You are on page 1of 172

Kỹ thuật thủy lực

Trình độ cơ bản Bài tập thực hành


TP 501

Festo Didactic
551150vn
Mã đặt hàng: 551141
Xuất bản: 06/2015
Tác giả: Renate Aheimer, Frank Ebel, Annabella Zimmermann
Đồ hoạ: Doris Schwarzenberger
Trình bầy: 12/2015, Frank Ebel

© Festo Didactic SE, Rechbergstr. 3, D-73770 Denkendorf, Germany, 2016


All rights reserved.

+49 711 3467-0 www.festo-didactic.com


+49 711 34754-88500 did@de.festo.com

Người mua tài liệu được quyền sử dụng duy nhất nhưng không độc quyền, không giới hạn thời gian
và giới hạn địa lý để sử dụng tại trường/cơ quan của người mua như sau.
 Người mua tài liệu được quyền sử dụng tác phẩm để đào tạo nhân viên của mình tại trụ sở/cơ
quan của người mua và cũng có quyền sử dụng một phần của tài liệu có bản quyền này làm cơ
sở cho việc tạo ra tài liệu huấn luyện của chính mình để đào tạo nhân viên tại trụ sở/cơ quan của
người mua với xác nhận nguồn cung cấp và để làm các bản sao cho mục đích này. Đối với
trường học/trường cao đẳng kỹ thuật và trung tâm đào tạo, quyền sử dụng cũng bao gồm cả việc
sử dụng cho học sinh, sinh viên và học viên tại trường/trụ sở của người mua nhằm mục đích
giảng dạy.
 Quyền sử dụng trong mọi trường hợp sẽ không bao gồm quyền xuất bản tài liệu có bản quyền
này hoặc làm cho tài liệu này có sẵn để sử dụng trên nền tảng intranet, Internet, LMS và cơ sở
dữ liệu như Moodle, cho phép truy cập bởi nhiều người sử dụng, kể cả những người bên ngoài
trường/trụ sở của người mua.
 Các quyền khác liên quan đến sao chụp, bản sao, chuyển thể, dịch thuật, vi phim, chuyển giao
và lưu trữ và xử lý trong các hệ thống điện tử, không phân biệt toàn bộ hoặc một phần tài liệu,
phải được sự đồng ý trước của Công ty Festo Didactic.

Ghi chú
Ở những nơi mà giáo viên, học viên, v.v... được giới thiệu ở hình thức nam giới trong sách hướng
dẫn này, hình thức nữ giới, tất nhiên, cũng được ngụ ý. Việc sử dụng một dạng giới tính đơn không
nhằm mục đích phân biệt đối xử giới tính, mà chỉ đơn giản là hỗ trợ khả năng đọc và hiểu tài liệu
và các công thức được sử dụng dễ dàng hơn.
Mục lục

Mục đích sử dụng ________________________________________________________ V


Lời nói đầu ______________________________________________________________VI
Giới thiệu ______________________________________________________________VIII
Hướng dẫn thực hành và chú ý về an toàn ___________________________________IX
Bộ thiết bị đào tạo thủy lực (TP 500) _________________________________________XI
Mục tiêu bài giảng, kỹ thuật thủy lực trình độ cơ bản (TP 501) ______________________ XII
Phân bố mục tiêu bài giảng đến bài tập _______________________________________ XIV
Bộ thiết bị ______________________________________________________________ XVII
Phân bố các phần tử cho bài tập ___________________________________________ XIX
Ghi chú cho giáo viên/học viên ______________________________________________ XX
Cấu trúc của bài tập _____________________________________________________ XXI
Định danh các phần tử ___________________________________________________ XXII
Nội dung đĩa CD-ROM ___________________________________________________ XXII

