You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ


***

BÁO CÁO CUỐI KÌ


ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA
TRONG QUY TRÌNH SƠN Ô TÔ

Môn học : Nhập môn Tự động hóa

Giảng viên : ThS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Nhóm thực hiện : Nhóm 11

Khoa : Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa

Trường : Đại học Công nghệ - ĐHQGHN

Tháng 6 năm 2022


[Phân tích thiết kế Hệ thống Tự động hóa trong Quy trình Sơn ô tô] Nhóm 11

MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển mọi mặt của khoa học kỹ thuật, tự động hóa trở thành một
trong những ngành không thể thiếu của nền công nghiệp hiện đại. Tự động hóa cho
phép nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm sức lao động của con người từ đó dẫn đến
giá thành sản phẩm rẻ hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống và sự phát triển của đất nước.
Trong ngành công nghiệp chế tạo ô tô, nhờ có tự động hóa ta có thể thay thế những
nhân công làm việc tại các phân xưởng, công đoạn sản xuất có môi trường độc hại bằng
máy móc, làm giảm bớt các tác hại đối với người lao động. Không chỉ vậy, nhờ có dây
chuyền tự động hóa mà chất lượng sản phẩm làm ra ổn định hơn. Đối với ngành công
nghiệp ô tô hiện nay, tự động hóa hệ thống là việc không thể thiếu, hầu hết các nhà máy
sản xuất ô tô hiện nay đã và đang tự động hóa hoàn toàn.
Trong học kì này, với môn học Nhập môn Tự động hóa chúng em đã có cơ hội
được tiếp cận và tìm hiểu về những công nghệ, lý thuyết điều khiển tự động cũng như
cách thiết kế một quy trình công nghệ tự động hóa. Với đề tài bài tập lớn được phân
“Phân tích thiết kế hệ thống tự động hóa trong công nghệ sơn ô tô” nhóm đã tìm hiểu,
thiết kế hệ thống và hoàn thiện bản báo cáo này.
Đề tài bao gồm 5 phần chính:
Phần 1: Tổng quan về Công nghệ Sản xuất ô tô và Công nghệ sơn ô tô
Phần 2: Quy trình công nghệ sơn ô tô
Phần 3: Phân tích bể photphat hóa bề mặt
Phần 4: Phân tích bể sơn điện ly
Phần 5: Phân tích và giám sát hệ thống
Do trình độ còn hạn chế nên đề tài này của chúng em không thể tránh khỏi những
thiếu sót, nhóm rất mong nhận được sự góp ý của giảng viên và các bạn. Xin chân thành
cảm ơn!
Danh sách thành viên nhóm 11

STT Họ và tên MSSV


1 Dương Thị Tố Uyên 19021635
2 Chu Mạnh Tân 19021621
3 Hồ Thức Nhân 19021613

2
[Phân tích thiết kế Hệ thống Tự động hóa trong Quy trình Sơn ô tô] Nhóm 11

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 2
MỤC LỤC ..................................................................................................................... 3
PHẦN I. TỔNG QUAN ................................................................................................ 4
I.1. Tổng quan về Công nghệ Sản xuất ô tô ............................................................. 4
I.2. Tổng quan về Quy trình Công nghệ sơn ô tô ..................................................... 4
PHẦN II. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SƠN Ô TÔ .................................................. 5
II.2. Quy trình xử lý bề mặt trước khi sơn ............................................................... 5
II.2. Quy trình Sơn nhúng tĩnh điện (Sơn điện ly) ................................................... 6
PHẦN III. PHÂN TÍCH BỂ PHỐT PHÁT HÓA BỀ MẶT ..................................... 7
III.1. Tổng quan về quá trình phốt phát hóa bề mặt ................................................. 7
III.2. Mô tả hoạt động của bể photphat hóa bề mặt ................................................. 8
III.3. Thông số kỹ thuật ............................................................................................ 9
PHẦN IV. PHÂN TÍCH BỂ SƠN ĐIỆN LY.............................................................. 9
IV.1. Tổng quan về quá trình sơn điện ly................................................................. 9
IV.2. Mô tả hoạt động của bể sơn điện ly .............................................................. 10
IV.3. Thông số kỹ thuật .......................................................................................... 12
PHẦN V. PHÂN TÍCH VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG ............................................ 12
V.1. Các thông số cần giám sát .............................................................................. 12
V.2. Lựa chọn thiết bị............................................................................................. 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 16

