You are on page 1of 14

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………..2
I. Bối cảnh của đề tài……………………………………………………..2
II. Lí do chọn đề tài……………………………………………………….2
III. Phạm vi và đối tượng cần nghiên cứu……………………………….3
IV. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………3
V. Thời gian thực hiện đề tài…………………………………………….3
VI. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu………………………………….4
PHẦN NỘI DUNG………………………………………………………………4
I. Cơ sở lí luận …………………………………………………………..4
II. Thực trạng vấn đề……………………………………………………..5
III. Các biện pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề…………………….5
IV. Hiệu quả mang lại của sáng kiến…………………………………….7
V. Khả năng ứng dụng và triển khai…………………………………….10
VI. Ý nghĩa của sáng kiến……………………………………………….10
PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………………………..11
I. Bài học kinh nghiệm………………………………………………….11
II. Kết luận………………………………………………………………11
III. Kiến nghị, đề xuất …………………………………………………..12
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………13
PHỤ LỤC 01……………………………………………………………………14

UBND TỈNH HÀ TĨNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG CĐ KT VIỆT - ĐỨC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


NĂM 2021-2022

1
Kính gửi:

- Hội đồng khoa học trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh.

Họ và tên người thực hiện: Đồng Văn Nam

Đơn vị: Khoa điện - Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh

Tên đề tài: Thiết kế bài giảng trên Moodle

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Bối cảnh của đề tài


Trong quá trình giảng dạy online với ứng dụng Zoom Meeting, Google
Meeting thường sự tham gia của giáo viên là trực tiếp, face in face. Nếu học viên
vắng học thì bị bỏ lỡ nội dung của buổi học, Sự tham gia của học viên cũng mang
tính chất thụ động, học viên không thể chủ động sắp xếp thời gian tham gia các nội
dung học. Đứng trước những thuận lợi và khó khăn trên, việc tìm hiểu và thử
nghiệm ứng dụng để khắc phục những vấn đề trên được đặt ra. Moodle được xem
như một giải pháp với những tính năng mạnh, hiệu quả trong quá trình đào tạo trực
tuyến.

Việc này đòi hỏi giảng viên giảng dạy phải đưa ra công cụ, phương án giảng
dạy phù hợp với lượng kiến thức, kỹ năng cho từng nhóm đối tượng người học
khác nhau. Vì lý do đó tác giả đề xuất đề tài “ Thiết kế bài giảng trên Moodle”. để
thử nghiệm, đúc rút kinh nghiệm phục vụ công tác giảng dạy trực tuyến tại Khoa
Điện, trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh. Với nhu cầu học ngày càng
cao và lượng học sinh ngành kỹ thuật tại Khoa Điện ngày càng nhiều việc xây dựng
bài giảng trên Moodle phục vụ công tác giảng dạy trực tuyến là rất cấp thiết trong
tình hình hiện tại.

II. Lý do chọn đề tài

Trong 3 năm gần đây. Tình hình dịch bệnh covid diễn biến phức tap, ảnh
hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế - xã hội trong đó có lĩnh vực đào tạo nghề.

2
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh đã nhanh chóng chuyển trạng thái
sang học Online để đối phó với tình hình. Các phần mềm, ứng dụng được đa số các
giáo viên lựa chọn là Google Meeting, Zoom Meeting đã phần nào nói lên sự ưu
việt của chúng. Bên cạnh đó Moodle là một ứng dụng được nhiều giáo viên lựa
chọn như một công cụ hiệu quả cao. Trong quá trình giảng dạy các môn học được
phân công, tác giả đã tìm hiểu sâu thêm các tính năng của công cụ này để từng
bước đưa vào áp dụng. Theo chỉ đạo của ban giám hiệu, của Khoa Điện và sự thống
nhất của các giảng viên trong khoa, Tác giả đã chọn đề tài “Thiết kế bài giảng
trên Moodle” để thực hiện.

III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu


- Phạm vi của đề tài: Một bài giảng trực tuyến.

- Đối tượng của đề tài: Nghiên cứu, xây dựng 01 bài giảng trực tuyến trên nền tảng
Moodle.

- Đối tượng áp dụng: Sinh viên cao đẳng, trung cấp thuộc các nghề Điện công
nghiệp, Điện tử công nghiệp, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí.

