You are on page 1of 38

LỜI NÓI ĐẦU

Trong sự phát triển của Việt Nam hiện nay, ngành Máy thuỷ khí càng ngày càng chiếm
một vai trò to lớn và quan trọng. Xuất hiện hầu hết trong các sản phẩm của ngành công
nghiệp cũng như các ngành khác, tối quan trọng trong giao thông vận tải, vận chuyển,
bốc dỡ hàng hoá, xây dựng cũng như nhiều ngành khác, ngành máy thuỷ khí luôn tự
khẳng định tầm quan trọng lớn lao của mình đối với sự phát triển kinh tế. Công nghệ
truyền động và điều khiển hê thống thuỷ lực đã và đang có nhiều bước tiến mạnh mẽ.
Với khả năng tự động hóa cao, hoạt động an toàn, các máy móc thiết bị thủy lực có mặt
rộng rãi ở mọi lĩnh vực trong nền kinh tế : xây dựng, giao thông, quốc phòng,…. Trong
đó, bàn nâng xe máy là một phần nhỏ nhưng cũng có những ý nghĩa quan trọng đối với
một nền kinh tế đang phát triển mà phương tiện lưu thông của con người chủ yếu còn
là xe máy. Việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo một sản phẩm bàn nâng tối ưu về nhiều
mặt còn cần thực hiện để đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Việc thực hiện đồ án
Máy thuỷ lực thể tích về đề tài này cũng nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra của thực tế
hiện nay. Những phần sau đây,đồ án Máy thể tích sẽ trình bày trinh tự thiết kế, tính
toán, lựa chọn các phần tử của bàn nâng xe máy. Mặc dù những người thực hiện đã rất
cố gắng nỗ lực tuy nhiên do hạn chế về mặt kiến thức cũng như chưa có nhiều kinh
nghiệm thực tế về chuyên môn nên đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót về mặt
nội dung cũng như trong cách trình bày nên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các thầy, côgiáo, các bạn và những người quan tâm tới đồ án này để đồ án thêm
hoàn thiện và mang tính thực tiễn cao hơn.

Trang 1
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1


Chương 1 . GIỚI THIỆU 3
1.1. Giới thiệu chung về bàn nâng xe máy 3
1.2. Các loại bàn nâng xe máy 3
1.3. Mục đích của đồ án Máy thuỷ lực thể tích 6
Chương 2 : KẾT CẤU CHUNG CỦA BÀN NÂNG XE MÁY 7
2.1. Kết cấu cơkhí chung bàn nâng xe máy 7
2.2. Sơ đồ hệ thống thủy lực của bàn nâng 8
2.3. Hệ thống điện điều khiển 9
2.4. Nguyên lý hoạt động của bàn nâng xe máy 10
2.5. Phương án bố trí xy lanh thủy lực 11
Chương 3 : TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ CÁC CHI TIẾT CỦA BÀN NÂNG 13
3.1. Kết cấu cơ khí 13
3.2. Tính toán, thiết kế, lựa chọn các phần tử thủy lực của bàn nâng 21
3.2.1. Tính toán thiết kế xy lanh 21
3.2.2. Tính chọn bơm nguồn và động cơ kéo bơm 22
KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

ii
Trang 2
Chương 1: GIỚI THIỆU

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BÀN NÂNG XE MÁY


Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ là sự phát triển nhanh chóng cả về số
lượng và chất lượng của các phương tiện giao thông nói chung và những phương tiện
giao thông đường bộ nói riêng. Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển, việc tiếp
cận công nghệ đã khiến đất nước có sự thay đổi rõ rệt về mọi lĩnh vực khác nhau.
Trong đó kể đến là sự tăng nhanh một cách chóng mặt của các phương tiện giao thông
đường bộ, đặc biệt là xe máy. Theo thống kê năm 2015 của bộ Giao Thông Vận Tải thì
cả nước đã có tới 39 triệu xe máy các loại, vượt dự kiến là đến năm 2020 cả nước có
khoảng 36 triệu xe máy các loại. Số lượng xe máy lớn nên yêu cầu cho việc sửa chữa
và bảo dưỡng cũng tăng cao. Đáp ứng cho nhu cầu ấy, bàn nâng xe máy đã được thiết
kế và sản xuất ra nhằm mục đích làm cho việc sửa chữa và bảo dưỡng các loại xe được
nhanh hơn và góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí. Vì vậy có thể nói rằng bàn nâng
xe máy đóng góp một phần vai trò quan trọng trong việc sửa chữa xe máy và làm cho
công việc sửa chữa, bảo dưỡng xe máy dần đi vào quá trình tự động, từ đó giúp tiết
kiệm thời gian không cần thiết và nâng cao chất lượng công việc làm tăng các giá trị
thặng dư cho xã hội. Trong máy thủy lực thể tích này, bàn nâng xe máy sẽ được xem
xét cụ thể về kết cấu và tác dụng của nó trong đời sống.
1.2. CÁC LOẠI BÀN NÂNG XE MÁY
Bàn nâng xe máy nói chung có thể được chia theo nhiều tiêu chí khác nhau nhưng
chủ yếu được chia làm 2 loại dựa theo tiêu chí:
• Theo vị trí đặt bàn nâng xe được chia ra làm:
- Bàn nâng âm: bàn nâng đặt chìm xuống dưới mặt sàn
- Bàn nâng dương: bàn nâng đặt trên mặt sàn
• Theo cách hoạt động bàn nâng chia làm:
- Bàn nâng hoạt động bằng thủy lực
- Bàn nâng hoạt động bằng điện- thủy lực

ii
Trang 3
 Bàn nâng dương: Bàn nâng được đặt trên mặt nền, dễ dàng di chuyển, được
dùng trong các khu dịch vụ sửa chữa xe máy có không gian rộng. Bàn nâng
dương thường được thiết kế có thêm tấm lên xuống để đưa xe lên và xuống khỏi
bàn nâng trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng.

