You are on page 1of 49

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ & THƯƠNG MẠI HÀ NỘI


~~~~~~*~~~~~~

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỂ TÀI: HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG XE TOYOTA


CAMRY 2014

Giáo viên hướng dẫn : Trần Xuân Quỳnh


Nhóm sinh viên thực hiện : Nguyễn Nhật Hào
: Phạm Hữu Lực
: Hà Minh Tùng
Ngành : Công nghệ ô tô
Lớp : YOT01 – K15LT

Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2023


TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
--------------------------
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2023

PHIẾU GIAO CHUYÊN ĐỀ, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài:


Mã số sinh
STT Họ và tên Lớp Khóa
viên
1 211A35311 Nguyễn Nhật Hào YOT01 K15LT
2 211A35316 Phạm Hữu Lực YOT01 K15LT
3 211A35332 Hà Minh Tùng YOT01 K15LT

2. Tên đề tài đăng ký: Hệ thống chiếu sáng xe Toyota Camry 2014
3. Mục đích: Mở rộng thêm kiến thức chuyên ngành, góp phần vào việc sử dụng và sửa
chữa hiệu quả xe ô tô.
4. Tóm tắt nội dung
- Chương 1: Nhiệm vụ yêu cầu phân loại hệ thống chiếu sáng.
- Chương 2: Phân loại cấu tạo nguyên lý hoạt động hệ thống chiếu sáng.
- Chương 3: Nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục hệ thống chiếu sáng.
5. Kết quả tối thiểu phải có (sản phẩm, báo cáo chuyên đề/khóa luận, bản thiết kế):
- Kiểm tra , sửa chữa thay thế hệ thống nâng chiếu sáng
- Báo cáo khóa luận về hệ thống chiếu sáng

Ngày giao đề tài: 08/05/2023; Ngày nộp đề tài: 14/05/2023.

HIỆU TRƯỞNG PHÒNG QL ĐÀO TẠO KHOA


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................………...1


NỘI DUNG ................................................................................……………3
 Chương I: Tổng quan xe Toyota Camry 2014.......................................3
1.1. Giới thiệu xe Toyota Camry 2014......................................................................3
1.2. Tổng quan về hệ thống chiếu sáng xe Toyota Camry 2014..........…………….6
 Chương II: Nhiệm vụ và yêu cầu của hệ thống chiếu sáng................7
2.1. Nhiệm vụ hệ thống chiếu sáng...........................................................................7
2.2. Yêu cầu của hệ thống chiếu sáng........................................................................7
 Chương III: Sơ đồ mạch, cấu tạo và nguyên lý hệ thống chiếu sáng
Toyota Camry 2014……………………………………………………….8
3.1. Đèn báo lùi...........................................................................…………………...8
3.2. Đèn phanh (đèn báo dừng) ..............................................................................10
3.3. Đèn xi nhan và đèn báo nguy...........................................................................12
3.4. Hệ thống điều khiển đèn tự động, đèn tự động tắt............................................15
3.5. Đèn đầu...........................................................................……………………..18
3.6. Hệ thống chiếu sáng nội thất, ngoại thất và đèn hậu…………………...24
3.7. Hệ thống đèn sương mù………………………………………………..28
 Chương IV: Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm
tra, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống chiếu
sáng..................................28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................
…………..33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................……….34
LỜI MỞ ĐẦU

 Tính cấp thiết của đề tài:


Chúng ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nên giao
thông vận tải là một thứ không thể thiếu, nó ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của
người dân. Lịch sử phát triển của Công nghệ chiếu sáng trên xe gắn liền với lịch sử ra
đời và phát triển kéo dài hơn 120 năm của ngành công nghiệp ô tô. Với vai trò như
đôi mắt cho người lái xe vào ban đêm, công nghệ chiếu sáng trên xe luôn được quan
tâm và chú trọng nghiên cứu. Những năm gần đây công nghệ chiếu sáng ô tô đã có
những phát triển bước ngoặt, đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của người sử dụng về
một môi trường lái xe an toàn, thân thiện hơn vào ban đêm, gần đây các nhà sản xuất
đã giới thiệu công nghệ chiếu sáng chủ động trên xe với tham vọng hoàn toàn đánh
bật bóng đêm hạn chế việc thường xuyên phải đối mặt với những vùng tối đột ngột
hoặc nguy hiểm hơn là việc bất ngờ xuất hiện các chướng ngại vật khi lái xe vào ban
đêm gặp những cung đường cong hoặc các đoạn rẽ. Hệ thống chiếu sáng chủ động đã
dần trở nên thông dụng đối với các nước phát triển, coi trọng vấn đề an toàn giao
thông còn đối với Việt Nam ta hiện nay thì chiếu sáng chủ động vẫn còn khá mới mẻ,
chỉ được trang bị trên các xe hạng sang, vì vậy việc sinh viên ngành công nghệ kỹ
thuật ô tô được tiếp cận công nghệ mới này còn rất hạn chế, chủ yếu qua Internet và
qua các tạp chí ô tô.

Sau khoảng thời gian thực tập tại các xưởng ô tô, nhóm em đã nắm bắt và hiểu
được nhiều kiến thức về điện thân xe đặc biệt là : “ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
TRÊN TOYOTA CAMRY 2014 ”. Với sự nghiên cứu lý thuyết và thực hành tại
xưởng ô tô của trường và tại xưởng ô tô các cơ sở thực tập, đã giúp em hiểu sâu
hơn về các hệ thống điện trên ô tô, đặc biệt là hệ thống chiếu sáng. Trong quá trình
hình thành bài nghiên cứu, chúng em đã nắm bắt được cách hoạt động của hệ thống

1
chiếu sáng trên xe cũng như việc điều khiển tự động hệ thống chiếu sáng cũng như
vai trò quan trọng của nó, đảm bảo tính an toàn khi tham gia giao thông ở những
điều kiện không thuận lợi đặc biệt là vào ban đêm, mỗi loại xe có hệ thống khác
nhau nhưng nó đã góp phần tạo lên bước ngoặt mới cho ngành ô tô. Bên cạnh đó
bài báo cáo giúp chúng em nhận ra rằng, vốn kiến thức của mình còn rất hạn chế,
chưa đủ kiến thức để hoàn thành tốt, vẫn còn những thiếu sót nhất định, kính mong
thầy cho ý kiến đóng góp để nhóm em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Trần Xuân Quỳnh đã tận tình
hướng dẫn cùng sự giúp đỡ chỉ bảo các thầy giáo trong khoa công nghệ ô tô.
Trong quá trình nghiên cứu và làm đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót.
kính mong được sự quan tâm chỉ bảo của các thầy để em được hiểu sâu hơn về vấn
đề này.
