You are on page 1of 27

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THỊ ĐIỂM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tên đề tài: THIẾT KẾ VIDEO BÀI GIẢNG VỀ CÁC THÌ TRONG


TIẾNG ANH 12 TẠI TRƯỜNG THPT ĐOÀN THỊ ĐIỂM

Tên tác giả: Nguyễn Thị Hân

Kèm theo: đĩa CD

NĂM HỌC: 2021 - 2022


2

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG

Mục Lục 02-03

Nhận xét và xếp loại 04

I. Sơ lược về đặc điểm tình hình đơn vị 05

1. Thuận lợi 05

2. Khó khăn 05

II. Mục đích yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm 06

1. Lý do chọn đề tài 06-07

2. Mục tiêu của đề tài 07-08

3. Đối tượng và phạm vi của đề tài 08

4. Phương pháp nghiên cứu 08-09

5. Thời gian nghiên cứu 09

III. Những giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm 09

1. Cơ sở về lý thuyết 09

2. Quy trình thiết kế video bài giảng 10-12

3. File powerpoint sản phẩm 13

IV. Hiệu quả và phương hướng phát triển của đề tài sáng
22
kiến kinh nghiệm

1. Hiệu quả 22
3

2. Phương hướng 23

V. Đề xuất, kiến nghị 24-25

Tài liệu tham khảo 26

Phụ lục
4

Nhận xét, xếp loại

- Nhận xét: ……………………………..………………..…………………………………..


………………………………..……………………………………..………………………………..
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..……………………………………..………………….……………..
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..……………………………………..………………….…………….
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..……………………………………..………………….…………….
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..……………………………………..………………….…………….
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..……………………………………..………………….…………….
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..……………………………………..………………….…………….
………………………………..…………………………..…………..………………….……………..
………………………………..……………………………………….………………………………..
………………………………..……………………………………..…………………………………..
………………………………..……………………………………....………………………………..
………………………………..……………………………………..…………………………………..
………………………………..……………………………………..………………………………..

- Xếp loại: …………


Ngày .…… tháng .…… năm .……
THỦ TRƯỞNG
5

I. SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ

1. Thuận lợi

Là một trường đóng trên địa bàn xa trung tâm, mới được thành lập từ năm
2009 nên có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình tâm huyết với nghề.

Trong những năm qua giáo dục của nhà trường đã có nhiều chuyển biến
tích cực cả về quy mô chất lượng và hiệu quả.

Chất lượng giáo dục văn hoá và giáo dục toàn diện ngày càng tiến bộ, tỷ lệ
học sinh tốt nghiệp 3 năm gần đây trên mặt bằng tỉnh.

Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thì cơ sở vật chất phục vụ dạy học
của nhà trường ngày càng khang trang, hiện đại như đã trang bị hệ thống TV máy
chiếu tại tất cả các phòng học cũng như bảng thông minh, phòng thực hành ngoại
ngữ và một số thiết bị khác giúp cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học được
phát huy mạnh mẽ nâng cao chất lượng dạy học của thầy và trò.

2. Khó khăn

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, nhà trường vẫn còn những khó
khăn, tồn tại lớn đó là:

Chất lượng giáo dục có tăng nhưng chưa thật sự vững chắc, chưa đồng đều.
Học sinh còn mất kiến thức căn bản ở cấp học dưới quá nhiều nên khó khăn lớn
nhất mà tôi gặp phải trong quá trình giảng dạy cũng như làm đề tài sáng kiến kinh
nghiệm đó là vốn từ vựng, kiến thức ngữ pháp cũng như các kĩ năng chưa đáp
ứng được yêu cầu của bộ môn tiếng Anh và của cấp học Phổ thông trung học.
Các tài liệu tham khảo của bộ môn tiếng Anh còn quá ít chưa đáp ứng được nhu
cầu tự học của các em học sinh. Đồ dùng dạy học trực quan của bộ môn mặc dù
có nhưng còn quá ít, đơn sơ nên các tiết dạy chưa đạt hiệu quả cao.
6

III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu

Có thể nói rằng dạy học là một nghệ thuật. Dạy cái gì, dạy như thế nào và
sử dụng những phương tiện nào để làm cho bài dạy sinh động và hiệu quả? Đây
là một vấn đề rất quan trọng với mỗi giáo viên. Để thực hiện việc đổi mới
phương pháp dạy học, người giáo viên phải tìm tòi các phương pháp, các kĩ
thuật và đặc biệt là các phương tiện soạn giảng để làm cho bài giảng của mình
có chất lượng và hiệu quả hơn.

