You are on page 1of 11

Phần cắt phách.

Không làm bài vào


đây.

KÌ THI KTHP HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2020-2021


Học phần thi: Phương pháp Mã đề: ………
NCKH
KHOA Tiếng Anh CN Mã học phần: …………………... Số TC: 02
Ngày thi: Thời gian: 45 phút

Giám thị 1 Giám thị 2 Số phách


Họ tên: Nguyễn Thị Nga
Lớp: 19CNATM01
Mã SV: 412190217
Số báo danh: …………………….

✁-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Điểm (số) Điểm (chữ) Giám khảo 1 Giám khảo 2 Số phách

Ghi chú: Thí sinh làm bài trực tiếp trên đề thi.

Câu 1. Hãy liệt kê và trình bày 05 loại nguồn tài liệu có thể sử dụng để thu thập thông tin nghiên
cứu.

Câu 2. Hãy viết 2 câu hỏi nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu khoa học có tên được cho sẵn như
sau:

A STUDY ON LINGUISTIC FEATURES OF ADDRESSING TERMS IN ENGLISH AND


VIETNAMESE

Câu 3. Hãy viết một đề cương chi tiết về một chủ đề mà bạn quan tâm
- Số từ: khoảng 2500 từ
- Số trang: 4 -5 trang
- Có trang bìa
- Lưu ý thực hiện format về canh lề, font chữ, size chữ… (như đã hướng dẫn)

*****HẾT*****
Phần cắt phách. Không làm bài vào
đây.

BÀI LÀM
Câu 1: 5 nguồn tài liệu sử dụng để thu thập thông tin nghiên cứu:
- Tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành: nó có vai trò quan trọng nhất trong quá
trình tìm kiếm luận cứ cho nghiên cứu vì nó thuộc chính lĩnh vực nghiên cứu chuyên
ngành và mang tính thời sự cao về chuyên môn.
Vd: Nguyễn Danh Nguyên, Phạm Thị Thanh Hồng (2016) “Mô hình sản xuất hiệu
suất cao: Đặc điểm và vai trò đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung”, Tạp
chí Quản lý kinh tế, Số 75, 73-79, ISSN: 1859-039X.
- Tác phẩm khoa học: là loại công trình đầy đủ, hoàn thiện về lý thuyết, có giá trị cao
về các luận cứ lý thuyết, nhưng không hoàn toàn mang tính thời sự.
Vd: Nguyễn Thị Thanh Thủy (2013), “Các cuộc vận động dân chủ trong quá trình
phi thực dân hóa ở Việt Nam giai đoạn 1904-1945”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. 
- Tạp chí và báo cáo khoa học ngoài ngành: cung cấp thông tin nhiều mặt, có ích cho
việc phát triển chiều rộng của nghiên cứu, gợi ý khách quan về hướng nghiên cứu,
thoát khỏi nghiên cứu đường mòn những nghiên cứu trong ngành.
Vd: Phạm Phúc Vĩnh (2012), “Đối thoại giữa ASEAN và Việt Nam trong quá trình
giải quyết vấn đề Cam-pu-chia”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 10
(151)/2012, tr.10 – 16. 
- Sách giáo khoa: cung cấp kiến thức, thông tin được biên soạn khá đầy đủ, các luận
cứ được đánh giá có giá trị.
Vd: Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2003), Phương pháp luận sử học, Nxb ĐHSP, Hà
Nội. 
Phần cắt phách. Không làm bài vào
đây.

- Internet/Website: Mặc dù là tài liệu có thể gây nhiễu nhưng nó là một nguồn tài liệu
quý, vì nó phản ánh nhu cầu bức xúc từ cuộc sống. Tuy nhiên, vì các nguồn
internet/website thường không đòi hỏi chiều sâu nghiên cứu như chuyên khảo khoa
học, cho nên chúng cần phải xử lí sâu để thành luận cứ khoa học.
Vd: D.Tử, “Nuôi tôm thẻ chân trắng trải bạt nền đáy,” 2015. [Trực tuyến]. Địa chỉ:
http://thuysanvietnam.com.vn/nuoi-tom-the-chan-trang-trai-bat-nen-day-
article6651.tsvn. [Truy cập 21/7/2016].
Câu 2: Câu hỏi nghiên cứu:
1. What are the realities of features of addressing terms in English and Vietnamese?
2. What are the similarities and differences of addressing terms in English and
Vietnamese?
Câu 3:
Đề cương chi tiết về đề tài nghiên cứu kỹ năng tự học của sinh viên khoa Tiếng Anh
chuyên ngành trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Đà Nẵng
Phần cắt phách. Không làm bài vào
đây.