 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn:
Hệ thống chiếu sáng – tín hiệu trên ôtô là một phương tiện cần thiết giúp tài xế
có thể nhìn thấy trong điều kiện tầm nhìn hạn chế, dùng để báo các tình huống dịch
chuyển để mọi người xung quanh nhận biết. Ngoài chức năng trên, hệ thống chiếu
sáng còn hiển thị các thông số hoạt động của các hệ thống trên ôtô đến tài xế thông
qua bảng táp lô và soi sáng không gian trong xe. Chúng ta đang ở trong thời kì
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Thì giao thông vận tải là một thứ không thể
thiếu tại vì nó ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của người dân. Đặc biệt là khi đất
nước đang ngày càng phát triển thì phương tiện giao thông cũng là một thứ được
mọi người suy nghĩ lựa chọn rất nhiều. Nhu cầu sử dụng ô tô trong giao thông hiện
nay đang phát triển rất mạnh mẽ . Một trong những yếu tố quan trong của chiếc xe
là an toàn và tiện nghi. Để hỗ trợ người lái một tầm nhìn thoáng khi lái xe vào ban
đêm, và hỗ trợ cho ô tô di chuyển an toàn khi có nhu cầu rẽ, hay dừng xe ở một nơi
tối. Một hệ thống không thể thiếu để làm được việc đó là hệ thống chiếu sáng, tín
hiệu của ô tô.
2
 Mục đích nghiên cứu:
Lịch sử phát triển của Công nghệ chiếu sáng trên xe gắn liền với lịch sử ra đời và
phát triển kéo dài hơn 120 năm của ngành công nghiệp ô tô. Với vai trò như đôi
mắt cho người lái xe vào ban đêm, công nghệ chiếu sáng trên xe luôn được quan
tâm và chú trọng nghiên cứu. Những năm gần đây công nghệ chiếu sáng ô tô đã có
những phát triển bước ngoặt. Với sự xuất hiện của bóng đèn tăng áp Xenon với
cường độ sáng mạnh và tầm chiếu sáng xa, cho ánh sáng như ánh sáng ban ngày,
các nhà sản xuất ô tô đã giải được bài toán về nguồn chiếu sáng. Không ngừng ở
đó, để đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của người sử dụng về một môi trường lái
xe an toàn, thân thiện hơn vào ban đêm, gần đây các nhà sản xuất đã giới thiệu
công nghệ chiếu sáng chủ động trên xe với tham vọng hoàn toàn đánh bật bóng
đêm. Nổi bật trong đó là giải pháp chiếu sáng chủ động theo góc bẻ lái của xe, với
công nghệ này các tài xế không còn phải lo lắng việc thường xuyên phải đối mặt
với những vùng tối đột ngột hoặc nguy hiểm hơn là việc bất ngờ xuất hiện các
chướng ngại vật khi lái xe vào ban đêm gặp những cung đường cong hoặc các đoạn
rẽ. Hệ thống chiếu sáng chủ động đã dần trở nên thông dụng đối với các nước phát
triển, coi trọng vấn đề an toàn giao thông còn đối với Việt Nam ta hiện nay thì
chiếu sáng chủ động vẫn còn khá mới mẻ, chỉ được trang bị trên các xe hạng sang,
vì vậy việc sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô được tiếp cận công nghệ mới
này còn rất hạn chế, chủ yếu qua Internet và qua các tạp chí ô tô. Vì vậy, nhóm làm
đề tài mạnh dạn lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hệ thống chiếu sáng trên xe Toyota
Camry 2014” sau khi xét đến tính khả thi của đề tài, với mục đích tìm hiểu và củng
cố kiến thức đã được học trong trường.

3
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I: Tổng quan về xe Toyota Camry 2014

1.1. Giới thiệu xe Toyota Camry 2014


 Giới thiệu chung:

Hình 1.1. Tổng quan xe Toyota Camry 2014 (màu đen)

Toyota là hãng xe ô tô hàng đầu và tiên phong tại thị trường Việt Nam. Các
dòng xe Toyota có ưu điểm bền bỉ và tiết kiệm nhiên liệu, giữ giá tốt. Công ty ô tô

4
Toyota Việt Nam (TMV) được thành lập vào năm 1995. Công ty liên doanh với tập
đoàn Nhật Bản, nắm giữ 70%. TMV luôn nỗ lực phát triển với định hướng “tới
tương lai”, không ngừng lớn mạnh về quy mô sản xuất, mà cả doanh số bán hàng.
Toyota camry vốn sở hữu một thương hiệu mạnh và được duy trì thông suốt
cuộc hành trình và giữ ổn định vị trí thông lĩnh của mình trong phân khúc xe sedan
hạng trung và cao cấp trên thị trường. Chiếc xe nhanh chóng chiễm lĩnh tại hầu hết
các quốc gia trên trên thế giới và đặc biệt được ưa chuộng không chỉ tại Châu Á,
mà còn là hình ảnh quen thuộc tại các nước Châu Âu nhất là thị trường Mỹ. Trước
khi chính thức lắp ráp tại Việt Nam vào năm 1998 Toyota Camry đã rất phổ biến
tại thị trường Việt Nam thông qua hình thức xe nhập khẩu đã qua sử dụng. Thời
điểm đó, những chiếc xe “second hand” nhập nguyên chiếc từ Mỹ rất thịnh hành
tại thị trường Việt Nam. Nắm bắt được xu thế đó, ngay sau khi xây dựng xong nhà
mắt lắp ráp ô tô vào năm 1996 và tổng kho phụ tùng vào năm 1997, Toyota đã cho
ra mắt Camry lắp ráp nguyên chiếc tại Việt Nam và đặt số thứ tự là thế hệ thứ nhất.
Thực chất đây là mẫu Toyota Camry thân rộng, thế hệ thứ 4 mã hiệu VX20 ra mắt
toàn cầu vào năm 1996.
Lần đầu ra mắt khách hàng Việt Nam, hãng xe Nhật Bản chỉ giới thiệu đến
khách hàng một phiên bản Toyota Camry GLi 2.2 duy nhất. Phiên bản này được
trang bị động cơ xăng 2.2L, 4 xi lanh thẳng hàng có công suất tối đa 133 mã lực, đi
kèm hộp số sàn 5 cấp. XE “TOYOTA CAMRY 2014” Phiên bản 2.0E được trang
bị động cơ xăng 2.0L, 4 xi lanh thẳng hàng, tích hợp công nghệ điều phối van
thông minh VVT-i cho công suất tối đa 145 mã lực tại 6000 vòng/phút, mô-men
xoắn cực địa 190Nm tại 4000 vòng/phút. Đi kèm là hộp số tự động 4 cấp.
Phiên bản 2.5G và 2.5Q trang bị động cơ xăng 2.5L, 4 xy lanh thẳng hàng, tích
hợp VVT-i kép cho công suất tối đa 178 mã lực tại 6000 vòng/phút và mô-men
xoắn cực đại 231Nm tại 4100 vòng/phút. Đi kèm là hộp số tự động 6 cấp.