3
[Phân tích thiết kế Hệ thống Tự động hóa trong Quy trình Sơn ô tô] Nhóm 11

PHẦN I. TỔNG QUAN


I.1. Tổng quan về Công nghệ Sản xuất ô tô
Từ những chiếc xe đầu tiên chạy bằng hơi nước ở thế kỷ 18, đến nay làng ô tô thế
giới đã cho ra đời những chiếc xe động cơ điện sang trọng, hiện đại. chiếc xe hơi đầu
tiên trên thế giới ra đời năm 1770 do Nicolas Joseph Cugnot chế tạo chạy bằng động cơ
hơi nước. Đến thế kỷ 19, chiếc ô tô “ thực sự ” mới được phát minh ra, chạy bằng động
cơ đốt trong và có ba bánh. Bắt đầu từ đây, công nghiệp ô tô mới bắt đầu phát triển
mạnh mẽ. Các hãng xe top đầu thế giới như Toyota, Ford, Volkswagen,… thể hiện được
ưu điểm của mình, đem đến sự bùng nổ mạnh mẽ cho ngành công nghiệp ô tô, đến hiện
tại chúng càng trở nên thông minh hơn bao giờ hết. Chúng không chỉ được hoàn thiện
về kiểu dáng mà còn được trang bị những tính năng thông minh nhất, giúp chiếc xe
được an toàn hơn, trải nghiệm lái thú vị hơn và mang đến những tiện ích thiết thực phục
vụ cho cuộc sống hiện đại của con người.

Hình 1: Một số hãng xe ô tô nổi tiếng hiện nay


Nhìn chung, quy trình công nghệ sản xuất ô tô hiện nay gồm 4 công đoạn sau:
1. Lên ý tưởng và thiết kế
2. Nghiên cứu phát triển và thử nghiệm
3. Quá trình sản xuất (dây chuyền lắp ráp ô tô)
- Công đoạn hàn lắp thân, vỏ, khung xe
- Công đoạn sơn xe
- Công đoạn lắp ráp và hoàn thiện (lắp đặt nội thất, khung gầm, …)
4. Kiểm tra chất lượng
I.2. Tổng quan về Quy trình Công nghệ sơn ô tô
Công nghệ sơn xe ô tô đóng vai trò rất quan trọng trong ngành sản xuất ô tô. Công

4
[Phân tích thiết kế Hệ thống Tự động hóa trong Quy trình Sơn ô tô] Nhóm 11

đoạn này giúp chống ăn mòn và tăng tính thẩm mỹ cho những chiếc ô tô xuất xưởng.
Với công nghệ, chất lượng sơn phủ càng cao thì giá trị và đem lại cho những sản phẩm
ô tô càng lớn.
Công đoạn sơn được thực hiện sau khi hoàn thành công đoạn hàn lắp thân, vỏ xe.
Thân xe mộc được đưa vào bộ phận làm sạch sơ bộ. Dầu mỡ, vảy hàn, bụi bẩn được tẩy
rửa bằng những dụng cụ cầm tay, giấy ráp và dung môi sau đó được đưa tới phân xưởng
sơn bằng xe đẩy trên đường ray.
Có thể kể đến một số phương pháp sơn ô tô phổ biến hiện nay như:
- Phun sơn không khí
- Phun sơn cao áp không có không khí
- Phun sơn tĩnh điện
- Sơn bột tĩnh điện
- Sơn nhúng tĩnh điện (sơn điện ly)
Ở đề tài này, chúng ta sẽ phân tích chi tiết về công nghệ sơn ô tô sử dụng phương
pháp sơn nhúng tĩnh điện hay con gọi là sơn điện ly.
PHẦN II. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SƠN Ô TÔ
II.2. Quy trình xử lý bề mặt trước khi sơn
Để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình sơn điện ly, thân xe ô tô phải được trải qua
1 quá trình xử lý trước khi đưa vào sơn. Hệ thống này gồm 6 bể xử lý: Tẩy rửa dầu mỡ
→ Rửa nước thường → Tạo điều kiện bề mặt → Phốt phát hóa bề mặt → Rửa nước
thường → Rửa nước khử ion.

