You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN ĐIỆN KỸ THUẬT

ĐỒ ÁN MÔN HỌC TRANG BỊ ĐIỆN -17

Họ và tên: Lê Văn Luật Lớp: 62KM1

Mssv: 131462

Tên đồ án môn học: Thiết kế hệ thống điện cho cơ cấu nâng hạ tải cổng trục, dùng 2
động cơ điều khiển riêng, công suất mỗi động cơ theo tính toán là: 6,5 KW. CĐ% =
40%

Nội dung đồ án:

1. Chọn loại động cơ không đồng bộ 3 pha rotor dây cuốn phù hợp với công suất trên

2. Thiết kế mạch điện động lực và mạch điện điều khiển cho các cơ cấu trên. Yêu cầu:

Mở máy động cơ qua 1 cấp điện trở phụ.

3. Tính chọn dây dẫn và các khí cụ điện. Xây dựng bảng thống kê vật liệu chính

4. Vẽ sơ đồ lắp ráp.

Hà Nội, ngày tháng năm

Giảng viên hướng dẫn


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CỔNG TRỤC
1.1: Giới thiệu chung
1.1.1: Khái niệm cổng trục
Cổng trục là thiết bị nâng hạ hoạt động ngoài trời, di chuyển trên hệ thông ray cố định trên
nền đất hoặc bê tông. Cổng trục giúp nâng hạ cấu kiện nặng dễ dàng và an toàn hơn nhiều
so với các phương tiện khác như cẩu tự hành xe nâng. Cổng trục có hình dáng giống như
một chiếc cổng ra vào có hai chân đứng và xà ngang vắt qua, cổng trục có khả năng hoạt
động linh hoạt trong phạm vi ray di chuyển và khẩu độ cần
Cổng trục dùng để nâng hạ các vật liệu có tải trọng lớn, kích thước cồng kềnh và có khả
năng làm việc trong môi trường khắc nghiệt
1.1.2: Phân loại cổng trục
a)Theo kết cấu thiết kế
-Cổng trục 1 dầm là loại cổng trục chỉ có 1 dầm chính, cơ cấu nâng là pa lang. Vì cơ cấu
nâng là pa lang nên có ưu điểm là dễ mua giá thành rẻ các nhà máy sản xuất sẵn theo modun
còn nhược điểm là không nâng được tải trọng quá lớn

Hình 1. 1: Cổng trục dầm đơn


-Cổng trục 2 dầm: đặc điểm loại này là kết cấu gồm 2 dầm chính và cơ cấu nâng là xe con
và ưu điểm khi xe con là nâng được trọng tải lớn và nhược điểm là không có sẵn trên thị
trường không được tiêu chuẩn hóa

Hình 1. 2: Cổng trục 2 dầm

-Cổng trục hai chân cứng: là 2 chân cổng được cố định với dầm chính và loại này chỉ được
dùng khi khẩu độ ngắn
-Cổng trục một chân cứng một chân mềm: loại này được sử đụng nhiều hơn và khi khẩu độ
lớn bắt buộc phải thiết theo kiểu này
-Cổng trục 2 dầm công xôn có đặc điểm làm tăng biên độ làm việc của xe con hoặc palang

Hình 1. 3: Cổng trục 2 dầm công xôn


-Bán cổng trục có đặc điểm là chỉ có 1 chân cổng còn phần còn lại được gác lên dầm được
bố trí dọc theo nhà công nghiệp

Hình 1. 4: Bán cổng trục


b)Theo tải trọng
-Cổng trục dầm đơn : 5T, 7.5T, 10T, 15T
-Cổng trục dầm đôi : 5T, 10T, 15T, 30T ….500T
-Cổng trục có khẩu độ : 5m, 10m, 15m, 20m …
1.1.3: Cấu tạo cổng trục 2 dầm công xôn
Kết cấu của cổng trục phụ thuộc vào tải trọng và khối lượng vật nâng, kết cấu kim loại của
chân cổng cũng như các dầm rất đa dạng
Cổng trục dầm đôi công xôn có cấu tạo hình học dạng một chiếc cổng, bao gồm các bộ phận:
Dầm chính, dầm biên di chuyển, chân cổng trục, pa lăng nâng hạ (tời nâng), tủ điện điều
khiển, hệ thống cấp điện cho pa lăng và hệ thống cấp điện cho cổng trục. Mỗi bộ phận của
cổng trục được thiết kế, chế tạo theo những tiêu chuẩn riêng biệt tùy theo mục đích sử dụng
của thiết bị.

