You are on page 1of 9

CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CĐCS TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIÊN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Kiên Giang, ngày 27 tháng 05 năm 2022

BÁO CÁO CÔNG TRÌNH SẢN PHẨM CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN
CÁC CẤP ĐỀ NGHỊ CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC CÔNG NHẬN

Họ và tên: Lâm Văn Linh  Sinh ngày: 01/01/1979 Giới tính: Nam
Quê quán: Xuân hòa - Kế sách – Sóc Trăng
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
Chức vụ, đơn vị công tác: Khoa Điện – Điện tử Trường Cao đẳng Kiên Giang
Tổng số đề tài khoa học giải pháp sáng kiến: 01
Tổng số tiền làm lợi: 70 triệu đồng,
Những năm đã được Bằng LĐST:
I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH SẢN PHẨM:
1. Mô tả ngắn gọn những ưu, khuyết điểm của tình trạng kỹ thuật hoặc tổ chức sản
xuất đang được áp dụng tại cơ quan, đơn vị. Cần chỉ rõ đặc điểm cần phải khắc
phục.
Tên công trình sản phẩm: Mô hình ứng dụng ATMega328 trong giảng dạy lập trình
và điều khiển.
Trong môn học thực tập Arduino và điều khiển mà nhà trường đang đào tạo, để tạo
hứng thú cho người học có động cơ học tập, giáo viên ngoài việc phải vững vàng về
chuyên môn cũng cần có những ví dụ minh họa thật sinh động để cuốn hút người học, các
bài tập cần dễ hiểu, thể hiện rõ nguyên lý hoạt động của các mạch điện trong điều khiển
lập trình Arduino. Tuy nhiên, với đặc thù các bài tập của môn học điều khiển dùng
Arduino, nếu chỉ viết bằng chữ hoặc bằng hình ảnh tĩnh, với người học chưa từng tiếp cận
với các thiết bị thực tập, để hiểu được đúng yêu cầu công nghệ, nguyên lý hoạt động của
thiết bị đã gặp rất nhiều khó khăn; Đây quả là một khó khăn cho người dạy cũng như
người học môn thực tập Arduino và điều khiển; Ngoài ra, phải nói rằng môn học thực tập
Arduino và điều khiển là một môn học khó bởi vì người học cần phải tư duy chứ không
làm theo một khuôn mẫu nào có sẵn. Do đó, việc triển khai cho một bài học phải mất rất
nhiều thời gian, tốn khá nhiều công sức, thời gian giành cho người học tự rèn luyện, nâng
cao kỹ năng thiết kế và lắp ráp mạch, nâng cao hơn về kỹ năng tay nghề.
Vì vậy, Khoa Điện – Điện Tử đã có kế hoạch đầu tư và hiện đại hóa các thiết bị giảng
dạy thực hành theo từng giai đoạn, luôn cập nhật kiến thức mới trong chương trình đào
tạo. Một trong những thiết bị được chú trọng nhiều trong giảng dạy tự động hóa, điện tử
viễn thông, hiện nay là mô hình thực tập về lập trình và điều khiển; Song song với việc
đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy thực hành, việc tận dụng nguồn lực sẵn
có từ đội ngũ giảng viên trong việc chế tạo ra những mô hình học cụ sẽ làm cho chi phí
đào tạo giảm đi đáng kể.
Về giá trị kinh tế: Khi thiết kế và thi công một mô hình dạy học, mô hình đó đem lại
hiệu quả kinh tế như thế nào so với việc có thể mua một mô hình có sẵn ngoài thị trường?
Giá của mô hình đương nhiên phải thấp hơn nhưng vẫn đáp ứng được các tiêu chí kỹ thuật
đề ra; Đối với việc giảng dạy: Mô hình làm ra áp dụng vào giảng dạy được nội dung môn
học nào? Người giáo viên sẽ giảng dạy như thế nào, liệu có mang tính sư phạm? Có tác
dụng gì trong việc giảng dạy hay không? Mô hình đó có gắn liền với thực tiễn không; Đối
với người học: Việc thực tập trên mô hình đó có được dễ dàng, thuận tiện không? Sau khi
thực tập trên mô hình thì người học hiểu và làm được những gì? Cuối cùng là sau quá trình
thực tập trên mô hình người học đạt được những kỹ năng gì mà mô hình mang lại. Có thể
nói đây là công việc rất khó và đòi hỏi người giáo viên phải có kinh nghiệm nhiều năm
trong giảng dạy; Vậy, làm thế nào để tạo sự cuốn hút chú ý tham gia bài giảng của người
học, thúc đẩy động cơ học tập đúng đắn, giúp cho người học hoạt động học tập tốt? Qua
đó, rút ngắn thời gian triển khai cho một bài học, tăng thời gian cho người học tự nghiên
cứu, rèn luyện kỹ năng thực hành. Đó là vấn đề đặt ra nhằm góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học hiện nay; Thiết bị được thực hiện nhằm tạo ra một mô hình mô hình thực tập
