You are on page 1of 21

Chương 5. SÓNG ÁNH SÁNG Bài 2.

Giao thoa ánh sáng


BÀI 2. GIAO THOA ÁNH SÁNG

A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT


1. Hiện tượng giao thoa ánh sáng
- Hiện tượng hai hay nhiều chùm sáng kết hợp gặp nhau tạo nên trong không gian những vạch
sáng, tối xen kẻ nhau gọi là hiện tượng giao thoa ánh sáng.
- Hiện tượng giao thoa ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.
Những vạch sáng ứng với những chỗ hai sóng gặp nhau tăng cường lẫn nhau. Những vạch tối
ứng với những chỗ hai sóng gặp nhau triệt tiêu lẫn nhau. Những vạch sáng, tối này được gọi là
những vân giao thoa.
- Điều kiện để có hiện tượng giao thoa ánh sáng là hai sóng ánh sáng gặp nhau phải là hai
sóng kết hợp.
2. Các công thức trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng
Hai khe S1 và S 2 cách nhau đoạn a, khoảng cách từ hai khe S1 và S 2 đến màn quan sát là D
với D a , bước sóng của ánh sáng là λ.

Hình 1 Hình 2
ax
- Hiệu đường đi: d1 − d 2  . (1)
D
D
- Toạ độ vân sáng: xs = k (k  Z ) . (2)
a
Tại O ( x = 0) ta có một vân sáng ứng với k = 0 , gọi là vân sáng chính giữa hay vân sáng
trung tâm hay vân sáng bậc 0. Ở hai bên vân sáng chính giữa (vân sáng trung tâm) là các vân
sáng bậc 1 ứng với k = 1 , vân sáng bậc 2 ứng với k = 2 , …
 1  D
- Toạ độ vân tối: xt =  k +  (k  Z ) . (3)
 2 a
- Khoảng cách giữa hai vân sáng hay hai vân tối liên tiếp được gọi là khoảng vân và bằng
D
i= . (4)
a
3. Giao thoa Y-âng với ánh sáng trắng
- Nếu dùng ánh sáng trắng thì hệ thống vân giao thoa của các ánh sáng đơn sắc khác nhau sẽ
không trùng khít hoàn toàn với nhau.
- Ở chính giữa có một vân sáng trắng gọi là vân trắng chính giữa (vân trung tâm).
- Ở hai bên vân trắng chính giữa có những dải màu như cầu vồng.
- Trong giao thoa ánh sáng trắng, bề rộng quang phổ bậc k là
kD
x = xđ − xt = (đ − t ) (5)
a
đ là bước sóng của ánh sáng đỏ,
t là bước sóng của ánh sáng tím,
k là bậc quang phổ trong giao thoa ánh sáng trắng.

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 1
Chương 5. SÓNG ÁNH SÁNG Bài 2. Giao thoa ánh sáng
4. Bước sóng và màu sắc ánh sáng
- Mỗi ánh sáng đơn sắc có một tần số xác định. Trong một môi trường xác định thì ánh sáng
đơn sắc có một bước sóng xác định.
- Khi ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số của nó
không thay đổi nhưng tốc độ truyền và bước sóng của nó thay đổi.
- Mọi ánh sáng mà ta nhìn thấy đều có bước sóng trong chân không (hoặc không khí) trong
khoảng chừng từ 0,38 μm (ánh sáng tím) đến 0,76 μm (ánh sáng đỏ).
Màu sắc và bước sóng của ánh sáng khả kiến
Bước sóng λ (μm)
Màu sắc ánh sáng
(trong chân không)
Đỏ 0,640 ÷ 0,760
Cam 0,590 ÷ 0,650
Vàng 0,570 ÷ 0,600
Lục 0,500 ÷ 0,575
Lam 0,450 ÷ 0,510
Chàm 0,430 ÷ 0,460
Tím 0,380 ÷ 0,440

5. Chiết suất của môi trường và bước sóng ánh sáng


- Chiết suất của môi trường trong suốt có giá trị phụ thuộc vào tần số và bước sóng ánh sáng
c c
n= = . (6)
v f
- Đối với một môi trường trong suốt nhất định, chiết suất ứng với ánh sáng có bước sóng càng
dài thì có giá trị càng nhỏ so với chiết suất ứng với ánh sáng có bước sóng càng ngắn.

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

DẠNG 1. GIAO THOA Y-ÂNG VỚI MỘT ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC

1. Bài toán về khoảng vân, vị trí vân sáng và vân tối


D
- Khoảng vân: i= .
a
D
- Toạ độ vân sáng: xs = k = ki (k  Z ) .
a
 1  D  1
- Toạ độ vân tối: xt =  k +  =  k + i (k  Z ) .
 2 a  2
x x
- Tại toạ độ x là vân sáng khi là số nguyên, là vân tối khi là số bán nguyên.
i i
Bài tập 1: Thực hiện một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc đỏ có
bước sóng λ = 0,7 µm. Cho biết khoảng cách giữa hai khe S1 và S 2 là a = 1 mm , khoảng cách từ
hai khe S1 và S 2 đến màn quan sát M là D = 2 m .
a) Tính khoảng vân và khoảng cách giữa vân sáng bậc ba và vân sáng bậc năm ở về hai phía
của vân sáng trung tâm O.
b) Trên màn M, hãy xác định tính chất của vân giao thoa tại điểm P cách vân sáng trung tâm
O đoạn 2,8 mm và điểm Q cách vân sáng trung tâm O đoạn 3,5 mm.
Bài giải:
a) Hình ảnh giao thoa trên màn M được mô tả như hình bên. Xen giữa hai vân sáng cạnh nhau
là một vân tối, các vân sáng cũng như các vân tối nằm cách đều nhau.

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 2
Chương 5. SÓNG ÁNH SÁNG Bài 2. Giao thoa ánh sáng
Khoảng cách giữa hai vân sáng M
hoặc hai vân tối cạnh nhau được
gọi là khoảng vân và bằng
D 0,7.10 −6.2
i= = −3
= 1,4.10 −3 m S1
a 1.10
a
hay i = 1, 4 mm . S O
Vân sáng trung tâm O là vân S2
sáng bậc 0, hai vân sáng bậc 1 nằm
đối xứng nhau qua vân sáng trung D
tâm và cách vân sáng trung tâm
một đoạn bằng i = 1,4 mm, hai vân sáng bậc 2 nằm đối xứng nhau qua vân sáng trung tâm và
cách vân sáng trung tâm một đoạn bằng 2i = 2,8 mm, …
Như vậy, vân sáng bậc ba và vân sáng bậc năm ở về hai phía của vân sáng trung tâm O thì
cách nhau một đoạn bằng
3i + 5i = 8i = 8.1,4 mm = 11,2 mm.
b) Điểm P cách vân sáng trung tâm O đoạn OP = 2,8 mm = 2i (hai lần khoảng vân) nên vân
giao thoa tại P là vân sáng bậc 2.
x 2,8
Hoặc cũng có thể lí luận P = = 2 là số nguyên nên tại P là vân sáng, cụ thể là vân sáng
i 1, 4
bậc 2.
Vân tối gần vân sáng trung tâm nhất thì cách vân sáng trung tâm một đoạn 0,5i = 0,7 mm, vân
tối kế tiếp thì cách vân sáng trung tâm một đoạn 1,5i = 2,1 mm, … hay nói chung là một vân tối
bất kì thì cách vân sáng trung tâm một đoạn bằng một số bán nguyên lần khoảng vân i.
Như vậy, điểm Q cách vân sáng trung tâm O đoạn OQ = 3,5 mm = 2,5i (bằng một số bán
nguyên lần khoảng vân) nên vân giao thoa tại Q là vân tối, cụ thể là vân tối thứ ba tính từ vân
sáng trung tâm.
x 3,5
Hoặc cũng có thể lí luận Q = = 2,5 là số bán nguyên nên tại Q là vân tối, cụ thể là vân
i 1, 4
tối thứ ba tính từ vân sáng trung tâm.
Bài tập 2: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng của Y-âng, khoảng cách giữa hai khe là 1
mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Hai khe được chiếu bằng
bức xạ có bước sóng 0,5 μm . Trên màn thu được hình ảnh giao thoa có khoảng vân bằng
A. 0,1 mm. B. 2,5 mm. C. 2,5.10-2 mm. D. 1,0 mm.
(Đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2007)
Bài tập 3: Thực hiện một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, trên màn quan sát M người
ta đo được khoảng cách từ vân sáng bậc 4 đến vân sáng bậc 10 ở về cùng một bên của vân sáng
trung tâm là d = 4,2 mm. Cho biết khoảng cách giữa hai khe S1 và S 2 là a = 1 mm, khoảng cách
từ hai khe S1 và S 2 đến màn quan sát M là D = 1 m.
a) Tính bước sóng của ánh sáng đã làm thí nghiệm và cho biết ánh sáng đó có màu gì?
b) Nếu dùng ánh sáng tím có bước sóng 0,4 µm thì khoảng cách từ vân sáng bậc 4 đến vân
sáng bậc 10 ở về cùng một bên của vân sáng trung tâm là bao nhiêu?
Bài giải:
a) Khoảng cách từ vân sáng bậc 4 đến vân sáng bậc 10 ở về cùng một bên của vân sáng trung
tâm bằng 6 lần khoảng vân
D
d = 6i = 6. .
a
Suy ra bước sóng của ánh sáng đã làm thí nghiệm là
ad 4, 2.10−3.10−3
= = = 0, 7.10−6 m = 0,7 µm.
6D 6.1

