You are on page 1of 20

BÀI GIẢNG

MÔN KỸ THUẬT Ô TÔ CHUYÊN DÙNG

THÁI NGUYÊN 2020


CHƯƠNG IV: Ô TÔ TẢI CẨU
4.1 Chức năng và yêu cầu đối với ô tô tải cẩu
Chức năng:
Ô tô tải cẩu được dùng rộng rãi để vận
chuyển hàng hóa, xếp dỡ hàng hóa, phục vụ lắp
ráp thiết bị. Vì ô tô phối hợp cả hai chức năng bốc
dỡ hàng và vận chuyển hàng
Yêu cầu:
- Vừa làm chức năng bốc dỡ vừa vận
chuyển.
- Thiết bị cẩu có kích thước gọn nhẹ, ít
ảnh hưởng khả năng tải của xe.
- Xếp dỡ được hầu hết các loại hàng hóa
mà xe nền chuyên chở được.
- Bảo đảm tính ổn định của xe khi vận
chuyển cũng như khi xếp dỡ hàng hóa.
- Điều khiển cẩu thuận tiện (cơ cấu bố trí
ở vị trí hợp lý).
4.2 Phương án bốc dỡ hàng của ô tô tải cẩu

Phương án bốc dỡ dùng càng lật dọc (hình 4.1)

1- xe cơ sở; 2- thùng xe; 3- càng


nâng hàng; 4- cơ cấu nâng; 5- hàng
Ưu điểm:
- Có kết cấu đơn giản về kỹ thuật và vận hành.
- Quá trình bốc dỡ nhanh, thích hợp cho những vị trí
bốc hàng gần.
Khuyết điểm:
Quá trình chất dỡ tải rất hạn chế, vị trí chất dỡ theo
quỹ đạo quay của càng.
Phương án bốc dỡ dùng cần trượt (hình.4.2)

1- xe cơ sở; 2- thùng xe; 3- cần trượt; 4- cáp


trượt; 5- hàng; 6- cáp kéo hàng
Ưu điểm:
- Kết cấu đơn giản, bảo dưỡng dễ dàng.
- Khu vực bốc dỡ hàng rộng hơn phương án 1.
Khuyết điểm:
- Cần làm cố định nên quá trình bốc hàng không linh
động, chỉ bốc được ở phía sau ô tô.
- Vận chuyển kém ổn định do chiều dài cần không thu
lại được.
- Tầm với cần hạn hẹp.
Phương án bốc dỡ dùng cần cẩu (hình 4.3)

1- xe cơ sở; 2- thùng tải; 3- thân cẩu; 4- cần cẩu;


5- cơ cấu nâng; 6- cáp nâng; 7- hệ thống điều
khiển
Ưu điểm:
- Cơ cấu linh động, có thể bốc dỡ hàng ở nhiều vị
trí khác nhau.
- Khi di chuyển cẩu được xếp lại nên nâng cao tính
ổn định ô tô.
Nhược điểm:
- Kết cấu phức tạp, khó bảo trì.
- Khi cẩu vận hành, tính ổn định thấp.
4.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ô tô tải
cẩu dùng cơ cấu thủy lực (hình 4.4)
1- Cấu tạo chung
Hình 4.4 thể hiện các chi tiết chính của hệ thống nâng
hạ thủy lực được lắp trên xe tải cẩu. Khi cải tạo từ xe tải
sang tải cẩu, công việc thường làm là cắt ngắn thùng tải,
dời thùng về sau, lắp cẩu vào phần giữa cabin và thùng tải,
gia cường chassis.
Thiết bị lắp mới bao gồm các chi tiết chính sau:
- Cẩu và cơ cấu làm việc của cẩu: dàn cẩu có thể thay
đổi tầm phóng nhờ có các đoạn lồng vào nhau. Số đoạn
thường từ 2 - 5. Đoạn ngoài cố định, đoạn trong có thể
chuyển động tương đối với đoạn ngoài nhờ hệ thống xy
lanh thủy lực. Trên đầu đoạn cần trong có gắn hệ thống tời
- móc để nâng hạ hàng.
- Cơ cấu nâng hạ: đoạn cần ngoài được nối với cột
đứng của cẩu qua khớp bản lề và được nâng lên hạ
xuống nhờ một xy lanh thủy lực.
- Mâm quay: giúp cẩu quay tròn vòng, mâm quay
được dẫn động bởi động cơ thủy lực, thông qua cặp
bánh răng ăn khớp trong.
- Chân chống: tăng độ ổn định của xe khi làm việc,
gồm hai chân chống có thể dẫn động bằng xy lanh thủy
lực hoặc bằng tay.
2. Nguyên lý làm việc
Tất cả các nguồn động lực của cơ cấu
đều do hệ thống thủy lực cung cấp. Bơm dầu
được dẫn động từ hộp thu công suất của xe.
Thông qua hệ thống van điều khiển, ta có thể
thực hiện các thao tác sau:
- Nâng hạ tải: móc tải được nâng, hạ nhờ tời.
Tời được dẫn động bằng một động cơ thủy lực.
- Nâng hạ cần: thông qua xy lanh thủy lực. Xy
lanh này có thể bố trí bên dưới cần (kiểu đẩy)
hoặc bên trên cần (kiểu kéo).
- Thay đổi tầm với của cần: với loại cần với
kiểu hộp lồng vào nhau, ta có thể thay đổi tầm
với cần thông qua thay đổi chiều dài xy lanh
thủy lực bố trí trong lòng cần.
- Quay cần: toàn cụm cẩu được quay xung
quanh trụ đứng cố định nhờ cặp bánh răng ăn
khớp, dẫn động bởi cơ cấu trục vít - bánh vít.
Quy tắc sử dụng an toàn khi vận hành
Một số xe tải cẩu đang sử dụng tại nước ta
Xe tải lắp cẩu TADANO 2,9T
Xe tải lắp cẩu Huyndai Mighty 3.5
Xe tải lắp cẩu Huyndai HD260

You might also like