VI. Mục đích nghiên cứu

- Đánh giá, lựa chọn các công cụ phù hợp trên Moodle.
- Nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, nâng cao chất lượng giảng dạy
phù hợp trong tình hình Covid hiện nay
- Xây dựng, giảng dạy, rút kinh nghiệm thực hiện
- Hoàn chỉnh một bài giảng.
- Đề xuất một cách tiếp cận xây dựng bài giảng trong tình hình xã hội đang
quan tâm đến chuyển đổi số.

V. Thời gian thực hiện


Các nội dung, công việc
thực hiện Sản Thời gian
T Người
(Ghi đầy đủ nội dung các phẩm (bắt đầu -
T thực hiện
công việc trong quá trình kết thúc)
triển khai nghiên cứu)
1 - Nghiên cứu các công cụ trên 25/11- Đồng Văn Nam
3
Moodle 31/12/2021
- Lựa chọn công cụ Thiết kế 1 bài 01/1-
2 01 bài giảng 15/01/2022 Đồng Văn Nam
giảng
- Giảng dạy, rút kinh nghiệm, 15/01/2022-
Khảo sát 1 bài 05/04/2022 Đồng Văn Nam
3
giảng
- Hoàn thiện bài giảng
16-
4 Báo cáo kết quả thực hiện Báo cáo Đồng Văn Nam
20/04/2022

VI. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

Bản thân tôi khẳng định những phương pháp được đề xuất được chính bản thân tôi
nghiên cứu và lần đầu tiên được áp dụng tại trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà
Tĩnh một cách bài bải, có tính hệ thống. Trong đó tôi đã đề xuất các kinh nghiệm xây
dựng một bài giảng, lựa chọn các công cụ, tính năng đặc trưng, nổi bật phù hợp xây dựng
bài giảng theo một hệ thống logic của trình tự bài giảng và có tính nguyên tắc cao đảm
bảo thực hiện có hiệu quả.

PHẦN NỘI DUNG

I. Cơ sở lí luận

Xây dựng bài giảng trực tuyến quan tâm đến phương pháp tiếp cận của học
sinh, sinh viên, cách tiếp thu kiến thực, hoạt động rèn luyện, ghi nhớ thông tin nội
dung học. Người giảng viên xây dựng bài giảng trực tuyến sử dụng các công cụ,
phương tiện, phần mềm, tính năng để trình bày, thể hiện các nội dung cần truyền
tải.

II. Thực trạng vấn đề.

Trong quá trình giảng dạy trực tuyến. Các ứng dụng như Zoom meeting,
Google Meeting, Zalo… thường được sử dụng. Các phần mềm trên phát huy được
các ưu điểm như tương tác trực tiếp giữa giảng viên và học viên, sự quan sát, trao
đổi theo phương thức Real - time. Tuy nhiên, bên cạnh đó các ứng dụng trên còn
vướng một số nhược điểm như không lưu vết, học viên muốn xem lại không được,

4
đối với những học viên không tham gia học ngay sẽ bỏ lỡ buổi học. Các giờ học
của nhiều lớp có nội dung học giống nhau sẽ phải tiến hành lại. Hiện nay, có một số
ứng dụng được cung cấp để khắc phục những nhược điểm trên, hỗ trợ giáo viên
trong quá trình xây dựng bài giảng trực tuyến, giúp người học chủ động sắp xếp
thời gian tham gia học mà không bỏ lỡ các nội dung quan trọng. Vì vậy, Tác giả đã
tìm hiểu, nghiên cứu, thử nghiệm và xây dựng một bài giảng trên nền tảng ứng
dụng Moodle.

III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

1. Phương pháp nghiên cứu


a) Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu về Moodle,
có tham khảo các nguồn tài liệu từ Internet, đặc biệt sử dụng các thông tin từ các
diễn đàn cơ điện tử, các tài liệu được cung cấp từ tổ chức GIZ.

b) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu quá trình học tập trực tuyến
của sinh viên, học sinh, tham khảo việc giảng các môn học liên quan đến thiết kế
bài giảng trực tuyến các ngành học liên quan đến ngành nghề điện của các trường
khác, qua quá trình tham quan, học hỏi các triển lãm, hội thi về giảng dạy, thiết kế
bài giảng trực tuyến. Bên cạnh đó quá trình thực hiện sử dụng phương pháp khảo
nghiệm – thử nghiệm để đánh giá và điều chỉnh, nâng cao hiệu quả bài giảng cần
đạt được.

