You are on page 1of 38

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG

KHOA CƠ KHÍ

Tên đề tài :
Thiết Kế Và Chế Tạo Mô Hình Gạt Mưa

GVHD : Tôn Nguyễn Thành Sang

SVTH : Trần Anh Quốc


Nguyễn Ngọc Điền
Hồ Đắc Văn
LỚP : 21CNOT1B

Đà Nẵng, Ngày Tháng Năm 2024

1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GẠT MƯA PHUN NƯỚC...........................6
1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG GẠT MƯA..........................................6
1.2. CHỨC NĂNG, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI...........................................................................................................6
1.2.1 Chức năng...........................................................................................................................................................................6
1.2.2 Yêu cầu................................................................................................................................................................................6
1.2.3 Phân loại..............................................................................................................................................................................6

1.3. CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA HỆ THỐNG GẠT MƯA, PHUN NƯỚC.......................................................6
1.3.1 Mô tơ gạt nước....................................................................................................................................................................7
1.3.2.Cơ cấu dẫn động thanh gạt nước.........................................................................................................................................7
1.3.3 Mô tơ bơm nước- rửa kính..................................................................................................................................................9
1.3.4 Công tắc điều khiển.............................................................................................................................................................9

1.4 SƠ ĐỒ NLLV VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA HỆ THỐNG GẠT MƯA PHUN NƯỚC..........................9
1.4.1 Sơ đồ nguyên lí làm việc.....................................................................................................................................9
1.4.1.1 Nguyên lí hoạt động khi công tắc gạt nước ở vị trí LO ( tốc độ thấp)...........................................................................10
1.4.1.2 Nguyên lí hoạt động của công tắc gạt nước ở vị trí HI (tốc độ cao)..............................................................................11
1.4.1.3 Nguyên lí hoạt động của công tắc gạt nước ở vị trí INT................................................................................................12
1.4.1.4 Nguyên lí hoạt động khi bật công tắc rửa kính..............................................................................................................14

CHƯƠNG 2 : BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG GẠT MƯA, PHUN NƯỚC...........................15
2.1. HIỆN TƯỢNG , NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA....................................15
2.1.1 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng bộ gạt mưa phun nước................................................................................................15
2.2.2 Quy trình kiểm tra và sửa chữa bộ gạt mưa phun nước....................................................................................................15

CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH............................................................................23

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, sự phát triển công nghệ mới trên ô tô luôn đi kèm với sự tăng cường những
tính năng tiện nghi cho người lái và hành khách. Chính vì vậy, những hệ thống điện phụ luôn
2
được các nhà sản xuất quan tâm phát triển để tăng sự thuận lợi, thoải mái cho mọi người
trong quá trình phương tiện hoạt động.
Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng là trường đi đầu trong lĩnh vực đào tạo về nghề ô tô
với những giảng viên có kinh nghiệm và tận tụy với nghề. Trường luôn áp dụng các mô hình
hiện đại vào việc giảng dạy để sinh viên có thể cập nhật các kiến thức mới nhất về ô tô.
Trong công tác đào tạo nghề Công nghệ Ô tô, việc trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ
giảng dạy, học tập chuyên môn nghề đóng vai trò rất quan trọng. Nếu thực hiện tốt điều này
sẽ giúp cho giáo viên thuận lợi hơn trong giảng dạy và tạo hứng thú cho học sinh trong quá
trình học tập. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà trang thiết bị vẫn chưa đầy đủ và hiện đại để đáp
ứng yêu cầu này. Xuất phát từ nhu cầu đó, nhóm sinh viên nghề công nghệ ô tô đã kết hợp
thực hiện mô hình Hệ thống gạt mưa rửa kính. Mô hình có tính thẩm mỹ, hiện đại và ứng
dụng cao. Được dùng để phục vụ học tập lý thuyết và thực hành. Góp phần vào sự phát triển
trong công tác đào tạo nghề của nhà trường.

3
PHẦN MỞ ĐẦU

I.Sự cần thiết của mô hình.