Trong điều kiện học bình thường, trước khi có dịch Covid, trình độ học
sinh trường THPT Đoàn Thị Điểm vẫn chưa đồng đều. Một số em có năng lực
học tập khá tốt; trong khi đó đa số các em mất kiến thức căn bản. Tuy nhiều em
vẫn có ý chí vươn lên trong học tập, các em vẫn loay hoay đi tìm phương pháp
học tập đúng đắn để nâng cao kiến thức, đáp ứng yêu cầu cơ bản của môn Tiếng
Anh trong nhà trường nói chung và kỳ thi Tốt nghiệp THPT nói riêng. Với sự
tận tình giảng dạy củng cố kiến thức của giáo viên bộ môn, hầu hết các em đều
có thể đạt được những thành tích nhất định trong những kỳ thi Tốt nghiệp những
năm qua.

Trong điều kiện học đặc biệt như hiện nay, học tập thích ứng với điều
kiện dich bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, thì việc học tập của học sinh cũng
như chất lượng giảng dạy của giáo viên nói chung đều bị ảnh hưởng một cách
sâu sắc. Những khó khăn bước đầu về trang thiết bị phục vụ học trực tuyến của
học sinh, về cách học mới trong đó thái độ của người học đóng vai trò quan
trọng cho đến việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Mặc dù Bộ giáo dục và đào
tạo đã có Công văn hướng dẫn giảm tải nội dung chương trình để giảm áp lực
học tập của học sinh trong hoàn cảnh học trực tuyến, ứng phó dịch Covid-19
nhưng nội dung kiến thức để phục vụ kỳ thi cuối cấp lại chưa có hướng dẫn, đòi
hỏi giáo viên phải có phương pháp hỗ trợ học sinh ôn tập đầy đủ tất cả nội dung
kiến thức như những năm học trước. Song song với việc tổ chức dạy học buổi
hai của nhà trường, tổ nhóm bộ môn cần phải có kế hoạch ôn tập riêng, nâng cao
7

ý thức tự học, tự rèn luyện của học sinh để đạt được thành tích cao trong kỳ thi
Tốt nghiệp THPT sắp tới.

Một trong những cách bản thân tôi thấy cần thiết phải thực hiện để nâng
cao ý thức tự học của học sinh trong tình hình dịch đang diễn biến phức tạp là
thiết kế những video bài giảng có sẵn phục vụ cho việc tham khảo và ôn tập của
học sinh. Kiến thức nền tảng về các thì trong Tiếng Anh ảnh hưởng nhiều đến
những nội dung kiến thức sau này, ví dụ như Reported Speech, Passive Voive,
Conditional sentences, v.v... Chính vì những lý do này, tôi đã nghiên cứu và
mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm “THIẾT KẾ VIDEO BÀI GIẢNG VỀ
CÁC THÌ TRONG TIẾNG ANH 12 TẠI TRƯỜNG THPT ĐOÀN THỊ ĐIỂM”
để tạo nguồn ôn tập và tự học cho học sinh cũng như tư liệu cho đồng nghiệp.

