, các điều kiện kinh tế, phúc lợi xã hội ở các quốc gia phát triển
cũng tạo ra một cấu trúc tuổi già hơn trong dân chúng do tuổi đời trung bình
trong dân chúng cao hơn.
- Sự thay đổi về cơ cấu gia đình: một xu hướng thay đổi chính hiện nay là
ngày càng nhiều số lượng thanh niên độc thân, sống độc lập với gia đình.
Hay các cặp vợ chồng ngày càng có xu hướng muốn có ít con cái hơn để tận
hưởng tối đa cuộc sống. Thêm vào đó, vai trò của người phụ nữ ngày càng
được nâng cao hơn trong gia đình. Tỷ lệ phụ nữ có việc làm, độc lập về tài
chính ngày một tăng.
- Một cơ cấu dân cư có trình độ văn hóa cao hơn: do sự nâng cao về mặt đời
sống kinh tế, văn hóa và giáo dục. Ngoài ra, do sự phát triển về kỹ thuật
công nghệ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến một sự gia
tăng lượng công nhân áo trắng trong cơ cấu lao động của xã hội. Sự thay đổi
này tạo ra trên thị trường những nhu cầu tiêu dùng cao hơn.
e. Khoa học – Công nghệ
Công nghệ Nhật Bản chuyển giao từ Acecook Nhật Bản:
- Đầu tiên, chuyển giao về mặt thiết bị, công nghệ Nhật hiện đại để sản xuất
mì ăn liền theo kỹ thuật cao tại Việt Nam từ những năm 1994. Tiếp đến là
về mặt chất lượng, đội ngũ của chúng tôi được chuyển giao kỹ thuật để
kiểm soát và quản lý chất lượng luôn ở mức ổn định. Thứ ba là được đào
tạo cách để kiểm soát chất lượng từ đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra một
cách động bộ theo tiêu chuẩn.
- Bên cạnh đó, khi ở Nhật có công nghệ mới, Aceccook Việt Nam cũng được
tiếp cận và nhanh chóng ứng dụng vào hoạt động sản xuất của mình.
- Acecook có 10 nhà máy trên khắp Việt Nam nhưng luôn luôn đảm bảo về
chất lượng và sự ổn định. Để làm điều này, công nghệ của chúng tôi được
chuyển giao trực tiếp từ Acecook Nhật và mọi thứ trang bị đồng bộ cho tất
cả nhà máy. Nhân viên các nhà máy, chi nhánh luôn đào tạo định kỳ và khi
có những điểm mới đều cập nhật áp dụng trong sản xuất và quản lý, từ đó
áp dụng đồng bộ cho các nơi.
f. Yếu tố chính trị - pháp luật
- Đăng kí bảo hộ pháp luật, tránh hàng nhái, hàng giả, xây dựng thương
hiệu...
- Hệ thống pháp luật hoàn thiện, tạo hành lang pháp lí cho hoạt động kinh tế.
Tạo sự tin tưởng cho các hoạt động kinh doanh dưới sự điều tiết của nhà
nước.
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu pháp lý liên quan đến chất lượng, môi trường
và an toàn vệ sinh thực phẩm...
- Tuân thủ quy định của pháp luật đảm bảo quyền lợi của người lao động
như: chế độ có thêm ngày nghỉ hưởng nguyên lương, tăng buổi nghỉ hưu để
hưởng lương hưu, không còn hợp đồng lao động thời vụ, có thể ủy quyền
cho người khác nhận lương...
2.1.2. Phân tích môi trường vi mô
a. Đối thủ cạnh tranh
- Ngành mì ăn liền là ngành phân tán bao gồm hơn 50 doanh nghiệp lớn nhỏ
khác nhau. Đa phần là các doanh nghiệp lớn trong nước, và chiếm phần nhỏ
hơn là các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp nhà nước. Với
khoảng 50 doanh nghiệp cùng hành trăm nhãn hiệu mỳ khác nhau, sức tiêu
thụ hàng năm luôn tăng trưởng 3-4%, thị trường mỳ gói tại Việt Nam nhưng
còn nhiều sức ép và rủi ro. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt hơn
khi 4 nhãn hiệu lớn Vina Acecook, Masan Consumer, Uniben, Asia Foods
cùng nhau tăng tốc giành thị phần quảng cáo và chiến lược đa dạng hóa sản
phẩm. Họ chiếm khoảng hơn 80% thị phần còn lại là các doanh nghiệp vừa
vả nhỏ khác. Đây là một ngành có rào cản nhập cuộc thấp và sản phẩm
thuộc loại hàng sơ cấp và ít có sự khác biệt. Các doanh nghiệp đang cạnh
tranh với nhau dựa trên giá cả là chủ yếu, ngoài ra còn phụ thuộc khá nhiều
vào sức mạnh của thương hiệu, khả năng nắm bắt công nghệ mới để giảm
chi phí hay hệ thống phân phối lớn mạnh, quảng cáo... Năng lực cạnh tranh
từ trung bình đến mạnh.
Nguy cơ: Cường độ cạnh tranh trong ngành rất mạnh và gay gắt: cạnh tranh
với các doanh nghiệp lớn như Masan, Asia Foods,... và hàng chục các
doanh nghiệp trong và ngoài nước khác. Cạnh tranh về giá, thị phần quảng
cáo, công nghệ hiện đại, hệ thống phân phối,...
- Áp lực từ sự gia nhập của đối thủ mới có tiềm năng: Do tâm lý và xu
hướng nên những người trẻ hiện nay thường ưa chuộng những loạimì ngoại
nhập dù chúng có mức giá cao. Những loại mì ngoại nhập như Mì trộn
Goreng Indomie đến từ Indonesia (Indofood), Mì Wai Wai, MaMa,
YumYum đến từ Thái Lan hay mì đến từ Hàn Quốc: Mì Kimchi, Mì Jin
(Ottogi), Mì Korendo (PaldoVina), Mì Shin (Nongshim), Mì Samyang... có
giá thành đắt 3.000 đồng đến hàng chụcnghìn đồng/gói nhưng với những
cách chế biến mới lạ, đủ hình thức cùng các thànhphần đa dạng ngày càng
chiếm ưu thế trong giới trẻ. Những doanh nghiệp nước ngoàilà đối thủ cạnh
tranh tiềm năng của mì nội nói chung và Acecook nói riêng.2.2. Áp lực từ
đối thủ cạnh tranh trong nhanh: Tại thị trường mì ăn liền Việt Nam, có 4
ông lớn là Acecook, Masan, Uniben, AsianFood chiếm lĩnh 88% sản lượng
và 84% doanh thu. Còn lại là là các công ty vừa vànhỏ khác như Micoem,
Vifon, Masan Consumer: Với các sản phẩm ăn liền Masan tập trung vào
phân khúc thị trường cao cấp và phổbiến với các sản phẩm đặc trưng như
mì Omachi, Kokomi. Masan áp dụng chiến lượccao cấp hóa sản phẩm kết
hợp cùng việc đầu tư cho quảng cáo truyền thông để hướngtới mục tiêu là
biến mì gói từ một sản phẩm ăn liền thành một bữa ăn cho gia đìn
- 12
- “Ready to eat”. Bên cạnh đó là hệ thống Vinmart- Vinmart+ là công cụ đắc
