You are on page 1of 41

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU....................................2

1.1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2

1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.................................................3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:..............................................................................3

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:.................................................................................3

1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3

1.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu..............................................................3

1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn...........................................................4

1.4.3. Phương pháp nghiên cứu mô tả................................................................4

1.5. Các công trình nghiên cứu liên quan...............................................................4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU TRÊN XE


PEUGEOT 3008........................................................................................................6

2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống nhiên liệu trên xe ô tô........................6

2.1.1. Nhiệm vụ...................................................................................................6

2.1.2. Yêu cầu.....................................................................................................6

2.1.3. Phân loại....................................................................................................6

2.1.3.1. Động cơ xăng.........................................................................................6

2.1.3.2. Động cơ diesel.......................................................................................9

2.2. Giới thiệu tổng quan xe Peugeot 3008...........................................................13

2.2.1. Thông số kỹ thuật:..................................................................................13

2.2.2. Công nghệ động cơ xe Peugeot 3008......................................................15

2.2.3. Trang bị tiện ghi và an toàn....................................................................15

2.3. Hệ thống nhiên liệu xe Peugeot 3008............................................................17


2.3.1. Kim phun................................................................................................18

2.3.2. Bơm nhiên liệu và cảm biến mức nhiên liệu...........................................19

2.3.3. Bình chứa nhiên liệu...............................................................................22

2.3.4. ECU.........................................................................................................23

2.3.5. Cảm biến trục cam..................................................................................24

2.3.6. Cảm biến tốc độ động cơ........................................................................25

2.3.7. Cảm biến áp suất nhiên liệu....................................................................27

2.3.8. Bơm nhiên liệu cao áp............................................................................29

2.3.9. Cảm biến vị trí bàn đạp ga......................................................................33

2.4. Sơ đồ mạch điện hệ thống..............................................................................35


LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển to lớn của tất cả các ngành kinh tế quốc dân dẫn đến nhu cầu
vận chuyển hàng hóa và vận chuyển hành khách tăng cao. Vì thế nên ô tô dần trở
thành một trong những phương tiện chủ yếu, phổ biến để chuyên chở hàng hóa và
hành khách, được sử dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội con
người.
Xã hội càng phát triển bao nhiêu thì nhu cầu về máy móc và phương tiện giao
thông cần thiết bấy nhiêu đặc biệt là ô tô. Những năm gần đây nền khoa học kỹ
thuật trên thế giới đã có những bước tiến rất mạnh mẽ. Có rất nhiều các thành tựu
khoa học tiên tiến được ứng dụng rộng rãi vào đời sống và phát triển kinh tế, đặc
biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải. Ô tô là một trong những phương tiện giao
thông vận tải quan trọng, không thể thiếu đối với đời sống con người, và sự phát
triển của xã hội, nó mang lại cho cuộc sống vô vàn những lợi ích như: vận chuyển
hàng hóa, phương tiện giao nhận, máy công trình... Nhưng ngược lại nếu con người
quá lạm dụng và không sử dụng hợp lý sẽ mang lại hậu quả khôn lường như: cạn
kiệt tài nguyên hóa thạch, ô nhiễm nguồn nước và không khí... Điều này đặt ra bài
toán khó cho các nhà sản xuất, phải đảm bảo chất lượng động cơ tiết kiệm nhiên
liệu, thân thiện với môi trường là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của hệ thống nhiên liệu, nên trong
quá trình học tập tại trường, em được giao nhiệm vụ làm đồ án tốt nghiệp với đề tài:
“Nghiên cứu hệ thống nhiên liệu trên xe Peugeot 3008”.
Đây là một đề tài mới có tính thời sự cao, bởi lẽ theo xu thế phát triển của
ngành ô tô thì việc nghiên cứu tiến tới tính tiết kiệm cũng như là bảo vệ môi trường
đặc biệt là hệ thống nhiên liệu trên ô tô là cần thiết và có tính thực tiễn cao.
Trong thời gian làm đồ án do thời gian hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tế
nên trong khuôn khổ đồ án này sẽ không tránh những thiếu sót. Em rất mong nhận
được những đóng góp ý kiến từ các thầy, cô và các bạn bè, các độc giả để đồ án của
em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Cơ Khí động
lực đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Văn Hoàng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
hoàn thành tốt nội dung đề tài của mình.
1
Hưng Yên, Ngày …Tháng…Năm 2024
Sinh viên thực hiện

Bùi Quí Đôn

2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài

Bước sang thế kỉ 21, sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật của nhân loại đã bước
lên một tầm cao mới. Rất nhiều những thành tựu khoa học kỹ thuật, các phát minh,
sáng chế mang đậm chất hiện đại và có tính ứng dụng cao. Là một quốc gia có nền
kinh tế lạc hậu, nước ta đã và đang có những cải cách mới để thúc đẩy kinh tế. Việc
tiếp thu, áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới đang rất được nhà
nước quan tâm nhằm cải tạo, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp mới, với
mục đích đưa nước ta từ một nước nơng nghiệp lạc hậu thành một nước công
nghiệp phát triển. Trải qua rất nhiều năm phấn đấu và phát triển. Hiện nay nước ta
đã là thành viên của khối kinh tế quốc tế WTO. Với việc tiếp cận các quốc gia có
nền kinh tế phát triển, chúng ta có thể giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu và áp
dụng các thành tựu khoa học tiên tiến để phát triển hơn nữa.
Trong các ngành công nghiệp mới đang được nhà nước chú trọng, đầu tư
phát triển thì công nghiệp ô tô là một trong những ngành tiềm năng. Do sự tiến bộ
về khoa học công nghệ nên qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển một
cách ồ ạt, tỷ lệ ô nhiễm nguồn nước và không khí do chất thải công nghiệp ngày
càng tăng. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: than, đá, dầu mỏ... bị khai thác
bừa bãi nên ngày càng cạn kiệt. Điều này đặt ra bài toán khó cho ngành động cơ đốt
trong nói chung và ô tô nói riêng, đó là phải đảm bảo chất lượng khí thải và tiết
kiệm nhiên liệu.
Do vậy việc cải tiến hệ thống trên ô tô là một vấn đề cấp thiết mà trong đó hệ
thống nhiên liệu trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu suất, độ tin cậy và khả năng tiết kiệm
nhiên liệu của động cơ. Vì vậy có thể thấy việc nghiên cứu và hiểu rõ về hệ thống
này là rất quan trọng đối với việc thiết kế, chế tạo, vận hành và bảo dưỡng động cơ.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu kết cấu và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu trên xe
Peugeot 3008.
- Nghiên cứu quy trình chẩn đoán, kiểm tra hệ thống nhiên liệu trên xe
Peugeot 3008.
3
- Xây dựng mô hình hệ thống điện động cơ trên xe ô tô.