Hình 1.1: Bàn nâng đặt dương

 Bàn nâng âm: Bàn nâng được đặt âm dưới mặt nền của xưởng, thường được đặt
ở những vị trí cố định tính toán trước. Khi hạ xuống kín khít với mặt nền nên
không cần kết cấu để đưa xe lên xuống bàn nâng. Bàn nâng loại này thường bố
trí trong các xưởng hạn chế về không gian, khi bàn nâng hạ, không gian làm
việc được giải phóng khá nhiều.

Hình 1.2: Bàn nâng đặt âm

ii
Trang 4
 Bàn nâng điều khiển bằng cơ - thủy lực: là loại bàn nâng dùng lực của người
sinh ra lực dẫn truyền cho hệ thống thủy lực hoạt động, như trong Hình 1.3.

Hình 1.3: Bàn nâng điều khiển bằng cơ- thủy lực

 Bàn nâng điều khiển bằng điện- thủy lực: Bàn nâng xe máy điện thuỷ lực sử
dụng điện điều khiển hệ thống thuỷ lực để nâng hạ xe máy. Nó có rất nhiều ưu
điểm, đáp ứng tốt các yêu cầu làm việc, tạo thuận lợi cho thợ sửa chữa, bảo
dưỡng.

Hinh 1.4: Bàn nâng xe máy điều khiển bằng điện- thủy lực
Trong đó, bàn nâng điều khiển bằng điện- thủy lực chiếm tỉ lệ nhiều nhất bởi tính
năng đơn giản và tiện dụng của nó.

ii
Trang 5
1.3. MỤC ĐÍCH CỦA BÀN NÂNG XE MÁY:
Bàn nâng xe máy điều khiển bằng điện – thủy lực sẽ được nghiên cứu, thiết kế và
tìm hiểu một vài quy trình chế tạo. Các hệ thống và nguyên lý làm việc của chúng sẽ
được nghiên cứu và nói đến một cách đầy đủ cũng như các phương án thiết kế khác
nhau sẽ được đưa ra để nhằm tối ưu hóa đối tượng thiết kế. Sau

đây, chúng ta nói tổng quát về bàn nâng xe máy điều khiển bằng điện- thủy lực bao
gồm các hệ thống sau:
+ Hệ thống cơ khí: đảm bảo chức năng liên kết các phần tử và chịu lực.
+ Hệ thống điện là nguồn cấp năng lượng điện cho mô-tơ quay để bơm bơm dầu
vào hệ thống thủy lực.
+ Hệ thống thủy lực đảm nhiệm chức năng nâng và hạ hệ thống tùy theo giai đoạn
làm việc của bàn nâng.

ii
Trang 6
Chương 2: KẾT CẤU CHUNG
CỦA BÀN NÂNG XE MÁY

2.1- KẾT CẤU CƠ KHÍ CHUNG CỦA BÀN NÂNG


Bàn nâng xe máy có mục đích nâng xe máy lên một độ cao thích hợp để phù hợp
cho công tác sửa chữa và bảo dưỡng. Theo yêu cầu thiết kế bàn nâng với tải trọng là
300kg, kích thước thiết bị 2000600200(mm) nên bàn nâng được thiết kế gồm 1 xylanh
thuỷ lực nhưHình 2.1:

4
6

7
3 8
2
1

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

a)

2000

200

b)
Hình 2.1. Kết cấu cơ khí bàn nâng: a) ở vị trí cao nhất;b) ở vị trí thấp nhất
ii
Trang 7
Chú thích:
1- Ray trượt 10- Thanh chéo trong
2- Tấm lên xuống 11- Tai bắt chốt an toàn
3- Khung đỡ mặt trên 12- Bàn đạp
4- Tấm nhám 13- Thanh chéo ngoài
5- Mặt trên bàn nâng 14- Xy lanh
6- Bộ nguồn dầu 15- Chốt bắt xy lanh
7- Thanh kê dưới 16- Tai bắt xy lanh
8- Thanh dọc dưới 17- Thanh đỡ ngang di động
9- Thanh đỡ ngang cố định 18- Con trượt

2.2- SƠ ĐỒ HỆ THỐNG THỦY LỰC CỦA BÀN NÂNG


Hệ thống thuỷ lực của bàn nâng được thiết kế như Hình 2.2. Hệ thống bao gồm: Thùng
dầu (1), bơm ( 2), động cơ điện (3), van một chiều (4), van 2/2 điều khiển bẳng điện từ
có lò xo hồi vị (5), xy lanh (6).