2. Mục tiêu đề tài

Khi chọn đề tài sáng kiến “THIẾT KẾ VIDEO BÀI GIẢNG VỀ CÁC THÌ
TRONG TIẾNG ANH 12 TẠI TRƯỜNG THPT ĐOÀN THỊ ĐIỂM” ở trường
THPT để nghiên cứu tôi đã xác định được cho mình một số mục đích cụ thể như
sau:

Qua thực tế giảng dạy có điều kiện thuận lợi để quan sát thì thấy rằng mặc
dù có trong nội dung ôn tập buổi hai và kế hoạch dạy tự chọn của hầu hết các lớp,
kiến thức về thì vẫn phải được củng cố thường xuyên và liên tục. Có như vậy học
sinh mới có thể tái hiện và hiểu biết sâu sắc, vận dụng hiệu quả vào các nội dung
kiến thức liên quan. Chính vì thế bản thân tôi viết đề tài này nhằm cung cấp cho
học sinh một số tài liệu điện tử nhằm thay đổi cách tự học, tạo điều kiện cho học
sinh chủ động ôn tập những nội dung về các thì trong Tiếng Anh một cách hiệu
quả nhất.

Thiết kế một số video bài giảng về các thì trong Tiếng Anh 12 nhằm đóng
góp một tài liệu hay làm tiết dạy đọc sinh động hơn, hiệu quả hơn theo phương
pháp đổi mới trong dạy học.
8

Ngoài những vấn đề trên việc thực hiện đề tài sáng kiến còn nhằm giúp cho
học sinh rèn luyện một số các kỹ năng sau:

- Phát huy tính tích cực của học sinh.

- Học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức thông qua các video bài giảng gần
gũi và sinh động.

- Giáo dục tinh thần tự giác, trung thực, sáng tạo, trách nhiệm trong công
việc, có hứng thú trong bộ môn.

- Rèn luyện kỹ năng tư duy, sáng tạo…

- Thiết thực hơn nữa tôi là một giáo viên giảng dạy trực tiếp bộ môn Tiếng
Anh ở trường THPT nên việc nghiên cứu đề tài cũng nhằm giúp tôi tích lũy cho
mình những kiến thức, những kinh nghiệm về thiết kế các hoạt động trên
powerpoint một cách sáng tạo để tích luỹ thêm chuyên môn, nghiệp vụ cho bản
thân ngày càng vững vàng hơn.

3. Đối tượng và phạm vi của đề tài.

Đối tượng nghiên cứu.

- Các nguyên tắc và lí thuyết xây dựng video bài giảng Tiếng Anh.

- Nội dung kiến thức là các Thì và mối quan hệ giữa các Thì trong chương
trình Tiếng Anh 12 trình độ cơ bản.

- Học sinh lớp 12C2 (39 học sinh), năm học 2021-2022

- Học sinh lớp 12C4 (40 học sinh), năm học 2021-2022

- Học sinh lớp 12C5 (40 học sinh), năm học 2021-2022

Phạm vi của đề tài.

- Đề tài “THIẾT KẾ VIDEO BÀI GIẢNG VỀ CÁC THÌ TRONG TIẾNG


ANH 12 TẠI TRƯỜNG THPT ĐOÀN THỊ ĐIỂM” có thể áp dụng cho toàn bộ
học sinh khối 12 của tất cả các trường THPT.

4. Phương pháp nghiên cứu.


9

- Nghiên cứu SGK

- Nghiên cứu sách tham khảo

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng các video bài
giảng

- Nghiên cứu nội dung kiến thức mối quan hệ của các Thì hiện tại, các Thì
Quá khứ, các Thì hoàn thành trong chương trình Tiếng Anh 12 cơ bản.

- Nghiên cứu quy trình thiết kế - tổ chức xây dựng các video bài giảng.

- Nghiên cứu thư viện bài giảng bạch kim và các tài liệu khác.

- Tổng hợp so sánh, đúc kết và rút ra kinh nghiệm.

5. Thời gian nghiên cứu.

- Từ đầu học kì 2 đến hết học kì 2 năm học 2021-2022.

IV. NHỮNG GIẢI PHÁP CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1. Cơ sở về lý thuyết.

1.1. Khái niệm cơ bản về video bài giảng

Video bài giảng là video được thiết kế dựa trên bài giảng dạng Powerpoint
hoàn chỉnh. Học sinh có thể chủ động ôn tập một phần nội dung kiến thức nào
đó mà không cần giáo viên giảng dạy trực tiếp.