1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Xe Peugeot 3008.


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống nhiên liệu trên xe Peugeot 3008.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

1.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu


a, Khái niệm
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp thu thập dữ liệu và thông
tin từ các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí, website,...
b, Các bước thực hiện
- Bước 1: Thu thập, tìm tòi các tài liệu viết về Hệ thống truyền lực trên ô tô.
- Bước 2: Sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống logic, chặt chẽ
theo từng bước, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cơ sở và bản chất
nhất định
- Bước 3: Đọc, nghiên cứu và phân tích các tài liệu nói về Hệ thống truyền
lựcdựa trên các kiến thức đã được học trong trường và kiến thức từ thực tế: Phân
tích kết cấu, nguyên lý làm việc một cách khoa học.
- Bước 4: Tổng hợp kết quả đã phân tích và nghiên cứu được, hệ thống hóa
lại những kiến thức đã nắm được tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ và sâu sắc.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a, Khái niệm
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn là tập hợp các công cụ và kỹ thuật được
sử dụng để thu thập dữ liệu và thông tin từ thực tế, nhằm giải quyết các vấn đề thực
tiễn và đưa ra các kết luận có tính ứng dụng cao.
b, Các bước thực hiện
- Bước 1: Quan sát, tìm hiểu các thông số kết cấu (thông số bên ngoài) của
Hệ thống nhiên liệu.
- Bước 2: Xây dựng phương án thiết kế mô hình Hệ thống nhiên liệu.
- Bước 3: Lập phương án kiểm tra chẩn đoán hư hỏng của Hệ thống nhiên
liệu.

4
- Bước 4: Từ kết quả kiểm tra chẩn đoán lập phương án bảo dưỡng sửa chữa,
khắc phục hư hỏng .
- Bước 5: Xây dựng quy trình phục hồi sửa chữa Hệ thống nhiên liệu.
1.4.3. Phương pháp nghiên cứu mô tả
a, Khái niệm
Phương pháp nghiên cứu mô tả là một phương pháp nghiên cứu khoa học được
sử dụng để thu thập, trình bày và phân tích dữ liệu nhằm miêu tả một cách chi tiết
và có hệ thống các đặc điểm, cấu trúc, mối quan hệ, xu hướng của một sự vật, hiện
tượng hay vấn đề cụ thể trong một thời điểm xác định.
b, Các bước thực hiện
- Bước 1: Xác định mục đích nghiên cứu hệ thống nhiên liệu.
- Bước 2: Lựa chọn phương pháp phù hợp để nghiên cứu hệ thống nhiên liệu.
- Bước 3: Thua thập và phân tích các dữ liệu về hệ thống nhiên liệu.
- Bước 4: Tổng hợp kết quả đã phân tích để miêu tả một các chi tiết về hệ
thống nhiên liệu.

1.5. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

a, Các công trình nghiên cứu trong nước


- "Nghiên cứu ứng dụng hệ thống phun xăng trực tiếp GDI trên động cơ
xăng" - Đại học Bách khoa Hà Nội (2023).
- "Nghiên cứu phát triển hệ thống hybrid cho xe ô tô" - Viện Khoa học và
Công nghệ Giao thông vận tải (2022).
- "Nghiên cứu ứng dụng nhiên liệu sinh học cho động cơ Diesel" - Đại học
Nông nghiệp Hà Nội (2021).
b, Nước ngoài

5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU
TRÊN XE PEUGEOT 3008
2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống nhiên liệu trên xe ô tô

2.1.1. Nhiệm vụ
………………………………………………………………………………………
……….
- Lưu trữ nhiên liệu trong thùng nhiên liệu.
- Đảm bảo cung cấp nhiên liệu không chứa bọt khí.
- Lọc sạch nhiên liệu.
- Tạo và giữ ổn định áp suất nhiên liệu.
- Đưa nhiên liệu dư thừa trở lại thùng nhiên liệu.
- Chống bay hơi nhiên liệu.
- Cung cấp hỗn hợp hòa khí (xăng + không khí) cho động cơ.
- Đảm bảo lượng và tỷ lệ hòa khí phù hợp với các chế độ làm việc động cơ.
2.1.2. Yêu cầu
………………….
- Tính chống cháy kích nổ cao.
- Hạt phải nhỏ và phần lớn ở dạng hơi.
- Có thành phần hỗn hợp thích ứng với từng chế độ làm việc của động cơ.
- Hỗn hợp cung cấp phải đáp ứng với ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường và
nhiệt độ động cơ.
- Đáp ứng từng chế độ làm việc của động cơ, thời gian hình thành hỗn hợp
phải đảm bảo tốc độ (không dài quá không ngắn quá).
- Thành phần nhiên liệu phải đảm bảo giúp cho sự hình thành hỗn hợp tốt.
- Tỷ lệ lý tưởng: 14,7:1 (14,7 kg không khí cho 1 kg nhiên liệu).
- Thời điểm phun xăng đúng lúc để đảm bảo động cơ hoạt động một cách
hoàn hỏa nhất.
2.1.3. Phân loại
2.1.3.1. Động cơ xăng

6
Động cơ xăng là một loại động cơ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Là
loại động cơ này được sử dụng phổ biến nhất trên các phương tiện giao thông như ô
tô, xe máy, máy bay, cũng như các máy móc công nghiệp di động như máy xén cỏ,
tàu thuyền loại nhỏ.
a, Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí

Hình 2.1. Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí


- Nguyên lí làm việc:
Khi động cơ làm việc, xăng từ thùng được bơm xăng hút lên chảy vào buồng
phao của bộ chế hòa khí. Ở kì nạp, piston đi xuống tạo độ chân không trong xi lanh,
không khí được hút qua bầu lọc khí rồi qua bộ chế hòa khí, tại đây chúng hút xăng
trong buồng phao, hòa trộn tạo thành hòa khí ngay trên đường ống nạp rồi đi vào
xylanh.
b, Hệ thống phun xăng gián tiếp
Đối với kỹ thuật phun xăng này, nhiên liệu và không khi được bắt đầu hòa
trộn ngoài buồng đốt. Trong kỳ nạp và kỳ nén, một hỗn hợp không khí – nhiên liệu
đồng nhất được hình thành và phân bố đều khắp nơi trong buồng đốt.
* Hệ thống phun xăng đơn điểm (SPI)