Bài tập và bài giải


Bài tập 1: Lắp đặt trạm thí nghiệm thủy lực _____________________________________ 3
Bài tập 2: Vận hành thử máy ép thủy lực 2 trụ __________________________________ 13
Bài tập 3: Đo đường cong đặc tính của bơm ___________________________________ 21
Bài tập 4: Đo đặc tính mở của van giảm áp ____________________________________ 33
Bài tập 5: Dỡ tải cho máy cuộn giấy __________________________________________ 41
Bài tập 6: Mở nắp lò tôi cao tần _____________________________________________ 51
Bài tập 7: Mở và đóng cửa lò hơi ____________________________________________ 59
Bài tập 8: Định kích thước cho thiết bị lắp ráp __________________________________ 69
Bài tập 9: Phân loại thùng gỗ vận chuyển _____________________________________ 73
Bài tập 10: Đo đường cong đặc tính của van ổn tốc ______________________________ 83
Bài tập 11: Hiệu chỉnh vận tốc hành trình của máy nâng thủy lực ____________________ 93
Bài tập 12: Tối ưu hóa máy dập nổi __________________________________________ 103
Bài tập 13: Đồng bộ vận tốc lùi về và vận tốc tiến ra _____________________________ 115
Bài tập 14: Bảo vệ xy lanh chống lại sự lùi về không chủ ý ________________________ 123
Bài tập 15: Điều chỉnh độ lệch của băng tải ____________________________________ 133
Bài tập 16: Đối áp cho đóng cửa chắn lửa _____________________________________ 139
Bài tập 17: Chất tải và dỡ tải cho xe ben ______________________________________ 145

© Festo Didactic 551141 III


Mục lục

Bài tập và phiếu thực hành

Bài tập 1: Lắp đặt trạm thí nghiệm thủy lực _____________________________________ 3
Bài tập 2: Vận hành thử máy ép thủy lực 2 trụ __________________________________ 13
Bài tập 3: Đo đường cong đặc tính của bơm ___________________________________ 21
Bài tập 4: Đo đặc tính mở của van giảm áp ____________________________________ 33
Bài tập 5: Dỡ tải cho máy cuộn giấy __________________________________________ 41
Bài tập 6: Mở nắp lò tôi cao tần _____________________________________________ 51
Bài tập 7: Mở và đóng cửa lò hơi ____________________________________________ 59
Bài tập 8: Định kích thước cho thiết bị lắp ráp __________________________________ 69
Bài tập 9: Phân loại thùng gỗ vận chuyển _____________________________________ 73
Bài tập 10: Đo đường cong đặc tính của van ổn tốc ______________________________ 83
Bài tập 11: Hiệu chỉnh vận tốc hành trình của máy nâng thủy lực ____________________ 93
Bài tập 12: Tối ưu hóa máy dập nổi __________________________________________ 103
Bài tập 13: Đồng bộ vận tốc lùi về và vận tốc tiến ra _____________________________ 115
Bài tập 14: Bảo vệ xy lanh chống lại sự lùi về không chủ ý ________________________ 123
Bài tập 15: Điều chỉnh độ lệch của băng tải ____________________________________ 133
Bài tập 16: Đối áp cho đóng cửa chắn lửa _____________________________________ 139
Bài tập 17: Chất tải và dỡ tải cho xe ben ______________________________________ 145

IV © Festo Didactic 551141


Mục đích sử dụng

Bộ thiết bị đào tạo thủy lực trình độ cơ bản chỉ được sử dụng:
 Cho mục đích giảng dạy và ứng dụng đào tạo
 Khi chức năng an toàn của thiết bị trong tình trạng hoàn hảo.

Những phần tử trong bộ thiết bị đào tạo này được thiết kế theo công nghệ mới nhất cũng
như các quy tắc an toàn được công nhận. Tuy nhiên, nếu chúng được sử dụng không đúng
cách thì cuộc sống và tay chân của người sử dụng và của bên thứ ba có thể bị nguy hiểm và
chất lượng các phần tử bị suy giảm.