So với bài giảng E-learning, video bài giảng là dạng thiết kế cơ bản đòi
hỏi thao tác đơn giản và một ứng dụng chỉnh sửa video để thực hiện. Bài giảng
được soạn dưới dạng Powerpoint và được quay trực tiếp bằng một chức năng có
trên Powerpoint. Sau đó được chỉnh sửa bằng một ứng dụng khác.

1.2. Những thuận lợi khi sử dụng bài giảng điện tử bằng Powerpoint

- Đối với giáo viên

Bài giảng video giúp cho giáo viên tiết kiệm được công sức và thời gian
khi chỉ soạn một bài giảng cho học sinh nhiều lớp, thậm chí cả một khối lớp,
hoặc ôn tập một nội dung ôn thi nào đó.
10

- Đối với học sinh

Video bài giảng giúp người học chủ động hơn trong quá trình học tập, có
thể xem lại mọi lúc mọi nơi. Nếu không hiểu phần nội dung nào, học sinh có thể
xem lại video để thảo luận, trao đổi với bạn bè và thầy cô phụ trách.

2. Quy trình thiết kế video bài giảng


11

2.1. Xác định mục tiêu và kiến thức cần đạt của video bài giảng.

Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải chỉ rõ học
xong bài, học sinh đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ
không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được
sau bài học. Đọc kĩ sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm
hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên
cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ cần
đạt được của bài học.

Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa phổ thông
được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp
một cách lôgíc, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao. Bởi vậy cần
bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn. Đây là điều bắt
buộc tất yếu vì sách giáo khoa là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu; chương
trình là pháp lệnh cần phải tuân theo. Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ
bản là nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học trong toàn quốc.
Mặt khác, các kiến thức trong sách giáo khoa đã được qui định để dạy cho học
sinh. Do đó, chọn kiến thức cơ bản là chọn kiến thức ở trong đó chứ không
12

phải là ở tài liệu nào khác.

2.2. Xây dựng kho tư liệu cho bài giảng

Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến
hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục
hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và
giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi
sao chép bài giảng từ ổ đĩa này sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác.

Mỗi bài giảng là một thư mục được đặt trong ổ đĩa hoặc thư mục chỉ
dùng cho soạn giảng (VD. E-Learning, Bai_Giang_Dien_Tu …). Trong thư
mục bài giảng lại có các thư mục con như: Hinhanh, Amthanh, Video,
Thamkhao. Như vậy việc tìm kiếm và tiến hành soạn bài giảng mới không mất
thời gian.

2.3. Xây dựng kịch bản bài dạy

Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt
động nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide
(trong PowerPoint) hoặc các trang của bài giảng. Sau đó xây dựng nội dung
cho các trang (hoặc các slide). Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi
trang/slide có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip...

Văn bản cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và
dàn ý cơ bản. Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được
dùng thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi
gợi mở, dẫn dắt, hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời...

Điều đặc biệt quan trọng đối với một video bài giảng điện là phải đáp
ứng được yêu cầu tự học của người học. Nghĩa là, người học có thể không đến
lớp nhưng với bài giảng điện tử này người học vẫn được học tập như đang ở
lớp vậy.

2.4. Lựa chọn phần mềm và số hóa bài giảng

Phần lớn giáo viên phổ thông ở Việt Nam đã quen dùng phần mềm MS
13

Powerpoint để soạn giảng, thiết kế slide trình chiếu. Sản phẩm được làm ra từ
Powerpoint sẽ là những bản trình chiếu kết hợp với lời giảng của giáo viên. tạo
thành một file video bài giảng.

Phần mềm chỉnh sửa video có rất nhiều. Nhưng trong đề tài này, tôi sử
dụng phần mềm Camtasia để chỉnh sửa với nhiều tính ưu việt của nó.

2.5. Chạy thử, sửa lỗi và kết thúc quy trình

Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra
các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện.

Xuất bản (public) bài giảng thành những định dạng phù hợp với phương
thức dạy -học.

