You are on page 1of 65

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

----

TIỂU LUẬN
Đề tài: KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ
SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN ĐỆ NHẤT Ở TP.HỒ CHÍ MINH

Môn: phân tích dữ liệu trong kinh doanh

GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN PHÚ

LỚP HP : DHMK16GTT-422000402605

NHÓM: 9

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022


DANH SÁCH NHÓM 9

MỨC ĐỘ HOÀN
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
THÀNH

1 La Thành Lộc 20071321 Tốt

2 Nguyễn Chí Thành 20056761 Tốt

3 Nguyễn Thị Tố Uyên 20072841 Tốt

4 Nguyễn Thị Thanh Hằng 20083611 Tốt


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VÈ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại mì ăn liền, đa dạng về mẫu mã,
hương vị, và giá cả. Ngày càng nhiều sản phẩm mì ăn liền được ra mắt trên thị
trường hiện nay nhưng mì ăn liền ĐỆ NHẤT ngày càng khẳng định vị trí khi
liên tục dẫn đầu trong bảng xếp hạng về "Thương hiệu tiêu dùng nhanh được
chọn mua nhiều nhất Việt Nam".

Ngay từ ngày đầu xuất hiện tại thị trường Việt Nam, ĐỆ NHẤT đã chọn
con đường chinh phục đầy khó khăn như chính lý tưởng gắn liền tới tên gọi "ĐỆ
NHẤT" của mình. Gần 20 năm kiên trì, ĐỆ NHẤT ngày càng khẳng định vị trí
trong ngành hàng tiêu dùng nhanh nói chung và ngành thực phẩm nói riêng ở
Việt Nam.

ĐỆ NHẤT xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2000 bởi Công ty Acecook Việt
Nam. Hãng sản xuất mì ăn liền của Nhật Bản. Với công nghệ hiện đại và quy
trình sản xuất mì ăn liền chuyên nghiệp, thương hiệu hy vọng sẽ mang đến
những sản phẩm không chỉ ngon, tiện lợi mà phải luôn đi kèm với chất lượng
Nhật Bản.

Được thành lập từ năm 1993, Acecook Việt Nam sản xuất và hoạt động từ
năm 1995, với hơn 25 năm kinh nghiệm, Acecook Việt Nam đã trở thành nhà
sản xuất hàng đầu sản xuất mì ăn liền Việt Nam, được hàng triệu khách hàng tin
dùng. Kể từ khi có mặt trên thị trường tới nay, ĐỆ NHẤT chính là một trong
những lựa chọn cho mỗi bữa ăn của gia đình Việt.

Để có thể phát triển trong môi trường cạnh tranh, năng lực doanh nghiệp
nhất thiết phải có sự nghiên cứu,Xây dựng các giải pháp, không ngừng nâng
cao chất lượng nhân viên, đổi mới mạnh mẽ theo chiều sâu để khách hàng hài
lòng về chất lượng sản phẩm và đóng góp vào sự phát triển của xã hội nói
chung, làm cho các doanh nghiệp tổ chức và vận hành một cách hiệu quả hơn và
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của phát triển kinh tế – xã hội xuất phát từ yêu cầu thực
tiễn nêu trên, việc nghiên cứu đề tài: “Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên
về mì ăn liền ĐỆ NHẤT ở thành phố Hồ Chí Minh” là hết sức cần thiết.

2. Mục đích chọn đề tài


2.1 Mục đích chính
Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên về mì ăn liền ĐỆ NHẤT ở thành
phố Hồ Chí Minh và tìm hiểu đến một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
SV về mì ăn liền ĐỆ NHẤT.

2.2 Mục tiêu cụ thể

-Nhằm phục đổi mới cho công tác, phục vụ cho nghiên cứu

-Khắc phục những điểm yếu của sản phẩm mì ăn liền ĐỆ NHẤT.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Khách hàng là sinh viên sử dụng mì gói TỐT NHẤT tại TP.Hồ
Chí Minh.

-Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ: được thực hiên bằng phương pháp nghiên cứu định
tính.

Nghiên cứu chính thức: được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu
định lượng với kỹ thuật phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn.

Xử lý số liệu nghiên cứu: sử dụng phần mềm SPSS20 để kiểm định thang
đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích EFA, phân tích tương quan hồi
quy và phương sai ANOVA để kiểm định kết quả nghiên cứu.

5. Cấu trúc của đề tài


Ngoài phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục các nội dung chủ yếu của
chuyên đề được trình bày ở 5 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu mức độ hài lòng của sunh viên đối
với sản phẩm mì ăn liền Đệ nhất

Chương 2: Cơ sở lý luận về mức độ hài lòng của sinh viên đối với sản
phẩm mì ăn liền và mô hình nghiên cứu của nó

Chương 3: Phương pháp và quá trình nghiên cứu

Chương 4; Trình bay phương pháp phân tích thông tin, kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và kiến nghị


CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN_MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU
1. Giới thiệu tổng quan về công ty ACECOOK Việt Nam và sản phẩm mì
ĐỆ NHẤT

1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty ACECOOK Việt Nam

-Tên doanh nghiệp: Công ty CP Acecook Việt Nam.

-Loại hình doanh nghiệp: Công ty 100% vốn nước ngoài

-Địa chỉ: Lô II-3, Đường số 11, Phường 15, Nhóm CN 2 KCN Tân Bình,
Phường Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

-Điện thoại: (84.08) 38154064

Website: www.acecookvietnam.com

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Đây là một trong số những nhà sản xuất mì ăn liền lâu đời tại đất nước
Nhật Bản, là công ty tiên phong đầu tư vào thị trường Việt Nam hình thành một
công ty liên doanh giữa Acecook Nhật Bản và công ty thực phẩm tại Việt Nam
vào 15/12/1993.

Kết quả của quá trình đầu tư là sự lớn mạnh của Công ty CP Acecook Việt
Nam. Kể từ ngày 03/02/2004 công ty liên doanh Vifon – Acecook đã chính
thwucs đổi tên thành Công ty TNHH Acecook Việt Nam (100% vốn Nhật Bản).
Công ty THHH Acecook chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Acecook
Việt Nam vào ngày 18/01/2008. Công ty nằm tring danh sách 500 doanh nghiệp
lớn nhất Việt Nam. Đồng thời, công ty đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng
cao năm 2008.
1.3 Sản phẩm mì ĐỆ NHẤT

Văn hóa có ảnh hưởng sâu sắc đến việc lựa chọn sản phẩm như tính tiện lợi
của sản phẩm, giá trị dinh dưỡng, mẫu mã,….để đáp ứng được điều đó mì ĐỆ
NHẤT đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm đáp ứng đáp ứng được khẩu vị của
khách hàng

Sinh viên là thị trường mục tiêu lớn nhất mà mì ĐỆ NHẤT chú trọng nhất,
bên cạnh đó còn có trẻ em, nội trợ và nhân viên văn phòng là những đối tượng
khách hàng mà ĐỆ NHẤT hướng tới. Nhãn hiệu: ĐỆ NHẤT mang tên gọi rất dễ
nhớ, ngắn gọn, dễ thuộc. Bao bì: “ được ví như một người bán hàng thầm lặng”,
màu sắc nổi bật và thu hút người nhìn. Màu sắc truyền thống của ĐỆ NHẤT là
đỏ, trắng, xanh. Điểm nổi bật trên bao bì sản phẩm là hình ảnh tô mì nóng hổi
tượng trưng trông rất hấp dẫn, ngon miệng. Kích cỡ: gói, 30 gói/thùng.