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 3
Chương 5. SÓNG ÁNH SÁNG Bài 2. Giao thoa ánh sáng
Ánh sáng đã làm thí nghiệm là ánh sáng đỏ.
b) Nếu dùng ánh sáng tím có bước sóng λt = 0,4 µm thì khoảng cách từ vân sáng bậc 4 đến
vân sáng bậc 10 ở về cùng một bên của vân sáng trung tâm là
D 0, 4.10−6.1
d t = 6it = 6. t = 6. −3
= 2, 4.10−3 m = 2, 4 mm .
a 10
Bài tập 4: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, người ta dùng ánh sáng đơn sắc có
bước sóng  , khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến
màn quan sát là 2 m. Trên màn quan sát, khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 4 ở hai phía của vân
sáng trung tâm là 8 mm. Giá trị của  bằng
A. 0,57 μm. B. 0,60 μm. C. 1,00 μm. D. 0,50 μm.
(Đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2013)
Bài tập 5: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau một khoảng
a = 0,5 mm , khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1,5 m . Hai khe
được chiếu bằng bức xạ có bước sóng  = 0, 6 μm . Trên màn thu được hình ảnh giao thoa. Tại
điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm một khoảng 5, 4 mm có vân sáng bậc
A. 4. B. 6. C. 2. D. 3.
(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2007)
Bài giải:
 D 0, 6.10−6.1,5
Khoảng vân có giá trị bằng i = = −3
= 1,8.10−3 m = 1,8 mm .
a 0,5.10
x 5, 4
Ta có M = = 3 là số nguyên nên tại M là vân sáng, cụ thể là vân sáng bậc 3.
i 1,8
Bài tập 6: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0, 6 μm .
Biết khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm , khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn
quan sát là 1,5 m . Trên màn thu được hình ảnh giao thoa. Tại điểm M trên màn cách vân sáng
trung tâm một đoạn 3,6 mm có vân sáng bậc
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
2. Bài toán về số vân sáng và số vân tối
Xét hai điểm M và N nằm trên màn quan sát, có toạ độ là xM và xN với xM  xN . Số vân
sáng N s , số vân tối N t trên đoạn MN có thể tính bằng các cách sau đây.
Cách 1:
D
Số vân sáng là số số nguyên k thoả: xM  xs = k = ki  xN .
a
 1  D  1
Số vân tối là số số nguyên k thoả: xM  xt =  k +  =  k +  i  xN .
 2 a  2
Cách 2:
- Nếu M và N ở về hai phía của vân sáng trung tâm O thì
 OM   ON 
Ns =  + +1 ,
 i   i 
 OM 1   ON 1 
Nt =  + + + .
 i 2  i 2
- Nếu M và N ở về một phía của vân sáng trung tâm O, M và N không là vân giao thoa thì
 OM   ON 
Ns =  − ,
 i   i 
 OM 1   ON 1 
Nt =  + − + .
 i 2  i 2

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 4
Chương 5. SÓNG ÁNH SÁNG Bài 2. Giao thoa ánh sáng
Lưu ý:  x  được gọi là phần nguyên của x , đó chính là số nguyên lớn nhất không lớn hơn
x , ví dụ như 3 = 3 ;  2, 7 = 2 ;  −3, 2 = −4 .
- Tại M và N đều là vân sáng thì
MN
Ns = + 1 , N t = Ns − 1 .
i
- Tại M là vân sáng, tại N là vân tối thì
MN 1
Ns = N t = + .
i 2
Bài tập 7: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng
đơn sắc có bước sóng  = 0, 6 μm . Khoảng cách giữa hai khe là a = 1 mm , khoảng cách từ mặt
phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 2,5 m , bề rộng miền giao thoa là L = 12,5 mm .
Tổng số vân sáng và vân tối có trong miền giao thoa là
A. 21 vân. B. 15 vân. C. 17 vân. D. 19 vân.
(Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2010)
Bài giải:
Cách 1:
Ở đây ta hiểu M và N là hai điểm ở hai rìa của miền giao thoa, M và N cách đều vân sáng
L L
trung tâm. Miền giao thoa có bề rộng bằng L nên toạ độ của M và N là xM = − và xN = + .
2 2
Số vân sáng có trong miền giao thoa là số số nguyên k thoả
L D L La La
− k + hay − k+ .
2 a 2 2 D 2 D
Thay số ta được −4,17  k  +4,17 hay k = −4; −3; −2; −1; 0; 1; 2; 3; 4 .
Có 9 giá trị khác nhau của k nên có tất cả 9 vân sáng.
Số vân tối có trong miền giao thoa là số số nguyên k thoả
L  1  D L
−  k +  + .
2  2 a 2
1
Trong biểu thức này, giá trị k + đóng vai trò giống giá trị k ở biểu thức của phần đi tìm số
2
vân sáng nên ta suy ra ngay kết quả
1
−4,17  k +  +4,17 hay −4, 67  k  +3,17 hay k = −4; −3; −2; −1; 0; 1; 2; 3 .
2
Có 8 giá trị khác nhau của k nên có tất cả 8 vân tối.
Vậy tổng số vân sáng và vân tối có trong miền giao thoa là 9 + 8 = 17 vân.
Cách 2:
Khoảng vân có giá trị bằng
 D 0, 6.10−6.2,5
i= = −3
= 1,5.10−3 m = 1,5 mm .
a 1.10
Số vân sáng có trong miền giao thoa là
 OM   ON   OM  L L
Ns =   +  +1 = 2   + 1 = 2   + 1 (do OM = ON = ).
 i   i   i   2i  2
 12,5 
Thay số ta được Ns = 2   + 1 = 2. 4,17  + 1 = 2.4 + 1 = 9 .
 2.1,5 
Số vân tối có trong miền giao thoa là
 OM 1   ON 1   OM 1   L 1 L
Nt =  + + +  = 2 +  = 2  +  (do OM = ON = ).
 i 2  i 2  i 2  2i 2  2

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 5
Chương 5. SÓNG ÁNH SÁNG Bài 2. Giao thoa ánh sáng
 12,5 1 
Thay số ta được N t = 2  +  = 2. 4, 67  = 2.4 = 8 .
 2.1,5 2 
Vậy tổng số vân sáng và vân tối có trong miền giao thoa là 9 + 8 = 17 vân.
Bài tập 8: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng
đơn sắc có bước sóng 0, 6 μm . Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm , khoảng cách từ mặt phẳng
chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m . Trên màn quan sát, xét vùng giao thoa giữa hai điểm M
và N đối xứng nhau qua vân sáng trung tâm và cách nhau một đoạn MN = 15 mm . Số vân sáng
và số vân tối trong khoảng giữa M và N lần lượt là
A. 12 và 13. B. 13 và 14. C. 13 và 12. D. 14 và 13.
Bài tập 9: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn
sắc có bước sóng 1 . Trên màn quan sát, trên đoạn thẳng MN dài 20 mm (MN vuông góc với hệ
vân giao thoa) có 10 vân tối, M và N là vị trí của hai vân sáng. Thay ánh sáng trên bằng ánh sáng
5
đơn sắc có bước sóng 2 = 1 thì tại M là vị trí của một vân giao thoa, số vân sáng trên đoạn
3
MN lúc này là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
(Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2012)
Bài giải:
- Với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 1 , trên đoạn MN dài 20 mm (MN vuông góc với hệ vân
giao thoa) có 10 vân tối, M và N là vị trí của hai vân sáng nên suy ra khoảng vân là
MN
i1 = = 2 mm .
10
Vì M là vân sáng của bức xạ 1 nên toạ độ của M là xM = k1i1 với k1  Z .
5
- Với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 2 = 1 , do khoảng vân tỉ lệ thuận với bước sóng theo
3
D
công thức i = nên khoảng vân mới là
a
5 5 10
i2 = i1 = .2 = mm .
3 3 3
Theo đề, lúc này tại M là một vân giao thoa, tức là tại M là vân tối hoặc tại M là vân sáng.
 1
+ Nếu tại M là vân tối thì xM =  k2 +  i2 với k2  Z . Kết hợp với xM = k1i1 ở trên ta có
 2
 1 i2  1  10 / 3  1 5
 k2 +  i2 = k1i1 hay k1 =  k2 +  =  k2 +  = ( 2k2 + 1) . Đến đây ta thấy do 2k2 + 1 là
 2 i1  2 2  2 6
5
số nguyên lẻ nên k1 = ( 2k2 + 1) không thể có giá trị nguyên. Vậy tại M không thể là vân tối.
6
+ Nếu tại M là vân sáng thì xM = k2i2 với k2  Z . Kết hợp với xM = k1i1 ở trên ta có
i 10 / 3 5
k2i2 = k1i1 hay k1 = 2 k2 = k2 = k2 . Đến đây ta thấy ứng với k2 bằng 0 hoặc k2 là bội của
i1 2 3
3 thì k1 nguyên. Vậy tại M là vân sáng.
MN 20
Ta có = = 6 và tại M là vân sáng nên suy ra tại N cũng là vân sáng và trên đoạn
i2 10 / 3
MN có 7 vân sáng.
Bài tập 10: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn
sắc có bước sóng 1 . Trên màn quan sát, trên đoạn thẳng MN dài 10 mm (MN vuông góc với hệ
vân giao thoa) có 5 vân tối, M và N là vị trí của hai vân sáng. Thay ánh sáng trên bằng ánh sáng