3. File powerponit bài giảng ôn tập các Thì.

3.1. Kịch bản video bài giảng

VIDEO BÀI GIẢNG ÔN TẬP CÁC THÌ TIẾNG ANH -KỲ THI TỐT
NGHIỆP THPT QG 2022

KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH

Tên chương trình: TẬP 2

Thời lượng: 60 phút

Chuyên mục: Tiếng Anh THPT

I. Tổng quan về nội dung:

Bố cục nội dung:

Phần 1: Giải thích những điểm trọng tâm các thì cơ bản trong Tiếng Anh (cấu
trúc, ví dụ kèm theo, và cách dùng).

Phần 2: Trình bày một số điểm nhầm lẫn khi sử dụng các thì Tiếng Anh
14

Phần 3: Luyện tập và sửa bài.

II. Chi tiết kịch bản

Phần 1: Giải thích những điểm trọng tâm các thì cơ bản trong Tiếng Anh (cấu
trúc, ví dụ kèm theo, và cách dùng).

Nội dung dưới đây chỉ là phần liên quan đến nội dung bài giảng, bài
tập thực hành, và các hoạt động hỗ trợ cho các hoạt động dạy và học. Các hình
hiệu chương trình, nhạc cắt là do bộ phận kỹ thuật VTV chịu trách nhiệm chèn
vào xen kẽ các nội dung bài dạy/học sao cho phù hợp.

Các bước chi tiết của kịch bản được trình bày theo thứ tự đã được
đánh số (từ 1- 8)

GV (dẫn nhập): Xin chào tất cả các em học sinh thân mến. Cô tên là
Nguyễn Thị Hân. Giáo viên Tiếng Anh trường THPT Đoàn Thị Điểm. Cô thực
hiện video này nhằm ôn tập một nội dung rất quan trọng trong chương trình ôn
tập Tốt nghiệp THPT 2022. Đó là các thì cơ bản trong Tiếng Anh.

Các thì trong Tiếng Anh cơ bản được chia làm 3 nhóm chính: Nhóm
các thì hiện tại, nhóm các thì quá khứ, và nhóm các thì tương lai.

Trình bày nội dung các thì đơn

1. Thì hiện tại đơn

GV: Các em cùng điểm sơ qua về công thức của thì hiện tại đơn

Form: V / V-s/-es

EXAMPLES MEANING

a. Summer follows Spring.  To express general truths.

b. My father works in a big  To express events / actions that are true


company. in the present & may continue definitely.

 To express a habitual action and


15

c. I watch TV every day. permanent action

d. His flight departs at 7.00 PM  To express a schedule, a timetable / a


tonight. program

ADVERBS OF FREQUENCY

 always, constantly
 usually, normally, often, frequently
 sometimes, occasionally, from time to time, now and then/again
 seldom, rarely
 hardly
 never
 every day/week/month, every other day

Position: before the main verbs and after the verb BE.

e.g. I often walk to school.

I am never late for school.

2. Thì quá khứ đơn (Simple Past):

- GV: Các em cùng nhìn lại công thức của thì quá khứ đơn.

- GV: Đối với thì quá khứ đơn, các em cần nắm vững một số cách sử dụng chính
của thì này như sau.

Form: V-ed/V2

EXAMPLES MEANING

a. Sam phoned a moment ago.  To denote a completed action in


16

b. I studied French when I was at the past.


university.  To denote a habitual action in the
c. I stood under a tree when it began to past
rain.  To denote two actions happened in
the past, one after the other

Adverbs of time: last (time/week/month/Christmas), (an hour/two days/a long


time) ago, in (the past/2000), from (2000) to (2012)

3. Thì tương lai đơn

Form: shall/will + V

EXAMPLES MEANING

a. Someone is knocking at the door. I’ll  To denote an instant decision


open it.  To denote a future fact
b. I will be 38 next year.  To denote a promise
c. I’ll buy you a present for your  To predict the future
birthday.

d. I think it will rain tomorrow.

Verbs often used in simple future:

think, know, believe, doubt, hope, expect, suppose, guess, be sure, be afraid, It is
(un)likely that

Adverbs: probably, surely, possibly, perhaps, maybe

II. THE PROGRESSIVE TENSES

Meaning: give an idea that an action is in progress during a particular time


17

1. Present Progressive

Form: am / is / are + V_ing

EXAMPLES MEANING

a. The students are listening to the  To express an action in progress at


teacher’s explanation now. the moment of speaking.

b. She lives in Hanoi, but she is living  To express a temporary action


with her grandparents this summer
holidays.
 To express a planned / arranged
c. We’re spending next weekend in Da action happening at a moment in the
Lat. future

 To express annoying habits


d. She’s always talking during my
lecture.