1.3.1 Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của mì ĐỆ NHẤT có thể xếp thành 3 nhóm sau:

Đối thủ phân khúc giá thấp (1500 – 2000đ/gói) – Vifon: Vifon có mặt trên
thị trường 45 năm qua và phát triển vững mạnh không ngừng trong thị trường
nội địa và xuất khẩu, giá rẻ chỉ 2000đ/gói mì Vifon. Với Slogan “Vị ngon đậm
đà

“Vươn xa khắp thế giới”, thương hiệu mang tên Vifon luôn đồng hành
cùng tất cả người tiêu dùng tin dùng sản phẩm với uy tín lâu đời. Tuy nhiên, bao
bì, chất lượng không được cải tiến thường xuyên, không đáp ứng được nhu cầu
của những khách hàng khó tính và dễ dẫn đến nhàm chán cho những khách hàng
đã quá quen thuộc với hình ảnh mì ĐỆ NHẤT.

Đối thủ phân khúc giá trung (2500 – 3500đ/gói) – Mì Tiến vua: Tuy mì
Tiến vua có mặt trên thị trường chưa lâu, nhưng với chiêu thức đánh vào tâm lý
người tiêu dùng đó là được kiểm định không dùng dầu ăn chiên đi chiên lại với
thông điệp: “Bảo vệ sức khỏe cả gia đình”, cộng với việc hệ thống phân phối
dày đặc, quảng cáo rầm rộ và với giá ngang tầm với giá mì ĐỆ NHẤT nên mặc
dù sản phẩm chưa đa dạng như mì ĐỆ NHẤT nhưng mì Tiến vua đang dần
chiếm lĩnh thị trường và nó thật sự là đối thủ mạnh với mì ĐỆ NHẤT.

Đối thủ phân khúc giá cao (5000 – 10000đ/gói) – Omachi: Phân khúc giá
cao đang dần chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ thị trường mì ăn liền.
Khi Masan tung ra dòng sản phẩm Omachi trúng vào mục tiêu mong đợi của
người tiêu dùng và thể hiện một cách rõ ràng, đơn giản, dễ đón nhận “không sợ
nóng”.

1.3.2 Chiến lược Marketing

ĐỆ NHẤT luôn đưa ra rất nhiều chương trình như: Khuyến mại trúng tiền
tỷ, các chương trình từ thiện,….ĐỆ NHẤT luôn tạo ra những mẫu quảng cáo
nêu bật tính năng nhanh, tiện dụng của mình.

Giá là thành phần không kém quan trọng trong công cuộc Marketing, phải
tương xứng với giá trị nhận được của khách hàng và có khả năng cạnh tranh.
Nhận biết 80% người tiêu dùng Việt Nam sống ở vùng nông thôn và có thu nhập
thấp và khách hàng chủ yếu của ĐỆ NHẤT là học sinh sinh viên. Vì vậy, ĐỆ
NHẤT đã đưa ra mức giá phù hợp 2500đ-3000đ/ gói, ĐỆ NHẤT đã sử dụng
chiến lược giá thâm nhập thị trường. Trong khoảng 5 năm mì ĐỆ NHẤT có giá
là 1500đ/gói. Các năm tiếp thao do tình trạng lạm phát nên giá đã tăng thêm
khoảng 10%.

Do xu hướng tiêu dùng chung hiện nay của người Việt là ngày càng tiếp
cận gần hơn với các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, của hàng tự chọn.
Chính vì vậy, ĐỆ NHẤT đã tiến hàn chiến lược phân phối các sản phẩm của
mình thông qua các kênh bán lẻ này. Sản phẩm được đưa đến tay người tiêu
dùng chỉ qua một nhà bán lẻ cụ thể như Big C, Coopmart,….Các siêu thị này
phân phối trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng, tiêu thụ với số
lượng nhỏ nhưng thường xuyên. Như vậy, chiến lược phân phối của mì ĐỆ
NHẤT là mở rộng thị trường, mở rộng các đại lý, tăng dần về số lượng và chất
lượng các kênh phân phối.

2. Định nghĩa về sản phẩm và chất lượng sản phẩm

2.1 Định nghĩa về sản phẩm

Sản phẩm là bất cứ vật gì, cái gì mà có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú
ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn.
Đây có thể là những vật thể, dịch vụ, con người, địa điểm, tổ chức hoặc một ý
tưởng.

Sản phẩm được cấu thành từ hai bộ phận bao gồm phần cứng và phần
mềm:

Phần cứng sản phẩm bao gồm các thuộc tính vật chất hữu hình thể hiện
dưới một hình thức cụ thể rõ ràng phản ánh được giá trị sử dụng khác nhau ví dụ
như chức năng, công dụng kỹ thuật, kinh tế của sản phẩm. Tính hữu ích của các
thuộc tính sản phẩm này là phụ thuộc nhiều vào mức độ đầu tư của lao động và
trình độ kỹ thuật được sử dụng trong các quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

Phần mềm sản phẩm bao gồm các loại dịch vụ để cung cấp cho khách hàng
và các yếu tố như là thông tin, khái niệm, dịch vụ được đi kèm, sự cảm nhận về
những tiện lợi, đáp ứng những nhu cầu tinh thần, tâm lý xã hội của khách hàng.

2.2Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là một trong những phạm trù phức tạp mà con người
thường hay gặp phải trong các lĩnh vực hoạt động của mình. Có nhiều cách giải
thích nghĩa khác nhau tuỳ thuộc những góc độ của người quan sát. Có người cho
rằng sản phẩm được coi là một sản phẩm có chất lượng khi nó đạt được hoặc
vượt tới trình độ thế giới. Có người lại cho rằng sản phẩm nào hoả mãn mong
muốn của khách hàng thì sản phẩm đó có chất lượng. khách hàng bị tác động
bởi nhiều yếu tố như là sản phẩm, chất lượng dịch vụ, giá cả thị trường, yếu tố
tình huống, yếu tố cá nhân.

Sự hài lòng của khách hàng được xem như là kết quả, chất lượng dịch vụ
được xem như là nguyên nhân, hài lòng có tính dự báo và mong chờ, chất lượng
dịch vụ là một chuẩn mực lý tưởng. Sự hài lòng của khách hàng là một khái
niệm tổng quát, thể hiện sự hài lòng của họ được biểu hiện rõ khi sử dùng một
dịch vụ. Trong khi đó chất lượng dịch vụ thì chỉ tập trung vào các thành phần cụ
thể của các dịch vụ (Zeithalm & Bitner 2000). Tuy là giữa chất lượng dịch vụ và
về sự hài lòng của khách hàng có mối liên hệ với nhau nhưng cũng có ít nghiên
cứu tập trung vào công việc kiểm định mức độ giải thích của các thành phần
chất lượng dịch vụ đối với sự hài lòng đặc biệt đối với từng ngành dịch vụ cụ thể
(Lassar & cộng sự, 2000). Cronin & Taylor đã kiểm định mối quan hệ này và đã
kết luận cảm nhận chất lượng dịch vụ dẫn đến sự thỏa mãn của người tiêu dùng.
Các nhà nghiên cứu đã kết luận chất lượng dịch vụ là tiền đề của sự hài lòng
(Cron & Taylor, 1992) và là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự thỏa mãn
(Ruyter; Bloemer;1997).

Tóm lại, chất lượng dịch vụ là nhân tố tác động không ít đến sự hài lòng
của khách hàng. Nếu như nhà cung cấp dịch vụ đem đến cho khách hàng những
sản phẩm có chất lượng thoản mãn được nhu cầu của họ thì doanh nghiệp đó
việc đầu đã làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng. Do đó muốn nâng cao sự hài
lòng của khách hàng hơn nữa, thì doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng dịch
vụ. Nói cách khác, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng và cả hai
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó chất lượng dịch vụ là cái được tạo ra
trước, quyết định đến sự hài lòng của khách hàng. Mối quan hệ nhân quả của hai
yếu tố này là vấn đề then chốt trong hầu hết các cuộc nghiên cứu về sự hài lòng
của khách hàng tin dùng.
CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN
CỨU

1. Thiết kế nghiên cứu

1.1 Tiến trình nghiên cứu

Tiến trình nghiên cứu thực tế các bước sau:

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu: Thảo luận đưa ra những vấn đề
đang được quan tâm đến và cần thiết cho việc nghiên cứu, xác định được mục
tiêu, đối tượng nghiên cứu.