lực để
- phân phối sản phẩm cho Masan.
- Những chiến lược kinh doanh ấy đã giúp Masan tăng thị phần rất nhanh,
trong 9 tháng
- 2020 đã chiếm 27,9% thị phần trên thị trường mì gói. Năm 2021, Chủ tịch
của Masan
- tuyên bố mục tiêu hướng tới vị trí số một thị phần ngành mì gói tại Việt
Nam trong
- năm nay. Từ đó cho thấy tham vọng của Masan, một trong những đối thủ
nặng kí của
- Acecook hiện nay.
- Uniben:
- Những năm gần đây, Uniben đã vươn lên để trở thành một trong những bộ
tứ sản xuât
- mì gói lớn nhất tại Việt nam với thương hiệu nổi bật nhất là mì Ba Miền.
Khác với
- Masan thì Uniben lại tập trung tiếp cận đến người tiêu dùng ở thị trường
nông thôn.
- Hiện nay, mì Ba Miền giúp Uniben chiếm lĩnh 27,5% thị phần mì gói tại
khu vực
- nông thôn. Uniben ngày càng cải tiến chât lượng của mì gói để phù hợp với
yêu cầu
- ngày càng cao của người tiêu dùng, từ đó cũng giúp tăng lượng tiêu thụ mì
gói của
- công ty.
- Asian Food:
- Cũng giống như Uniben, Asian Food sử dụng chiến lược tập trung vào nhà
bán lẻ và
- mức giá cạnh tranh để giành thị phần ở thị trường nông thôn. Sản phẩm mì
ăn liền của
- công ty rất đa dạng như Gấu Đỏ, Hello, Osami và Trứng Vàng. Hiện tại,
Asian Food
- chiếm khoảng 8% thị phần theo giá trị trên thị trường mì gói và năm 2019
công ty thu
- về 5.454 tỷ đồng.
- Các nhà sản xuất có thương hiệu mì nổi tiếng khác có Vifon, ghi nhận
doanh thu 2.105
- tỷ đồng tuy nhiên cơ cấu doanh thu tương đối đa dạng. Micoem (công ty
mẹ) đạt hơn
- 1.600 tỷ đồng, Safoco - nhà sản xuất mì nui gần 1.100 tỷ đồng,…
-
b. Khách hàng
- Là đối tượng quyết định sự tồn tại của mì tôm Hảo Hảo. Vì vậy, Acecook
Việt Nam luôn chú trọng làm “hài lòng” khách hàng của họ thông qua một
loạt các quảng cáo, khuyến mãi, hoạt động xã hội (ví dụ như việc tài trợ cho
các chương trình, làm từ thiện, thiện nguyện...) và ngày càng thu hút nhiều
đối tượng khách hàng hơn nữa.
- Bài ti u lu nể ậ Môn: Qu n tr h cả ị ọ
- Đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên. Ngoài ra doanh nghiệp cũng
hướng đến các bà nội trợ, nhân viên văn phòng... Đáp ứng nhu cầu thích ăn
ngon, bổ, rẻ, nhanh gọn. Doanh nghiệp Acecook tiến hành tung ra nhiều sản
phẩm với nhiều hương vkhác nhau, đảm bảo bao phủ được thị trường nhưng
vẫn tập trung với lượng lớn đối tượng mục tiêu là sinh viên. Đồng thời đưa
ra các sản phẩm mới thu hút khách hàng.
- Đây là sản phẩm có sự trung thành nhãn hiệu thấp, người tiêu dùng có thể
dễ dàng chuyển qua sử dụng mì gói mới bất cứ lúc nào họ thích và chi phí
chuyển đổi sản phẩm gần như là không có. Chính vì thế công ti khó có thể
xây dựng lòng trung thành khách hàng và khó xây dựng được sự khác biệt
trong sản phẩm, ngoài việc cạnh tranh về giá.
- Quy mô khách hàng càng lớn thì áp lực càng nhiều, doanh nghiệp sẽ khó
khăn trong các chương trình chăm sóc khách hàng cũng như tìm hiểu thông
tin về khách hàng của mình.
- Chi phí chuyển đổi khách hàng: khi gặp rắc rối về nhà phân phối và muốn
thay đổi nhà phân phối, doanh nghiệp sẽ phải tốn kém thời gian và chi phí
trong việc xây dựng chi nhánh phân phối mới.
Cơ hội: Nhà phân phối hiệu quả, năng suất cung ứng tốt các sản phẩm đáp
ứng kịp nhu cầu thị trường, giảm chi phí tiêu thụ sản phẩm đáng kể.
Nguy cơ: Áp lực từ phía khách hàng trong việc giảm giá, chính sách khuyến
mãi, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng. Nhà
phân phối kém gây nhiều tổn thất về thời gian và tăng chi phí tiêu thụ sản
phẩm
- Áp lực từ khách hàng:Khách hàng là người sử dụng sản phẩm nên áp lực từ
thị hiếu người tiêu dùng, từ sởthích của họ gây ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp. Đặc biệt quy mô khách hàng
càng lớn thì áp lực càng nhiều. Do vậy, việc làmhài lòng khách hàng là tôn
chỉ trong kinh doanh của Acecook. Doanh nghiệp luôn cốgắng có những
chương trình chăm sóc khách hàng tốt nhất. Bên cạnh đó, Acecookcũng
phải chú trọng vào những nhà phân phối và bán lẻ để họ có những ưu đãi tốt
bởi họ là người cung cấp trực tiếp đến tay khách hàng.
c. Người cung cấp
- Những doanh nghiệp cung ứng cho doanh nghiệp các yếu tố liên quan đến
việc sản xuất như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, lao động,
tài chính... Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có các chính sách marketing để
đảm bảo thắt chặt mối quan hệ và tạo sự tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau đối
với các nhà cung ứng.
- Áp lực từ nhà cung cấp: Nhà cung ứng là những công ty cung cấp nguyên
vật liệu đầu vào để sản xuất cho doanh nghiệp. Chính vì thế nhà cung ứng
có những ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp. Những thay đổi từ nhà
cung cấp cũng khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp thay đổi. Đối với
Acecook luôn lựa chọn nhiều nhà cung cấp để giảm thiểu rủi ro đồng thời
lựa chọn những nguyên liệu đầu vào với mức giá cạnh tranh để tối thiểu chi
phí nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng.
- Một số nhà cung cấp của Acecook: Công ty TNHH bao bì nhựa Thái Dương
(bao bì, ly nhựa, dao, nĩa nhựa...), Công ty bột mì Bình An (bột mì chất
lượng cho các hoạt động sản xuất lương thực, thực phẩm)...
- Người cung cấp đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó đảm bảo
cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã
định trước.
d. Giới trung gian
