You are on page 1of 13

1.

CẦN TRỤC CHÂN ĐẾ

+ Công dụng:

- Chiều cao nâng, tầm với lớn, khi thay đổi tầm với, hàng được dịch chuyển
trên mặt phẳng ngang, thuận tiện cho công tác xếp dỡ hàng hóa ở các
cảng sông, cảng biển, đặc biệt ở tuyến tiền phương của cảng.
- Sử dụng để sang mạn hàng hóa từ tàu biển sang tàu sông, tàu thủy lên bờ,
tàu thủy lên các phương tiện vận tải đường sắt hay đường bộ và ngược lại.
- Dùng trong các kho bãi, các nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu, các công
trường xây dựng.
+ Đặc điểm:
 Là loại cần trục quay toàn vòng, phần quay của cần trục đặt trên chân đỡ
cao, chiều cao nâng hàng và tầm với khá lớn, sức nâng của cần trục từ 3,2-
40T(đặc biệt tới 100T), chiều cao nâng hạ hàng 25-60m, tầm với tới 32m,
vận tốc nâng hàng 0,5-1m/s, tốc độ quay 1-2 vòng/phút, vận tốc thay đổi tầm
với 40-90m/phút, vận tốc di chuyển 20-25m/phút. Khoảng cách hai ray của
càn trục có thể đủ cho 2 – 3 làn đường ray xe lửa.
 Cần trục có 4 cơ cấu: Di chuyển, nâng hạ, quay và thay đổi tầm với.
 Cần trục di chuyển trên đường ray nhờ cơ cấu di chuyển đặt ở dưới chân cần
trục, sức nâng của cần trục không thay đổi khi thay đổi tầm với nên rất thuận
tiện sử dụng ở tuyến tiền phương của cảng sông cảng biển để xếp dỡ hàng
hóa.
 Cơ cấu nâng hạ thường có 2 bộ tời để có thể sử dụng nhiều loại thiết bị
mang hàng khác nhau thuận tiện cho việc nâng hạ các loại hàng khác nhau:
hàng bách hóa, hàng rời, hàng bao kiện, hàng container,…
 Cơ cấu quay có tỉ số truyền khá lớn, do đó vành răng cố định có đường kính
lớn, hộp giảm tốc là loại bánh răng nón – trụ hoặc trục vít – bánh vít với bộ
mô men giới hạn.
 Hệ cần thường là hệ cần cân bằng dùng vòi hay pa lăng cáp, cơ cấu thay đổi
tầm với sử dụng truyền động thanh răng – bánh răng, trục vít hay piston thủy
lực.
+ Cấu tạo

1. Cụm móc
2. Vòi
3. Cần
4. Giằng cần
5. Thanh răng
6. Giá chữ A
7. Đối trọng
8. Buồng máy
9. Giá chữ π
10.Thiết bị đỡ quay
11.Chân đế
12.Bộ phận di chuyển
13.Ca bin điều khiển

+ Nguyên lý hoạt động:

Khi cấp điện cho thiết bị, cần trục di chuyển tới vị trí làm hàng rồi cố định
tại vị trí đó trên ray. Quay cần trục về vị trí lấy hàng, nâng hạ cần không hàng đến
tầm với làm việc, hạ móc không tải, móc hàng, nâng hàng, quay cần trục có hàng,
tháo móc, nâng móc không tải, quay cần trục không tải về vị trí ban đầu. Cần trục
không được phép mang hàng khi di chuyển.

2. CẦN TRỤC Ô TÔ

+ Công dụng:

Là loại cần trục tự hành, sử dụng rộng rãi để xếp dỡ hàng hóa, lắp ráp
trong các kho bãi ở cảng sông, cảng biển, xây dựng, công nghiệp cơ khí và
nhiều lĩnh vực khác.

