You are on page 1of 26

CHƯƠNG I: SỰ THAY ĐỔI TRẠNG THÁI KỸ THUẬT CỦA Ô TÔ

TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG

1.1. Ma sát và mòn


1.1.1. Ma sát
Khái niệm về ma sát
Sự hoạt động của nhiều cơ cấu máy có liên quan tới sự chuyển động tương đối
của bề mặt tiếp xúc của các chi tiết máy và tạo nên ma sát trên bề mặt đó. Trong đa
số các trường hợp ma sát đều gây nên những chi phí vô ích về năng lượng đồng thời
tạo nên hao mòn chi tiết máy.
Phân loại ma sát
+ Theo sự chuyển động tương đối giữa hai vật thể ta có:
- Ma sát trượt
- Ma sát lăn
- Ma sát quay
+ Theo trạng thái bề mặt ma sát của chi tiết và tính chất của vật liệu bôi trơn
- Ma sát khô (ma sát ngoài)
- Ma sát giới hạn (ma sát trong)
- Ma sát ướt (ma sát trong) còn gọi là ma sát thủy động học
- Ma sát nửa khô
- Ma sát nửa ướt
1.1.2. Mòn
Các khái niệm:
+ Quá trình mòn là quá trình phá hoại bề mặt và bề mặt kim loại của các chi tiết
tiếp xúc khi nó chuyển động tương đối do kết quả của lực ma sát kèm theo quá trình
lý hóa phức tạp.
+ Lượng hao mòn là kết quả của quá trình mòn làm thay đổi kích thước, hình
dáng, khối lượng hoặc trạng thái bề mặt chi tiết, mòn phá hủy tương quan động học
của các khâu lắp ghép.
+ Độ chịu mòn là khả năng chống đỡ mòn của các vật liệu chế tạo chi tiết hoặc
cặp chi tiết phối hợp.
Các phương pháp nghiên cứu về mòn của các chi tiết ô tô:
Để đánh giá sự hao mòn của chi tiết ô tô người ta thường dùng các phương pháp
đo trực tiếp hoặc đo gián tiếp.
* Đo trực tiếp:
Chi tiết kiểm tra được tháo rời khỏi cụm và làm sạch để đo hoặc cân.
- Dùng dụng cụ vi trắc: thước cặp, pan me, đồng hồ so…

1
- Cân: Để đo lượng mòn của chi tiết như xéc măng, bạc trục… phương pháp
này xác định nhanh chóng lượng mòn nhưng không xác định được hình dạng mòn.
- Phương pháp chuẩn nhân tạo: dùng dao khắc dấu bán nguyệt hoặc chóp
vuông lên mặt chi tiết, sau một thời gian làm việc chi tiết bị mòn ta đo các thông số
chiều dài, chiều sâu của rãnh còn lại so với các giá trị chiều dài, chiều sâu ban đầu
sẽ đánh giá được mòn.
* Đo gián tiếp:
Không cần tháo chi tiết ra khỏi cụm để kiểm tra.
- Phân tích hàm lượng kim loại trong dầu.
Các kim loại trên bề mặt chi tiết bị mòn được dầu bôi trơn tuần hoàn và đưa về
hộp đựng dầu (các-te dầu). Phân tích hàm lượng kim loại có trong dầu sẽ biết được
lượng mòn của các chi tiết khác nhau trong động cơ
- Phương pháp đo phóng xạ
Người ta cấy chất đồng vị phóng xạ vào chi tiết cần nghiên cứu. Khi phân tích
mạt kim loại chứa trong dầu bằng máy đo cường độ phóng xạ sẽ biết được cường độ
mòn của chi tiết.
1.2. Quy luật hao mòn của cặp chi tiết tiếp xúc
1.2.1. Quy luật mòn của hai chi tiết tiếp xúc

Hình 1.1. Qui luật mòn của hai chi tiết tiếp xúc

2
1.2.2. Đặc điểm mòn của cặp chi tiết tiếp xúc có trị số mòn sau chạy rà khác
nhau

Hình 1.2. Đặc điểm mòn của cặp chi tiết tiếp xúc có trị số mòn sau chạy rà khác
nhau
1.3. Sự hao mòn các chi tiết chủ yếu trong ô tô
Tuổi bền sử dụng của ô tô được quyết định bởi một số tổng thành chính: động
cơ, hộp số, cầu sau… Tuổi bền của mỗi tổng thành lại do tuổi bền của một số chi
tiết chính quyết định. Trong các tổng thành của ô tô thì động cơ có nhiều chi tiết,
cụm bị mòn nhiều nhất. Khả năng làm việc của động cơ trước hết quyết định bởi
tình trạng kỹ thuật của những cặp chi tiết phối hợp như: xy lanh – xéc măng, trục
khuỷu và các ổ đỡ, cổ trục thanh truyền, cơ cấu phối khí… Thường người ta lấy
mức độ mòn của xy lanh làm mốc quyết định sửa chữa lớn động cơ.
- Điều kiện làm việc của xéc măng – xy lanh
- Hao mòn của xy lanh:
+ Mòn hình côn theo hướng trục
+ Mòn hình ô van
+ Biện pháp chống hao mòn xy lanh
- Hao mòn của xéc măng
- Hao mòn của cổ trục và gối đỡ trục khuỷu
- Hao mòn các bánh răng truyền động

3
1.4. Sự biến xấu tình trạng kỹ thuật của ô tôtrong qu trình sử dụng
1.4.1. Đặc trưng sự biến xấu
Thông thường đánh giá sự biến xấu tình trạng kỹ thuật thông qua các chỉ tiêu
sau:
- Giảm tính năng động lực: công suất động cơ bị giảm, sức kéo của xe bị giảm,
xe không đạt tốc độ tối đa, thời gian gia tốc và quãng đường tăng tốc tăng lên
- Giảm tính kinh tế nhiên liệu: tiêu hao nhiên liệu và tiêu hao dầu nhờn tăng lên
- Giảm tính năng an toàn: lực phanh giảm, quãng đường phanh tăng lên, phanh
ăn không đều ở các bánh xe gây mất ổn định, các cơ cấu điều khiển nặng và không
chính xác.
- Giảm độ tin cậy: khi làm việc xe thường xuyên có sự cố kỹ thuật hay phải
dừng xe để sửa chữa.
1.4.2. Nguyên nhân cơ bản gây biến xấu trạng thái kỹ thuật của ô tô
Nguyên nhân cơ bản gây biến xấu tình trạng kỹ thuật của các chi tiết, các cụm,
các tổng thành của ô tô là: do hao mòn, do kim loại bị mỏi, các chi tiết bi biến dạng,
gãy vỡ. Gãy vỡ do sai sót của chế tạo hoặc sai sót do sử dụng, sửa chữa. Các mối
ghép bị lỏng, không đảm bảo khe hở của các cặp chi tiết tiết tiếp xúc, không đảm
bảo độ đồng tâm, vuông góc giữa các trục…
Tính chất lý hóa của nhiên liệu, nguyên vật liệu chạy xe bị biến chất, tạo cặn
trong hệ thống làm mát, bôi trơn, tạo muội trong buồng cháy…Trong rất nhiều
nguyên nhân kể trên thì nguyên nhân hao mòn các chi tiết là cơ bản và quan trọng
nhất.
1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến tuổi bền sử dụng của ô tô
1.5.1. Nhân tố thiết kế chế tạo
Trong lĩnh vực thiết kế chế tạo ta phải kể đến các nhân tố ảnh hưởng của kết
cấu, vật liệu chế tạo và chất lượng gia công chi tiết.
1.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng trong lĩnh vực sử dụng
Các nhân tố ảnh hưởng này có thể chia làm ba nhóm:
- Nhóm thứ nhất gồm những nhân tố khách quan không phụ thuộc vào con
người như ảnh hưởng của đường xá và khí hậu.
- Nhóm thứ hai có một phần phụ thuộc vào con người sử dụng như: ảnh hưởng
của chế độ sử dụng xe và vật liệu khai thác.
- Nhóm thứ ba hoàn toàn phụ thuộc vào con người như: chất lượng lái xe, chất
lượng bảo dưỡng và sửa chữa.