Có nhiệm vụ truyền thông, bán và phân phối sản phẩm mì tôm Hảo Hảo tới
tay người tiêu dùng
- Trung gian phân phối: để mì Hảo Hảo được phân bố rộng rãi thì cần có các
hệ thống phân bố sản phẩm như siêu thị, chuỗi các cửa hàng tiện lợi, các đại
lý buôn bán sỉ và lẻ... trong đó bán lẻ là thích hợp và có số lượng đông nhất
giúp giới thiệu mì Hảo Hảo tới tay người tiêu dùng hiệu quả nhất.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ bao gồm: nghiên cứu, quảng cáo, tư vấn. Trong
đó, quảng cáo là mạnh nhất vì mì Hảo Hảo là sản phẩm có mặt hàng thay
thế nhiều nhất.
e. Công chúng
- Công chúng có thể hoặc là hỗ trợ, hoặc là chống lại những nỗ lực của
doanh nghiệp nhằm phục vụ thị trường. Công chúng tích cực là nhóm
quan tâm đến doanh nghiệp với thái độ thiện chí. Công chúng tìm kiếm là
nhóm mà doanh nghiệp đang tìm kiếm sự quan tâm của họ. Tuy nhiên
không phải lúc nào họ cũng có thể tìm được. Công chúng không mong
muốn là nhóm mà doanh nghiệp cố gắng thu hút sự quan tâm và chú ý
của họ, nhưng luôn phải để ý và dè chừng nếu như họ xuất hiện.
f. Sản phẩm thay thế
-
- Áp lực từ sản phẩm thay thế: Thị trường các sản phẩm ăn liền là một thị
trường béo bở, chính vì thế có rất nhiều những doanh nghiệp khác với
những sản phẩm thay thế mì ăn liền như cháo ăn liền,phở ăn liền, bún ăn
liền, miến ăn liền… muốn gia nhập thị trường này. Do đó gây những rủi
ro cho tập đoàn nếu không chịu thay đổi. Acecook nắm bắt tình hình ấy
nêndoanh nghiệp luôn đa dạng hóa sản phẩm thay thế để đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng đồng thời có những chiến lược khác biệt hóa để
định vị thương hiệu trên thịtrường, từ đó tránh đáng kể những rủi ro từ
sản phẩm thay thế
2.1.3. Phân tích môi trường nội bộ
a. Quản trị
b. Marketing
- Doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp Maketing tiếp cận trực tiếp đến
kháchhàng. Tiếp thị từ thực tế ở đây cũng khác với tiếp thị trực tiếp
(direct marketing), mặc dùđối tượng mục tiêu là như nhau: Cùng hướng
đến người tiêu dùng. Cách thức thểhiện thì vô cùng đơn giản: Tổ chức
các đoàn khách hàng tham quan nhà máy sản xuấtsản phẩm ăn liền.
Với cách làm này, Vina Acecook đã thuận theo dòng
chảymarketing của thị trường, đi tiếp một bước từ chiến lược mà đã có
nhiều doanhnghiệp ngành hàng thực phẩm tiêu dùng áp dụng là “thử để
tin”. Qua đó tạo sự yên tâm, tin tưởng cho người tiêu dùng về tính an
toàn chất lượng của các sản phẩm do công ty sản xuất. Mặt khác, tạo cơ
hội cho người tiêu dùng được trải nghiệm thực tế,tương tác cùng doanh
nghiệp… trên cơ sở đó cung ứng thêm cho người tiêu dùngnhững kiến
thức tiêu dùng trong lĩnh vực sản xuất mì ăn liền cũng như ghi
nhậnnhững ý kiến góp ý của người tiêu dùng thông qua hoạt động”, chính
là mục đích của Vina Acecook.
- Theo một chuyên gia thương hiệu, cái lợi mà Vina Acecook đạt được từ
các tourtham quan thực tế, nếu làm tốt có thể nhân lên nhiều lần. Một
người “thấy tận mắt sờtận tay” tin sẽ truyền miệng lại cho rất nhiều
người. Đây sẽ là những “đại sứ” miễnphí và tốt nhất, cũng là những
khách hàng trung thành. Ngoài ra, đây còn là cơ hội đểVina Acecook có
thể xây dựng cho mình sức mạnh nhân lực trong tương lai màkhông mất
phí cho các Công ty tuyển dụng, khi các bạn sinh viên qua các tour thực
tếcó thể nảy sinh mong muốn được nộp hồ sơ thử việc trực tiếp tại doanh
nghiê •p khi ratrường. “Đơn giản, hiệu quả, kinh phí thấp, không tách rời
khỏi cốt lõi của marketinglà người tiêu dùng, tạo mối quan hệ thân thiện
với khách hàng và đồng thời có ýnghĩa định hướng nghề nghiệp cho thế
hệ trẻ” – “n trong 1” mục tiêu trong cách tiếpthị thực tế đơn giản như vậy
cũng nên xem xét, lựa chọn của các doanh nghiê •p kinhdoanh nội địa và
đặc biệt trong lĩnh vực tiêu dùng, khi vừa cần cắt giảm chi phímarketing
nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả thu hút gia tăng sức mua, xây
dựngquan hệ khách hàng…
- Một số truyền thông của doanh nghiệp:
- Quảng cáo trên VTV
- Các fanpage trên Facebook, nền tảng mạng xã hội
- Các dịch vụ tiếp thị sản phẩm trực tiếp tại các điểm bán
- Tài trợ tại các chương trình
c. Sản xuất
- Nhà máy của Acecook Việt Nam có quy trình sản xuất mì ăn liền với các
thiết bị triệu đô cùng hệ thống nhà xưởng khép kín, sạch sẽ, đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm ở mức cao nhất. Trung bình, mỗi nhà máy có chi
phí đầu tư lên đến hơn 50 triệu USD, với tỷ lệ tự động hóa hơn 80% cùng
năng suất sản xuất trung bình 600 góivà 420 ly mì mỗi phút trên một dây
chuyền. Sở hữu công nghệ được chuyển giao hoàn toàn từ công ty mẹ tại
Nhật Bản cùng đội ngũ chuyên gia quản lý chất lượng người Nhật.
- Ngoài ra, công ty còn có phòng thí nghiệm được xây dựng và lắp đặt
trang thiết bị hiện đại để đảm bảo kết quả kiểm tra nguyên liệu, thành
phẩm một cách nhanh chóng, chính xác, trung thực và khách quan. Toàn
bộ đều hướng đến đảm bảo mỗi sản phẩm mì ăn liền đến tay người tiêu
dùng đều là những sản phẩm đạt chất lượng, thơm ngon và an toàn nhất.
Acecook có 10 nhà máy trên khắp Việt Nam nhưng luôn luôn đảm bảo về
chất lượng và sự ổn định. Để làm điều này, công nghệ được chuyển giao
trực tiếp từ Acecook Nhật và mọi thứ trang bị đồng bộ cho tất cả nhà
máy. Nhân viên các nhà máy, chi nhánh luôn đào tạo định kỳ và khi có
những điểm mới đều cập nhật áp dụng trong sản xuất và quản lý, từ đó áp
dụng đồng bộ cho các nơi
d. Vật tư
e. Nhân lực