Bước 2: Xác định thông tin cần thu thập: Xác định rõ những điều cần
biết, thông tin này là định tính hay định lượng

Bước 3: Nhận định nguồn thông tin: Xác định nguồn thông tin và trích
lọc những thông tin cần thiết cho nghiên cứu.

Bước 4: Quyết định phương pháp nghiên cứu: Xác định mô hình nghiên
cứu về sự hài lòng của chất lượng sản phẩm, tiến hành lựa chọn các phương
pháp và thước đo phù hợp cho đối tượng nghiên cứu ,sau đó đưa ra giả thuyết từ
các yếu tố ảnh hưởng tìm được.

Bước 5: Thu thập và xử lý thông tin: Thiết lập bảng câu hỏi, lấy cỡ mẫu
theo tính toán tại Thành phố Hồ Chí Minh, điều tra phỏng vấn các đối tượng
được nghiên cứu thông qua bảng hỏi, phân loại và sắp xếp dữ liệu.

Bước 6: Phân tích và diễn giải thông tin: Dùng Excel và SPSS để phân
tích dữ liệu và đưa ra kết quả, rút ra những kết luận và ý nghĩa thông tin.
Bước 7: Báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu: Từ kết quả phân tích
trên đưa ra những nhận định và giải pháp khắc phục, lập báo cáo và đưa ra các
số liệu thu thập được để giải bày.

1.2 Thang đo

Đối với dữ liệu định tính: Ta dùng thang đo định danh

Đối vơi dữ liệu định lượng: Dùng thang đo Likert

2. Nghiên cứu định tính

2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

-Thông qua các tài liệu đã xuất bản, thông tin do cơ quan nhà nước công
bố, các phương tiện thông tin đại chúng để có cái nhìn tổng quan về chất lượng
sản phẩm mì ăn liền ĐỆ NHẤT.

-Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Để nắm được thông tin về chất lượng
, mức độ hài lòng về sản phẩm từ phía khách hàng cụ thể là sinh viên ở
Tp.HCM.

-Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp: Gặp mặt trực tiếp người điều
tra để phỏng vấn, thuyết phục họ trả lời, giải thích và kiểm tra dữ liệu rồi mới
tiến hành thu thập dữ liệu.

2.2 Cách thức nghiên cứu

Sử dụng phương pháp phỏng vấn, thảo luận nhóm và hỏi ý kiến chuyên gia

Thảo luận nhóm: Nhóm thảo luận gồm 5 người với độ tuổi 19-20 tuổi gồm
những sinh viên trong nhóm đang học tập tại trường Đại học Công Nghiệp
Tp.Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này dùng để nhận định thêm các yếu tố và bổ sung
cho thang đo được hoàn chỉnh hơn.

Phương pháp chuyên gia: Áp dụng phương pháp chuyên gia, nhóm có thể
tham khảo ý kiến ThS.Hà Trọng Quang - giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong
lĩnh vực nghiên cứu khoa học để tư vấn và nhận xét. Các ý kiến đóng góp được
tiếp thu để hoàn chỉnh thông tin và bảng câu hỏi trước khi lập phiếu khảo sát.

3. Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo cho đề tài nghiên
cứu

Qua quá trình nghiên cứu định tính nhóm đã xác minh được có 4 nhân tố
ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của SV với sản phẩm mì ăn liền ĐỆ NHẤT:

Giá cả: gồm 3 biến quan sát

Bao Bì: gồm 3 biến quan sát

Chất lượng : gồm 4 biến quan sát

Phân phối: gồm 3 biến quan sát

Chương trình khuyến mãi: gồm 3 biến quan sát

Giá cả Nguồn

1 Mì ĐỆ NHẤT có giá rất rẻ Thảo luận nhóm

2 Sản phẩm xứng đáng với giá tiền Thảo luận nhóm

3 Có giá đắt hơn các sản phẩm khác Thảo luận nhóm

Bao bì

1 Thiết kế bao bì đẹp, bắt mắt Thảo luận nhóm

2 Có đầy đủ thông tin ( HSD, NSX, HDSD,…) Thảo luận nhóm

3 Bao bì chắc chắn, bảo quản sản phẩm tốt Thảo luận nhóm

Chất lượng

1 Sản phẩm tiện lợi, dễ sử dụng Thảo luận nhóm

2 Sản phẩm hợp khẩu vị Thảo luận nhóm

3 Sản phẩm có thể dùng thay thế cho bữa ăn Thảo luận nhóm
4 Sản phẩm có chất lượng tốt, dễ bảo quản Thảo luận nhóm

Phân phối

1 Quảng bá trên tất cả các kênh truyền thông Thảo luận nhóm

2 Đa dạng các địa điểm bán hàng Thảo luận nhóm

3 Chăm sóc khách hàng tốt Thảo luận nhóm

Chương trình khuyến mãi

1 Giảm giá Thảo luận nhóm

2 Tặng thêm sản phẩm Thảo luận nhóm

3 Bốc thăm trúng thưởng Thảo luận nhóm


Dưới đây là bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo
của đề tài nghiên cứu. Bảng này sẽ giúp nhóm trong việc thiết kế nên bảng
câu hỏi để tiến hành khảo sát:

STT Biến quan sát Mã hóa

Giá cả

1 Mì ĐỆ NHẤT có giá rất rẻ GC1

2 Sản phẩm xứng đáng với giá tiền GC2

3 Có giá đắt hơn các sản phẩm khác GC3


Bao bì

4 Thiết kế bao bì đẹp, bắt mắt BB1

5 Có đầy đủ thông tin ( HSD, NSX, HDSD, BB2


…)

6 Bao bì chắc chắn, bảo quản sản phẩm tốt BB3

Chất lượng

7 Sản phẩm tiện lợi, dễ sử dụng CL1

8 Sản phẩm hợp khẩu vị CL2

9 Sản phẩm có thể dùng thay thế cho bữa ăn CL3

10 Sản phẩm có chất lượng tốt, dễ bảo quản CL4

Phân phối

1 Quảng bá trên tất cả các kênh truyền thông PP1


2 Đa dạng các địa điểm bán hàng PP2
3 Chăm sóc khách hàng tốt PP3
Chương trình khuyến mãi
1 Giảm giá KM1
2 Tặng thêm sản phẩm KM2
3 Bốc thăm trúng thưởng KM3
Hài lòng chung
1 Bạn chỉ tin dùng ĐỆ NHẤT HL1
2 Bạn sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân HL2
dùng
3 ĐỆ NHẤT đáp ứng yêu cầu của bạn HL3
4.Nghiên cứu định lượng

4.1 Lấy mẫu khảo sát và tiến trình thu thập dữ liệu

Kích thước mẫu: Xác định dựa trên tiêu chuẩn 5:1 của Bollen (1998) và
Hair & ctg (1998), là để đảm bảo phân tích dữ liệu (phân tích nhân tố khám phá
EFA) tốt thì cần ít nhất 5 quan sát cho 1 biến đo lường và số quan sát không trên
dưới 100. Vậy với 16 biến quan sát nghiên cứu này cần đảm bảo kích thước mẫu
tối thiểu là 16*5= 80. Nhóm quyết định lấy mẫu là 200 để độ tin cậy thang đo
được cao hơn và thời gian nhóm thực hiện khảo sát.