7
Hình 2.2. Hệ thống phun xăng đơn điểm (SPI)
- Trong trường hợp này, nhiên liệu được phun trung tâm vào khoang van
bướm ga ngay trước van bướm ga. Nhiên liệu được hóa sương khi qua khe mở của
van bướm ga và bay hơi ở thành nóng của đường ống nạp hay ở các bộ gia nhiệt
phụ đề cải thiện khả năng hòa trộn không khí - nhiên liệu. Do chiều dài và đường đi
của các nhánh đường ống nạp khác nhau nên nhiên liệu không được phân bổ đều
cho tất cả các xi lanh. Các xoáy lốc và nhiên liệu ngưng tụ thành màng mỏng ở
thành ống nạp, nhất là khi động cơ còn lạnh, làm cho tỷ lệ hòa khí không đồng đều.
Điều này tác động xấu đến sự hình thành hòa khí. Hệ thống phun xăng đơn điểm có
cấu tạo đơn giản hơn nhiều so với hệ thống phun xăng đa điểm.
* Hệ thống phun xăng đa điểm (MPI)

Hình 2.3. Hệ thống phun xăng đa điểm (MPI)


Mỗi xi lanh được bố trí một van phun. Các van phun này được gắn ở đường
ống nạp, thường ở trước các xú páp nạp. Nhờ đó, 12 khoảng cách từ vị trí phun đến
miệng để xú páp dài bằng nhau và hòa khi được phân bố đồng đều giữa các xi lanh.

8
Vòi phun đặt gần xú páp nạp giúp giảm bớt nhiên liệu bị đóng màng trên thành ống
nạp khi động cơ lạnh và giảm sự hình thành các khí thải độc hại.
c. Hệ thống phun xăng trực tiếp

Hình 2.4. Hệ thống phun xăng trực tiếp


- Hệ thống phun xăng trực tiếp luôn là hệ thống phun xăng đa điểm. Nhiễn
liệu được phun trực tiếp vào buồng đốt dưới áp suất cao (lên đến 120 bar) từ các vòi
phun được điều khiển bằng điện (hòa khi được hình thành bên trong). Sau đó, nhiên
liệu sẽ hòa trộn với không khí thành một hỗn hợp đồng nhất hoặc không đồng nhất
tùy theo cấu tạo và chế độ vận hành của động cơ.
- Kỹ thuật phun xăng trực tiếp tránh được các nhược điểm như nhiên liệu bị
đóng màng ở thành ống hoặc phân phối nhiên liệu không đồng đều. Tuy nhiên,
phương pháp này đặt ra những yêu cầu rất cao cho việc điều chỉnh điện tử của hệ
thống phun nhiên liệu.
2.1.3.2. Động cơ diesel
a, Hệ thống điều chỉnh điện tử ở động cơ diesel (EDC)

9
Hình 2.5. Hệ thống điều chỉnh điện tử ở động cơ diesel (EDC)
- Thời điểm phun và lượng nhiên liệu phun được điều chỉnh chính xác bằng
hệ thống phun dầu điện tử sử dụng các biểu đồ đặc trưng (EDC = Electronic Diesel
Control).
- Những ưu điểm của một hệ thống phun dầu điện tử điều chỉnh bằng biểu đồ
đặc trưng:
+ Giữ đúng các trị số giới hạn khi thải khắt khe. Tăng tốc độ đáp ứng.
+ Giảm tiêu thụ nhiên liệu. Giảm tiếng ổn của động cơ.
+ Tối ưu hóa momen xoắn và công suất. Tối ưu hóa tính năng chạy êm.
b, Hệ thống phun dầu dùng ống phân phối (common-rail)

10
Hình 2.6. Hệ thống phun dầu dùng ống phân phối (common-rail)
Nguyên lý hoạt động. Nhiên liệu được bơm tiếp vận đưa từ thùng chứa qua
bộ gia nhiệt, bộ lọc và van khóa nhiên liệu đến bơm cao áp. Dựa trên biểu đồ đặc
trung, áp suất ống phân phối được điều chỉnh tùy theo tải và tốc độ quay động cơ
bằng van điều áp (Hình 2). Kim phun phun nhiên liệu trực tiếp vào buồng đốt. Do
thể tích lưu trữ của ống phân phối, áp suất phun được không tùy thuộc vào vị trí
piston của động cơ.
c, Hệ thống phun dầu dùng ống phân phối sử dụng kim phun áp điện

Hình 2.7. Hệ thống phun dầu dùng ống phân phối sử dụng kim phun áp điện

11
Hệ thống phun dầu dùng ống phân phối sử dụng kim phun áp điện là một hệ
thống phun nhiên liệu hiện đại được sử dụng trong các động cơ diesel. Hệ thống này
sử dụng kim phun áp điện để phun nhiên liệu vào buồng đốt với độ chính xác cao và
áp suất cao.
d, Hệ thống phun dầu kiểu bơm vòi phun kết hợp

Hình 2.8. Bộ bơm vòi phun kết hợp


Đây là một hệ thống phun dầu được điều chỉnh điện tử, trong đó mỗi xi lanh
của động cơ có một bộ bơm-vòi phun kết hợp lắp trong đầu xi lanh. Bộ phun kết
hợp này cho phép áp suất phun lên đến 2.200 bar.
e, Bơm phun phân phối dùng piston dọc trục điều chỉnh điện tử (VE-EDC)

Hình 2.9. Bơm phun phân phối dùng piston dọc trục điều chỉnh điện tử (VE-EDC)

12
- Cấu tạo bơm phun phân phối piston dọc trục gồm có các nhóm chi tiết sau:
+ Trục bơm.
+ Bơm nhiên liệu cánh gạt.
+ Đĩa cam dẫn động piston bơm.
+ Bộ bơm cao áp.
+ Phần tử chấp hành điện tử với con trượt điều chỉnh.
+ Cơ cấu thủy lực hiệu chỉnh thời điểm phun với van điện từ để hiệu chỉnh
thời điểm bắt đầu cung cấp.
+ Van điện khóa đường nhiên liệu vào.
f, Bơm phun phân phối dùng piston hướng tâm (VP44)

Hình 2.10. Bơm phun phân phối dùng piston hướng tâm (VP44)
- Đây là một kiểu bơm phun điều chỉnh điện tử (EDC) với một bộ điều khiển
bơm (ECU) được tích hợp trong khung vỏ bơm. Bơm tạo được áp suất phun lên đến
1.900 bar và có thể được lắp đặt ở mọi vị trí.
- Nguyên lý hoạt động. Khi vận hành, trục truyền động kéo trục phân phối
với các xi lanh cao áp quay cùng tốc độ với trục cam. Trong chuyển động quay này,
con lăn của piston bơm di chuyển theo biên dạng vấu cam của vòng cam và qua đó
điều khiển piston dịch chuyển trong xi lanh bơm để nạp và nên nhiên liệu.