+ Đặc điểm:

- Sức nâng 4 – 16T, phần quay của cần trục lắp trên khung gầm của ô tô.
- Loại này có kết cấu nhỏ gọn, vận tốc di chuyển lớn, có thể đạt 70 –
90km/h, tính cơ động cao, làm việc độc lập.
Các cơ cấu của cần trục có thể được dẫn động chung từ 1 động cơ của ô tô
(khi sức nâng nhỏ), hoặc được dẫn động riêng với 2 động cơ, 1 cho phần di chuyển
và 1 cho các cơ cấu cần trục (khi sức nâng lớn). Cần trục có một cabin ô tô và một
cabin điều khiển cần trục, cần trục loại nhỏ có thể bố trí một ca bin điều khiển
chung và thường dùng truyền động cơ khí, đa số các cần trục hiện đại sử dụng
truyền động điezen - điện và thủy lực.

Cần của cần trục có kết cấu dàn hay hộp, ngoài cần cơ bản cần trục có thể
được trang bị thêm các đoạn cần trung gian để nối dài cần. Loại cần trục dẫn động
thủy lực thường trang bị cần hộp kiểu ống lồng. Khi làm hàng, cần trục hạ các chân
chống phụ để tăng tính ổn định, trường hợp đặc biệt có thể di chuyển có hàng với
sức nâng nhỏ, nhưng tốc độ không quá 5 km/h, hàng nâng cao không quá 0,5m.

+ Cấu tạo :

1. Sàn quay
2. Chân chống
3. Cơ cấu quay
4. Cabin ô tô
5. Bánh xe di chuyển
6. Cáp giữ cần
7. Cụm móc treo
8. Cáp nâng hàng
9. Giá đỡ cần
10. Cần
11. Cabin điều kiển cần
trục
12. Tang nâng hàng
13. Giá chữ A
14. Cáp nâng cần
15. Tang nâng cần

+ Nguyên lí hoạt động:


Cần trục di chuyển tới vị trí làm hàng, chân chống phụ hạ xuống để đỡ cần
trục, quay cần trục về vị trí lấy hàng, nâng hạ cần không hàng đến tầm với làm
việc, hạ móc không tải, móc hàng, nâng hàng, quay cần trục có hàng, hạ hàng,
nâng móc không tải, quay cần trục không tải về vị trí ban đầu.
Theo quy định, cần trục ô tô không được phép mang hàng khi thay đổi tầm
với và hạ chân chống phụ khi làm hàng.
3. CẦU CHUYỂN TẢI
+ Công dụng:
- Chuyên dùng để nâng chuyển xếp dỡ hàng Container ở cảng sông, cảng
biển, do vậy chúng còn được gọi là cần trục Container.
- Được bố trí ở tuyến tiền phương của cảng, sang mạn hàng hóa từ tàu thủy
sanh sà lan, tàu thủy lên bờ, tàu thủy lên các phương tiện vận tải.
- Chiều dài dầm, tầm với lớn có thể đảm nhận được việc vc xếp dỡ cont ở
trên cả tuyến dài từ tàu vào kho bãi.
+ Đặc điểm:
- Có chiều dài vận chuyển hàng hóa lớn, năng suất cao,sử dụng nâng chuyển
hàng khối hay dùng gầu ngoạm để vận chuyển hàng rời.
- Năng suất có thể đạt tới 2000T/h, khẩu độ lên tới 120m, chiều dài công
son đạt tới 50m, vận tốc di chuyển xe con tới 240m/phút, vận tốc nâng hạ
120m/phút, vận tốc di chuyển cầu đạt tới 45 – 50m/pt
+ Cấu tạo:
1. Dầm chính
2. Công son nâng hạ
3. Khung chân
4. Xe con
5. Ca bin điều khiển
6. 11. Cáp điện
7. Pa lăng cáp
8. Thanh treo giữ công son
9. Giá đỡ
10.Buồng máy
12.Cơ cấu di chuyển
13. Tang cáp điện
14. Ray
+ Nguyên lý hoạt động:
Di chuyển cầu chuyển tải không hàng đến khu vực làm việc, di chuyển xe
con không tải đến vị trí lấy hàng,hạ thiết bị mang hàng để lấy hàng, nâng thiết bị
mang hàng và hàng lên độ cao quy định, di chuyển xe con có hàng về vị trí tập kết
để hạ và dỡ hàng, kế tiếp nâng thiết bị mang hàng lên độ cao quy định, di chuyển
xe con không tải về vị trí ban đầu thực hiện quá trình tiếp theo. Khi nâng chuyển
hết hàng ở khu vực làm việc, cầu chuyển tải di chuyển đến khu vực khác, chuẩn bị
quá trình làm việc mới.
4. CỔNG TRỤC
+ Công dụng:
- Dùng để nang chuyển, xếp dỡ hàng hóa trong các nhà kho, bãi chứa ở các
cảng sông, biển, các đầu mối giao thông, các công trường xây dựng, thủy
điện, khai thác mỏ và nhiều lĩnh vực khác.
- Được bố trí ở tuyến tiền hoặc hậu phương của cảng và có khả năng nâng
hạ nhiều loại hàng hóa như hàng rời, hàng bách hóa, chất xếp vận chuyển
container thành tầng trong bãi chứa, chuyển container lên toa tàu hoặc giá
xe.
+ Đặc điểm:
- Có thể di chuyển trên đường ray hoặc di chuyển bằng bánh lốp. Loại di
chuyển trên đường ray được cung cấp điện năng từ trạm điện lưới, loại di
chuyển bằng bánh lốp được trang bị động cơ ddiezeen.
- Cổng trục thông thường có sức nâng 3,2 – 32T, khẩu độ từ 10-32m, chiều
cao nâng từ 7 – 16m.
+Cấu tạo
1. Dầm chính
2. Chân cứng
3. Chân mềm
4. Cụm móc chính
5. Cụm móc phụ
6. Xe con
7,8. Khung ngang
9. Lan can
10. Cầu thang
11. Ca bin điều khiển
12. Tang cáp điện
13. Cụm bánh xe di chuyển
cổng trục
+ Nguyên lí hoạt động :
Di chuyển cổng trục không tải, di chuyển xe con không tải, hạ móc không
lái, móc hàng, nâng hàng, di chuyển cổng trục có tải,di chuyển xe con có tải, hạ
hàng, tháo móc, nâng móc không tải, di chuyển xe con không tải, di chuyển công
trục không tải về vị trí ban đầu thực hiện quá trình tiếp theo