6 Chú thích:

1- Thùng dầu
5
2- Bơm
3- Động cơ điện
4- Van 1 chiều
5- Van 2/2 điều khiển bằng
4 điện từ, có lò xo hồi vị
6- Xylanh

3 2

M
1

Hình 2.2: Sơ đồ chung hệ thống thuỷ lực

 Nguyên lý làm việc:


- Khi ta cấp điện cho động cơ điện (3), động cơ điện (3) hoạt động dẫn động momen
xoắn cho bơm bánh răng (2) quay và cấp dầu trực tiếp vào xylanh (6), làm cho xylanh
(6) chuyển động đi lên trên.

ii
Trang 8
- Khi muốn xylanh (6) đi xuống ta dừng cấp điện cho động cơ (3), đồng thời cấp điện
vào cuộn điện từ của van (5). Van (5) chuyển sang vị trí mới, nối thông đường dầu về
thùng dầu (1) qua nó. Sức nặng của tải sẽ làm cho dầu đi qua van (5) và hồi về thùng
dầu. Dầu không chảy ngược lại về bơm vì có van 1 chiều số (4).
2.3- HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN

Thiết bị nâng xe máy điện – thuỷ lực dùng hệ thống điều khiển điện. Nó sử dụng điện
điều khiển các chuyển động nâng, hạ, dừng bàn nâng thuỷ lực, phục vụ cho việc sửa
chữa xe máy được thuận lợi. Hệ thống điện đồng thời cung cấp điện cho động cơ hoạt
động kéo bơm của hệ thống thuỷ lực, cấp năng lượng cho thiết bị hoạt động.
Hệ thống điện trong thiết bị làm 2 nhiệm vụ chính như sau:
+ Điều khiển van phân phối
+ Cung cấp điện cho động cơ dẫn động bơm
- Điện được sử dụng cho thiết bị là nguồn 220V- 50Hz
- Các phần tử điện cần sử dụng :
1- Công tắc (số lượng: 2) 2- Động cơ (số lượng: 1) 3- Cuộn cảm (số lượng: 1)

L1
Xuông Lên

Cuôn cam Motor

Hình 2.3: Sơ đồ hệ thống điện của bàn nâng


ST2

ST1

Hình 2.4: Biểu đồ trạng thái

ii
Trang 9
2.4. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BÀN NÂNG XE MÁY
Khi xe máy có nhu cầu sửa chửa và bảo dưỡng, xe máy được đưa lên mặt trên của
bàn nâng. Quy trình hoạt động của bàn nâng được chia làm 3 trường hợp:
 Trường hợp nâng lên: Công nhân dùng chân nhấn lên bàn đạp (11) làm công tắc
đóng để cấp điện cho động cơ trong bộ nguồn dầu(5) quay. Động cơ dùng điện
năng xoay chiều một pha với tốc độ vòng quay 1400 v/phdẫn truyền momen
xoắn cho bơmnằm trong bộ nguồn dầu (5) quay. Bơm quay sẽ cấp dầu qua van
một chiều để đưa thẳng vào xylanh (13). Trong trường hợp nâng thì van 2/2
trong bộ nguồn dầu (5) đang ở trạng thái đóng do chưa được cấp điện. Cần
piston được đẩy đi lên, do cần piston được bắt vào thanh ngang nên sẽ làm cho
thanh chéo nâng (9) & (12) quay quanh trục ngang cố định (8); Đồng thời 2 cặp
con trượt (17) trượt trong rãnhtrượt để thu hẹp khoảng cách giữa 2 trục ngang
làm cho mặt trên bàn nâng (4) và xe máy đi lên.

 Trường hợp giữ tải: Khi nâng tải đến một chiều cao thích hợp, công nhân ngừng
tác động lên bàn đạp (11), công tắc được ngắt. Lúc đó động cơ ngừng hoạt
động, bơm ngừng cấp dầu vào xylanh. Do có van một chiều và van 2/2 ở vị trí
đóng nên dầu không chảy ngược lại được. Xylanh được giữ nguyên ở vị trí nâng
mong muốn. Sau đó ta có thể dùng chốt an toàn để giữ vị trí mong muốn này
nhằm tránh trường hợp xảy ra sự cố làm bàn nâng bị sập.

 Trường hợp hạ xuống: Sau khi quá trình sửa chữa và bảo dưỡng được hoàn tất
ta sẽ tiến hành hạ bàn nâng xuống. Quá trình này bắt đầu được thực hiện khi
công nhân rút chốt an toàn và đạp vào bàn đạp (11) để đóng công tắc nối với
van 2/2, cấp điện cho cuộn cảm của van phân phối 2/2. Van được chuyển vào vị
trí mở. Do đó áp lực của tải, dầu sẽ được thông qua van 2/2 về thùng mà không
quay ngược trở lại bơm vì có van 1 chiều. Quá trình hạ xuống các thanh và con
trượt sẽ chuyển động ngược lại với quá trình nâng như đã nói ở trên.

ii
Trang 10
2.5- PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ XYLANH THUỶ LỰC
Lực tác dụng lên mỗi đểm C, D, O và lực do xy lanh thủy lực tác dụng lên thanh BD
như trong Hình 2.5:

Viết phương trình cân bằng mô men cho điểm B:

M = P BD. cos α + P BO. cos α − F y BI . cos α − Fx BI . sin α = 0


B 4 2
(2.2)

F = F cos β
y
F = F sin β
x
Vì: (2.3)
P P
BD cosα + BO cosα − F BI cos α cos β − F BI sin α sin β = 0
4 2
nên: (2.4)
Chú thích:
Gmax: Tổng khối lượng của bàn nâng và xe
máy
P: Tổng trọng lực tác dụng lên bàn nâng
F: Lực nâng của xy lanh
Fx: Lực nâng của xy lanh chiếu lên phương x
Fy: Lực nâng của xy lanh chiếu lên phương y
: Góc tạo bởi thanh chéo và phương ngang
: Góc tạo bởi xy lanh và phương ngang
A, B,C, D: Các điểm ngàm cố định và di
động

ii
Trang 11
Hình 2.5: Sơ đồ phân tích lực tác dụng lên xy lanh với đầu cần piston bắt trên giao điểm 2
thanh chéo