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 6
Chương 5. SÓNG ÁNH SÁNG Bài 2. Giao thoa ánh sáng
5
đơn sắc có bước sóng 2 = 1 thì tại M là vị trí của một vân giao thoa, số vân tối trên đoạn MN
3
lúc này là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
3. Bài toán về hiệu đường đi, điều kiện để có vân sáng vân tối
ax
- Hiệu đường đi: d1 − d 2 = .
D
- Điều kiện để có vân sáng: d1 − d 2 = k  (k  Z ) ,
k = 0 : vân sáng bậc 0,
k = 1 : vân sáng bậc 1,

 1
- Điều kiện để có vân tối: d1 − d 2 =  k +   (k  Z ) ,
 2
k = 0 hoặc k = −1 : vân tối thứ 1,
k = 1 hoặc k = −2 : vân tối thứ 2,

Bài tập 11: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng
đơn sắc có bước sóng  . Tại điểm M trên màn quan sát có vân sáng bậc 3. Hiệu đường đi từ hai
khe đến M là 1,8 μm . Giá trị của  là
A. 0,4 μm . B. 0,5 μm . C. 0,6 μm . D. 0,7 μm .
Bài giải:
Trên màn quan sát, tại M là vân sáng bậc 3 nên hiệu đường đi từ hai khe đến M là
d1 − d 2 = 3 . Suy ra bước sóng  của ánh sáng đơn sắc dùng làm thí nghiệm là
d1 − d 2 1,8
= = = 0, 6 μm .
3 3
Bài tập 12: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng
đơn sắc có bước sóng  . Tại điểm M trên màn quan sát có vân sáng bậc 4. Hiệu đường đi từ hai
khe đến M là 2,4 μm . Giá trị của  là
A. 0,4 μm . B. 0,5 μm . C. 0,6 μm . D. 0,7 μm .
Bài tập 13: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng
đơn sắc có bước sóng  . Nếu tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thứ 3 tính từ vân sáng
trung tâm thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe S1, S2 đến M có độ lớn bằng
A. 2λ. B. 1,5λ. C. 3λ. D. 2,5λ.
(Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2010)
Bài giải:
Trên màn quan sát, tại M là vân tối thứ 3 tính từ vân sáng trung tâm nên hiệu đường đi từ hai
khe đến M là
 1  1
d1 − d 2 =  2 +   = 2,5 hoặc d1 − d 2 =  −3 +   = −2,5 hay d1 − d2 = 2,5 .
 2  2
Bài tập 14: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng
đơn sắc có bước sóng  . Trên màn quan sát, M là điểm thuộc vân tối thứ 3 tính từ vân sáng
trung tâm. Hiệu đường đi từ hai khe đến M có độ lớn bằng 1,5 μm . Giá trị của  là
A. 0,4 μm . B. 0,5 μm . C. 0,6 μm . D. 0,7 μm .

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 7
Chương 5. SÓNG ÁNH SÁNG Bài 2. Giao thoa ánh sáng
DẠNG 2. GIAO THOA Y-ÂNG VỚI HAI ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng với hai ánh sáng đơn sắc (hai bức xạ đơn sắc)
có bước sóng 1 và 2 thì trên màn quan sát có hai hệ vân giao thoa, một của 1 và một của 2 .
Vân sáng trung tâm là sự chồng chập của hai vân sáng bậc 0 của 1 và 2 . Ở về hai phía vân
sáng trung tâm còn có những vị trí mà vân sáng của hai bức xạ chồng chập lên nhau, ta gọi
chúng là các vân sáng trùng. Do đó, trên màn quan sát sẽ có ba loại vạch sáng: vạch sáng của 1 ,
vạch sáng của 2 , vạch sáng trùng của 1 và 2 .
Nếu hai bức xạ 1 và 2 là hai bức xạ khả kiến thì trên màn quan sát sẽ có ba loại vạch sáng
màu: vạch sáng màu của 1 , vạch sáng màu của 2 , vạch sáng màu của vân trùng của 1 và 2 .
Ngoài ra còn có những vị trí mà vân tối của hai bức xạ chồng chập lên nhau, ta gọi là các vân
tối trùng. Số vạch tối trên màn quan sát chính bằng số vân tối trùng.
1. Bài toán về vân sáng của 1 trùng với vân sáng của 2
D D
- Vân sáng của 1 trùng vân sáng của 2 thì k1 1 = k2 2 hay k11 = k2 2 . Đến đây ta
a a
thấy ngoài giá trị k1 = k2 = 0 (vân sáng trùng trung tâm) thì còn có các giá trị khác của k1 và k2
k  m
thoả 1 = 2 = phân số tối giản = (nhập 1 và 2 vào máy tính, bấm = là được phân số tối
k2 1 n
 k = km
giản). Như vậy, ta có thể viết  1 với k = 0,  1;  2; ... Suy ra toạ độ của những vân
 k2 = kn
sáng trùng là
D D
x = km 1 = ki hoặc x = kn 2 = ki .
a a
- Ở đây ta định nghĩa khoảng vân sáng trùng là khoảng cách giữa hai vân sáng trùng gần
nhau nhất, kí hiệu là i và tính bởi
D D
i = m 1 = mi1 hoặc i = n 2 = ni2 .
a a
- Trên màn quan sát, số vân sáng trùng giữa hai vị trí M và N có toạ độ xM và xN với
xM  xN có thể tính bằng hai cách như đã trình bày ở dạng 1, ta có thể viết ra cụ thể như sau đây.
Cách 1:
Số vân sáng trùng là số số nguyên k thoả
xM  x = ki  xN .
Cách 2:
- Nếu M và N ở về hai phía của vân sáng trùng trung tâm O thì số vân sáng trùng là
 OM   ON 
N =  +  +1.
 i   i 
- Nếu M và N ở về một phía của vân sáng trùng trung tâm O, OM  ON , M và N không là
vân sáng trùng thì số vân sáng trùng là
 OM   ON 
N =  − .
 i   i 
Lưu ý:  x  được gọi là phần nguyên của x , đó chính là số nguyên lớn nhất không lớn hơn
x , ví dụ như  2 = 2 ; 3, 4 = 3 ;  −1, 2 = −2 .