Chúng em nhận thấy trong suốt thời gian 2 năm rưỡi học tập tại trường. Chúng em đã
được các thầy cô giảng dạy và truyền đạt kiến thức, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp với những
kiến thức và kỹ năng tổng quát rất lớn. Do vậy để cũng có được những kiến thức đã
học.Nhóm chúng em tự nguyện đăng ký làm mô hình “ Hệ Thống Gạt Mưa Phun Nước” .
Đây là mô hình thuộc khối kiến thức kỹ năng nghề chuyên phần hệ thống gạt mưa. Qua mô
hình này có thể củng cố cho chúng em khối lượng tổng quát hơn về nguyên lý làm việc của
hệ thống gạt mưa, phương pháp kiểm tra khắc phục được những hư hỏng của gạt mưa. Hơn
nữa mô hình này sẽ là một trải nghiệm thực tế để cho nhóm chúng em có thể tiếp cận được
với các công việc tại trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa ô tô trong khu vực sau khi ra trường.
Chính vì thực trạng thiết yếu này và đảm bảo thực hiện đúng chủ trương của nhà trường
khuyến khích chúng em nâng cao trình độ chuyên môn nghề.

II. Mục tiêu đạt được.

Qua mô hình “ Hệ Thống Gạt Mưa Phun Nước ” chúng em hiểu rõ được cấu tạo và
nguyên lý làm việc.

Thực hành kiểm tra và đánh giá đúng tình trạng kỹ thuật của hệ thống gạt mưa một
cách thành thạo, đảm bảo với yêu cầu kỹ thuật.

Ngoài ra chúng em còn có thể xây dựng cho bản thân khối lượng kiến thức tổng quát
trong động cơ.Đề xuất và đưa ra những biện pháp khắc phục trong thực tế sửa chữa.

III. Tính ứng dụng của mô hình.

Sau khi mô hình được hoàn thiện sẽ đóng góp một phần nhỏ vào công việc giảng dạy
của giáo viên trong nhà trường qua các mô đun lý thuyết và thực hành chuyên môn nghề
phần điện thân xe. Mô hình có thể giảng dạy được cho các bạn học sinh và sinh viên ở các
cấp trình độ chuyên môn nghề trong nhà trường.

IV. Tính hiệu quả và kinh tế của mô hình.

Mô hình “ Hệ Thống Gạt Mưa Phun Nước ” được lắp đặt trên giá có kết cấu lắp ghép
và bố trí đơn giản thuận tiện trong việc di chuyển và sử dụng dể dàng trong công tác giảng
dạy của giáo viên và dể dàng tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý và thực hành tháo lắp kiểm tra, sửa
chữa đối với học sinh, sinh viên.

Mô hình này có thể phục vụ cho việc giảng dạy trực quan sinh động hơn, tiết kiệm
được chi phí đào tạo trong nhà trường.

4
V. Lời cảm ơn:

Sau thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo trong khoa
Cơ khí, cùng với sự nỗ lực của bản thân chúng em.Mô hình của chúng em đã hoàn thành
đúng thời gian.

Do còn nhiều hạn chế về tài liệu tham khảo, kinh nghiệm, thời gian và do trình độ có
hạn nên mô hình còn nhiều thiếu sót, mong các thầy góp ý để mô hình của chúng em được
hoàn thiện hơn .

Chúng em xin chân thành cảm ơn !

Nhóm sinh viên thực hiện

5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GẠT MƯA PHUN NƯỚC

1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG GẠT MƯA.
Hệ thống gạt mưa và phun nước trên ô tô thuộc 1 trong các hệ thống điện trên ô tô.
Cấu tạo hệ thống gạt mưa phun nước trên ô tô cũng khá đặc trưng do đây là chi tiết tạo nên
sự sang trọng và đẹp đẽ của chiếc xe. Các chi tiết tạo nên chiếc xe đẹp và sang trọng đầu tiên
là biên dạng đẹp, bánh xe đẹp, màu sơn láng bóng.