-
f. Tài chính – kế toán
- Vốn tổng công ty: 4.000.000 USD Với sự phát triển không ngừng của
nền kinh tế, thị trường ngày càng có nhiều sựcạnh tranh khốc liệt
Acecook đã và đang không ngừng bảo toàn và phát triển nguồn vốn.
Thường xuyên lên kế hoạch lâu dài cho nguồn vốn của doanh nghiệp.
Kiểm traviệc sử dụng vốn, tài sản, đầu tư phát triển, tình hình công nợ,
kiểm tra chấp hành các chế độ, thủ tục xây dựng cơ bản, chế độ tiền
lương và nộp Ngân sách,... Nhìn chung trong những năm qua Acecook đã
thực hiện tốt chế độ kế toán, tài chính và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
tài chính theo quy định Nhà nước.
g. Nguồn sáng kiến
2.2. Xác định thị trường mục tiêu
2.2.1. Đặc điểm của thị trường mục tiêu
2. Thị trường và khách hàng mục tiêu của Acecook
・Thị trường của Acecook
Kể từ khi thành lập vào tháng 12 năm 1993 và chính thức đi vào hoạt động năm
1995, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành
nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam. Vina Acecook đã đạt được vị thế
vững chắc trên thị trường bằng cách cung cấp các sản phẩm chế biến ăn liền, đặc
biệt là mì gói, với hơn 20 thương hiệu, bao gồm Hảo Hảo, SiuKay, Mì Quảng và
Đà Nẵng, v.v.