13
2.2. Giới thiệu tổng quan xe Peugeot 3008

Hình 2.11. Hình ảnh xe Peugeot 3008


Peugeot 3008 là mẫu SUV crossover 5 chỗ nổi bật với thiết kế sang trọng,
nội thất tiện nghi, vận hành mạnh mẽ và an toàn. Đây là một lựa chọn đáng cân
nhắc cho những khách hàng đang tìm kiếm một chiếc SUV cao cấp, hiện đại và phù
hợp với gia đình.
2.2.1. Thông số kỹ thuật:
Bảng 2.1. Thông số kỹ thuật xe Peugeot 3008
PEUGEOT 3008 PEUGEOT 3008 PEUGEOT 3008
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
ALLURE PREMIUM GT
KÍCH THƯỚC –
TRỌNG LƯỢNG
4.510 x 1.850 x 4.510 x 1.850 x 4.510 x 1.850 x
Kích thước tổng thể
1.662 1.662 1.662
Chiều dài cơ sở 2.73 2.73 2.73
Khoảng sáng gầm xe 165 165 165
Bán kính quay vòng tối
5.2 5.2 5.2
thiểu
ĐỘNG CƠ - VẬN
HÀNH / ENGINE -
PERFORMANCE
Loại động cơ 1.6L Turbo 1.6L Turbo 1.6L Turbo

14
High Pressure High Pressure High Pressure
(THP) (THP) (THP)
Dung tích xy lanh 1.599 cc 1.599 cc 1.599 cc
Công suất cực đại (hp @
165 @ 6.000 165 @ 6.000 165 @ 6.000
rpm)
Mô-men xoắn cực đại 245 @ 1.400 - 245 @ 1.400 - 245 @ 1.400 -
(Nm @ rpm) 4.000 4.000 4.000
Hộp số Tự động 6 cấp Tự động 6 cấp Tự động 6 cấp
Dẫn động Cầu trước Cầu trước Cầu trước
Số giấy chứng nhận 20KDR/000041 20KDR/000042 21KDR/000060
Kết hợp 7,16 6,84 8,13
Trong đô
Mức tiêu thụ 8,73 9,44 10,81
thị
nhiên liệu
Ngoài đô
(L/100 km) 6,26 5,41 6,6
thị
KHUNG GẦM /
CHASSIS
Độc lập kiểu Độc lập kiểu Độc lập kiểu
Hệ thống Trước
MacPherson MacPherson MacPherson
treo
Sau Bán độc lập Bán độc lập Bán độc lập
Hệ thống phanh Đĩa x Đĩa Đĩa x Đĩa Đĩa x Đĩa
Trợ lực lái Trợ lực điện Trợ lực điện Trợ lực điện
Mâm hợp kim Mâm hợp kim Mâm hợp kim
Mâm xe 18-inch kiểu 18-inch kiểu 19-inch kiểu
Los Angeles Los Angeles New York
Thông số lốp 225/55 R18 225/55 R18 235/50 R19

15
2.2.2. Công nghệ động cơ xe Peugeot 3008
a, Hệ thống tăng áp:
- Giúp tăng công suất và mô-men xoắn của động cơ, mang đến khả năng vận
hành mạnh mẽ và linh hoạt.
- Hệ thống tăng áp được trang bị van điều khiển điện tử giúp tăng hiệu quả
hoạt động và tiết kiệm nhiên liệu.
b, Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp:
- Giúp phun nhiên liệu chính xác và hiệu quả hơn, góp phần tiết kiệm nhiên
liệu và giảm khí thải.
- Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp hoạt động với áp suất cao, giúp hòa trộn
nhiên liệu và không khí tốt hơn, tạo ra hiệu suất đốt cháy cao hơn.
c, Hệ thống Start & Stop:
- Tự động tắt động cơ khi xe dừng lại, giúp tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí
thải.
- Hệ thống Start & Stop hoạt động thông minh, tự động khởi động động cơ
khi người lái đạp phanh hoặc chuyển số.
d, Hộp số tự động 6 cấp EAT6:
- Hoạt động mượt mà và êm ái, giúp chuyển số nhanh chóng và chính xác.
- Hộp số EAT6 được tích hợp chế độ lái Sport, giúp tăng cường khả năng
vận hành thể thao.
e, Hệ thống kiểm soát khí thải:
- Giúp giảm thiểu khí thải độc hại, góp phần bảo vệ môi trường.
- Hệ thống kiểm soát khí thải bao gồm bộ lọc xúc tác và bộ lọc DPF (Diesel
Particulate Filter)
2.2.3. Trang bị tiện ghi và an toàn
a, Nội thất
- Nội thất Peugeot 3008 được thiết kế theo ngôn ngữ i-Cockpit® hướng về
người lái:
+ Vô lăng D-Cut thiết kế hiện đại.
+ Màn hình đa thông tin hiển thị 3D.
+ Màn hình trung tâm hướng về người lái.