2. Các bước thực hiện

Trong quá trình thực hiện, nhóm tác giả tiến hành qua các bước:

- Xác định yêu cầu thực hiện: Học tập trực tuyến trong đó có học các mô đun kỹ
thuật trực tuyến trong tình hình mới thực sự đặt trước nhiều thách thức, khó khăn.
Việc vận hành các phương thức, ứng dụng dạy - học trực tuyến của khoa Điện,
trong thời gian qua được sự quan tâm, đầu tư của lãnh đạo trường và sự vào cuộc
5
của Khoa và các tổ bộ môn. Hiện nay các môn học, mô đun cơ bản được kiện toàn,
xây dựng đầy đủ từ kiến thức lý thuyết đến bài tập, thực hành. Đứng trước yêu cầu
phải đưa vào sử dụng hiệu quả và hợp lí để phục vụ quá trình giảng dạy trực tuyến
Khoa điện đã thống nhất quan điểm thử nghiệm xây dựng bài giảng để phục vụ
công tác đào tạo trực tuyến hiệu quả. Được sự đồng ý của lãnh đạo khoa Điện cùng
với các giảng viên giảng dạy , tác giả được giao nghiên cứu, xây dựng bài giảng
trực tuyến trên ứng dụng Moodle.

- Xác định nội dung, cách thức triển khai: Xác định đây là một bài giảng mang tính
chất thử nghiệm, khảo nghiệm nêm tác giả đã dành nhiều thời gian thực hiện. Tác
giả đã nghiên cứu các nội dung của bài giảng, chắt lọc các nội dung kiến thức, quay
các Video thực hành. Tham khảo ý kiến các giảng viên trong trường Cao đẳng Kỹ
thuật Việt - Đức, Các giảng viên có kinh nghiệm của các trường thuộc khối Sư
phạm kỹ thuật như: Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Đại học sư phạm kỹ thuật
Nam Định... cùng các trường thuộc khối đào tạo nghề như Cao đẳng nghề Lilama2,
Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc.... Nhóm tác giả đi đến nhận định một bài giảng đa
phương tiện, đa tương tác dưới dạng mở.

- Giai đoạn thử nghiệm: Tác giả xây dựng một số cách thức tiếp cận, cung cấp nội
dung, kiến thức. Thực hiện giảng dạy kết hợp với các ứng dụng như Zalo, Google
Meeting, Zoom Meeting…. Tham khảo nhận xét của các giảng viên, những người
tham gia công tác đào tạo nghề. Bên cạnh đó nhóm tác giả còn đưa các bài tập trắc
nghiệm vào sử dụng trong quá trình đào tạo và nhận được những phản hồi tích cực
của sinh viên trong quá trình thực hiện. Sau đó tác giả rút kinh nghiệm và điều
chỉnh cho phù hợp.

- Giai đoạn triển khai hoàn chỉnh: Khi đã tiến hành khảo nghiệm được đánh giá có
hiệu quả, Tác giả đã tiến hành thực hiện đầy đủ, bài bản một bài giảng trong quá
trình giảng dạy. Sinh viên, học sinh sẽ được cung cấp nhiều nội dung tài liệu với
các dạng khác nhau như file pdf, hình ảnh, Video, diễn đàn, câu hỏi, câu hỏi trắc
nghiệm… trong quá trình học tập. Trong quá trình giảng dạy giảng viên phối hợp
phần khai thác giảng dạy trực tuyến và trực tiếp, linh hoạt trong các hoạt động.

6
Tích cực trong việc hướng dẫn học viên chủ động tìm kiếm, tiếp nhận, tiếp thu kiến
thức, hình thành các kỹ năng.

IV. Hiệu quả mang lại của SKKN


Bài giảng trực tuyến “ Mạch điều khiển một xilanh” lấy ý tưởng chính là
hoạt động trực tuyến linh hoạt và tương tác Real - time. Quá trình thực hiện có sự
chuẩn bị trước của giáo viên và sinh viên
a. Công tác chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị các tài nguyên như: Đề cương, Giáo án, Các quy trình,
đánh giá, các Video hướng dẫn, Hoạt động tương tác trên phần mềm kahoot, Các
câu hỏi trác nghiệm, chủ đề thảo luận
- Sinh viên tải đề cương về nghiên cứu trước nội dung, Xem Video để nắm
được các nội dung sẽ thực hiện trong quá trình học.
b. Thực hiện:
- Hoạt động Online: Giáo viên mở phòng họp trực tuyến hoặc BigBlueButton
hoặc các phần mềm khác để tương tác trực tuyến với sinh viên. Quá trình học sinh
viên có thể quan sát và trao đổi, đàm thoại, tương tác được với giáo viên.
- Hoạt động Offline: Giáo viên xây dựng các diễn đàn theo 3 cấp độ để phát
huy tích chủ động, tích cực của sinh viên, Bài trắc nghiệm Offline Quiz để sinh
viên chủ động bố trí thời gian làm bài. Sinh viên cần chụp ảnh và nộp lại kết quả
thực hiện của mình.
c. Sau giờ học:
Sinh viên và giáo viên tiếp tục tương tác, làm bài trắc nghiệm với các câu hỏi
mang tính mở rộng và các nội dung khác trước bài học tiếp theo. Các tài liệu tham
khảo được cung cấp để sinh viên nghiên cứu trước nội dung để bài học tiếp theo đạt
kết quả tốt.
Bài giảng sử dụng phần mềm Moodle (Viết tắt chữ M), Ứng dụng Kahoot,
Phần mềm quay màn hình OBS, File (Word, Powerpoint)…

