You are on page 1of 18

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN
----□&□----

TIỂU LUẬN
Đề tài: ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU

Giảng viên : Phạm Hoàng Đạt


Lớp : DHDKTD17A
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 21
1. Lê Thành Nhân( Nhóm trưởng_SĐT: 0368761647)
MSSV: 21023711
2. Mai Hoàng Bảo MSSV: 21008381
3. Vương Hoàng Anh MSSV: 21022861
4. Hoàng Thiếu Lâm MSSV: 21001271

TP.HCM, ngày tháng ….. năm …..


Mục lục
I. Giới thiệu đề tài
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục tiêu.
II. Tổng quan( Cấu tạo)
1. Khái niệm cơ bản, lịch sử phát triển và ứng dụng của động cơ điện một
chiều.
2. Cấu tạo và thành phần của động cơ điện một chiều.
III. Nguyên lý hoạt động.
1. Nguyên lí cốt lõi của động cơ điện một chiều
2. Đặc điểm của động cơ điện một chiều
a. Ưu điểm
b. Nhược điểm
3. So sánh với các loại động cơ khác
IV. Ứng dụng.
1. Trong công nghiệp sản xuất.
2. Trong giao thông vận tải.
3. Các ứng dụng khác và trong tương lai gần .
V. Thông số định mức
VI. Tổng kết.
1. Tóm tắt đề tài và kết quả .
2. Nhận xét đánh giá thành viên.
VII. Tài liệu tham khảo…
I. Giới thiệu đề tài

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ theo hướng
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Động cơ điện ngày càng được sử dụng rộng rãi trong
các ngành nghề từ nhỏ đến lớn. Để thực hiện được việc này, yêu cầu đặt ra phải thiết
kế được các hệ truyền động và các bộ điều khiển đáp ứng tốt các yêu cầu của hệ thống
sử dụng, đáp ứng tốt các đặc điểm như đảo chiều quay, thời gian quá độ ngắn, độ quá
điều chỉnh thấp. Sau thời gian học tập tại trường, được sự chỉ bảo hướng dẫn nhiệt
tình của các thầy nhóm em đã kết thúc khoá học và đã tích luỹ được vốn kiến thức
nhất định. Cùng với những yêu cầu và đề tài do thầy đặt ra nhóm em xin phép được
làm đề tài : “ Tìm hiểu động cơ điện một chiều”.

2. Mục tiêu

Cung cấp đầy đủ thông tin, kiến thức về động cơ điện 1 chiều qua những mục tiêu,
chương trình sau:
• Chương 1: Giới thiệu đề tài.
• Chương 2: Tổng quan (cấu tạo).
• Chương 3: Nguyên lý hoạt động.
• Chương 4: Ứng dụng.
• Chương 5: Tổng kết.
• Chương 6: Tài liệu tham khảo.
I. Tổng quan
1. Khái niệm cơ bản, lịch sử phát triển và ứng dụng của động cơ điện một chiều.

a. Khái niệm

Động cơ điện một chiều (DC) là một loại động cơ sử dụng nguồn điện
một chiều để chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ học. Nó hoạt
động dựa trên nguyên tắc của dòng điện một chiều đi qua cuộn dây tạo ra lực
đẩy tác động lên rotor (rotor là một phần quay của động cơ) để tạo ra chuyển
động quay.

b. Lịch sử phát triển và ứng dụng

Động cơ điện một chiều đã trải qua một quá trình phát triển dài trong suốt
hàng thế kỷ. Từ khám phá đầu tiên của Michael Faraday về nguyên tắc động cơ
điện một chiều vào năm 1821, đến những công trình và nghiên cứu sau này của
nhiều nhà khoa học và kỹ sư, động cơ điện một chiều đã ngày càng hoàn thiện
và được ứng dụng rộng rãi.

Trong những giai đoạn phát triển, các nhà nghiên cứu và kỹ sư đã đưa ra
nhiều cải tiến và thiết kế mới cho động cơ điện một chiều nhằm tăng hiệu suất
và hiệu quả. Một trong số đó là động cơ Gramme, được phát triển vào năm 1873
bởi Zénobe Gramme, đã đánh dấu một bước đột phá quan trọng trong việc tạo ra
chuyển động quay từ dòng điện định hướng.

