You are on page 1of 3

BÀI 6.

VÂN TRÒN NEWTON


Nhận xét của giáo viên về chuẩn bị bài Nhận xét của giáo viên về xử lý số liệu

Chữ ký: Chữ ký:

1. Mục đích
- Lắp đặt hệ tạo vân tròn Newton.
- Xác định bước sóng ánh sáng đơn sắc.
2. Cơ sở lý thuyết

Xác định bước sóng ánh sáng đơn sắc bằng vân tròn Newton

Vân tròn Newton là hiện tượng giao thoa ánh sáng hình thành bởi các tia phản xạ khi ánh sáng
đi qua một lớp không khí mỏng có độ dày thay đổi nằm giữa mặt lồi của một thấu kính lồi đặt tiếp
xúc với một bản thuỷ tinh phẳng.

Khi sử dụng ánh sáng đơn sắc, ta sẽ quan sát được hệ các vân giao thoa sáng và tối xen kẽ
nhau là các hình tròn đồng tâm tại điểm tương ứng vị trí tiếp xúc giữa thấu kính và bản mỏng
(hình 2).

Trong trường hợp này, hiệu quang lộ của các tia sáng phản xạ tại vị trí ứng với độ dày d của
lớp không khí bằng:

λ
∆=2. d +2. (1)
2
Điều kiện để có giao thoa:

∆=n . λ với n=1 ,2 , 3 …


(2)

λ
Từ (1) và (2) ta có: d=(n−1) (3)
2
2
2 r
Theo hình 1 (d 2 rất nhỏ) ta có: R2=r 2+ ( R−d ) ↓> d= (4)
2R
2
Từ (3) và (4) ta có: r n =( n−1 ) . R . λ (5)

Với n=1 ,2 , 3 …
3. Thí nghiệm vân tròn Newton
3.1. Lắp đặt thí nghiệm vân trong Newton

Thí nghiệm được lắp theo sơ đồ hình 3.

Lắp các thành phần quang học trên ray quang học, quan sát các thông số kỹ thuật, định vị các
linh kiện trên thanh ray bằng núm điều chỉnh.

Nguồn sáng tại vị trí 20cm; Cửa sổ (Object holder b) tại vị trí 25cm; hệ thấu kính phẳng-lồi
cho vân trò Newton (d) tại vị trí 31cm; thấu kính (e) tại vị trí 47cm; Diaphragm(f) điều chỉnh cường
độ sáng tại vị trí 52cm; sau đó đặt màn hứng ảnh vân tròn Newton. Có thể điều chỉnh vị trí thấu kính
hoặc, vị trí thấu kính phẳng – lồi cho vân trong Newton hoặc vị trí màn hứng ảnh sao cho vân Newton
rõ nét nhất.

Chú ý:

Sau khi bạn đã điều chỉnh các dụng cụ quang học để có được vân Newton rõ nét, không chạm
vào làm thay đổi vị trí của chúng ảnh hưởng tới độ nét của ảnh.

3.2. Xác định độ cong (bán kính) của thấu kính R

Nguồn đèn Na:

Lắp rồi bật nguồn đèn Na trước khi tiến hành đo 5 phút để ổn định nguồn sáng. Điều chỉnh vị
trí thấu kính, thấu kính phẳng – lồi, vị trí màn hứng ảnh sao cho có được ảnh rõ nét nhất.

Điều chỉnh Diaphragm tối ưu hoá độ tương phản dáng tối của vân tròn Newton.
Đo đạc và xác định các khoảng cách r 1 và r R (r bên trái và r bên phải) của vân tròn Newton.
Kết quả ghi vào bảng 2.

Tắt đèn Na (đợi khoảng 20 phút sau đèn Na nguội, sau đó lắp đèn Hg thay thế)

3.3. Xác định bước sóng của ánh sáng đơn sắc

Nguồn đèn Hg:

Chú ý: Sau khi đợi 20 phút để đèn Na nguội, lắp đèn Hg thay thế nguồn Na.

Bật nguồn Hg khi tiến hành đo trước 5 phút

- Ánh sáng vàng

Lắp kính lọc sắc màu vàng vào Object holder (b) để cho chỉ có ánh sáng vàng chiếu vào hệ
thấu kính phẳng – lồi cho vân tròn Newton (d).

Điều chỉnh Diaphragm tối ưu hoá độ tương phản sáng tối của vân tròn Newton.

Đo đạc và xác định các khoảng cách r 1 và r R (r bên trái và r bên phải) của vân tròn Newton.

- Ánh sáng xanh

Lắp kính lọc sắc màu vàng vào Object holder (b) để cho chỉ có ánh sáng xanh chiếu vào hệ
thấu kính phẳng – lồi cho vân tròn Newton (d).

Điều chỉnh Diaphragm tối ưu hoá độ tương phản sáng tối của vân tròn Newton.

Đo đạc và xác định các khoảng cách r 1 và r R (r bên trái và r bên phải) của vân tròn Newton.

- Ánh sáng tím

Lắp kính lọc sắc màu vàng vào Object holder (b) để cho chỉ có ánh sáng tím chiếu vào hệ thấu
kính phẳng – lồi cho vân tròn Newton (d).

Điều chỉnh Diaphragm tối ưu hoá độ tương phản sáng tối của vân tròn Newton.

Đo đạc và xác định các khoảng cách r 1 và r R (r bên trái và r bên phải) của vân tròn Newton.

You might also like