4
CHƯƠNG II: CHẾ ĐỘ BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ

2.1. Các khái niệm cơ bản về bảo dưỡng và sửa chữa ô tô


2.1.1. Mục đích của bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô
Mục đích của bảo dưỡng kỹ thuật là duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của ô tô,
ngăn ngừa các hư hỏng có thể xảy ra, thấy trước các hư hỏng để kịp thời sửa chữa,
đảm bảo cho ô tô vận hành với độ tin cậy cao.
Mục đích của sửa chữa nhằm khôi phục khả năng làm việc của các chi tiết,
tổng thành của ô tô đã bị hư hỏng nhằm khôi phục lại khả năng làm việc của chúng.
2.1.2. Tính chất của bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô
2.1.2.1. Tính chất của bảo dưỡng kỹ thuật
Bảo dưỡng kỹ thuật mang tính chất cưỡng bức, dự phòng có kế hoạch nhằm
phòng ngừa các hư hỏng có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Bảo dưỡng kỹ thuật
phải hoàn thành một khối lượng và nội dung công việc đã định trước theo định
ngạch do nhà nước ban hành. Ngày nay trong thực tế bảo dưỡng kỹ thuật còn theo
yêu cầu của chẩn đoán kỹ thuật.
2.1.2.2. Tính chất của sửa chữa
Sửa chữa nhỏ được thực hiện theo yêu cầu do kết quả kiểm tra của bảo dưỡng
các cấp. Sửa chữa lớn được thực hiện theo định ngạch km xe chạy do nhà nước ban
hành.
Ngày nay sửa chữa ô tô chủ yếu theo phương pháp thay thế tổng thành, do vậy
định ngạch sửa chữa lớn được kéo đài hoặc không tuân theo quy định mà cứ hỏng
đâu thay đấy.
2.1.3. Nội dung của một chế độ bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô
Một chế độ bảo dưỡng và sửa chữa hoàn chỉnh phải bao gồm 5 nội dung sau:
 Các hình thức bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa.
 Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật và định ngạch sửa chữa lớn.
 Nội dung thao tác của một cấp bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô.
 Định mức thời gian xe nằm tại xưởng để bảo dưỡng và sữa chữa.
 Định mức khối lượng lao động cho mỗi lần vào cấp bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.
2.1.4. Những công việc chính của bảo dưỡng kỹ thuật
Ở các cấp bảo dưỡng khác nhau có những nội dung công việc khác nhau ở các
tổng thành khác nhau, song chúng đều phải thực hiện những công việc sau:
 Bảo dưỡng mặt ngoài của ô tô
 Kiểm tra và chẩn đoán kỹ thuật
 Công việc điều chỉnh và siết chặt

5
 Công việc bôi trơn
 Công việc về lốp xe
 Công việc về nhiên liệu và nước làm mát
2.2. Chế độ bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô
2.2.1. Hình thức bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa
Bảo dưỡng kỹ thuật gồm 3 cấp:
 Bảo dưỡng kỹ thuật hằng ngày: BDN
 Bảo dưỡng kỹ thuật cấp I: BD1
 Bảo dưỡng kỹ thuật cấp II: BD2
Sửa chữa gồm 2 cấp:
 Sửa chữa thường xuyên: SCTX
 Sửa chữa lớn.
2.2.2. Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô
Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật (km)
Loại xe
Bảo dưỡng cấp I Bảo dưỡng cấp II
Ô tô con 2.500-3.500 10.000-14.000
Ô tô khách 2.000-3.000 8.000-12.000
Ô tô tải + rơ moóc 1.500-2.500 6.000-10.000
Tùy theo điều kiện khai thác mà chọn điều kiện bảo dưỡng cho phù hợp:
- Xe sử dụng ở đường xấu, vùng núi giảm 10% hành trình.
- Xe kéo rơ moóc được giảm (5-10)% hành trình.
- Bảo dưỡng kỹ thuật hàng ngày được tiến hành trong thời gian xe hoạt động
trên đường và sau mỗi ngày xe hoạt động về.
Định ngạch sửa chữa lớn (1.000km)
Loại xe
Toàn xe Động cơ Khung thùng xe
Ô tô con 70-210 50-170 70-210
Ô tô khách nội 160-180 55-170 160-180
Ô tô khách ngoại 130-330 160-180 130-330
Ô tô tải 100-180 50-180 100-180
Rơ moóc 40-50 50-180 100-180

6
2.2.3. Nội dung thao tác của các cấp bảo dưỡng và sửa chữa ô tô
- Bảo dưỡng thường xuyên bao gồm các công việc sau: quét dọn, rửa, lau khô,
dầu mỡ, kiểm tra vặn chặt và sửa chữa nhỏ mà quá trình vận hành xe phát hiện
được. Do lái xe, phụ xe làm trước, trong hoặc sau khi vận chuyển, có thể nghỉ dọc
đường hoặc về xưởng.
- Bảo dưỡng cấp I: bao gồm toàn bộ công việc bảo dưỡng thường xuyên và
thêm công việc về điện, tháo kiểm tra thử nghiệm máy phát điện, máy khởi động, ắc
quy… có quy định cụ thể trong điều lệ.
- SCTX là sửa chữa vặn chặt, nó mang tính chất đột xuất, hỏng đâu sửa đó.
2.2.4. Định mức thời gian xe nằm ở xưởng để bảo dưỡng và sửa chữa
- Thời gian xe nằm ở xưởng để bảo dưỡng, sửa chữa được tính từ lúc xe vào
xưởng đến lúc xong việc và xe ra xưởng
- Thời gian nằm trong giờ khai thác là thời gian xe ngừng vận chuyển để đưa
vào xưởng bảo dưỡng, sửa chữa, thời gian này được trừ vào kế hoạch vận chuyển.
2.2.5. Định mức khối lượng lao động trong bảo dưỡng sửa chữa
Định mức khối lượng lao động là số giờ công để thực hiện toàn bộ nội dung
của cấp bảo dưỡng hoặc sửa chữa.
2.3. Tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô
2.3.1. Xí nghiệp vận tải ô tô
 Xí nghiệp vận tải ô tô
Loại xí nghiệp này vừa thực hiện chức năng vận chuyển hàng hóa hoặc hành
khách vừa làm các chức năng bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ, bảo quản ô tô, tự cung
cấp các vật tư: dầu, mở, nhiên liệu, bánh xe, phụ tùng thay thế… nhằm duy trì tình
trạng kỹ thuật tốt của xe cho xí nghiệp.
 Xí nghiệp chuyên bảo dưỡng kỹ thuật (BDKT) và sửa chữa nhỏ
Nhiệm vụ của xí nghiệp này chỉ đơn thuần là bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa
nhỏ. Nó không có chức năng vận tải và không cấp phát nhiên liệu. Xí nghiệp
chuyên này chỉ phục vụ cho các đơn vị vận tải nhỏ không có cơ sở bảo dưỡng hoặc
xe tư nhân hoặc xe các cơ quan hành chính sự nghiệp… có nhu cầu bảo dưỡng kỹ
thuật và sửa chữa khi cần thiết.
 Nhà máy sửa chữa lớn.
Nhiệm vụ của nhà máy này chuyên sửa chữa lớn ô tô và các tổng thành.
 Ga ra đỗ xe
Có nhiệm vụ nhận và bảo quản ô tô là chính nhưng cũng có ga ra nhận thêm
nhiệm vụ bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa nhỏ.