1.2. CHỨC NĂNG, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI.

1.2.1 Chức năng


- Trong quá trình xe di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu như mưa, sương mù hoặc
có nhiều bụi bẩn, bùn đất, kính chắn gió của xe sẽ bị làm mờ bẩn gây giảm tầm nhìn của lái
xe. Hệ thống gạt mưa, rửa kính có tác dụng gạt nước mưa, phun nước rửa bụi bẩn bám trên
kính đảm bảo tầm nhìn tốt nhất cho người lái, góp phần tăng tính an toàn trong quá trình lưu
thông trên đường.

1.2.2 Yêu cầu


Hệ thống gạt mưa – rửa kính phải hoạt động nhẹ nhàng, linh hoạt, ổn định và phù
hợp với từng điều kiện trời mưa ( mưa to hoặc mưa nhỏ )

1.2.3 Phân loại


- Motor gạt mưa được truyền động từ động cơ ô tô

- Motor gạt mưa chạy bằng khí nén

- Motor gạt mưa được truyền từ động cơ điện (hiện nay tất cả các xe ô tô đều sử
dụng l ại này).

1.3. CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA HỆ THỐNG GẠT MƯA, PHUN NƯỚC

6
1.3.1 Mô tơ gạt nước
Mô tơ gạt nước là động cơ điện một chiều kích từ bằng nam châm vĩnh cửu. Mô tơ gạt
nước gồm có mô tơ và bộ truyền bánh răng để làm giảm tốc độ ra của mô tơ. Mô tơ gạt nước
có 3 chổi than tiếp điện: chổi than tốc độ thấp, chổi than tốc độ cao và chổi than dùng chung
( để nối mát ). Một công tắc dạng cam được bố trí trong bánh răng để gạt nước dừng ở vị trí
cố định trong mọi thời điểm.

Hình 1. Cấu
tạo mô tơ gạt
nước

1. 3.2.Cơ cấu
dẫn động
thanh gạt
nước.

7
Hình 2. Cơ cấu dẫn động gạt nước

Cấu trúc của cần gạt nước là một lưỡi cao su, gạt nước được lắp vào thanh kim loại
gọi là thanh gạt nước. Gạt nước được dịch chuyển tuần hoàn nhờ cần gạt. Vì lưỡi gạt nước
được ép vào kính trước bằng lò xo nên gạt nước có thể gạt được nước mưa nhờ dịch
chuyển thanh gạt nước.

Chuyển động tuần hoàn của thanh gạt nước được tạo ra bởi motor và cơ cấu dẫn động

8
1.3.3 Mô tơ bơm nước- rửa kính

Hình 3. Mô tơ bơm nước, rữa kính

Đổ nước rửa kính vào trong khoang động cơ. Bình chứa nước rửa kính được làm từ
bình nhựa và nước rửa kính được phun nhờ motor rửa kính đaẹt trong bình chứa. Motor rửa
kính có dạng cánh quạt được sử dụng trong bơm nhiên liệu.

1.3.4 Công tắc điều khiển

Hình 4. Công tắc điều khiển

Công tắc điều khiển được bố trí trên trục trụ lái, đó là vị trí mà người lái có thể điều
khiển bất kỳ lúc nào khi cần.

1.4 SƠ ĐỒ NLLV VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA HỆ THỐNG GẠT MƯA PHUN
NƯỚC.

9
1.4.1 Sơ đồ nguyên lí làm việc
1.4.1.1 Nguyên lí hoạt động khi công tắc gạt nước ở vị trí LO ( tốc độ thấp)

Hình 5. Sơ đồ mạch làm việc ở tốc độ thấp

Khi công tắc gạt nước được bật về vị trí tốc độ thấp, dòng điện đi vào chổi than tốc độ
thấp của motor gạt nước ( gọi là LO ) thể hiện như trên hình vẽ và gạt nước hoạt động ở tốc
độ thấp.