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 8
Chương 5. SÓNG ÁNH SÁNG Bài 2. Giao thoa ánh sáng
- Trên màn quan sát, nếu chỉ có giao thoa của bức xạ 1 thì số vân sáng là N1 , nếu chỉ có
giao thoa của bức xạ 2 thì số vân sáng là N 2 , khi có giao thoa của cả hai bức xạ 1 và 2 thì số
vạch sáng là
NS = N1 + N 2 − N  .
Bài tập 1: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu sáng đồng thời
bởi hai bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là 1 và 2 . Trên màn quan sát có vân sáng bậc 12

của 1 trùng với vân sáng bậc 10 của 2 . Tỉ số 1 bằng
2
2 5 6 3
A. . B. . C. . D. .
3 6 5 2
(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2010)
Bài giải:
D
Toạ độ vân sáng của bức xạ 1 là x1 = k1 1 với k1 là bậc giao thoa của 1 , toạ độ vân sáng
a
D
của bức xạ 2 là x2 = k2 2 với k2 là bậc giao thoa của 2 .
a
Theo đề vân sáng bậc 12 của 1 trùng với vân sáng bậc 10 của 2 nên ta có
D D
12 1 = 10 2 ,
a a
1 5
= .
2 6
Bài tập 2: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu sáng đồng thời
bởi hai bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là 1 và 2 . Trên màn quan sát có vân sáng bậc 4

của 1 trùng với vân sáng bậc 6 của 2 . Tỉ số 2 bằng
1
2 3 3 4
A. . B. . C. . D. .
3 2 4 3
Bài tập 3: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là
a = 0,5 mm , khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D = 2 m . Nguồn sáng dùng trong thí
nghiệm gồm hai bức xạ có bước sóng 1 = 450 nm và 2 = 600 nm . Trên màn quan sát, gọi M,
N là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm O và cách vân trung tâm O lần lượt là
OM = 22 mm và ON = 5,5 mm . Trên đoạn MN, số vị trí vân sáng trùng nhau của hai bức xạ là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
(Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2009)
Bài giải:
Vân sáng của 1 trùng vân sáng của 2 thì k1 = k2 = 0 hoặc
k1 2 4
= = .
k2 1 3
D D
Suy ra khoảng vân trùng là i = 4 1 hoặc i = 3 2 . Thay số ta được
a a
D −9
450.10 .2
i = 4 1 = 4. −3
= 7, 2.10−3 m = 7, 2 mm .
a 0,5.10
Số vân sáng trùng trên đoạn MN là
 OM   ON   22   5,5 
N =  − = −  = 3, 06 −  0, 76 = 3 − 0 = 3 .
 i   i   7, 2   7, 2 
Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 9
Chương 5. SÓNG ÁNH SÁNG Bài 2. Giao thoa ánh sáng
Bài tập 4: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là
0,5 mm , khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 1 m . Nguồn sáng dùng trong thí nghiệm
gồm hai bức xạ có bước sóng 0, 4 μm và 0, 6 μm . Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở về
hai phía so với vân trung tâm O và cách vân trung tâm O lần lượt là OM = 11 mm và
ON = 3 mm . Trên đoạn MN, số vị trí vân sáng trùng nhau của hai bức xạ là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Bài tập 5: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là
a = 1 mm , khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D = 2 m . Nguồn sáng dùng trong thí
nghiệm gồm hai bức xạ có bước sóng 1 = 0, 45 μm và 2 = 0, 63 μm . Trên màn quan sát, bề
rộng miền giao thoa là L = 15 mm . Nếu hai vân sáng trùng nhau chỉ tính là một vạch sáng thì
tổng số vạch sáng có trong miền giao thoa là
A. 17. B. 11. C. 28. D. 25.
Bài giải:
Vân sáng của 1 trùng vân sáng của 2 thì k1 = k2 = 0 hoặc
k1 2 7
= = .
k2 1 5
D D
Suy ra khoảng vân sáng trùng là i = 7 1 hoặc i = 5 2 . Thay số ta được
a a
D −6
0, 45.10 .2
i = 7. 1 = 7. = 6,3.10−3 m = 6,3 mm .
a 1.10−3
Số vân sáng trùng trên miền giao thoa là
 L   15 
N = 2   + 1 = 2   + 1 = 2.1,19 + 1 = 2.1 + 1 = 3 .
 2i   2.6,3 
Nếu chỉ có giao thoa của bức xạ 1 thì khoảng vân, số vân sáng lần lượt là
1 D 0, 45.10−6.2
i1 = = −3
= 0,9.10−3 m = 0,9 mm ,
a 1.10
L  15 
N1 = 2   + 1 = 2   + 1 = 2 8,33 + 1 = 2.8 + 1 = 17 .
 2i1   2.0,9 
Nếu chỉ có giao thoa của bức xạ 2 thì khoảng vân, số vân sáng lần lượt là
2 D
0, 63.10−6.2
i2 = = = 1, 26.10−3 m = 1, 26 mm ,
a 1.10−3
 L   15 
N2 = 2   + 1 = 2   + 1 = 2 5,95 + 1 = 2.5 + 1 = 11 .
 2
2i  2.1, 26 
Vậy khi có giao thoa của cả bức xạ 1 và 2 thì số vạch sáng là
NS = N1 + N 2 − N  = 17 + 11 − 3 = 25 .
Bài tập 6: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm ,
khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m . Nguồn sáng dùng trong thí nghiệm gồm hai
bức xạ có bước sóng 0, 4 μm và 0, 6 μm . Trên màn quan sát, bề rộng miền giao thoa là 2 cm .
Nếu hai vân sáng trùng nhau chỉ tính là một vân sáng thì tổng số vân sáng có trong miền giao
thoa là
A. 17. B. 25. C. 33. D. 42.
Bài tập 7: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp là
a = 1 mm , khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D = 2 m . Hai khe được chiếu bằng hai
bức xạ có bước sóng đ = 0, 7 μm (ánh sáng đỏ) và t = 0, 4 μm (ánh sáng tím). Trong phạm vi

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 10
Chương 5. SÓNG ÁNH SÁNG Bài 2. Giao thoa ánh sáng
cách vân sáng trung tâm 1,5 cm về hai phía, hãy xác định các vị trí mà vân sáng của hai bức xạ
trùng nhau.
Bài giải:
Chọn trục tọa độ Ox với gốc O nằm trên vân sáng trung tâm và có phương vuông góc với các
vân sáng. Khi đó, tọa độ của vân sáng màu đỏ, vân sáng màu tím lần lượt là
D
xđ = kđ đ với kđ = 0, 1, 2,... ,
a
D
xt = kt t với k t = 0, 1, 2,... .
a
Tại chỗ hai vân sáng của hai bức xạ trùng nhau thì tọa độ của hai vân sáng là như nhau
D D
kđ đ = k t t .
a a
Giản ước D, a và thay đ = 0, 7 μm , t = 0, 4 μm vào phương trình trên ta đi đến kết quả
4
kđ = k t .
7
Vì kđ , k t là những số nguyên nên để kđ nguyên thì k t phải bằng 0 hoặc là bội của 7.
Lần lượt cho k t nhận giá trị 0 hoặc là bội của 7 để từ đó xác định được các vị trí mà vân sáng
của hai bức xạ trùng nhau mà không vượt quá 1,5 cm tính từ vân sáng trung tâm, tức là
xđ , xt  1,5 cm .
k t = 0 → kđ = 0 → xt = xđ = 0 mm : Đây là vị trí trùng nhau của hai vân sáng bậc 0
của hai bức xạ (đó chính là vân sáng trùng
trung tâm hay vân sáng trùng chính giữa).
k t = 7 → kđ = 4 → xt = xđ = 5, 6 mm : Đây là vị trí trùng nhau của vân sáng bậc 4 của
đ và vân sáng bậc 7 của t .
kt = 14 → kđ = 8 → xt = xđ = 11, 2 mm : Đây là vị trí trùng nhau của vân sáng bậc 8 của
đ và vân sáng bậc 14 của t .
kt = 21 → kđ = 12 → xt = xđ = 16,8 mm : Vượt khỏi giới hạn xđ , xt  1,5 cm .
Như vậy, trong phạm vi cách vân sáng trung tâm 1,5 cm về hai phía, có 5 vị trí mà vân sáng
của hai bức xạ trùng nhau ứng với các tọa độ: x = 0 mm;  5,6 mm;  11,2 mm .
Bài tập 8: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp là
1 mm , khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m . Hai khe được chiếu bằng hai bức xạ có
bước sóng 0, 45 μm và 0, 60 μm . Trên màn quan sát, khoảng cách giữa hai vân sáng có màu
giống vân sáng trung tâm không thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 3, 6 mm . B. 10,8 mm . C. 2, 7 mm . D. 7,2 mm .
2. Bài toán về vân tối của 1 trùng với vân tối của 2
1
k1 +