5. MÁY NÂNG CHẠC


+ Công dụng:
- Nâng, vận chuyển xếp dỡ hàng kiện, bao gói, hàng hòm, hàng gỗ cây, thép
định hình, hàng rời trong kho bãi, trong hầm tàu, trong toa xe ở các nhà ga,
bến cảng, các đầu mối giao thông, các xí nghiệp sản xuất công nghiệp, lắp
máy, xây dựng, khai khoáng...
+ Đặc điểm :

- Có tính cơ động và độc lập làm việc cao, khả năng quay trở tốt, thuận tiện
làm việc ở địa hình chật hẹp, không có nguồn điện lưới.
- Nhiều loại máy có tính vạn năng, thích hợp với nhiều thiết bị mang hàng,
rất thuận tiện xếp dỡ, vận chuyển nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau.
- Một số loại máy nâng hàng chuyên dụng được dùng để nâng vận chuyển
các loại hàng rời, hàng siêu trọng, siêu trường hoặc phục vụ cho yêu cầu sử
dụng riêng.
- Hệ thống truyền động của máy nâng tự hành là truyền động diezen, diezen
- thủy lực, diezen - điện - thủy lực, một số ít thì dung ắc quy. Trong đó,
truyền động diezen - điện - thủy lực có xu hướng phát triển mạnh mẽ.
- Thiết bị công tác của máy nâng hàng khá đa dạng tùy thuộc vào các loại
hàng hóa vận chuyển và mục đích sử dụng của máy, bao gồm khung nâng,
chạc nâng, gầu xúc, gầu ngoạm, móc câu, bàn đẩy,…
+ Cấu tạo:
1. Chạc nâng
2. Bánh xe dẫn động
3. Bàn nâng
4. Khung tĩnh
5. Xích nâng
6. Cụm puly xích
7. Khung động
8. Thanh ngang
9. Xi lanh nghiêng cần
10.Cabin điều khiển
11. Ống khói
12.Buồng máy
13. Đối trọng
14.Bánh xe dẫn hướng