Arduino và điều khiển ứng dụng để giảng dạy môn học thực vi điều khiển cùng các môn
học khác tại khoa Điện – Điện tử trường Cao đẳng Kiên Giang, giúp người học dễ hình
dung, tăng khả năng tiếp thu khi thực hiện các bài thực hành về số trong tự động hóa hoặc
trong viễn thông. Đồng thời, mô hình được tạo ra có giá thành thấp hơn mô hình tương
ứng hiện có trên thị trường
2. Mô tả giải pháp công trình:
2.1 Thuyết minh tính mới của của công trình:
- Ứng dụng ATMega328 trong giảng dạy lập trình và điều khiển.
Mô hình ứng dụng ATMega328 trong giảng dạy lập trình và điều khiển về Arduino
và một số môn học khác có ứng dụng về lập trình, được thiết kế với hình thức khá đẹp,
gọn nhẹ, dễ di chuyển, mang tính sư phạm cao; Mô hình có yêu cầu công nghệ giống như
ngoài thực tế, giúp cho người học trực quan hơn, hiểu bài sâu hơn, thuận tiện hơn trong
việc làm bài tập của mình. Cũng chính vì vậy, thay vì phải diễn giải dài dòng bằng chữ,
mất nhiều thời gian giải thích, bây giờ giáo viên chỉ cần phân tích, lắp mạch ứng dụng theo
từng bài, sau đó thao tác cho sinh viên quan sát hoạt động động của mạch thông qua LED
hiển thị trạng thái thiết bị cần điều khiển trong thực tế đúng như nguyên lý hoạt động của
mạch, người học sẽ dễ hình dung và hiểu yêu cầu nhanh hơn, như vậy sẽ giúp cho sinh
viên dễ dàng ứng dụng để thiết kế các mạch theo yêu cầu của giáo viên, mạch điều khiển
theo yêu cầu công nghệ, thời gian triển khai cho bài học sẽ rút ngắn rất nhiều, dành nhiều
thời gian, nâng cao kỹ năng luyện tập cho người học, đáp ứng được yêu cầu của phương
pháp giảng dạy theo hệ thống tín chỉ; So với các mô hình có cùng chức năng ngoài thị
trường, mô hình này có nhiều cải tiến và giá thành rẻ, phù hợp cho hệ thống các trường
dạy nghề; Mô hình thực tập Arduino và điều khiển các cơ cấu chấp hành được người viết
nghiên cứu thi công để giảng dạy cho các lớp thực tế tại khoa Điện – Điện Tử, điều này rất
thuận tiện cho công tác giảng dạy của giáo viên trong khoa, tận dụng hết tất cả những thiết
bị mà khoa đã có, tiết kiệm không nhỏ lượng kinh phí đào tạo các ngành nghề tại khoa;
Mô hình được lắp đặt gọn gàng, các bài thực hành được bố trí hợp lý, thuận tiện cho việc
di chuyển, bảo quản. Đặc biệt, mô hình được thiết kế mang tính sư phạm cao, dây cắm
được bố trí không che khuất tầm nhìn, do đó người học dễ dàng quan sát nguyên lý hoạt
động của các mạch điện, có thể điều khiển các thiết bị khác gắn trên mô hình, thao tác điều
khiển thuận tiện, công việc triển khai giảng dạy của giáo viên rất hiệu quả; Có thể giảng
dạy cho nhiều môn học như: Lập trình Arduino và điều khiển ứng dụng; Đo lường cảm
biến; lập trình điều khiển robot, phù hợp cho mọi trình độ học khác nhau, dễ tiếp thu, dễ
thao tác khi thực hành; Các thiết bị giống như thực tế: Mô hình thu nhỏ với thiết bị giống
như ngoài thực tế ứng dụng trong việc thiết kế, lắp ráp các mạch điện dễ dàn như : Đèn
giao thông, hệ thống đèn quảng cáo, điều khiển Robot dò đường, điều khiển cánh tay
Robot; Đảm bảo tính thẩm mỹ và gọn gàng, các cơ cấu chuyển động, kết nối có chú thích
rõ ràng, đảm bảo cứng, vững chắc và tuổi thọ cao.
Áp dụng giảng dạy tại Khoa chuyên môn, Trường cao đẳng Kiên Giang phục vụ
giảng dạy cho lớp Điện – Điện Tử khóa 15 môn lập trình điều khiển ứng dụng. Khi viết
ứng dụng thực tế đa số sinh viên hứng thú về sản phẩm tạo ra cũng như những ứng dụng
trong mô hình thực tập được hướng dẫn. Đặc biệt trong các đợt tuyển sinh đầu năm vừa
rồi, tác giả hướng dẫn sinh viên thực hiện khắc các vật phẩm tặng các em học sinh đến
tham quan nhà trường, góp phần quảng bá hình ảnh nhà trường nhiều hơn nữa đến người
học; Mô hình có thể nhân rộng nhiều hơn để người học có thể tiếp cận được nhanh và hiệu
quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của sinh viên khoa chuyên môn. Ngoài ra,
giáo viên có thể hướng dẫn sinh viên thực hiện đồ án tốt nghiệp liên quan đến lập trình về
sử dụng Atmega 328 trong các ứng dụng với chi phí thấp dựa trên kiến thức nền đã được
cung cấp.
Thiết kế các kiểu mẫu trên phần mềm CorelDRAW