Từ phương trình (2.3), lực do xy lanh tác dụng lên thanh BD là:
P P
BD cosα + BO cosα
F= 4 2
BI cosα cos β + BI sin α sin β
(2.5)
Khi mặt sàn nâng được nâng lên vị trí cao nhất, tương ứng với = 37,06, =59,46 thì:

P P
. BD. cosα + .BO. cosα
F= 4 2
BI cosα cos β + BI sin α sin β
3350 3350 1.16
. 1,16. cos 37,06 + . . cos 37,06
= 4 2 2
0,73. cos 37,06 . cos 59,46 + 0,73. sin 37,06. sin 59,46
 

= 2297, 35 N ≈ 2300 N

Khi mặt sàn nâng được hạ xuống vị trí thấp nhất, tương ứng với = 4,3, =10,4, thì:

P P 3350 3350 1,16


BD cos α + BO cos α 1,16 cos 4,3 + cos 4,3
F= 4 2 = 4 2 2
BI cos α cos β + BI sin α sin β 0,73 cos 4,3 cos 10,4 + 0,73 sin 4,3 sin 10,4
 

= 2669,27 N ≈ 2670 N

Do đó, lực tác dụng lớn nhất lên xy lanh thủy lực trong trường hợp này là:
Fmax = 2670N
Chương 3:TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ
CÁC CHI TIẾT CỦA BÀN NÂNG

3.1 KẾT CẤU CƠ KHÍ

4
6

7
3 8
2
1

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18 .
Hình 3.1: Kết cấu cơ khí chung

Các chi tiết cơ khí của bàn nâng bao gồm:ray trượt (1), tấm lên xuống (2), khung
đỡ mặt trên (3), mặt trên bàn nâng (4), bộ nguồn dầu (5), thanh kê dưới (6), thanh dọc
dưới (7), thanh đỡ ngang cố định (8), thanh chéo trong (9), tao bắt chốt an toàn (10),
bàn đạp (12), thanh chéo ngoài (13), chốt bắt xylanh (14), tai bắt xylanh (15), thanh đỡ
ngang di động (16), con trượt (17)

a) Ray trượt( chi tiết số 1)

520 58 20

Hình 3.2: Ray trượt

+ Vật liệu chế tạo: Được chế tạo bằng thép CT3 có hình chữ U để tạo rãnh cho con lăn
có thể trượt ở trong.
+ Số lượng: 1

b) Tấm lên xuống (Chi tiết số 2)


430 50 20

370
Ø5

30
45° x 30mm

Hình 3.3: Tấm lên xuống

+ Số lượng: 2
+ Vật liệu chế tạo: Chế tạo bằng thép tấm và được làm nhám bề mặt

c) Khung đỡ mặt trên ( Chi tiết số 3)

1770 58

30 30
552

Ø5
210

142

30

Hình 3.4: Khung đỡ mặt bên

+ Số lượng: 1
+ Vật liệu: Thép CT3
d) Tấm nhám ( Chi tiết số 4)

54

65

Hình 3.5: Tấm nhám


+ Số lượng: 1
+ Vật liệu: Thép CT3

e) Mặt trên bàn nâng ( Chi tiết số 5)

1770 12

112 R2

552
R9 132
2

Hình 3.6Mặt trên bàn nâng

+ Số lượng: 1
+ Vật liệu chế tạo: Chế tạo bằng thép tấm và được làm nhám bề mặt

f) Bộ nguồn dầu ( Chi tiết số 6)


Thùng dầu
32 2

30
Ø8

148
Ø14 43

22
369 175
385 197
209

Ø8 x 4 lô

Ø14 43

30
Hình 3.7: Vỏ hộp bơm và thùng dầu

+ Số lượng: 1
+ Chức năng: nơi chứa các thành phần thủy lực như bơm,động cơ,cút…
+ Vật liệu: Chế tạo từ thép lá.
Động cơ và bơm

Hình 3.8: Bơm và động cơ


+ Động cơ: Động cơ điện của ĐIỆN CƠ HÀ NỘI có mã ký hiệu: KCL- 90-S4-A
+Bơm:CHIAWANG - Đài Loan, bơm bánh răng mang mã hiệu: HGP-1A-F2
+ Khớp nối:Khớp nối ký hiệu: MCOG - 38

g) Thanh kê dưới (chi tiết số 7)


552 30
15

26

Hình 3.9: Thanh kê dưới

+ Số lượng: 2
+ Vật liệu chế tạo: Chế tạo bằng thép CT3

h) Thanh dọc dưới ( Chi tiết số 8)

1770
40 40 470 58 30

30 30 2

Hình 3.10: Thanh dọc dưới

+ Số lượng: 2
+ Vật liệu chế tạo: Chế tạo bằng thép CT3
i) Thanh đỡ ngang cố định ( chi tiết số 9)

494 Ø30

Hình 3.11: Thanh đỡ ngang cố định

+ Vật liệu chế tạo: Trục hình trụ được chế tạo bằng thép CT3 hình trụ rỗng.
+Số lượng: 2

j) Thanh chéo trong( Chi tiết số 10)


1240
460 120

20 Ø18 x 2 30 30

58
10 mm x 45° Ø30 x 2 34
Hình 3.12: Thanh chéo trong

+ Số lượng: 2
+ Vật liệu chế tạo : Thép CT3

k) Tai bắt chốt an toàn (Chi tiết số 11)

30
30 18
30 6

10mm x 45° Ø14 x 4

Hình 3.13: Tai bắt chốt an toàn

+ Số lượng: 2
+ Vật liệu chế tạo : Thép CT3

l) Bộ điều khiển cơ khí ( chi tiết số 12)

