You are on page 1of 5

Bài thí nghiệm số 15

NHIỄU XẠ CHÙM ĐIỆN TỬ TRÊN TINH THỂ


I. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM
- Nghiên cứu hiện tượng nhiễu xạ của chùm điện tử trên tinh thể, qua đó xác định bước sóng của chùm
điện tử chiếu tới.
- Nghiệm lại giả thuyết của De Broglie về lưỡng tính sóng hạt của vật chất.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Giả thuyết của De Broglie về lưỡng tính sóng hạt của vật chất
- Trên cơ sở lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng, nhà Vật lý De Broglie đã suy rộng tính chất đó đối với
mọi vi hạt khác. De Broglie phát biểu giả thuyết: Một vi hạt tự do có năng lượng, động lượng xác định
tương ứng với một sóng phẳng đơn sắc xác định. Năng lượng của vi hạt liên hệ với tần số dao động
của sóng tương ứng theo hệ thức W  hf , động lượng của vi hạt liên hệ với bước sóng của sóng tương
h
ứng theo hệ thức   (h là hằng số Planck).
p
- Giả thuyết của De Broglie đã được nhiều thực nghiệm xác nhận, trong đó điển hình là nhiễu xác của
chùm điện tử trên tinh thể hoặc khe hẹp.
2. Nhiễu xạ của chùm điện tử trên tinh thể
- Để nghiên cứu hiện tượng nhiễu xạ nói chung, ban đầu người ta nghiên
cứu hiện tượng nhiễu xạ của ánh sáng. Đó là hiện tượng tia sáng bị lệch  
khỏi phương truyền thẳng khi đi gần các chướng ngại vật.
d
- Tuy nhiên, khi nghiên cứu hiện tượng nhiễu xạ thì người ta thấy rằng chỉ
cần lý thuyết sóng ánh sáng (coi ánh sáng như một sóng) thì có thể giải Hình 1. Nhiễu xạ tinh thể
thích rõ ràng hiện tượng nhiễu xạ. Như vậy, nhiễu xạ là hiện tượng không
của riêng ánh sáng mà là của một sóng nói chung.
- Sau khi De Broglie đưa ra giả thuyết lưỡng tính sóng hạt về vật chất,
đã có nhiều thực nghiệm chứng tỏ điều này. Năm 1927, Đêvitsơn -
Gecmơ đã nghiên cứu hiện tượng nhiễu xạ của chùm electron trên
tinh thể Ni, chùm electron sẽ tán xạ trên mặt tinh thể dưới những góc
khác nhau. Các cực đại nhiễu xạ được xác định theo công thức của
Vulf - Gragg (Vunfơ - Brêgơ): d1  1, 23A 0
2d sin   k  (1)
d 2  2,13A 0
trong đó d là khoảng cách giữa hai lớp ion liên tiếp của tinh thể,  là
Hình 2. Cấu trúc mạch
góc tán xạ.
tinh thể than chì
- Trong bài thí nghiệm này ta nghiên cứu nhiễu xạ của chùm điện tử
trên tinh thể than chì. Cấu trúc tinh thể của than chì gồm các nguyên
tử Cacbon nằm tại các đỉnh của hình lục giác đều, các hình này sắp
R
xếp nối tiếp nhau trên mặt phẳng, các mặt phẳng lại song song cách 2
đều nhau tạo thành mạng không gian.
- Khi chùm điện tử đập vào mạng tinh thể than chì, chúng sẽ tán xạ L
theo các phương khác nhau. Phương lệch góc  cho nhiễu xạ cực đại
tuân theo công thức Vulf - Bragg. Như vậy các tia điện tử nhiễu xạ cực đại sẽ nằm trên một mặt nón có
góc ở đỉnh là 4 . Đối với mạng tinh thể than chì, xét theo hai phương sẽ có hai khoảng cách d
( d1  2 ,13 A0 , d 2  1, 23 A0 ). Chính vì vậy mà ta có đồng thời hai hệ nhiễu xạ.