- Các linh kiện lắp đặt trên mô hình


Đã lựa chọn phù hợp có tính an toàn và thẩm mỹ cao, được bố trí thuận tiện cho
người học thao tác dễ dàng nhất, không gây cản trở cho việc tháo lắp, kết nối mô hình với
các thiết bị ngoại vi khác. Đặc biệt, sản phẩm được thiết kế bằng các linh kiện dễ tìm, dễ
thay thế thế khi sửa chữa, phù hợp với điều kiện thực tế trong giảng dạy của nhà trường.
Qua đó tiết kiệm rất nhiều chi phí cho việc thực hiện mô hình.
- Thiết kế, thi công mô hình
Mô hình được lắp đặt gọn gàng, các thiết bị được bố trí hợp lý, thuận tiện cho việc
di chuyển, bảo quản. Đặc biệt, mô hình được thiết kế mang tính sư phạm cao, các dây cắm
được bố trí không che khuất tầm nhìn do đó người học có thể quan sát dễ dàng nguyên lý
hoạt động của của các thiết bị khác gắn trên mô hình, công việc triển khai giảng dạy của
người giáo viên hết sức thuận tiện.

Mặt trước mô hình khi vận hành được kết nối với máy tính và khắc các mẫu sản phẩm theo yêu cầu