Hình 1. 5: Sơ đồ cấu tạo của cổng trục 2 dầm


1: xe con ; 2: dầm chính ; 3: móc cẩu ; 4: cabin ; 5: chân cổng ; 6: thanh giằng
Dầm chính: Được thiết kế dạng giàn không gian hoặc dạng dầm hộp, dầm I tổ hợp. Dầm
chính là bộ phận mang theo pa lăng nâng hạ
Dầm biên di chuyển: Hay còn gọi là dầm đầu, là bộ phận để chân công trục liên kết với nó.
Dầm biên cổng trục đóng vai trò giúp cổng trục có thể di chuyển dọc theo chiều dài sân bãi.
Chân cổng trục: được thiết kế, chế tạo dạng thép hình hoặc thép ống tùy theo tải trọng của
cổng trục. Chân cổng trục thường có hình dạng kiểu chữ A nên đôi khi người ta còn gọi là
cổng trục chữ A hay Chân chữ A..v.v.
Hình 1. 6: Hình ảnh thực tế cổng trục 2 dầm công xôn
1.1.4: Đặc điểm công nghệ
Cổng trục dầm đôi công xôn làm việc trong môi trường rất nặng nề như ngoài hải cảng, bốc
xếp hàng ở nhà xưởng,...
Ngoài ra, tùy theo quá trình công nghệ mà ta có một số yêu cầu như:
Cổng trục vận chuyển được sử dụng rộng rãi, yêu cầu về độ chính xác không cao.
Cổng trục lắp ráp thường được sử dụng ở môi trường ngoài trời, dùng để nâng hàng hóa,
thùng container nên yêu cầu độ chính xác cao.
Các khí cụ điện, thiết bị điện trong hệ thống phải làm việc tin cậy để nâng cao năng suất, an
toàn trong vận hành và khai thác.
Từ những đặc điểm trên có thể đưa ra những yêu cầu cơ bản đối với hệ thống và trang bị
điện của cơ cấu:
Chọn động cơ điện để dẫn động máy móc hoặc thiết bị là giai đoạn đầu tiên trong quá trình
tính toán thiết kế máy . Nó có phạm vi ảnh hưởng rất lớn đến khả năng và chế độ làm việc
của máy . Muốn chọn động cơ cần hiểu rõ đặc tính và phạm vi sử dụng từng loại , đồng thời
cần chú ý đến các yêu cầu làm việc của thiết bị cần được dẫn động.
Phần lớn động cơ được chế tạo theo hai chế độ làm việc khác nhau: làm việc dài hạn và làm
việc ngắn hạn lặp lại .Thông số cơ bản đặc trưng cho chế độ làm việc ngắn hạn lặp lại là
cường độ chạy động cơ CĐ% . Các giá trị tiêu chuẩn của CĐ% quy định là 15, 25, 40,60%.
Thời gian chu kỳ làm việc của máy thường là 10 phút. Theo đề bài ta chọn động cơ có vận
tốc theo yêu cầu CĐ= 40%.
Ứng với chế độ làm việc và đặc thù của dạng cổng trục dầm đôi ta có tốc độ nâng của động
cơ khoảng từ 2,3 tới 10m/ph
Thời gian quá độ : Là thời gian cần thiết để sai lệch giữa đáp ứng của hệ thống và giá trị xác
lập của nó không quá %, % thường chọn là 2%(0,02) và 5%(0,05).
Khả năng rút ngắn thời gian quá độ
Việc rút ngắn thời gian quá độ là biện pháp cơ bản để nâng cao năng suất do các cơ cấu điều
khiển chuyển động trên cổng trục làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại. Nhằm rút ngắn thời
gian quá độ.
Có hệ số cos φ cao
Chọn động cơ có hệ số cosφ cao và ổn định trong phạm vi rộng trong các động cơ truyền
động.
Đảm bảo an toàn nâng hàng
Trong quá trình hoạt động vận hành và điều khiển cổng trục phải được hiện quy trình an
toàn.
Các phần tử cấu thành của hệ thống phải đơn giản, dễ thay thế, sửa chữa, độ tin cậy cao
Vận hành dễ dàng, thuận lợi và đảm bảo cho người điều khiển.
Ổn định nhiệt và điện
Phù hợp với môi trường làm việc với từng thiết bị được chế tạo ra.
Tính kinh tế và kỹ thuật cao
Giá thành hợp lý với chi phí được đảm bảo
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN LỰA CHỌN ĐỘNG CƠ
2.1: Khái niệm động cơ 3 pha
Động cơ điện 3 pha là 1 dạng máy điện không đồng bộ hoạt động sử dụng dòng điện xoay
chiều 3 pha. Đây là loại động cơ điện được sử dụng thông dụng trong các ngành công nghiệp
hoặc trong những dây chuyền sản xuất công suất lớn

