You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU XE CHUYÊN DÙNG : XE CHỮA CHÁY


CHUYÊN NGHÀNH: CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT Ô TÔ

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Châu Công Hậu


Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thiện Phúc 19001560
Lưu Hồng Phấn 19001558
Lư Ngô Nhật Quang
Nguyễn Văn Pha
Nguyễn Hoài Ninh
Lớp: 1OTO19A3
Khóa: 44

Vĩnh Long, năm 2021


i

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


- Nhận xét và đánh giá của giảng viên:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
- Ý thức thực hiện:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
- Nội dung thực hiện:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
- Hình thức trình bày:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
- Tổng hợp kết quả:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Tổ chức báo cáo trước hội đồng

Tổ chức chấm thuyết minh

Vĩnh Long, ngày……tháng……năm 2021


Cán bộ hướng dẫn

Châu Công Hậu


ii

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN


- Nhận xét và đánh giá của giảng viên:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
- Ý thức thực hiện:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
- Nội dung thực hiện:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
- Hình thức trình bày:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
- Tổng hợp kết quả:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Tổ chức báo cáo trước hội đồng

Tổ chức chấm thuyết minh

Vĩnh Long, ngày……tháng……năm 2021


Cán bộ phản biện
iii

LỜI CẢM ƠN


Trong thời gian làm tiểu luận tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ,
đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy và bạn bè.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Châu Công Hậu, giảng viên khoa
Cơ khí Động lực trường Đại học SPKT Vĩnh Long người đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo em trong suốt quá trình làm tiểu luận.

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học SPKT
Vĩnh Long nói chung, các thầy cô trong khoa Cơ khí Động lực nói riêng đã dạy dỗ
cho chúng em kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành,
giúp chúng em có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ chúng
em trong suốt quá trình học tập.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy cô, gia đình và bạn bè, đã luôn tạo
điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên nhóm em trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành bài tiểu luận tốt nghiệp.
iv

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Danh mục bảng

LỜI NÓI ĐẦU




Ngành ô tô thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phát triển mạnh mẽ
với việc ứng dụng ngày càng nhiều những thành tựu công nghệ thông tin vào sản
xuất và lắp đặt các linh kiện ô tô. Hiện nay thì vấn để “điện và điện tử" trang bị trên
ô tô là tiêu chí chính để đánh giá một chiếc xe hơi cao cấp.

Trải qua thời gian học tập tại trường, với những kiến thức đã được trang bị
giúp em có thêm nhiều tự tin và gắn bó hơn với ngành mình đang theo học. Tiểu
luận tốt nghiệp là môn học cuối cùng của mỗi sinh viên để hoàn thành khóa học,
nhận thức được tầm quan trọng đó nên em đã chọn đề tài “Hệ thống điện thân xe
trên ô tô tải ISUZU NQR 5T5 2010". Đây là một đề tài rất gần với thực tế sản
xuất và sửa chữa các hệ thống điện trên xe.

Với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, em đã hoàn
thành đề tài đúng tiến độ được giao. Tuy nhiên, do kiến thức thực tế còn hạn chế và
đây là lần đầu tiên làm quen với việc nghiên cứu khoa học nên đề tài không tránh
khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm của các thầy và các bạn để đề tài
được hoàn thiện hơn. Với việc thực hiện đề tài này đã giúp em có thêm nhiều kiến
thức thực tế, đây chính là hành trang để em dễ dàng hơn trong công việc sau này.