16
+ Các nút điều khiển mô phỏng phím đàn piano.
+ Cửa sổ trời toàn cảnh.
+ Điều chỉnh điều hòa trên màn hình thuận tiện.
+ Ốp nội thất da ALCANTARA sang trọng.
+ Đệm ghế ôm cơ thể thoải mái.
b, Ngoại thất
- Peugeot 3008 với cụm đèn chiếu sáng ban ngày mô phỏng “nanh sư sử” đặc
trưng của thương hiệu kết hợp lưới tản nhiệt tràn viền và phần đèn hậu hiệu ứng 3D
mang đến vẻ ngoài đầy hấp dẫn cuốn hút của một mẫu xe SUV đến từ Châu Âu.
- Lưới tản nhiệt tràn viền với các hạt chrome được sắp xếp tinh tế tạo hiệu
ứng chiều sâu cho logo thương hiệu.
- Đèn pha LED projector (phiên bản Allure và GT) có tính năng mở rộng
theo góc đánh lái kếnh hợp đèn ban ngày dạng nanh sư tử.
c, An toàn
- Peugeot 3008 được đánh giá 5 sao theo Chương trình đánh giá của Châu
Âu.
- Các tính năng an toàn:
+ Thân xe có kết cấu cứng vững và an toàn.
+ 6 túi khí.
+ Dây đai an toàn 3 điểm cho tất cả ghế ngồi.
+ Hỗ trợ phanh ABS, EBD, BA
+ Cân bằng điện tử ESP + Hỗ trợ khởi hành ngang dốc.
+ Cảm biến hỗ trợ đỗ xe trước và sau.
+ Phanh tay điện tử.
+ Camera lùi.

17
2.3. Hệ thống nhiên liệu xe Peugeot 3008

Hình 2.12. Hệ thống nhiên liệu xe Peugeot 3008


1. ECU. 6. Bơm nhiên liệu cao áp.
2. Cảm biến bàn đạp ga. 7. Đồng hồ đo mức nhiên liệu.
3. Cảm biến vị trí trục cam. 8. Bộ điều áp nhiên liệu cao áp.
4. Common rail. 9. Cảm biến tốc độ động cơ.
5. Cảm biến áp suất nhiên liệu . 10. Kim phun.
A. Áp suất nhiên liệu thấp. B. Áp suất nhiên liệu cao.
a. Kết nối điện.
- Cụm đồng hồ đo bơm nhiên liệu (7) được điều khiển bởi ECU quản lý động
cơ (1) dẫn nhiên liệu có trong bình nhiên liệu đến áp suất cao bơm nhiên liệu (6).
- Bơm nhiên liệu áp suất cao (6) đặt nhiên liệu dưới áp suất cao và đưa nhiên
liệu đến đường phun chung áp suất cao nhiên liệu (4).
- ECU quản lý động cơ điều chỉnh áp suất trong đường phun chung áp suất
cao nhiên liệu (4) thông qua bộ điều chỉnh nhiên liệu áp suất cao (8) liên quan đến
18
áp suất được đo trong đường phun chung áp suất cao nhiên liệu bằng cảm biến
nhiên liệu áp suất cao (5), tải động cơ được đo bằng cảm biến bàn đạp ga (2) và tốc
độ động cơ được đo bằng cảm biến tốc độ động cơ (9).
- ECU quản lý động cơ điều khiển việc mở kim phun xăng (10).
-Thời điểm và khoảng thời gian mở kim phun xăng (10) được xác định bởi
ECU điều khiển động cơ liên quan đến động cơ tốc độ, tải động cơ, vị trí trục cam
được đo bằng cảm biến vị trí trục cam (3) và lượng không khí đi vào xi lanh.
2.3.1. Kim phun

Hình 2.13. Cấu tạo kim phun


A. Giai đoạn nghỉ. c. Cuộn dây.
B. Giai đoạn phun. d. Đường nhiên liệu vào.
C. Nhiên liệu áp cao. e. Bộ lọc.
b. Kim phun xăng với lõi điện từ f. Lò xo hồi.
a, Nguyên lý hoạt động
- Giai đoạn nghỉ (A):
+ Lò xo hồi (f) giữ kim phun xăng (b) đóng kín.
+ Cuộn dây (c) không có dòng điện.
+ Nhiên liệu áp cao (C) từ đường ống dẫn vào cổng vào nhiên liệu (d) nhưng
không thể đi qua kim phun.
19
- Giai đoạn phun (B):
+ ECU (bộ điều khiển động cơ) gửi tín hiệu điện đến cuộn dây (c).
+ Cuộn dây (c) tạo ra từ trường, hút lõi điện từ trên kim phun xăng (b) mở ra.
+ Nhiên liệu áp cao (C) phun qua đầu phun của kim phun xăng (b) thành
dạng sương mù và đi vào buồng đốt.
- Bộ lọc (e): Loại bỏ các tạp chất trong nhiên liệu trước khi vào kim phun.
b, Chân giắc

Hình 2.14. Chân giắc vòi phun


"a" đầu nối đen 2 chiều
Số đầu cuối Phân bổ rãnh của đầu nối
1 Cung cấp cho kim phun xăng
2 Điều khiển kim phun xăng
Bảng 2.2. Chân giắc vòi phun
2.3.2. Bơm nhiên liệu và cảm biến mức nhiên liệu

Hình 2.15. Bơm nhiên liệu và cảm biến mức nhiên liệu
1. Cụm bơm xăng-đo mức nhiên liệu.
a.Giắc cắm màu vàng 6 chân.
b. Đường hồi nhiên liệu.
c. Bơm xăng.
d. Đường cấp nhiên liệu.
20
- Bơm xăng được đặt chìm trong bình chứa nhiên liệu.
a, Vai trò của các bộ phận
- Cụm bơm xăng-đo mức nhiên liệu: Là một khối thống nhất bao gồm bơm
xăng (c) và cảm biến đo mức nhiên liệu.
- Giắc cắm màu vàng 6 chân (a): Cung cấp nguồn điện và tín hiệu điều khiển
cho bơm xăng và cảm biến đo mức nhiên liệu.
- Đường hồi nhiên liệu (b): Dẫn nhiên liệu dư thừa từ đường ống dẫn nhiên
liệu trở lại bình chứa.
- Đường cấp nhiên liệu (d): Dẫn nhiên liệu từ bình chứa đến động cơ qua
đường ống dẫn nhiên liệu.
- Bơm xăng (c): Hút nhiên liệu từ bình chứa và đưa đến động cơ dưới áp suất
cao.
b, Nguyên lý làm việc
* Bơm nhiên liệu

Hình 2.16. Nguyên lý làm việc


b. Đường hồi nhiên liệu.
c. Bơm xăng.
d. Đường cấp nhiên liệu.
f. Hệ thống đường cấp nhiên liệu.
g. Hệ thống đường hồi nhiên liệu.
h. Lọc nhiên liệu.
j. Bộ điều khiển điện tử tích hợp.
qqq qqq qqq qqq
qqq qq qqq qqq
qqq qqq