Công đoạn tẩy dầu mỡ


Thân xe từ xưởng hàn đến được lau kỹ bằng dầu hỏa để tẩy sạch các lớp bụi kim
loại, vảy hàn, keo. Sau đó nhúng chìm trong bể tẩy dầu mỡ chứa dung dịch kiềm nóng
để loại bỏ các tạp chất như dầu mỡ, bụi bẩn. Thông thường thời gian thực hiện quy trình
nay là 3 phút.

5
[Phân tích thiết kế Hệ thống Tự động hóa trong Quy trình Sơn ô tô] Nhóm 11

Công đoạn rửa nước thường


Thân xe sau khi qua bể tẩy dầu mỡ được đưa vào nhúng chìm trong bể nước sạch,
dưới tác dụng của các vòi phun và dòng nước tuần hoàn, dung dịch kiềm bám trên xe
từ công đoạn tẩy dầu mỡ sẽ được rửa sạch. Thời gian thực hiện quy trình này là 30 giây.
Công đoạn tạo điều kiện cho bề mặt
Từ bể rửa nước thường, thân xe được đưa đến nhúng chìm vào bể chứa dung dịch
tạo điều kiện bề mặt. Tại đây, dưới tác dụng của hóa chất, thân xe sẽ sẵn sàng cho quá
trình phốt phát hoá tiếp theo. Tùy vào tính chất hóa học của dung dịch tạo điều kiện bề
mặt lựa chọn, thông thương quy trình này diễn ra trong 30s – 1 phút.
Công đoạn phốt phát hóa bề mặt
Sau khi qua bể tạo điều kiện bề mặt, thân xe đưa tới nhúng chìm trong bể chứa
dung dịch phốt phát. Quá trình này nhằm mục đích tạo lớp nền để sơn điện ly dễ dàng
bám chặt trên bề mặt kim loại. Đây là quy trình quan trọng trong công đoạn xử lý bề
mặt trước khi sơn, sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau.
Công đoạn rửa nước thường và rửa nước khử ion
Sau khi phốt phát hóa bề mặt thân xe, trước khi vào sơn điện ly, xe phải qua 2
công đoạn rửa là rửa bằng nước sạch và nước khử Ion. Mục đích để làm sạch các hoá
chất còn bán trên xe, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình sơn điện ly và không làm ảnh
hưởng đến chất lượng của bể sơn. Thời gian nhúng xe trong bể rửa nước thường là 30s
và thời gian nhúng xe trong bể rửa nước khử Ion khoảng 30s.
II.2. Quy trình Sơn nhúng tĩnh điện (Sơn điện ly)
Đây là quá trình quan trọng nhất trong công nghệ sơn ô tô. Để hoàn tất quá trình
này, thân xe phải trải qua 3 công đoạn: Bể sơn điện ly → Bể lọc sơn và thu hồi sơn →
Bể rửa nước khử ion.