2. Past Progress

Form: was / were + V_ing

EXAMPLES MEANING

a. I was watching TV at 7.00 PM last  To say that something in progress


night. at a particular time in the past

 To express something happened in

b. Matt phoned while he was having the middle of something else.

dinner.
18

3. Future Progress

Form: shall/will + be + V_ing

EXAMPLES MEANING

a. This time tomorrow he will be  To say that something will be


studying at home. going on at a particular moment in the
future.

III. THE PERFECT TENSES

Meaning: give the idea that one thing happens before another time or event

1. Present Perfect

Form: have / has + P.P

EXAMPLES MEANING

a. She has (ever) met Bill Gates.  To talk about life experience

b. I have just finished work.  To talk about recent events

c. I have been a teacher since 2007.  To talk about a state that started in
the past and continues up to the
present moment (& possibly into
future)
d. We have been in Da Lat several
 To say that something has
times.
happened several times.
19

2. Past Perfect

Form: had + P.P

EXAMPLES MEANING

a. He had finished his homework  To say an action completed before


before 9.00 p.m last night. a particular time in the past.

b. The patient had died when the  To say that an action had taken
doctor arrived. place before another began /

By the time I arrived at the station the completed


train had left.

3. Future Perfect

Form: shall/will +have + P.P

EXAMPLES MEANING

a. I will have already eaten when they  To indicate actions completely


arrive at my house tomorrow finished before another time / event in
afternoon. the future

b. He’ll have finished his work by


evening.

c. By the end of this month I shall


have spent all my money.
20

d. By the time I get home this


evening, my parents will have already
had dinner.
21

SƠ ĐỒ TỔNG HỢP MỘT SỐ THÌ TRONG TIẾNG ANH

Phần 2: Trình bày một số điểm nhầm lẫn khi sử dụng các thì Tiếng Anh

1. Dùng thì quá khứ đơn để nói đến các hành động xảy ra liên tiếp nhau trong quá
khứ

e.g. He came in, sat down, and ordered a drink.

2. Dùng thì quá khứ tiếp diễn để miêu tả hành động đang diễn ra thì bị cắt ngang
bởi một hành động khác (dùng với “when”)

e.g. I was preparing dinner when someone rang the bell.

3. Dùng thì quá khứ tiếp diễn để chỉ hai hành động xảy ra song song trong quá
khứ (dùng với “while”)

e.g. I was preparing dinner with my parents while my sister was talking to her
husband.

4. Không dùng “will” trong mệnh đề chỉ thời gian.


22

Incorrect: I’ll call you when I will get to the airport.

Correct: I’ll call you when I get to the airport.

Phần 3: Luyện tập và sửa bài.

1. Quyen _____ in the supermarket when she saw her old friend.

A. was shopping B. shops C. is shopping D. has shopped

(Trích Đề minh họa TN THPT QG năm 2022)

2. _____, I will give you a call.

A. When I had arrived in Ha Noi B. When I arrived in Ha Noi

C. When I arrive in Ha Noi D. When I was arriving in Ha Noi

Trích Đề minh họa TN THPT QG năm 2022)

3. We _____ flowers in the school garden when it started to rain.

A. was planting B. plant C. are planting D. have planted

(Trích Đề TN THPT QG năm 2021 -Mã đề 405)

4. The students _____ the topic when the bell rang.

A. have discussed B. discuss C. were discussing D. are discussing

Trích Đề TN THPT QG năm 2021 -Mã đề 407)

5. _____, he will go out with his friends.

A. When Tony was finishing his projectB. When Tony finishes

C. When Tony finished his project D. When Tony had finished his project

Trích Đề minh họa TN THPT QG năm 2022)

6. _____, he will be very happy.