Nguyên lí hoạt động :

- Di chuyển xe nâng không hàng, nghiêng chạc nâng xuống phía dưới một
góc nhất định để khi tiến xe thì chạc nâng dễ dàng vào gầm của cao bản,
cho chạc nâng về vị trí ban đầu, nghiêng chạc về vị trí ban đầu, nâng chạc
lên 0.6m và nghiêng chạc về sau một góc nhất định, di chuyển xe nâng có
hàng về vị trí hạ hàng, chả thanh nghiêng về vị trí thẳng đứng, hạ chạc, lùi
xe nâng về phía sau, di chuyển xe nâng không hàng về vị trí cũ.

Câu 22- Công dụng, đặc điểm và phân loại máy vận chuyển liên tục (3đ).

+Công dụng:

- Là loại loại máy dùng để vận chuyển các loại hàng hóa theo 1 dòng liên
tục theo tuyến nhất định. Khi làm việc, quá trình chất xếp hàng và dỡ hàng
được thực hiện đồng thời. Loại này chủ yếu vận chuyển các loại hàng rời,
hàng bao kiện.

+ Đặc điểm:
- Có kết cấu đơn giản, giá thành rẻ, năng suất vận chuyển xếp dỡ hàng hóa
lớn.
- Trong sản xuất dây chuyên chúng là bộ phận cấu thành, là bộ phận không
tách rời khỏi quá trình công nghệ hiện đại . Chúng thiết lập và điều chỉnh
nhip độ sản xuất, bảo đảm tính nhịp nhàng của sản xuất. Cùng với chức
năng vận chuyển, công nghệ, các máy vận chuyển liên tục là phương tiện
chủ yếu để cơ giới hoá phức hợp và tự động các hoạt động xếp dỡ hàng
hoá. Trong nhiều trường hợp kết hợp cả vai trò tích trữ( kho di động ) và
phân phối nguyên vật liệu, thành phẩm cho các dây chuyền công nghệ.
- Tuy nhiên,máy vận chuyển liên tục có tính cơ động kém, thông thường
chúng được lắp đặt cố định ở vị trí làm việc. Khả năng nâng vận chuyển
hàng hóa lên cao bị hạn chế.

+ Phân loại:

 Theo kiểu bộ phận kéo người ta phân thành các loại băng kiểu đai kéo (băng
tải), xích kéo ( xích tải ), kiểu cáp kéo( cáp tải ), hay dùng bộ phận kéo khác và
các băng chuyên không có bộ phận kéo ( xoắn vít, quán tính, rung động con
lăn ).
 Theo kiểu kết cấu bộ phận mang hàng ( dây băng , tấm lát , gầu mang hàng . . . )
máy vận chuyện liên tục được chia thành : Băng đai, băng tấm, băng gấu, bằng
cào, băng treo, xe chuyển hàng, băng nôi , băng kiểu xoắn vít, băng quán tính,
băng con lăn và thiết bị vận chuyển khí ép, thiết bị vận chuyển thuỷ lực.
 Theo nguyên tắc làm việc các băng tải phân thành băng tải di chuyển hàng trên
dải băng liền chuyển động liên tục, trong các gầu chuyển động liên tục, trong
các giá treo, trên các sàn, các xe con; theo máng cố định hoặc ống nhờ các cào
chuyển động liên tục.
 Theo sự di động phân thành các băng tải tĩnh tại hoặc băng tải di động để vận
chuyển hàng rời , hàng đơn chiếc và vận chuyển hành khách.
 Theo hướng di chuyển hàng có thẳng đứng khép kín, ngang khép kín và các
tuyến không gian. Theo lĩnh vực sử dụng phần thanh loại công dụng chung và
chuyên dụng( băng xếp dỡ hàng rời đổ đống, thang nâng hàng khối, thang máy
liên tục chuyển hành khách . . . )
 Theo nguyên lí truyền lực máy vận chuyển liên tục có loại vận chuyển cơ học
( vận chuyển có hoặc không có bộ phận kéo ) , và loại vận chuyển khí ép, thủy
lực.
Câu 23 - Các thông số cơ bản của máy vận chuyển liên tục.
1. Năng suất Q (T/h, m3/h, số mã hàng/h)
Là lượng hàng hóa, vật liệu mà máy vận chuyển được thông qua diện tích
tiết diện thiết bị kéo trong một đơn vị thời gian, thường tính trung bình là 1
giờ làm việc hoặc số sản phẩm trong 1 giờ.
2. Thông số lích thước:
- Chiều dài băng L
- Chiều dài vận chuyển Ln
- Chiều cao nâng hàng H
- Góc ngiêng của băng β
3. Vận tốc vận chuyển vật liệu: v (m/s, m/ph)
4. Khối lượng bản thân: G (kg) – là khối lượng toàn bộ các bộ phận, thiết bị
của máy.
5. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật:
G
- Chỉ tiêu khối lượng: kG ¿ L + H (T/m)
n
N
- Chỉ tiêu công suất: kN = P (kW/T/s)
s