Công đoạn sơn điện ly


Thân xe sau khi qua quá trình xử lý trước được nhúng chìm trong bể chứa dung

6
[Phân tích thiết kế Hệ thống Tự động hóa trong Quy trình Sơn ô tô] Nhóm 11

dịch sơn điện ly. Dưới tác dụng của dòng điện điện 1 chiều sẽ hình thành 1 lớp sơn bám
đều trên bề mặt kim loại của xe. Đây là quy trình quan trọng nhất trong công nghệ sơn
ô tô sử dụng phương pháp sơn nhúng tĩnh điện, sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau.
Công đoạn lọc sơn UF và thu hồi sơn
Thân xe sau khi sơn ED còn rất nhiều sơn ED không kết tủa dính ở bên ngoài. Để
rửa sạch và thu hồi phần sơn này, nhúng xe vào bể rửa UF. Dung dịch để rửa lớp sơn
ED không kết tủa trên xe gồm hỗn hợp của nước, DI, Binder, BC và nước tách ra từ bể
sơn ED. Sau đó xe được đưa tới hệ thống thu hồi sơn, lọc lại dung dịch sơn trong bể
ED 1 lần nữa. Dung dịch này sẽ có khả năng hòa tan phần sơn không kết tủa còn bám
trên thân xe.
Công đoạn rửa nước khử ion
Sau khi qua bể rửa, thân xe được rửa lại một lần cuối cùng bằng nước DI trước
khi vào lò sấy. Nước rửa xe sau khi kiểm tra nếu vượt quá các thông số cho phép như
độ pH, độ dẫn điện thì sẽ được xả đi và thay bằng nước DI nguyên chất.
PHẦN III. PHÂN TÍCH BỂ PHỐT PHÁT HÓA BỀ MẶT
III.1. Tổng quan về quá trình phốt phát hóa bề mặt
Đây là một phương pháp chuẩn bị bề mặt kim loại tốt nhất trước khi sơn phủ hoặc
nhúng dầu mỡ nhằm bảo vệ các chi tiết kim loại đen Màng phốt phát hóa chuyển hóa
bề mặt kim loại thành một lớp bề mặt mới không còn tính dẫn điện và tính kim loại, có
khả năng chống ăn mòn
Mục đích
- Cải thiện bề mặt kim loại trước khi sơn phủ, sơn lót chống ăn mòn
- Tạo sự bám dính cho lớp sơn phủ
- Tăng khả năng chống ăn mòn
- Kéo dài tuổi thọ lớp sơn phủ
Cơ chế của quá trình photphat hóa bề mặt
Màng phốt phát được tạo thành dựa trên phản ứng giữa kim loại với dung dịch
dihidrophotphat dẫn tới sự kết tủa của muối photphat ít tan trên bề mặt kim loại. Quá
trình này được thực hiện bằng cách phun trực tiếp dung dịch muối dihydrophosphate
hoặc nhúng kim loại vào trong dung dịch muối này (Trong quy trình này sử dụng cách
nhúng ô tô vào trong bể chứa dung dịch muối)

7
[Phân tích thiết kế Hệ thống Tự động hóa trong Quy trình Sơn ô tô] Nhóm 11

III.2. Mô tả hoạt động của bể photphat hóa bề mặt

Sơ đồ công nghệ của bể photphat hóa bề mặt

Hình 2: Sơ đồ công nghệ của bể photphat hóa bề mặt


Mô tả hoạt động:
- Dung dịch phốt phát trong bể T4 được làm nóng lên và được giữ ổn định ở 40-
45°C bằng hệ thống trao đổi nhiệt HE-4. Nguồn nhiệt cung cấp cho HE- 4 là bể nước
đã được làm nóng ở nhiệt độ 120°C, qua việc sử dụng hệ thống điều tiết lưu lượng nước
nóng.
- Bơm 1 làm việc hút dung dịch từ đáy bể T4 qua hệ thống lọc thô (hệ thống tách
cặn kết tủa sinh ra trong quá trình làm việc) bơm qua hệ thống trao đổi nhiệt HE-104
rồi mới tới các vòi phun bố trí trong bể để tạo dòng chảy tuần hoàn liên tục.
- Mức dung dịch bể được theo dõi bằng cảm biến mức và điều chỉnh bằng hệ thống
van 3.
- Để tách cặn kết tủa sinh ra trong quá trình làm việc, người ta sử dụng hệ thống
lọc cặn. Bơm 2 sẽ liên tục bơm dung dịch phốt phát từ bể T4 đến bộ lọc cặn . Dung dịch
sau khi được lọc sạch cặn sẽ quay trở lại bể. Khi áp lực của bơm 2 tăng quá 1 bar thì

8
[Phân tích thiết kế Hệ thống Tự động hóa trong Quy trình Sơn ô tô] Nhóm 11

phải vệ sinh bộ lọc.