A. When my father saw my test scores

B. When my father sees my test scores


23

C. When my father had seen my test scores

D. When my father was seeing my test scores

Trích Đề TN THPT QG năm 2021 -Mã đề 405

3.2. Sản phẩm video bài giảng

Truy cập đường link sau để xem được sản phẩm video bài giảng:

https://drive.google.com/file/d/1YekowscChbex53SPxOmTCSBKOwHPvkpa/
view?usp=sharing

III. Hiệu quả và phương hướng phát triển của đề tài sáng kiến kinh nghiệm

1. Hiệu quả

Với những hướng giải quyết và những phương pháp mà tôi đã áp dụng,

kết hợp với sự quan tâm, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự trao đổi giữa
các thành viên trong tổ chuyên môn về việc áp dụng những phương pháp phù hợp
cho từng đối tượng học sinh, sau một năm nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn
giảng dạy, tôi đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Học sinh có hứng thú
học tập hơn, tích cực, chủ động, sáng tạo, mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng
linh hoạt hơn trong việc lĩnh hội tri thức và phát triển các kĩ năng. Học sinh có cơ
hội khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học. Nhiều
học sinh kiến thức ngữ pháp bị hổng, mất phương hướng, không biết bắt đầu ôn
tập từ đâu đã từng bước tự chủ trong việc học. Học sinh cảm nhận sâu sắc tình
cảm và sự tận tâm của giáo viên gửi gắm qua video bài giảng. Từ đó thay đổi
nhận thức về việc học Tiếng Anh, trở nên chủ động hơn trong việc ôn tập cho đợt
kiểm tra Học kỳ 2 và Kỳ thi Tốt nghiệp THPT quan trọng cuối cấp. Kết quả học
tập cũng tăng lên đáng kể. Kết quả cụ thể so sánh giữa các lần kiểm tra ở Học Kỳ
I và kết quả ở lần kiểm tra Học kỳ 2 có nhiều khởi sắc như sau:

Tổng số học sinh: 162


24

Xếp loại
Giỏi Khá TB Yếu Kém
Số lượng
16 39 57 0 0
HS
Học kỳ II
Tỷ lệ % 13,11 34,8 50,9 0 0
Nhìn và bảng tỉ lệ trên, chúng ta có thể thấy tỉ lệ điểm kiểm tra định kỳ trên
trung bình ở khối 12 là 92,75%, cao hơn nhiều so với chỉ tiêu bộ môn đầu năm đề
ra (70%)

Ngoài tỉ lệ được thống kê ở trên, tôi còn nhận thấy những ưu điểm sau:

- Tiết học trở nên thoải mái hơn khi học sinh xem trước video bài giảng
được thiết kế ôn tập.

- Các học sinh trung bình - khá có thể tự tin từng bước ôn tập có hiệu quả
dựa trên nền tảng các Thì trong Tiếng Anh.

- Các em không những nắm rõ nội dung chính các chủ điểm trong chương
trình mà còn hiểu sâu rộng hơn nhiều vấn đề. Học cách tự giác xem đi xem lại
nhiều lần video để có thể hiểu và nắm vững lý thuyết về các Thì cơ bản trong
Tiếng Anh.

- Có thái độ và động cơ học tập đúng đắn.

- Học và rèn được phương pháp tự học, tự tìm kiếm và chiếm lĩnh kiến
thức.

- Học tác phong làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm cao.

- Biết làm việc hợp tác theo nhóm, hiểu được vai trò của cá nhân và tập thể
nhóm.

Tuy nhiên việc thực hiện phương pháp dạy học dự án vẫn còn bộc lộ mốt
số hạn chế:
25

- Vì video được thực hiện dựa trên việc xây dựng bằng Powerpoint, sau đó
thực hiện ghi hình và ghi âm bằng phần mềm chưa chuyên dụng (Camtasia 2019)
nên chất lượng âm thanh chưa cao.

- Hình ảnh trong video còn đơn điệu, chưa thực sự hấp dẫn học sinh

- Phần ghi âm của giáo viên đôi khi còn chưa lưu loát, làm ảnh hưởng đến
chất lượng, nội dung bài giảng.