+ ắc quy → chân + B → tiếp điểm LO công tắc gạt nước → chân + 1 → motor gạt
nước ( LO ) → mát.

10
1.4.1.2 Nguyên lí hoạt động của công tắc gạt nước ở vị trí HI (tốc độ cao)

Hình 6. Sơ đồ mạch làm việc ở tốc độ cao

Khi công tắc gạt nước được bật về vị trí tốc độ cao, dòng điện đi vào chổi than tiếp
điện tốc độ cao của motor gạt nước ( gọi là HI ) thể hiện như trên hình vẽ và gạt nước hoạt
động ở tốc độ cao.

+ Ắc quy → chân + B → tiếp điểm Hi công tắc gạt nước → chân + 2 → motor gạt
nước ( HI ) → mát.

11
1.4.1.3 Nguyên lí hoạt động của công tắc gạt nước ở vị trí INT
a. Hoạt động khi Transistor bật ON

Hình 7. Sơ đồ mạch làm việc khi transitor bật On

Khi bật công tắc gạt nước đến vị trí INT, thì Transistor Tr 1 được bật lên một lúc làm
cho tiếp điểm của rơle được chuyển tử A sang B. Khi tiếp điểm rơle tới vị trí B, dòng điện đi
vào motor tốc độ thấp ( LO ) và motor bắt đầu quay ở tốc độ thấp.

12
b.Hoạt động khi Transistor ngắt OFF

Hình 8. Sơ đồ mạch làm việc khi transitor ngắt OFF


Transistor Tr1 nhanh chóng ngắt ngay làm cho tiếp điểm rơle lại chuyển từ B về A.
Tuy nhiên, khi motor bắt đầu quay tiếp điểm của công tắc dạng cam chuyển từ P 3 sang P2 ,
do đó dòng điện tiếp tục đi vào chổi than tốc độ thấp của motor và motor làm việc ở tốc độ
thấp rồi dừng lại khi tới vị trí dừng cố định. Transistor Tr1 lại bật ngay làm cho gạt nước

tiếp tục hoạt động gián đoạn trở lại.

13
1.4.1.4 Nguyên lí hoạt động khi bật công tắc rửa kính

Hình 9. Sơ đồ nguyên lí hoạt động mạch phun nước rữa kính

Dòng điện đi trong mạch theo chiều như sau:

Ắc quy (+) → motor rửa kính → chân số W → tiếp điểm công tắc rửa kính → chân
EW→mass.

14
CHƯƠNG 2 : BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG GẠT MƯA, PHUN NƯỚC
2.1. HIỆN TƯỢNG , NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
2.1.1 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng bộ gạt mưa phun nước
+ Hiện tượng 1: Đèn không cháy sáng, còi không kêu.

Nguyên nhân:

- Bóng đèn, còi hỏng

- Rơ le hỏng

- Công tắc hỏng

- Không thông mạch do đứt dây dẫn hoặc các đầu nối tiếp xúc không tốt.

- Thay mới không đúng chủng loại.

+ Hiện tượng 2: Đèn, còi không tắt được.

Nguyên nhân:

- Chập tiếp điểm của rơ le.

- Công tắc hỏng

2.2.2 Quy trình kiểm tra và sửa chữa bộ gạt mưa phun nước.
- Các cần gạt và các bộ phun nước không hoạt động:
+ Kiểm tra cầu chì: cháy hỏng cầu chì

+ Nếu thay cầu chì thì phải thay các cầu chì có mức độ chịu dòng ngang nhau.

Mức độ chịu dòng

Hình10. Kiểm tra cầu chì

+ Kiểm tra công tắc điều khiển cần gạt: Đo thông mạch các chân

Nếu sự thông mạch không rõ ràng thì thay công tắc

15
Hình 11. Kiểm tra
cụm công tắc điều khiển

+ Kiểm tra hoạt động cần gạt ở chế độ INT

Hình 12. Kiểm tra thông mạch cần gạt

+ Vặn công tắc gạt nước đến vị trí INT.