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
----------

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng kỹ năng tự học
của sinh viên khoa Tiếng Anh chuyên ngành
trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Thùy Oanh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nga
Lớp 19CNATM01 khoa Tiếng Anh chuyên ngành

Đà Nẵng, ngày 10 tháng 6 năm 2021

1. Mở đầu
Phần cắt phách. Không làm bài vào
đây.

1.1 Lí do chọn đề tài


Kỹ năng tự học đóng vai trò quan trọng trong việc học tập của sinh viên hiện nay.
Một số sinh viên còn chưa ý thức cũng như chưa xác định được rõ ràng con đường đi
của mình, chưa có một phương pháp học hợp lý, trong khi yêu cầu về tính chủ động
trong học tập là rất cao. Để nắm bắt toàn diện những kiến thức chuyên môn ở bậc Đại
học đòi hỏi sinh viên phải có nhiều nỗ lực trong hoạt động học tập, đặc biệt phải
dành nhiều thời gian cho việc tự học và tự nghiên cứu và cần có một phương pháp
học đúng đắn, phù hợp và hiệu quả. Trong đó phương pháp tự học đóng một vai trò
vô cũng quan trọng. Tự học có vai trò ý nghĩa rất lớn, không chỉ trong giáo dục nhà
trường mà cả trong cuộc sống. Trong nhà trường bản chất của sự học là tự học, cốt
lõi của dạy học là dạy việc học, kết quả của người học tỉ lệ thuận với năng lực tự học
của người học. Ngoài việc nâng cao kết quả học tập, tự học còn tạo điều kiện hình
thành và rèn luyện khả năng hoạt động độc lập, sáng tạo của mỗi người, trên cơ sở đó
tạo điều kiện và cơ hội học tập suốt đời.
Trên thực tế hiện nay, hoạt động tự học của sinh viên khoa Tiếng Anh chuyên ngành
trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Đà Nẵng vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó nhiều
sinh viên chưa dành nhiều thời gian cho việc tự học, chưa xây dựng và rèn luyện kỹ
năng tự học cho bản thân, hình thức tự học chưa hợp lý… Chính vì vậy, việc nghiên
cứu kỹ năng tự học hiện nay và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả của
hoạt động tự học của sinh viên góp phần nâng cao kết quả học tập và chất lượng đào
tạo là có tính cấp thiết. Xuất phát từ những lý do trên đồng thời với mong muốn làm
nguồn tư liệu về vấn đề tình trạng thiếu hụt kỹ năng mềm của sinh viên trở nên đa
dạng, phong phú, đề tài: “ Thực trạng về kỹ tự học của sinh viên khoa tiếng Anh
chuyên ngành thuộc trường Đại học ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng” đã được chọn làm
đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu đề tài
Phần cắt phách. Không làm bài vào
đây.

Nghiên cứu lý luận  về vấn đề tự học và khảo sát thực trạng tự học của sinh viên khoa
Tiếng anh chuyên ngành trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Đà Nẵng, trên cơ sở đó
đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tự học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng kỹ năng tự học của sinh viên khoa Tiếng anh chuyên ngành trường Đại
học Ngoại ngữ- Đại học Đà Nẵng.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian và nguồn nhân lực nên nghiên cứu chỉ tập trung về thực
trạng kỹ năng tự học của 220 Sinh viên khoa tiếng Anh chuyên ngành thuộc trường
Đại học ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.
1.5. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích và mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu hướng đến giải quyết câu
hỏi sau:
1. Thực trạng kỹ năng tự học của sinh viên khoa tiếng Anh chuyên ngành thuộc
trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng là gì ?
2. Nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng tự học của sinh viên khoa tiếng Anh chuyên
ngành thuộc trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng là những nhân tố nào ?
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu, đề tài được thực hiện theo
phương pháp định lượng với việc thu thập dữ liệu thông qua các phương pháp:
- Phương pháp quan sát: quan sát trực tiếp việc tự học của sinh viên trong thư viện
trường, tại các phòng học, trong khuôn viên trường và cả trên ký túc xá.
- Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp được sử dụng tổng hợp các kiến thức,
thông tin, số liệu phục vụ đề tài.
- Phương pháp thống kê sử dụng để tập hợp và xử lý kết quả khảo sát trực tuyến.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
2.1.1. Tính cấp thiết của kỹ năng tự học của sinh viên
Phần cắt phách. Không làm bài vào
đây.