- Vân tối của 1 trùng vân tối của 2 thì  k1 + 
1  1 D  1  2 D
=  k2 +  hay 2 = 2 =
 2 a  2 a 1 1
k2 +
2
m
phân số tối giản = (nhập 1 và 2 vào máy tính, bấm = là được phân số tối giản). Như vậy, ta
n
 1  1
k1 + 2 =  k + 2  m
  
có thể viết  với k = 0,  1;  2; ... Suy ra toạ độ của những vân tối trùng là

k + = k + n
1 1 
 2 2  2

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 11
Chương 5. SÓNG ÁNH SÁNG Bài 2. Giao thoa ánh sáng
 1 D  1  1  D  1
x =  k +  m 1 =  k +  i hoặc x =  k +  n 2 =  k +  i .
 2 a  2  2 a  2
- Ở đây ta định nghĩa khoảng vân tối trùng là khoảng cách giữa hai vân tối trùng gần nhau
nhất, kí hiệu là i và tính bởi
D D
i = m 1 = mi1 hoặc i = n 2 = ni2 .
a a
Nhận xét: Khoảng vân tối trùng bằng khoảng vân sáng trùng.
- Trên màn quan sát, số vân tối trùng giữa hai vị trí M và N có toạ độ xM và xN với
xM  xN có thể tính bằng hai cách như đã trình bày ở dạng 1, ta có thể viết ra cụ thể như sau đây.
Cách 1:
 1
Số vân tối trùng là số số nguyên k thoả: xM  x =  k +  i  xN .
 2
Cách 2:
- Nếu M và N ở về hai phía của vân sáng trùng trung tâm O thì số vân tối trùng là
 OM 1   ON 1 
N =  + + + 
 i 2   i 2
- Nếu M và N ở về một phía của vân sáng trùng trung tâm O và OM  ON thì số vân tối
trùng là
 OM 1   ON 1 
N =  + − + .
 i 2   i 2
Lưu ý:  x  được gọi là phần nguyên của x , đó chính là số nguyên lớn nhất không lớn hơn
x , ví dụ như  2 = 2 ; 3, 4 = 3 ;  −1, 2 = −2 .
- Trên màn quan sát, chỉ những chỗ hai vân tối của hai bức xạ trùng nhau mới tạo ra vạch
tối cho nên số vạch tối cũng chính là số vân tối trùng.
Bài tập 9: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là
a = 1 mm , khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D = 2 m . Nguồn sáng dùng trong thí
nghiệm gồm hai bức xạ có bước sóng 1 = 0, 45 μm và 2 = 0, 63 μm . Trên màn quan sát, bề
rộng miền giao thoa là L = 15 mm . Số vạch tối có trong miền giao thoa là
A. 2. B. 16. C. 12. D. 26.
Bài giải:
1
k1 +
Vân tối của 1 trùng vân tối của 2 thì 2 = 2 = 7 .
1 1 5
k2 +
2
D D
Suy ra khoảng vân tối trùng là i = 7 1 hoặc i = 5 2 . Thay số ta được
a a
D −6
0, 45.10 .2
i = 7. 1 = 7. = 6,3.10−3 m = 6,3 mm .
a 1.10−3
Số vạch tối trên miền giao thoa cũng chính là số vân tối trùng và bằng
 L 1  15 1
N = 2  +  = 2 +  = 2.1, 69 = 2.1 = 2 .
 2i 2   2.6,3 2 
Bài tập 10: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là
1 mm , khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m . Nguồn sáng dùng trong thí nghiệm
gồm hai bức xạ có bước sóng 0, 4 μm và 0, 6 μm . Bề rộng miền giao thoa là 15 mm . Số vạch
tối có trong miền giao thoa là
A. 6. B. 12. C. 26. D. 18.
Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 12
Chương 5. SÓNG ÁNH SÁNG Bài 2. Giao thoa ánh sáng
Bài tập 11: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là
a = 1 mm , khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D = 2 m . Nguồn sáng dùng trong thí
nghiệm gồm hai bức xạ có bước sóng 1 = 0, 4 μm và 2 = 0, 6 μm . Trên màn quan sát, gọi M, N
là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm O và cách vân trung tâm O lần lượt là
OM = 11 mm và ON = 5 mm . Trên đoạn MN, số vạch tối là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 7.
Bài giải:
1
k1 +
Vân tối của 1 trùng vân tối của 2 thì 2 = 2 = 3 .
1 1 2
k2 +
2
D D
Suy ra khoảng vân tối trùng là i = 3 1 hoặc i = 2 2 . Thay số ta được
a a
D −6
0, 4.10 .2
i = 3. 1 = 3. = 2, 4.10−3 m = 2, 4 mm .
a 1.10−3
Số vạch tối trên đoạn MN cũng chính là số vân tối trùng trên đoạn MN và bằng
 OM 1   ON 1   11 1   5 1 
N =  + − + = + − + = 5,1 −  2, 6 = 5 − 2 = 3 .
 i 2   i 2   2, 4 2   2, 4 2 
Bài tập 12: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là
1 mm , khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m . Nguồn sáng dùng trong thí nghiệm
gồm hai bức xạ có bước sóng 0, 4 μm và 0, 6 μm . Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở về
hai phía so với vân trung tâm O và cách vân trung tâm O lần lượt là OM = 13 mm và
ON = 4 mm . Trên đoạn MN, số vạch tối là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 7.

DẠNG 3. GIAO THOA Y-ÂNG VỚI BA ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng với ba bức xạ đơn sắc có bước sóng 1 , 2 và
3 thì trên màn quan sát có ba hệ vân giao thoa, một của 1 , một của 2 và một của 3 .
Vân sáng trung tâm là sự chồng chập của ba vân sáng bậc 0 của 1 , 2 và 3 . Ở về hai phía
vân sáng trung tâm có những vị trí mà vân sáng hai bức xạ chồng chập lên nhau, ta gọi chúng là
vân sáng nhị trùng, và có những vị trí mà vân sáng của ba bức xạ chồng chập lên nhau, ta gọi
chúng là các vân sáng tam trùng. Do đó, trên màn quan sát sẽ có bảy loại vạch sáng: vạch sáng
của 1 , vạch sáng của 2 , vạch sáng của 3 , vạch sáng trùng của 1 và 2 , vạch sáng trùng của
2 và 3 , vạch sáng trùng của 3 và 1 , vạch sáng trùng của cả 1 , 2 và 3 .
Nếu ba bức xạ 1 , 2 và 3 là ba bức xạ khả kiến thì trên màn quan sát sẽ có bảy loại vạch
sáng màu: vạch sáng màu của 1 , vạch sáng màu của 2 , vạch sáng màu của 3 , vạch sáng màu
của vân sáng trùng của 1 và 2 , vạch sáng màu của vân sáng trùng của 2 và 3 , vạch sáng
màu của vân sáng trùng của 3 và 1 , vạch sáng màu của vân sáng trùng của cả 1 , 2 và 3 .
Ngoài ra còn có những vị trí mà vân tối của cả ba bức xạ chồng chập lên nhau, ta gọi là các
vân tối trùng. Số vạch tối trên màn quan sát chính bằng số vân tối trùng.
Bài tập 1: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời ba bức
xạ đơn sắc có bước sóng là 1 = 0,42 μm , 2 = 0,56 μm và 3 = 0,63 μm . Trên màn quan sát,
trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống màu vân trung tâm, nếu hai vân sáng của
hai bức xạ trùng nhau ta chỉ tính là một vân sáng thì số vân sáng quan sát được là
A. 27. B. 26. C. 21. D. 23.
(Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2011)
Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 13
Chương 5. SÓNG ÁNH SÁNG Bài 2. Giao thoa ánh sáng
Bài giải:
Cách 1:
Vân sáng của ba bức xạ trùng nhau thì
k11 = k2 2 = k33 .
Thay số 1 = 0,42 μm , 2 = 0,56 μm và 3 = 0,63 μm vào ta đi đến kết quả
6k1 = 8k2 = 9k3 hay 2.3k1 = 23 k2 = 32 k3 .
Bội chung nhỏ nhất của bộ ba số 6, 8, 9 là BCNN ( 6,8,9 ) = 23.32 = 72 . Do đó ta có thể chọn
hai bộ số liên tiếp của ( k1 , k2 , k3 ) thoả biểu thức trên là
• k1 = k2 = k3 = 0 : ba vân sáng bậc 0 của ba bức xạ 1 , 2 và 3 trùng nhau, đây chính là
vân sáng trung tâm, có thể gọi là vân sáng tam trùng bậc 0,
• k1 = 12 , k2 = 9 , k3 = 8 : vân sáng bậc 12 của 1 trùng vân sáng bậc 9 của 2 trùng vân
sáng bậc 8 của 3 , có thể gọi là vân sáng tam trùng bậc 1.
Bây giờ ta đi tìm số vân sáng giữa hai vân sáng tam trùng bậc 0 và bậc 1 nói trên.
Nếu chỉ có giao thoa của 1 thì số vân sáng là N1 = 11 , chỉ có giao thoa của 2 thì số vân
sáng là N 2 = 8 , chỉ có giao thoa của 3 thì số vân sáng là N 3 = 7 .
k  4 8
Những vị trí mà vân sáng của 1 trùng vân sáng của 2 thì 1 = 2 = = = ... , ta chọn sao
k2 1 3 6
cho 0  k1  12, 0  k2  9 , ta thấy có hai cặp giá trị (k1 , k2 ) , tức là có N12 = 2 vị trí trùng.
k  9 18
Những vị trí mà vân sáng của 2 trùng vân sáng của 3 thì 2 = 3 = = = ... , ta chọn
k3 2 8 16
sao cho 0  k2  9, 0  k3  8 , ta thấy không có cặp giá trị (k2 , k3 ) nào thoả, không có vị trí
trùng, tức là N 23 = 0 .
k  2 4 6
Những vị trí mà vân sáng của 3 trùng vân sáng của 1 thì 3 = 1 = = = = ... , ta chọn
k1 3 3 6 9
sao cho 0  k1  12, 0  k2  9 , ta thấy có ba cặp giá trị ( k3 , k1 ) , tức là có N 31 = 3 vị trí trùng.
Vậy trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống màu vân trung tâm có số vân
sáng là
N s = N1 + N 2 + N 3 − N12 − N 23 − N 31 = 11 + 8 + 7 − 2 − 0 − 3 = 21 .
Cách 2:
Trước tiên, nhắc lại cách tìm bội chung nhỏ nhất.
a m
- Để tìm bội chung nhỏ nhất của hai số a và b thì ta nhập = được phân số tối giản là .
b n
Khi đó bội chung nhỏ nhất của a và b là BCNN (a, b) = an = bm . Nếu a và b nguyên thì có thể
dùng máy tính bấm LCM (a, b) = sẽ được bội chung nhỏ nhất của a và b.
- Để tìm bội chung nhỏ nhất của ba số a, b, c thì ta tìm bội chung nhỏ nhất của hai số a và b
trước, được kết quả là Bab . Sau đó ta tìm bội chung nhỏ nhất của số Bab với số c còn lại và được
kết quả là Babc , đó chính là bội chung nhỏ nhất của ba số a, b, c.
Bây giờ ta giải bài toán giao thoa nói trên như sau.
Lập tỉ số: 1 : 2 : 3 = a : b : c .
Tìm các bội chung nhỏ nhất: Bab = BCNN (a, b) , Bbc = BCNN (b, c ) ,
Bca = BCNN (c, a ) , Babc = BCNN (a, b, c) .
Số vân sáng giữa hai vân cùng màu vân sáng trung tâm là