- Để dễ dàng cho việc bảo dưỡng và sửa chữa bể, chúng ta sẽ lắp đặt 1 bể chứa
phụ. Khi bảo dưỡng bể chính thì bơm toàn bộ dung dịch sang bể phụ bằng cách khoá
van 1 và mở van 2. Sau khi sửa chữa bảo dưỡng xong, dùng bơm 3 bơm trả lại dung
dịch về bể chính T4. Để làm sạch đường ống trong khi bảo dưỡng, sử dụng dung dịch
axit HNO3 bơm trực tiếp vào từ bể axit HNO3 bằng bơm 4 . Việc này được thực hiện
khi độ chênh lệch áp suất của dung dịch tại cửa vào và cửa ra của bộ trao đổi nhiệt là
0.5 bar.
- Độ axit, hoạt tính của dung dịch được đo và phân tích để điều chỉnh bằng hoá
chất.
III.3. Thông số kỹ thuật

Áp lực bơm tuần hoàn 2 bar

Lưu lượng bơm (bơm 1) 120 𝑚3 /ℎ

Áp lực bơm 2 1 bar

Nhiệt độ dung dịch 40 - 45 độ C

Nhiệt độ nước nóng 100 – 120 độ C

Thời gian nhúng xe 120 s

PHẦN IV. PHÂN TÍCH BỂ SƠN ĐIỆN LY


IV.1. Tổng quan về quá trình sơn điện ly
Sơn điện ly là chất polymer hữu cơ được tạo ra bám vào bể mặt thân xe dưới một
hiệu điện thế trung bình (khoảng 250 - 350V) và dòng điện tương đối cao (800-100A).
Có tác dụng chống ăn mòn rất tốt và là lớp sơn đầu tiên trong lớp sơn phủ trên xe ô tô.
Mục đích
- Tạo màng bảo vệ để chống rỉ sét tại các hốc, vùng bên trong thân xe
- Hiệu quả sử dụng sơn cao lên đến 95%, giảm thiểu lượng sơn thất thoát
- Lớp sơn mới không bị hòa tan trong nước nên cho phép rửa và thu hồi được cặn
sơn

9
[Phân tích thiết kế Hệ thống Tự động hóa trong Quy trình Sơn ô tô] Nhóm 11

- Không bị chảy trong khi sấy (khác với sơn phun)


- Là một quá trình Tự động hóa nên nhân công trực tiếp giảm rõ rệt
Cơ chế của quá trình sơn điện ly
Sự điện phân: khi có dòng điện 1 chiều chạy qua, chất lỏng phân ly thành các ion
âm và ion dương
Sự điện di: dưới tác động của 1 HĐT, các phần tử sơn mang điện tích bắt đầu di
chuyển đến các điện cực.
Sự kết tủa điện phân: các phần tử mang điện tích dương sẽ kết tủa tại cực âm.
Sự điện thẩm: là quá trình khử nước của sơn.
IV.2. Mô tả hoạt động của bể sơn điện ly
Sơ đồ công nghệ của bể sơn điện ly

Hình 3: Sơ đồ công nghệ của bể sơn điện ly


Mô tả hoạt động
- Dung dich sơn ở bể sơn điện ly được bơm liên tục bằng 2 bơm ly tâm 1.1 và 1.2.
Các bơm này hút sơn từ đáy bể, sau đó sơn được bơm qua bộ lọc tinh, qua bộ trao đổi