Hình 3.14: Bộ điều khiển cơ khí


200 120 12

Ø52

180
95

Hình 3.15: Chân bàn đạp

m) Thanh chéo ngoài( Chi tiết số 13)

1260
30 620 450 20mm X 45°

Ø18 Ø30 x 2 lô
140

Hình 3.16: Thanh chéo ngoài

+ Số lượng: 2
+ Vật liệu chế tạo: Chế tạo bằng thép CT3

n) Chốt bắt xylanh ( chi tiết số 15)

36 Ø6

16

26

Hình 3.17: Chốt bắt xylanh 26

+ Vật liệu chế tạo: Chế tạo bằng thép CT3


+ Số lượng: 1
o) Tai bắt xylanh ( chi tiết số 16)

10 Ø18 Ø30

70

Hình 3.18: Tai bắt xylanh

+ Vật liệu chế tạo: Chế tạo bằng thép CT3 và được hàn vào trục ngang bắt xylanh.
+ Số lượng: 1

p) Thanh đỡ ngang di động (chi tết số 17)

494 Ø30

Hình 3.19: Thanh đỡ ngang di động

+ Vật liệu chế tạo: Trục hình trụ được chế tạo bằng thép CT3 hình trụ rỗng.
+ Số lượng: 2

q) Con trượt ( chi tiết sô 18)

Ø54 Ø30 19

R2

Hình 3.20: Con trượt

+ Vật liệu chế tạo: thép CT3 được tiện thành hình trụ.
+ Số lượng: 4

3.2- TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ, LỰA CHỌN CÁC PHẦN TỬ TRONG HỆ
THỐNG THỦY LỰC CỦA BÀN NÂNG
3.2.1. Tính toán thiết kế xylanh
Dựa theo phần tính chọn các phương án bố trí xylanh, chúng ta thiết kế xylanh với
lực tác dụng lên xy lanh lớn nhất là Fmax = 2670 N. Hành trình của xy lanh theo thiết kế
là 158 mm.Gọi A1 làdiện tích mặt làm việc của piston.Chọn áp suất làm việc lớn nhất
trong hệ thống là Plvmax= 0,86 Mpa tương ứng với tải lớn nhất Fmax=2670 N. Diện tích
A1 của xy lanh như sau:

Fmax
A1 =
plv max
(3.1)

Fmax 2670
A1 = = = 3.10 × 10− 3 (m 2 )
plv ma x 0.86 × 10 6

Thay số vào ta được:


Do vậy, đường kính piston được tính như sau:

4 A1 4 × 3.10 × 10 −3
D= = = 0.063 (m)
π π
(3.2)
Với xy lanh được chọn, ta tính lại diện tích đầu không cần của pít tông như sau:

πD 2 π × 0.0632
A1 = = = 3.115 × 10−3 ( m 2 )
4 4
(3.3)

Áp suất làm việc lớn nhất được tính lại là:

F 2670
plvmax = max = = 856960 ( N/m2 ) = 0.86 (MPa)
A1 3.115 × 10 − 3
(3.4)
Hành trình của xy lanh là 158 mm. Thời gian nâng cực đại t= 10s. Vậy vận tốc nâng
bàn nâng sẽ là v= 0.95 m/ph,ta tính lưu lượng cần cấp cho một xy lanh là:

0.95
Q = v × A1 = × 3,115 × 10−3 = 4,93 × 10−5 m 3 /s = 2,95 (l/ph)
60
(3.5)
Thông số xy lanh: Đường kính piston: D = 0,063 (m)
Đường kính cần piston: d = 0.025 (m)
Hành trình: L = 0.158 (m)
3.2.2- Tính chọn bơm nguồn và động cơ kéo bơm
a) Tính chọn

Bơm được chọn dựa theo lưu lượng và áp suất làm việc.
Áp suất của bơm : Pb1,25 Plv= 1,25. 0,86 = 1,075 (Mpa) (3.6)
Lấy áp suất chọn bơm là Pb = 1(Mpa)
Lưu lượng của bơm: Qb = Qlt+ (3.7)

Trong đó là tổng tổn thất lưu lượng do rò rỉ dầu trong hệ thống.

Theo công thức kinh nghiệm : = 0,05. Qxl (3.8)

Qb = Qxl + ∑ ∆Q = Qxl + 0.05 × Qxl = 3.1 (l/ph )


Do đó:
Chọn động cơ kéo bơm là động cơ điện xoay chiều 220 VAC có số vòng quay đồng bộ
n = 1400 (v/ph)
Suy ra lưu lượng riêng của bơm:

Qb × 1000 3.1× 1000 3


q= = = 2,2 cm
n 1400 vg
(3.9)

Dựa vào thông số áp suất và lưu lượng ở trên, tra catalog của hãng CHIAWANG- Đài
Loan, bơm bánh răng mang mã hiệu: HGP-1A-F2sẽ được chọn và có thông số như
sau:
- Áp suất làm việc tối đa: pmax = 250 kG/cm2
- Lưu lượng riêng : q = 2 cc/rev
- Số vòng quay trên trục : n = 600 ÷ 4500 v/ph
Kết cấu và kích thước lắp đặt của bơm được chọn được chỉ trong Hình 3.19 và Bảng
3.1
Hình 3.21: Kết cấu sơ bộ bơm bánh răng
Bảng3.1: Chú thích kích thước thêm của bơm bánh răng

Mẫu bơm A (mm) B (mm) C- Cửa vào D- Cửa ra


GP- 01A- “F” 80,5 40,25 3/8” PT (Rc) 3/8” PT (Rc)