Lấy mẫu và thu thập dữ liệu: Dữ liệu được thu thập thông qua hình thức
phỏng vấn gián tiếp. Nhóm đã gửi đi 200 khảo sát và thu về 200 khảo sát và tiến
hành làm sạch dữ liệu sau đó.

4.2Phương pháp phân tích dữ liệu

Phân tích mô tả: Để phân tích các thuộc tính của mẫu nghiên cứu như:
thông tin về giới tính, thu nhập,…

Kiểm định và đánh giá thang đo: Để đánh giá thang đo các khái niệm trong
nghiên cứu, cần phải kiểm tra độ tin cậy, giá trị của thang đo qua phân tích
Cronbach’s Alpha và EFA

Phân tích hồi quy đa biến: Để xác định mối quan hệ giữa các nhóm biến
độc lập và nhóm biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu.

Phân tích ANOVA: Nhằm xác định ảnh hưởng của biến định tính ảnh
hưởng đến sự hài lòng của SV đối với sản phẩm mì ăn liền ĐỆ NHẤT.
CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THÔNG
TIN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Quy trình thực hiện:

Một là, làm sạch dữ liệu

Hai là, mã hóa và nhập dữ liệu vào SPSS

Ba là, phân tích thông kê mô tả Frequency để tìm ra đặc điểm của mẫu
nghiên cứu Bốn là, phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm xác định các nhóm,
biến quan sát được dùng để phân tích hồi quy

Năm là, phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhằm xác định mức độ
tương quan giữa các thang đo, loại những biến quan sát không đạt yêu cầu.

Sáu là, phân tích tương quan hồi quy nhằm kiểm định sự phù hợp của mô
hình nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết để xác định rõ yếu tố ảnh hưởng của
từng mức độ tác động đến sự hài lòng của khách hàng.

2. Thống kê mô tả

2. 1Mức độ quan tâm đến các yếu tố liên quan đến sản phẩm

2.1.1 Mức độ quan tâm

Freque Perce Valid Cumulati


ncy nt ve
Percent
Percent
Giá cả 55 27,5 27,5 27,5
Bao bì, mẫu mã 34 17,0 17,0 44,5
Chất lượng 42 21,0 21,0 65,5
Phân phối 37 18,5 18,5 84,0
Chương trình
Val 32 16,0 16,0 100,0
khuyến
id
mãi
Total 200 100,0 100,0

Từ kết quả cho thấy:

+Yếu tố được quan tâm nhiều nhất là giá cả với 55 lần chọn, chiếm
27.5%, yếu tố cũng được quan tâm khá nhiều đó là chất lượng với 42 lượt chọn
và chiếm 21%
+ Yếu tố có độ quan tâm tương đối là phân phối với 37 lượt chọn , chiếm
18.5% và ít hơn là bao bì, mẫu mã với 34 lần chọn và chiếm 17%.
+ Yếu tố ít được quan tâm nhất là chương trình khuyến mãi chỉ với 32 lần
chọn và chiếm 16%.
2.1.2 Các tiêu chí liên quan sản phẩm
* Giá cả

Descriptive Statistics
N Minimu Maxim Mean Std.
m um Deviation
GC1 200 1 5 3,73 ,929
GC2 200 1 5 3,57 ,900
GC3 200 1 5 3,62 ,888
Valid N 200
(listwise)
Kết quả cho thấy:

+ Sinh viên đồng ý với các yếu tố giá cả của bảng khảo sát được đưa ra,
dao động từ

3.57 - 3.73, kết quả này cho thấy sự hài lòng của sinh viên về giá mì ĐỆ
NHẤT. Vì vậy, công ty nên có kế hoạch ổn định giá và tránh việc tăng giá quá
cao.
* Bao bì, mẫu mã

Descriptive Statistics
N Minimu Maximu Mean Std.
m m Deviation
BB1 200 1 5 3,67 ,936
BB2 200 1 5 4,07 ,744
BB3 200 1 5 3,79 ,806
Valid N 200
(listwise)

Kết quả dao động từ 3.67 - 4.07 cho thấy mức độ hài lòng cao về kiểu dáng
bao bì, màu sắc, thông tin trên bao bì,…
* Chất lượng

Descriptive Statistics
N Minimu Maxim Mean Std.
m um Deviation
CL4 200 1 5 3,29 ,970
CL3 200 1 5 3,54 1,051
CL2 200 1 5 3,48 ,966
CL1 200 1 5 3,67 ,947
Valid N 200
(listwise)
Từ kết quả bảng trên cho thấy:

+Mức độ hài lòng của sinh viên đối với các yếu tố của chất lượng là trung
bình, dao động từ 3.29  3.67 chưa đạt mức 4. Xét về các yếu tố cho thấy, SV
đòi hỏi cao hơn những yếu tố về chất lượng của ĐỆ NHẤT. Trong xu thế hiện
nay, có lẽ SV nắm bắt được những thông tin của những sản phẩm khác có chất
lượng tốt hơn nên có sự đòi hỏi cao hơn. Tuy nhiên điều này cho thấy, ĐỆ
NHẤT nếu muốn phát triển và tăng tính cạnh tranh hơn thì cần quan tâm đến
các yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm.

* Phân phối

Descriptive Statistics
N Minimu Maxim Mean Std.
m um Deviation
PP3 200 1 5 3,65 ,906

PP2 200 1 5 3,70 ,857


PP1 200 1 5 3,76 ,989
Valid N 200
(listwise)
Kết quả bảng cho thấy:

+ Mức độ hài lòng của SV đối với phân phối là 3.65  3.76, SV khá hài
lòng với việc phân phối sản phẩm của ĐỆ NHẤT. Thực tế ta thấy, ĐỆ NHẤT có
chiến lược phân phối hiệu quả, từ các siêu thị, cửa hàng tiện lợi đến các đại lý,

* Hài lòng chung

Descriptive Statistics

N Minimu Maxim Mean Std.


m um Deviation
HL1 200 1 5 3,55 1,031
HL2 200 1 5 3,74 ,910
HL3 200 1 5 3,54 ,966
Valid N 200
(listwise)
Kết quả cho thấy:

+ Mức độ hài lòng chung biến thiên từ 3.54 – 3.55 mức độ hài lòng ở mức
đạt.

Tóm lại, qua thống kê mô tả đã cho nhóm những kết quả khách quan, kết
quả này sẽ giúp phát hiện ra những điểm hạn chế, cần khắc phục để hoàn thiện
hơn. Chính vì thế, ĐỆ NHẤT cần có những kế hoạch, chiến lược phát triển mới
để tăng sức cạnh tranh trên thị trường ngày nay.

3. Kiểm định đánh giá thang đo

3.1Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến độc lập


Nhân tố:

Giá cả

Reliability Statistics
Cronbach' N of
s Items

Alpha
,770 3

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item- Total Alpha if
Deleted Item Deleted Correlation Item
Deleted
GC1 7,20 2,258 ,693 ,585
GC2 7,35 2,741 ,506 ,795
GC3 7,30 2,521 ,621 ,673
Từ kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Giá cả” cho thấy. Hệ số
Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo là 0,770 > 0.6 và hệ số tương quan biến
tổng của 3 biến quan sát GC1, GC2, GC3 trong thang đo đều > 0.3 và hệ số
Cronbach's Alpha if Item Deleted của từng biến quan sát < hệ số Crombach’s
Alpha biến tổng của thang đo nên 3 biến quan sát này đủ độ tin cậy để thực hiện
các phân tích tiếp theo.
Nhân tố: Bao bì, mẫu mã

Reliability Statistics
Cronbach's N of Items
Alpha
,657 3

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item- Total Alpha if
Deleted Item Deleted Correlation Item
Deleted
BB1 7,86 1,783 ,416 ,651
BB2 7,46 2,089 ,491 ,540
BB3 7,74 1,904 ,515 ,499

Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo này là: 0.657 > 0.6 đạt yêu
cầu. Các biến còn lại đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 và hệ số
Cronbach's Alpha if Item Deleted của từng biến quan sát < hệ số Crombach’s
Alpha biến tổng của thang đo, đạt yêu cầu nên được giữ lại để tiến hành phân
tích khám phá tiếp theo.
Nhân tố: Chất lượng

Reliability Statistics

Cronbach' N of
s
Items
Alpha
,763 4
Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item- Total Alpha if
Deleted Item Deleted Correlation Item
Deleted
CL4 10,68 5,256 ,644 ,662
CL3 10,43 5,070 ,609 ,680
CL2 10,49 5,769 ,508 ,735
CL1 10,30 5,899 ,492 ,743
Từ kết quả phân tích cho thấy Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang
đo “Chất lượng” là 0.763 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-
Total Correlation) của 4 biến quan sát trong thang đo đều > 0.3 nên thang đo
“Chất lượng” đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo.
Nhân tố: Phân phối

Reliability Statistics

Cronbach's N of

Alpha Items
,739 3

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item- Total Alpha if
Deleted Item Deleted Correlation Item
Deleted
PP3 7,46 2,320 ,670 ,525
PP2 7,41 2,916 ,459 ,766
PP1 7,35 2,289 ,577 ,641
Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo này là 0.739
> 0.6 và hệ số tương quan biến tổng ( Corrected Item – Total Correlation)
của 3 biến quan sát đều > 0.3 nên thang đo “Phân phối” đủ độ tin cậy để
thực hiện các phân tích tiếp theo.

Nhân tố: Chương trình khuyến mãi

Reliability Statistics
Cronbach's N of
Items
Alpha
,804 3

Item-Total Statistic

Scale Mean Scale Corrected Cronbach's


if Item Variance if Item- Total Alpha if
Deleted Item Deleted Correlation Item
Deleted
KM1 7,11 2,537 ,644 ,738
KM2 7,18 2,651 ,668 ,716
KM3 7,12 2,494 ,641 ,742
Từ kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy: Hệ số
Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Chương trình khuyến mãi” là
0.804 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng ( Corrected Item – Total
Correlation ) của biến quan sát KM1, KM2, KM3 đều > 0.3, hệ số
Cronbach’s Alpha if Item Deleted < hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể nên
thang đo “Chương trình khuyến mãi” đủ điều kiện để thực hiện các phân
tích tiếp theo.
3.2Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc

Nhân tố: Hài lòng


chung

ReliabilityStatistics

Cronbach's N of

Alpha Items
,815 3

Item-Total Statistics

Scale Mean Scale Corrected Cronbach's


if Item Variance if Item- Total Alpha if
Deleted Item Deleted Correlation Item
Deleted
HL1 7,27 2,771 ,687 ,728
HL2 7,08 3,270 ,636 ,779
HL3 7,28 2,976 ,684 ,729
Hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy: Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của
thang đo “Hài lòng chung” là 0.815 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng
(Corrected Item
Total Correlation)của các biến quan đều > 0.3, hệ số Cronbach’s Alpha if
Item

Deleted < hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể nên thang đo “Hài lòng chung”
đủ điều kiện để thực hiện các phân tích tiếp theo.

4.Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.1Phân tích nhân tố (EFA) cho biến độc lập

Đưa 16 biến quan sát vào phân tích nhân tố khám phá lần 1 dùng phương
pháp rút trích Principle Axis Factoring với phép quay Promax và điểm dừng khi
trích các yếu tố có eigenvalue là 1 vì phương pháp này sẽ phản ánh cấu trúc dữ
liệu chính xác hơn dùng Principles Component với phép quay Varimax (Thọ &
Trang, 2007, Anderson & Gerbing, 1988). Ta có kết quả như sau:

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of
,813
Sampling Adequacy.
Bartle Approx. Chi-Square 1074,228
tt's Df 120
Test
Sig. ,000
of
Spheri
cit
y

Từ kết quả phân tích nhân tố lần cuối cho thấy:

Thước đo KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị = 0.813 thỏa điều


kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1 => Phân tích nhân tố rất phù hợp với dữ liệu thực tế.
Kiểm định Bartlett's Test có giá trị Sig. = 0.000 < 0.05 => Các biến
quan sát có tương quan với nhau trong mỗi nhóm nhân tố.
Total Variance Explained
Com Initial Eigenvalues Extraction Sums of Rotation Sums of
pone Squared Squared
nt
Loadings Loadings

Total % of Cumula Total % Cumula Tot % of Cumula


tive of tive al tive
Varia Varia
nce % Vari % nce %
ance

1 4,854 30,33 30,338 4,85 30,3 30,338 2,3 14,67 14,674


8 4 38 48 4
2 1,923 12,02 42,358 1,92 12,0 42,358 2,2 14,25 28,932
0 3 20 81 9
3 1,556 9,725 52,083 1,55 9,72 52,083 2,1 13,64 42,575
6 5 83 3
4 1,313 8,204 60,287 1,31 8,20 60,287 2,0 12,51 55,093
3 4 03 8
5 1,029 6,430 66,717 1,02 6,43 66,717 1,8 11,62 66,717
9 0 60 5
6 ,759 4,741 71,458
7 ,686 4,287 75,746
8 ,644 4,028 79,774
9 ,558 3,487 83,261

10 ,513 3,207 86,468

11 ,453 2,834 89,302

12 ,409 2,555 91,858

13 ,369 2,307 94,165

14 ,342 2,140 96,305

15 ,329 2,058 98,362

16 ,262 1,638 100,00


0

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Trong bảng kết quả tổng phương sai:

Chỉ số dừng Initial Eigenvalues = 1.029 > 1 => 5 nhân tố rút ra có


ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.
Giá trị Rotation Sums of Squared Loadings = 66.717 % > 50%
=> tổng phương sai trích của biến được giải thích bởi 5 nhân tố.

Rotated Component Matrixa

Component
1 2 3 4 5
CL4 ,848
CL3 ,803
CL2 ,686
CL1 ,519
GC1 ,853
GC3 ,799
GC2 ,679
KM2 ,812
KM1 ,785
KM3 ,752
PP3 ,848
PP1 ,782
PP2 ,617
BB2 ,798
BB3 ,796
BB1 ,706
Extraction Method: Principal
Component Analysis. Rotation
Method: Varimax with Kaiser
Normalization.

Rotation converged in 5 iterations.

Từ kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập của ma trận xoay quanh
nhân tố (Rotated Component Matrix) trên cho thấy, hệ số tải nhân tố của các
biến quan sát đều thỏa điều kiện khi phân tích nhân tố, hệ số tải nhân tố của các
biến quan sát (Factor Loading) >= 0.5 và số nhân tố tạo ra là 5 nhân tố, các
nhân tố này đảm bảo yêu cầu khi phân tích hồi qui tuyến tính đa biến.

Nhìn vào các kết quả trên, ta nhận thấy rằng sau khi phân tích nhân tố thì
các nhân tố gộp cho ta thành 5 nhóm.

+ Nhóm nhân tố 1 với 4 biến quan sát CL4, CL3, CL2, CL1

+ Nhóm nhân tố 2 với 3 biến quan sát GC1, GC3, GC2

+ Nhóm nhân tố 3 với 3 biến quan sát KM2, KM1, KM3

+ Nhóm nhân tố 4 với 3 biến quan sát PP3, PP1, PP2

+ Nhóm nhân tố 5 với 3 biến quan sát BB2, BB3, BB1


Ta thấy 16 biến quan sát được gom thành 5 nhóm nhân tố. Tất cả các
biến còn lại điều phù hợp để đưa vào phân tích tiếp theo.