7
 Trạm bảo dưỡng mặt ngoài, tra dầu mỡ, cấp nhiên liệu
Nhiệm vụ trạm này là bảo dưỡng mặt ngoài, tra dầu mỡ, rửa xe, xì khô, cung
cấp nhiên liệu chạy xe, chất lỏng làm mát.
2.3.2. Tổ chức quá trình công nghệ bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô
2.3.2.1. Một số khái niệm
Quá trình công nghệ
Là trình tự tiến hành những công việc chủ yếu hay những nguyên công bảo
dưỡng phù hợp với những điều kiện kỹ thuật đã chọn. Quá trình bảo dưỡng kỹ
thuật ô tô cần phải tổ chức sao cho đạt chất lượng cao mà chi phí thấp.
Phiếu công nghệ
Là văn bản pháp lệnh, quy định những nhiệm vụ bảo dưỡng hoặc sửa chữa bắt
buộc phải thực hiện. Trên phiếu công nghệ ghi rõ: thứ tự các nguyên công, vị trí
thực hiện, dụng cụ, thiết bị cần dùng, bậc thợ, định mức thời gian, các tiêu chuẩn kỹ
thuật.
Trạm bảo dưỡng, sửa chữa
Gồm diện tích xây dựng để tiến hành công việc bảo dưỡng và sửa chữa. Ở trạm
có thể trang bị những thiết bị, dụng cụ, đồ nghề cần thiết, có các gian bảo dưỡng,
các gian sản xuất.
Vị trí làm việc (vị trí bảo dưỡng và sửa chữa)
Nơi đưa xe vào làm công tác bảo dưỡng sửa chữa nó bao gồm diện tích đỗ xe,
diện tích xung quanh để thiết bị dụng cụ đồ nghề, nơi làm việc của công nhân.
Thực hiện được các thao tác thuận lợi, an toàn.
2.3.2.2. Các phương pháp bảo dưỡng kỹ thuật
- Phương pháp tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật trên các trạm vạn năng (còn gọi là
trạm tổng hợp)
- Bảo dưỡng kỹ thuật trên các trạm chuyên môn hóa
- Bảo dưỡng kỹ thuật trên tuyến dây chuyền
- Phương pháp chuyên môn hóa nguyên công

8
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG

3.1. Các tư liệu cần thiết để lập quy trình bảo dưỡng kỹ thuật
3.1.1. Những tư liệu về tổ cức sản xuất
Những tư liệu về tổ chức sản xuất bao gồm:
- Số, kiểu, loại xe cần bảo dưỡng kỹ thuật.
- Số lượng xe của một loại cần bảo dưỡng đối với mỗi cấp trong một ngày đêm.
- Trình độ bậc thợ, mức độ chuyên môn hóa của của thợ, số lượng thợ.
- Mức độ ưu tiên khác nhau giữa thời gian xe nằm và chi phí sản xuất.
- Tình hình trang thiết bị, cung cấp vật tư, nguyên liệu…
3.1.2. Những tư liệu về kỹ thuật
Chế độ bảo dưỡng hiện hành, xu thế phát triển của chẩn đoán, bảo dưỡng kỹ
thuật, đặc điểm khai thác và sử dụng xe của xí nghiệp.
Các đặc tính và yêu cầu kỹ thuật của các chi tiết lắp ghép, các cụm, các tổng
thành, các thông số kỹ thuật để kiểm tra, điều chỉnh…
3.2. Thứ tự và nội dung thiết kế quy trình công nghệ bảo dưỡng kỹ thuật
3.2.1. Lựa chọn các phương pháp tổ chức sản xuất
Với mỗi phương pháp tổ chức khác nhau ta có thể thực hiện được nội dung bảo
dưỡng kỹ thuật theo một trình tự, phương thức khác nhau. Dựa vào điều kiện thực
tế của xí nghiệp ta lựa chọn phương pháp tổ chức sản xuất cho phù hợp tại trạm bảo
dưỡng (vạn năng, chuyên môn hóa, hoặc chuyên môn hóa theo tổng thành…).
3.2.2. Xây dựng chỉ tiêu kỹ thuật của quy trình
Khi đã lựa chọn được phương pháp tổ chức sản xuất ta tiến hành xây dựng các
chỉ tiêu kỹ thuật của quy trình theo:
 Lựa chọn phân bố định mức thời gian, nhân lực
 Nghiên cứu nội dung bảo dưỡng các cấp.
 Nghiên cứu bản vẽ kết cấu để xác định phương pháp tháo lắp cần thiết khi
bảo dưỡng,
 Dựa vào phương pháp tổ chức sản xuất đã chọn, dựa vào công việc ta lựa
chọn định mức thời gian cho phù hợp với trình độ bậc thợ.
 Xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật, thông số và giá trị kiểm tra, điều chỉnh.
3.2.3. Lựa chọn các thiết bị cơ bản, các thiết bị công nghệ
Dựa vào kiểu mác xe, số lượng xe, điều kiện của xí nghiệp để trang bị những
thiết bị phù hợp với phương pháp tổ chức sản xuất để phát huy hết tính năng tác
dụng của thiết bị.

3.2.4. Xây dựng sơ đồ công nghệ của quy trình bảo dưỡng

9
Sơ đồ công nghệ của quy trình bảo dưỡng tốt nhất là thể hiện dưới dạng sơ đồ
tháo lắp kết hợp với bảo dưỡng. Tuy nhiên về nội dung khi bảo dưỡng không tháo
hoặc lắp tất cả các chi tiết như khi sửa chữa lớn.
Trên sơ đồ phải chỉ rõ được thời điểm, đối tượng bắt đầu tác động và thời điểm,
đối tượng kết thúc tác động bảo dưỡng kỹ thuật. Chỉ rõ thứ tự, thời gian hoàn thành
các công việc bảo dưỡng. Kiểm tra, điều chỉnh hoặc người ta lập sơ đồ công nghệ
theo dạng bắt đầu và kết thúc là tổng thành hoặc cụm.
3.2.5. Tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật theo mẫu đã lập
Dựa vào các bước tính toán ta tiến hành lấy nhóm công nhân cần thiết như đã
tính để bảo dưỡng mẫu quy trình công nghệ đã lập và theo dõi, bấm giờ để hiệu
chỉnh lại các tính toán ban đầu cho phù hợp với điều kiện kỹ thuật, đảm bảo chất
lượng.
3.2.6. Lập phiếu công nghệ
Sơ đồ công nghệ có tính tổng quát giúp cho người tổ chức giám sát, theo dõi
nhưng chưa đầy đủ vì vậy phải lập phiếu công nghệ chi tiết hơn.
Trong phiếu công nghệ sẽ chỉ rõ thứ tự, vị trí, chi tiết, nội dung thao tác, trang
thiết bị sử dụng, tiêu chuẩn kỹ thuật, số lượng thợ, cấp bậc thợ, thời gian hoàn thành
của từng công việc và toàn bộ quy trình.
Sơ đồ công nghệ và phiếu công nghệ là hai văn bản chính thức và đầy đủ của
một quy trình bảo dưỡng kỹ thuật.
3.3. Các thiết bị dùng trong bảo dưỡng và sửa chữa
3.3.1. Thiết bị cơ bản dùng trên trạm bảo dưỡng và sửa chữa
3.3.1.1. Hầm bảo dưỡng
Hầm bảo dưỡng là thiết bị vạn năng thường dùng ở các xí nghiệp vận tải ô tô,
các trạm bảo dưỡng, dùng để kiểm tra ở trạm đăng kiểm. Nó đảm bảo đồng thời
cho phép thực hện các công việc từ mọi phía.
3.3.1.2 Cầu cạn
Cầu cạn là cầu nâng bố trí cao hơn mặt đất từ 0,7 – 1,4 m có độ dốc (20 – 25)%
để ô tô lên xuống dễ đàng.
3.3.1.3. Thiết bị nâng hạ
Thiết bị nâng dùng để nâng ô tô lên khỏi mặt sàn với độ độ cao nào đó để thuận
tiện cho bảo dưỡng và sửa chữa. Thiết bị nâng có thể cố định, di chuyển, xách tay,
có loại dẫn động cơ khí, thủy lực hoặc dẫn động bằng điện.
3.3.1.4. Cầu lật
Dùng để nghiêng ô tô dưới những góc khác nhau nhưng không lớn hơn 60 o.
Cầu có thể được dẫn động bằng cơ khí, ở hình 3.3a hoặc dẫn động bằng điện 3.3b
3.3.1.5. Kích nâng thủy lực