6. Chế độ làm việc của máy:


Các cấp sử dụng quy định 5 chế độ: rất nhẹ, nhẹ, trung bình, nặng và rất
nặng
Câu 24 - Thế nào là năng suất của máy vận chuyển liên tục

+ Năng suất là một thông số quan trọng của máy vận chuyển liên tục. Năng
suất của máy phụ thuộc vào loại hàng hóa vận chuyển, vận tốc chuyển động của
băng, phương pháp bố trí thiết bị công tác, phương pháp cấp tải, điều kiện làm việc
và các yếu tố khác.
+ Năng suất lý thuyết: là khối lượng vật liệu lớn nhất tính toán theo lý thuyết
được vận chuyển qua thiết bị trong một đơn vị thời gian.
+ Năng suất kỹ thuật “Pkt: Là năng suất tương ứng với số lượng vật liệu
vận
chuyển qua thiết bị theo khả năng kết cấu của máy
+ Năng suất vận hành (Năng suất thực tế) “Ptt”: Là năng suất tương ứng
với số
lượng vật liệu vận chuyển qua thiết bị trong điều kiện vận hành cho trước
1. Băng đai nằm ngang
+ Công dụng:
- Là loại máy vận chuyển liên tục được sử dụng rộng rãi trong các công
trường xây dựng, xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy cơ khí chế
tạo, lắp ráp, sửa chữa, các kho vật liệu, kho hàng hóa, các nhà ga, bến cảng
khu vực khai khoáng…
- Dùng để vận chuyển vật liệu rời, vụn như cát, sỏi, than đá, xi măng hay
hàng đơn chiếc như hàng bao, hộp hòm, kiện theo phương nằm ngang hay
phương nghiêng không lớn lắm.
+ Cấu tạo:
 1.động cơ
 2.khớp nối
 3.bộ truyền
 4.tang chủ động
 5.dây băng kín
 6.tang bị động
 7.vít căng băng
 8.khung
 9.các con lăn nhánh làm việc
 10.con lăng nhánh không làm
việc
+ Nguyên lí hoạt động:
- Động cơ truyền chuyển động qua khớp nối, bộ truyền tới tang. Khi tang
quay, dây băng chuyển động theo, chuyển vật liệu hàng hóa di chuyển từ
vị trí vào tải đến vị trí ra tải. Để đảm bảo lực bám,dây băng được kéo căng
nhờ vít căng băng.
+ Công thức tính năng suất của máy nâng chuyển:
Khi vận chuyển vận liệu rời:
P = 3600.γ.F.v (kg/h) ; P = 3,6.q.v (T/h)
Trong đó: q= γ.F (kg/m): khối lượng vật liệu phân bố trên một đơn vị chiều dài v
(m/s): vận tốc vận chuyển vật liệu
Khi vận chuyển hàng hơn chiếc:
P = 3,6.G.v/t (T/h)
Trong đó: G (kg): Khối lượng hàng t (m): bước hàng
Khi vận chuyển hàng thùng, hàng hòm chứa vật liệu rời
P = 3,6.Vg.ε.γ.v/t (T/h)
Trong đó: Vg (m3): Thể tích hàng ε: hệ số điền đầy
γ (kg/m3): khối lượng riêng của hàng
2. Băng tấm
+ Công dụng:
- Là loại băng dùng để vận chuyển hàng hóa, vật liệu có khối lượn riêng lớn,
có cạnh sắc nhọn, nhiệt độ cao mà băng đai không vận chuyển được.
Chúng được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp mỏ, chế tạo
máy, hóa chất, khai thác vật liệu xây dựng và năng lượng …
+ Đặc điểm:
- Là loại máy vận chuyển liên tục có bộ phận kéo bằng xích có gắn các tấm
kim loại (hoặc chất dẻo) tạo thành máng mang tải.
- Băng tấm chuyển động trên các con lăn, do đó lực cản chuyển động và
lượng tiêu hao năng lượng cũng nhỏ hơn nhiều so với máng cào.
+Cấu tạo:
1. Dây xích
2.Tấm thành
3.Tấm lát
4.Đĩa xích bị động
5.Đĩa xích chủ động
6.đường ray nhánh có tải
7.Động cơ
8.Khớp nối động cơ và hộp giảm tốc
9.Hộp giảm tốc
10. Khớp nối hộp giảm tốc và đĩa xích
11. Máng vào tải
12. Máng ra tải
13. Khung băng
14. Thanh ray nhánh không tải
+Nguyên lí hoạt động:
- Động cơ truyền động qua khớp nối, hộp giảm tốc tới đĩa xích chủ động
kéo xích và các tấm lát chuyển động, vận chuyển vật liệu chứa trên các
tấm lát từ vị trí vào tải đến vị trí dỡ tải. Để đảm bảo sự ăn khớp và làm
việc ổn định của bộ truyền xích, dây xích được kéo căng nhờ vít căng
băng.
+ Công thức tính năng suất của máy nâng chuyển:

3. Băng gầu
+ Công dụng:
- Dùng để vận chuyển vật liệu thể tơi vụn theo tuyến thẳng đứng hoặc
theo tuyến nghiêng với góc nghiêng lớn.
- Được dùng trong các bãi chứa vật liệu, chuyển vật liệu rời ở các hầm
tàu thủy, các xí nghiệp hóa chất, xí nghiệp sản xuât vật liệu xây dựng, xí
nghiệp chế tạo máy, nhà máy thực phẩm, công nghiệp than, luyện kim
và các xí nghiệp khác.
+ Đặc điểm:
- Là mức vận chuyển lớn, chiếm không gian nhỏ, tiêu tốn ít năng lượng,
ổn định và vận hành tin tưởng, tuổi thọ của máy kéo dài, chiều cao nâng
lớn.
+ Cấu tạo:
1. Gầu
2. Xích tải (dây băng)
3. Hộp giảm tốc
4. Sàn đi lại
5. Cửa ra tải
6. Động cơ điện
7. Tang (đĩa xích chủ động)
8. Khung kim loại đầu trên của
băng
9. Lan can
10. Khung thép
11. Cửa quan sát
12.Cửa vào tải
13. Tang (đĩa xích bị động)
14. Thiết bị căng băng kiểu vít

+ Nguyên lý hoạt động:


- Động cơ quay, truyền chuyển động qua khớp nối, qua hộp giảm tốc cho
tang chủ động. Khi tang quay, truyền chuyển động cho băng, kéo băng,
gầu và vật liệu lên phía trên, rồi dỡ vật liệu ra ngoài qua cửa ra tải. Chất tải
cho gầu ở phần dưới của băng, vật liệu chảy theo máng cấp liệu qua cửa
vào tải rót trực tiếp vào gầu hoặc rót xuống đáy băng, sau đó gầu chuyển
qua đó xúc vật liệu.

+ Công thức xác định năng suất vận chuyển của băng gầu:
Vg.ε .γ
P=3 ,6 . v (T/h)
t

Trong đó:
Vg – thể tích của gầu chứa vật liệu (m3)
t – bước gầu trên dây băng ( dây xích)
𝛆 – hệ số điền đầy gầu
γ – khối lượng riêng của vật liệu (kg/m3)
v – vận tốc vận chuyển vật liệu (m/s)

You might also like