4.2 Phân tích nhân tố (EFA) cho biến phụ thuộc

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of
,713
Sampling Adequacy.
Approx. Chi-Square 205,513
Bartlett's Test Df 3
of Sphericity Sig. ,000

Từ kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc cho thấy:

Thước đo KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị = 0.713 thỏa điều kiện 0.5
≤ KMO ≤ 1 => Phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu thực tế.
Kết quả kiểm định Bartlett's Test có giá trị Sig. = 0.000 < 0.05 => Các
biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố phụ thuộc.
Total Variance Explained
Compon Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
ent
Loadings
Tota % of Cumulat Total % of Cumulat
l ive ive
Varian Varian
ce % ce %
1 2,19 73,123 73,123 2,194 73,123 73,123
4
2 ,445 14,846 87,969
3 ,361 12,031 100,000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Trong bảng kết quả tổng phương sai:

Chỉ số dừng Initial Eigenvalues = 2.194 > 1 đại diện cho phần biến thiên
được giải thích bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý ghĩa tóm tắt thông tin tốt
nhất.
Giá trị Rotation Sums of Squared Loadings = 73.123 % > 50% =>
Tổng phương sai trích của biến được giải thích bởi 1 nhân tố.
Component Matrixa
Component
1
HL1 ,866
HL3 ,864
HL2 ,834
Extraction Method: Principal Component
Analysis.

1 components extracted.

Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc trên cho thấy:

Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều thỏa điều kiện Factor Loading

>= 0.5 và tạo ra 1 nhân tố.


5. Kiểm định mô hình và các giả thuyết

5.1 Phân tích tương quan Pearson

Người ta sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa


mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định
lượng. Nếu giữa 2 biến có sự tương quan chặt chẽ thì phải lưu ý
vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy.
Đa cộng tuyến là trạng thái các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với
nhau. Vấn đề của hiện tượng cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những
thông tin rất giống nhau, và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến
biến phụ thuộc.

Đa cộng tuyến làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm
trị thống kê t của kiểm định ý nghĩa nên các hệ số có khuynh hướng kém ý
nghĩa. Cần xem xét hiện tượng đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy nếu hệ số
tương quan pearson > 0.3. Thực hiện tạo các biến mới đại diện cho từng nhóm
biến (giá trị trung bình) với:

X1 đại diện cho GC1, GC2, GC3

X2 đại diện cho BB1, BB2, BB3

X3 đại diện cho CL1, CL2, CL3, CL4

X4 đại diện cho PP1, PP2, PP3, PP4

X5 đại diện cho KM1, KM2, KM3

Y đại diện cho HL1, HL2, HL3 (mức độ hài lòng chung)

Gọi phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa của mô hình có dạng như sau:

Y = β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5

Đặt các biến trong phương trình hồi quy đa biến như sau:

X1 =GC: Giá cả ( là trung bình của các biến GC1, GC2, GC3)

X2 =BB: Bao bì (là trung bình của các biến BB1, BB2, BB3)

X3 =CL: Chất lượng (là trung bình của các biến CL1, CL2, CL3, CL4)

X4 =PP: Phân phối ( là trung bình của các biến PP1, PP2, PP3)

X5 =KM: Khuyến mãi ( là trung bình của các biến KM1, KM2, KM3)
Y =HL: Hài lòng ( là trung bình của các biến HL1, HL2, HL3)

Correlations

HL GC BB CL PP KM
Pearson 1 ,484** ,184** ,399** ,682** ,571**
Correlation
HL
Sig. (2-tailed) ,000 ,009 ,000 ,000 ,000
N 200 200 200 200 200 200
Pearson ,484** 1 ,119 ,353** ,385** ,465**
Correlation
GC
Sig. (2-tailed) ,000 ,093 ,000 ,000 ,000
N 200 200 200 200 200 200
Pearson ,184** ,119 1 ,039 ,099 ,116
Correlation
BB
Sig. (2-tailed) ,009 ,093 ,586 ,164 ,102
N 200 200 200 200 200 200
Pearson ,399** ,353** ,039 1 ,350** ,423**
Correlation
CL
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,586 ,000 ,000
N 200 200 200 200 200 200
Pearson ,682** ,385** ,099 ,350** 1 ,506**
PP
Correlation
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,164 ,000 ,000
N 200 200 200 200 200 200
Pearson ,571** ,465** ,116 ,423** ,506** 1
Correlation
KM
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,102 ,000 ,000

N 200 200 200 200 200 200

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).


Từ kết quả phân tích Pearson cho thấy các biến độc lập GC, CL, PP, KM
có mối tương quan thuận chiều với biến hài lòng chung (HL) vì hệ số Sig của
các biến độc có giá trị < 0.05. Các hệ số tương quan (Pearson Correlation) của
các biến độc lập và biến phụ thuộc cho thấy kết quả đều dương.
Trong đó:

+ Nhân tố có mối tương quan mạnh nhất đến sự hài lòng là nhân tố PP (R
= 0.682)

+Nhân tố có mối tương quan thấp nhất tới sự hài lòng là nhân tố BB (R =
0.184). Do đó, cho thấy các biến nhân tố trong mô hình đáp ứng đủ điều kiện để
thực hiện phân tích hồi quy.
5.2 Phân tích hồi quy đa biến

Các giả thuyết đặt ra là :

+ H1: Giá cả không ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV

+ H2: Bao bì không ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV

+ H3: Chất lượng không ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV

+ H4: Phân phối không ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV

+ H5: Khuyến mãi không ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV

Áp dụng phân tích hồi quy vào mô hình, tiến hành phân tích hồi quy đa
biến với 4 nhân tố đã được kiểm định hệ số tương quan (GC, BB, CL, PP, KM)
và biến phụ thuộc (HL). Phương pháp phân tích được chọn làm phương pháp
đưa vào một lượt Enter. Bảng tổng hợp kết quả phân tích hồi quy lần 1 được
trình bày như sau:
Coefficientsa
Model Unstandardized Standar t Sig. 95,0 Collinearity
Coefficients dized % Statistics
Coeffic Confide
ients nce
Interval
for B

B Std. Beta Lo Upper Tolera VIF


wer nce
Error Bound
Bou
nd

-
(Constant) -,594 ,326 ,070 - ,048
1,824 1,23
7

1 GC ,181 ,061 ,164 2,980 ,003 ,061 ,301 ,729 1,372

BB ,117 ,061 ,090 1,906 ,058 -,00 ,238 ,979 1,021


4

CL ,092 ,059 ,083 1,562 ,120 -,02 ,208 ,774 1,292


4

PP ,530 ,062 ,476 8,487 ,000 ,407 ,653 ,700 1,428

KM ,226 ,065 ,208 3,492 ,001 ,099 ,354 ,618 1,618

Dependent Variable: HL

Như vậy với các giả thiết đặt ra:

Chấp nhận giả thiết H2 và H3 (Bao bì và Chất lượng) không ảnh hưởng
đến sự hài lòng của sinh viên về mì ăn liền ĐỆ NHẤT
Bác bỏ các giả thiết H1, H4, H5 có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh
viên về sản phẩm mì ăn liền ĐỆ NHẤT.