Hình 2. 1: Hình động cơ 3 pha


2.1.1: Động cơ không đồng bộ 3 pha rotor dây quấn
Dây quấn ba pha của rotor thường đấu sao, ba đầu còn lại được nối với ba vành trượt làm
bằng đồng gắn ở một đầu trục, cách điện với nhau và với trục. Thông qua chổi than và vành
trượt, có thể nối dây quấn rotor với điện trở phụ bên ngoài để cải thiện tính năng mở máy,
điều chỉnh tốc độ hoặc cải thiện hệ số công suất của máy. Khi làm việc bình thường, dây
quấn rotor được nối ngắn mạch. cách nối dây rotor dây quấn với điện trở bên ngoài và ký
hiệu của nó trong các sơ đồ điện
Ưu điểm: Có ưu điểm về mở máy và điều chỉnh tốc độ.
Nhược điểm: Giá thành cao và vận hành kém tin cậy.

Hình 2. 2: Cấu tạo động cơ 3 pha rotor dây cuốn


Hình 2. 3: Sơ đồ mạch và rotor dây cuốn
Phần tĩnh hay còn gọi là stator bao gồm hai bộ phận chính là lõi thép và dây cuốn
a)Lõi thép
Là bộ phận dẩn từ của máy có dạng hình trụ rổng, lõi thép được làm bằng các lá thép kỹ
thuật điện dày 0,35 đến 0,5 mm, được dập theo hình vành khăn, phía trong có xẻ rảnh để đặt
dây quấn và được sơn phủ trước khi ghép lại
b)Dây cuốn
Dây quấn stator làm bằng dây đồng hoặc dây nhôm đặt trong các rảnh của lõi thép.
Hai bộ phận chính trên còn có các bộ phận phụ bao bọc lõi thép là vỏ máy được làm bằng
nhôm hoặc gang dùng để giữ chặt lõi thép phía dưới là chân đế để bắt chặt vào bệ máy, hai
đầu có hai nắp làm bằng vật liệu cùng loại với vỏ máy, trong nắp có ổ đỡ (hay còn gọi là
bạc) dùng để để trục quay của rotor.
Phần động còn được gọi là rotor gồm có lõi thép, dây cuốn và trục động cơ
c)Lõi thép
Có dạng hình trụ đặc làm bằng các lá thép kỹ thuật điện, dập thành hình dĩa và ép chặt lại,
trên mặt có các đường rãnh để đặt các thanh dẩn hoặc dây quấn. Lõi thép được ghép chặt
với trục quay và đặt trên hai ổ đỡ của stator
d)Dây cuốn
Loại rotor dây quấn trong rãnh lõi thép rotor đặt dây cuốn ba pha thường nối mạch sao, ba
đầu ra nối với ba vòng tiếp xúc bằng đồng cố định trên trục rotor và cách điện với trục động

2.1.2: Động cơ không đồng bộ 3 pha lồng sóc
Kết cấu của loại dây quấn này rất khác với dây quấn stator. Loại rotor lồng sóc công suất
>100kW, trong các rãnh của lõi thép đặt các thanh đồng, hai đầu nối ngắn mạch bằng hai
vòng đồng tạo thành lồng sóc. Ở động cơ công suất nhỏ, lồng sóc được chế tạo bằng cách
đúc nhôm vào các rãnh lõi thép rotor, tạo thành thanh nhôm, hai đầu đúc vòng ngắn mạch
Hình 2. 4: Cấu tạo động cơ 3 pha rotor lồng sóc

