You are on page 1of 17

BÀI GIẢNG

MÔN KỸ THUẬT Ô TÔ CHUYÊN DÙNG

THÁI NGUYÊN 2020


CHƯƠNG VII: Ô TÔ LÀM VIỆC TRÊN CAO
I. CÔNG DỤNG, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI
1.1 Công dụng:
* Giúp con người trong làm việc, thực hiện một số
công việc trên cao:
- Sửa chữa điện, cắt tỉa cây xanh
- Thực hiệc các công việc đặc thù khác trên
cao.
* Bốc dỡ các loại hàng hóa trên cao.
* Ngoài ra trong các trường hợp khẩn cấp có thể
dùng để cứu hộ trong các nhà cao tầng khi xảy ra
các sự cố.
1.1 Công dụng:
Loại xe này được dùng rộng rãi trong ngành điện,
điện thoại, chữa cháy...
1.2. Yêu cầu
- Thỏa các yêu cầu về an toàn kỹ thuật, ô nhiễm
môi trường theo tiêu chuẩn TCVN.
- Đảm bảo các quy phạm Kỹ thuật an toàn
thiết bị nâng, theo TCVN4244-1996.
- Thỏa mãn các yêu cầu chuyên biệt cho công
việc đòi hỏi:
Tải nâng định mức, Qmax (kG) (theo R min)
Tầm với (R, m), (từ điểm treo hàng đến
tâm quay của cơ cấu nâng – tức cần cẩu).
- Chiều cao nâng (H, m)
- Tốc độ nâng hạ (V, m/s)
- Đảm bảo độ ổn định:

- Mômen phục hồi (chống lật): M ph  Q.a


Q- trọng lượng bản thân xe + đối trọng(nếu có)
a- tay đòn chống lật
- Momen lật: Ml =P.b
P- trọng lượng hàng nâng
b- tay đòn chống lật
(a, b thay đổi: khi có chân chống và khi không có
chân chống).
- Áp lực gió theo tiêu chuẩn sức gió lớn nhất lúc
cần trục không làm việc:
Vùng ven biển: pg = 100 kG/cm2
Vùng khác: pg = 70 kG/cm2
- Đảm bảo an toàn khi làm việc cũng như khi di
chuyển.
- Kết cấu đơn giản, gọn nhẹ, dễ chế tạo, giá
thành thấp.
- Dễ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thao tác vận
hành đơn giản...
1.4 Phân loại:
* Theo phạm vi hoạt động
- Ô tô thang sử dụng trong ngành hàng không
- Ô tô thang sử dụng trong cứu hộ.
* Theo phương pháp thay đổi chiều dài thang
- Ô tô thang gấp
- Ô tô thang trượt (thang lồng).
* Theo phương pháp truyền động thay đổi chiều dài
thang
- Cơ khí (ròng rọc, tời)
- Thủy lực.
* Theo nguồn động lực điều khiển (thay đổi
chiều dài thang, nâng thang, xoay thang)
- Dẫn động chung: trích nguồn công suất từ
xe nền (đối với xe nhỏ)
- Dẫn động riêng: dùng nguồn động lực riêng
II. Cấu tạo chung
1- Thay đổi chiều dài cần trượt kiểu cơ khí
Ưu điểm:
- Nguyên lý đơn giản
- Dễ chế tạo, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa
- Giá thành thấp.
Nhược điểm:
- Kết cấu cồng kềnh, phức tạp
- Lực nâng nhỏ
- Độ chính xác thấp
- Truyền động không êm dịu gây tiếng ồn
- Tổn thất do ma sát lớn
- Do những nhược điểm như trên nên ngày nay thang
dẫn động bằng cơ khí ít được sử dụng.
Hình 8.1 Dẫn động thay đổi chiều dài cần bằng cơ khí (ròng rọc và cáp
kéo)
2- Dẫn động thay đổi chiều dài cần kiểu trượt thủy lực
Ưu điểm:
- Có thể đảo chiều chuyển động của chi tiết một
cách dễ dàng
- Làm việc không phụ thuộc tải trọng bên ngoài
- Không gian bo trí nhỏ
- Làm việc an toàn
- Các chi tiết, bộ phận được tiêu chuẩn hóa
- Truyền động êm dịu, tạo ra các chuyển động
chính xác
- Làm việc ổn định
- Có khả năng tự bôi trơn
- Dễ điều khiển.
Nhược điểm:
- Kết cấu xy lanh phức tạp
- Giá thành cao
- Khó làm kín khít các bộ phận, sau một thời gian
hoat động dầu có thể bị rò rỉ
- Cần bảo dưỡng bảo trì thường xuyên.
Xe ô tô thang đưa người làm việc ở trên cao nên
đòi hỏi độ chính xác khi làm việc, dễ sử dụng, và an
toàn. Kiểu dẫn động bằng thủy lực đáp ứng được
những yêu cầu đó nên ngày nay ô tô thang với kiểu dẫn
động bằng thủy lực được sử dụng rất rộng rãi.
Hình 8.2 Chiều dài cần thay đổi kiểu trượt bằng xy lanh thủy lực
3- Thay đổi chiều dài cần gấp dẫn động kiểu thủy lực
Ưu điểm:
- Làm việc êm dịu, thuận tiện
- Ít phụ thuộc không gian xung quanh
- Kết cấu đơn giản.
Nhược điểm:
- Tầm với phụ thuộc chiều dài cơ sở
- Làm việc trong phạm vi hẹp.
Hình 8.3 Ô tô cần gấp kiểu thủy lực
GIỚI THIỆU MỘT SỐ Ô TÔ THANG

Hình: Một số loại ô tô thang đầu tiên trên thế giới


Hình: Một số loại ô tô thang hiện nay ở Việt Nam

You might also like