You are on page 1of 10

CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CỔNG TRỤC

1.1:Giới thiệu chung


1.1.1:Khái niệm cổng trục
Cổng trục là thiết bị nâng hạ hoạt động ngoài trời, di chuyển trên hệ thông ray cố định trên
nền đất hoặc bê tông. Cổng trục giúp nâng hạ cấu kiện nặng dễ dàng và an toàn hơn nhiều
so với các phương tiện khác như cẩu tự hành xe nâng.Cổng trục có hình dáng giống như
một chiếc cổng ra vào có hai chân đứng và xà ngang vắt qua, cổng trục có khả năng hoạt
động linh hoạt trong phạm vi ray di chuyển và khẩu độ cần
Cổng trục dùng để nâng hạ các vật liệu có tải trọng lớn, kích thước cồng kềnh và có khả
năng làm việc trong môi trường khắc nghiệt
1.1.2:Phân loại cổng trục
a)Theo kết cấu thiết kế
-Cổng trục 1 dầm là loại cổng trục chỉ có 1 dầm chính, cơ cấu nâng là palang. Vì cơ cấu
nâng là palang nên có ưu điểm là dễ mua giá thành rẻ các nhà máy sản xuất sẵn theo
modun còn nhược điểm là không nâng được tải trọng quá lớn

Hình 1. 1: Cổng trục dầm đơn


-Cổng trục 2 dầm: đặc điểm loại này là kết cấu gồm 2 dầm chính và cơ cấu nâng là xe con
và ưu điểm khi xe con là nâng được trọng tải lớn và nhược điểm là không có sẵn trên thị
trường không được tiêu chuẩn hóa

Hình 1. 2: Cổng trục 2 dầm

-Cổng trục hai chân cứng: là 2 chân cổng được cố định với dầm chính và loại này chỉ được
dùng khi khẩu độ ngắn
-Cổng trục một chân cứng một chân mềm: loại này được sử đụng nhiều hơn và khi khẩu
độ lớn bắt buộc phải thiết theo kiểu này
-Cổng trục 2 dầm công xôn có đặc điểm làm tăng biên độ làm việc của xe con hoặc palang

Hình 1. 3: Cổng trục 2 dầm công xôn


-Bán cổng trục có đặc điểm là chỉ có 1 chân cổng còn phần còn lại được gác lên dầm được
bố trí dọc theo nhà công nghiệp

Hình 1. 4: Bán cổng trục


b)Theo tải trọng
-Cổng trục dầm đơn : 5T, 7.5T, 10T, 15T
-Cổng trục dầm đôi : 5T, 10T, 15T, 30T ….500T
-Cổng trục có khẩu độ : 5m, 10m, 15m, 20m …
1.1.3:Cấu tạo cổng trục 2 dầm công xôn
Kết cấu của cổng trục phụ thuộc vào tải trọng và khối lượng vật nâng, kếu cấu kim loại
của chân cổng cũng như các dầm rất đa dạng
Cổng trục dầm đôi côngxôn có cấu tạo hình học dạng một chiếc cổng, bao gồm các bộ
phận: Dầm chính, dầm biên di chuyển, chân cổng trục, pa lăng nâng hạ (tời nâng), tủ điện
điều khiển, hệ thống cấp điện cho pa lăng và hệ thống cấp điện cho cổng trục. Mỗi bộ
phận của cổng trục được thiết kế, chế tạo theo những tiêu chuẩn riêng biệt tùy theo mục
đích sử dụng của thiết bị.