Hiện Vina Acecook đứng đầu về doanh số bán hàng tại Việt Nam, chiếm 43% thị
phần. Tuy nhiên, con số này đã giảm so với thời điểm 10 năm trước khi Vina
Acecook chiếm 51% thị phần với các thương hiệu Hảo Hảo và Mì ngon.
Trong những năm gần đây, thị phần đã giảm do sự xuất hiện liên tục của các
thương hiệu mì ăn liền nước ngoài cũng như sự cạnh tranh gay gắt với các nhà sản
xuất mì ăn liền khác.

Dù thị phần giảm nhưng Vina Acecook vẫn báo cáo kết quả kinh doanh khả quan.
Đáng chú ý là thương hiệu đã kiếm được 9 nghìn tỷ đồng (396,1 triệu đô la) doanh
thu trong năm 2014 và 9,3 nghìn tỷ đồng (409,2 triệu đô la) vào năm 2015.

Theo ông Kajiwara Junichi, Giám đốc điều hành Vina Acecook, trong 6 tháng đầu
năm 2016, công ty đã bán được 1,3 tỷ gói mì gói và dự kiến cả năm sẽ là 2,9 tỷ gói,
với dự kiến doanh thu từ bán mì gói trong năm 2016 vượt 9 nghìn tỷ đồng (396,1
triệu đô la). Doanh thu từ khu vực Việt Nam đóng góp 50% doanh thu của tập
đoàn.

Cùng với tiêu thụ nội địa, Vina Acecook đặt mục tiêu mở rộng hoạt động xuất
khẩu với kỳ vọng xuất khẩu sẽ chiếm 20% doanh thu mì gói. Trên thực tế, năm
2015, công ty đã xuất khẩu 200 triệu gói, tương đương 8% tổng công suất mì gói,
trong khi con số 6 tháng đầu năm 2016 là 100 triệu gói.

acecook-marketing-strategy
Chiến lược marketing của Acecook (Ảnh minh họa)

・Khách hàng mục tiêu của Acecook


1/ Nhân khẩu học
Giới tính: Cả nam và nữ. Khách hàng nam có nhu cầu về sản phẩm Acecook cao
hơn so với khách hàng nữ (60% và 40%).

Độ tuổi: Mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt tập trung vào những người trong độ tuổi từ 6
đến 35.

Sự nghiệp: Sinh viên là đối tượng khách hàng chính mà Acecook hướng đến. Bên
cạnh sinh viên còn có trẻ em, các bà nội trợ và nhân viên văn phòng.

Mức lương: 1-3 triệu đồng tháng. Hầu hết khách hàng lựa chọn sản phẩm của
Acecook vì sự tiện lợi, hợp túi tiền cũng như hương vị phù hợp với hầu hết mọi
người.

2/ Hành vi của người tiêu dùng


Lý do mua Hảo Hảo: Họ thường mua món Hảo Hảo cho bữa ăn của mình để tiết
kiệm thời gian nấu nướng.