Với những ưu điểm như khả năng điều chỉnh tốc độ, tốc độ đáp ứng nhanh
và hiệu suất cao, động cơ điện một chiều vẫn là một công nghệ quan trọng trong
ngành công nghiệp và gia dụng đến ngày nay.

Động cơ điện một chiều có nhiều ứng dụng quan trọng trong các lĩnh vực
công nghiệp, vận tải và gia dụng. Trong công nghiệp, nó được sử dụng trong
máy móc công nghiệp, máy phát điện, máy nén khí và hệ thống tự động hóa.
Trong lĩnh vực vận tải, động cơ điện một chiều được sử dụng trong xe điện và
hệ thống điều khiển tàu thủy. Ngoài ra, nó còn được ứng dụng trong các thiết bị
gia dụng như máy giặt, máy lạnh và quạt điện. Động cơ điện một chiều được
đánh giá cao vì khả năng điều chỉnh tốc độ, khởi động mạnh, tốc độ đáp ứng
nhanh và hiệu suất cao.
Hình 1.1: Động cơ 1 chiều Hình 1.2: Thiết kế đơn giản
công suất nhỏ của động cơ 1 chiều

Hình 1.3: Một số loại động cơ điện 1 chiều


2. Cấu tạo và thành phần của động cơ điện một chiều
(*) Động cơ điện một chiều gồm có phần cảm và phần ứng

a. Phần cảm( Stator):

Là một thành phần quan trọng của động cơ điện một chiều. Nó được gắn trên
rotor và chịu trách nhiệm chuyển đổi năng lượng điện thành chuyển động quay. Phần
cảm thường bao gồm một lõi từ và các cuộn dây xoắn quanh lõi từ. Các cuộn dây của
phần cảm kết nối với nguồn điện và tạo ra từ trường.

Hình 1.4: Cấu tạo phần cảm Hình 1.5: Tổng quan cấu tạo
động cơ

* Các bộ phận gồm có:


- Cực từ chính
- Cực từ phụ
- Vỏ máy (gông từ)
- Nắp máy
- Cơ cấu chổi than

❖ Cực từ chính: Cực từ chính được gắn trên rotor và tạo ra trường từ chính. Nó có
thể là một nam châm cứng hoặc một cấu trúc từ tính khác như nam châm hoạt
động.

❖ Cực từ phụ: Cực từ phụ được đặt cố định trong stator và tạo ra trường từ phụ.
Cực từ phụ cùng với cực từ chính tạo ra sự tương tác từ để tạo ra chuyển động
quay.
Hình 1.6: Cực từ chính,
cực từ phụ

❖ Vỏ máy (gông từ): Vỏ máy là một phần không thể thiếu của động cơ điện một
chiều. Nó bao bọc và bảo vệ các thành phần bên trong như rotor, stator và cơ cấu
chổi than. Vỏ máy cũng giúp dẫn nhiệt và cách điện các thành phần quan trọng.

❖ Nắp máy: Nắp máy là phần được đặt ở đầu động cơ và có nhiệm vụ bảo vệ và
giữ chặt cực từ chính, cực từ phụ và cơ cấu chổi than trong vị trí cố định. Nắp
máy cũn cung cấp sự cách điện và chống thấm nước cho động cơ.

❖ Cơ cấu chổi than: Cơ cấu chổi than là một hệ thống chổi than và chốt than được
gắn trên nắp máy. Chổi than tiếp xúc với cực từ chính thông qua chốt than và
chuyển dòng điện từ nguồn vào rotor để tạo ra chuyển động quay.

Hình 1.7: Chổi than và rotor


c. Phần ứng (Rotor):

Là một thành phần cố định của động cơ điện một chiều. Nó tạo ra từ trường tạo
lực tương tác với từ trường của phần cảm để tạo ra chuyển động quay. Phần ứng thường
bao gồm một lõi từ và các cuộn dây xoắn xung quanh lõi từ.