10
[Phân tích thiết kế Hệ thống Tự động hóa trong Quy trình Sơn ô tô] Nhóm 11

nhiệt đến các vòi phun để tạo dòng chảy tuần hoàn trong bể. Nếu độ chênh áp giữa đầu
vào và đầu ra của các bộ lọc thô vượt quá 0.5 bar thì phải vệ sinh hoặc thay thế các bộ
lọc này.
- Các thông số như độ pH, độ dẫn điện, hàm lượng Solid, Binder của bể sơn được
đo và phân tích hàng ngày để điều chỉnh bằng hoá chất cho phù hợp tiêu chuẩn.
- Để dễ dàng cho việc bảo dưỡng và sửa chữa bể, người ta lắp đặt 1 bể chứa phụ .
Khi bảo dưỡng bể chính thì bơm toàn bộ dung dịch sang bể phụ bằng cách khoá van 1
và mở van 2. Sau khi sửa chữa bảo dưỡng xong, dùng bơm 2 bơm dung dịch sơn trở lại
bể.
Hệ thống dương cực (Anolyte Solution system): Dương cực của bể sơn ED được
chế tạo đặc biệt. Chúng gồm những bản cực hình chữ nhật bên trong chứa đầy dung
dịch Anolyte. Một lớp vi màng mỏng ngăn không cho dung dịch Anolyte thấm ra ngoài
bể sơn ED nhưng không ngăn các Cation chạy vào từ bể sơn khi có dòng điện 1 chiều
chạy qua.
- Dung dịch Anolyte chứa trong bể Anolyte được bơm tuần hoàn đến các bản cực
bằng bơm 6
- Các thông số như độ pH, dẫn điện của dung dịch Anolyte được đo hàng ngày và
xử lý bằng hoá chất.
- Để tăng hiệu quả của và điều chỉnh chế độ của dương cực, sử dụng bộ kiểm soát
lưu lượng dung dịch Anolyte .
Hệ thống trao đổi nhiệt và máy lạnh: Khi làm việc, dung dịch sơn nóng lên, để
đảm bảo chất lượng sơn, phải giữ ổn định nhiệt độ ở 28-35 độ C. Hệ thống trao đổi
nhiệt và máy lạnh được lắp đặt.
- Dung dịch sơn sẽ được làm mát gián tiếp tại bộ trao đổi nhiệt bằng nước lạnh
(12-17 độ C) từ bể nước lạnh qua bơm tuần hoàn 3
- Để giữ ổn định nhiệt độ bể sơn (28-32 độ C), sử dụng hệ thống điều tiết lưu lượng
nước lạnh đến bộ làm mát
- Để làm lạnh nước trong bể nước lạnh, sử dụng máy lạnh. Dùng bơm 4 trao đổi
nước từ bể nước lạnh sang máy lạnh. Máy lạnh này được giải nhiệt bằng 1 tháp làm mát
đặt ngoài trời và được điều tiết bằng bơm 5
- Mức nước trong bể nước lạnh được điều tiết bằng van phao

11
[Phân tích thiết kế Hệ thống Tự động hóa trong Quy trình Sơn ô tô] Nhóm 11

- Mức nước trong bể của tháp làm mát được điều tiết bằng van phao
Hệ thống điều chỉnh điện áp và chỉnh lưu: Để cung cấp nguồn một chiều với
dòng điện lớn (1000A, 380V) cho quá trình sơn ED, người ta lắp đặt hệ thống ổn định
điện áp và chỉnh lưu có điều khiển.
- Ổn định điện áp: Đây là một máy biến áp tự ngẫu tự động điều chỉnh điện áp khi
tăng tải để đảm bảo điện áp cấp cho chỉnh lưu là 380-400V.
- Chỉnh lưu: Đây là một bộ chỉnh lưu cầu 3 pha công suất lớn (450KVA) tự động
điều chỉnh dòng điều khiển tăng dần từ 0-1000A dưới điện áp 380V.
IV.3. Thông số kỹ thuật