Hệ thống đào tạo của Festo Didactic được phát triển và sản xuất dành riêng cho đào tạo và
giáo dục dạy nghề trong lĩnh vực tự động hoá và công nghệ. Tổ chức đào tạo và/hoặc giáo
viên phải đảm bảo rằng tất cả các học viên tuân theo nghiêm chỉnh những hướng dẫn về an
toàn được mô tả trong sách bài tập này.

Festo Didactic do đó không chịu bất cứ trách nhiệm pháp lý nào đối với các tổn thương cho
học viên, cho các tổ chức đào tạo và/hoặc các thành viên thứ ba xuất hiện do kết quả sử
dụng hoặc ứng dụng các trạm ngoài tình huống đào tạo thuần tuý, cũng như các hư hỏng
gây nên bởi các hành động có chủ ý hoặc sự cẩu thả hiển nhiên trên các phần tử của Festo
Didactic.

© Festo Didactic 551141 V


Lời nói đầu

Hệ thống học tập về kỹ thuật tự động hóa của Công ty Festo Didactic hướng tới các nền
giáo dục và yêu cầu dạy nghề khác nhau. Tương ứng, hệ thống đào tạo được phân chia
như sau
 Thiết bị đào tạo định hướng công nghiệp
 Cơ điện tử và tự động hóa xí nghiệp
 Tự động hóa điều khiển quá trình liên tục và kỹ thuật điều khiển
 Robot di động
 Mô hình học tập nhà máy hỗn hợp

Hệ thống đào tạo cho kỹ thuật tự động hóa được cập nhật liên tục và mở rộng để phù hợp
với sự phát triển trong lĩnh vực giáo dục, cũng như trong thực hành chuyên nghiệp hiện thời.

Bộ thiết bị công nghệ được phân chia thành các công nghệ khác nhau bao gồm kỹ thuật khí
nén, điện-khí nén, kỹ thuật thủy lực, điện-thủy lực, thủy lực tỷ lệ, mạch điều khiển logic khả
lập trình, kỹ thuật cảm biến, kỹ thuật điện, điện tử và truyền động điện.

Thiết kế mô đun của hệ thống đào tạo cho phép thực hiện các ứng dụng đã mô tả ở trên và
vượt ra ngoài giới hạn của các bộ đào tạo riêng lẻ. Ví dụ: có thể ứng dụng PLC để điều
khiển khí nén, thủy lực và truyền động điện.

VI © Festo Didactic 551141


Tất cả các bộ thiết bị đào tạo bao gồm các thành phần sau
 Phần thiết bị
 Phương tiện truyền thông
 Hội thảo

Thiết bị
Phần thiết bị bao gồm các bộ thiết bị đào tạo có các phần tử và các hệ thống công nghiệp
được thiết kế đặc biệt cho mục đích đào tạo. Việc lựa chọn và thiết kế của các phần tử trong
các bộ thiết bị đào tạo đặc biệt phù hợp với các bài tập có trong các phương tiện truyền
thông đi kèm.

Phương tiện truyền thông


Các phương tiện truyền thông cung cấp cho các nhóm riêng biệt về các chủ đề được phân
bổ trong các loại giáo trình và phần mềm. Các giáo trình định hướng thực tế bao gồm:
 Các sách kỹ thuật và giáo trình (bài thực hành tiêu chuẩn cho việc truyền đạt kiến thức
cơ bản)
 Sách bài tập (các bài tập thực tế với các hướng dẫn bổ sung và bài giải mẫu)
 Từ vựng, hướng dẫn sử dụng và sách kỹ thuật (cung cấp thông tin kỹ thuật trên các
nhóm chủ đề cho nghiên cứu tiếp theo)
 Bộ các bản chiếu projector và video (dễ dàng làm theo, hướng dẫn năng động)
 Pa nô (thể hiện rõ ràng các bản vẽ mặt cắt)