10
Loại kích nâng từng cầu (hoặc từng bánh xe) để bảo dưỡng, sửa chữa
3.3.2. Các thiết bị công nghệ dùng trong bảo dưỡng và sửa chữa thường
xuyên.
3.3.2.1. Thiết bị rửa xe
Rửa xe được thực hiện theo định kỳ trước khi vào các cấp bảo dưỡng và sửa
chữa hoặc sau những hành trình làm việc xe bị bám bùn hoặc chở những vật liệu
gây ăn mòn hóa học… mục đích rửa xe để bảo vệ lớp sơn của vỏ xe, hạn chế sự ô
xy hóa các thiết bị bám bùn đất.
3.3.2.2. Băng chuyền
Băng chuyền dùng để di chuyển ô tô từ vị trí này sang vị trí khác tên các tuyến
bảo dưỡng kỹ thuật.
3.3.2.3. Thiết bị kiểm tra và chạy rà
Thiết bị kiểm tra, chẩn đoán kỹ thuật.
Mục đích:
- Xác định xe có cần bảo dưỡng hay sửa chữa không.
- Xác định khối lượng công việc, khối lượng lao động trong bảo dưỡng và sửa
chữa nhỏ.
- Đánh giá chất lượng công tác sau khi bảo dưỡng và sửa chữa.
Thiết bị chạy rà, thử nghiệm
- Các thiết bị chạy rà, thử nghiệm được dùng để nghiên cứu, thử nghiệm các
tổng thành, ô tô sau khi chế tạo hoặc sau khi bảo dưỡng và sửa chữa chúng.
- Mục đích thiết bị này là giúp cho việc đánh giá chất lượng công tác chế tạo,
sửa chữa lắp ráp. Vì vậy thiết bị này mang chức năng chạy rà, thử nghiệm.
Thiết bị tra dầu, mỡ, cấp nhiên liệu
- Thiết bị tra dầu, mỡ gồm: thiết bị bơm mỡ và thiết bị tra dầu. Thiết bị bơm
mỡ dùng để bơm mỡ vào những nơi bôi trơn bằng mỡ như: ổ bi của khớp các-đăng,
chốt chuyển hướng, ổ bi của bạc mở ly hợp…
- Thiết bị tra dầu: thiết bị tra dầu bằng tay cấp dầu với khối lượng ít
- Thiết bị cấp nhiên liệu: thông thường nhiên liệu được chứa trong các thùng có
dung tích lớn chôn ngầm dưới đất.Cột nhiên liệu đặt trên mặt đất, nhiên liệu được
hút lên qua hệ thống bơm dẫn động bằng động cơ điện.
Thảo luận (sinh viên chuẩn bị trước các câu hỏi bên dưới)
1. Trình bày những tư liệu cần thiết để lập quy trình bảo dưỡng kỹ thuật.
2. Trình bày nội dung thiết kế quy trình công nghệ bảo dưỡng kỹ thuật.
3. Nêu những thiết bị dùng trong bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên.
4. Xây dựng một quy trình bảo dưỡng cho một gara sửa chữa khoảng 15
xe/ngày.

11
CHƯƠNG IV: CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG Ô TÔ

4.1. Công nghệ chẩn đoán và bảo dưỡng động cơ


4.1.1. Chẩn đoán, bảo dưỡng kỹ thuật cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, pít-
tông – xy lanh và cơ cấu phân phối khí
4.1.1.1. Kiểm tra, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật
Chẩn đoán theo kinh nghiệm
+ Quan sát màu sắc khí xả.
+ Quan sát hơi thừa ở lỗ đổ dầu hoặc lỗ thông gió các-te.
+ Quan sát chân sứ bugi.
+ Theo dõi tiêu hao dầu nhờn:
Chẩn đoán bằng dụng cụ đo lường
 Đo áp suất cuối kỳ nén (PC)
 Đo lượng lọt hơi tương đối
 Đo độ chân không trong họng hút
 Đo lượng lọt hơi xuống các-te
Chẩn đoán bằng âm học
4.1.1.2. Bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền, pít-tông - xy lanh và
cơ cấu phối khí
 Kiểm tra, vặn chặt các bulông, gu-dông nắp máy và ống nạp, ống xả
 Làm sạch muội than
 Kiểm tra điều chỉnh khe hở nhiệt xupáp
4.1.2. Chẩn đoán, bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống làm mát
4.1.2.1. Những hư hỏng và biến xấu tình trạng kỹ thuật của hệ thống làm
mát
Trong quá trình làm việc nước làm mát thường quá nóng do: thiếu nước, van
hằng nhiệt hỏng, rò rỉ két nước, cặn bẩn bám vào các vách làm mát, dây đai dẫn
động bơm, quạt gió chùng, bơm hỏng… Vì vậy phải thường xuyên kiểm tra.
4.1.2.2. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống làm mát
 Kiểm tra – bổ sung nước làm mát
 Kiểm tra, điều chỉnh độ căng dây đai dẫn động
 Kiểm tra van hằng nhiệt
 Xúc rửa hệ thống làm mát
4.1.3. Chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống bôi trơn
4.1.3.1 Những hư hỏng và biến xấu tình trạng kỹ thuật của hệ thống bơi
trơn

12
Trong quá trình sử dụng dầu bôi trơn động cơ thường bị hao hụt và biến chất
do: pít-tông – xéc măng – xy lanh bị mòn, dầu nhờn sục lên buồng cháy, khí cháy lọt
xuống các-te làm tăng sự rò rỉ dầu qua các gioăng đệm, làm biến chất dầu nhờn tạo
thành keo cặn, mạt kim loại lẫn trong dầu, có thể do nhiên liệu, nước lẫn vào dầu…
4.1.3.2. Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống bôi trơn
+ Kiểm tra, xem xét bên ngoài
+ Kiểm tra chất lượng dầu bôi trơn
+ Bảo dưỡng các bầu lọc và đường ống dẫn
+ Thay dầu bôi trơn
4.1.4. Chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống cung cấp nhiên liệu động
cơ xăng
4.1.4.1. Những hư hỏng và biến xấu tình trạng kỹ thuật của hệ thống cung
cấp nhiên liệu động cơ xăng
+ Việc cung cấp nhiên liệu bị thiếu, thừa hoặc tắc và gián đoạn
+ Đặc tính làm việc của bộ chế hòa khí bị thay đổi
4.1.4.2. Chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống cung cấp nhiên liệu
động cơ xăng
+ Chẩn đoán chung tình trạng kỹ thuật
+ Kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật
+ Chẩn đoán và bảo dưỡng một số bộ phận chính của hệ thống cung cấp nhiên
liệu kiểu phun xăng điện tử
4.1.5. Chẩn đoán bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ
diesel
Trong quá trình làm việc hệ thống cung cấp nhiên liệu thường gặp nhiều hư
hỏng, những hư hỏng ở các bộ phận này đều dẫn đến:
- Thiếu hoặc thừa nhiên liệu
- Tắt nhiên liệu, cung cấp liệu không đều hoặc không cung cấp nhiên liệu.
4.1.5.1. Những hư hỏng và biến xấu tình trạng kỹ thuật của hệ thống cung
cấp nhiên liệu liệu động cơ diesel
+ Thông thường tắc nhiên liệu hoặc không cung cấp nhiên liệu làm cho máy
chết ngay, hoặc máy đang làm việc sẽ yếu dần rồi chết hẳn
+ Thiếu hoặc thừa nhiên liệu đều làm biến xấu tình trạng kỹ thuật của hệ thống
cung cấp nhiên liệu
4.1.5.2. Kiểm tra, chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống cung cấp
nhiên liệu động cơ diesel
+ Chẩn đoán chung tình trạng kỹ thuật
+ Bảo dưỡng kỹ thuật