Theo công bố của nhà sản xuất, ngoại thất của thế hệ này cũng được điều chỉnh
5
dựa trên 2 yếu tố “Cảm xúc” và “Tính hợp lý”. So với thế hệ trước, Toyota Camry
2012 có dáng vẻ thanh thoát hơn rất nhiều. Ngoại thất không còn các đường bo
tròn, cục mịch, thay vào đó là các chi tiết dập nổi tinh tế và sang trọng.
Bên trong, các nhà thiết kế Toyota đã sắp xếp mọi thứ hài hòa và cân đối hơn.
Xe được trang bị hệ thống giải trí DVD đi kèm màn hình cảm ứng 6.1”, tích hợp
kết nối Bluetooth, USB, AUX trên phiên bản 2.5Q. Phiên bản 2.5G và 2.0E chỉ
được trang bị đầu CD đi kèm kết nói AUX và USB. Phiên bản cao cấp nhất được
trang bị hệ thống điều hòa 3 vùng tự động, trong khi các phiên bản còn lại được
trang bị điều hòa 2 vùng độc lập.
Các tiện ích khác của phiên bản 2.5Q có thể kể ra như ghế chỉnh điện tích hợp
nhớ vị trí, gương chiếu hậu tự động điều chỉnh khi lùi xe, gương chiếu hậu bên
trong chống chói tự động và khởi động bằng nút bấm. Cả ba phiên bản đều được
trang bị đèn pha HID tự động bật tắt và điều chỉnh góc chiếu sáng.
Trang bị an toàn cho cả ba phiên bản đều gồm phanh ABS, EDB và BA. Phiên
bản 2.5Q được trang bị 4 túi khí, trong khi các phiên bản còn lại chỉ trang bị 2 túi
khí. Đáng tiếc tất cả phiên bản đều không có hệ thống cân bằng điện tử VSC, vốn
đã được trang bị trên phiên bản 3.5Q trước đó.

1.2. Tổng quan về hệ thống chiếu sáng trên xe Toyota Camry 2014.
 Lịch sử phát triển bóng đèn xe ô tô
a) Đèn sợ đốt (thời kỳ 1910 – 1960)
6
- Với sự phát triển của bóng đèn sợi tóc và sự ra đời các loại máy phát điện
gọn nhẹ có thể nắp đặt trên xe hơi thì vào năm 1910 các loại bóng đèn sợi tóc đầu tiên
được sử dụng để chiếu sáng trên xe hơi. Năm 1913, công ty điện Bosch, Đức, đã có
cách tiếp cận hợp lý đối với vấn đề này và đưa ra sản phẩm "Bosch Light". Đây là hệ
thống tích hợp đèn pha, máy phát điện một chiều và bộ điều chỉnh để tránh gây phiền
phức cho khách hàng nếu mua các phần tử rời rạc. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện những
tranh cãi xung quanh đèn pha sử dụng điện hiện đại và các đèn pha thế hệ cũ sử dụng
gas. Một giải pháp mới là kết hợp đèn pha chạy bằng nhiên liệu với đèn pha điện. Các
loại đèn pha này cùng tồn tại cho đến sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Năm 1920,
điện chiếm ưu thế không chỉ trong đèn pha mà còn trong cả công nghệ chế tạo xe hơi.
· Đèn cốt (low - beam) ra đời cũng trong thời kỳ này: Lái xe trong đêm vẫn bị ảnh
hưởng bởi vấn đề rất cũ là gây chói mắt của những chiếc xe đi ngược chiều. Các kỹ sư
đã cố gắng rất nhiều nhằm giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng thiết bị chống lóa
mắt và tìm ra phương pháp lắp đặt đèn pha. Hai đèn chiếu riêng biệt với hai chùm ánh
sáng mang lại hiệu quả cao hơn (pha và cốt).
- Bóng đèn bilux - giải pháp tất cả trong một: Năm 1924, chuyên gia về đèn
Osram đưa ra giải pháp kỹ thuật mới nhằm giảm chói mắt cho xe đi ngược chiều là
dùng bóng đèn có hai sợi đốt, kết hợp cả chùm pha và cốt trên cùng một gương phản
xạ. Thay vì phải dùng 2 nguồn sáng với hai chóa đèn riêng biệt cho 2 chế độ chiếu xa
và chiếu gần.
- Đèn cốt không đối xứng - sáng hơn phía bên phải: Năm 1957, đèn cốt
không đối xứng xuất hiện. Loại đèn này có cường độ sáng cao hơn phía bên tay phải,
nơi hay có người đi bộ và xe đạp mà lái xe thường rất khó phát hiện trong đêm. Và
được chính quyền Đức chính thức công nhận việc sử dụng đèn cốt không đối xứng
trên xe ôtô.
b) Đèn Hallogen (thời kỳ 1960 – 1990):

7
Hình 1.2.1: Đèn Hallogen
- Chỉ một vài năm sau, ngành công nghiệp ôtô chứng kiến sự xâm nhập và
chiếm ưu thế của đèn sử dụng khí halogen (gồm các khí Flo, Clo). Một trong
những ưu điểm lớn nhất của công nghệ này là hiệu quả chiếu sáng và tuổi thọ làm
việc cao. Trong khi đó, đối với các đèn sợi đốt thông thường, kim loại bốc hơi từ
các sợi đốt tập trung trên bề mặt kính làm xám đen. Khí Halogen có tác dụng làm
hạn chế sự bốc hơi của kim loại từ sợi đốt làm cho bóng đèn trở nên sáng. Ngoài ra
nó cũng giúp đốt nóng sợi đốt một cách mạnh mẽ và cho nguồn ánh sáng tốt hơn. 
- Đèn pha chiếu ánh sáng từ các thấu kính: Công nghệ chiếu sáng tiếp tục
được phát triển xa hơn bằng giải pháp thay đổi hình dạng của đèn pha và gương
phản xạ. Đầu những năm 1960, các đèn pha hình chữ nhật bắt đầu xuất hiện trên
đường phố. Năm 1983, đèn pha đánh dấu sự phát triển mang tính quyết định nhờ
cách thức chiếu ánh sáng lên trên mặt đường theo nguyên lý của các đèn slide. Sự
khác nhau mang tính quyết định nằm ở gương phản xạ. Nó không phải là một
gương parabol mà là gương ellipsoid với ba trục chuyển động nên tạo ra nhiều ánh
sáng hơn. Đèn pha chiếu tạo ra một chùm sáng dạng nón với một điểm hội tụ xác

8
định rất gần với bề mặt phản xạ. Các thấu kính thông thường sẽ được thay thế bằng
các thấu kính hội tụ với một vùng chỉ vài cm2 tập trung chùm sáng. Các nhà thiết
kế xe hơi rất ngạc nhiên với công nghệ đèn pha mới. Ngay lập tức họ thiết kế các
đèn pha cực kỳ gọn nhẹ và cực mỏng với các kính hội tụ đặt nghiêng. Các đèn pha
dùng phương pháp chiếu này mang đến nhiều ưu điểm như sự phân bố ánh sáng,
giảm một cách đáng kể sự lóa do sương mù, mưa và tuyết.
c) Đèn Xenon (thời kỳ 1990 – nay):

Hình 1.2.2 Bộ đèn Xenon tăng áp


- Năm 1991 đèn pha Xenon ra đời. Nguồn sáng của đèn này gồm khí Xenon
và một lượng nhỏ muối kim loại. Bằng cách sử dụng bộ tăng áp (Ballast) tạo ra
những xung ngắn với điện áp lên đến 28.000 Volt, các quầng plasma sẽ xuất hiện
giữa các cực của đèn. Đèn Xenon được sử dụng từ năm 1995 và bắt đầu thay thế
các bóng đèn sợi đốt thông thường. Ưu điển lớn nhất của Xenon là chúng chỉ tiêu
thụ 35 W nhưng lại có cường độ ánh sáng gấp 2 lần so với những chiếc đèn
halogen công suất 55W.