Mô hình này được tác giả nghiên cứu thi công để giảng dạy cho các lớp thực tế tại
Khoa Điện – Điện tử cho nên mô hình có thể kết nối với nhiều thiết bị của khoa mà giáo
viên đã thi công để hoàn thiện các ứng dụng đang có đáp ứng nhu cầu đào tạo.
- Vận hành thử nghiệm, hiệu chỉnh và đánh giá tổng kết
Hiện nay mô hình đã được lắp ráp hoàn chỉnh, vận hành và điều khiển tốt trong quá
trình giảng dạy. Điều này giúp cho người học dễ dàng kết nối giữa máy khắc với máy tính
để thực hiện các ứng dụng một cách dễ dàng, không còn tình trạng vướng bận khi giảng
dạy giữa nhiều tải trên mô hình, giảm rất nhiều chi phí đầu trong giảng dạy. Ngoài ra, chỉ
cần 01 bộ mô hình nhưng vẫn đáp ứng được công việc giảng dạy của giảng viên, học tập
của sinh viên bởi vì nhiều máy tính sử dụng lập trình sau đó kiểm tra trên phần mềm rồi
test hoạt động trên mô hình. Mô hình có thể tạo ra các sản phẩm làm người học hứng thúc
hơn, giúp thuận tiện cho người học trực quan các hoạt động của dây chuyền sản xuất như
ngoài thực tiễn như in các mẫu mã hoặc các vật phẩm cần thiết.
- Về tài liệu học tập áp dụng trên mô hình
Tác giả đã biên soạn hoàn chỉnh phần tài liệu học tập áp dụng trên mô hình, tài liệu
được biên soạn theo hướng mở, giúp người học có thể tư duy sáng tạo cách học tập và tiếp
cận với kiến thức lập trình một cách dễ dàng nhất.
Tài liệu giảng dạy gồm các bài học theo chương trình đào tạo lập trình ứng dụng, từ
đơn giản đến phức tạp, được biên soạn theo hướng thực hành, rèn luyện cho người học tư
duy kỹ năng lập trình. Phù hợp trình độ người học bậc cao đẳng, trung cấp ngành Công
nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử và các ngành nghề có liên quan đến điều khiển lập trình tự
động hóa.
2.2 Khả năng áp dụng: Giải pháp đã được áp dụng tại địa phương, đơn vị nào? hoặc
chứng minh khả năng áp dụng trong điều kiện kinh tế kỹ thuật tại cơ quan đơn vị.
Mô hình được thực hiện giảng dạy lý thuyết, thực hành môn học lập trình điều khiển
Arduino; Điều khiển robot công nghiệp, cơ bản, nâng cao, điều khiển giao tiếp máy tính
tại khoa Điện - Điện tử, trường Cao đẳng Kiên Giang và các trường dạy nghề. Mô hình
được thiết kế tích hợp nhiều phần kiến thức mới áp dụng cho lập trình điều khiển tự động
hóa, trang bị cho học sinh – sinh viên những kiến thức cần thiết cho việc tiếp cận hệ thống
tự động điều khiển ngoài thực tế trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất.
Ngoài ra, đề tài có thể ứng dụng giảng dạy, nghiên cứu cho hầu hết các cơ sở Đào
tạo nghề có nhu cầu đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – điện tử, Công nghệ kỹ thuật
tự động hóa và các ngành nghề liên quan.
2.3 Hiệu quả kinh tế - xã hội của công trình sản phẩm: Cần so sánh với những giải pháp
tương tự, giá trị kinh tế đem lại sau khi áp dụng giải pháp, đề tài, sáng kiến so với trước
đó. (Kèm theo Quyết định hoặc giấy chứng nhận công nhận giải pháp, đề tài của cấp có
thẩm quyền; bản vẽ, sơ đồ, ảnh... để minh họa)
- Hiệu quả trong giảng dạy: Khi sản phẩm được triển khai, áp dụng giảng dạy cho
sinh viên khoa Điện – Điện tử trong môn học robot công nghiệp, lập trình điều khiển
Arduino, kết quả thu được cho thấy:
+ Chất lượng giờ giảng tăng lên rất nhiều so với trước đây; Thời gian triển khai cho
bài học ngắn đi đáng kể, dành nhiều thời gian cho sinh viên thực tập, công việc giảng dạy
của giáo viên đơn giản hơn rất nhiều; Lớp học trở lên sôi động hơn, có nhiều ý kiến xây
dựng bài học hơn; Người học cảm thấy hứng thú hơn, tiếp thu bài học tốt hơn, bài tập mà
giáo viên giao cho người học về nhà chuẩn bị trước đều đáp ứng đúng yêu cầu, do đó thời
gian chỉnh sửa bài tập giảm đi đáng kể, hiệu quả tăng cao.
Sau thời gian vận hành thử nghiệm sản phẩm đã cho thấy khả năng hoạt động ổn
định, đáp ứng được mục tiêu đã đề ra ban đầu. Sản phẩm mang tính sư phạm cao, phù hợp
để giảng dạy lý thuyết, thực hành môn học robot công nghiệp, lập trình điều khiển
Arduino tại khoa Điện - Điện tử, trường Cao đẳng Kiên Giang và các trường dạy nghề...
01 bộ lập trình điều khiển với các tải ứng dụng cơ bản có thể kết nối với nhiều máy tính
trong giảng dạy, do đó có thể không cần thiết phải trang bị quá nhiều bộ thí nghiệm mà
vẫn đáp ứng được công việc giảng dạy cho 1 lớp, điều đó giảm đi rất nhiều chi phí đào tạo,
chất lượng và hiệu quả đào tạo vẫn được đáp ứng như mục tiêu đề ra.
Người viết đã biên soạn hoàn chỉnh cuốn tài liệu học tập áp dụng trên sản phẩm, tài
liệu được biên soạn theo hướng mở, giúp người học có thể tư duy sáng tạo cách học tập và
tiếp cận với kiến thức lập trình một cách dễ dàng nhất.
Khi áp dụng sản phẩm này trong giảng dạy thực tế tại các lớp của Khoa Điện – Điện
tử trường Cao đẳng Kiên Giang, kết quả thu được cho thấy, người học cảm thấy hứng thú
hơn, tiếp thu bài học tốt hơn, bài tập mà giáo viên giao cho người học về nhà chuẩn bị
trước đều đáp ứng đúng yêu cầu, do đó thời gian chỉnh sửa bài tập giảm đi đáng kể. Công
việc giảng dạy của giáo viên đơn giản hơn rất nhiều, hiệu quả tăng cao. Tỷ lệ người học
đạt loại xuất sắc tăng từ 4% lên 9%, tỷ lệ người học đạt loại khá, giỏi tăng 23% lên 31,7%,
trung bình giảm từ 58% lên 48,3%, tỷ lệ yếu giảm từ 14% xuống 11,7%, không còn tỷ lệ
kém.
- Hiệu quả về kinh tế: Để mua một sản phẩm tương tự ngoài thị trường có giá từ 70
đến 150 triệu đồng. Tuy nhiên, những sản phẩm này sẽ chỉ đồng bộ kết nối được với các
bộ sản phẩm của cùng hãng sản suất, không thể kết nối với các thiết bị sẵn có của khoa đã
được đầu tư trước đó. Với tổng kinh phí thực hiện sản phẩm là 45 triệu đồng, giải pháp đã
góp phần tiết kiệm gần 70 triệu đồng, làm giảm đáng kể chi phí trong việc mua sắm thiết
bị cho cơ sở đào tạo nghề, nhưng vẫn đảm bảo nội dung giảng dạy có hiệu quả, người học
đạt được hiệu quả cao hơn trong học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt, sản phẩm được nhóm tác giả nghiên cứu và thi công tại Khoa Điện – Điện
tử trường Cao đẳng Kiên Giang, do đó, nhóm đã cố gắng thực hiện để có thể kết nối được
với tất cả các sản phẩm thực tập khác mà Khoa đã có như: Bộ cảm biến, các tải trở, tải
cảm của Công ty Đỉnh Bạch Mã; Các tải là động cơ của hãng Labvolt; Các cơ cấu chấp
hình của Công ty Thiên Việt... Đây chính là tính vượt trội của Sản phẩm so với ngoài thị
trường, điều này rất thuận tiện cho công tác giảng dạy của giáo viên trong khoa, tận dụng
hết tất cả những thiết bị mà khoa đã được đầu tư, tiết kiệm không nhỏ lượng kinh phí đào