7
CÔNG NGHỆ SỬ
TT NỘI DUNG DỤNG/ HOẠT ĐỘNG
HOẶC TÀI NGUYÊN

(M)
1 Gán Assigment
Lập diễn đàn

(M)
(Tên bài)Bài học
(Thông tin buồi học)
Assignment
2
- File
- Phần mền OBS tạo
video và (M) URL

(M)
- 1.2.Bài giảng trực
3 tuyến hoặc
BigBlueButton
- 1.2.Gán tài nguyên File

8
2.1, 2.2, 2.3,(M)
4 Tạo diễn đàn

- 3.1.(M)Phòng học trực


tuyến hoặc
BigBlueButton, Sử dụng
5
phần mềm Kahoot.
- 3.2.(M) Offline Quiz
3.3(M)Assignment

-(M)Phòng học trực


tuyến hoặc
BigBlueButton
6
- Cuộc khảo sát
- Phòng họp trực tuyến
- Bảng từ

7 (M)URL

V.Khả năng ứng dụng và triển khai

Hiện nay giảng dạy trực tuyến đang là xu hướng không thể thiếu trong tình
hình Covid. Trước những ưu điểm và hiệu quả của Moodle rất nhiều đơn vị đã xây
dựng các hệ thống đào tạo trực tuyến dựa trên việc khai thác Moodle.
9
Với những lợi thế như:

- Có thể linh hoạt khai thác theo hệ thống, khóa học hoặc đơn lẻ

- Miễn phí với những chức năng cơ bản và trả phí với những chức năng bổ sung,
nâng cao giúp cho người dùng có đa dạng lựa chọn.

- Việc sao chép, sủ dụng và chia sẻ tài nguyên dễ dàng.

- Với Form có sẵn hoặc điều chỉnh theo tùy chọn người dùng.

Đã làm cho Moodle có tính đa linh hoạt, đa ứng dụng và khả năng ứng dụng
triển khai lớn.
VI. Ý nghĩa của sáng kiến

Bài giảng của tác giả mang tính giới thiệu, khởi đầu và đưa ra một góc nhìn,
khía cạnh tiềm năng trong khai thác Moodle nói riêng và các ứng dụng, phần mềm,
nền tảng trực tuyến nói chung.

Bên cạnh đó tác giả còn đề xuất một quy trình xây dựng bài giảng trực tuyến
trên nền tảng Moodle (Phụ lục 01 kèm theo)

PHẦN KẾT LUẬN

I. Bài học kinh nghiệm

- Tìm hiểu về các tính năng, điểm mạnh, điểm yếu của các ứng dụng để đưa ra nhận
định, đánh giá và lựa chọn ứng dụng phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng, tình hình
và khả năng tài chính.

- Thực hiện quá trình khai thác các tài nguyên công cụ trên internet, các Web,
Youtube…

- Thử nghiệm với các chức năng đơn giản, tự đánh giá và đánh giá, học hỏi và trao
đổi.

Tiến hành khai thác và xây dựng các nội dung như bảng biểu, hình ảnh, video để
sinh động hóa nội dung.

- Khai thác thêm các phần mềm và ứng dụng bổ trợ

10
- Đề xuất quy trình xây dựng bài giảng.