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 14
Chương 5. SÓNG ÁNH SÁNG Bài 2. Giao thoa ánh sáng
 1 1 1   1 1 1 
Ns = Babc  + +  −  + +  .
 a b c   Bab Bbc Bca  
Áp dụng bằng số: 1 : 2 : 3 = 6 : 8 : 9 .
Bab = BCNN (6,8) = 24 , Bbc = BCNN (8,9) = 72 ,
Bca = BCNN (9, 6) = 18 , Babc = BCNN (6,8,9) = 72 ,
 1 1 1   1 1 1 
Ns = 72  + +  −  + +   = 21 .
 6 8 9   24 72 18  
Bài tập 2: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời ba bức
xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là 0, 45 μm , 0,54 μm và 0, 72 μm . Trên màn quan sát, trong
khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống màu vân trung tâm, nếu hai vân sáng của hai
bức xạ trùng nhau ta chỉ tính là một vân sáng thì số vân sáng quan sát được là
A. 45. B. 46. C. 48. D. 47.
Bài tập 3: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời ba bức
xạ đơn sắc có bước sóng là 1 = 0, 4 μm , 2 = 0,5 μm và 3 = 0, 6 μm , khoảng cách giữa hai
khe hẹp là a = 1 mm , khoảng cách từ hai khe hẹp đến màn quan sát là D = 2 m . Trường giao
thoa trên màn có độ rộng L = 6 cm . Tổng số vân sáng cùng màu với vân trung tâm là
A. 3. B. 7. C. 5. D. 9.
Bài giải:
Ta có khoảng vân của từng bức xạ 1 , 2 , 3 là
D D D
i1 = 1 = 0,8 mm , i2 = 2 = 1, 0 mm , i3 = 3 = 1, 2 mm .
a a a
Khoảng vân sáng trùng của ba bức xạ là bội chung nhỏ nhất của i1 , i2 và i3 , cụ thể là
i = BCNN ( i1 , i2 , i3 ) = 12 mm .
Số vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm trên trường giao thoa là
 L   60 
Ns = 2   + 1 = 2  + 1 = 2. 2,5 + 1 = 2.2 + 1 = 5 .
 2i   2.12 
Bài tập 4: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời ba bức
xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là 0, 4 μm , 0,5 μm và 0, 6 μm , khoảng cách giữa hai khe hẹp
là 1 mm , khoảng cách từ hai khe hẹp đến màn quan sát là 2 m . Trường giao thoa trên màn có độ
rộng 7 cm . Tổng số vân sáng cùng màu với vân trung tâm là
A. 3. B. 7. C. 5. D. 9.

DẠNG 4. GIAO THOA Y-ÂNG VỚI ÁNH SÁNG TRẮNG

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng trắng thì hệ thống vân giao thoa của các ánh
sáng đơn sắc khác nhau sẽ không trùng khít với nhau. Tất cả các ánh sáng đơn sắc có trong ánh
sáng trắng đều cho vân sáng bậc 0 trùng nhau nên vân sáng trung tâm là vân sáng trắng và là vân
sáng trắng duy nhất, gọi là vân trắng chính giữa.
Ở hai bên vân trắng chính giữa có những dải màu như cầu vồng, màu tím gần vân trắng chính
giữa hơn so với màu đỏ.
Thường thì ta chỉ quan sát thấy vài dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím ở hai bên và gần
vân trắng chính giữa, ở khoảng cách xa hơn sẽ có sự chồng chập của các dải màu nên ta không
thấy rõ sự biến thiên màu từ đỏ đến tím.
1. Bài toán những bức xạ cho vân sáng tại toạ độ x trên màn quan sát
- Bức xạ đơn sắc có bước sóng  cho vân sáng tại toạ độ x thì

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 15
Chương 5. SÓNG ÁNH SÁNG Bài 2. Giao thoa ánh sáng
D ax ax
x=k hay k = hay  = .
a D kD
- Ánh sáng trắng có bước sóng  từ λt (ánh sáng tím) đến λđ (ánh sáng đỏ) thì ta có
t    đ .
Kết hợp hai phương trình trên ta có
ax ax
k (k  Z ) .
đ D t D
Bài tập 1: Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp
là a = 1 mm , khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D = 2 m . Hai khe được chiếu bằng
ánh sáng trắng có bước sóng từ t = 0,38 µm (ánh sáng tím) đến đ = 0, 76 µm (ánh sáng đỏ).
Trên màn quan sát, xét điểm P cách vân sáng trung tâm đoạn xP = 4 mm . Xác định bước sóng
của những ánh sáng đơn sắc cho vân sáng tại P.
Bài giải:
Bức xạ đơn sắc có bước sóng  cho vân sáng tại P thì
D
xP = k (k  Z ) .
a
ax 1.10−3.4.10−3 2.10−6 2
Suy ra = P = = m = μm .
kD k .2 k k
2
Mà 0,38 μm    0, 76 μm nên ta có 0,38 μm  μm  0, 76 μm hay
k
2 2
 2,63  k   5,26 ,
0,76 0,28
k = 3, 4, 5.
Vậy có ba ánh sáng đơn sắc cho vân sáng tại P với bước sóng lần lượt là
2 2
1 = μm = μm  0, 67 μm (ánh sáng đỏ),
k1 3
2 2
2 = μm = μm = 0,50 μm (ánh sáng lam),
k2 4
2 2
3 = μm = μm = 0, 40 μm (ánh sáng tím).
k3 5
2
Ghi chú: Khi đã tìm được  = μm thì ta có thể dùng chức năng TABLE ở máy tính để giải,
k
2
ta nhập hàm f ( x) = , với x là số nguyên k và f ( x) chính là bước sóng  . Sau đó ta dò tìm
x
x nguyên (tức là k) sao cho f ( x) (tức là  ) nằm trong khoảng từ 0,38 µm đến 0,76 µm ta sẽ
được nhanh kết quả như sau
x f ( x)
1 2
2 1
3 0.6666
4 0.5
5 0.4
6 0.3333
Ta thấy có ba giá trị của x là 3, 4, 5 mà f ( x) nằm trong khoảng từ 0,38 µm đến 0, 76 µm .
Vậy có ba bức xạ đơn sắc cho vân sáng tại P, ba bức xạ này có bước sóng lần lượt là
1  0, 67 μm (ánh sáng đỏ), 2 = 0,50 μm (ánh sáng lam) và 3 = 0, 40 μm (ánh sáng tím).