tạo. Sản phẩm mang tính sư phạm cao, đẹp về hình thức, đảm bảo về kỹ thuật và nội dung.
Có thể nói giải pháp đã góp phần làm giảm đáng kể chi phí trong việc mua sắm thiết bị
cho cơ sở đào tạo nghề, người học đạt được hiệu quả cao hơn trong học tập, nghiên cứu.
- Hiệu quả về mặt xã hội: Nhìn chung, sản phẩm “Mô hình ứng dụng ATMega328
trong giảng dạy lập trình và điều khiển” tương đối hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật và mang
tính sư phạm cao. Người học có thể thực tập nhiều bài thực hành khác nhau từ cơ bản đến
phức tạp. Đặc biệt, thời gian để triển khai giảng dạy rút ngắn rất nhiều, lúc đó sẽ dành
nhiều thời gian hơn cho người học thực hành, nâng cao rèn luyện kỹ năng lập trình điều
khiển, đáp ứng được nhu cầu cho xã hội trong thời đại Hiện đại hóa, công nghiệp hóa ngày
nay, chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp được nâng lên rõ rệt.
- Hiệu quả về mặt môi trường: Sản phẩm sử dụng những thiết bị sẵn có không thải
chất ô nhiễm gây ảnh hưởng đến môi trường, dễ dàng thay thế khi sửa chữa.
II. THÀNH TÍCH HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN:
- Nêu ngắn gọn những công việc, kết quả đạt được khi thực hiện nhiệm vụ của Công đoàn
giao.
Tích cực, tham gia tốt các hoạt động do Công đoàn cơ sở phát động như các phong
trào Văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia làm mô hình giảng dạy chào mừng các
ngày lễ lớn trong năm. Tham gia tích cực ủng hộ đồng bào miền trung, ủng hộ công đoàn
viên bị bệnh hiểm nghèo. Tích cực quyên góp, vận động các mạnh thường quân tham gia
ủng hộ cho Hội thi Robot tự hành, Hội thi tay nghề lắp đặt điện lạnh dân dụng của trường
với số tiền quyên góp lên hàng trục triệu đồng...
Đi đầu trong phong trào phòng, chống Đại dịch Covid – 19 tham gia lấy mẫu xét
nghiệm tại địa phương nơi cư trú, tích cực thiết kế chế tạo thiết bị phòng chống dịch như:
Chế tạo hơn 300 Máy rửa tay tự động không tiếp xúc; 118 Buồng khử khuẩn toàn thân; 5
bộ máy đo thân nhiệt không tiếp xúc... Tất cả các thiết bị, máy móc phòng chống dịch
Covid – 19 được tặng cho các Sở, Ban, Ngành, các trường học, bệnh viện trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang, góp phần thắng lợi đẩy lùi sự lây lan của Đại dịch Covid – 19.
- Các danh hiệu, hình thức được khen thưởng.
 1. Danh hiệu thi đua:
Năm Danh hiệu Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận
học thi đua danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định
2021- Chiến sĩ thi đua cơ sở Quyết định Số 151/QĐ-CĐKG ngày 25/7/2022 của
2022 trường Cao Đẳng Kiên Giang.
2. Hình thức khen thưởng:
Năm Hình thức Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen
học khen thưởng thưởng; cơ quan ban hành quyết định
Bằng khen Quyết định số 240/QĐ-TTg, ngày 16/03/2023 của
2022- (Hoàn thành xuất sắc trong Thủ tướng Chính phủ
công tác giáo dục và đào tạo từ năm
2023 học 2017-2018 đến năm học 2021-
2022)

XÁC NHẬN XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG NGƯỜI BÁO CÁO
Của Công đoàn cơ sở cơ quan, đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)

Lâm Văn Linh

XÁC NHẬN CỦA CẤP TRÌNH KHEN THƯỞNG

You might also like