Áp lực bơm tuần hoàn 3 bar

Lưu lượng bơm 132 𝑚3 /ℎ

Độ dẫn điện 1250 - 1650 ms

Nhiệt độ dung dịch 28 - 35 độ C

Nhiệt độ nước lạnh 12 - 17 độ C

Thời gian nhúng 120 s

PHẦN V. PHÂN TÍCH VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG


V.1. Các thông số cần giám sát
Dựa theo các yêu cầu công nghệ và sự hoạt động của dây chuyền công nghệ đã
mô tả ở trên. Để đảm bảo tính khả thi về mặt kinh tế, chúng tôi tiến hành khảo sát và
lựa chọn những thông số phải thực sự cần thiết đối với hoạt động của dây chuyền. Đó
là các thông số ở chế độ làm việc bình thường, chế độ sự cố và chế độ bảo dưỡng.
Mục đích chính của đề tài này là phân tích hoạt động của bể sơn ED, vậy nên ở
đây việc giám sát cũng được lựa chọn xoay quanh việc giám sát các thông số cần thiết
của bể sơn ED. Có 2 tín hiệu sự cố ở mức cao đó là việc 2 bơm tuần hoàn 1.1 và 1.2
của bể sơn ED bị dừng hoạt động ngay cả khi không sơn xe và nhiệt độ bể sơn nằm
ngoài phạm vi cho phép. Ngoài ra, còn rất nhiều những tín hiệu sự cố có thể xảy ra đối
với dây chuyền. Qua phân tích nhận thấy để xây dựng hệ thống theo dõi giám sát dây

12
[Phân tích thiết kế Hệ thống Tự động hóa trong Quy trình Sơn ô tô] Nhóm 11

chuyền sơn ED một cách đầy đủ, chúng tôi lựa chọn 1 số thông số cần giám sát sau:
- Trạng thái các bơm tuần hoàn: ON/OFF
- Sự cố các động cơ điện
- Nhiệt độ bể sơn: 28 - 32 độ C
- Mức dung dịch trong bể sơn: cao/thấp/trung bình
- Thời gian hoạt động của hệ thống
- Độ pH của dung dịch sơn ED
- Lưu lượng dòng chảy
- Độ dẫn điện
- Áp lực các bơm
V.2. Lựa chọn thiết bị
1. Thiết bị kiểm soát nhiệt độ
Đo và tiếp nhận thông tin về nhiệt độ của bể sơn. Bao gồm:
Cảm biến nhiệt: lựa chọn loại chịu được môi trường hóa chất khắc nghiệt, cho kết
quả chính xác (tương đối chính xác) để theo dõi nhiệt độ môi trường.
Bộ điều khiển nhiệt độ: một hệ thống xử lý tín hiệu nhiệt độ để hiển thị, gửi đến
các thiết bị khác và một hệ thống điều khiển nhiệt độ của các môi trường trường được
đo. Gửi các tín hiệu tương tự dưới dạng dòng điện hoặc điện áp đến các thiết bị khác.
Điều khiển nhiệt độ bằng cách điều khiển các van cấp hơi (van cấp hơi nước nóng của
bể phốt phát hay van cấp hơi nước lạnh của bộ trao đổi nhiệt bể sơn).
2. Thiết bị kiểm soát áp suất và kiểm soát độ chênh lệch áp suất
Thiết bị kiểm soát áp suất bao gồm cảm biến áp suất và bộ xử lý tín hiệu áp suất.
Theo tìm hiểu được biết, thông thường 2 phần linh kiện này được chế tạo chung trên
một thiết bị duy nhất gọi là Pressure Transmitter. Tùy thuộc vào từng loại cảm biến mà
chế tạo các bộ xử lý tín hiệu áp suất khác nhau. Nhiệm vụ của bộ xử lý tín hiệu là phối
hợp với các cảm biến để xử lý các tín hiệu áp suất thành những tín hiệu điện (dòng điện,
điện áp). Ngoài ra bộ xử lý tín hiệu còn có thể tự hiệu chỉnh các sai số trong quá trình
đo.
Kiểm tra độ chênh lệch áp suất giữa cửa ra và cửa vào của bộ lọc. Để kiểm tra tình
trạng của 1 bộ lọc dung dịch. Nếu chênh lệch áp suất này nhỏ hơn giới hạn cho phép thì
bộ lọc ở trạng thái bình thường, ngược lại nó ở trạng thái không bình thường. Bộ thiết

