You are on page 1of 7

Bài thí nghiệm số 13

NGHIÊN CỨU HỆ VÂN TRÒN NIUTƠN


I.MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM
Khảo sát hệ vân tròn Niutơn, qua đó xác định:
- Bán kinh cong R của thấu kính Niutơn.
- Bước sóng của ánh sáng vàng và ánh sáng tím
II. PHẦN LÝ THUYẾT
1. Sự giao thoa trên bản mỏng không khí hình nêm:
Đặt thấu kính phẳng lồi lên một bản thủy tinh phẳng. Vì bán kính mặt lồi của thấu kính khá lớn nên
lớp không khí giữa thấu kính và bản thủy tinh có thể coi là bản mỏng có bề dày thay đổi (nêm không khí). Sự
tạo thành vân giao thoa được mô tả trên hình 1.

2
1
1
2
A
B R-d R

C 1
2 r
A d
do
Hình 1: Sự giao thoa trên nêm không khí

Hình 2: Thiết bị tạo vân tròn Niutơn


Tia sáng 1 tới A tách ra làm hai tia: tia 1'' phản xạ và tia truyền qua 1'. Tia sáng 2 tới B, bị khúc xạ tới
C, phản xạ tại đó và tới A. Tại đây nó cũng tách thành hai tia: Tia 2'' khúc xạ tại A và đi lên cùng với tia 1'';
còn tia 2' phản xạ lần thứ hai tại A, sau đó cùng với tia 1' truyền qua nêm (xem hình 1).
Theo lí thuyết về giao thoa gây bởi bản mỏng có bề dày thay đổi, ta có thể viết hiệu quang lộ giữa hai
tia phản xạ 1'' và 2'' là (xem giáo trình Vật lý Đại cương A2):


LF  L2 ''  L1''  2d 1  sin 2 i  1
2
và hiệu quang lộ giữa hai tia truyền qua 1' và 2' là:

LT  L2 '  L1'  2d 1  sin 2 i    2


Trong đó i là góc tới của tia sáng tại B; d là độ dày của nêm không khí (n = 1) tại A. Ở công thức (1)

phần xuất hiện do phản xạ của tia 2'' tại C trên mặt tủy tinh. Ở công thức (2) phần λ xuất hiện do tia 2'
2
phản xạ lần lượt hai lần tại C và sau đó tại A.
Giao thoa gây bởi các tia phản xạ 1'' và 2'' đã được nghiên cứu kĩ trong giáo trình vật lí đại cương A2.
Vân giao thoa trong các trường hợp này gọi là các vân cùng độ dày.

1
Bây giờ ta đi xét sự giao thoa của các tia truyền qua 1' và 2'. Từ (1) và (2) ta thấy LF và LT hơn

kém nhau một lượng là . Do đó, nếu LF thỏa mãn điều kiện cực tiểu giao thoa thì LT lại thỏa mãn
2
điều kiện cực đại giao thoa và ngược lại. Nói cách khác, nếu quan sát ánh sáng phản xạ, ta thấy tại A là vân
tối (vân sáng) thì khi quan sát ánh sáng truyền qua ta lại thấy vân sáng (vân tối).
2. Hệ vân tròn Niutơn
Rọi lên thấu kính một chùm sáng đơn sắc song song và theo phương vuông góc với bản thủy tinh
phẳng. Nếu trên bề mặt bản thủy tinh phẳng có một lớp bụi độ dày là d0 thì thấu kính không tiếp xúc trực tiếp
với bản thủy tinh phẳng. Vì vậy trong các công thức (1) và (2) độ dày của nêm không khí tại A là (d + d0).
Với góc tới i = 0, (1) và (2) trở thành:


LF  2  d  d 0   1'
2
LT  2  d  d 0     2'
Các khoảng cách d ,d0 chỉ rõ trên hình vẽ. Các tia sáng 1'', 2'' và 1', 2' không vẽ trên hình (xem hình 2).
Khoảng cách từ trục chính của thấu kính tới điểm A liên quan với bán kính cong của thấu kính theo hệ thức

r 2  d  2R  d  (3)