Cuối cùng em kính chúc Thầy luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý.
v

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học
kỹ thuật, ngành công nghiệp ô tô đã có những sự phát triển vượt bậc. Các tập đoàn ô
tô trên thế giới đã và đang cố gắng chế tạo ra những chiếc ô tô không những hoàn
hảo về mặt kỹ thuật mà còn đảm bảo tính an toàn và tiện nghi cho tài xế và hành
khách.
Đặc biệt, hệ thống điện thân xe đã có những cải tiến mạnh mẽ, chẳng hạn như
ô tô được trang bị hệ thống khóa của dùng điều khiển từ xa, hệ thống chống trộm,
hệ thống điều khiển đèn tự động, hệ thống túi khí (SRS)... Do vậy, hệ thống điện
thân xe trên ô tô đời mới ngày nay thật sự rất phúc tạp, nó được trang bị nhiều
chủng loại thiết bị điện và điện tử khác nhau. Từng nhóm các thiết bị điện có cấu
tạo và tính năng riêng, phục vụ một số mục đích nhất định, tạo thành những hệ
thống riêng biệt trong mạch điện ô tô.
Nhưng hầu hết các mạch điện liên quan với nhau do chúng sử dụng chung cầu
chì, công tắc hay điểm nối mass. Hơn nữa, mỗi mạch của hệ thống điện thân xe bao
gồm nhiều bộ phận, cảm biến và giắc nối khác nhau. Và hầu hết chúng nằm ở
những vị trí khác nhau trên xe nên rất khó để tiếp cận chúng. Cho nên, việc tìm ra
những hư hỏng hệ thống điện thân xe không phải là việc làm đơn giản.
Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu hệ thống điện thân xe trên xe ô tô tải ISUZU
NQR 5T5 2010" có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng dẫn cho sinh viên hiểu
được nguyên lý từ đó làm cơ sở để tìm ra các hư hỏng và biện pháp khắc phục sửa
chữa.
Mục tiêu
- Tổng quát về hệ thống điện thân xe ISUZU NQR 5T5 2010
vi

- Qua việc nghiên cứu hệ thống điện thân xe ISUZU NQR 5T5 2010, sẽ giúp các
sinh viên có thêm kiến thức về hệ thống điện thân xe ISUZU NQR 5T5 2010 nói
riêng và điện thân xe ô tô nói chung.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu
Hệ thống chiếu sáng - tín hiệu, hệ thống đồng hồ báo và đèn báo, hệ thống gạt
nước và phun nước rửa kính.
Các hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa hệ thống điện trên xe ô tô tải.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài giúp sinh viên củng cố, tổng hợp và nâng cao kiến thức chuyên ngành
trong học tập cũng như ngoài thực tế xã hội. Giúp sinh viên chúng em sau này ra
trường không còn bỡ ngỡ với hệ thống điện thân xe.
Từ những kết quả thu thập được giúp cho chúng em hiểu sâu hơn về hệ thống
điện thân xe biết được kết cấu, điều kiện làm việc và những hư hỏng thường gặp từ
đó được trang bị thêm kiến thức về điện thân xe nói chung và từ những kết quả thu
thập đó giúp cho các bạn học sinh, sinh viên khóa sau và những người muốn tìm
hiểu về chuyên ngành ô tô có thêm nguồn tài liệu để nghiên cứu và học tập.
vii
8

PHẦN 2: NỘI DUNG


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ XE CHỮA CHÁY
CHƯƠNG 2. CẤU TẠO XE CHỮA CHÁY
9

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ XE CHỮA CHÁY


1.1 Nhiệm vụ :

Xe cứu hỏa hay xe chữa cháy là một loại xe chuyên dụng dùng để dập tắt các đám cháy.

Xe thường được trang bị bơm các dung dịch để dập tắt các đám cháy, thang. Đặc điểm

của xe có còi, đèn và sơn màu đỏ.Mục đích chính của xe cứu hỏa bao gồm vận chuyển

lính cứu hỏa đến một sự cố cũng như mang theo thiết bị cho các hoạt động cứu hỏa và

cứu hộ cứu nạn.

1.2 Phân loại :

Nhìn chung, xe cứu hỏa có thể được chia thành 3 loại chính: xe bơm, xe thang và xe

chuyên dụng.

Xe bơm là phương tiện phổ biến nhất trong dòng xe cứu hỏa. Đây là một loại xe luôn

luôn đi kèm với bơm cứu hỏa, bình nước và ống dẫn. Xe bơm thường được giao trọng

trách đưa đội cứu hỏa cùng những thiết bị cần thiết tới vụ cháy để tiến hành những bước

dập lửa đầu tiên.