13
[Phân tích thiết kế Hệ thống Tự động hóa trong Quy trình Sơn ô tô] Nhóm 11

bị kiểm soát độ chênh lệch áp suất sử dụng 2 cảm biến áp suất và bộ xử lý tín hiệu áp
suất.
3. Thiết bị kiểm tra lưu lượng
Trong hệ thống sơn điện ly, thông số lưu lượng bơm tuần hoàn đặc biệt quan trọng
trong việc tạo ra chất lượng của sản phẩm. Nguyên lý đo của thiết bị kiểm tra lưu lượng
là trên dòng chảy dung dịch, đặt 1 tấm mỏng khoét lỗ, dòng chảy qua lỗ sẽ tạo ra sự
chênh lệch áp suất trước và sau tấm mỏng này. Từ đó sử dụng giá trị độ chênh lệch áp
suất rồi tính ra lưu lượng của dòng chảy.
4. Thiết bị đo độ pH
Hầu hết các cảm biến dùng để kiểm tra độ pH đều được chế tạo dựa trên nguyên
tắc của chuyển đổi Ganvanics. Dựa vào sự phụ thuộc của điện thế cực theo nồng độ và
thành phần dung dịch. Các thiết bị đo độ pH hiện nay sử dụng trong công nghiệp thường
tích hợp cả phần đo nhiệt độ và đo độ dẫn điện. Các tín hiệu từ các cảm biến được
chuyển đổi hóa thành các đại lượng điện sau đó được đưa vào xử lý.
5. Thiết bị đo mức dung dịch
Trong dây chuyền này, trạng thái của các bể chỉ cần xác định ở 2 mức là cao và
thấp. Do vậy chỉ cần lựa chọn loại thiết bị kiểm tra mức đơn giản để sao cho đầu ra 2
giá trị là 0 (thấp) và 1 (cao). Ở đây chúng ta có thể sử dụng những van phao có sẵn để
tiết kiệm chi phí.
6. Thiết bị đo độ dẫn điện
Về nguyên tắc, việc đo độ dẫn điện của 1 dung dịch chính la đo điện trở của dung
dịch đó.
7. Thiết bị điều khiển
Trong đề tài này, nhóm lựa chọn sử dụng PLC S7-1200. Thiết bị điều khiển logic
lập trình được của hãng Siemen, có cấu trúc theo kiểu module và có các module mở
rộng. Sau khi tìm kiểu và phân tích sơ đồ của bể sơn, nhận thấy rằng bể sử dụng rất
nhiều van. Hiện nay các van đều được đóng mở bằng tay tùy theo công việc. Tuy nhiên,
việc đóng mở bằng tay như vậy sẽ dẫn đến tốn nhân công và không chính xác tuyệt đối
trong việc điều chỉnh. Vậy nên ở đây, đề tài lựa chọn sử dụng các van điều khiển, và
được điều khiển tự động qua bộ điều khiển PLC S7 - 1200.
Ưu điểm của việc lựa chọn sử dụng PLC:

14
[Phân tích thiết kế Hệ thống Tự động hóa trong Quy trình Sơn ô tô] Nhóm 11

- Đưa lại độ tin cậy ngày càng cao


- Dễ dàng thay đổi hoặc soạn thảo chương trình mới
- Chuẩn bị vào hoạt động nhanh
- Xử lý tự động
- Tiết kiệm không gian
- Có khả năng tái tạo, cải tiến trong quá trình vận hành
- Việc lắp ráp bộ điều khiển PLC đơn giản hơn nhiều so với việc lắp đặt hệ thống
Role

Hình 4: Sơ đồ vòng quét chính của hệ thống

15
[Phân tích thiết kế Hệ thống Tự động hóa trong Quy trình Sơn ô tô] Nhóm 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. “Automotive Paints and Coatings” Hans-Joachim Streitberger, Karl-Friedrich
Dossel, 2008
2. “Evolution of the Automotive Body Coating Process - A Review”
Link: https://www.mdpi.com/2079-6412/6/2/24
3. “Tự động hóa điều khiển các quá trình công nghệ”, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999.
4. Alavudeen, A., and N. Venkateshwaran. “Computer integrated manufacturing”. PHI
Learning Pvt. Ltd., 2008.
5. “Giáo trình kỹ thuật sơn ô tô” Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường CĐ
Cơ điện Hà Nội, 2020.

16

You might also like