+ Vặn công tắc điều chỉnh thời gian đến vị trí FAST.

16
+ Nối (+) bình với chân B-18, (-) bình với chân B-16.

+ Nối (+) đồng hồ với chân B-7, (-) đồng hồ với chân B-16. Kiểm tra điện áp dương bình
hiển thị trên đồng hồ. ( e ) Sau khi nối chân B-4 với chân B-18, rồi nối với chân B-16. Sau
đó, kiểm tra điện áp xuất hiện từ 0V đến trong một khoảng thời gian được trình bày trong
bảng bên dưới.

Nếu hoạt động không rõ ràng thì thay công tắc.

+ Kiểm tra môtơ điều khiển cần gạt:Kiểm tra hoạt động môtơ

Môtơ hoạt động ở tốc độ thấp: nối (+) bình với chân số 3, (-) bình với thân môtơ.
Kiểm tra môtơ hoạt động ở tốc độ thấp. Nếu hoạt động không rõ ràng thì thay môtơ.

Hình 13. Kiểm tra cụm


mô tơ gạt mưa ở tốc độ cao

Môtơ hoạt động ở tốc độ cao: nối (+) bình với chân số 2, (-) bình với thân môtơ.

Kiểm tra môtơ hoạt động ở tốc độ cao. Nếu hoạt động không rõ ràng thì thay môtơ.

17
Hình 14. Kiểm tra cụm mô tơ gạt mưa ở vị trí dừng

Môtơ hoạt động, dừng ở vị trí dừng:

Cho môtơ hoạt động ở tốc độ thấp và ngưng hoạt động ở bất kỳ đâu ngoại trừ vị trí
dừng bằng cách ngắt dương khỏi chân số 3.

Nối chân số 3 với chân số 5.

Nối (+) bình với chân số 6 và (-) bình với thân môtơ kiểm tra rằng môtơ dừng ở vị
trí dừng sau khi môtơ hoạt động lần nữa.Nếu hoạt động không rõ ràng thì thay môtơ.

18
Hình 15. Kiểm tra cụm mô tơ gạt mưa ở vị trí dừng gián đoạn

+ Kiểm tra giắc nối: các chân tiếp xúc không tốt.

- Các cần gạt không hoạt động ở chế độ LO, HI, INT hay MIST :

+ Kiểm tra công tắc điều khiển cần gạt.

+ Kiểm tra môtơ điều khiển cần gạt.

+ Kiểm tra giắc nối.

- Môtơ phun nước không hoạt động :

+ Kiểm tra công tắc điều khiển phun nước Washer.

+ Kiểm tra môtơ điều khiển phun nước Washer. Nối (+) bình với chân số 2, (-) bình
với chân số 1.

Chú ý :Việc kiểm tra phải thực hiện nhanh chóng trong khoảng 20s để tránh cháy cuộn
dây.

Nếu hoạt động không rõ ràng thì thay môtơ.

19
Hình 1. 15 : Kiểm tra mô tơ phun nước

- Các cần gạt không hoạt động khi công tắc điều khiển phun nước Washer bật ON

+ Kiểm tra môtơ điều khiển phun nước Washer.

+ Kiểm tra giắc nối.

- Nước rửa kính không phun ra được:

+ Kiểm tra đầu vòi phun và các lỗ phun: bị nghẹt.

-Ở vị trí HI tấm gạt không tiếp xúc với mặt kính.Khi trả công tắc về vị trí OFF, tấm gạt
không trả về hoặc trả về sai vị trí:

+ Kiểm tra Rờle wiper

-Với công tắc bật ON:

Nếu mạch rõ ràng xác định, thử thay rờle mới.Nếu mạch không rõ ràng xác định
thì đến sơ đồ mạch điện kiểm tra các mạch nối với các bộ phận.

+ Kiểm tra môtơ điều khiển


góc gạt: kiểm tra môtơ

20
+Kiểm tra hoạt động ở vị trí INT và LOW

- Nối 2 giắc nối

- Bật công tắc máy ON và công tắc gạt nước ở vị trí INT hoặc LOW.