13
+ Lắp bơm cao áp vào vị trí của nó trên động cơ
4.2. Công nghệ chẩn đoán và bảo dưỡng hệ thống gầm
4.2.1. Chẩn đoán và bảo dưỡng hệ thống truyền lực
4.2.1.1. Kiểm tra, chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật ly hợp
Những hư hỏng thường gặp và nguyên nhân
+ Đóng ly hợp hay bị giật: có thể do lái xe nhả nhanh bàn đạp ly hợp hoặc hành
trình của bàn đạp không đảm bảo, vòng bi nhả ly hợp không ép đều lên các đầu đòn
mở, đĩa ép bị mòn, lò xo triệt tiêu dao động xoắn hỏng, động cơ bắt không chặt với
khung xe…
+ Ly hợp cắt không hoàn toàn: có thể do hành trình tự do lớn mà tổng hành
trình của ly hợp, cơ cấu điều khiển cắt ly hợp thủy lực có lẫn bọt khí…
+ Ly hợp trượt: không có hành trình tự do, hoặc lò xo yếu, gãy, bề mặt đĩa ma
sát mòn, dính dầu, mỡ, cháy, chai, hoặc do chân lái xe luôn đặt trên bàn đạp ly hợp

Kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật
+ Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp ly hợp
+ Điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp
+ Thường xuyên tra dầu mỡ vào các khớp dẫn động hoặc bổ sung dầu vào bình
chứa (của loại dẫn động thủy lực)
4.2.1.2. Hộp số, hộp phân phối, truyền động các đăng
 Những hư hỏng thường gặp và nguyên nhân
Tình trạng kỹ thuật của hộp số và trục các đăng khi biến xấu là:
- Thường phát sinh tiếng kêu và rung giật do trục, các ổ bi các bánh răng bị
mòn, hoặc mòn các rãnh then hoa, ổ bi kim, hoặc lỏng các bulông mặt bích các
đăng…
- Có hiện tượng nhảy số do các rãnh răng bị mòn, cơ cấu khóa, hãm thanh trượt
bị mòn, vào số khó do bộ đồng tốc bị hỏng …
 Công việc kiểm tra và bảo dưỡng
4.2.1.3. Bảo dưỡng cầu chủ động
Những hư hỏng thường gặp và nguyên nhân
Cầu chủ động bao gồm phần vỏ cầu và các cặp bánh răng truyền động lắp bên
trong, cho nên trong quá trình làm việc thường xảy ra các hư hỏng, phần vỏ cầu bị
rò rỉ dầu, bị rạn nứt, các ổ bi bị rơ, các cặp bánh răng bị mòn, dập, gãy, sứt mẻ…
gây nên tiếng ồn, tiếng gõ kim loại khác thường. Sự ăn khớp của cặp bánh răng
truyền lực chính không đúng, khe hở ăn khớp quá lớn… cũng gây tiếng ồn khi làm
việc, gây giật xe khi thay đổi tốc độ.

14
Công việc kiểm tra bảo dưỡng
+ Kiểm tra, điều chỉnh độ khe hở dọc trục của ổ bi trục chủ động bánh răng
truyền lực chính
+ Kiểm tra điều chỉnh độ khe hở dọc trục của trục bánh răng côn bị động (hoặc
trục trung gian) trong truyền lực chính hai cấp
+ Kiểm tra, điều chỉnh độ rơ của ổ bi vỏ vi sai
+ Kiểm tra điều chỉnh khe hở ăn khớp (khe hơ cạnh) các cặp bánh răng côn
xoắn truyền lực chính
+ Kiểm tra sự ăn khớp (vết tiếp xúc) của cặp bánh răng côn xoắn truyền lực
chính
4.2.2. Chẩn đoán và bảo bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống chuyển động
4.2.2.1. Những hư hỏng và biến xấu tình trạng kỹ thuật của hệ thống
chuyển động
Các dầm cầu trước thường bị cong, xoắn do quá tải, các ổ đỡ bị mòn, chốt
chuyển hướng, cam quay mòn ảnh hưởng đến tính năng dẫn hướng của xe.
Hệ thống treo giảm khả năng đàn hồi, giảm chấn thủy lực chảy dầu mất tác
dụng, nhíp bị nứt, gãy giảm độ cứng, cao su hạn chế độ võng động bị dập, hỏng nên
dễ bị va đập dầm cầu và khung xe.
Khe hở giữa các lá nhíp lớn, ắc nhíp và bạc bị mòn, gãy bulông trung tâm hoặc
trượt vấu định vị, bulông quang nhíp bị lỏng… ô tô chuyển động sẽ có tiếng ồn,
tiếng kêu ken két lớn. Khi chốt chuyển hướng bị mòn, ổ bi moay-ơ bánh xe bị rơ,
dầm cầu bị cong… sẽ làm cho các góc đặt của bánh xe dẫn hướng bị thay đổi, gây lái
nặng và xe bị lạng về một phía.
Khi lốp xe mòn không đều làm giảm độ bám và không cân bằng càng làm lốp mòn
nhanh.
4.2.2.2. Chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống chuyển động
- Khung xe
- Dầm cầu
+ Kiểm tra vỏ cầu
+ Kiểm tra, điều chỉnh ổ bi moay-ơ bánh xe
+ Kiểm tra khe hở chốt chuyển hướng
+ Kiểm tra, diều chỉnh các góc đặt của bánh xe dẫn hướng
- Bảo dưỡng cơ cấu treo
- Bảo dưỡng lốp xe và bánh xe
4.2.3 Chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh
4.2.3.1. Những hư hỏng và biến xấu tình trạng kỹ thuật
+ Những hư hỏng làm biến xấu tính trạng kỹ thuật của hệ thống phanh

15
+ Những hư hỏng làm cho hệ thống phanh mất tác dụng (phanh không ăn)
+ Không thể điều chỉnh được quá trình phanh
4.2.3.2. Kiểm tra, chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật các bộ phận
+ Kiểm tra, điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp phanh
+ Kiểm tra khe hở giữa má phanh và tang trống
+ Đối với dẫn động phanh dầu
- Kiểm tra mức dầu và bổ sung dầu trong bình chứa
- Điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống
- Xả khí trong xy lanh bánh xe
+ Đối với dẫn động phanh hơi
- Điều chỉnh khe hở phía dưới giữa má phanh và tang trống
- Điều chỉnh khe hở phía trên giữa má phanh và tang trống
- Kiểm tra, điều chỉnh các bộ phận của máy nén khí.
+ Kiểm tra, điều chỉnh phanh tay
- Đối với loại phanh bố trí chung với cơ cấu phanh bánh xe chủ động
- Lọai phanh tay (cơ cấu phanh tang trống) bố trí ngay sau hộp số
4.2.4. Kiểm tra, chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống lái
4.2.4.1 Những hư hỏng và biến xấu tình trạng kỹ thuật của hệ thống
+ Các hư hỏng làm mất tính năng dẫn hướng
+ Các hư hỏng làm giảm tính năng dẫn hướng
4.2.4.2. Kiểm tra chẩn đoán kỹ thuật chung
+ Kiểm tra độ rơ của vành tay lái (vô lăng)
+ Kiểm tra độ rơ ứng với lực 1 kG (10N)
+ Kiểm tra lực cản ma sát lái
4.2.4.3. Kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận
+ Kiểm ta và điều chỉnh khớp cầu dẫn động giữa các đòn kéo
+ Kiểm tra và điều chỉnh độ khe hở dọc trục của trục vít
+ Điều chỉnh khe hở ăn khớp của cặp truyền động trong cơ cấu lái
+ Bảo dưỡng hệ thống lái trợ lực dầu
4.3. Công nghệ chẩn đoán và bảo dưỡng hệ thống điện
4.3.1. Chẩn đoán và bảo dưỡng nguồn năng lượng điện
4.3.1.1. Ắc quy
Những hư hỏng thường gặp và nguyên nhân hư hỏng
+ Tự phóng điện
+ Sun phát hóa các bản cực.
Kiểm tra, chẩn đoán kỹ thuật
+ Kiểm tra mức dung dịch điện phân