Từ các loại phần mềm, chương trình được thực hiện có sẵn cho các ứng dụng sau đây:
 Các chương trình đào tạo số hóa (cho soạn bài giảng có tính sư phạm và truyền thông)
 Phần mềm mô phỏng
 Phần mềm trực quan
 Phần mềm cho thu thập dữ liệu đo lường
 Phần mềm đồ án kỹ thuật và thiết kế kỹ thuật
 Phần mềm lập trình cho mạch điều khiển khả lập trình - PLC

Việc giảng dạy và phương tiện truyền thông học tập có sẵn trong một số ngôn ngữ. Chúng
được dự kiến sử dụng cho giảng dạy ở lớp học, nhưng cũng thích hợp cho việc tự học.

Hội thảo chuyên đề


Dịch vụ hội thảo toàn diện bao gồm các nội dung cho các bộ thiết bị đào tạo đến các chương
trình đào tạo và giáo dục dạy nghề.

Bạn có gợi ý hay những lời phê bình liên quan đến tài liệu hướng dẫn này?
Nếu có, hãy gửi cho chúng tôi theo e-mail ở did@de.festo.com.
Các tác giả và Festo Didactic mong nhận được phản hồi của bạn.

© Festo Didactic 551141 VII


Giới thiệu
Sách bài tập này là một phần của Hệ thống giảng dạy về Tự động hoá và Công nghệ thuộc
Festo Didactic GmbH & Co. Hệ thống thực hiện các bài tập cơ bản định hướng thực tế cho
đào tạo và dạy nghề. Học phần công nghệ TP 501 và TP 502 chỉ dành riêng cho điều khiển
thủy lực thuần tuý.

Bộ thiết bị đào tạo kỹ thuật thủy lực, trình độ cơ bản TP 501 phù hợp cho đào tạo cơ bản
trong lĩnh vực kỹ thuật điều khiển thủy lực. Truyền đạt những kiến thức về các nguyên lý cơ
bản của thủy lực, cũng như chức năng và ứng dụng của các phần tử thủy lực. Điều khiển
thủy lực đơn giản có thể được thiết lập với bộ thiết bị này. Bộ thiết bị đào tạo kỹ thuật thủy
lực, trình độ nâng cao TP 502 với mục tiêu trong đào tạo nghề cao trong lĩnh vực kỹ thuật
điều khiển thủy lực. Mạch thủy lực cao cấp hơn có thể được thiết lập với bộ thiết bị này.

Giáo trình này thực hiện các kiến thức về quan hệ vật lý và các mạch cơ bản quan trọng
nhất trong công nghệ thuỷ lực. Các bài tập được chia như sau:
 Vẽ đường đặc tính của các phần tử riêng lẻ
 So sánh cách sử dụng của các phần tử khác nhau
 Lắp ráp các mạch thủy lực cơ bản khác nhau
 Sử dụng các phương trình thuỷ lực cơ bản

Các điều kiện kỹ thuật tiên quyết cho thiết lập điều khiển gồm có:
 Bàn thực hành kiểu Learnline hoặc Learntop-S được trang bị mặt bàn bằng hợp kim
nhôm có các rãnh soi rãnh profil. Mặt bàn có 14 rãnh soi chữ T song song cách đều ở
khoảng cách 50 mm.
 Bộ nguồn thuỷ lực (điện áp làm việc 230 V, 50Hz, áp suất làm việc: 6 MPa (60 bar) và
lưu lượng: 2 lít/phút).
 Bộ cấp nguồn điện một chiều với mạch bảo vệ chống ngắn mạch (điện áp vào: 230 V,
50Hz, điện áp ra 24 VDC, dòng ra lớn nhất: 5A) dùng cấp nguồn điện cho cảm biến lưu
lượng.
 Bộ dây điện an toàn dùng cho phòng thí nghiệm.