- Bật công tắc máy LOCK hoặc ACC.

- Tháo giắc nối môtơ điều khiển góc gạt và kiểm tra môtơ. Nếu hoạt động

không rõ ràng thì thay môtơ hoặc kiểm tra rờle.

+ Kiểm tra hoạt động ở vị trí HIGH

- Nối 2 giắc nối

- Bật công tắc máy ON và công tắc gạt nước ở vị trí HIGH.

- Bật công tắc máy LOCK hoặc ACC.

- Tháo giắc nối môtơ điều khiển góc gạt và kiểm tra môtơ. Nếu hoạt động không rõ ràng thì
thay môtơ hoặc kiểm tra rờle.

+ Kiểm tra hoạt động, dừng ở vị trí dừng

- Nối 2 giắc nối

- Bật công tắc máy ON và vận hành môtơ và bật công tắc gạt nước sang vị trí OFF.

21
- Bật công tắc máy OFF.

- Tháo giắc nối môtơ điều khiển góc gạt và kiểm tra môtơ. Nếu hoạt động không rõ ràng thì
thay môtơ hoặc kiểm tra rờle.

+ Kiểm tra hoạt động của môtơ

- Nối (+) bình với chân số 5 và (-) bình với chân số 6, kiểm tra môtơ quay cùng chiều
kim đồng hồ.
- Đảo cộc bình, kiểm tra môtơ quay ngược chiều kim đồng hồ. Nếu hoạt động không
rõ ràng thì thay môtơ.

CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH


II. Bài tập 1:
Khi nhấn công tắc số 1: Bị mất (+) đến chân B của mô tơ rửa kính.

22
1. Chuẩn bị:
- Dụng cụ: đồng hồ vạn năng
- Vật tư: giắc điện

2. Mục tiêu:
- Thực hiện được cách đo, kiểm tra và xác định các chân (+) đến chân B của mô
tơ rửa kính.
3. Nội dung:
23
- Cách đo: Chân (+) của đồng hồ để vào cọc (-). Chân (-) của đồng hồ để vào
chân B của mô tơ rửa kính.
- Khi nhấn ON thì mạch sẽ thông nhau và đồng hồ báo trên 12v.

- Khi nhấn OFF thì sẽ bị ngắt mạch và đồng hồ báo 00.00v

II. Bài tập 2:


Khi nhấn công tắc số 2: Bị mất (+) từ cầu chì đến rơle.

24
1. Chuẩn bị:
- Dụng cụ: đồng hồ vạn năng, đèn thử 12V
- Vật tư: giắc điện

2. Mục tiêu:
- Thực hiện được cách đo, kiểm tra và xác định các chân (+) từ cầu chì đến rơle.

25
3. Nội dung:
- Cách đo: Chân (+) của đồng hồ để vào cọc (-). Chân (-) của đồng hồ để vào
chân 1 của rơle.
- Khi nhấn ON thì mạch sẽ thông nhau và đồng hồ báo trên 12v.

- Khi nhấn OFF thì sẽ bị ngắt mạch và đồng hồ báo 00.00v.

II. Bài tập 3:


Khi nhấn công tắc số 3: Bị mất (+) đến chân +2 của mô tơ bơm nước
26
1. Chuẩn bị:
- Dụng cụ: đồng hồ vạn năng, đèn thử 12V
- Vật tư: giắc điện

2. Mục tiêu:
- Thực hiện được cách đo, kiểm tra và xác định (+) đến +2 của mô tơ gạt nước.
3. Nội dung :
27
- Cách đo: Chân (+) của đồng hồ để vào cọc (-). Chân (-) của đồng hồ để vào
chân +2.
- Khi nhấn ON thì mạch sẽ thông nhau và đồng hồ báo trên 12v.

- Khi nhấn OFF thì mạch sẽ bị ngắt và đồng hồ sẽ báo 00.00v

II. Bài tập 4:


Khi nhấn công tắc số 4: Bị mất (+) đến chân +1 của mô tơ gạt mưa.