Hình 1.8: Hình vẽ phần Hình 1.9: Hình ảnh thực tế


cứng

* Các bộ phận gồm có: - Trục


- Lõi thép
- Dây quấn phần cứng
- Cổ góp

❖ Trục: Trục là thành phần trục trung tâm của phần ứng, nó chịu trách nhiệm
chuyển động quay từ rotor sang cơ cấu khác. Trục có vai trò nối liền các thành
phần khác của phần ứng và đảm bảo sự ổn định và đúng vị trí của chúng.

❖ Lõi thép: Lõi thép là một thành phần quan trọng của phần ứng, nằm trong lòng
của nó. Lõi thép thường được làm từ vật liệu thép từ tính để tăng hiệu suất từ
trường và giảm tổn thất năng lượng. Lõi thép cung cấp đường dẫn cho từ trường
từ dây quấn đi qua và tập trung từ trường vào vùng tác động.

❖ Dây quấn: Dây quấn là những sợi dây dẫn được quấn xung quanh lõi thép của
phần ứng. Dây quấn thường được làm từ đồng hoặc nhôm để tạo thành các cuộn
dây với số vòng quấn khác nhau. Dòng điện chạy qua dây quấn tạo ra từ trường
từ trong phần ứng.

❖ Cổ góp: Cổ góp là một thành phần có vai trò giữ các cuộn dây quấn cố định và
định vị chính xác trong phần ứng. Nó thường được làm từ vật liệu cách điện và
được gắn chặt vào cấu trúc của phần ứng. Cổ góp đảm bảo rằng các cuộn dây
không di chuyển và giúp duy trì sự ổn định và đúng vị trí của chúng trong quá
trình hoạt động của động cơ. gồm các phiến góp làm bằng đồng, giữa các phiến
góp cách điện với nhau bởi mica và cổ góp cũng được cách điện với trục rotor
bằng ống phíp

Hình 1.20: Hình ảnh


cổ góp và chổi than

Trong máy điện một chiều bộ phận chổi


than và cổ góp dễ hư hỏng nhất

(*) Phần cảm và phần ứng là hai thành phần quan trọng của động cơ điện một chiều,
cùng tác động để tạo ra chuyển động quay. Khi dòng điện chạy qua cảm và phân ứng,
tương tác giữa từ trường của hai thành phần này tạo ra lực xoắn và đẩy rotor quay, tạo
ra công suất và hiệu suất của động cơ.
II. Nguyên lý hoạt động

1. Nguyên lí cốt lõi của động cơ điện một chiều

Đặt nguồn DC vào dây quấn kích từ phần cảm – phần cảm tạo nên từ trường, và
dòng điện trong dây quấn phần ứng tác dụng tương hỗ lên nhau tạo thành moment tác
dụng lên rotor.

Moment này có chiều không đổi làm máy quay (dòng điện chỉ đi vào thanh dẫn
nằm dưới cực N và đi ra thanh dẫn nằm dưới cực S), chiều lực xác định bằng qui tắc
bàn tay trái (hay dòng điện có chiều không đổi trong các thanh dẫn nằm dưới các cực
từ, do đó tạo nên một moment có chiều không đổi làm rotor chỉ quay theo một chiều
nhất định mà thôi).

(*) Trong thực tế: Càng nhiều cuộn dây động cơ hoạt động mượt hơn. cuộn dây
được đặt trong lõi thép làm tăng tương tác từ

2. Động cơ dùng nam châm điện và kích từ

a. Cốt lõi động cơ dùng nam châm điện


Rotor nam châm vĩnh cữu thường được sử dụng trong các động cơ một chiều bé.
Còn lại các động cơ lớn thường sử dụng nam châm điện. Cuộn dây của nam châm điện
cũng được cấp bởi một nguồn điện 1 chiều.

b. Kích từ song song và nối tiếp


Nam châm điện tạo ra bởi cuộn dây ở stator có thể được kết nối theo 2 cách khác
nhau: nối tiếp hoặc song song. và chúng được kết nối với cùng một nguồn điện DC. do
đó có 2 loại động cơ là động cơ kích từ nối tiếp và kích từ song song.

(*) Ngoài ra khi stator và rotor được kết nối với 2 nguồn DC khác nhau thì nó
được gọi là động cơ kích từ độc lập.