Bạn chỉ cần các phần tử có trong bộ thiết bị TP 501 để thực hành hoàn chỉnh 17 bài tập. Các
cơ sở lý thuyết để hiểu các bài tập này có trong sách giáo trình:
 Giáo trình kỹ thuật thủy lực, trình độ cơ bản

Bản thông số kỹ thuật cho từng phần tử riêng biệt cũng có sẵn (các xy lanh, van v.v...).

VIII © Festo Didactic 551141


Các hướng dẫn về an toàn và thực hành

Tổng quát
 Học viên chỉ được thực hành với các mạch thủy lực dưới sự giám sát của giáo viên.
 Vận hành các thiết bị điện (ví dụ như bộ cung cấp nguồn điện, máy nén khí, bộ nguồn
thủy lực) chỉ ở trong các phòng thí nghiệm được trang bị thiết bị cấp dư thừa công suất
dòng điện (RCD).
 Tuân theo các thông số kỹ thuật trong bản thông số kỹ thuật cho các phần tử riêng biệt
và đặc biệt là tất cả các hướng dẫn về an toàn!
 Các lỗi có thể làm giảm an toàn không được tạo ra trong môi trường đào tạo và phải
được loại bỏ ngay lập tức.
 Hãy mang thiết bị bảo vệ cá nhân của bạn (kính an toàn, giầy an toàn) nếu bạn đang làm
việc với các mạch thủy lực.

Lắp đặt cơ khí


 Chỉ được lắp đặt khi hệ thống ở trạng thái dừng hoàn toàn.
 Gắn an toàn tất cả các phần tử lên mặt bàn thực hành có soi rãnh định hình.
 Các chuyển mạch giới hạn hành trình không được tác động đối diện.
 Có thể có nguy hiểm gây chấn thương trong xử lý sự cố!
 Sử dụng một dụng cụ để tác động các chuyển mạch giới hạn hành trình, ví dụ: bằng
tuốc nơ vít.
 Lắp đặt tất cả các phần tử sao cho khi kích hoạt các chuyển mạch và tháo dỡ không quá
khó khăn.
 Tuân thủ các hướng dẫn liên quan đến định vị trí của các phần tử.
 Luôn lắp đặt xy lanh cùng với nắp che bảo vệ thích hợp.

Các thông số điện


 Chỉ được sử dụng điện áp cực thấp: lớn nhất 24 V DC.
 Các kết nối điện chỉ được lắp đặt và bị tháo dỡ khi không có điện áp!
 Chỉ sử dụng cáp nối với phích cắm an toàn cho các kết nối điện.
 Kéo phích cắm khi ngắt kết nối cáp - không bao giờ được kéo sợi cáp.

Thủy lực
 Áp suất hệ thống lớn nhất là 6 MPa (60 bar).
 Áp suất làm việc cho phép tối đa của tất cả các phần tử thuỷ lực trong bộ thiết bị thí
nghiệm là 120 bar (12 MPa).
 Có thể có nguy hiểm gây chấn thương khi nhiệt độ dầu > 50°C!
Dầu thủy lực với nhiệt độ > 50°C có thể gây bỏng.
 Có thể có nguy hiểm gây chấn thương khi bật bộ nguồn thủy lực!
Xy lanh có thể tiến ra hoặc lùi về tự động.
 Tất cả các van, thiết bị và ống thủy lực được trang bị khớp nối nhanh tự làm kín.