Lưu lượng của bơm ở tốc độ quay n = 1400 v/ph là:

qn 2 ×1400
Qb = = = 2 .8 l
1000 1000 ph
(3.10)

Công suất của bơm:

1×106 × 2.8
N b = pb .Qb = = 47 W = 0.047 ( kW)
60 ×1000
(3.11)
Từ đó ta tính được công suất của động cơ điện kéo bơm:
N bom 0.047kW
=
85% 85%
Nđc = ≈ 0.094 (kW) (3.12)

Động cơ điện của ĐIỆN CƠ HÀ NỘI có mã ký hiệu:KCL- 90-S4-Asẽ được


chọnvới các thông số sau:
- Số vòng quay : n = 1400v/ph
- Điện áp vào :U = 220VAC
- Công suất : Nđc = 0.25Kw
Kết cấu của động cơ điện được chọn được chỉ trong Hình 3.20

Hình 3.22: Kết cấu chung của động cơ điện KCL- 90-S4-A

Bảng 3.2- Kích thước động cơ điện

L B C A AB K H
290 100 56 140 170 10 90
AD AC D F GA E HD
134 174 18 6 20,5 40 179

b) Tính toán thông số của bơm

Thường thì hiện nay, với trình độ khoa học kỹ thuật đã rất phát triển, bơm nguồn hoàn
toàn có thể chọn lựa trong vô số các loại bơm đa dạng trên thị trường như phần
trên. Tuy nhiên với chuyên ngành Máy thuỷ lực, việc tính toán thiết kế bơm cũng khá
quan trọng nên bơm có thể được tính toán như phần sau đây để hiểu sâu hơn về kết
cấu.
Trong phần sau đây, bơm sẽ được tính sơ bộ để có các thông số cần thiết, tính kiểm
bền răng, tính trục bánh răng, tính toán bạc, kiểm nghiệm ổ trượt và thiết kế vỏ bơm.
 Tính sơ bộ

Với yêu cầu xylanh thực hiện hành trình 158 mm trong vòng 10 (s) thì vận tốc xylanh
0,158
10
là: v= = 0,0158 (m/s)
Lưu lượng cần thiết để cấp cho xylanh là:

π .0,0632
4
Q= v. S = 0,0158. = 4,92. (m3/s) = 2,95 (l/ph )
S là diện tích xy lanh (m2)
Lấy = 95% suy ra Qb= 2,95/ 0,95 = 3,1 (l/ph)
Chọn Qb= 3,1 ( l/ph)
Chọn các thông số của bơm:
Tính chọn các thông số của bơm theo tài liệu [1] thì :
Số vòng quay: n= 1400 ( vòng/ ph)
q = Qb / n = 3100/ 1400 = 2,21 (cm3/ vòng)
Hiệu suất = 0,95
Chọn số răng Z= 14
Chọn m theo công thức thực nghiệm, m = (0,3 0,5). = ( 0,57 0,95)
Theo kinh nghiệm, ta lấy m gần nhất theo dãy chuẩn. Chọn m= 1,25
D= m.Z = 1,25. 14 = 17,5 (mm)

Ta có: Qlt=
3,1. 106
b=
0,95. 2π .17,5. 1,25. 1400
Suy ra: = 18,94 (mm)
Chọn b= 20 (mm)
Đường kính vòng đỉnh răng:De = m( z+ 2) = 1,25 (14+ 2) = 20 (mm)
Đường kính vòng đáy răng: Df = m (z- 2,5) = 1,25 (14- 2,5) = 14,375 (mm)
Chọn số răng bánh bị động: Z2 = Z1= 14

z1 + z 2 14 + 14
2 2
Khoảng cách trục:aw = m = 1,25 = 17,5 (mm)
Chiều cao ăn khớp: h= 2m = 2. 1,25 = 2,5 (mm)
Chọn đường kính trong của cửa hút bằng đường kính ống hút, đường kính trong của
cửa đẩy bằng đường kính ống đẩy.

4Q
π . vh
Đường kính trong của cửa hút:dh = với vh= 2 (m/s) là vận tốc dòng chảy của
cửa hút.

4. 3,1.10 −3
π . 2. 60. 0,95
Suy ra: dh= = 0,0059 (m) = 5,9 (mm)
Chọn dh= inch = 6,35 (mm)
4Q
π . vđ
Đường kính trong của cửa đẩy:dđ= với vđ = 5 (m/s) là vận tốc dòng chất lỏng
vào cửa đẩy.

4. 3,1.10 −3
π . 5. 60
Suy ra: dđ= = 3,73.10-3 (m) = 3,73 (mm)
Chọn dđ= 1/8 (inch) = 3,175 (mm)
Bảng 3.3: Các kích thước của bơm

Thông số Kí hiệu Giá trị (mm)


Khoảng cách trục aw 17,5
Modun m 1,25
Số răng z 14
Chiều cao ăn khớp h 2,5
Đường kính vòng lăn D 17,5
Đường kính vòng đỉnh De 20
Đường kính vòng đấy Df 14,375
Chiều rộng bánh răng b 20

 Tính kiểm tra bền răng

Chọn vật liệu chế tạo bánh răng là thép hợp kim 40XH nhiệt luyện thấm cacbon
và thấm Nito, đạt độ cứng 5864 HRC, có:
= 1150 (MPa)
= 950 (MPa)
 Độ bền tiếp xúc

Ứng suất tiếp xúc cho phép của bộ truyền:


[ ] = [ ].
Với là hệ số chu kì ứng suất lấy bằng 1
Bánh răng làm việc lâu dài, []= 23 HRCm = 23. 60 = 1380 (MPa)
Ứng suất tiếp xúc sinh ra khi bánh răng làm việc:

1,05.10 6 (i + 1). k . N
a. i b. n
= =

Trong đó:
k: hệ số tải trọng k = ktt. kd
ktt : hệ số tập trung tải trọng, bộ truyền chạy mòn thì ktt= 1
kd : hệ số tải trọng động với CCX= 8, suy ra kd= 1,35
i : tỷ số truyền, i = 1
N: công suất trên trục động cơ

p.Q 9. 3,28
612 0,9. 612
N= = = 0,053 (kW)

1,05.106 (1 + 1).1,35. 0,053


17,5 33.1400
= . = 106 (MPa)
Suy ra: = 1380 (MPa)
Điều kiện bền tiếp xúc được thoả mãn.
 Độ bền uốn

Ứng suất uốn cho phép của bộ truyền:

σ −1 "
Kn
Kσ .s
= (1,4.
Trong đó:
: Giới hạn mỏi của chu kì đối xứng.
= 0,45. = 0,45. 1150 = 517,5 (MPa)
s : hệ số an toàn. Với thép tôi, s= 1,8
: hệ số chu kì ứng suất chân răng, = 1,2

N0
m
N tđ
: hệ số chu kì ứng suất, = , coi Ntđ>N0 nên = 1

517,5
1,2.1,8
Suy ra: [] = (1,4 1,6) x x1

= (335 383) (MPa)


Chọn [] = 350 MPa
19,1.106. k . N
Y . m 2 . z. n. b
Ứng suất uốn sinh ra khi răng làm việc =

Trong đó:
k: hệ số tải trọng, k = 1,35
Y: hệ số rạn răng, Y= 3,78

19,1.106.1,35. 0,053
3,78.1,252.14.1400. 20
 = = 0,6 (MPa)
 < [] = 350 (MPa)

Vậy điều kiện bền uốn được thoả mãn.


 Tính trục bánh răng

- Chọn vật liệu chế tạo trục là thép 20X được nhiệt luyện bề mặt đạt độ cứng (5456)
HRC
- Tính sơ bộ trục:
N

n
Đường kính sơ bộ trục: dsb= ;
(150 ÷ 170 )
Trong đó C=
Chọn C=150
0.053
×
1400
dsb=150 =1(mm)
Chọn dsb= 10 (mm)

 Xác định trị số và chiều các lực từ các chi tiết máy qua tác dụng lên trục

 Xác định khoảng cách giữa gối đỡ và các điểm đặt lực
1 2 3
0

43 25 25
2300

Hình 3.23: Khoảng cách giữa gối đỡ và các điểm đặt lực

 Momen lớn nhất tác dụng lên trục :


2 2

M= Mmax= p.b.(d.m +m ) = 9.20.(10.1,25+1,25 )= 2531 N.mm


2.M 2.2531
= = 506 N
d 10
Lực tiếp tuyến : Ft1= Ft2=
0

Góc ăn khớp của bánh răng là α = 20, suy ra:Ft= Ft= Ft. tg 20 = 184 N
Chiều của các lực ăn khớp và phản lực của ổ lăn được thể hiện trên sơ đồ tính trục.

 Xác định đường kính các đoạn trục.

• Sơ đồ tính trục được thể hiện như sau:

1 2 3
0

43 25 25
2300

My

6325

Mx

2531

Hình 3.24: Sơ đồ tính trục


• Xác định đường kính các đoạn trục
Từ sơ đồ tính trục ta thấy tiết diện nguy hiểm là tiết diện lắp bánh răng ( tiết diện 2).

2
Mômen uốn tổng M :

M y22 + M x22 = 6325 2 + 2300 2 = 6730 ( Nmm)


M2 =
Mômen tương đương Mtd2:

M 22 + 0.75.T22 = 6730 2 + 0,75.2531 2 = 7078 ( Nmm)


Mtd2=
σ
Ứng suất cho phép của thép chế tạo trục là: [ ] = 50 MPa

M tđ 2 7078
3 3
0,1.[σ ] 0,1. 50
 d2= = = 11,22 (mm)
- Theo tiêu chuẩn chọn: d2= 14(mm)
- Tại thiết diện lắp: d1= d3= 12(mm)
- Tại tiết diện khớp nối : d0= 10 (mm)

 Tính toán bạc


 Chọn vật liệu

Theo đặc điểm làm việc của bơm bánh răng ta biết đường kính ngoài của bạc là:
+
Với là khe hở giữa đỉnh răng và lòng trong của bơm, chọn = 6 để đảm bảo yêu cầu
công nghệ , khả năng làm việc tốt, không rò chảy vì có màng dầu.
Chọn vật liệu làm ổ phụ thuộc vào trị số và đặc tính của tải, vận tốc vòng của ngõng
trục.