2. Phương hướng

- Tiếp tục xây dựng, lựa chọn các điểm ngữ pháp trong nội dung ôn tập
Tốt nghiệp THPT để thực hiện các video chất lượng hơn, đáp ứng nhu cầu tự học
và tự rèn luyện của học sinh, phát huy tính chủ động củng cố kiến thức dưới sự
hỗ trợ gián tiếp của giáo viên, đặc biệt là học sinh 12.

- Tiếp tục tìm hiểu các ứng dụng thiết kế video bài giảng đạt hiệu quả,
chất lượng âm thanh, hình ảnh tốt hơn.

3. Khả năng áp dụng và phát triển của đề tài

- Đề tài có thể áp dụng trong việc dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 10, 11,
12 trong việc tự ôn tập và tự chủ học tập của học sinh.

- Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn
đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh, bổ sung vào nguồn tư liệu ôn tập của các
trường.

IV. Đề xuất, kiến nghị

Thiết kế video bài giảng về một chủ đề học tập nào đó là một ý tưởng hay
nhưng việc triển khai thực hiện khá phức tạp. Giáo viên phải thực hiện nhiều
khâu chuẩn bị trước khi thực hiện ghi âm, ghi hình đến cho xuất bản một video
hoàn chỉnh. Điều này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức chuyên môn để
biên soạn nội dung ôn tập, đồng thời giáo viên cũng cần phải tiếp cận kiến thức
công nghệ thông tin, kĩ thuật ghi âm, ghi hình để biến file Powerpoint đơn thuần
về hình ảnh trở thành một video sinh động có lời giảng của giáo viên. Vì những
26

lẽ trên tôi mạnh dạn đề xuất Ban chuyên môn nhà trường nên tổ chức những buổi
tập huấn về công nghệ thông tin cho giáo viên, để từng giáo viên có thể tự mình
thực hiện những video bài giảng phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.

Tóm lại, học tập qua các video bài giảng hay E-learning là xu hướng tất
yếu của thời đại, của hình thức học chuyển đổi trong học sinh và giáo viên. Do
đó, giáo viên cần là người đi đầu, tinh thần học hỏi cao để có thể ứng dụng thành
công hơn nữa các video bài giảng do chính mình thực hiện. Từ đó, có thể tạo
thiện cảm và uy tín trong học sinh, đặc biệt là những học sinh năng lực học ngoại
ngữ còn thấp, giúp các em chủ động bổ trợ kiến thức còn thiếu một cách tự chủ
và có trách nhiệm.

Tôi tin rằng trong thời gian tới sẽ tiếp tục vận dụng có hiệu quả hơn những
video bài giảng với các khối lớp còn lại.

Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn bè
đồng nghiệp để xây dựng đề tài nghiên cứu thành tư liệu dạy học môn tiếng Anh
trung học phổ thông bổ ích góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy
học và kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng năng lực.
27

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Văn Vân , Hoàng Thị Xuân Hoa, Đặng Hiệp Giang, Phan Hà, Hoàng
Thị Hồng Hải, Kiều Thị Thu Hương, Vũ Thị Lan, Đào Ngọc Lộc, David Kaye.
Tiếng Anh 12. NXB Giáo dục.

2. Hồ Thị Mỹ Hậu, Trương Viên (Huế),Trương Võ Dũng, Vương Lê Thiên


Thanh (Cần Thơ), Nguyễn Hòa (Hà Nội). English language teaching
methodology. ELTTP Project England-Vietnam 1999-2002.

3. Thom Markham, John Larmer, Jason Ravitz, Project Based Learning


Handbook: A Guide to Standard-Focused Project Based Learning for Middle
and High School Teachers. 2003

4. Tài liệu tập huấn về kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh trong trường THPT. Chương Trình Phát
Triển Giáo Dục Trung Học -Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo

5. https://tailieu123.vn

6. https://thinkingschool.vn/ky-nang-giang-day-online/xay-dung-kich-ban-
video-bai-giang-online/

7. https://www.youtube.com/watch?v=WmeicncEjHk

You might also like