Lợi ích: Chất lượng cao, ngon, rẻ và tiện lợi

Tình trạng sử dụng: Những khách hàng đã và đang sử dụng mì Hảo Hảo và cả
những khách hàng tiềm năng.

Mức độ sử dụng: Họ ăn Hảo Hảo thường xuyên.


2.2.2. Quy mô, nhu cầu của thị trường mục tiêu
CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH MARKETING CHO SẢN
PHẨM MÌ TÔM HẢO HẢO CỦA CÔNG TY ACECOOK NĂM 2022
3.1 Hoạch định chiến lược marketing cho sản phẩm của Công ty
3.1.1. Ma trận Swot
3. Chiến lược marketing của Acecook
Acecook định vị sản phẩm dành cho phân khúc khách hàng trẻ, những người có
công việc bận rộn, không có đủ thời gian chuẩn bị cho bữa ăn hàng ngày. Nhóm
chúng tôi đã nghiên cứu chiến lược marketing của Acecook Việt Nam thông qua
mì Hảo Hảo để đánh giá xem chiến lược này có phù hợp và được khách hàng đón
nhận hay không. Điều này có thể tiết lộ mức độ thành công trong chiến lược tiếp
thị của công ty.
・Chiến lược về sản phẩm
Về chiến lược sản phẩm, Acecook đã tung ra thị trường nhiều hương vị khác nhau
như tôm chua cay, hành sa tế, gà nấm, gà xé hay mì khô cay. Tuy nhiên, số ý kiến
cho rằng, việc thường xuyên sử dụng mì tôm chua cay và mì khô cay, các hương vị
còn lại ít được sử dụng, thậm chí ít được người tiêu dùng biết đến. Gần đây
Acecook có nhiều loại thực phẩm ăn liền. Có thể kể tên tất cả là 19 loại mì gói, 9
loại mì ly, 7 loại phở cuốn, 3 loại mì rõ ràng nhưng thực khách vẫn dùng và nhớ
đến Hảo Hảo nhiều nhất. Điều này cho thấy chiến lược sản phẩm của công ty về
hương liệu và các loại mì chưa thực sự thành công. Người tiêu dùng cần những sản
phẩm phù hợp với thị hiếu của họ và danh tiếng của công ty chỉ là yếu tố dẫn đến
sự lựa chọn của khách hàng.
・Chiến lược định giá
Về chiến lược giá, khách hàng mục tiêu của Hảo Hảo và Acecook là khách hàng
trẻ nên việc tung ra sản phẩm với mức giá phù hợp sẽ tạo điều kiện cho doanh số
bán ra. Hơn nữa, có một thực tế rằng người tiêu dùng Việt hiện tại đã và đang thoải
mái mua và sử dụng các sản phẩm mì gói. Theo báo cáo của Chính phủ về điều tra
thu nhập dân số năm 2017, tình hình kinh tế vĩ mô được ổn định, nền kinh tế được
đảm bảo hơn so với giai đoạn trước khiến khả năng tài chính của người tiêu dùng
được cải thiện. Điều này khiến cho việc mua các sản phẩm mì gói trở nên dễ dàng
hơn bao giờ hết.
Tất cả các sản phẩm mì gói của Acecook đều có chung một mức giá, không quá
cao so với thu nhập của phần đông người Việt. Và hầu hết người tiêu dùng đều cho
rằng mức giá được đưa ra là rất hợp lý.
Chiến lược marketing của Acecook
・Chiến lược địa điểm và phân phối
Đối với chiến lược địa điểm, Acecook đã xây dựng hệ thống kênh phân phối rộng
khắp và rất thành công. Theo khảo sát, đa số người tiêu dùng mua Hảo Hảo cũng
như các sản phẩm khác tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, nhóm khách hàng là sinh
viên ít đi chợ nên việc mua hàng tại chợ chiếm ít hơn. trong biểu đồ phân đoạn là
hợp lý. Trong siêu thị, các hệ thống sản phẩm của Acecook và đặc biệt là Hảo Hảo
được trưng bày với vị trí dễ nhìn. Các sản phẩm khá hấp dẫn và đầy đủ hương vị,
thuận tiện hơn cho khách hàng. Tại các cửa hàng tạp hóa, phân phối Hảo Hảo hoạt
động khá tốt, tình trạng hết hàng hiếm khi xảy ra. Do đó, nhóm chúng tôi kết luận
rằng chiến lược địa điểm của công ty là rất phù hợp, tuy nhiên, những người
thường mua Hảo Hảo và các sản phẩm khác tại các cửa hàng tạp hóa có xu hướng
mua và quen sử dụng các hương vị quen thuộc nên một số hương vị như Udon. hay
mì cay SiuKay cũng không được bày bán nhiều. Gần đây, sản phẩm của Acecook
được bán tại 7 chi nhánh, hơn 300 đại lý, nhiều nhà hàng và xuất khẩu tại hơn 40
quốc gia.
・Chiến lược quảng cáo
Acecook khá chú trọng đến mảng quảng cáo trên TV, theo kết quả khảo sát, đa số
người được hỏi đều cho rằng những video quảng cáo này đã dần được cải thiện vì
họ có thể nhìn thấy thần tượng của chính mình trên TV. Acecook đã mời rất nhiều
KOLs nổi tiếng như danh hài Hoài Linh, các ca sĩ như Đông Nhi hay Tóc Tiên.
Ngoài ra, Acecook còn trở thành đối tác với VFF – liên đoàn bóng đá Việt Nam.
Bóng đá hiện nay được mệnh danh là môn thể thao vua, quảng cáo này sẽ giúp
người tiêu dùng biết đến nhiều hơn các dòng sản phẩm khác của Acecook. Trong
những tháng gần đây, Acecook đã liên tục chia sẻ công thức nấu ăn với các sản
phẩm của công ty bằng các video hướng dẫn trên Youtube và chia sẻ công thức
trên trang web chính thức của công ty. Điều này cũng góp phần vào thành công và
doanh số bán hàng của Acecook.
Đối với hình thức khuyến mãi, Acecook đã triển khai hình thức thẻ cào từ nhiều
năm nay nhưng tỷ lệ trúng thưởng không quá cao nên khách hàng cho rằng không
quá hấp dẫn, không đa dạng. Đó là lý do tại sao công ty nên có những chiến lược
khuyến mãi hấp dẫn hơn để thu hút nhiều khách hàng hơn. Ngoài ra, Acecook còn
hỗ trợ nhiều chương trình thiện nguyện như ủng hộ đồng bào miền trung và ủng hộ
chiến dịch mùa hè xanh, nhưng theo khảo sát, phần lớn khách hàng khẳng định
không biết về các chương trình này.
4. Kết luận
Vina Acecook là công ty dẫn đầu thị trường thực phẩm ăn liền Việt Nam với mạng
lưới phân phối quy mô lớn trên cả nước và đa dạng các sản phẩm. Dù là ở thời
điểm khởi đầu hay khi đã trở thành một doanh nghiệp vững mạnh, dẫn đầu ngành
hàng, Acecook vẫn luôn chứng tỏ tầm nhìn chiến lược của mình khi hướng đến sự
phát triển chung cho toàn xã hội trong chiến lược dài hạn mới. Thông qua việc
nghiên cứu và phát triển những sản phẩm tốt cho sức khỏe, doanh nghiệp mong
muốn tạo thêm nhiều xu hướng, cách sử dụng sản phẩm mỳ ăn liền đa dạng, cân
bằng dinh dưỡng, từ đó, mở rộng và tăng thêm nhiều giá trị gia tăng cho ngành
hàng.
3.2 Phân tích việc thực hiện chương trình marketing cho sản phẩm mỳ tôm Hảo
Hảo của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam
3.2.1 Sản phẩm
3.2.2 Giá cả
3.2.3 Phân phối
3.2.4 Xúc tiến hỗn hợp
Tổng quan về Chiến lược Marketing của Acecook
Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995,
sau nhiều năm hoạt động, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã không ngừng
phát triển lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam
với vị trí vững chắc trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất
lượng và dinh dưỡng cao nhờ Chiến lược Marketing của Acecook hiệu quả.
Acecook Việt Nam ban đầu được thành lập vào ngày 15 tháng 12 năm 1993 dưới
tên Liên Doanh Vifon Acecook. Sớm sau đó, các sản phẩm của công ty đã được
tiêu thụ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vào tháng 9 năm 2000, thương hiệu nổi tiếng
mì Hảo Hảo chính thức ra đời với hai hương vị đầu tiên là gà và nấm. Đến tháng 7
năm 2002, hương vị tôm chua cay của mì đã được ra mắt và trở nên phổ biến.
Tập đoàn Acecook là một công ty đa quốc gia của Nhật Bản chuyên sản xuất các
loại mì ăn liền, gia vị và thực phẩm, có 2 công ty con ở nước ngoài là Acecook
Việt Nam và Acecook Myanmar. Đến nay, thương hiệu này đã có mặt tại 47 quốc
gia và vùng lãnh thổ bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Hoa Kỳ, Úc,
Hồng Kông, v..v… Tuy nhiên, thành công nhất của tập đoàn vẫn ở thị trường Việt
Nam.
Bước ngoặc lớn nhất của Acecook phải kể đến việc thâm nhập thị trường Việt Nam
với liên doanh Vifon – Acecook.
Bắt đầu sản xuất từ năm 1995 với chỉ một dây chuyền duy nhất. Đến năm 2003,
Acecook Việt Nam đã đồng loạt xuất khẩu sang các thị trường Úc, Mỹ, Nga, Đông
u, Trung Quốc, châu Phi và các nước Đông Nam Á khác, mang về cho tập đoàn
doanh thu 3 triệu USD. Trong suốt giai đoạn 2016 – 2019, doanh thu của công ty
tăng trưởng đều đặn, đạt tới hơn 10.000 tỷ đồng vào năm 2019 với lãi ròng hơn
1.600 tỷ đồng. Acecook hiện chiếm giữ hơn 50% thị phần mì ăn liền Việt Nam và
đứng vị trí thứ 5 thị trường Nhật Bản.
Kể từ năm 2012, Acecook thâm nhập thị trường Myanmar. Ban đầu, họ dùng sản
phẩm được sản xuất tại Việt Nam nhằm giảm giá thành. Acecook đặt mục tiêu đưa
mì của mình tiếp cận tới các gia đình bình dân ở thành thị với giá bán lẻ khoảng
250 đến 300 Kyat.
Acecook đã mở văn phòng chi nhánh Yangon vào tháng 4 năm 2014 và chính thức
thành lập Công ty TNHH Acecook Myanmar một năm sau đó. Nhà sản xuất này
bắt đầu sản xuất mì ăn liền vào tháng 4 năm 2017 tại một nhà máy mới ở Đặc khu
Kinh tế Thilawa thuộc ngoại ô Yangon, Myanmar. Cơ sở trị giá 20 triệu USD có
năng lực sản xuất 300 triệu sản phẩm/ năm.
Việt Nam là cơ sở xuất khẩu ra nước ngoài mạnh nhất của Acecook, xuất khẩu đến
hơn 40 quốc gia trên thế giới, bao gồm Đông Nam Á, đánh chiếm những thị trường
khó tính Châu Âu và Hoa Kỳ. Trong khi đó tại chính quốc, Acecook Nhật Bản
xuất khẩu sang khoảng 20 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Hồng Kông và Đài Loan.
Bây giờ bạn đã biết về Acecook, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về Chiến lược
Marketing của Acecook.
2. Chiến lược sản phẩm của Acecook
Chiến lược Marketing của Acecook – Chiến lược sản phẩm của Acecook.