28
1.Chuẩn bị:
-Dụng cụ: đồng hồ vạn năng
- Vật tư: giắc điện

2. Mục tiêu:
-Thực hiện được cách đo, kiểm tra và xác định các chân (+) đến chân +1 của mô
tơ gạt mưa.
3. Nội dung:

29
- Cách đo: Chân (+) của đồng hồ để vào cọc (-). Chân (-) của đồng hồ để vào
chân +1.
- Khi nhấn ON thì mạch sẽ thông nhau và đồng hồ báo trên 12v.

- Khi nhấn OFF thì sẽ bị ngắt mạch và đồng hồ sẽ báo 00.00v

30
II. Bài tập 5:
Khi nhấn công tắc số 5: Bị mất (+) đến chân gián đoạn của mô tơ gạt mưa.

- 1.Chuẩn bị:
-Dụng cụ: đồng hồ vạn năng
- Vật tư: giắc điện

31
2. Mục tiêu:
Thực hiện được cách đo, kiểm tra và xác định các chân (+) đến chân gián đoạn
của mô tơ gạt mưa.
3. Nội dung:
- Cách đo: Chân (+) của đồng hồ để vào cọc (-). Chân (-) của đồng hồ để vào
chân S của mô tơ gạt mưa.
- Khi nhấn ON thì mạch sẽ thông nhau và đồng hồ báo trên 12v.

- Khi nhấn OFF thì sẽ bị ngắt mạch và đồng hồ báo trên 00.00v.

32
II. Bài tập 6:
Khi nhấn công tắc số 6: Bị mất (+) công tắc.

1.Chuẩn bị:
-Dụng cụ: đồng hồ vạn năng
- Vật tư: giắc điện

2. Mục tiêu:
Thực hiện được cách đo, kiểm tra và xác định các chân (+) công tắc.

33
3. Nội dung:
- Cách đo: Chân (+) của đồng hồ để vào cọc (-). Chân (-) của đồng hồ để vào
chân B của công tắc tổng.
- Khi nhấn ON thì mạch sẽ thông nhau và đồng hồ báo trên 12v.

- Khi nhấn OFF thì sẽ bị ngắt mạch và đồng hồ báo trên 00.00v

34
II. Bài tập 7:
Khi nhấn công tắc số 7: Bị mất mass của mô tơ rửa kính.

1.Chuẩn bị:
-Dụng cụ: đồng hồ vạn năng
- Vật tư: giắc điện

35
2. Mục tiêu:
Thực hiện được cách đo, kiểm tra và xác định các chân mass của mô tơ rửa
kính.
3. Nội dung:
- Cách đo: Chân (+) của đồng hồ để vào cọc (+). Chân (-) của đồng hồ để vào
chân E của mô tơ gạt mưa.
- Khi nhấn ON thì mạch sẽ thông nhau và đồng hồ báo trên 12v.

- Khi nhấn OFF thì sẽ bị ngắt mạch và đồng hồ báo 00.00v.

36
II. Bài tập 8:
Khi nhấn công tắc số 8: Bị mất (+) sau khóa đến cầu chì.

1.Chuẩn bị:
-Dụng cụ: đồng hồ vạn năng
- Vật tư: giắc điện

2. Mục tiêu:
Thực hiện được cách đo, kiểm tra và xác định các chân (+) sau khóa đến cầu

37
chì.
3. Nội dung:
- Cách đo: Chân (+) của đồng hồ để vào cọc (-). Chân (-) của đồng hồ để vào
chân IG.
Chân (+) của đồng hồ để vào cọc (-). Chân (-) của đồng hồ để vào
chân (+) của cầu chì.
- Khi nhấn ON thì mạch sẽ thông nhau và đồng hồ báo trên 12v.

- Khi nhấn OFF thì sẽ bị ngắt mạch và đồng hồ báo 00.00v.

38

You might also like