Coefficientsa
Model Unstandardized Standa t Sig. 95,0% Collinearity
Coefficients rdized Confidence Statistics
Coeffi Interval for B
cients

B Std. Beta Low Uppe Toleran VI


er r ce F
Error
Bou Boun
nd d

(Constan -,08 ,243 -,3 ,73 -,56 ,396


t) 3 41 4 1
1
GC ,204 ,060 ,185 3,3 ,00 ,085 ,324 ,753 1,3
86 1 27

PP ,548 ,062 ,492 8,7 ,00 ,425 ,671 ,715 1,3


77 0 98

KM ,257 ,063 ,236 4,0 ,000 ,132 ,382 ,658 1,5


44 20

Dependent Variable: HL

Với kết quả thống kê, tất cả các biến “GC, PP, KM” đều có Sig. <
0,05 nên các nhân tố có mức ý nghĩa so với biến “HL” ; Các biến đều có
hệ số phóng đại phương sai VIF < 10 và có hệ số tác động dương đến hệ
số Beta (Beta > 0) . Phương trình hồi quy có dạng như sau:
Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa:

Y= 0.204*X1 + 0.548*X4 + 0.257*X5

Phương trình hồi quy chuẩn hóa:

Y= 0.185*X1 + 0.492*X4 + 0.236*X5

Model Summaryb
Mo R R Adjust Std. Change Statistics Durbi
del ed R Error R F df df Sig. F n-
Squ
Square of the Squar 1 2 Chan Watso
are change
Estim e ge n
ate Chan
ge

1 ,748 ,560 ,553 ,554 ,560 83,14 3 19 ,000 1,943


a
6 6

Predictors: (Constant), KM, GC, PP

Dependent Variable: HL
Bảng Model Summary bên trên cho ta hệ số xác định R2 đã hiệu chỉnh
(Adjusted R Square) bằng 0.553, điều này có ý nghĩa là mô hình hồi
quy phù hợp và 55.3 % sự biến thiên của biến phụ thuộc sự hài lòng
của SV được giải thích bởi 3 nhân tố độc lập của mô hình: (“Giá cả”,
“Phân phối”, “Chương trình khuyến mãi”) .

Hệ số Durbin-Watson = 1.943, gắn vào bảng DW, ta thấy d U= 1.789 <


1.943 < 4 - dU = 2.211=> Kết luận: Không có hiện tượng tự tương quan
giữa các phần dư trong mô hình, mô hình nghiên cứu có ý nghĩa thống
kê.

ANOVAa

Model Sum of df Mean F Sig.


Squares Square
Regressi 76,665 3 25,555 83,146 ,000b
on
1
Residual 60,241 196 ,307
Total 136,906 199
Dependent Variable: HL

Predictors: (Constant), KM, GC, PP

Nhìn vào giá trị của Sig. = 0.000 < 0.05 ta có thể kết luận phương
trình hồi quy được Phân tích kết quả nghiên cứu

Phương trình hồi quy chưa


chuẩn hóa:
Y= 0.204*X1 + 0.548*X4 +
0.257*X5

Phương trình hồi quy chuẩn hóa:

Y= 0.185*X1 + 0.492*X4 + 0.236*X5

Nhận xét:

Khi các điều kiện khác không thay đổi thì các “giá cả”, “phân phối”,
“chương trình khuyến mãi” tăng thêm một đơn vị sẽ làm cho sự hài lòng
của sinh viên tăng thêm tương ứng là 0.204 đơn vị, 0.548 đơn vị và 0.257
đơn vị. Như vậy nếu so sánh mức độ tác động mạnh yếu thì các nhân tố:
“phân phối”, “chương trình khuyến mãi” tác động mạnh nhất đến sự hài
lòng của SV đối với sản phẩm mì ăn liền ĐỆ NHẤT. Vì thế muốn nâng
cao mức độ hài lòng của SV đối với ĐỆ NHẤT thì cần chú trọng và cải
thiện đến các nhân tố: “phân phối”, “chương trình khuyến mãi” nhiều hơn.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Tóm tắt kết quả

Việc khảo sát mực độ hài lòng là vấn đề hết sức quan trọng và còn là
việc làm cần thiết. Vì nó giúp hiểu rõ hơn vị trí sản phẩm trên thị trường
cũng như hiểu rõ về tâm lý khách hàng. Kết quả của cuộc điều tra chính là
một căn cứ giúp đưa ra quyết định hiện tại cũng như trong tương lai. Vì
thế mà nhóm đã chọn đề tài lần này “ Khảo sát mức độ hài lòng của sinh
viên về sản phẩm mì ăn liền ĐỆ NHẤT”nhằm xem

xét những nhân tố nào tác động đến sự hài lòng của sinh viên từ đó
tìm ra giải pháp để phù hợp, nâng cao sự hài lòng hơn thế nữa.

Cơ sở lý thuyết để áp dụng cho đề tài là chất lượng sản phẩm dịch vụ


và giá cả sản phẩm dịch vụ. Khi vận dụng nhóm đã điều chỉnh mô hình
cho phù hợp với thực tế. Kết quả được trình bày rõ ràng nằm trong chương
3, kết quả nghiên cứu định tính. Phương pháp nghiên cứu của nhóm là đã
sử dụng cả hai phương pháp định tính ( đưa ra bảng câu hỏi khảo sát) và
định lượng (kiểm định độ tin cậy, phân tích khám phá nhân tố EFA,phân
tích tương quan, phân tích hàm hồi quy đa biến, phân tích anova và cuối
cùng là kiểm định lại mô hình).

Chương 4 đã trình bày và giải quyết những vấn đề đặt ra của đề tài.
Kết quả được xác định có 5 yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên
về sản phẩm mì ăn liền ĐỆ NHẤT:

Giá cả

Bao bì, mẫu mã

Chất lượng

Phân phối

Chương trình khuyến mãi

Về giai đoạn nghiên cứu và kiểm định thì tất cả các thành phần hồi
quy đều có ý nghĩa thống kê và phù hợp với tổng thể. Kết quả hồi quy cho
thấy sự hài lòng của sinh viên được tác động qua 3 yếu tố:

Phân phối: Mức độ hài lòng của SV đối với phân phối là khá hài lòng
với việc phân phối sản phẩm của ĐỆ NHẤT. Thực tế ta thấy, ĐỆ NHẤT
có chiến lược phân phối hiệu quả, từ các siêu thị, cửa hàng tiện lợi đến các
đại lý,…
Chương trình khuyến mãi: Yếu tố khuyến mãi ở mức đạt, sinh viên
có thể chấp nhận các chương trình khuyến mãi của ĐỆ NHẤT. Tuy nhiên,
ĐỆ NHẤT

để đạt hiệu quả cao ĐỆ NHẤT cần có thêm các chương trình khuyến
mãi mới lạ, độc đáo để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng được
nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó, nhằm giúp tăng doanh thu và lợi
nhuận cho công ty.
Giá cả: Sinh viên đồng ý với các yếu tố giá cả của bảng khảo sát
được đưa ra, cho thấy sự hài lòng của sinh viên về giá mì ĐỆ NHẤT. Vì
vậy, công ty nên có kế hoạch ổn định giá và tránh việc tăng giá quá cao.
Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi sẽ đưa ra một số giải
pháp để giải quyết trong phần tiếp theo.
2. Một số giải pháp

Về bao bì

Công ty nên cải tiến bao bì, thiết kế một bao bì mới nhưng vẫn giữ
được nét truyền thống, màu sắc thiết kế phải được kết hợp hài hòa, bắt
mắt. Ngoài ra, bao bì sản phẩm còn phải ghi rõ những thông tin về sản
phẩm như: hàm lượng dinh dưỡng, thành phần, ngày sản xuất, hạn sử
dụng, hướng dẫn sử dụng và thời gian sử dụng hợp lý.
Về sản phẩm

Về hương vị của sản phầm nên được đa dạng hóa và mở rộng thêm.

Về thành phần trong sản phẩm thì nên được đa dạng thêm để kích
thích vị giác của khách hàng sử dụng sản phẩm.Nên tăng giá trị dinh
dưỡng trong sản phẩm để phù hợp với nhu cầu hiện nay của đa số người
tiêu dung.
Về giá cả của sản phẩm

Giá cả sủa sản phẩm được người tiêu dung cho là hợp lý. Nhưng công
ty cần có một chiến lược nghiên cứu và cập nhật liên tục giá cả của sản
phẩm để hợp lý hơn để phù hợp với các thành phần lao động trong xã hội.
Về Marketing

Truyền thông là phương tiện làm cho ng tiêu dung nhanh chóng biết
đến sản phẩm. Nhưng các chương trình quảng cáo cần phải đáng tin cậy và
thiết thực vì đây là thực phẩm.