© Festo Didactic 551141 IX


 Kết nối các ống thủy lực
– Không bao giờ được kết nối hoặc tháo dỡ các ống thủy lực khi bộ nguồn thủy lực
đang chạy hoặc trong khi đang có áp suất!
Các khớp nối nhanh chỉ được kết nối ở trạng thái không có áp suất.
– Thiết lập các đầu cắm nhanh thẳng tâm vào ổ cắm nhanh!
Các đầu cắm nhanh và ổ cắm nhanh không được lắp xiên.
 Lắp đặt các mạch thủy lực
– Bộ nguồn thủy lực và bộ nguồn điện phải được tắt khi lắp ráp mạch thủy lực.
– Trước khi vận hành, đảm bảo rằng tất cả các đường hồi dầu về thùng dầu đã được
kết nối và tất cả các khớp nối thủy lực đã được lắp ráp an toàn.
 Chạy thử
– Các xy lanh chỉ được chạy khi đã có nắp che.
– Đầu tiên bật công tắc cấp điện nguồn và sau đó bật bộ nguồn thủy lực.
 Tháo dỡ mạch thủy lực
– Đảm bảo rằng áp suất đã được xả hết trước khi tháo dỡ mạch thủy lực.
– Đầu tiên tắt bộ nguồn thủy lực và sau đó tắt công tắc cấp điện nguồn.
 Nếu các khớp nối nhanh được tháo ra trong khi có áp suất, áp suất sẽ bị giữ lại trong
thiết bị bằng van một chiều trong khớp nối. Áp suất này xả ra bằng thiết bị xả áp.

Kỹ thuật gá lắp
Bàn gá lắp các phần tử được trang bị các phương án gá lắp A, B hoặc C:
 Phương án A, hệ thống gá lắp nhanh
Các phần tử trọng lượng nhẹ không chịu tải (ví dụ như các van đảo chiều và các cảm
biến). Đơn giản là gắn các phần tử vào các rãnh trên mặt bàn thực hành có soi rãnh
profil. Các phần tử được tháo ra bằng cách ấn vào đòn bẩy mầu xanh lơ.
 Phương án B, hệ thống bu lông
Các phần tử với tải trung bình (ví dụ như xy lanh thủy lực hay xy lanh khí nén). Các phần
tử này được kẹp lên trên mặt bàn thực hành có soi rãnh profil bằng các bu lông đầu chữ
T. Đai ốc có 3 trấu được sử dụng để kẹp chặt và tháo phần tử ra.
 Phương án C, hệ thống vặn ren
Cho các phần tử với tải trọng lớn hoặc các phần tử thỉnh thoảng mới tháo ra khỏi bàn
thực hành có soi rãnh (ví dụ như van khóa với bộ lọc khí). Các phần tử được gắn an
toàn bằng bu lông đầu chữ T và đai ốc ren.

Các phụ kiện yêu cầu


Cần có đồng hồ đo vạn năng để thực hiện các bài tập có sử dụng cảm biến lưu lượng.
Điện áp đầu ra của cảm biến lưu lượng được đo bằng đồng hồ đo vạn năng.

Bạn cũng cần đồng hồ bấm giây để đo các thời gian lùi về và tiến ra của piston xy lanh thủy
lực.

X © Festo Didactic 551141


Bộ thiết bị đào tạo kỹ thuật thủy lực (TP 500)
Bộ thiết bị đào tạo TP500 bao gồm nhiều tài liệu đào tạo cho cá nhân và hội thảo. Đối tượng
chính của bộ thiết bị này là điều khiển thủy lực thuần túy. Các phần tử riêng biệt từ bộ thiết
bị đào tạo TP 500 cũng có trong các bộ thiết bị đào tạo khác.

Điều quan trọng cho các phần tử TP 500


 Bàn thực hành thường trực với mặt bàn bằng hợp kim nhôm có soi rãnh profil
 Bộ thiết bị hoặc các phần tử riêng biệt (ví dụ: các xy lanh, van và áp kế)
 Phòng thí nghiệm hoàn chỉnh.

Phương tiện truyền thông


Giáo trình cho bộ thiết bị đào tạo TP500 gồm có sách giáo khoa và sách bài tập. Sách giáo
khoa truyền đạt kiến thức vật lý cơ bản và kỹ thuật thủy lực. Sách bài tập gồm các phiếu
thực hành cho mỗi bài tập, bài giải cho từng phiếu bài tập và CD-ROM. Một bộ phiếu bài tập
được chuẩn bị sẵn và phiếu thực hành được cung cấp trong mỗi cuốn sách bài tập cho tất
cả các bài tập.