16
+ Kiểm tra nồng độ dung dịch điện phân
+ Kiểm tra điện áp ắc quy
Bảo dưỡng kỹ thuật ắc quy
4.3.1.2. Máy phát điện
Những hư hỏng thường gặp và nguyên nhân hư hỏng
+ Không phát điện
+ Công suất máy phát giảm hoặc không ổn định
Kiểm tra, chẩn đoán kỹ thuật
+ Kiểm tra ở trạng thái làm việc, ở chế độ máy phát điện
+ Kiểm tra stato
Bảo dưỡng máy phát điện
4.3.1.3. Tiết chế (Rơle điều chỉnh các đại lượng điện)
Những hư hỏng thường gặp và nguyên nhân hư hỏng
+ Không điều chỉnh
+ Điều chỉnh không đúng định mức qui định
Kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng kỹ thuật
4.3.2. Chẩn đoán và bảo dưỡng hệ thống đánh lữa động cơ xăng
4.3.2.1. Những hư hỏng thường gặp và nguyên nhân hư hỏng
4.3.2.2. Kiểm tra chẩn đoán chung hệ thống đnh lửa
+ Phương pháp kiểm tra bằng kinh nghiệm
+ Dùng đồng hồ (V), (A) và ống phóng điện để kiểm tra
4.3.2.3. Kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận trong hệ thống đánh lửa
+ Bugi
+ Bôbin
+ Bộ chia điện
4.3.2.4. Đặt lửa và điều chỉnh góc đánh lửa sớm
4.3.3. Chẩn đoán và bảo dưỡng hệ thống phụ tải và các thiết bị khác
4.3.3.1. Máy khởi động
+ Những hư hỏng thường gặp và nguyên nhân hư hỏng
+ Kiểm tra, chẩn đoán kỹ thuật
+ Bảo dưỡng máy khởi động
4.3.3.2. Các thiết bị khác
Thảo luận (sinh viên chuẩn bị trước nội dung thảo luận về kiểm tra, chẩn đoán
và bảo dưỡng một số chi tiết, hệ thống điển hình trên ô tô)

17
CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA Ô TÔ

PHẦN I: CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ


5.1. Sửa chữa cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
5.1.1. Kiểm tra, sửa chữa trục khuỷu
5.1.1.1. Các hư hỏng thường gặp ở trục khuỷu và phương pháp kiểm tra
Khâu kiểm tra chính của việc kiểm tra trục khuỷu là đo độ biến dạng của trục,
độ mòn của cổ trục và chốt khuỷu. Biến dạng của trục bao gồm hiện tượng xoắn và
cong.
5.1.1.2. Phương pháp sửa chữa trục khuỷu
Đối với trục khuỷu đúc bằng gang cầu, nếu trục bị cong quá 0,5 mm phải thay
mới. Còn đối với các trục khuỷu rèn, có thể nắn thẳng trên máy ép sau khi đã đo và
xác định hướng cong và độ cong của trục.
5.1.2. Kiểm tra, sửa chữa bánh đà
- Việc kiểm tra bánh đà bao gồm quan sát vành răng và mặt bánh đà để phát
hiện các vết nứt trên bề mặt bánh đà và trên vành răng, hiện tượng sứt mẻ răng,
hiện tượng rỗ, cháy hoặc mòn thành gờ trên bề mặt bánh đà và dùng dụng cụ kiểm
tra để kiểm tra độ đảo và độ phẳng của bề mặt.
- Bánh đà có bề mặt không phẳng, đảo hoặc biến cứng được sửa chữa bằng
phay hoặc mài lại bề mặt để đạt được tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu. Vành răng hỏng
được tháo ra và thay vành răng mới.
5.1.3. Kiểm tra, sửa chữa bạc lót
Các loại bạc lót cổ trục trong động cơ đều được thay mới khi động cơ vào sửa
chữa lớn theo chu kỳ sửa chữa.
5.1.4. Kiểm tra, sửa chữa thanh truyền
- Do chịu tải trọng nén và uốn lớn, thanh truyền có thể có các hư hỏng trong
quá trình làm việc như gãy, biến dạng cong, xoắn thân thanh truyền, mòn các bề
mặt lắp bạc đầu nhỏ và bề mặt lắp bạc đầu to, hỏng lỗ lắp bulông thanh truyền hoặc
bề mặt lắp ghép của nắp đầu to và thân thanh truyền. Nếu kiểm tra bằng mắt
thường không phát hiện được các hư hỏng gì phải dùng dụng cụ đo kiểm tra để
kiểm tra biến dạng xoắn và cong của thanh truyền cũng như độ mòn và độ méo của
mặt lắp bạc lót.
- Các thanh truyền có mức biến dạng cong xoắn nhỏ được nắn lại bằng êtô, đồ
gá tay đòn trục vít hoặc trên các máy ép đơn giản.

18
5.2. Sửa chữa pit-tông - xy lanh và cơ cấu phân phối khí
5.2.1. Kiểm tra, sửa chữa pit-tông
5.2.1.1. Kiểm tra pittông
- Trong sửa chữa nhỏ, khi kiểm tra, quan sát bằng mắt thường nếu thấy pit-tông
có một trong những hư hỏng trên thì phải thay pit-tông mới, còn nếu không thì kiểm
tra bằng dụng cụ chuyên dùng để xem pit-tông có thể dùng trước được không. Việc
kiểm tra chủ yếu là đo độ mòn của pit-tông
- Khi thay pit-tông mới cũng cần phải kiểm tra khe hở giữa pit-tông mới và xy
lanh để đảm bảo yêu cầu làm việc. Đồng thời cũng phải kiểm tra trọng lượng của
chúng để đảm bảo trọng lượng của pit-tông mới bằng trọng lượng pit-tông cũ.
5.2.1.2. Kiểm tra xéc măng.
Trong sửa chữa lớn hay nhỏ liên quan đến pit-tông và xéc măng, khi đã tháo
xéc măng ra khỏi pit-tông thì đều phải thay mới.
5.2.1.2. Kiểm tra chốt pit-tông
Chốt pit-tông thường không sửa chữa mà được thay mới.
5.2.2. Kiểm tra, sửa chữa xy lanh
5.2.2.1. Các hư hỏng của xy lanh và phương pháp kiểm tra
Trong điều kiện động cơ làm việc bình thường, khu vực bề mặt xy lanh đối diện
với xéc măng khí thứ nhất khi pit-tông ở điểm chết trên bị mòn nhiều nhất và tạo
thành bậc so với phần bề mặt trên đó vì sức ép của xéc măng thứ nhất lên thành
xilnh đạt lớn nhất ở vị trí này trong khi bôi trơn lại kém nhất.
5.2.2.2. Phương pháp sửa chữa xy lanh bằng gia công cơ khí
Phương pháp sửa chữa bằng gia công cơ khí không chỉ được áp dụng cho sửa
chữa xy lanh mà còn được áp dụng để sửa chữa các chi tiết lỗ trục và chi tiết trục bị
mòn nói chung.
5.2.3. Sửa chữa cơ cấu phân phối khí
5.2.3.1. Các hư hỏng của cơ cấu phân phối khí
Các chi tiết của cơ cấu phân phối khí được dẫn động liên hoàn từ trục cam đến
xupáp, làm việc trong điều kiện ma sát và va đập nên thường bị mòn. Sự mài mòn
của bất kỳ chi tiết nào trong cơ cấu đều có thể dẫn đến hiện tượng xupáp đóng, mở
không đúng yêu cầu và ảnh hưởng xấu đến quá trình làm việc của động cơ nói
chung.
5.2.3.2. Kiểm tra, sửa chữa nhóm xupáp
- Kiểm tra và thay ống dẫn hướng xupáp
- Kiểm tra, sửa chữa xupáp
- Kiểm tra, sửa chữa đế xupáp
- Rà xupáp và đế xupáp.