Hình 2. 5:Hình ảnh động cơ 3 pha rotor lồng sóc


Ưu điểm : Làm việc đảm bảo. Kết cấu đơn giản nên giá thành rẻ. Vận hành dễ dàng, bảo
quản thuận tiện. Sử dụng rộng rãi và phổ biến trong phạm vi công suất nhỏ và vừa. Sản xuất
với nhiều cấp điện áp khác nhau (từ 24 V đến 10 kV) nên rất thích nghi cho từng người sử
dụng.
Nhược điểm: Hệ số công suất thấp gây tổn thất nhiều công suất phản kháng của lưới điện.
Không sử dụng được lúc non tải hoặc không tải. Khó điều chỉnh tốc độ. Đặc tính mở máy
không tốt, dòng mở máy lớn (gấp 6-7 lần dòng định mức). Momen mở máy nhỏ.
2.2: Chọn động cơ nâng hạ tải cho cổng trục
Với yêu cầu của đầu bài dùng 2 động cơ điều khiển riêng, công suất mỗi động cơ tính toán
là 6,5KW; CĐ%=40%
Ta chọn loại động cơ 160M1-6
Với công suất: 7,5KW với CĐ%=40%
Hiệu suất= 80%
Số vòng quay trục ra n= 935v/ph
Điện áp định mức U= 380V, dòng điện định mức I=13A
Hệ số công suất cos   0,81
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MẠCH ĐỘNG LỰC VÀ MẠCH ĐIỀU KHIỂN
CƠ CẤU NÂNG HẠ CỦA CỔNG TRỤC
3.1: Các phương pháp mở máy động cơ không đồng bộ
3.1.1: Phương pháp mở máy trực tiếp
Đóng trực tiếp động cơ vào lưới điện nhờ cầu dao. Đây là phương pháp mở máy đơn giản
nhất nhưng lúc mở máy trực tiếp, dòng điện mở máy lớn, thời gian mở máy quá tải thì có
thể làm cho máy nóng và ảnh hưởng đến điện áp lưới. Nếu nguồn điện tương đối lớn thì nên
dùng phương pháp mở máy này vì mở máy nhanh, đơn giản. Phương pháp này chỉ dùng
trong những động cơ có công suất nhỏ hoặc công suất động cơ vô cùng nhỏ so với công suất
lưới điện

Hình 3. 1: Sơ đồ mạch mở trực tiếp


3.1.2: Mở máy bằng phương pháp hạ điện máy
a)Nối điện kháng nối tiếp vào mạch điện stator
Ưu điểm của phương pháp này là thiết bị đơn giản.
Nhược điểm là khi giảm dòng điện mở máy thì momen mở máy giảm bình phương lần.
b)Dùng máy biến áp tự ngẫu giảm điện áp mở máy.
Ưu điểm là dòng điện mở máy nhỏ, momen mở máy lớn
Nhược điểm là giá thành thiết bị mở máy đắt tiền hơn phương pháp dùng điện kháng
c)Mở máy bằng phương pháp nối han điện trở phụ vào Rotor.
Ưu điểm là dòng điện mở máy nhỏ, momen mở máy lớn.
Nhược điểm là động cơ rotor dây quấn chế tạo phức tạp hơn động cơ rotor lồng sóc, bảo
quản, vận hành khó han hơn. Hiệu suất thấp hơn động cơ rotor lồng sốc.
d)Mở máy bằng phương pháp đổi nối sao – tam giác:
Được sử dụng phổ biến vì đơn giản , làm việc tin cậy.
e)Mở máy bằng phương pháp dùng cuộn kháng (hoặc điện trở) phụ vào mạch stato: quá trình
khởi động có gắn nối tiếp với cuộn kháng vào cuộn stato bằng các khóa K
Ưu điểm: các phương pháp này là các thiết bị đơn giản và có thể điều chỉnh điện khác (trở
kháng) stator một cách dễ dàng. Có thể dùng cho rotor lồng xóc và rotor dây cuốn . Dòng
mở máy nhỏ
Nhược điểm: Khi giảm dòng điện áp giảm thì momen mở máy giảm bình phương lần , thời
gian mở máy chậm.
Ta chọn mở máy bằng phương pháp nối điện trở phụ
3.2: Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển cơ cấu nâng hạ cổng trục