Xe thang là loại xe tải chuyên dụng có nhiệm vụ dập lửa ở mức độ cao hơn “đồng
nghiệp” xe bơm. Loại phương tiện này giúp đội cứu hỏa tiếp cận và đưa những người bị
thương ra khỏi khu vực nguy hiểm. Xe thang “vượt mặt” xe bơm nhờ sở hữu hệ thống
ống dẫn dài hơn và khả năng phun nước cao hơn. Phần lớn xe thang đều có nguồn gốc từ
xe bơm. Thiết bị bao gồm khoang chứa gắn trên đỉnh cần nâng thủy lực được gọi là thang
tháp.
1.3 Yêu cầu :
10

Dung tích bình nhiên liệu phải đáp ứng hoạt động chữa cháy liên tục tối thiểu 2h ở lưu
lượng và áp suất định mức sau khi xe chạy được 100km.
Không được lắp họng nước ra có đường kính lớn hơn 65mm trong khu vực bảng điều
khiển chính khi chiều cao tính từ mặt đất đến ép dưới bảng điều khiển lớn hơn 1,2m.
Xe chữa cháy phải có thiết bị điều khiến tốc độ của động cơ bằng tay tại bảng điều khiến
hệ thống bơm chữa cháy, cơ chế vận hành thiết bị điều khiến phải dễ dàng và có thể duy
trì tốc độ động cơ ốn định.
Trường hợp xe chữa cháy dùng thiết bị điều khiến tốc độ của động cơ tự động phải có
biện pháp dừng khẩn cấp bằng tay.
Họng nước vào, họng nước ra của bơm chữa cháy phải kết nối với đồng hồ đo áp suất
trên bảng điều khiến để kiếm tra áp suất. Quy cách kỹ thuật kết nối phải là ren ngoài
M10x1,5 mm và chiều dài ren không được nhỏ hơn 15 mm. Vị trí kết nối phải thuận tiện
cho việc lắp đặt đồng hồ đo áp suất bên ngoài và phải kí hiệu bằng nhãn.
Nhân viên chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thao tác tại bảng điều khiến hệ thống bơm chữa
cháy phải nhìn thấy tất cả các thiết bị hiến thị áp suất, tốc độ bơm và chỉ số hoạt động
khác của bơm chữa cháy.
1.4 Nguyên lý làm việc :
Bơm chữa cháy hoạt động nhờ vào công suất từ động cơ xe thông qua hộp số truyền động
đến bơm thông qua các trục các-đăng. Khi bơm hoạt động, nó sẽ hút nước trong bồn chứa
lên, thông qua các cụm vòi phun và phun nước ra ngoài. Khi đó, tùy theo sự điều khiển
mà vòi phun sẽ hướng tới các vị trí của đám lửa.
Nhờ có hoạt động liên tục, kịp thời của xe chữa cháy mà hậu quả các vụ hỏa hoạn được
giảm đi rất nhiều. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn về xe cứu hỏa và
cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của nó.
11

CHƯƠNG 2. CẤU TẠO XE CHỮA CHÁY

2.1 Cấu tạo chung và nguyên lí hoạt động :

2.1.1 Xe bơm

Xe chữa cháy Hino 6 khối :

Model: HHF – CC.60H


Xe cơ sở: Hino FG8JJ7A-A
Tiêu chuẩn khí thải: EURO 4
Bơm cứu hỏa: Darley KSP1000 – Mỹ.
Thân xe: Lắp ráp tại nhà máy sản xuất xe chữa cháy Hiệp Hò
Dung tích téc nước: 5.000 ( lít )
Dung tích téc hóa chất: 1.000 ( lít )
Cabin kép: 3 phía trước + 4 người phía sau
12

Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo xe chữa cháy gồm có :


a) Xe nền :
Giới thiệu dưới đây được thiết kế lắp đặt trên cơ sở Hino FG8JJ7A-A động cơ Diezzel,
đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 4. Thiết kế chắc chắn, độ bám đường cao khả năng
chống lật, đặc biệt khung sườn và các khoang chứa sử dụng vật liệu nhôm hợp kim, nhôm
định hình, nhẹ và vững chắc trong quá trình di chuyển.
13

b) Bồn nước: được làm từ vật liệu thép không rỉ INOX SUS 304 dung tích 5.000 lít,
được thiết kế và gia công tại nhà máy.