1
- Xét một màn chắn ở khoảng cách L, xét vân nhiễu xạ bậc k = 1 có bán kính R, với góc  nhỏ, ta có:
R
tg 2   sin 2  2 sin 
L
- Mặt khác theo công thức Vulf - Bragg, ta có:
2d sin    (do xét k = 1 )
dR
- Vậy:   (2). Công thức này cho phép ta xác định bước sóng chùm điện tử bằng thực nghiệm.
L
III. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
1. Ống phóng điện tử
- Ống phóng điện tử là một bình chân không, bên trong ống có 4 trụ rỗng A1, A2, K1, K2. Phía trước
mặt ống là một bình cầu, một phần mặt trong của bình cầu có phủ lớp bột phát quang.
- Trong lòng K1 có một sợi đốt được nuôi bởi nguồn điện xoay chiều, nó là nguồn phát electron (sợi
đốt được đốt nóng thì các electron dễ bị bứt ra ngoài).
- Trong trụ A2 có gắn màng tinh thể than chì rất mỏng. 6,3V
(ở đây màng than chì là một màng gồm một tập hợp rất 5kV
nhiều hạt đơn tinh thể sắp xếp một cách hỗn độn. Mỗi A2 K2 A1 K1
hạt có kích thước cỡ m và chúng được ép thành một
màng mỏng phẳng).
- Các trụ A1, A2 được nối với cực dương, K1, K2 được nối với cực âm của nguồn điện cao áp một
chiều, nó có tác dụng bứt các electron khỏi sợi đốt và gia tốc cho electron. Cuối quãng đường electron
có vận tốc lớn và đâm xuyên vào màng tinh thể than chì, tại đây các electron bị nhiễu xạ, bay lệch theo
các phương khác nhau và cuối cùng đập vào màn huỳnh quang. Chỗ nào có electron đập vào chỗ đó sẽ
có ánh sáng màu xanh phát ra.
- Trong thiết bị này, tinh thể than chì có khoảng cách giữa hai lớp ion xét theo hai phương là
d1  2 ,13 A0 , d 2  1, 23 A0 ; khoảng cách từ lớp tinh thể than chì đến màn huỳnh quang là L = 13cm.
2. Bộ nguồn
- Bộ nguồn cung cấp điện trong bài thí nghiệm có thể cung cấp nguồn cao áp 5kV một chiều ở phía
trước (có bảng điều khiển, hiệu điện thế có thể thay đổi được và hiển thị trên màn hình hiện số). Bộ
nguồn còn cung cấp một nguồn xoay chiều 6,3V ở phía mặt sau.
3. Các dụng cụ khác
- Các dây nối, một biến trở để điều khiển dòng qua sợi đốt trong trục K1, hai đồng hồ vol - ampere
dùng để theo dõi dòng điện (một là ampe kế một chiều, một sẽ là ampe kế xoay chiều), công tắc K.
- Compa và thước dùng để đo bán kính R của các cực đại nhiễu xạ.
IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1. Đo bước sóng của chùm electron
- Trong phần này ta sẽ tiến hành đo bước sóng của chùm electron khi nó đập vào mạng tinh thể than
chì. Theo công thức (2) ta tiến hành đo bán kính
của các cực đại nhiễu xạ bậc 1.
- Do có hai khoảng cách d1, d2 cho nên trên màn
huỳnh quang ta sẽ quan sát được hai vòng tròn
sáng màu xanh, đó là hai cực đại nhiễu xạ ứng
với hai khoảng cách trên. Vòng tròn nhỏ ứng với
khoảng cách d1 (có bán kính R1), vòng tròn lớn
ứng với khoảng cách d2 (có bán kính R2). Đo R1,
R2 ta sẽ xác định được bước sóng  của chùm
electron.