Hình 1. 5: Sơ đồ cấu tạo của cổng trục 2 dầm


1: xe con ; 2: dầm chính ; 3: móc cẩu ; 4: cabin ; 5: chân cổng ; 6: thanh giằng
Dầm chính: Được thiết kế dạng giàn không gian hoặc dạng dầm hộp, dầm I tổ hợp. Dầm
chính là bộ phận mang theo pa lăng nâng hạ
Dầm biên di chuyển: Hay còn gọi là dầm đầu, là bộ phận để chân công trục liên kết với nó.
Dầm biên cổng trục đóng vai trò giúp cổng trục có thể di chuyển dọc theo chiều dài sân
bãi.
Chân cổng trục: được thiết kế, chế tạo dạng thép hình hoặc thép ống tùy theo tải trọng của
cổng trục. Chân cổng trục thường có hình dạng kiểu chữ A nên đôi khi người ta còn gọi là
cổng trục chữ A hay Chân chữ A..v.v.
Hình 1. 6: Hình ảnh thực tế cổng trục 2 dầm công xôn
1.1.4:Đặc điểm công nghệ
Cổng trục dầm đôi consont làm việc trong môi trường rất nặng nề như ngoài hải cảng, bốc
xếp hàng ở nhà xưởng,...
Ngoài ra, tùy theo quá trình công nghệ mà ta có một số yêu cầu như:
Cổng trục vận chuyển được sử dụng rộng rãi, yêu cầu về độ chính xác không cao.
Cổng trục lắp ráp thường được sử dụng ở môi trường ngoài trời, dùng để nâng hàng hóa,
thùng container nên yêu cầu độ chính xác cao.
Các khí cụ điện, thiết bị điện trong hệ thống phải làm việc tin cậy để nâng cao năng suất,
an toàn trong vận hành và khai thác.
Từ những đặc điểm trên có thể đưa ra những yêu cầu cơ bản đối với hệ thống và trang bị
điện của cơ cấu:
Chọn động cơ điện để dẫn động máy móc hoặc thiết bị là giai đoạn đầu tiên trong quá
trình tính toán thiết kế máy . Nó có phạm vi ảnh hưởng rất lớn đến khả năng và chế độ làm
việc của máy . Muốn chọn động cơ cần hiểu rõ đặc tính và phạm vi sử dụng từng loại ,
đồng thời cần chú ý đến các yêu cầu làm việc của thiết bị cần được dẫn động.
Phần lớn động cơ được chế tạo theo hai chế độ làm việc khác nhau: làm việc dài hạn và
làm việc ngắn hạn lặp lại .Thông số cơ bản đặc trưng cho chế độ làm việc ngắn hạn lặp lại
là cường độ chạy động cơ CĐ% . Các giá trị tiêu chuẩn của CĐ% quy định là 15, 25,
40,60%. Thời gian chu kỳ làm việc của máy thường là 10 phút. Theo đề bài ta chọn động
cơ có vận tốc theo yêu cầu CĐ= 40%.
Ứng với chế độ làm việc và đặc thù của dạng cổng trục dầm đôi ta có tốc độ nâng của
động cơ khoảng từ 2,3 tới 10m/ph
Thời gian quá độ : Là thời gian cần thiết để sai lệch giữa đáp ứng của hệ thống và giá trị
xác lập của nó không quá %, % thường chọn là 2%(0,02) và 5%(0,05).
Khả năng rút ngắn thời gian quá độ
Việc rút ngắn thời gian quá độ là biện pháp cơ bản để nâng cao năng suất do các cơ cấu
điều khiển chuyển động trên cổng trục làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại. Nhằm rút ngắn
thời gian quá độ.
Có hệ số cosφ cao
Chọn động cơ có hệ số cosφ cao và ổn định trong phạm vi rộng trong các động cơ truyền
động.
Đảm bảo an toàn nâng hàng
Trong quá trình hoạt động vận hành và điều khiển cổng trục phải được hiện quy trình an
toàn.
Các phần tử cấu thành của hệ thống phải đơn giản, dễ thay thế, sửa chữa, độ tin cậy cao
Vận hành dễ dàng, thuận lợi và đảm bảo cho người điều khiển.
Ổn định nhiệt và điện
Phù hợp với môi trường làm việc với từng thiết bị được chế tạo ra.
Tính kinh tế và kỹ thuật cao
Giá thành hợp lý với chi phí được đảm bảo
CHƯƠNG 2:TÍNH TOÁN LỰA CHỌN ĐỘNG CƠ
2.1:Khái niệm động cơ 3 pha
Động cơ điện 3 pha là 1 dạng máy điện không đồng bộ hoạt động sử dụng dòng điện xoay
chiều 3 pha. Đây là loại động cơ điện được sử dụng thông dụng trong các ngành công
nghiệp hoặc trong những dây chuyền sản xuất công suất lớn

Hình 2. 1: Hình động cơ 3 pha


2.1.1:Động cơ không đôn bộ 3 pha rotor dây quấn
Dây quấn ba pha của rôto thường đấu sao, ba đầu còn lại được nối với ba vành trượt làm
bằng đồng gắn ở một đầu trục, cách điện với nhau và với trục. Thông qua chổi than và
vành trượt, có thể nối dây quấn rôto với điện trở phụ bên ngoài để cải thiện tính năng mở
máy, điều chỉnh tốc độ hoặc cải thiện hệ số công suất của máy. Khi làm việc bình thường,
dây quấn rôto được nối ngắn mạch. cách nối dây rôto dây quấn với điện trở bên ngoài và
ký hiệu của nó trong các sơ đồ điện
Ưu điểm: Có ưu điểm về mở máy và điều chỉnh tốc độ.
Nhược điểm: Giá thành cao và vận hành kém tin cậy.