21
- Bơm xăng được trang bị bộ điều khiển điện tử tích hợp "j" và động cơ điện
một chiều "c". ECU (bộ điều khiển động cơ) gửi tín hiệu điều khiển tỷ lệ chu kỳ
biến thiên đến bộ điều khiển điện tử tích hợp. Bộ điều khiển điện tử tích hợp điều
khiển bơm xăng theo tỷ lệ chu kỳ biến thiên này.
* Cảm biến mức nhiên liệu

Hình 2.17. Cảm biến mức nhiên liệu


"e" Biến trở đo nhiên liệu.
"k" Phao báo mức xăng đầy.
"l" Phao báo mức xăng cạn.
- Tùy thuộc vào mức nhiên liệu trong bình, vị trí của phao thay đổi, điều này
làm thay đổi giá trị điện trở của đồng hồ đo nhiên liệu.
- Giá trị điện trở này cho phép suy ra mức nhiên liệu trong bình.
c, Chân giắc

Hình 2.18. Chân giắc bơm nhiên liệu


"a" đầu nối màu vàng 6 chiều
Số đầu cuối Phân bổ rãnh của đầu nối
1 Cung cấp bơm nhiên liệu
2 Điều khiển bơm nhiên liệu
3 Thông tin mức nhiên liệu
4 Mass đo nhiên liệu

22
5 Thông tin trạng thái bơm nhiên liệu
6 Mass của bơm nhiên liệu
Bảng 2.3 Chân giắc bơm nhiên liệu
2.3.3. Bình chứa nhiên liệu

Hình 2.19. Bình chứa nhiên liệu


- Lưu trữ nhiên liệu:
+ Chứa lượng nhiên liệu cần thiết cho hoạt động của động cơ.
+ Dung tích bình chứa nhiên liệu Peugeot 3008: 53 lít.
+ Vị trí: Dưới gầm xe, phía sau trục sau.
- Cung cấp nhiên liệu cho động cơ:
+ Cung cấp nhiên liệu cho bơm nhiên liệu thông qua đường ống dẫn nhiên
liệu.
+ Đảm bảo nhiên liệu luôn sẵn sàng cho động cơ hoạt động.
-Giữ an toàn cho hệ thống nhiên liệu:
+ Ngăn chặn rò rỉ nhiên liệu, đảm bảo an toàn cho người lái và xe.
+ Được chế tạo từ vật liệu bền bỉ, chống ăn mòn.
+ Có hệ thống thông gió để ngăn ngừa áp suất quá cao trong bình.
-Hỗ trợ hệ thống kiểm soát khí thải:
+ Giúp hệ thống EVAP (hệ thống thu hồi hơi nhiên liệu) hoạt động hiệu quả.
+ Hạn chế thất thoát nhiên liệu và khí thải độc hại.

23
2.3.4. ECU

Hình 2.20. ECU


- Điều khiển lượng nhiên liệu:
+ Nhận tín hiệu từ các cảm biến như cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến lưu
lượng khí nạp, cảm biến oxy để xác định lượng nhiên liệu cần thiết cho động cơ.
+ Gửi tín hiệu đến kim phun để điều chỉnh lượng nhiên liệu phun vào buồng
đốt.
- Điều chỉnh thời điểm phun nhiên liệu:
+ Xác định thời điểm tối ưu để phun nhiên liệu vào buồng đốt dựa trên các
tín hiệu từ cảm biến.
+ Đảm bảo nhiên liệu được đốt cháy hiệu quả nhất.
- Kiểm soát áp suất nhiên liệu:
+ Điều chỉnh áp suất nhiên liệu trong hệ thống để đảm bảo nhiên liệu được
phun vào buồng đốt với áp suất phù hợp.
- Giám sát hệ thống nhiên liệu:
+ Phát hiện lỗi trong hệ thống nhiên liệu thông qua các tín hiệu từ cảm biến.
+ Bật đèn Check Engine để cảnh báo người lái xe khi có lỗi xảy ra.
- Lưu trữ dữ liệu:
+ Lưu trữ dữ liệu về hoạt động của hệ thống nhiên liệu.
+ Giúp thợ sửa chữa chẩn đoán và khắc phục lỗi.

24
2.3.5. Cảm biến trục cam

Hình 2.21. Cảm biến trục cam


a,Vai trò
- Cảm biến là mạch tổ hợp trên cơ sở hiệu ứng Hall (hay hiệu ứng từ điện
trở) ghép vào bộ khuyếch đại- tạo hình tín hiệu.
- Cảm biến làm việc song hành với cơ cấu đánh dấu bằng chốt của trục cam:
giữa chốt đánh dấu của trục cam trùng với giữa răng thứ nhất của đĩa đồng bộ.
- Cảm biến xác định các pha ĐCT của xylanh số một tức là nó cho phép xác
định điểm bắt đầu của chu kỳ quay theo thứ tự làm việc của trục khuỷu động cơ.
b, Cấu tạo

Hình 2.22. Kết cấu và sơ đồ mạch điện của cảm biến trục cam
1. Nam châm; 2. Phần tử Hall; 3. Lớp cách điện;
4.Đệm làm kín; 5. Transito; 6. Điện trở.

25
c, Nguyên lý làm việc
- Khi trục cam quay chốt đánh dấu vào giữa nam châm và phần tử Hall.
- Khi cánh chốt đánh dấu ra khỏi vị trí giữa nam châm và phần tử Hall thì từ
trường sẽ xuyên qua khe hở làm xuất hiện điện áp trên phần tử Hall làm cho
transistor dẫn khi đó điện áp đầu ra của cảm biến Ura 0V.
- Khi chốt đánh dấu xen giữa nam châm và phần tử Hall thì từ trường từ nam
châm sẽ vòng qua chốt đánh dấu làm mất điện áp trên phần tử Hall khi đó
Transistor ngắt điện áp đầu ra của cảm biến Ura 12V.
2.3.6. Cảm biến tốc độ động cơ

Hình 2.23. Cảm biến tốc độ động cơ


a, Vai trò
- Để đo tốc độ quay của động cơ.
- Đánh dấu điểm chết trên (TDC) trên xi lanh 1 và 4.
- Để phát hiện hướng quay của động cơ.
b, Cấu tạo

Hình 2.24. Kết cấu và sơ đồ mạch điện của cảm biến tốc độ động cơ
1. Nam châm; 2. Phần tử Hall; 3. Lớp cách điện;
4.Đệm làm kín; 5. Transito; 6. Điện trở.