Hình 3. 2: Sơ đồ mạch điện


Trong đó :
-D: Nút đóng tổng dùng để ngừng cấp điện cho động cơ hoạt động
-Mn: là nút bấm nâng
-Mh: là nút bấm hạ
-RN1,RN2: Là rơ le nhiệt
-RT1,RT2; là rơ le thời gian
-KH1,KH2: giới hạn hành trình
3.3: Nguyên lý làm việc của mạch động lực và mạch điều khiển
+ Đóng aptomat MCB3P ở mạch động lực và MCB1P ở mạch điều khiển
+ Điều khiển động cơ 1
- Để động cơ quay theo chiều nâng ta bấm MN1 khi đó có dòng điện đi qua MN1 và
DN1 thường đóng qua H1 làm cho N1 có điện và RT1 có điện
- N1 có điện thì các tiếp điểm của N1 bên mạch động lực có điện làm cho động cơ khởi
động với 1 cấp điện trở
- RT1 có điện thì sau 1 thời gian rơ le thời gian RT1 đóng lại lúc đó P1 được cấp điện và
ngắt 1 cấp điện trở
- Động cơ hoàn thành quá trình khởi động
- Để động cơ quay theo chiều hạ: Ta ấn DH1 và nút MH1thì mạch điện bên nâng bị ngắt
do cơ cấu cơ khí của nút ấn. Khi nó H1 và RT1 có điện
- Các tiếp điểm H1 được nối lại làm cho động cơ 1 khởi động theo chiều hạ với 1 cấp
điện trở
- RT1 có điện thì sau 1 thời gian rơ le thời gian RT1 đóng lại lúc đó P1 được cấp điện và
ngắt 1 cấp điện trở
- Động cơ hoàn thành quá trình khởi động
CHƯƠNG 4: TÍNH CHỌN DÂY DẪN VÀ CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN
4.1: Tính chọn các khí cụ điện cho mạch động lực
4.1.1: Tính chọn aptomat
Aptomat là một khí cụ điện dùng để tự động đóng, cắt mạch điện, để bảo vệ quá tải, ngắn
mạch ,sụt áp…vv. Aptomat được gọi là cầu dao tự động
Aptomat được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Theo kết cấu ta có các loại aptomat 1
cực, 2 cực, 3 cực. Theo công dụng có aptomat dòng điện cực đại, aptomat dòng điện cực
tiểu, aptomat điện áp thấp, aptomat dòng điện ngược. Theo thời gian tác động có aptomat
tác động tức thời và aptomat tác động không tức thời.
Việc lựa chọn aptomat chủ yêu dựa vào:
-Dòng điện tính toán đi trong mạch
-Dòng điện quá tải
-Tính thao tác có chọn lọc
Ngoài ra cần lưu ý tới đặc tính làm việc có phụ tải là khi có quá tải ngắn hạn thường hay
xảy ra thì aptomat không được cắt ví dụ như dòng điện khởi động cơ, dòng điện xung trong
phụ tải công nghệ.
Khi chọn aptomat cần phải đảm bảo yêu cầu chung là dòng điện định mức của móc bảo vệ
Iatm không được nhỏ hơn dòng điện tính toán của mạch Itt: Iatm ≥1,3 Itt
Tùy theo đặc tính và điều kiện làm việc cụ thể của phụ tải mà có thể chọn Iatm bằng
125%, 150% hay lớn hơn nữa so với Itt. Cuối cùng chọn aptomat theo các số liệu kỹ thuật
đã cho của nhà chế tạo

Hình 4. 1: Hình ảnh thực tế aptomat


+)Cường độ dòng điện tính toán trong mạch
2P 2  7500
Itt    35,1( A)
3 U d  cos   3  380  0,81 0,8
+) Điều kiện: Aptomat chọn phải thỏa mãn 2 điều kiện sau:
U dmA  U dmL  380(V )
I dmA  I tt Thường chọn I dmA  (1,1...1,3)  Itt  I dmA  1, 2  35,1  53(A)
Kết hợp 2 điều kiện ta chọn được loại aptomat LiOA MCB3075/10
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Mã sản phẩm: MCB3100/10
Thương hiệu: LiOA
Xuất xứ: Việt Nam
Theo tiêu chuẩn IEC 60898
Điện áp định mức: 230/400V
Số cực: 3P
Dòng định mức: 75A
Dòng cắt (IEC898): 4.5kA – 6kA – 10kA
Đặc tính ngắt: loại C
Bề rộng cực: 17,5mm