Động cơ kích từ nối tiếp có moment khởi động lớn nhưng tốc độ nó giảm đáng
kể với tải
Động cơ kích từ song song có moment khởi động thấp, nhưng nó có thể chạy với tốc
độ gần như không đổi,không bị ảnh hưởng bởi tải. Và đó là một ưu điểm của động cơ
kích từ song song.

3. Đặc điểm của động cơ điện một chiều

a) Ưu điểm: b) Nhược điểm:


- Có moment mở máy lớn, do đó - Hệ thống cổ góp - chổi than nên
sẽ kéo được tải nặng khi khởi vận hành kém độ chính xác và
động. không đảm bảo an toàn an toàn
- Khả năng điều chỉnh tốc độ và trong các môi trường rung chấn,
quá tải tốt. dễ cháy nổ.
- Tiết kiệm điện năng. - Giá thành cao so với hiệu năng.
- Bền bỉ, tuổi thọ cao.

4. So sánh với các loại động cơ khác

- So sánh về ứng dụng: Động cơ DC thường được nhìn thấy trong các ứng dụng mà tốc
độ động cơ cần phải được điều khiển bên ngoài. Motor AC hoạt động tốt nhất trong các
ứng dụng mà hiệu suất năng lượng được cao trong thời gian dài.

- So sánh về số pha: Tất cả các động cơ DC là một pha, nhưng động cơ AC có thể là một
pha hoặc ba pha.
Hình 2.1: Động cơ điện 1 pha và 3 pha

- So sánh về cấu trúc và hoạt động của DC và AC:

+ Động cơ AC và DC dùng cùng một nguyên tắc sử dụng cuộn dây phần ứng và
từ trường ngoại trừ với motor DC, phần ứng quay trong khi đó từ trường lại không quay.
Còn trong động cơ xoay chiều, phần ứng lại không quay và từ trường liên tục quay.

+ Trong những ứng dụng hiện nay, motor DC được thay thế bằng cách kết
hợp một động cơ điện xoay chiều và bộ điều khiển tốc độ (ví dụ như biến tần). Bởi
đây là một giải pháp giá thành phù hợp, kinh tế ít tốn kém hơn.

Hình 2.2: Động cơ DC và Động cơ AC


- So sánh về bảo dưỡng và thay thế: Động cơ điện DC có nhiều bộ phận chuyển
động đắt tiền để thay thế, và đề sửa chữa động cơ điện DC thường tốn kém hơn so
với sử dụng động cơ AC mới với bộ điều khiển điện tử.

III. Ứng dụng


Loại động cơ này được ứng dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống như:
trong tivi, máy công nghiệp, máy in- photo, đài FM, ổ đĩa DC, trong công nghiệp giao
thông vận tải và các thiết bị cần điều khiển tốc độ quay liên tục trong phạm vi lớn…

1. Trong công nghiệp sản xuất

Trong công nghiệp, các ứng dụng của động cơ DC bao gồm băng tải và bàn
xoay,… việc sử dụng động cơ DC công suất lớn trong các ứng dụng như phanh và đảo
chiều. Ví dụ: động cơ DC dùng trong quạt máy, máy bơm thủy lực,…

Hình 3.1: Động cơ dùng trong bang truyền

2. Trong giao thông vận tải

Động cơ điện tham gia vào cấu tạo của phương tiện giao thông vận tải như: ô tô
điện, tàu điện, xe máy điện,…
Hình 2.2: Ứng dụng động cơ trong xe cộ và phương tiện
di chuyển

3. Ứng dụng khắc trong tương lai gần

Động cơ điện một chiều có thể xuất hiện trong các ngành chế tạo robot

Hình 2.1: Động cơ dùng trong cánh tay robot và


người máy
V. Thông số định mức

Thông số định mức của động cơ điện một chiều cơ thường bao gồm:

1. Công suất định mức (Pđm): Đây là công suất tối đa mà động cơ có thể phát ra ở
trạng thái hoạt động định mức. Công suất định mức được đo bằng đơn vị watts (W)
hoặc kilowatts (kW).