9
- Đèn BI - Xenon ra đời:

Hình 1.2.3 Công nghệ chiếu sáng Bi -Xenon

Khi đèn Xenon ra đời người ta lại phải sử dụng bộ đèn chiếu có 2 choá, một
choá cho đèn pha và một choá cho đèn cốt, vì Xenon chỉ có một tim. Vào năm 1998
bóng đèn Xenon 2 chế độ Pha – cốt xuất hiện, cũng tương tự như bóng đèn 2 tim, đèn
Xenon 2 chế độ pha cốt bố trí 2 bóng đèn Xenon sát nhau nhưng 2 tim đèn đặt được
bố trí lệch nhau, nên ánh sáng phát ra từ các tim đèn này qua phản xạ của gương cầu
cho những luồng sáng có góc chiếu khác nhau. Một kiểu Xenon 2 chế độ Pha – Cốt
khác là sử dụng một bóng đèn Xenon, nhưng vị trí tim đèn của bóng đèn Xenon có thể
thay đổi dịch chuyển được, dịch ra ở vị trí ngay tiêu cự cho chế độ pha, và thụt vào ở
vị trí sau tiêu cự cho chế độ cốt, vì vậy nó được gọi thông dụng là đèn Xenon thụt
thò. 
- Sự ra đời của đèn Xenon, Bi - Xenon đánh dấu một bước ngoặt mới của lịch

10
sử phát triển đèn xe, gắn với sự ra đời của đèn Xenon, thời kì này các nhà sản xuất
đưa ra nhiều phát minh để tăng tính tiện ích, an toàn và hiệu quả chiếu sáng của đèn
xe 
- Công nghệ đèn pha với tiêu điểm biến đổi: Một trong những điểm mới
trong công nghệ xe hơi xuất hiện năm 1995 với cặp đèn pha đôi. Đèn pha đôi được
thiết kế riêng rẽ hai chức năng pha và cốt cho phép các gương phản xạ có thể định
dạng một cách tối ưu nhất theo từng nhiệm vụ cụ thể của chúng. Máy tính giúp các
gương có thể định dạng với trường chiếu sáng lớn nhất và sự phân bố ánh sáng tối ưu.
Máy tính chia bề mặt của gương phản xạ thành hàng nghìn phần tử gương nhỏ xíu,
gương sẽ chuyển động xung quanh và định hình lại cho đến khi nào có được một vị trí
tối ưu nhất. Điều này tạo ra nguồn sáng tốt hơn và chiếu sáng xa hơn.
d) Đèn pha công nghệ đi ốt phát quang ( LED)
- Trong những năm gần đây công nghệ đèn pha ôtô ra đời loại đèn pha sử
dụng công nghệ đi-ốt phát quang LED.

Hình 1.2.4. Đèn led

11
- Đèn LED an toàn hơn khi sử dụng do có điện thế thấp (đèn LED chỉ 3 volt),
hiệu quả tiết kiệm năng lượng cao hơn theo tính toán cùng một thời gian sử dụng mức
tiêu thụ điện ít hơn gần 10 lần so với đèn thường, thân thiện hơn đối với môi trường
trong quá trình phát sáng lượng nhiệt tỏa ra rất thấp. Đèn LED (Light emitting diodes
- đèn đi-ốt phát quang) đang trở nên phổ biến dưới vai trò đèn pha hoặc đèn hậu. 
- Ưu điểm của nó là khối lượng nhẹ, tuổi thọ cao, cường độ sáng lớn và rất
thời trang. Ánh sáng của LED khá lạnh (mang ít nhiệt) nên những chiếc xe thiết kế
dựa vào LED thường mang dáng vẻ trừu tượng, viễn tưởng và huyền bí.

Nhiệm vụ:

12
Hình 1.2. Hệ thống chiếu sáng

Hệ thống điều khiển đèn pha tự động duy trì chùm tia sáng của đèn ở mức
không đổi. Hệ thống đèn pha có nhiệm vụ chiếu sáng vào ban đêm hoặc chiếu sáng
khi xe qua cầu, hầm nơi có ít ánh sáng gây khó khăn cho người lái. Giúp người lái
an toàn khi tham gia giao thông.
 Nguyên lý hoạt động:
- ECU điều khiển đèn có chức năng phát hiện sự thay đổi của chuyển động xe
dựa trên bộ cảm biến điều khiển độ cao phía sau và tín hiệu tốc độ xe. Xuất
tín hiệu điều khiển đến các mô tơ đèn dựa trên giá trị được phát hiện.
- Công tắc điều khiển đèn có chức năng xuất một tín hiệu điều khiển đèn và
truyền nó đến ECU thân xe chính.
- Mô tơ đèn pha dựa trên các tín hiệu nhận được từ ECU điều khiển đèn, mỗi
mô tơ điều khiển đèn điều chỉnh cụm đèn để thay đổi góc chiếu của nó.
- ECU thân xe chính có chức năng nhận tín hiệu điều khiển đèn và truyền nó
tới ECU điều khiển đèn.
- Cảm biến điều khiển độ cao xe phía sau có chức năng phát hiện chuyển động
của xe và truyền tín hiệu tới ECU điều khiển đèn.

13
Chương II: Nhiệm vụ và yêu cầu của hệ thống chiếu sáng

2.1. Nhiệm vụ
Hệ thống chiếu sáng trên oto được tích hợp phía trước, phía sau, hai bên và phía
trong xe giúp tài xế quan sát rõ đường đi. Không chỉ vậy, hệ thống này còn cho
phép phương tiện xung quanh và người đi bộ nhận biết sự hiện diện của xe cũng
như phán đoán được hướng di chuyển của tài xế.
Hệ thống chiếu sáng trên xe oto được phân loại theo các mục đích gồm chiếu
sáng, tín hiệu và thông báo.