Gốc là một công ty đến từ Nhật, tuy nhiên Acecook lại trở thành thương hiệu mì
quốc dân ở thị trường Việt Nam, gắn liền với thế hệ tuổi thơ của rất nhiều người.
Cho đến nay, Chiến lược Marketing của Acecook đã không chỉ giới hạn ở mì gói
mà còn mở rộng ra các sản phẩm ăn liền khác như:

Mì gói: Mì Hảo Hảo, Thế Giới Mì, Mì Doraemon, Mì Đệ Nhất, Mì Siukay, Mì


Udon Sưki Sưki, Mì Mikochi, Mì Bốn Phương, Mì không chiên block, Mì
Spaghetti Bistro Good, Mì Hảo 100, Mì Số Đỏ, Mì nấu Maxkay.
Phở – hủ tiếu – bún: Hủ tiếu khô nhịp sống Nam Vang, Phở Xưa & Nay, Đệ nhất
phở, Phở trộn Đệ nhất, Hủ tiếu Nhịp Sống, Phở Khô Xưa & Nay, Bún Hằng Nga,
Phở Xưa & Nay
Miến: Miến Trộn Phú Hương, Miến Phú Hương Yến Tiệc, Miến Phú Hương,
Thương hiệu nổi tiếng của Acecook không thể không kể đến mì Hảo Hảo. Kể từ
khi ra mắt cho đến nay, Hảo Hảo đã nhanh chóng trở nên phổ biến và trở thành
biểu trưng quen thuộc cho các loại mì tôm tại Việt Nam. Lý do cho sự phổ biến
rộng khắp này là vì sản phẩm có giá thành rẻ, dễ no và nhiều hương vị phong phú.
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục “Sản phẩm mì gói có số lượng tiêu thụ
nhiều nhất Việt Nam trong liên tiếp 18 năm” (từ 2000 đến 2018) của mì Hảo Hảo
với gần 20 tỷ gói mì đã được đến tay khách hàng. Theo thống kê của Kantar
Worldpanel năm 2019, Hảo Hảo là một trong 4 thương hiệu mì gói lọt top 10
thương hiệu thực phẩm được bình chọn nhiều nhất tại nông thôn và đây là thương
hiệu mì gói duy nhất được người tiêu dùng thành thị bình chọn.
Các sản phẩm của Acecook đều trải qua quy trình kiểm soát chất lượng chuẩn quốc
tế. Trước khi đóng gói để đến tay người tiêu dùng, mỗi sản phẩm đều được kiểm
định theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm theo chuẩn quốc tế. Cùng với nhịp
sống hối hả, con người cũng trở nên bận rộn, vội vàng và phải di chuyển thường
xuyên. Nắm bắt được điều này, Acecook liền tung ra thị trường các sản phẩm được
mì ly, mì tô đúng với tên gọi “ăn liền”. Khi mà giờ đây người tiêu dùng có thể
thưởng thức mì tôm ở mọi lúc mọi nơi, đáp ứng mọi điều kiện.
Vào năm 2020, ngoài các sản phẩm mì ăn liền, Chiến lược Marketing của Acecook
cho ra mắt muối chấm Hảo Hảo nhằm thỏa mãn nhu cầu của người Việt Nam, với
thói quen dùng muối mì tôm chấm trái cây. Cùng với đó thương hiệu cũng chú
trọng hơn vào phân khúc trẻ em và cho ra mắt các sản phẩm phù hợp với lứa tuổi
này như: Hảo Hảo Mini Handy, Mì Doraemon hay Snack Mì Nà Ní.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược sản phẩm của
Acecook trong các Chiến lược Marketing của Acecook.
3. Chiến lược giá của Acecook
Chiến lược Marketing của Acecook – Chiến lược giá của Acecook.

Hiện nay trên thị trường mì ăn liền có rất nhiều thương hiệu cạnh tranh với
Acecook như Masan, Asiafood, Vifon,… Để có thể cạnh tranh được với đối thủ
cũng như giữ vững thị phần số 01 của mình, Chiến lược Marketing của Acecook là
áp dụng chiến lược định giá thâm nhập thị trường (Penetration Pricing Strategy).
Định giá xâm nhập là một Chiến lược Marketing của Acecook được sử dụng để thu
hút khách hàng đến với sản phẩm hoặc dịch vụ mới bằng cách đưa ra mức giá thấp
hơn so với thị trường trong lần ra mắt đầu tiên. Giá thấp hơn sẽ giúp một sản phẩm
hay dịch vụ mới đó xâm nhập thị trường và thu hút người tiêu dùng từ đối thủ cạnh
tranh. Định giá xâm nhập thị trường dựa trên chiến lược giá, sử dụng giá thấp lúc
ban đầu để thu hút nhiều khách hàng biết đến sản phẩm mới.
Mục tiêu của việc chiến lược định giá xâm nhập thị trường là lôi kéo khách hàng
dùng thử sản phẩm mới và củng cố thêm thị phần với hy vọng giữ chân khách hàng
khi giá bán tăng trở lại mức bình thường. Hầu hết các sản phẩm được bán cho đối
tượng như học sinh, sinh viên những người ở vùng thôn quê cho nên mức giá cũng
rẻ hơn với đa số các thương hiệu khác trên thị trường.
Tuy nhiên, thời gian gần đây Chiến lược Marketing của Acecook bắt đầu nhắm tới
phân khúc cao cấp hơn, họ đã tung ra các mẫu sản phẩm có mức giá cao được đóng
gói trong bao bì sang trọng hơn như mì Spaghetti Bistro từ 12.000 – 21.000 đồng.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược giá của Acecook
trong các Chiến lược Marketing của Acecook.
4. Chiến lược phân phối của Acecook
Chiến lược Marketing của Acecook – Chiến lược phân phối của Acecook.