2. Điện áp định mức (Uđm): Đây là điện áp mà động cơ được thiết kế để hoạt động tại
đó. Điện áp định mức quyết định về các thành phần điện tử và cấu trúc cơ học của động
cơ. Đơn vị điện áp thường là volts (V).

3. Dòng điện định mức (Iđm): Đây là dòng điện mà động cơ tiêu thụ ở trạng thái hoạt
động định mức. Dòng điện định mức được đo bằng đơn vị ampe (A).

4. Tốc độ quay định mức (nđm): Đây là tốc độ quay định mức mà động cơ được thiết kế
để hoạt động tại đó. Tốc độ quay định mức thường được biểu thị bằng đơn vị vòng/phút
(RPM - Revolutions Per Minute).

5. Hệ số công suất định mức (cosdm): Đây là hệ số công suất định mức, đo lường mức
đồng bộ giữa dòng điện và điện áp trong động cơ. Hệ số công suất định mức thường là
một giá trị số từ 0 đến 1, và một hệ số công suất cao hơn thường cho thấy động cơ hoạt
động hiệu quả hơn.

6. Mô-men xoắn định mức (Tđm): Đây là mô-men xoắn tối đa mà động cơ có thể tạo ra
ở trạng thái hoạt động định mức. Mô-men xoắn định mức được đo bằng đơn vị N.m
(newton-mét) hoặc kg.cm (kilogram-centimét).

Các thông số này giúp xác định khả năng và giới hạn hoạt động của động cơ
điện một chiều cơ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các thông số cụ thể có thể khác nhau tùy
thuộc vào nhà sản xuất và loại động cơ cụ thể.
IV. Tổng kết
1. Tóm tắt đề tài và kết quả

Trong bài tiểu luận này, chúng tôi đã tìm hiểu về động cơ điện một chiều và các khía
cạnh quan trọng liên quan đến nó( về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, lịch sử phát triển và
ứng dụng của động cơ điện một chiều,…)

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã nhận thấy rằng động cơ điện một chiều là một
công nghệ quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp và dân
dụng. Nó cung cấp sự ổn định, hiệu suất cao và có khả năng điều chỉnh chuyển động quay
một chiều.

Kết quả của bài tiểu luận đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt
động và ứng dụng của động cơ điện một chiều. Điều này có thể đóng góp vào việc nâng
cao hiểu biết và áp dụng thực tế trong lĩnh vực điện tử, tự động hóa và công nghiệp.

Tóm lại, động cơ điện một chiều là một công nghệ quan trọng và có nhiều ứng dụng
rộng rãi. Bài tiểu luận đã đưa ra cái nhìn tổng quan và cung cấp kiến thức cơ bản về động
cơ điện một chiều, đồng thời khám phá các khía cạnh quan trọng liên quan đến nó.

2. Nhận xét đánh giá từng thành viên

STT Họ và tên MSSV Đánh giá thành viên Mức


độ
hoàn
thành
1 Lê Thành Nhân 21023711 Hoàn thành tốt nhiệm vụ A+
2 Mai Hoàng Bảo 21008381 Hoàn thành tốt nhiệm vụ A+

3 Vương Hoàng Anh 21022861 Hoàn thành tốt nhiệm vụ A+

4 Hoàng Thiếu Lâm 21001271 Hoàn thành tốt nhiệm vụ A+


V. Tài liệu tham khảo
- Giáo trình Máy điện – Khoa điện - Trường Đại học Công Nghiệp TPHCM
- Bài viết:
o http://hocthatlamthat.edu.vn/tong-quan-ve-may-dien-mot-chieu/
o https://minhmotor.com/phuong-phap-khoi-dong-dong-co-dien-1-
chieu.html
o https://thietbidoluong.info/dong-co-1-chieu-la-gi-nguyen-ly-hoat-dong-
va-ung-dung
o https://thietbivieta.com/ung-dung-cua-dong-co-dien-mot-chieu/
o https://thietbivieta.com/so-sanh-dong-co-dien-1-chieu-va-xoay-chieu/
o https://www.ebookbkmt.com/2017/10/nguyen-ly-hoat-ong-cua-ong-co-
ien-mot.html

You might also like