II. Kết luận:

- Nằm trong Kế hoạch linh hoạt trong hoạt động đào tạo nghề thích ứng với
tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp. Nhằm tích cực, chủ động người học.
Bài giảng trực tuyến trên nền tảng ứng dụng Moodle góp phần đưa ra một góc
nhìn về áp dụng công nghệ trong kế hoạch chuyển đổi số của trường Cao đẳng Kỹ
thuật Việt - Đức Hà Tĩnh, việc ứng dụng các nền tảng, phần mềm và đưa vào áp
dụng một cách hiệu quả, đúng đối tượng, kịp thời nhằm mục đích nâng cao chất
lượng đào tạo cho sinh viên, học sinh.
- Các bài tập được hệ thống, các thành phần chính của bài giảng cần tiếp tục
được bổ sung, chỉnh sửa trong thời gian tới để hoàn chỉnh hơn nữa.

- Bài giảng được xây dựng dựa trên cơ sở thống nhất ý kiến của các giảng viên
giảng dạy , với phương pháp dạy học hướng tới là phương pháp lấy người học làm
trung tâm, lấy nội dung thực hành làm mục đích chủ yếu, tập trung vào thực hành.

- Giảng viên cung cấp cho sinh viên các tài liệu, hình ảnh, sơ đồ, video, quy
trình thực hiện và đánh giá. Hướng dẫn sinh viên cách tiếp cận, sử dụng, khai thác
bài giảng một cách linh động, hiệu quả.

- Trong quá trình giảng dạy, giảng viên yêu cầu sinh viên chủ động tiếp cận
các thông tin, trao đổi trực tiếp với giảng viên và các đối tác để đạt được kết quả
cao nhất. Các phần nội dung được khai thác với nhiều cách tiếp cận và cuối bài
được đánh giá bởi giảng viên.

III. Kiến nghị, đề xuất

Quá trình xây dựng và triển khai bài giảng trực tuyến trên nền tảng Moodle đã
phát huy được hiệu quả trong quá trình giảng dạy, giúp hệ thống hóa nội dung bài,
giúp giảng viên kiểm soát được tiến độ thực hiện một cách khoa học và sinh viên
thực hiện được các kỹ năng, áp dụng các kiến thức, hệ thống hóa được kiến thức
cũng như tiến độ làm bài tập của mình. Tác giả sẽ nghiên cứu điều chỉnh bổ sung
thêm các bài tiếp theo nâng cao trong thời gian tới để có được những phiên bản sau

11
có những cải tiến hiệu quả hơn. Qua quá trình sử dụng, Tác giả hướng mở rộng
chức năng của bài giảng để phục vụ ngày càng tốt hơn quá trình giảng dạy và học
tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt –
Đức Hà Tĩnh.

Kính đề nghị hội đồng khoa học, hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường xem
xét và đưa vào một trong những sáng kiến kinh nghiệm năm 2021- 2022.

Xin chân thành cảm ơn!

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin được cam đoan: Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Thiết kế bài giảng
trên Moodle “ được tiến hành công khai, dựa trên sự nỗ lực cố gắng của mình và
sự giúp đỡ, tạo điều kiện từ phía trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh và
các thầy cô, đồng nghiệp, sinh viên.

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trên đề tài là trung thực và hoàn toàn
không sao chép từ những để tài nghiên cứu nào tương tự. Nếu phát hiện có sự sao
chép kết quả nghiên cứu của đề tài khác, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./.

Hà Tĩnh, ngày 15 tháng 04 năm 2022

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ NGƯỜI THỰC HIỆN

Đồng Văn Nam

Xác nhận của hội đồng TĐKT

(Hoặc HĐKH cơ sở)

12
13
Phụ lục 01:
ĐỀ XUẤT:
QUY TRÌNH XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN
TRÊN NỀN TẢNG MOODLE
Bước Nội dung Ghi chú

Xác định mục tiêu và kiến - Dựa vào chương trình, đề cương bài
1
thức cho bài giảng. giảng.

- Xây dựng ý tưởng


Xây dựng kịch
2 - Tìm hiểu, nghiên cứu các tính năng của
bản giảng dạy để thiết kế
ứng dụng Moodle

- Khai thác nguồn trên Internet


Xây dựng tư liệu cho
3 - Tự xây dựng các nội dung như bản vẽ,
từng bài giảng.
hình ảnh, video

- Áp dụng các chức năng, tính năng của


Chọn tính năng và số ứng dụng
4
hóa bài giảng. - Kết hợp nhúng nội dung tư liệu đã xây
dựng ở bước 3

- Tiến hành giảng dạy thử


Chạy thử, điều chỉnh và kết
5 - Rút kinh nghiệm, điều chỉnh
thúc quy trình
- Đưa vào khai thác, sử dụng

14

You might also like