Đối với hình thức đạo tạo theo hình thức tín chỉ, vấn đề tự học ngoài giờ lên lớp của
sinh viên có thể xem là điều kiện tiên quyết quyết định chất lượng, hiệu quả của quá
trình đào tạo trong nhà trường. Từ năm 2007 – 2008, thực hiện Nghị quyết
14/2005/NQ – CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, giai
đoạn 2006 – 2020, thì các trường đại học hầu như chuyển sang hình thức tín chỉ. Có
thể nói tự học là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh, về phương pháp học tập. Những
lời chỉ dẫn quý báu và những bài học kinh nghiệm sâu sắc rút ra chính từ tấm gương
tự học bền bỉ và thành công của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Do vậy, kỹ
năng tự học chiếm vai trò quan trọng đến sự thành công hay thất bại của mỗi cá nhân.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo là các kĩ
năng tự học của sinh viên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học trong giai
đoạn hiện nay.
2.1.2 Thực trạng kỹ năng tự học của sinh viên hiện nay
Hiện nay, hoạt động tự học của sinh viên là một hoạt động không thể thiếu và đóng
vai trò quan trọng đặc biệt trong quá trình học tập ở bậc đại học. Tuy nhiên, trong các
phương thức đào tạo khác nhau thì hoạt động này lại có những đặc điểm riêng biệt
Khi chuyển sang phương thức đào tạo theo tín chỉ thì kế hoạch học tập cụ thể phụ
thuộc vào chính bản thân người học. Phương thức này cho phép sinh viên chủ động
lập kế hoạch học tập khoa học, xác định thời gian, phương tiện, biện pháp để thực
hiện mục tiêu. Thế nhưng, nhiều sinh viên lại dành thời gian đó để đi chơi, tham gia
các hoạt động không thiết thực dẫn đến việc tự học diễn ra khó khăn. Hình thức tổ
chức dạy học trong phương thức tín chỉ quy định hoạt động tự học của sinh viên như
là một thành phần bắt buộc trong thời khóa biểu.
Năm 1930, nhà sư phạm người Nhật Bản là Makiguchi đã có tác phẩm “ giáo dục vì
cuộc sống sáng tạo” với quan niệm cho rằng: “ giáo dục xét như quá trình hướng dẫn
tự học” chỉ ra thực trạng giáo dục và tự học của sinh viên.
2.2. Cơ sở lý thuyết, lý luận
2.2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
Phần cắt phách. Không làm bài vào
đây.

2.2.1.1. Khái niệm kỹ năng


Theo PGS.TS Huỳnh Văn Sơn (chuyên gia tâm lý, giáo dục kỹ năng sống): Kỹ năng
là khả năng thực hiện có kết quả một hoạt động nào đó bằng cách vận dụng những tri
thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép.
Bài viết Giáo sư Cao Xuân Hạo bàn về tự học được đăng trên Tạp chí Kiến thức ngày
nay, số 396, năm 2001: Trước hết, cần phải nói rằng, tự học là một chuyện vạn bất
đắc dĩ, vì ai cũng biết câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên.
Từ đó, về bản chất chúng ta có thể hiểu: Kỹ năng là khả năng thực hiên có kết quả
của một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để
hành động phù hợp với những điều kiện cho phép.
2.2.1.2. Khái niệm tự học
Theo Từ điển Giáo dục học “Tự học là quá trình tự mình lĩnh hội tri thức khoa học
và rèn luyện kĩ năng thực hành không có sự hướng dẫn của giáo viên và sự quản lí
trực tiếp của cơ sở giáo dục và đào tạo”.
Theo GS Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: “Tự học là đặt mình vào tình huống học, vào
vị trí người tự nghiên cứu, xử lí, giải quyết vấn đề”.
Từ những định nghĩa trên, tóm lại: Tự học là quá trình chủ thể người học cá nhân
hóa việc học nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập, tự giác tiến hành để thực hiện có hiệu
quả.
2.2.2. Vai trò của kỹ năng tự học
Kỹ năng tự học giữ vai trò lớn trong việc nâng cao khả năng hiểu biết và tiếp thu tri
thức mới của sinh viên, tạo nhiều điều kiện và cơ hội phát triển cho sinh viên. Theo
P.B. Ngọc “Chỉ có truyền thụ tài liệu của giáo viên mà thôi thì dù có nghệ thuật đến
đâu chăng nữa cũng không đảm bảo được việc lĩnh hội tri thức của sinh viên.”
2.2.2.1. Các kỹ năng tự học cần thiết
Kỹ năng kế hoạch hóa và mục tiêu; đọc giáo trình và tài tiệu tham khảo; nghe và
chép bài trên lớp; ôn tập; tự kiểm tra và đánh giá.
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tự học của sinh viên
Phần cắt phách. Không làm bài vào
đây.