π .n 3,14.1400
30 30
Vận tốc vòng của ổ trượt: = = = 146,5(rad/s)

2π . R. n
60
Suy ra: v= = 146,5. 6. 10-3 = 0,88 (m/s)
Đặc tính tải: làm việc êm trong môi trường dầu không va đập. Lực hướng tâm là:

Fy21 + Fx21 92 2 + 2532


Fr = = = 269,2 (N)

Với các điệu kiện trên ta chọn vật liệu làm ổ trượt là đồng thanh =1031,5 cps các điều
kiện làm việc : [P] = 20 Mpa ; [v] = 8 (m/s) ; [PV] = 30 Mpa.m/s
 Chọn thông số của ổ trượt

Bơm thủy lực đã chọn có áp suất và lưu lượng trung bình, khả năng tải trung bình, do
đó ta chọn tỉ số l/d = 0,8
 l = 0,8d = 0,8.30 = 24 (mm)

Với tỉ số này thì cộng nghệ chế tạo đòi hỏi không cao lắm, phù hợp với các máy móc
hiên nay nước ta đang sở hữu.
 Chọn độ hở tương đối:

Theo công thức kinh nghiệm = 0,8. 10-3. v 0,25 = 0,8. 10-3. 0,88 0,25 = 7,74. 10-4
 độ hở s= = 7,74. 10-4. 12 = 9,2. 10-3 (mm) = 9,2 ()

 Chọn loại dầu:

Chọn dầu CN 45; = 60 ; Vì vậy: = 23 cp = 0,023 Ns/s2


 Tính kiểm nghiệm ổ trượt
 Tính kiểm nghiệm ổ về độ bền mòn và khả năng chống dính

Tính theo áp suất trung bình P và tỉ số của áp suất trung bình và vận tốc.
P=

269,2
24. 30
P= 0,373 (N/mm2)
 P< [P]

P.V= 0,373.0,88 = 0,33 (Mpa.m/s) < [PV]


 Tính kiểm nghiệm ổ về hệ số an toàn theo chiều dày màng dầu bôi trơn
Với các thông số đã chọn, ổ trượt sẽ làm việc trong chế độ bôi trơn ma sát ướt nếu hệ
số an toàn về chiều dày màng dầu bôi trơn thỏa mãn điều kiện sau :

hmin
Rz1 + Rz 2
=

: hệ số an toàn cho phép, 2


: chiều cao mấp mô bề mặt ngõng trục, = 4
chiều cao mấp mô bề mặt lót ổ, = 7
chiều dày nhỏ nhất của màng dầu bôi trơn .

hmin 2,72
Rz 1 + Rz 2 4+7
 = = = 0,247]

Từ đây ta kết luận với điều kiện làm việc trên thì ổ luôn làm việc trong chế độ ma sát
ướt
 Tính kiểm nghiệm về nhiệt:

Mục đích của việc tính kiểm nghiệm về nhiệt nhằm kiểm tra độ nhớt của dầu bôi trơn.
Từ điều kiện cân bằng nhiệt ta tìm được :

Fr . v. f
∆t 1000. (C.γ .Q + K T .π . d . l )
= =
Trong đó:
: nhiệt độ vào và ra của ổ.
: lực hướng tâm, = 269 (N)
V: vận tốc vòng , V = 0,88 m/s
f: hệ số ma sát , f=
C: nhiệt dung riêng của dầu C = 2 kJ/(kg)
: khối lượng riêng của dầu, = 900
Q: lưu lượng dầu chảy qua ổ trong 1 giây
Từ l/d = 0,8; X = 0,83 ; Q/ (= 0,083
 Q = 0,083.(= 0,083.7,74.24.= 3,02(/s)

:hệ số tỏa nhiệt qua thân ổ và trục .0,05 (kw/m2)

10−3. 5423,5. 0,88


−10 −3 −3
∆t 1000.( 2.900.3,02.10 + 0,05.3,14.14.10 .24.10
 = = 27,8
t 27,8

2 2
 Nhiệt độ trung bình của dầu :t = + = 40 + = 53,954
Nhiệt độ này nhỏ hơn nhiệt độ giả thiết của dầu ta chọn t = 54 < = 60
 Thiết kế vỏ bơm

Chiều dày sơ bộ:

1,2 4 107448,2
= = 21,7 (mm) 22 (mm)
Đây là công thức kinh nghiệm, khi tính toán thiết kế có thể sử dụng ngay mà không cần
kiểm bền lại vỏ bơm vì nó đã được đảm bảo chắc chắn về độ bền.
KẾT LUẬN

- Nghiên cứu, tìm hiểu được cơ chế làm việc của bàn nâng thuỷ lực
- Tính toán, thiết kế được các phần tử cơ khí.
- Tính toán, thiết kế, lựa chọn được các phần tử thuỷ lực của bàn nâng.
- Tính chọn động cơ
- Tìm hiểu quy trình gia công chế tạo ống xy lanh thuỷ lực
Chúng em sẽ đi sâu nghiên cứu và có thể chế tạo thử sản phẩm thực tế, tiếp tục hoàn
thiện cả về lý thuyết và chế tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hệ thống điều khiển của thủy lực. Nguyễn Ngọc Phương


2. Công nghệ chế tạo, sửa chữa, phục hồi các phần tử, thiết bị thuỷ lực- khí nén
công nghiệp
Ts. Phạm Văn Khảo- ĐHBK Hà Nội 2009
3. Tính toán và thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 1&2
Trịnh Chất & Lê Văn Uyên, Giáo trình- ĐHBK Hà Nội 1993
4. Nguyễn Trọng Hiệp , Chi tiết máy , tập 1&2
Giáo trình- ĐHBK Hà Nội 1993
5. http://thietbidienspp.com/1400-vg-ph-0-25kw-kcl-90-s4-a-1752083.html
6. http://thietbidienspp.com/1400-vg-ph-0-25kw-kcl-90-s4-a-1752083.html
7. http://www.amazon.com/Amico-2W-200-20-Direct-Acting-
Solenoid/dp/B008MN5R8W
8. http://thepgiatin.com/index.php/van/van-mot-chieu/211-van-mot-chieu-miha-
ren-dong-la-lat
9. http://www.thegioidien.com/sanpham/5/14712/Cong-tac-hanh-trinh-250V-AC--
10A--SHZM-P503A.aspx

You might also like