2
Bước 1. Chuẩn bị
- Tìm hiểu các chốt cắm ở ống phóng điện tử, cách sử dụng các đồng hồ vol - ampere, cách sử
dụng bộ nguồn, biến trở.
- Mắc mạch điện theo sơ đồ như hình vẽ. Đặt cho các đồng hồ ở chế độ hoạt động (dòng qua
ampe kế A1 không được vượt quá 0,3A, dòng qua ampe kế A2 không được vượt quá 200A).
- Bật nguồn, điều chỉnh biến trở để điều khiển dòng qua sợi đốt. Vặn triết áp trên bộ nguồn để
tăng hiệu điện thế một chiều đến 5kV. Khi đó trên màn huỳnh quang sẽ dần hiện lên hai vân
tròn màu xanh và một chấm xanh ở chính giữa rất sáng.
Bước 2. Tiến hành đo
- Để đo bán kính các vân tròn, ta dùng compa định vị trí giữa tâm và vân tròn (chính giữa vạch
sáng), sau đó ấn nhẹ compa lên giấy và đánh dấu hai điểm của chân compa trên giấy. Khoảng
cách giữa hai điểm đó chính là bán kính vòng tròn cần đo. Dùng thước kẹp (hoặc thước nhựa
thẳng chia đến mm) đo khoảng cách đó. Lặp lại phép đo 5 lần, làm tương tự với vòng tròn kia.
- Chú ý nên vạch tất cả các lần đo ra giấy rồi mới dùng thước đo. Khi đo không chạm tay vào mặt
cầu (các vòng sáng sẽ bị lệch do ảnh hưởng tĩnh điện).
2. Nghiệm lại công thức lý thuyết của De Broglie
- Theo De Broglie bước sóng của vi hạt chuyển động xác định theo công thức
h h
  (với h là hằnh số Planck, v là vận tốc chuyển động)
p m

- Ở đây ta có h  6, 625.1034 Js , m  9 ,1.10 31 kg . Để xác định vận tốc ta dựa vào hiệu điện thế gia tốc
U = 5kV, ta có:

1 2eU
m 2  eU    (với e  1, 6.10 19 C )
2 m
- Như vậy chỉ cần ghi lại giá trị của U thì ta có thể tính được bước sóng của chùm electron.
- Ghi hiệu điện thế U vào bảng số liệu.
V. NỘI DUNG CẦN BÁO CÁO
- Báo cáo thí nghiệm được viết theo các phần sau:
I. Mục đích thí nghiệm
- Trình bày ngắn gọn mục đích của bài thí nghiệm.
II. Cơ sở lý thuyết
- Trình bày sơ lược về giả thuyết của De Broglie về lưỡng tính sóng hạt, nhiễu xạ của chùm
điện tử trên tinh thể than chì.
III. Kết quả thực nghiệm
- Trình bày theo hai phần như trong phần thực hành.
- Trong phần 1, nêu sơ lược cách đo, bảng số liệu, tính toán các đại lượng. Đối với mỗi bán
kính R ta tính được một kết quả, viết dưới dạng      . Sau đó ta lấy trung bình cộng của
hai kết quả này sẽ được kết qủa cuối cùng, viết dưới dạng:      ;     % .
- Trong phần 2, ta coi các đại lượng không có sai số. Tính ra giá trị của  theo lý thuyết của
De Broglie, so sánh với kết quả thực nghiệm và nhận xét.
3
V. Nhận xét
- Nhận xét các kết quả thí nghiệm, nêu nguyên nhân dẫn đến sai số.
- Ý kiến đề nghị để bài thí nghiệm được tốt hơn (nếu có).
VI. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TÌM HIỂU
1. Giả thuyết của De Broglie. Chương 6. Cơ học lượng tử, Giáo trình Vật lý Đại cương, Tập 3.
2. Thực nghiệm xác nhận tính sóng của hạt vi mô. Chương 6. Cơ học lượng tử, Giáo trình Vật lý Đại
cương, Tập 3.
Lưu ý:
- Bảng kết quả thực nghiệm phải được xác nhận của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm, nó phải được ghi
rõ ràng, không tẩy xoá (có thể ghi nháp trước, khi nào thấy kết quả hợp lý, chắc chắn mới ghi vào
bảng). Bảng kết quả này sẽ phải đóng vào cuối của báo cáo thí nghiệm.

4
BẢNG KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Bài thí nghiệm số 15
NHIỄU XẠ CHÙM ĐIỆN TỬ TRÊN TINH THỂ

Họ tên sinh viên: ......................................................... Mã số SV: ................... Lớp: ..........


Những người làm cùng: 1 .................................................................................................
2 .................................................................................................
3 .................................................................................................

Kết quả đo các bán kính cực đại nhiễu xạ bậc 1 ứng với các khoảng cách d1, d2

Lần đo R1 (mm) (ứng với d1  2,13A 0 ) R2 (mm) (ứng với d 2  1, 23A 0 )


1
2
3
4
5
R  R ± R R1 = ± R2 = ±

Hiệu điện thế gia tốc: U  ……………………

Ngày …… tháng …… năm …………………


Xác nhận của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm

You might also like