Acecook hiện có hơn 11 nhà máy trên cả nước, hoạt động theo hệ thống dây
chuyển khép kín và tự động. Quá trình sản xuất được kiểm soát 24/24 theo những
tiêu chuẩn khắt khe của an toàn, vệ sinh thực phẩm tiêu chuẩn quốc tế. Về hệ thống
phân phối của Acecook, họ đã mở rộng hệ thống phân phối để giúp khách hàng
tiếp cận được sản phẩm một cách dễ dàng và tiện lợi nhất.
Các sản phẩm của Acecook này được tiếp thị và phân phối trên toàn quốc từ các
đại lý nhỏ đến lớn và trải dài khắp các tỉnh thành/thành phố tại Việt Nam, mỗi khu
vực/thành phố lớn đều có một văn phòng chi nhánh như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng,…
Chiến lược Marketing của Acecook đã tạo ra một hệ thống tiếp thị và phân phối
trên toàn quốc với hơn 700 đại lý cấp một trải đều trong cả nước. Mỗi khu vực đều
có một văn phòng/chi nhánh đại diện như ở Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Chiếm lĩnh hơn 50% thị phần, Công ty Acecook Việt Nam hiện đang cho ra mắt
nhiều sản phẩm và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trung bình khoảng 3 tỷ gói mì ăn liền
mỗi năm. Vì vậy, để đảm bảo những sản phẩm được phân phối ổn định và chúng
luôn tươi mới, công ty Acecook cần sử dụng tới hơn 500 xe giao hàng/ngày.
Acecook được biết đến là một thương hiệu dẫn đầu trong ngành hàng mì ăn liền
với độ phủ chiếm trên 95% các điểm bán lẻ cả nước. Mức độ nhận diện của các sản
phẩm của thương hiệu này dao động từ 80% đến 100% (đặc biệt, nhãn hiệu mì ăn
liền Hảo Hảo gần như không chỉ được người dân Việt Nam mà còn bạn bè quốc tế
biết đến như là thương hiệu mì quốc dân, có độ phủ nhận diện 100% đối với người
tiêu dùng). Ngoài ra, Chiến lược Marketing của Acecook cũng đẩy mạnh việc tiêu
thụ và xuất khẩu đến hơn 46 Quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược phân phối của
Acecook trong các Chiến lược Marketing của Acecook.
5. Chiến lược chiêu thị của Acecook
Chiến lược Marketing của Acecook – Chiến lược chiêu thị của Acecook.
Chiến lược Marketing của Acecook đã quảng cáo các thương hiệu của mình trên
các kênh truyền hình với số lượng người xem thường xuyên như trên kênh HTV7,
HTV9 hay quảng cáo trên radio,… Bên cạnh đó, Chiến lược Marketing của
Acecook cũng triển khai quảng cáo sản phẩm qua những áp phích quảng cáo trên
những đường phố nhộn nhịp hay trên các trang Web. Một số TVC phổ biến của
Acecook có thể kể đến như Niềm vui sẵn sàng trong ly Handy Hảo Hảo, Phở Đệ
Nhất – Ngon như phở quán, Cùng Modern, ngay mới đã,….
Một trong những chiến dịch tiếp thị thành công nhất trong Chiến lược Marketing
của Acecook là “Từ Việt Nam ra thế giới” kết hợp với đội tuyển U23 Việt Nam
vào năm 2018. Có thể nói đây là năm của lịch sử bóng đá Việt Nam với những nỗ
lực không ngừng của thầy trò Park Hang Seo, đội tuyển Việt Nam đã ghi dấu ấn
mạnh mẽ trong lòng người hâm mộ mà còn toàn thể người dân Việt Nam khi vươn
mình thi đấu ra tầm cỡ châu lục với những thành công ở các giải như ASIAD 18,
U23 Châu Á, AFF Cup.
Tận dụng cơn bão bóng đá 2018, Chiến lược Marketing của Acecook đã cho ra mắt
liên tục 6 TVC “Từ Việt Nam ra thế giới” từ giữa năm 2018 đến đầu năm 2019.
Chiến dịch này đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc và lòng tự tôn của mỗi người dân
Việt Nam, từ đó hình ảnh thương hiệu của Acecook được lan tỏa rộng rãi.
Bên cạnh đó, Chiến lược Marketing của Acecook cũng chạy chương trình khuyến
mại với bốn sản phẩm gồm: Mì ly ăn liền Handy Hảo Hảo Hương Vị Tôm Chua
Cay, Mì ly ăn liền Modern Hương Vị Lẩu Thái Tôm, Mì ly cay Ăn Liền CayKay
Hương Vị Bò, Mì ăn liền Nhớ Mãi Mãi Hương Vị Lẩu Thái. Sử dụng hình ảnh cầu
thủ của đội U23 Việt Nam bên ngoài thiết kế bao bì sản phẩm, thương hiệu mang
đến cho người tiêu dùng một mùa hè 2018 thật sôi động và cuồng nhiệt cùng
những sản phẩm của Acecook Việt Nam.

Tổng trị giá giải thưởng của chương trình gần 3,9 tỷ đồng với 15 giải nhất là Phiếu
quà tặng trọn chuyến du lịch bất kỳ với tổng trị giá 100.000.000 VNĐ kết hợp với
Công ty TNHH Một Thành Viên Dịch Vụ Lữ Hành Saigontourist tổ chức. 30 giải
nhì là Xe moto Suzuki GSX – R150 cùng 1500 giải ba là Thẻ cào điện thoại của
nhà mạng Mobifone, Vinaphone, Viettel, Vietnamobile hoặc Gmobile trị giá
100.000VNĐ.

Chiến lược Marketing của Acecook cũng đẩy mạnh các hoạt động xã hội hướng
đến những lao động nghèo như chương trình “Tết sum vầy” vào mỗi dịp Tết đến.
Vào mỗi dịp Tết đến, Công ty Acecook Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ
học sinh, sinh viên TP.HCM và Báo Thanh Niên cùng tổ chức chương trình
Chuyến xe Tết sum vầy. Nhằm hỗ trợ 2.500 vé xe miễn phí để đưa sinh viên và
những người có hoàn cảnh khó khăn từ TP.HCM về quê ăn tết.

Bên cạnh đó trong những năm qua, Chiến lược Marketing của Acecook đã tổ chức
nhiều chương trình học bổng thường niên dành cho thế hệ trẻ. Tính đến năm 2020
đã trải qua 5 mùa học bổng được Acecook Việt Nam trao tặng đến 560 sinh viên có
hoàn cảnh khó khăn và thành tích học tập đáng nể trên toàn quốc.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược chiêu thị của
Acecook trong các Chiến lược Marketing của Acecook.
Chương 1. Giới thiệu về Công ty
1.1. Thông tin chung
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
1.3. Cơ cấu tổ chức
1.4. Chức năng, nhiệm vụ
1.5. Kết quả kinh doanh của Công ty trong 2-3 năm gần đây
1.5.1. Giới thiệu sản phẩm kinh doanh
1.5.2. Kết quả kinh doanh
Yêu cầu lấy số liệu trong khoảng thời gian 2020,2021,2022
Chương 2. Phân tích môi trường kinh doanh và tình hình kinh doanh sản
phẩm của Công ty
2.1. Phân tích môi trường kinh doanh
2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô
2.1.2. Phân tích môi trường vi mô
2.1.3. Phân tích môi trường nội bộ
2.2. Phân tích tình hình kinh doanh sản phẩm của Công ty
2.2.1. Thị trường mục tiêu
2.2.2. Tình hình kinh doanh: doanh số, doanh thu, lợi nhuận, thị phần….
Chương 3. Phân tích việc thực hiện chương trình marketing cho sản
phẩm của Công ty năm 2022
Phân tích việc thực hiện Marketing – mix cho sản phẩm: các công việc
và chi phí
3.1. Sản phẩm
3.2. Giá cả
3.3. Phân phối
3.4. Xúc tiến hỗn hợp
3.5. Nhận xét về việc thực hiện chương trình marketing cho sản phẩm
3.5.1. Ưu điểm
3.5.2. Nhược điểm
Kết luận và kiến nghị

You might also like