Tăng cường các chương trình khuyến mãi như là: tặng kèm sản phẩm
hay quà tặng, cào thăm trúng thưởng, rút thăm trúng thưởng, quay số trúng
thưởng,…

3. Hạn chế của đê tài

Bên cạnh những kết quả đạt được của đề tài, nhóm nhận thấy đề tài
còn một số hạn chế:

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của nhóm chúng tôi là sinh viên sử dụng mì ăn
liền ĐỆ NHẤT ở Thành phố Hồ Chí Minh. Với đối tượng khảo sát này,
nhóm đã bỏ qua khá nhiều phân khúc, đối tượng người lao động, nhân
viên văn phòng,…. vì vậy những kết quả mang lại chỉ mang tính chất đại
diện và khách quan.

Hạn chế về chất lượng cuộc kháo sát:

Chất lượng khảo sát đến từ nhiều yếu tố về mặt chủ quan là chất
lượng bảng hỏi, quy trình nghiên cứu,.. Có thể bới yếu tố tâm lý, hay vì
một lí do nào đó mà sinh viên trả lời câu hỏi không chính xác. Điều này
làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu, làm ảnh hưởng đến tính khách
quan của dữ liệu thu về, hạn chế sự ngẫu nhiên là yếu tố của khám phá
nhân tố và kiểm định tương quan.
Hạn chế khác:

Ở đây nhóm muốn nói đến vấn đề muôn thuở là yếu tố con người. Có
thể kể đến như sinh viên vẫn còn đang theo học và chưa có nhiều kinh
nghiệm. Khảo sát thì không thể nào tránh khỏi những sai sót. Ngoài ra còn
do yếu tố khác như hạn chế về mặt thời gian. Chúng tôi sẽ cố rắng rút kinh
nghiêm trong những lần về sau.

4. Khuyến nghị

Ngoài những giải pháp mà chúng tôi đề cập ở trên sau đây là một số
khuyến nghị mà nhóm xin được phép đề xuất thêm:
Quan tâm dến các chương trình khuyến mãi, năng cao chất lượng của sản
phẩm.

Xem xét giá cả hợp lý của sản phẩm để có thể phù hợp với mọi người trong
xã hội.

Tạo được độ tin cậy và xây dựng được niềm tin cho khách hàng, phát
triển và quảng bá sản phẩm để sản phẩm tiếp cận được với các khách hàng
tiềm năng.
Để làm được những điểu trên không phải là một sớm một chiều, cần
phải có thời gian kế hoạch và chương trình hợp lí. Để làm được những
điều đó.
5. Tài liệu tham khảo

Ths. Hà Trọng Quang, 2014, Bài giảng SPSS và nghiên cứu khoa học

TS.Nguyễn Minh Tuấn, ThS.Hà Trọng Quang – Đại học Công Ngiệp
Thành phố Hồ Chí Minh, 2008, Xử lý dữ liệu nghiên cứu với SPSS for
Windows
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản
phẩm mì ăn liền ĐỆ NHẤT
Phạm Thị Thu Hương, Định nghĩa về sự hài lòng của khách hàng,
Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng.

Tiểu luận môn Kinh Tế Lượng IUH: Phân tích sự hài lòng của sinh
viên đối với thư viện trường Đại học Công Nghiệp Tp.HCM
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đại học hệ chính quy khoa
Quản Trị Kinh Doanh về chất lượng đào tạo tại trường Đại học Công
Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Nhóm Hội Ngộ, 2014.
Ramanathan, R. (2007), Nhập môn kinh tế lượng với các ứng dụng,
Bản dịch tiếng Việt của Fulbright, Chương trình giảng dạy Kinh tế
Fulbright
Phòng tiêu chuẩn chất lượng, khái niệm về sản phẩm, chất lượng sản phẩm.

Website:
https://acecookvietnam.vn/
10.Website:
https://vi.wikipedia.org/
11.Website:
www.123.doc.vn.com
12.Website: www.Tailieu.vn.com

6. Phụ lục
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Xin chào các bạn! Chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ khoa quản trị
kinh doanh, trường Đại học công nghiệp TP. HCM. Chúng tôi đang thực
hiện đề tài “Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về sản phẩm mì
ăn liền ĐỆ NHẤT ở Tp.Hồ Chí Minh”.Để có thể hoàn thành tốt đề tài,
tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn. Kính mong
các bạn giúp đỡ. Tôi xin cam đoan những thông tin này chỉ nhằm mục
đích nghiên cứu.Mọi thông tin cá nhân của các bạn sẽ được giữ bí mật.
Xin chân thành cảm ơn!

Đối tượng khảo sát là sinh viên ở phạm vi TP.HCM

Bạn vui lòng đánh dấu vào ô trống thích hợp nhất.

THÔNG TIN CÁ NHÂN.

Giới tính của bạn là:

Nam □ Nữ

Sinh viên năm:

Năm I

Năm II

Năm III

Năm IV

Vui lòng cho biết mức thu nhập hiện tại của bạn (gồm
thu nhập từ việc làm, trợ cấp gia đình,…)

Dưới 1 triệu

Từ 1 - 2 triệu
Từ 2 - 3 triệu

Trên 4 triệu

Yếu tố nào bạn quan tâm nhất khi mua mì ĐỆ NHẤT ( chỉ chọn 1 lựa
chọn)

Giá cả

Bao bì, mẫu mã

Chất lượng

Phân phối

Chương trình khuyến mãi

VỀ SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN ĐỆ NHẤT.

5.Vui lòng cho biết mức độ hài lòng của bạn đối với các yếu tố sau đây:

Hoàn toàn không hài lòng - 2. Không hài lòng - 3. Trung lập - 4. Hài lòng
-
5. Hoàn toàn hài lòng

Nhận định Ý kiến đánh giá


Giá cả
1 Mì ĐỆ NHẤT có giá rất rẻ 1 2 3 4 5

2 Sản phẩm xứng đáng với giá tiền 1 2 3 4 5

3 Có giá đắt hơn các sản phẩm khác 1 2 3 4 5


Mẫu mã, Bao bì

1 Thiết kế bao bì đẹp, bắt mắt 1 2 3 4 5


2 Có đầy đủ thông tin (HSD, 1 2 3 4 5
NSX,HDSD,...)

3 Bao bì chắc chắn, bảo quản sản phẩm tốt 1 2 3 4 5


Chất lượng
1 Sản phẩm tiện lợi, dễ sử dụng 1 2 3 4 5
2 Sản phẩm hợp khẩu vị 1 2 3 4 5
3 Sản phẩm có thể dùng thay thế cho
một bữa ăn 1 2 3 4 5
4 Sản phẩm có chất lượng tốt, dễ bảo quản 1 2 3 4 5
Phân phối

1 Quảng bá trên tất cả các kênh truyền 1 2 3 4 5


thông

2 Đa dạng các địa điểm bán hàng 1 2 3 4 5

3 Chăm sóc khách hàng tốt 1 2 3 4 5

Chương trình khuyến mãi

1 Giảm giá 1 2 3 4 5

2 Tặng thêm sản phẩm 1 2 3 4 5


3 Bốc thăm trúng thưởng 1 2 3 4 5

Hài lòng chung

1 Bạn chỉ tin dùng ĐỆ NHẤT 1 2 3 4 5


Bạn sẽ giới thiệu cho bạn bè, người
2 thân dùng 1 2 3 4 5

3 ĐỆ NHẤT đáp ứng yêu cầu của bạn 1 2 3 4 5

CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ THAM GIA CỦA BẠN!


PAGE \* MERGEFORMAT 2

You might also like