Hình 2. 2: Cấu tạo động cơ 3 pha roto dây cuốn


Hình 2. 3: Sơ đồ mạch và rôt dây cuốn
Phần tĩnh hay còn gọi là stator bao gồm hai bộ phận chính là lõi thép và dây cuốn
a)Lõi thép
Là bộ phận dẩn từ của máy có dạng hình trụ rổng, lõi thép được làm bằng các lá thép kỹ
thuật điện dày 0,35 đén 0,5 mm, được dập theo hình vành khăn, phía trong có xẻ rảnh để
đặt dây quấn và được sơn phủ trước khi ghép lại
c)Dây cuốn
Dây quấn stato làm bằng dây đồng hoặc dây nhôm đặt trong các rảnh của lõi thép.
Hai bộ phận chính trên còn có các bộ phận phụ bao bọc lõi thép là vỏ máy được làm bằng
nhôm hoặc gang dùng để giử chặt lõi thép phía dưới là chân đế để bắt chặt vào bệ máy, hai
đầu có hai nắp làm bằng vật liệu cùng loại với vỏ máy, trong nắp có ổ đỡ (hay còn gọi là
bạc) dùng để đở trục quay của rôto.
Phần động còn được gọi là rotor gồm có lõi thép, dây cuốn và trục động cơ
d)Lõi thép
Có dạng hình trụ đặc làm bằng các lá thép kỹ thuật điện, dặp thành hình dĩa và ép chặt lại,
trên mặt có các đường rãnh để đặt các thanh dẩn hoặc dây quấn. Lõi thép được ghép chặt
với trục quay và đặt trên hai ổ đở của stato
e)Dây cuốn
Loại rotor dây quấn trong rãnh lõi thép rotor đặt dây cuốn ba pha thường nối mạch sao, ba
đầu ra nối với ba vòng tiếp xúc bằng đồng cố định trên trục rotor và cách điện với trục
động cơ
2.1.2:Động cơ không đồng bộ 3 pha lồng sóc
Kết cấu của loại dây quấn này rất khác với dây quấn stato. Loại rôto lồng sóc công suất
>100kW, trong các rãnh của lõi thép đặt các thanh đồng, hai đầu nối ngắn mạch bằng hai
vòng đồng tạo thành lồng sóc. Ở động cơ công suất nhỏ, lồng sóc được chế tạo bằng cách
đúc nhôm vào các rãnh lõi thép rôto, tạo thành thanh nhôm, hai đầu đúc vòng ngắn mạch
Hình 2. 4: Cấu tạo động cơ 3 pha rotor lồng sóc

Hình 2. 5:Hình ảnh động cơ 3 pha rotor lồng sóc


Ưu điểm : Làm việc đảm bảo.Kết cấu đơn giản nên giá thành rẻ.Vận hành dễ dàng, bảo
quản thuận tiện.Sử dụng rộng rãi và phổ biến trong phạm vi công suất nhỏ và vừa.Sản xuất
với nhiều cấp điện áp khác nhau (từ 24 V đến 10 kV) nên rất thích nghi cho từng người sử
dụng.
Nhược điểm: Hệ số công suất thấp gây tổn thất nhiều công suất phản kháng của lưới điện.
Không sử dụng được lúc non tải hoặc không tải. Khó điều chỉnh tốc độ.Đặc tính mở máy
không tốt, dòng mở máy lớn (gấp 6-7 lần dòng định mức). Momen mở máy nhỏ.
2.2:Chọn động cơ nâng hạ tải cho cổng trục
Với yêu cầu của đầu bài dùng 2 động cơ điều khiển riêng, công suất mỗi động cơ tính toán
là 6,5KW; CĐ%=40%
Ta chọn loại động cơ 160M1-6
Với công suất: 7,5KW với CĐ%=40%
Hiệu suất= 80%
Số vòng quay trục ra n= 935v/ph
Điện áp định mức U= 380V, dòng điện định mức I=13A
Hệ số công suất cos   0,81

You might also like