4.1.2: Tính chọn công tắc tơ


Công tắc tơ: Là loại khí cụ điện dùng để đóng cắt từ xa tự động hoặc bằng nút ấn cấc mạch
động lực có phụ tải, điện áp đến 500 V, dòng điện đến 600 A. Công tắc tơ được chế tạo với
tần số đóng cắt lớn lên tới 1500 lần/giờ.
Hình 4. 2: Hình ảnh thực tế của công tắc tơ
Điều kiện chọn CTT
Điều kiện điện áp:
UđmCTT  Udm
Điều kiện dòng điện:
I dmCTT  1,3  Itt  I dmCTT  1,3  35,1  45, 6( A)
Ta chọn contactor của hãng LS CONTACTOR MC-50, 50A (1A1B), 3 PHA

KÍ HIỆU CHỨC NĂNG LOẠI DÒNG ĐIỆN


ĐỊNH MỨC
N1 Điều khiển nâng MC-50 50A
ĐC1
N2 Điều khiển nâng MC-50 50A
ĐC2
H1 Điều khiển hạ MC-50 50A
ĐC1
H2 Điều khiển hạ MC-50 50A
ĐC2
P1 Ngắt 1 cấp trở MC-50 50A
ĐC1
P2 Ngắt 1 cấp trở MC-50 50A
ĐC2
4.1.3: Tính chọn rơ le nhiệt

Hình 4. 3: Rơ le nhiệt

Điều kiện chọn:

I dmRL  1,3  Itt  I dmRL  1,3  35,1  45, 6( A)

Ta chọn được loại rơ le: MT-63 (34-50A) - Rơ le nhiệt LS 3P 34-50A


SST KÍ HIỆU MÃ HIỆU PHẠM VI CÔNG
ĐIỀU DỤNG
CHỈNH
1 RN1 MT-63 34-50 BẢO VỆ CƠ
CẤU NÂNG
HẠ
2 RN1 MT-63 34-50 BẢO VỆ CƠ
CẤU NÂNG
HẠ
4.1.4: Tính chọn rơ le thời gian
Chọn rơ le thời gian căn cứ chủ yếu vào các yếu tố sau: Thời gian chỉnh định cực đại (Tmax),
điện áp định mức nguồn vào, dòng điện định mức qua tiếp điểm, số lượng tiếp điểm, và sơ
đồ bố trí chân tiếp điểm của rơ le.
Ta chọn rơ le thời gian loại CKC AH3-3 220V 6H cho cả RT1 và RT2
Hình 4. 4: Hình ảnh thực thế rơ le thời gian
4.1.5: Nút ấn
Thường chọn các loại thường đóng, thường mở. Được bố trí trong mạch điều khiển để điều
khiển động cơ

Hình 4. 5: Nút ấn thường đóng, thường mở


SST KÍ HIỆU LOẠI NÚT MÀU SẮC GHI CHÚ
1 MN MP1-11R Đỏ (có đèn) Nhấn tự nhả
Thường mở
2 MH MP1-11G Xanh (có Nhấn tự nhả
Thường mở đèn)
3 D MP1-11Y Vàng (có Nhấn tự nhả
Thường đèn)
đóng

4.1.6: Tính chọn dây dẫn


Dây dẫn được chọn sao cho mạng điện có thể làm việc bình thường mà không gây sự quá
nhiệt, muốn vậy giá trị dòng điện cực đại có thể xuất hiện trong mạch không được vượt quá
giá trị dòng điện cho phép đối với từng loại dây dẫn. Dòng điện cho phép là giá trị lớn nhất
mà dây dẫn có thể tải vô hạn định mà không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Xác định tiết diện dây dẫn theo điều kiện phát nóng:
k1.k2.Icp  Itt
Trong đó:
k1 – Hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ, ứng với môi trường đặt dây
k2 – Hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ, kể đến số lượng dây đi chung một rãnh
Icp – Dòng điện lâu dài cho phép, ứng với tiết diện dây đã chọn
a)Tính chọn dây dẫn cho mạch động lực
Dòng điện tính toán: Itt=35,1 (A)
4.1.7: Bảng thống kê khí cụ điện

You might also like