1. Ống nước từ bơm về bồn

2. Ống nước từ bơm lên lăng giá

3. Ống nước từ bồn ra bơm

4. Ống ra thước báo mức nước bồn

5. Gối sau bồn

6. Gối trước bồn


14

c) Téc hóa chất: 1.000 lít được làm bằng thép không rỉ INOX SUS316
15

d) Ngăn chưa đồ: Các thùng phụ để chứa vòi, lăng phun, bình chữa cháy xách
tay, búa rìu,...

Bảng bố trí thiết bị theo xe chữa cháy HINO 6 khối:


STT Thiết bị Đơn vị Số lượng
1 Vòi chữa cháy m 200
2 Lăng chữa cháy đầu ra D19 Cái 2
hoặc D16
3 Lăng đa tác dụng Cái 2
4 Lặng phun bọt chữa cháy Cái 2
5 Bình bột chữa cháy ABC 8kg Bình 1
6 Ezecter hút bọt Cái 1
7 Ba chạc Cái 2
8 Cờ lê ống hút nước Cái 2
9 Cờ lê mở họng nước Cái 4
10 Búa cao su Cái 1
11 Thang chữa cháy ≥ 6m Cái 1
12 Đầu nối hỗn hợp (51/66; 66/77; Cái Mỗi họng nước ra
16

51/77) 1 đầu nối phù hợp


13 Cầu bảo vệ vòi chữa cháy Cái 2
14 Vá vòi chữa cháy Cái 8
15 Kẹp vòi chữa cháy Cái 1
16 Móc vòi chữa cháy Cái 8
17 Rìu chữa cháy Cái 1
18 Xẻng chữa cháy Cái 2
19 Búa sắt Cái 1
20 Kìm cắt cộng lực Cái 1
21 Cuốc chim Cái 1
22 Đèn pin cầm tay, sạc pin Cái 2
23 Chăn chữa cháy Cái 1
24 Ống hút nước chữa cháy Cái ≥8
25 Giỏ lọc của ống hút nước Cái 1

e) Lăng giá: Đường kính và chiều dài khác nhau của ống được lưu trữ trong suốt
bộ máy.
17

f) Đèn quay, còi hú, đèn pha:  

Đèn chiếu sáng trên, giống như thanh đèn trên mái xe taxi, là để cảnh báo khoảng
cách xa. Đèn chiếu sáng cấp thấp hơn ở hai bên, chắn bùn và cản là để cảnh báo
gần.
Còi báo động điện tử sử dụng loa lớn để tạo ra âm thanh cảnh báo.
18

g) Bơm chữa cháy và ống:


- Bơm chữa cháy là một loại bơm chuyên dụng ly tâm hai cấp áp lực: áp
thấp và áp cao. Mồi hút nước bằng bơm chân không loại piston được liên
kết đồng bộ với nguồn bơm chính.
19

Bơm được vận hành bằng công suất trích từ động cơ xe thông qua hộp số và dẫn
động đến bơm bằng Cardant. Bơm chữa cháy của xe phải được kiểm định và cấp
giấy chứng nhận thử nghiệm.
20

- Các chức năng chính của bơm chữa cháy như:


+Hút nước lên bồn
+Hút nước và phun chữa cháy
+Hút nước trong bồn nhằm phun chữa cháy
+Hút bọt trong bồn để phun chữa cháy
+Hút bọt ngoài để phun chữa cháy
+Tang quấn ống cao áp.
+Ống hút nước.
 +Các cuộn vòi, đầu nối và lăng phun.
Bơm nước chữa cháy KSP 750
Bơm chữa Model KSP 750
cháy Xuất xứ Nhập khẩu từ hãng Darley của Mỹ
Lưu lượng  Đạt 2.839 lít/phút tại áp suất 10.3bar
 Đạt  1.987 lít/phút tại áp suất 13.8bar
 Đạt  1.419  lít/phút tại áp suất 17.2bar
Kích thước 1. 18"L x 14"W x 22"H, 215 lbs. (98 kg)

Cánh bơm Bằng hợp kim đồng, sử dụng công nghệ đúc
chân không, làm giảm các khuyết tật của sản
phẩm khi đúc.
Cánh bơm sau khi đúc được gia công tinh lần
cuối, đảm bảo độ chính xác cao, làm tăng hiệu
suất và tuổi thọ của bơm.
Cánh bơm được cân bằng động, giúp cho bơm
hoạt động êm hơn, làm giảm các lực va đập tác
21

dụng lên trục chính và các ổ bi.


Trục bơm Bằng thép không gỉ, được gia công với độ chính
xác cao, có khả năng chống ăn mòn và mài
mòn.
Thân bơm Bằng vật liệu thép đúc, giúp bơm luôn cứng
vững, ổn định trong quá trình làm việc, đạt độ
chính xác cao sau khi gia công.
Thiết bị Các phớt và zoăng bao kín có kết cấu tinh tế và
Zoăng phớt được làm bằng vật liệu phi kim đặc biệt nên có
thể bù được các kích thước đã  bị mòn của phớt,
do vậy kéo dài tuổi thọ của bơm và người sử
dụng  không cần phải căn chỉnhphớt.
Kết cấu luôn kín khít, giúp bơm đạt áp suất và
hiệu suất cao.
Truyền động Thông qua bộ trích công suất từ động cơ của xe
nền với thiết kế hợp lý, giúp cho việc truyền
động được êm ái, đạt hiệu suất cao.
Vị trí lắp đặt phù hợp với các đường truyền lực
các đăng, giúp nâng cao hiệu quả tăng tốc của
bơm.
Van an toàn Trên bơm chính có lắp một hệ thống van an
toàn
Ống : thường được bố trí phía sau xe, dài khoản 200 – 400 mét.
22

h) Bình chữa cháy xách tay, bình trợ thở SCBN:


Bình chữa cháy xách tay: thường được trang bị phía sau xe, dùng để dập tắt những
dám lửa nhỏ,vừa.
Bình trợ thở SCBN: dùng để sơ cứu bệnh nhân trong trường hợp khẩn cấp.

Cấu tạo bên trong khoan Cabin :


Cabin được thiết kế hiện đại, có cửa rộng, tầm nhìn xung quanh tốt, ghế ngồi rộng
rãi có thể là nơi thay đồ cho các chiến sỹ, kiểu lật với cơ cấu thanh xoắn và các
thiết bị khóa an toàn. Cabin của xe được nâng hạ bằng hệ thống thủy lực, đảm bảo
an toàn và tiện ích cho quá trình nâng hạ.
*Trang thiết bị lắp đặt trong cabin:
1/ Âm ly, loa phóng thanh cho hệ thống đèn còi ưu tiên
2/ Công tắc điều khiển cho hệ thống chuyên dùng
3/ Các thiết bị theo xe cơ sở Hino
4/ Điều hòa nhiệt độ.
23
24
25

Khu vực phía sau xe:


26

Hình xe ngoài thực tế:


Nhìn đằng trước

Nhìn bên hông xe:


27

Nhìn đằng sau:

2.1.2 Xe thang chữa cháy:


Là xe chuyên dụng cho các đơn vị PCCC, được sản xuất và thiết kế theo yêu cầu
và mục đích sử dụng đa dạng như: chữa cháy, cứu người dân dụng, chữa cháy cứu
người khu nhà cao tầng, chữa cháy cứu người công nghiệp (hoá chất, xăng dầu, các
khu công nghiệp), xe ôtô chữa cháy-cứu hộ sân bay…
28