2.2.3.1. Các yếu tố chủ quan


- Ý thức học tập và động cơ tự học của sinh viên
- Vốn tri thức hiện có của sinh viên
- Năng lực trí tuệ và tư duy
2.2.3.2. Các yếu tố khách quan
- Phương pháp dạy của người dạy
- Nội dung, chương trình đào tạo
- Các yếu tố khác: sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, điều kiện vật chất,…
2.2.4. Tổng quan tình hình về việc nhìn nhận đánh giá kỹ năng tự học của sinh viên
2.2.4.1. Trên thế giới
Các nhà giáo dục học ở Mỹ và Tây Âu đều thống nhất khẳng định vai trò của người
học trong quá trình giảng dạy, song bên cạnh đó cũng khẳng định vai trò của người
thầy, phương pháp và phương tiện dạy học. Theo Holec H hay Benn S.I đều cho rằng
tự học chiếm vị trí quan trọng, giúp nền khoa học giáo dục phát triển đáng kể. Đồng
tình với quan điểm trên, các nhà Xô Viết đã khẳng định vai trò tiềm năng to lớn của
hoạt động tự học.
2.2.4.2. Ở Việt Nam
Vấn đề tự học ở Việt Nam cũng được chú ý từ lâu, ngay từ thời kỳ phong kiến, giáo
dục chưa phát triển nhưng đất nước vẫn có nhiều nhân tài kiệt xuất. Bước vào thời kì
đổi mới hiện nay, việc tự học nói chung và vấn đề tự học của sinh viên nói riêng ngày
càng được quan tâm và nghiên cứu vì vai trò quan trọng của việc tự học trong quá
trình giảng dạy và học theo hướng đổi mới lấy người học là trung tâm.
3. Tiến trình nghiên cứu
- Từ 27/03/2021 đến 30/03/2021: Lựa chọn đề tài
- Từ 01/04/2021 đến 14/05/2021: Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu
- Từ 15/05/2021 đến 01/06/2021: Thu thập, xử lí thông tin
- Từ 02/06/2021 đến 08/06/2021: Viết báo cáo tổng kết
4. Kết quả
Phần cắt phách. Không làm bài vào
đây.

4.1. Thực trạng kỹ năng tự học của sinh viên khoa Tiếng anh chuyên ngành trường
Đại học Ngoại ngữ- Đại học Đà Nẵng.
4.1.1. Thuận lợi
4.1.2. Khó khăn
4.2. Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học của sinh viên khoa Tiếng anh chuyên
ngành trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Đà Nẵng.
5. Kết luận và đề xuất
6. Danh mục tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
[1]. Nghị quyết 14/2005/NQ – CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học
Việt Nam, giai đoạn 2006 – 2020.
[2]. Makiguchi (1930), “ Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo”, Nhà xuất bản Trẻ, thành
phố Hồ Chí Minh.
[3]. PGS.TS Huỳnh Văn Sơn (2006), “Hình thành kỹ năng sống của học viên”, Luận
văn thạc sĩ tâm lí học, Học viện kĩ thuật quân sự, Hà Nội.
[4]. Cao Xuân Hạo (2001), “Bàn về tự học”, Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 396, tr.
12 – 24
[5]. Bùi Hiền (2001), “Từ điển giáo dục học”, Nhà xuất bản từ điển bách khoa, Hà
Nội.
[6]. GS Nguyễn Cảnh Toàn (1995), “Luận bàn và kinh nghiệm tự học”, Nhà xuất bản
Đại học quốc gia, Hà Nội.
[7]. Phan Bích Ngọc (2009), “Tổ chức tốt việc tự học cho sinh viên nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo của các trường đại học theo hình thức tín chỉ hiện nay”, Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 25, tr.160 – 164.
Tiếng Anh
[8]. Benn, S.I (1976), “Freedom, Autonomy and the Concept of the Person”, The
Concept of Individual Freedom, p.23 – 34.
Phần cắt phách. Không làm bài vào
đây.

[9]. Holec, H (1981), “Autonomy in Foreign Language Learning”, Oxford:


Pergamon Press.

You might also like