Hệ thống chiếu sáng nhằm đảm bảo điều kiện làm việc vào ban đêm của oto và
bảo đảm an toàn giao thông trên đường. Hệ thống này bao gồm các đèn chiếu sáng
ở bên ngoài và bên trong xe, công tắc, cầu chì,…
2.2. Yêu cầu của hệ thống chiếu sáng
Đèn chiếu sáng phải đáp ứng các yêu cầu:

14
- Có cường độ sáng lớn.
- Không làm lóa mắt cho người đi đường.
- Có tuổi thọ tốt, độ tin cậy cao, tiết kiệm điện.

Hình 2.2.1. Mô phỏng Toyota Camry.

Chương III: Sơ đồ mạch, cấu tạo và nguyên lý làm việc hệ thống


chiếu sáng Toyota Camry 2014
3.1. Đèn báo lùi

15
 Sơ đồ cấu tạo

 Chú thích:
1. Cụm đèn lùi bên phải. 3. Đi ốt.
2. Cụm đèn lùi bên trái. 4. Cụm công tắc chính đèn báo lùi.

16
5. Cầu chì ECU – ACC. 8. Điện trở đèn báo lùi.
6. Cầu chì đèn báo lùi. 9. Điểm bắt mass WB.
7. Rơ le đèn báo lùi. 10. Điểm bắt mass KE.
 Junction connector: giắc kết nối.
 Nguyên lý hoạt động:
Khi cài số cho xe lùi, dòng điện đi qua cầu chì ECU- ACC, khi qua đi ốt biến
dòng điện xoay thành một chiều và đi qua cuộn dây rơ le đèn lùi qua mass. Lúc
này relay tạo lực từ đóng tiếp điểm, dòng điện (+) chạy từ Ắc quy qua cầu chì
đèn lùi qua tiếp điểm và cấp đến đèn lùi, làm đèn lùi sáng.

3.2. Đèn phanh (đèn báo dừng):


 Sơ đồ cấu tạo:

17
 Chú thích:
1. Cầu chì đèn phanh. 3. Công tắc đèn phanh 5 chân.
2. Công tắc đèn phanh 3 chân. 4. Mass.

18
5. Công tắc đèn đầu/hậu kết hợp bên 7. Hệ thống đặt sáng đèn phanh.
trái. 8. Tụ điện.
6. Công tắc đèn đầu/hậu kết hợp bên 9. Cụm ECU (bộ chấp hành ABS).
phải.
 Junction connector: giắc kết nối.
 Nguyên lý hoạt động:
Khi ta đạp chân phanh thì mạch kín cấp dương từ qua cầu chì và qua 2 công
tắc. Sau đó kích hoạt bộ chấp hành ABS để điều chỉnh áp suất khí nén. Song
qua giắc kết nối và cấp dương cho các đèn. Cấp dương cho tụ điện lọc điện
nguồn, truyền dẫn tín hiệu tới hệ thống đặt sáng.

19
20
3.3. Đèn xi nhan và đèn báo nguy :
 Sơ đồ cấu tạo:

21
22
 Chú thích:
1. Cầu chì đèn báo nguy. 9. Đồng hồ báo trên ô tô
2. Cầu chì ECU – DCC số 02. 10. Cong tắc và đèn xi nhan đằng
3. Cầu chì đèn đồng hồ taplo. trước bên trái.
4. Giắc nối CAN. 11. Công tắc và đèn xi nhan đằng
5. Công tắc đèn hậu phía sau kết trước bên phải.
hợp bên trái (xi nhan và báo 12. Đèn xi nhan trên gương chiếu
nguy). hậu trái.
6. Công tắc đèn hậu phía sau kết 13. Đèn xi nhan trên gương chiếu
hợp bên phải (xi nhan và báo hậu phải.
nguy). 14. Cụm công tắc điều khiển đèn .
7. Công tắc đèn báo nguy. 15. Công tắc đèn xi nhan.
8. Mass. 16. Cổng kết nối ECU.
 Junction connector: giắc kết nối
 Nguyên lý hoạt động:
- Khi công tắc đèn xi nhan hoạt động, các công tắc đèn bộ nháy đèn xi nhan bật
đèn xi nhan trái và phải ,đi qua bộ ECU kết nối đưa tín hiệu tới các bộ phận
khác để đồng nhất hoạt động, sau đó cấp dương vào bảng táp lô làm cho đèn xi
nhan (đèn xi nhan trên gương chiếu hậu, đèn xi nhan đằng trước và đèn xi nhan
đằng sau) nhấp nháy. Để báo cho người lái biết hệ thống đèn xi nhan đang hoạt
động một âm thanh cũng được phát ra bởi hệ thống này.
- Khi công tắc đèn báo nguy hiểm được bật ON, thì cực HAZ trên đồng hồt aplo

23
được tiếp mát. Dòng điện đi tới đèn xi nhan trên gương chiếu hậu, cụm đèn xi
nhan đằng trước và cụm đèn xi nhan đằng sau và tất cả các đèn xinhan (báo rẽ)
đều nhấp nháy

3.4. Hệ thống điều khiển đèn tự động, đèn tự động tắt:


 Sơ đồ cấu tạo:

24
25
 Chú thích:
1. Cầu chì ECU – DCC số 02. 7. Cầu chì đèn pha bên trái.
2. Cầu chì ECU - IG1 (đánh lửa) số 8. Rơ le đèn đầu bên phải.
04. 9. Rơ le đèn đầu bên trái.
3. Cầu chì ECU – ACC. 10. Đèn trần (đèn cá nhân) kết nối
4. ECU thân xe. cửa trước bên phải và trái.
5. Mass. 11. Đèn trần (đèn cá nhân) kết nối
6. Cầu chì đèn pha bên phải. cửa sau bên trái và phải.

26
12. Cầu chì máy phát điện. 15. Cảm biến bánh lái.
13. Rơ le đèn hậu. 16. Cụm công tắc đèn pha.
14. Cảm biến điều khiển đèn tự động. 17. Cổng kết nối ECU.
 Junction connector: giắc kết nối.
 Nguyên lý hoạt động:
Khi công tắc điều khiển đèn ở vị trí Auto , đầu tiên cảm biến điều khiển đèn tự
động sẽ xác định độ mạnh, yếu của ánh sáng môi trường xung quanh xe khi xe
đang hoạt động, từ đó phát ra một tín hiệu xung –> Tiếp theo bộ điều khiển đèn sẽ
dựa vào kết quả mà cảm biến thu được để kích hoạt các công tắc đèn hậu và đèn
đầu (pha) thông qua ECU. Khi dữ liệu đo cảm biến điều khiển đèn truyền tới là ánh
sáng đã đủ hay chưa đủ, không cần bật đèn thì bộ điều khiển đèn sẽ tự động tắt các
đèn hậu và đèn đầu (pha).