19
- Kiểm tra lò xo xupáp
5.2.3.3. Kiểm tra, sửa chữa trục cam, bạc lót và con đội
- Kiểm tra trục cam
- Sửa chữa trục cam
- Sửa chữa và thay bạc trục cam
- Kiểm tra và thay con đội
5.2.3.4. Kiểm tra cần bẩy và trục cần bẩy
5.2.3.5. Sửa chữa bộ truyền dẫn động cơ cấu phân phối khí
- Kiểm tra và lắp bánh răng cam
- Kiểm tra, lắp bộ truyền xích.
- Kiểm tra và lắp bộ truyền đai răng
5.2.3.6. Kiểm tra, điều chỉnh cơ cấu phân phối khí
- Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ dọc của trục cam
- Điều chỉnh khe hở nhiệt của cơ cấu phân phối khí
- Kiểm tra và điều chỉnh vị trí của pit-tông con đội thủy lực
5.3. Sửa chữa hệ thống cung cấp nhiên liệu của động cơ xăng
5.3.1. Kiểm tra, sửa chữa hệ thống vận chuyển xăng
5.3.1.1. Kiểm tra, sửa chữa bơm xăng dẫn động cơ khí
- Các hư hỏng của bơm
- Kiểm tra và sửa chửa bơm
5.3.1.2. Kiểm tra, sửa chữa bơm điện
Các hư hỏng của bơm điện
Bơm điện thường được sử dụng trong hệ thống nhiên liệu phun xăng. Tương tự
như bơm cơ khí, bơm điện khi có trục trặc kỹ thuật hay hư hỏng cũng thường dẫn
đến cấp không đủ lưu lượng, không đủ áp suất hoặc không bơm được. Nguyên nhân
có thể là tắc đường ống hút, đường ống đẩy hoặc mòn hỏng bánh công tác. Nếu
bơm không bơm được còn có thể do mạch điện cung cấp vào bơm bị đứt, mạch điều
khiển bơm hỏng…
Kiểm tra và sửa chữa bơm điện
- Kiểm tra áp suất bơm
- Kiểm tra lưu lượng bơm
- Kiểm tra dòng điện qua bơm
5.3.2. Kiểm tra, sửa chữa bộ chế hòa khí
5.3.2.1. Các hư hỏng của bộ chế hòa khí
- Các nguyên nhân làm hỗn hợp đậm
- Các nguyên nhân làm hỗn hợp nhạt

20
5.3.2.2. Kiểm tra, sửa chữa bộ chế hòa khí
- Tháo bộ chế hòa khí khỏi xe
- Tháo rửa các chi tiết của bộ chế hòa khí
- Kiểm tra, sửa chữa các chi tiết
- Lắp bộ chế hòa khí và điều chỉnh các cần nối
5.3.2.3. Kiểm tra, điều khiển bộ chế hòa khí trên xe
- Kiểm tra và điều chỉnh mức xăng trong buồng phao
- Kiểm tra và điều chỉnh cơ cấu tự động mở bướm gió
- Kiểm tra cơ cấu điện từ điều chỉnh gíclơ chính
- Điều chỉnh hệ thống không tải
5.3.3. Kiểm tra, sửa chữa hệ thống nhiên liệu phun xăng
5.3.3.1. Các hư hỏng thường gặp
Hệ thống cũng có các trục trặc như bơm mòn không cung cấp đủ lưu lượng và
không đảm bảo đủ áp suất nhiên liệu cho hệ thống vòi phun, bộ điều chỉnh áp suất
hỏng hoặc làm việc không đúng yêu cầu, vòi phun bẩn, bị kẹt hoặc rò rỉ xăng, các
cảm biến hỏng.
5.3.3.2. Kiểm tra, chuẩn đoán hư hỏng của hệ thống
- Kiểm tra nhanh bằng quan sát
- Chẩn đoán hư hỏng của hệ thống nhiên liệu qua kiểm tra áp suất
- Kiểm tra tình trạng làm việc của bộ điều chỉnh áp suất
- Kiểm tra các thông số điện của vòi phun
- Kiểm tra độ đồng đều về lượng phun của các vòi phun
- Kiểm tra sự hoạt động của van điều chỉnh chạy không tải
5.3.3.3. Kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng của các cảm biến
- Kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát và cảm biến nhiệt độ khí nạp
- Kiểm tra cảm biến áp suất tuyệt đối trong đường ống nạp
- Kiểm tra cảm biến độ mở bướm ga
- Kiểm tra cảm biến lamđa (cảm biến hàm lượng ôxy trong khí thải)
- Kiểm tra cảm biến lưu lượng khí nạp
- Kiểm tra cảm biến vị trí góc quay trục khuỷu và tốc độ động cơ
5.3.3.4. Kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng của bộ xử lý trung tâm (hộp đen)
5.3.3.5. Thông rửa, làm sạch vòi phun
5.3.4. Kiểm tra bộ xúc tác trung hòa khí thải (Sinh viên tự đọc tài liệu)
5.4. Sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel
5.4.1. Sửa chữa hệ thống cung cấp nhiên liệu thấp áp
Đối với bơm cao áp kiểu bơm dãy, van nhiên liệu hồi trên khoang nhiên liệu
thấp áp duy trì áp suất nhiên liệu tối đa trong khoang khoảng 0,8 – 1,2 kg/cm2. Có

21
thể lắp áp kế kiểm tra áp suất này ở bất kỳ điểm thuận lợi nào trên đường cấp nhiên
liệu từ đường ra của bơm chuyển cho đến vị trí trước van nhiên liệu.
5.4.2. Sửa chữa các bộ đôi của bơm cao áp
- Bộ đôi pit-tông – xy lanh bơm cao áp
- Bộ đôi van và đế van cao áp
5.4.3. Kiểm tra và điều chỉnh bơm cao áp kiểu dãy
- Kiểm tra các chi tiết
- Kiểm tra, điều chỉnh bơm cao áp trên băng thử
5.4.4. Điều chỉnh bơm cao áp phân phối
- Kiểm tra và điều chỉnh bơm phân phối
- Làm sạch vòi phun
- Kiểm tra vòi phun trên thiết bị thử
- Kiểm tra và điều chỉnh cụm bơm cao áp – vòi phun trên thiết bị thử
- Lắp vòi phun và bơm cao áp lên động cơ
5.5. Sửa chữa hệ thống bôi trơn
5.5.1. Các hư hỏng của hệ thống bôi trơn
- Áp suất dầu bôi trơn quá thấp, quá cao hoặc bằng 0
- Nhiệt độ dầu cao
- Dầu bôi trơn bị loãng, bị thiếu hụt, rò rỉ…
5.5.2. Kiểm tra, sửa chữa hệ thống bôi trơn
- Thay dầu hệ thống bôi trơn
- Kiểm tra áp suất dầu
- Kiểm tra sửa chữa bơm dầu
- Bảo dưỡng, sửa chữa bầu lọc dầu
- Bảo dưỡng sửa chữa két làm mát dầu
5.6. Sửa chữa hệ thống làm mát
5.6.1. Các hư hỏng của hệ thống làm mát
- Rò rỉ nước hoặc tiêu hao nước làm mát nhanh
- Nước sôi, động cơ quá nóng
- Thời gian chạy ấm máy lên
- Động cơ ồn
- Chỉ số nhiệt độ trên đồng hồ luôn nằm ngoài khoảng quy định
5.6.2. Kiểm tra, sửa chữa hệ thống làm mát
- Kiểm tra hiện tượng rò rỉ của hệ thống làm mát
- Kiểm tra hiện tượng tắc két nước
- Thông rửa hệ thống làm mát
- Kiểm tra van hằng nhiệt