Chú ý rằng d << 2R vì bán kính mặt cầu của thấu kính khá lớn, ta có thể lấy gần đúng
r2 = 2Rd (3')
Hệ vân giao thoa trong trường hợp này là những đường tròn có tâm nằm trên trục của thấu kính. Các
vân đó định xứ trên mặt cầu của thấu kính.
Trước hết, ta xét sự giao thoa của các tia phản xạ. Điều kiện cực tiểu của giao thoa là:

 1
LF   n    ; n N
 2
Kết hợp với (1') ta được:

  1
2  d  d0     n  
2  2
hoặc

2  d  d 0   n (4)

Thay d từ (3') vào (4):

rn2  nR  2d 0 R (5)

với rn là bán kính của vân tối thứ n.


Công thức (5) cho phép xác định bán kính cong của thấu kính R nếu đo được bán kính vân tối rn và
biết bước sóng ánh sáng λ (trong bài thí nghiệm dùng ánh sáng của đèn hơi Natri, bước sóng ánh sáng màu
vàng là λ=0,589 μm). Từ công thức (5) cũng có thể tính được bước sóng λ khi biết R và đo được rn từ thực
nghiệm:

2
1 rn2
R  (6)
 n  2d 0

1 rn2  2d 0 R
  (7)
R n
Sau đây ta xét sự giao thoa của các tia truyền qua. Hệ vân tròn mà ta quan sát được cũng là những
đường tròn có tâm nằm trên trục thấu kính. Tuy nhiên, tại vị trí của các vân sáng sẽ là các vân tối tương ứng
nếu quan sát các tia phản xạ.
Trong bài thực nghiệm, ta sẽ đo bán kính vân sáng khi quan sát ánh sáng truyền qua. Và đó cũng
chính là bán kính vân tối tương ứng trong các công thức (5), (6), (7).

III. PHẦN THỰC NGHIỆM

1. Sơ đồ thí nghiệm như hình sau:

(1) Nguồn sáng: Khi đo bán kính R của thấu kính dùng nguồn sáng là đèn hơi Natri với bước sóng
λ=0,589 μm. Khi đo bước sóng ánh sáng dùng đèn hơi Hg, gồm ánh sáng các màu vàng, xanh lá cây, xanh da
trời, tím, ... (trong bài này ta chỉ đo hai bước sóng màu tím và màu vàng với các kính lọc sắc tương ứng).
(2) Thấu kính hội tụ tiêu cự f = 50 mm dùng để tạo chùm sáng song song.
(3) Kính Niutơn: Bộ phận chính của thí nghiệm để tạo vân tròn Niutơn gồm thấu kính phẳng lồi, bản
thủy tinh phẳng. Chúng được tiếp xúc với nhau bằng ba chiếc vít. Ngoài ra, trong bộ phận này còn có một
thước có chia vạch đến milimét, dùng để xác định bán kính vân Niutơn.
(4) Là một thấu kính hội tụ có tiêu cự là 100 mm, dùng để tạo ảnh thật của hệ vân Niutơn trên một
kính mờ (7).
(5) Điaphram để thay đổi kích thước chùm ánh sáng chiếu tới (7).
(6) Giá để gắn kính lọc sắc.
(7) Kính mờ để quan sát ảnh của hệ vân Niutơn.
Tất cả các dụng cụ trên được gắn trên được gắn trên một giá có bảng chia độ kèm theo. Các bộ phận
có thể di chuyển nhờ các giá đỡ phụ có thể tháo lắp một cách dễ dàng.
2. Tiến hành thí nghiệm:

3
Để xác định bán kính mặt cong của thấu kính hoặc bước sóng λ, ta đều phải đo bán kính vân Niutơn
(vân sáng rn) do ánh sáng truyền qua. Để đo rn ta làm theo cách trình tự như sau:
- Điều chỉnh các dụng cụ ở các vị trí hợp lí sao cho ảnh của hệ vân hiện rõ trên (7) và có độ phóng đại
khá lớn.
- Dùng giấy trắng có vẽ trục tọa độ vuông góc và một đường tròn đường kính 40mm áp cố định lên
(7) (bằng băng dính hoặc kẹp) sao cho đường tròn đồng tâm với ảnh của hệ vân tròn.
- Đánh dấu giao điểm các vân sáng với các trục tọa độ. Sau đó dùng thước kẹp đo được (trên giấy)
bán kính r'n là ảnh của vân sáng n, có bán kính thực là rn. Giữa r'n và rn có hệ thức:
r'n = k.rn (8)
trong đó k là độ phóng đại của ảnh.
- Để xác định độ phóng đại k, ta đo độ dài của 5 khoảng chia trên màn (7), kí hiệu là l  , ứng với độ
dài thực l  5mm trên thước gắn với kính Niutơn.

l
Khi đó: k= ; l  tính bằng đơn vị milimét.
l
Thay k vào (8) ta xác định được bán kính thực rn. Đó cũng chính là bán kính vân tối trong các công
thức (5), (6), (7).
3. Xử lý số liệu:
a. Tính bán kính R của thấu kính: Từ (6), nếu bỏ qua d0 (không có lớp bụi giữa thấu kính và bản thủy
tinh), ta được:

1 rn2
R (9)
 n
Có thể thay rn và n tương ứng vào (9) để tính R với các giá trị n khác nhau. Tuy nhiên cách tính đó có
thể dẫn đến sai số lớn. Để hạn chế sai số có thể dùng phương pháp đồ thị: Các giá trị n biểu diễn trên trục
2 2
hoành, các giá trị rn trên trục tung. Khi đó đồ thị của hàm số rn  f ( n) là đường thẳng. Độ dốc của đường
rn2
thẳng đó tg  được xác định dễ dàng.
n
Từ đó:

1 rn2
R (10)
 n
b. Xác định bước sóng: 1 , 2 (màu vàng, màu tím) của đèn hơi Hg.
Dùng kính lọc sắc tương ứng để thu được hệ vân tròn trên màn (7). Đo Rn và rn tương ứng như ở phần
a.
Từ công thức (7), nếu d0 = 0 ta được.

1 rn2
 (11)
R n
rn2
Vẽ đồ thị của hàm số rn  f ( n) cho mỗi màu đơn sắc. Xác định độ dốc tg 
2
. Khi đó:
n

4
1 rni2
i  ( i = 1,2) (12)
R n
Chú ý quan trọng: Không được vặn các vít ở (3) quá chặt. Có thể gây biến dạng vỡ kính.

5
BẢNG KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Bài thí nghiệm số 13
NGHIÊN CỨU HỆ VÂN TRÒN NIUTƠN
Họ tên sinh viên:……………………………………MSSV:……………. Lớp:………..
Người cùng làm: 1:…………………………………MSSV:……………. Lớp:………..
2:…………………………………MSSV:……………. Lớp:………..
3:…………………………………MSSV:……………. Lớp:………..
1. Xác định bán kính cong R của thấu kính Niutơn (thí nghiệm với đèn hơi Na có bước sóng λ=0,589
μm). Đo bán kính vân sáng ghi vào bảng 1.
Bảng 1: k = ………
rn
r1 r2 r3 r4
Lần đo
1
2
3
4
5
rn = rn ± Δ rn

2. Xác định bước sóng: 1 , 2 (màu vàng, màu tím) của đèn hơi Hg. Biết bán kính Niutơn R ta đã tính
được ở phần 1. Đo bán kính vân sáng của màu tím và màu vàng vào bảng 1 & 2
Bảng 2 (màu vàng): k = ………
rn
r1 r2 r3 r4
Lần đo
1
2
3
4
5
rn = rn ± Δ rn
Bảng 3 (màu tím): k = ……………..
rn
r1 r2 r3 r4
Lần đo
1
2
3
4
5
rn = rn ± Δ rn

6
7

You might also like