Khi đèn pha và đèn hậu bật sáng (khoá điện ở vị trí ON, công tắc điều khiển đèn ở
vị trí TAIL hoặc HEAD), và cửa xe phía người lái mở, thì dòng điện không qua cảm
biến điều khiển đèn . Công tắc cửa lái xe sẽ bật lên, đồng thời ECU điều khiển 2
chiếc đèn trần kết nối 4 cửa xe tự động bật phụ thuộc điều kiện của môi trường ánh
sáng xung quanh.

27
3.5. Đèn đầu:
 Sơ đồ cấu tạo:

28
29
 Chú thích:
30
1. Cầu chì ECU – DCC số 02. 14.Cụm đèn đầu bên phải (đèn pha
2. Cầu chì ECU – ACC. chiếu gần/xa và đèn chạy ban
3. Cầu chì ECU – IG1 (đánh lửa) số ngày).
04. 15. Công tắc phanh tay.
4. ECU thân xe. 16. Công tắc điều khiển ánh sáng đèn
5. Mass. nháy pha.
6. Cầu chì đèn đầu bên trái. 17. Cảm biến bánh lái.
7. Rơ le đèn đầu bên trái (đèn pha 18. Công tắc thay đổi đèn.
chiếu gần/xa và đèn chạy ban 19. Cụm công tắc điều chỉnh ánh
ngày). sáng đèn đầu.
8. Cầu chì đèn LED chạy ban ngày. 20. Cầu chì ECU – IG1 (đánh lửa) số
9. Rơ le đèn chạy ban ngày. 03.
10.Cụm đèn đầu bên trái (đèn pha 21. Công tắc nhận diện phụ phía
chiếu gần/xa và đèn chạy ban trước với bộ sưởi mui xe.
ngày). 22. Camera nhận diện phía trước .
11. Cầu chì đèn đầu bên phải. 23. Cổng kết nối ECU.
12. Rơ le đèn điều khiển ánh sáng. 24. Cầu chì ECU – đèn pha số 02.
13. Rơ le đèn đầu bên phải (đèn pha 25. Đèn pha chiếu xa tự động.
chiếu gần/xa và đèn chạy ban 26. Cầu chì đồng hồ - IG2.
ngày). 27. Cầu chì đèn báo nguy.
28. Đồng hồ táp lô.
 Junction connector: giắc kết nối
 Nguyên lý hoạt động :

- Chế độ đèn pha chiếu xa: khi công tắc điều khiển đèn dịch chuyển về vị trí
HEAD (HIGH), ECU thân xe nhận thông tin, cấp dương kích hoạt rơ le đèn đầu 2
bên trái và phải, đồng thời truyền tín hiệu đến đồng hồ táp lô, khiến đèn pha-chiếu

31
xa và đèn chỉ báo đèn pha-chiếu xa bật sáng và ký hiệu đèn pha chiếu xa trên đồng
hồ táp lô cũng bật sáng.
- Chế độ đèn pha chiếu gần: khi công tắc điều khiển đèn dịch chuyển về vị trí
HEAD (LOW), ECU thân xe nhận thông tin, cấp dương kích hoạt rơ le đèn đầu 2
bên trái và phải, đồng thời truyền tín hiệu đến đồng hồ táp lô, khiến đèn pha-chiếu
gần và đèn chỉ báo đèn pha-chiếu gần bật sáng và ký hiệu đèn pha chiếu gần trên
đồng hồ táp lô cũng bật sáng.
- Chế độ đèn pha ban ngày: khi công tắc điều khiển đèn dịch chuyển về vị trí
HEAD (DRL), tín hiệu đầu vào từ phanh tay được ECU sử dụng để cấp dương, đồng
thời giảm cường độ làm việc của đèn thông qua điều chỉnh rơ le đèn đầu 2 bên trái và
phải, truyền tín hiệu đồng hồ táp lô, khiến đèn pha-chiếu gần và đèn chỉ báo đèn
pha-chiếu gần bật sáng và ký hiệu đèn pha chiếu gần trên đồng hồ táp lô cũng bật
sáng.

32
3.6. Hệ thống chiếu sáng nội thất, ngoại thất và đèn hậu
 Sơ đồ cấu tạo:

33
34
35
 Chú thích:
1. Cầu chì ECU – DCC số 02. 22. Đèn đỗ xe (cụm đèn đầu bên
2. Cầu chì ECU – ACC. trái/phải).
3. Cầu chì ECU – IG1 (đánh lửa) số 23. Cầu chì PANEL.
4. 24. Hộp điều khiển mạng hỗn hợp.
4. ECU thân xe. 25. Cụm công tắc đèn gương chiếu
5. Cụm đèn báo hiệu. hậu ngoài xe.
6. Cảm biến bánh lái. 26. Cụm công tắc điều khiển cửa sổ
7. Công tắc thay đổi đèn. điện phía sau bên trái.
8. Cụm công tắc điều chỉnh ánh sáng 27. Cụm công tắc điều khiển cửa.
đèn đầu. 28.Cụm công tắc điều khiển cửa sổ
9. Cổng kết nối ECU. điện phía trước bên phải.
10. Rơ le đèn hậu. 29.Cụm công tắc điều khiển cửa sổ
11. Cầu chì máy phát điện. điện phía sau bên phải.
12. ECU hệ thống chống trộm. 30.Thiết bị chuyển đổi âm thanh và
13. Công tắc động cơ. hiển thị.
14. Cụm đèn hậu bên trái . 31. Cụm điều khiển A/C.
15. Cầu chì đèn hậu. 32. Công tắc VSC.
16. Cụm đèn soi biển số bên trái. 33. Cụm công tắc mở cửa khoang
17. Cụm đèn hậu bên phải. hành lý.
18. Cụm đèn phanh/hậu kết hợp bên 34.Bảng vị trí cần số (tự động).
phải và trái. 35.Hộp điều khiển đèn trần xe ô tô.
19. Cụm đèn soi biển số bên phải. 36.Hộp điều khiển đèn trần xe ô tô.
20. Đèn kích thước/Đèn đỗ xe (cụm 37.Đèn hộp đựng đồ.
đèn đầu bên trái/phải). 38.Cụm công tắc đèn báo nguy.
21. Đèn kích thước (cụm đèn đầu bên 39. Bộ công tắc ngắt điện.
trái/phải). 40. Công tắc điều chỉnh chế độ lái.
36
41. Công tắc mở nắp thùng nhiên 45. Cụm đèn chiếu sáng nội thất phụ.
liệu. 46. Công tắc điều chỉnh gió điều hoà.
42. Cụm đế sạc không dây di động. 47. Cụm cáp xoắn phụ.
43. Công tắc đèn pha tự động. 48. Công tắc tay lái bên trái.
44. Cụm công tắc phanh tay bằng 49. Cụm công tắc tay lái.
điện. 50. Công tắc tay lái bên phải.