22
- Kiểm tra, điều chỉnh bộ truyền đai
- Kiểm tra và sửa chữa bơm nước
- Kiểm tra, sửa chữa quạt gió
- Sửa chữa két nước
PHẦN II. CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA HỆ THỐNG GẦM
5.1. Sửa chữa hệ thống truyền lực
5.1.1. Các hư hỏng thường gặp ở ly hợp ma sát
Các hư hỏng thường gặp ở ly hợp ma sát có thể được phát hiện qua các hiện
tượng làm việc không bình thường như: ly hợp bị trượt, ồn ở chế độ đóng, không
nhả hoàn toàn khi đạp bàn đạp để ngắt, vào khớp không êm gây giật và ồn. Các hư
hỏng này không những làm giảm hiệu suất truyền lực mà còn gây hư hỏng cho hộp
số nên cần phải khắc phục kịp thời.
5.1.2. Kiểm tra, sửa chữa ly hợp ma sát
- Kiểm tra, sửa chữa đĩa ma sát
- Kiểm tra, sửa chữa cụm đĩa ép, lò xo và vỏ ly hợp
- Lắp bộ ly hợp và điều chỉnh đồng đều của các cần bẩy
5.1.3. Kiểm tra, sửa chữa biến mô thủy lực
- Kiểm tra biến mô ở trạng thái hãm xe
- Kiểm tra biến mô trên xe bằng quan sát
- Kiểm tra biến mô trên xưởng
- Súc rửa biến mô
5.1.4. Kiểm tra, sửa chữa hộp số điều khiển bằng tay
- Các hư hỏng của hộp số
Hộp số khi bị trục trặc hoặc hỏng hóc bên trong sẽ không hoạt động bình
thường, thể hiện qua một số như gài số khó khăn, hộp số kêu trong quá trình hoạt
động hoặc không truyền động được. Nguyên nhân hoàn toàn do các hư hỏng cơ học
của hộp số như biến dạng cơ cấu điều khiển gài số, mòn các bánh răng, vỡ đầu răng,
mòn các ổ trục và vòng bi, gây độ rơ lớn. Một số hư hỏng đặc biệt có thể là sự biến
dạng, nứt, vỡ vỏ hộp số do va đập, do kẹt hoặc quá tải gây ra.
- Kiểm tra, điều chỉnh hộp số trên xe.
- Kiểm tra, sửa chữa các chi tiết hộp số
5.1.5. Kiểm tra và sửa chữa hộp số tự động (Sinh viên đọc thêm tài liệu)
- Các hư hỏng của hộp số tự động
- Điều chỉnh hộp số trên xe
- Làm sạch, kiểm tra và thay chi tiết
5.1.6. Sửa chữa trục các-đăng (Sinh viên đọc thêm tài liệu)
- Các hư hỏng của trục truyền các-đăng

23
- Kiểm tra, sửa chữa trục khớp các - đăng
5.1.7. Kiểm tra, sửa chữa cầu xe (Sinh viên đọc thêm tài liệu)
- Các hư hỏng thường gặp
- Sửa chữa các chi tiết
- Kiểm tra khe hở của các bánh răng hành tinh
- Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ vịng bi của bnh răng chủ động
- Kiểm tra, điều chỉnh khe hở sườn răng (độ rơ ăn khớp)
- Kiểm tra độ rơ các vịng bi bnh răng bị động
- Kiểm tra và điều chỉnh vết tiếp xúc răng giữa hai bánh răng
- Điều chỉnh độ rơ của bán trục
5.2. Sửa chữa hệ thống treo, bánh xe (Sinh viên đọc thêm tài liệu)
5.2.1. Kiểm tra, sửa chữa hệ thống treo
- Kiểm tra, sửa chữa nhíp và lò xo
- Kiểm tra, sửa chữa bộ giảm xóc
- Kiểm tra khớp nối hình cầu của các đòn và giá xoay
- Kiểm tra, điều chỉnh ổ bi bánh xe
5.2.2. Kiểm tra, sửa chữa bánh xe
- Kiểm tra bánh xe
- Tháo, lắp lốp xe
- Cân vành bánh xe
- Đảo lốp xe
5.3. Sửa chữa hệ thống lái (Sinh viên đọc thêm tài liệu)
5.3.1. Các hư hỏng thường gặp của hệ thống lái
5.3.2. Kiểm tra, sửa chữa hệ thống lái
- Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ vành tay lái
- Kiểm tra hiện tượng tay lái nặng
- Sửa chữa các chi tiết của hệ thống lái
5.4. Sửa chữa hệ thống phanh (Sinh viên đọc thêm tài liệu)
5.4.1. Các hư hỏng của hệ thống phanh
Hệ thống phanh bị hư hỏng sẽ làm cho phanh không ăn hoặc ăn lệch, gây mất
an toàn khi chạy xe. Một số hư hỏng còn gây kẹt bánh xe ở các mức độ khác nhau
làm cho xe chạy không bình thường và có thể dẫn tới các hư hỏng khác.
5.4.2. Sửa chữa các chi tiết của hệ thống phanh
5.4.2.1. Điều chỉnh cơ cấu phanh
- Điều chỉnh khe hở má phanh và tang trống
- Điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp phanh
5.4.2.2. Súc rửa và xả khí hệ thống phanh dầu

24
5.4.2.3. Thử phanh
PHẦN III. SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ
5.1. Hệ thống cung cấp điện
5.1.1. Các hư hỏng của ắc quy
- Ắc quy hư hỏng không đảm bảo được việc cung cấp điện theo yêu cầu. Riêng
các ắc quy hư hỏng không nạp điện được thì phải thay mới, không sửa chữa. Riêng
trường hợp các bản cực bị sunphua hóa nhẹ có thể khắc phục bằng cách nạp rất
chậm với dòng điện nho
- Kiểm tra dung dịch điện phân và điện áp ắc quy
- Nạp điện ắc quy
5.1.2. Kiểm tra, sửa chữa máy phát điện (Sinh viên đọc thêm tài liệu)
- Các hư hỏng của máy phát điện
- Kiểm tra và điều chỉnh độ căng dây đai của máy phát điện
- Kiểm tra sự nạp điện ắc quy của máy phát
- Kiểm tra bộ điều chỉnh điện áp máy phát
- Sửa chữa máy phát
5.2. Kiểm tra sửa chữa hệ thống khởi động điện (Sinh viên đọc thêm tài liệu)
- Các hư hỏng của hệ thống khởi động
- Kiểm tra điện áp ắc quy trong khi khởi động
- Kiểm tra máy khởi động ở trạng thái không tải
5.3. Sửa chữa hệ thống đánh lửa
5.3.1. Các hư hỏng của hệ thống đánh lửa (Sinh viên tự đọc tài liệu)
5.3.2. Kiểm tra, sửa chữa hệ thống đánh lửa
- Quy trình kiểm tra hư hỏng của hệ thống đánh lửa
- Phương pháp kiểm tra sửa chữa các bộ phận của hệ thống đánh lửa
+ Kiểm tra bugi
+ Kiểm tra dây cao áp
+ Kiểm tra cuộn dây biến áp đánh lửa
+ Kiểm tra bộ chia điện
+ Kiểm tra môđun đánh lửa ECU
5.4. Sửa chữa hệ thống phụ tải (Sinh viên tự đọc tài liệu)

Thảo luận (sinh viên chuẩn bị trước nội dung thảo luận về kiểm tra, sửa chữa
một số chi tiết, hệ thống điển hình trên ô tô)

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa ô tô – Đại học Công nghiệp TP.HCM.
2. Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật Ô tô – Trần Thanh Hải Tùng.
3. Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa ôtô – ĐH SPKT TPHCM.
4. Tài liệu kỹ thuật bảo dưỡng và sữa chữa Toyota.

26

You might also like