26
c, Nguyên lý hoạt động
- Mục tiêu bao gồm 58 (60-2) cặp cực từ phân bố ở ngoại vi, trong đó có hai cực
vắng mặt để đánh dấu điểm chết trên của piston từ 1 đến 4.

Hình 2.25. Xung của cảm biến


"b" Đường từ.
"c" Hướng quay của tín hiệu cảm biến mục tiêu (quay theo hướng thuận).
"d" Hướng quay của tín hiệu cảm biến mục tiêu (quay theo hướng ngược lại).
"A" 45 µs.
"B" 90 µs.
"N" tương ứng với cực từ phía bắc.
"S" tương ứng với cực từ phía nam.
- Trạng thái cao tương ứng với cực nam.
- Sự chuyển tiếp lên/xuống sau vùng không có 2 cực đại diện cho vị trí điểm
chết trên.
- Việc di chuyển cực Bắc và cực Nam của mục tiêu phía trước cảm biến tốc
độ động cơ sẽ điều chỉnh tốc độ động cơ ở trạng thái cao và trạng thái thấp điện áp
đầu ra của cảm biến.
- Tần số của các tín hiệu vuông được tạo ra khi các cực của mục tiêu đi qua
tạo nên tốc độ quay của động cơ.
- Cảm biến không có hệ thống điều chỉnh khe hở không khí.
- Giá trị 45 µs tương ứng với độ rộng của tín hiệu chỉ hướng thuận (Hướng
theo chiều kim đồng hồ của trục khuỷu).
- Giá trị 90 µs tương ứng với độ rộng của tín hiệu báo chiều ngược chiều
(Hướng ngược chiều kim đồng hồ của trục khuỷu).
d, Chân giắc
27
Hình 2.26. Chân giắc cảm biến tốc độ động cơ
"a" Đầu nối 3 chiều màu đen
Số kênh Phân bổ rãnh của đầu nối
1 Nguồn 5V
2 Mass
3 Tín hiệu
Bảng 2.4. Chân giắc cảm biến tốc độ động cơ
2.3.7. Cảm biến áp suất nhiên liệu

Hình 2.27. Cảm biến áp suất nhiên liệu


a, Vai trò
Cảm biến đo giá trị áp suất cao trong đường ray phun chung áp suất cao
nhiên liệu.
b, Cấu tạo

Hình 2.28. Cấu tạo cảm biến áp suất nhiên liệu loại điện trở

28
- Electrical Connector: Giắc điện.
- Shrink Tubing Grooves: Rãnh co nhiệt.
- IC Amplifier: Bộ khuếch đại IC.
- 5/16 Hex: Lục giác 5/16.
- Element Lead: Dây dẫn linh kiện.
- 5/16-24 Thd.: Ren 5/16-24.
- Element Lead: Dây dẫn linh kiện (đã lặp lại).
- Seal Surface: Bề mặt kín.
- Preload Screw: Ốc tải trước.
- Quartz Crystal (2): Tinh thể thạch anh (2 cái).
- Electrode: Điện cực.
- End Piece: Miếng cuối.
- Diaphragm: Màng ngăn.
c, Nguyên lý hoạt động

Hình 2.29. Nguyên lý hoạt động cảm biến áp suất nhiên liệu
"b" Mạch điện trở (Resistive plate
"c" Màng ngăn (Diaphragm)
"d" Lối vào xăng của cảm biến (Petrol inlet into the sensor)
- Cảm biến này là loại cảm biến thụ động, tích hợp các linh kiện điện tử bên
trong và được cung cấp nguồn từ ECU động cơ (+5V). Điện trở của cảm biến thay
đổi theo áp suất tác động lên màng ngăn (áp suất càng tăng, điện trở càng tăng).

29
d, Chân giắc

Hình 2.30. Chân giắc cảm biến áp suất nhiên liệu


"a" đầu nối màu đen 3 chiều
Số kênh Phân bổ rãnh của đầu nối
1 tín hiệu đầu ra
2 Mass
3 Điện áp cung cấp
Bảng 2.5. Chân giắc cảm biến áp suất nhiên liệu
2.3.8. Bơm nhiên liệu cao áp

Hình 2.31. Bơm nhiên liệu cao áp


"a" Lối vào nhiên liệu áp suất thấp.
"b" Lối ra nhiên liệu áp suất cao.
"c" Bánh răng dẫn động bơm nhiên liệu áp suất cao.
"d" Van điều tiết lưu lượng nhiên liệu.
a, Vai trò
- Để chuyển nhiên liệu từ mạch nhiên liệu áp suất thấp sang mạch nhiên liệu
áp suất cao, nén nó.
- Để điều chỉnh áp suất cao nhiên liệu ở đầu ra của bơm nhiên liệu áp suất
cao bằng cách điều chỉnh đầu ra.

30
b, Nguyên lý hoạt động
* Giai đoạn hút:

Hình 2.32. Giai đoạn hút


"A" Áp suất nhiên liệu thấp.
"c" Bánh răng dẫn động bơm nhiên liệu áp suất cao.
"e" Van quá áp.
"f" Thân pít tông.
"g" Nam Châm điện.
"h" Van xả.
"j" Van nạp nhiên liệu.
"k" Cổng hút nhiên liệu.
"l" Con lăn.
"m" Piston đẩy.
- Con lăn "l" tiếp xúc với bề mặt phẳng của bánh răng dẫn động bơm nhiên
liệu áp suất cao "c".
- Piston đẩy "m" di chuyển xuống dưới: Áp suất trong bơm nhiên liệu áp suất
cao giảm.
- Nam châm điện "g" tạo ra lực từ, tác động lên thân pít tông "f" làm nó di
chuyển lên.
- Van nạp nhiên liệu "j" mở ra và nhiên liệu được hút vào buồng bơm.

31
* Giai đoạn nén

Hình 2.33. Giai đoạn nén


"A" Áp suất nhiên liệu.
"B" Áp suất nhiên liệu cao.
"c" Bánh răng dẫn động bơm nhiên liệu áp suất cao.
"e" Van quá áp.
"f" Thân pít tông.
"g" Nam châm điện.
"h" Van xả.
"j" Van nạp nhiên liệu.
"k" Cổng hút nhiên liệu.
"l" Con lăn.
"m" Piston đẩy.
- Con lăn "l" tiếp xúc với phần nhô ra trên bề mặt của bánh răng dẫn động
bơm nhiên liệu áp suất cao "c".
- Áp suất bên trong bơm nhiên liệu áp suất cao đột ngột tăng lên.
- Áp suất trong buồng bơm lớn hơn áp suất nhiên liệu đầu vào: Van nạp
nhiên liệu "j" đóng lại.
- Áp suất bên trong bơm tiếp tục tăng cho đến khi van xả "h" mở ra.