 Junction connecctor: giắc kết nối
 Nguyên lý hoạt động đèn hậu:
Khi công tắc điều khiển đèn vặn về vị trí “ TAIL”, thì dòng điện từ ECU nhận
và truyền tín hiệu đi vào phía cuộn dây của rơle đèn hậu, cấp dương hút tiếp điểm
kích hoạt rơ le. Sau đó các đèn của đèn hậu gồm: đèn soi biển số, đèn kích thước,
đèn đỗ xe được hoạt động theo sự điều khiển của người lái với công tắc.

37
3.7.  Hệ thống đèn sương mù
Bao gồm đèn sương mù phía trước và đèn sương mù phía sau 
 Đèn sương mù phía trước (Fog lamps): 
Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn đầu chính có thể tạo ra vùng ánh sáng
chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường. Nếu sử dụng
đèn sương mù sẽ giảm được tình trạng này. Dòng cung cấp cho đèn sương mù
thường được lấy sau relay đèn kích thước. 
· Nguyên lý hoạt động của đèn sương mù phía trước: 
 Đèn sương mù phía trước hoạt động khi công tắc điều khiển đèn ở vị trí TAIL
hoặc HEAD. Khi công tắc đèn sương mù phía trước được bật ON, sẽ có dòng điện
đi qua cuộn dây relay đèn sương mù phía trước, đóng tiếp điểm relay đèn
sương mù, có dòng điện qua bóng đèn sương mù phía trước, đèn sương mù phía
trước bật sáng.

38
Hình 3.7.1. Hoạt động của hệ thống đèn sương mù

 Đèn sương mù phía sau (Rear fog guard): 

Đèn này dùng để báo hiệu cho các xe phía sau nhận biết trong điều kiện tầm nhìn
hạn chế. Dòng cung cấp cho đèn này được lấy sau đèn cốt (Dipped beam). Một đèn
báo được gắn vào tableau để báo hiệu cho tài xế khi đèn sương mù phía sau hoạt
động. 
· Nguyên lý hoạt động của đèn sương mù phía sau : 
Đèn sương mù phía sau cũng hoạt động khi công tắc điều khiển đèn ở vị trí 
TAIL hoặc HEAD giống như đèn sương mù phía trước.

39
Hình 3.7.1. Hoạt động của hệ thống sương mù

Chương IV: Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp


kiểm tra sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng

4.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng


Hệ thống đèn chiếu sáng trên ô tô gặp vấn đề có thể dẫn tới nguy cơ mất an toàn
khi lái xe, cũng như gây nên một số bất tiện trong quá trình sử dụng. Một số dấu
hiệu nhận biết hệ thống chiếu sáng trên ô tô bị hỏng dưới đây sẽ giúp người lái
nhận biết sự cố nhanh chóng và có phương án xử lý kịp thời:
 Đèn pha bị hấp hơi nước

40
Đây là hiện tượng hơi nước bám vào mặt trong của khoang đèn pha, khiến đèn bị
mờ, tối. Tình trạng đèn pha bị hấp hơi nước xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó
chủ yếu do các mối nối của đèn không được tháo lắp đúng kỹ thuật, gioăng cao su
không khớp, khiến đèn bị lỏng, hở làm hơi nước lọt vào bên trong. Bên cạnh đó,
khi rửa xe với tia nước lớn hoặc di chuyển trong thời tiết mưa bão, hay thường
xuyên đỗ xe trong môi trường có độ ẩm cao cũng dẫn đến tình trạng này và làm
giảm hiệu quả chiếu sáng.
 Đèn nội thất bị hỏng
Đèn nội thất ô tô được trang bị nhằm chiếu sáng cho khoang cabin, hỗ trợ quá trình
lái và phục vụ những hoạt động khác của người ngồi trên xe một cách thuận tiện
trong điều kiện thiếu ánh sáng. Các loại đèn nội thất gồm đèn trần (đèn vòm) nằm
trên trần khoang xe, đèn bản đồ ở gần kính chắn gió và đèn bảng điều khiển nằm ở
phần viền, hỗ trợ người lái dễ dàng theo dõi thông tin.
Đèn nội thất ô tô bị hỏng sẽ gây ra nhiều bất tiện khi lái xe, do đó, nếu thấy đèn xe
có những hiện tượng hoạt động không ổn định, tắt đột ngột khi sử dụng,... thì chủ
phương tiện nên mang xe tới các trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra.

 Đèn soi biển số bị hỏng


Đèn soi biển số giúp xe được nhận diện, là một trong những loại đèn bắt buộc phải
có ở ô tô khi tham gia giao thông, nhằm hạn chế những sự cố đáng tiếc. Khi thấy
đèn hoạt động không ổn định (nhấp nháy liên tục, sáng chậm, giảm cường độ sáng,
đèn không sáng,...) thì chủ xe nên kiểm tra lại bóng đèn, kết nối điện, các mối dây
nối và công tắc rơ-le của hệ thống.
 Đèn pha gặp sự cố
Khi gặp phải tình trạng đèn pha không tự tắt sau khi đã tắt động cơ, hoặc sáng khi
hệ thống đèn ban ngày (đèn DLR) đang bật, thì nhiều khả năng có lỗi rơ-le đèn,
chập công tắc. Trong trường hợp này, chủ phương tiện có thể xử lý bằng cách ngắt

41
kết nối cáp âm của ắc quy xe, ngắt cầu chì đèn pha hoặc rơ-le. Nếu gặp tình huống
đèn pha ô tô không sáng cần nhanh chóng đưa xe tới gara để sửa chữa nhằm đảm
bảo an toàn khi tham gia giao thông.
 Đèn ô tô bị ố vàng
Hiện tượng đèn ô tô bị ố vàng xảy ra do tác động của thời tiết, nhiệt độ, bụi bẩn,...
làm phần ốp nhựa bên ngoài khoang đèn bị mờ, từ đó khiến hiệu quả chiếu sáng
của đèn giảm xuống. Cách khắc phục tình trạng này khá đơn giản, chủ xe chỉ cần
sử dụng một tấm khăn vải cotton hoặc cọ/bàn chải lông mềm nhúng dung dịch tẩy
rửa kính chuyên dụng, kem đánh răng hay hỗn hợp baking soda - dấm, nhẹ nhàng
làm sạch và đánh bóng bề mặt đèn xe. Đèn chiếu sáng ô tô bị lỗi, hỏng không chỉ
gây nên những bất tiện cho người lái mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho những
phương tiện khác. Khi thấy hiện tượng hệ thống đèn chiếu sáng trên ô tô bị lỗi,
hỏng, chủ xe cần nhanh chóng xử lý, nhằm đảm bảo an toàn khi tham gia giao
thông.

4.2. Kiểm tra sửa chữa và bảo dưỡng


 Bảo dưỡng
Việc bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng trên ô tô không quá phức tạp, một số gợi ý
dưới đây sẽ giúp chủ phương tiện dễ dàng hơn trong việc bảo quản và bảo dưỡng
hệ thống chiếu sáng trên ô tô với các loại đèn pha, đèn cốt, đèn nội thất, đèn sương
mù,... trên xe.