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 16
Chương 5. SÓNG ÁNH SÁNG Bài 2. Giao thoa ánh sáng
Bài tập 2: Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp
là 1 mm , khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m . Hai khe được chiếu bằng ánh sáng
trắng có bước sóng từ 0,38 µm đến 0, 76 µm . Trên màn quan sát, xét điểm P cách vân sáng
trung tâm 3 mm . Bước sóng của những ánh sáng đơn sắc cho vân sáng tại P là
A. 0,50 μm ; 0, 60 μm . B. 0,50 μm ; 0, 75 μm .
C. 0, 60 μm ; 0, 75 μm . D. 0,38 μm ; 0, 76 μm .
Bài tập 3: Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là
a = 0,5 mm , khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D = 2 m . Nguồn sáng phát ánh sáng
trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm . M là một điểm trên màn, cách vân sáng trung tâm
2 cm . Trong các bức xạ cho vân sáng tại M, bức xạ có bước sóng dài nhất là
A. 417 nm. B. 714 nm. C. 570 nm. D. 760 nm.
(Đề thi minh hoạ của Bộ GD & ĐT năm 2017)
Bài giải:
Gọi  là bước sóng của những ánh sáng đơn sắc cho vân sáng tại M.
Tọa độ của những vân sáng tại M là
D
xM = k (k  Z ) .
a
ax 0,5.10−3.2.10−2 5.10−6 5000
Suy ra = M = = m= nm .
kD k .2 k k
5000
Dùng chức năng TABLE ở máy tính để giải, ta nhập hàm f ( x) = , với x là số nguyên
x
k và f ( x) chính là bước sóng  . Sau đó ta dò tìm x nguyên (tức là k) sao cho f ( x) (tức là  )
nằm trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm ta sẽ được nhanh kết quả như sau
x f ( x)
6 833.33
7 714.28
8 625
9 555.55
10 500
11 454.54
12 416.66
13 384.61
14 357.14
Ta thấy có bảy giá trị nguyên của x (tức là k) là 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 mà f ( x) (tức là  )
nằm trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm . Vậy có bảy bức xạ đơn sắc cho vân sáng tại M, bảy
bức xạ này có bước sóng lần lượt là 714, 28 nm , 625 nm , 555,55 nm , 500 nm , 454,54 nm ,
416, 66 nm , 384, 61 nm , trong đó bức xạ có bước sóng dài nhất là 714, 28 nm .
Bài tập 4: Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là
0,5 mm , khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m . Nguồn sáng phát ánh sáng trắng có
bước sóng từ 0,380 μm đến 0, 760 μm . M là một điểm trên màn, cách vân sáng trung tâm
3 cm . Trong các bức xạ cho vân sáng tại M, bức xạ có bước sóng ngắn nhất là
A. 0,375 μm . B. 0,395 μm . C. 0, 417 μm . D. 0, 441 μm .
Bài tập 5: * Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là
0,5 mm , khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn quan sát là 2 m . Nguồn sáng phát ra
vô số ánh sáng đơn sắc có bước sóng biến thiên liên tục từ 380 nm đến 750 nm . Trên màn,
khoảng cách gần nhất từ vân sáng trung tâm đến vị trí mà ở đó có hai bức xạ cho vân sáng là
A. 9,12 mm. B. 4,56 mm. C. 6,08 mm. D. 3,04 mm.
(Đề thi THPT Quốc gia năm 2016)
Bài giải:
Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 17
Chương 5. SÓNG ÁNH SÁNG Bài 2. Giao thoa ánh sáng
Trong chùm ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 750 nm thì ánh sáng đơn sắc có bước
sóng ngắn nhất là min = 380 nm sẽ có khoảng vân nhỏ nhất hay nói cách khác là vân sáng bậc 1
của đơn sắc min sẽ gần vân trung tâm nhất so với vân sáng bậc 1 của các đơn sắc có bước sóng
dài hơn. Do đó, tính từ vân sáng trung tâm trở ra hai phía thì sẽ gặp vân sáng trùng đầu tiên là
vân sáng trùng của đơn sắc min với một đơn sắc  nào đó.
Vậy vị trí gần vân trung tâm nhất mà ở đó có hai bức xạ cho vân sáng thì đó phải là vị trí mà
vân sáng bậc k + 1 với k bé nhất của bức xạ min trùng với vân sáng bậc k của bức xạ có bước
sóng  nào đó, tức là
 D D
(k + 1) min = k .
a a
 1  1
Suy ra  = min 1 +  = 380 1 +  (nm) .
 k  k
Vì min = 380 nm    max = 750 nm nên
 1
380  380 1 +   750 .
 k
Từ đây suy ra k nhỏ nhất bằng 2, tức là kmin = 2 .
Vậy khoảng cách gần nhất từ vân sáng trung tâm đến vị trí mà ở đó có hai bức xạ cho vân
sáng chính là khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng bậc 3 của bức xạ min và bằng
min D 380.10−9.2
(k min + 1) = (2 + 1) −3
= 4,56.10−3 m = 4,56 mm .
a 0,5.10
 1
Ghi chú: Khi đã tìm được  = 380 1 +  (nm) thì ta có thể dùng chức năng TABLE ở máy
 k
 1
tính để giải, ta nhập hàm f ( x) = 380 1 +  , với x là số nguyên k và f ( x) là bước sóng  .
 x
Sau đó ta dò tìm x nguyên (tức là k) sao cho f ( x) (tức là  ) nằm trong khoảng từ 380 nm đến
750 nm ta sẽ được nhanh kết quả như sau
x f ( x)
1 760
2 570
3 506.66
Ta thấy x nhỏ nhất là minx = 2 hay min = 2 mà tương ứng là f ( x) = 570 nm hay
k
 = 570 nm nằm trong giới hạn từ 380 nm đến 750 nm.
Vậy khoảng cách gần nhất từ vân sáng trung tâm đến vị trí mà ở đó có hai bức xạ cho vân
sáng chính là khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng bậc 3 của bức xạ min và bằng
min D 380.10−9.2
(k min + 1) = (2 + 1) −3
= 4,56.10−3 m = 4,56 mm .
a 0,5.10
Vị trí gần vân trung tâm nhất mà ở đó có hai bức xạ cho vân sáng đó là vị trí mà vân sáng bậc
3 của bức xạ có bước sóng 380 nm trùng vân sáng bậc 2 của bức xạ có bước sóng 570 nm.
Ghi nhớ: Khoảng cách gần nhất từ vân sáng trung tâm đến vị trí mà ở đó có n bức xạ cho vân
sáng là
 D
d min = ( kmin + 1) min
a
max
với kmin là phần nguyên của (n − 1) .
max − min