Xe thang thông thường tầm với từ 18 đến 72m , trong đó có loại lắp bơm chữa
cháy và có loại không lắp bơm chữa cháy.
Các xe đều có bậc thang để chiến sỹ chữa cháy di chuyển theo các bậc thang để
chữa cháy và cứu hộ.
Đối với một số loại xe thang hiện đại, trên thang có thể có giỏ thang để cứu hộ từ
trên cao xuống hoặc đứng trong giỏ thang để chữa cháy hoặc có thang máy di
chuyên dọc theo chiều dài thang để cứu hộ và chữa cháy.
Một xe thang chữa cháy thông thường bao gồm các kết cấu sau:
+ Xe nền và hệ thống chân chống
+ Hệ thống đèn, còi tín hiệu…
+ Khung chính.
+ Cần trục.
+ Hệ thống thủy lực.
+ Hệ thống điều khiển cần trục và các chuyển động xoay, máy bơm…
+ Các thiết bị an toàn.
+ Đường dẫn nước, họng phun nước chữa cháy…
+ Hệ thống bơm
29

a) Khung chính :
Bộ phận chịu lực chính của thiết bị cẩu là khung chính, chịu tất cả các tải trọng
gây ra do hoạt động của xe nâng.
Khung chính được bắt vít vào gầm xe bằng các bulong nhằm đảm bảo độ ổn định
khi vận hành. Khung chính thực tế là một cơ cấu thép được hàn toàn bộ có độ cứng
cao, nhờ đó tạo ra được độ an toàn khi vận hành và độ tiện lợi tối đa.
b) Cần trục :
Một kết cấu xe thang thông thường có 2 cần trục lồng vào nhau có khả năng điều
chỉnh hướng, cần trục thứ hai có thêm chức năng chuyển động thẳng đứng khoảng
180 độ. Cấu trúc này giúp thu gọn kích thước xe và có tính linh hoạt cao trong khi
hoạt động.
Một số xe thang còn có giỏ thang. Giỏ thang được giữ thăng bằng theo chiều ngang
tại bất kỳ vị trí nào của cần trục. Hệ thống thăng bằng được điều khiển bởi một
thiết bị hơi nước tự động có khả năng hoạt động tự động hoàn toàn và mạch an
toàn độc lập trong trường hợp hệ thống thăng bằng không kiểm soát được và bị lỗi.
Có một công tắc chuyển mạch chủ cho hệ thống thăng bằng tự động, do đó nó có
thể được cách ly và được kích hoạt bằng tay.
Tại phía trước của giỏ thang còn có một hệ thống cứu trợ với đường ray an toàn
hoạt động tự động để cung cấp thêm tính năng an toàn trong quá trình cứu trợ và
chữa cháy.
30

c) Hệ thống thủy lực :


Hệ thống thủy lực được trang bị bơm piston hướng trục do bộ phận truyền công
suất của xe điều khiển.
Tất cả những xi lanh thủy lực chịu tải được gắn với các van khóa. Các van này
được gắn trực tiếp vào cấu trúc xi lanh bảo vệ cần trục, khoang làm việc hay xà
rầm khỏi co ào khi gặp sự cố ở đường ống hay ống vòi.
Sự co lại của bất kì xà rầm nào cũng được chặn lại ngay khi cần trục được nâng lên
từ vị trí chuyển động.
Tất cả những chuyển động chính, nâng cần trục đầu tiên đến mức cao nhất, và mở
rộng chuyển động lồng ghép hay hạ thấp cần trục khỏi tầm với cực đại đều phải
phù hợp các bộ phận giảm tốc để giúp giảm tốc êm ái. Và khi bắt đầu chuyển động
cũng cần làm chậm lại giúp tăng tốc êm ái hơn

You might also like