32
* Giai đoạn đẩy

Hình 2.34. Giai đoạn đẩy


"A" Áp suất nhiên liệu thấp.
"B" Áp suất nhiên liệu cao.
"c" Bánh răng dẫn động bơm nhiên liệu áp suất cao.
"e" Van quá áp.
"f" Thân pít tông.
"g" Nam châm điện.
"h" Van xả.
"j" Van nạp nhiên liệu.
"k" Cổng hút nhiên liệu.
"l" Con lăn.
"m" Piston đẩy.
- Con lăn "l" có thể tiếp xúc với bề mặt phẳng hoặc phần nhô ra trên bề mặt
của bánh răng dẫn động bơm nhiên liệu áp suất cao "c".
- Piston đẩy "m" di chuyển lên hoặc xuống tùy thuộc vào vị trí của bánh răng
dẫn động bơm nhiên liệu áp suất cao "c".
- Nam châm điện điều khiển "g" không được cấp điện và thân pít tông "f" giữ
nguyên vị trí.
- Van quá áp "e" mở ra do áp suất trong bơm nhiên liệu áp suất cao tăng.
- Van nạp nhiên liệu "j" vẫn mở và nhiên liệu được đẩy ra ngoài qua cổng
hút "k".
33
d, Chân giắc

Hình 2.35. Chân giắc bơm nhiên liệu cao áp


Đầu nối 2 chiều màu đen "p" cho van điện áp suất nhiên liệu
Số kênh Phân bổ rãnh của đầu nối
1 Điều khiển van điện điều chỉnh áp suất nhiên liệu
2 cung cấp
Bảng 2.6. Chân giắc bơm nhiên liệu cao áp
2.3.9. Cảm biến vị trí bàn đạp ga

Hình 2.36. Cảm biến vị trí bàn đạp ga


a, Vai trò
- Điều chỉnh lượng nhiên liệu nạp vào động cơ.
- Điều chỉnh lượng khí nạp vào động cơ.
- Giúp xe di chuyển mượt mà.
- Tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu.
b, Cấu tạo

Hình 2.37. Cấu tạo cảm biến vị trí bàn đạp ga


34
c, Nguyên lý hoạt động
Cảm biến được dùng để đo góc xoay của một trục và thường hoạt động theo
hiệu ứng Hall. Một hoặc nhiều mạch tích hợp Hall được bố trí sao cho khi trục xoay
thì các cảm biến này được các từ trường tương ứng đi xuyên qua. Từ điện áp phát
sinh do hiệu ứng Hall, bộ vi xử lý tích hợp trong cảm biến sẽ tính ra góc xoay và
truyền kết quả qua hệ thống CAN-bus. Trên xe cơ giới, cảm biến này được dùng để
đo vị trí bàn đạp ga của hệ thống trộn hòa khi và đánh lửa điện tử Motronic, đo góc
quay vành tay lái trong hệ thống cân bằng điện tử (ESP) và đo góc xoay cầu xe
trong hệ thống điều chỉnh động tầm chiếu sáng.

35
2.4. Sơ đồ mạch điện hệ thống

36
Code Mô tả Giải thích

instrument panel //body


0004
cluster control module /
1004 starter control interface unit
network voltage maintaining
1014
device
1020 alternator
1120 knock detector /
1131 ignition coil for cylinder N°1
1132 ignition coil for cylinder N°2
1133 ignition coil for cylinder N°3
1134 ignition coil for cylinder N°4
1211 fuel pump-gauge assembly
1215 purge canister solenoid valve
1220 coolant temperature sensor
accelerator pedal position
1261
sensor /
1262 motorised throttle housing
turbocharger discharge
1295
electrovalve
12B6 inlet camshaft position sensor
turbocharging pressure
12C0 regulation regulated solenoid
valve
inlet camshaft dephaser
12C2
proportional solenoid vavle
oil vapour recirculation circuit
12C5
heater 1
1312 inlet air pressure sensor /
1313 engine speed sensor
1320 engine management ECU /
1325 high pressure fuel sensor /
1331 no. 1 cylinder injector
1332 no. 2 cylinder injector
1333 no. 3 cylinder injector
1334 no. 4 cylinder injector
braking circuit vacuum sensor
1356
/
1380 controlled thermostat /
inlet air pressure and
13A3
temperature sensor
downstream ON/OFF oxygen
13B8
sensor
13B9 upstream ON/OFF oxygen
37
sensor
13C8 high pressure fuel regulator /
dual-speed fan assembly
1522
control ECU
turbocharger cooling coolant
1550
pump
1552 declutchable coolant pump
1559 oil pump solenoid valve
automatic gearbox electric
1651
control ECU
2120 dual function brake switch /
4104 engine oil pressure sensor
7800 dynamic stability control ECU
pressure switch/refrigerant
8007
pressure sensor
BFRM engine fuse and relay box
built-in systems interface
BSI1
(BSI1)
crimp one information (or
E132A
equipotential 132A) wire
crimp one information (or
E132B
equipotential 132) wire
crimp one information (or
E132D
equipotential 132) wire
crimp one information (or
E132E
equipotential 132) wire
crimp one information (or
E742
equipotential 742) wire
crimp one information (or
E900B
equipotential 900B) wire
crimp one information (or
E900J
equipotential 900) wire
crimp one information (or
E901B
equipotential 901B) wire
crimp one information (or
E901J
equipotential 901) wire
crimp one information (or
E934
equipotential 934) wire
crimp one information (or
E935
equipotential 935) wire
crimp one information (or
E949
equipotential 949) wire
splice of a "battery +"
EB12
protected by fuse no. 12
crimp earth (earth point
EM01
number 01)
38
crimp earth (earth point
EM11B
number 11B)
crimp earth (earth point
EM47A
number 47A)
crimp earth (earth point
EM51B
number 51B)
MC11B body earth point number 11B
MC47A body earth point number 47
MC51B body earth point number 51
MM01 engine earth point number 01

39

You might also like