- Thường xuyên kiểm tra hoạt động của hệ thống đèn
Nếu như các bộ phận khác trên xe như động cơ, lọc dầu, điều hòa,... có các mốc
bảo dưỡng định kỳ (ví dụ sau mỗi 5.000km hay 12 tháng), hệ thống đèn thường chỉ
cần sửa chữa khi gặp trục trặc. Do đó, để đảm bảo đèn ô tô hoạt động ổn định,

42
giảm thiểu sự cố bất ngờ, chủ phương tiện nên chú ý kiểm tra đèn mỗi khi khởi
động xe và thường xuyên theo dõi tình trạng hoạt động của hệ thống. Nếu thấy đèn
sáng chậm, chập chờn, giảm độ sáng so với bình thường hay thường xuyên nhấp
nháy thì nhiều khả năng cần kiểm tra lại hệ thống đèn (dây nối, rơ-le, cầu chì,
bóng,...)
- Vệ sinh đèn đúng cách
Hệ thống đèn ngoài xe (đèn pha, đèn trước, đèn hậu,...) thường dễ bị va chạm và
chịu tác động trực tiếp của thời tiết (mưa, nắng), độ ẩm, khói bụi,... nên dễ dàng bị
bám bẩn, làm giảm độ sáng của đèn và gây mất thẩm mỹ. Do đó, chủ phương tiện
nên vệ sinh dàn đèn thường xuyên, chú ý khi rửa xe nên tránh phun tia nước quá
mạnh, khiến nước lọt vào khoang đèn gây nên hiện tượng đèn bị hấp hơi nước.
- Không tự ý tháo lắp đèn xe
Việc tháo lắp đèn xe không đúng kỹ thuật có thể khiến khoang đèn bị lệch, hở dẫn
tới ngấm nước, dễ va chạm. Khi thao tác tại nhà, nhiều chủ xe không có thói quen
đeo găng tay nên dễ để lại vết dầu mỡ, dấu vân tay,.. trên bề mặt bóng đèn và có
thể khiến nhiệt từ bóng đèn tỏa ra không đều, gây cháy nổ bóng. Do đó, người
dùng không nên tự ý tháo lắp đèn xe tại nhà mà nên để thợ sửa xe chuyên nghiệp
kiểm tra, thay đèn ô tô.
- Sử dụng đèn thay thế từ các thương hiệu uy tín
Khi lựa chọn đèn xe để thay thế, chủ phương tiện nên tìm đến những thương hiệu
uy tín, tránh những thiết bị phụ tùng trôi nổi, không rõ nguồn gốc trên thị trường,
bởi nó có thể mang đến nguy cơ cháy, nổ bóng đèn, chập mạch, hỏng hóc trong
quá trình sử dụng.
 Kiểm tra
Cách 1: Sử dụng máy đọc lỗi chuyên dụng Toyota Techstream để phân tích mạch
điện, chẩn đoán, đọc lỗi.

43
Cách 2: Dùng đồng hồ để kiểm tra
- Bật đồng hồ về nấc DCV – 50 (vì khi bật cos nguồn sẽ cấp điện qua cầu chì cho rơ
le)
- Lấy dây âm của đồng hồ liên kết với cực âm của ắc quy hoặc bất kể vị trí nào tiếp
xúc âm của ắc quy ( khung thân vỏ xe ), dây dương thì sẽ liên kết với hai cầu trì
- Quan sát đồng hồ nếu cả 2 chân cầu trì đều lên là 12V thì cầu trì bình thường, nếu cả
hai hoặc 1 chân không lên nghĩa là cầu trì bị đứt
Cách 3 : Dùng bóng đèn thử để kiểm tra
- Lấy một đầu bóng thử nối âm, đầu còn lại liên kết cầu chì.
- Quan sát bóng, nếu 1 chân sáng 1 chân không sáng thì cầu chì đã bị đứt
Cách 4 :Kiểm tra cầu trì đèn:
- Nếu cầu trì có xuất điện chứng tỏ rơ le đã nhảy và hư hỏng nằm ở phía sau
- Nếu cầu trì chưa có điện chứng tỏ rơ le chưa nhảy và khi rơ le chưa nhảy thì có
nghĩa là cụm hộp điều khiển đèn đang có vấn đề.

 Sửa chữa

44
- Thay mới bóng đèn bị hư hỏng.
- Thay mới cầu chì bị hỏng hỏng đứt.
- Đấu lại các dây dẫn bị đứt.
- Bật đèn 15 phút để bay hơi nước bám quanh mặt đèn, dùng gel silic đioxit, máy sấy
chuyên dụng.
- Sửa chữa các lỗ và các điểm bị hỏng bằng nhựa sửa chữa ống kính.
- Sửa chữa các ống kính bằng băng sửa chữa ống kính.

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Sau thời gian học tập trên trường và thực hành ở cơ sở thực tập, làm việc đi
kèm với tìm hiểu thực tế với sự cố gắng nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ
của thầy hướng dẫn, cùng các thầy cô trong khoa, nhóm chúng em đã hoàn thành
đề tài “Hệ thống chiếu sáng trên xe Toyota Camry 2014” đã đạt được những kết
quả như:
- Nhận biết và phân tích được những lỗi thường gặp của hệ thống chiếu sáng, cách
khắc phục và thay thế.
- Hiểu được cách hoạt động của hệ thống chiếu sáng.
Sau hai tháng thực tập bọn em đã thu được rất nhiều kiến thức thực tế, đó là
khoảng thời gian chưa đủ dài để trang bị các kiến thức cho em và mọi người. Vì
vậy trong bài báo cáo sẽ có những sai sót, nên chúng em mong muốn được nhận
được sự chỉ bảo của các thầy bộ môn để ngày càng hoàn thiện hơn.
Nhóm Em xin chân thành cảm ơn các Thầy cô trong khoa ô tô đã hỗ trợ nhóm
rất nhiều trong việc hoàn thiện đề tài và đặc biệt em và mọi thành viên xin trân
trọng cảm ơn thầy hướng dẫn Thầy Trần Xuân Quỳnh đã tận tình hướng dẫn chúng
em trong việc định hướng nghiên cứu và các phương pháp giải quyết các vấn đề đã
đặt ra, để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cám ơn!

45
Hà Nội, Ngày Tháng Năm
Sinh viên thực hiện

PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Tìm hiểu về hệ thống chiếu sáng:


https://shopoto.com.vn/he-thong-chieu-sang-va-tin-hieu-tren-xe-o-to
- Sơ đồ cầu chì và các mạch liên quan đến hệ thống chiếu sáng:
https://xn--hp-cu-ch-91a9127evpa.com/so-do-cau-chi-va-ro-le-toyota-
camry-xv50-2012-2017/
- Cách kiểm tra và sửa chữa:
https://xn--hp-cu-ch-91a9127evpa.com/so-do-cau-chi-va-ro-le-toyota-camry-
xv50-2012-2017/

46

You might also like