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 18
Chương 5. SÓNG ÁNH SÁNG Bài 2. Giao thoa ánh sáng
Bài tập 6: * Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là
0,5 mm , khoảng cách từ hai khe tới màn quan sát là 2 m . Nguồn sáng phát ra vô số ánh sáng
đơn sắc có bước sóng biến thiên liên tục từ 0,38 μm đến 0, 75 μm . Trên màn, khoảng cách gần
nhất từ vân sáng trung tâm đến vị trí mà ở đó có 3 bức xạ cho vân sáng là
A. 6,1 mm. B. 7,6 mm. C. 12,1 mm. D. 4,6 mm.
2. Bài toán độ rộng của quang phổ bậc k có màu như cầu vồng
Trong giao thoa ánh sáng trắng có bước sóng từ λt (ánh sáng tím) đến λđ (ánh sáng đỏ) thì
bề rộng quang phổ nhìn thấy (dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím) bậc k là
D
x = xđ − xt = k (đ − t ) = k (iđ − it ) .
a
Bài tập 7: Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là
a = 0,5 mm , khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D = 2 m . Hai khe được chiếu bằng
ánh sáng trắng có bước sóng từ t = 0,38 μm (ánh sáng tím) đến đ = 0, 76 μm (ánh sáng đỏ).
Tính bề rộng của dải quang phổ có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím gần vân trung tâm nhất.
Bài giải:
Quang phổ có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím gần vân trung tâm nhất đó chính là quang
phổ bậc 1, độ rộng của quang phổ bậc 1 là
D 2
x1 = (đ − t ) = −3
(0, 76.10−6 − 0,38.10−6 ) = 1,52.10−3 m = 1,52 mm .
a 0,5.10
Bài tập 8: Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là
0,5 mm , khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m . Hai khe được chiếu bằng ánh sáng
trắng có bước sóng từ 0,38 μm (ánh sáng tím) đến 0, 75 μm (ánh sáng đỏ). Trên màn, vùng
chồng chập của quang phổ liên tục bậc 2 và bậc 3 có độ rộng bằng
A. 1,52 mm. B. 5,96 mm. C. 3,00 mm. D. 1,44 mm.
Bài tập 9: Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là
a = 0,5 mm , khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D = 2 m . Hai khe được chiếu bằng
ánh sáng trắng có bước sóng từ t = 0,38 μm (ánh sáng tím) đến đ = 0, 76 μm (ánh sáng đỏ).
Tính độ rộng của quang phổ bậc 1, bậc 2, bậc 3 và cho biết các quang phổ này có chồng lên nhau
hay không?
Bài giải:
Quang phổ bậc 1, bậc 2, bậc 3 có độ rộng lần lượt là
D 2
x1 = (đ − t ) = −3
(0, 76.10−6 − 0,38.10−6 ) = 1,52.10−3 m = 1,52 mm ,
a 0,5.10
D 2
x2 = 2 (đ − t ) = 2 −3
(0, 76.10−6 − 0,38.10 −6 ) = 3, 04.10 −3 m = 3, 04 mm ,
a 0,5.10
D 2
x3 = 3 (đ − t ) = 2 −3
(0, 76.10−6 − 0,38.10−6 ) = 4,56.10 −3 m = 4,56 mm .
a 0,5.10
Toạ độ của vân sáng bậc 1 màu đỏ (0,76 µm), vân sáng bậc 2 màu tím (0,38 µm) lần lượt là
 D 0, 76.10−6.2
x1đ = đ = = 3, 04.10−3 m = 3, 04 mm ,
a 0,5
D 0,38.10−6.2
x2t = 2 t = 2 = 3, 04.10−3 m = 3, 04 mm .
a 0,5
Như vậy, quang phổ bậc 1 không chồng lên quang phổ bậc 2 mà rìa màu đỏ của quang phổ
bậc 1 vừa tiếp giáp với rìa màu tím của quang phổ bậc 2.
Toạ độ của vân sáng bậc 2 màu đỏ (0,76 µm), vân sáng bậc 3 màu tím (0,38 µm) lần lượt là
D 0, 76.10−6.2
x2đ = 2 đ = 2 = 6, 08.10−3 m = 6, 08 mm ,
a 0,5

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 19
Chương 5. SÓNG ÁNH SÁNG Bài 2. Giao thoa ánh sáng
t D 0,38.10−6.2
x3t = 3 =3 = 4,56.10−3 m = 4,56 mm .
a 0,5
Như vậy, quang phổ bậc 2 chồng lên quang phổ bậc 3 với độ rộng của vùng chồng lên nhau là
x2đ − x3 t = 6, 08 − 4,56 = 1,52 mm .
Bài tập 10: * Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe
là 0,5 mm , khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m . Hai khe được chiếu bằng ánh sáng
có bước sóng biến thiên liên tục từ 0, 47 μm (ánh sáng lam) đến 0, 62 μm (ánh sáng cam). Trên
màn, vùng hẹp nhất mà ở đó không có bức xạ nào cho vân sáng có độ rộng bằng
A. 0,60 mm. B. 3,68 mm. C. 0,08 mm. D. 0,68 mm.

DẠNG 5. CHIẾT SUẤT CỦA MÔI TRƯỜNG VÀ BƯỚC SÓNG ÁNH SÁNG

- Màu sắc của ánh sáng khả kiến do tần số ánh sáng quyết định. Khi ánh sáng khả kiến truyền
từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số ánh sáng không thay đổi nên màu sắc ánh
sáng không thay đổi.
- Chiết suất n của một môi trường trong suốt đồng nhất có giá trị phụ thuộc vào tần số f và
bước sóng  của ánh sáng theo công thức
c c
n= =
v f
với c = 3.10 m/s là tốc độ của ánh sáng trong chân không.
8

Ta thấy chiết suất của môi trường đối với ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì càng lớn.
- Ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong chân không hoặc không khí là  thì trong môi trường
trong suốt có chiết suất n nó có bước sóng ngắn đi n lần

 = .
n
Bài tập 1: Từ trong không khí, một chùm sáng hẹp song song đơn sắc đỏ có bước sóng
 = 0, 759 µm được chiếu xiên góc đến một mặt nước. Tốc độ truyền ánh sáng trong không khí
gần bằng tốc độ truyền ánh sáng trong chân không và gần bằng c = 3.108 m/s . Biết chiết suất của
nước đối với ánh sáng đơn sắc đỏ ở trên là n = 1,329 . Trong nước, chùm sáng khúc xạ này có
màu gì? Tính bước sóng   của chùm sáng khúc xạ vào trong nước.
Bài giải:
Khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số của chùm sáng là không thay
đổi. Mà màu sắc của ánh sáng là do tần số quyết định nên chùm sáng khúc xạ vào trong nước có
màu đỏ.
Trong không khí, chùm sáng đơn sắc đỏ có bước sóng  xác định theo tần số f và tốc độ
truyền c của nó là
c
= .
f
Trong nước, chùm sáng khúc xạ có bước sóng   xác định theo tần số f (tần số không thay
đổi) và tốc độ truyền v của nó là
v
 = .
f
Chiết suất n của nước đối với ánh sáng đơn sắc truyền trong nước với tốc độ v là
c
n= .
v
Từ ba phương trình trên ta có
 v 1  0, 759 μm
= = hay   = =  0,571 μm .
 c n n 1,329

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 20
Chương 5. SÓNG ÁNH SÁNG Bài 2. Giao thoa ánh sáng
Bài tập 2: Một ánh sáng đơn sắc khi truyền từ thuỷ tinh vào nước thì tốc độ ánh sáng tăng
4
1,35 lần. Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng này là . Khi ánh sáng này truyền từ thuỷ
3
tinh ra không khí thì bước sóng của nó
A. tăng 1,35 lần. B. tăng 1,8 lần. C. giảm 1,35 lần. D. giảm 1,8 lần.
(Đề thi tham khảo năm 2017)
Bài tập 3: Bảng bên cho biết màu sắc và Màu sắc và bước sóng của ánh sáng khả kiến
bước sóng của ánh sáng khả kiến. Từ trong Bước sóng λ (μm)
không khí, một chùm sáng hẹp song song có Màu sắc ánh sáng
(trong chân không)
bước sóng  = 0,560 µm được chiếu xiên Đỏ 0,640 ÷ 0,760
góc đến mặt một chất lỏng trong suốt đồng Cam 0,590 ÷ 0,650
nhất. Tốc độ truyền ánh sáng trong không khí Vàng 0,570 ÷ 0,600
gần bằng tốc độ truyền ánh sáng trong chân Lục 0,500 ÷ 0,575
không và gần bằng c = 3.108 m/s . Biết chiết Lam 0,450 ÷ 0,510
suất của chất lỏng đối với ánh sáng trên là Chàm 0,430 ÷ 0,460
n = 1,336 . Hỏi chùm sáng khúc xạ vào trong Tím 0,380 ÷ 0,440
chất lỏng có bước sóng bao nhiêu, có màu gì?
A. 0,419 µm, tím. B. 0,419 µm, lục. C. 0,748 µm, đỏ. D. 0,560 µm, lục.
Bài giải:
Bước sóng của chùm sáng này trong không khí là  = 0,560 µm , đối chiếu với bảng bước
sóng và màu sắc ánh sáng ta thấy chùm sáng này có màu lục.
Khi ánh sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số của ánh sáng không
thay đổi. Mà màu sắc của ánh sáng do tần số quyết định nên chùm sáng khúc xạ vào trong chất
lỏng vẫn có màu lục.
Áp dụng kết quả đã chứng minh ở bài tập ngay trên ta tính được bước sóng của chùm sáng
khúc xạ vào trong chất lỏng là
 0,560 μm
 = =  0, 419 μm .
n 1,336
Bài tập 4: Trong không khí, ánh sáng khả kiến (ánh sáng nhìn thấy) có bước sóng trong
khoảng từ 0,38 μm (ánh sáng tím) đến 0,76 μm (ánh sáng đỏ). Từ trong không khí, chiếu xiên
góc một chùm sáng hẹp song song có bước sóng 0,38 μm đến gặp mặt nước thì chùm sáng khúc
xạ vào trong nước
A. là chùm tử ngoại. B. có bước sóng lớn hơn 0,38 μm.
C. có màu lục. D. có màu tím.

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 21

You might also like