Bản thông số kỹ thuật của các phần tử được cung cấp cùng với bộ thiết bị.

Phương tiện truyền thông

Sách giáo khoa Kỹ thuật thủy lực, trình độ cơ bản


Sách bài tập Kỹ thuật thủy lực, trình độ cơ bản (TP 501)
Kỹ thuật thủy lực, trình độ nâng cao (TP 502)
Bộ bản chiếu trong Cơ sở kỹ thuật thủy lực
®
Phần mềm mô FluidSIM Hydraulic
phỏng
Chương trình đào WBT hydraulics
tạo trực tuyến

Tổng quan về phương tiện truyền thông của bộ thiết bị đào tạo TP 500

Phần mềm có sẵn để sử dụng kết hợp với bộ thiết bị đào tạo TP 500 bao gồm FluidSIM® H
và chương trình đào tạo kỹ thuật số về thủy lực. FluidSIM® H hỗ trợ cho soạn thảo các bài
giảng. Mạch điều khiển thủy lực có thể thiết lập và mô phỏng được. Chương trình đào tạo kỹ
thuật số về thủy lực truyền đạt kiến thức về các nguyên lý cơ bản của mạch điều khiển thủy
lực. Với sự giúp đỡ của các ví dụ dựa trên thực tế công nghiệp hiện thời, học viên thực hành
thông qua các nguyên lý cơ bản của hệ thống thủy lực và làm quen với các phần tử được sử
dụng trong các hệ thống thủy lực.

Các phương tiện truyền thông được cung cấp với một số ngôn ngữ. Bạn tìm thấy các tài liệu
đào tạo tiếp theo trong danh mục sản phẩm của chúng tôi và trên Internet.

© Festo Didactic 551141 XI


Mục tiêu bài giảng, kỹ thuật thủy lực, trình độ cơ bản (TP 501)

Phần tử
 Làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt động của bơm thủy lực.
 Làm quen với các đặc tính quan trọng nhất của bơm thủy lực.
 Có khả năng giải thích áp suất xuất hiện trong điều khiển thủy lực như thế nào.
 Làm quen với quan hệ giữa lưu lượng bơm và áp suất làm việc.
 Làm quen với các chủng loại và ứng dụng khác nhau của van điều áp.
 Làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt động của van điều áp.
 Làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt động của xy lanh tác dụng đơn.
 Làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt động của xy lanh tác dụng kép.
 Làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt động của van đảo chiều 2/2.
 Làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt động của van đảo chiều 3/2.
 Làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt động của van đảo chiều 4/2.
 Làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt động của van đảo chiều 4/3.
 Có khả năng đánh giá những ảnh hưởng của các biến thể khác nhau về vị trí giữa của
van đảo chiều 4/3.
 Làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt động của van một chiều.
 Làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt động của van tiết lưu một chiều.
 Làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt động của van một chiều kích mở hướng chặn.
 Làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt động của van ổn tốc.

Các mạch thủy lực


 Có khả năng chạy thử an toàn mạch điều khiển thủy lực.
 Có khả năng điều khiển xy lanh tác dụng đơn.
 Có khả năng giải thích được sự khác nhau giữa điều khiển lưu lượng cấp vào và lưu
lượng xả ra.
 Có khả năng so sánh các mạch với van ổn tốc trên đường vào và trên đường ra.
 Có khả năng sử dụng van ổn tốc để hiệu chỉnh vận tốc của xy lanh.
 Có khả năng đặt tên cho các ứng dụng khác nhau của van ổn tốc.
 Có khả năng giải thích được sự khác nhau giữa van ổn tốc và van tiết lưu một chiều
được sử dụng trong các ứng dụng.
 Làm quen với thiết lập và chế độ hoạt động của mạch đi vòng.
 Có khả năng giải thích ảnh hưởng của diện tích bề mặt piston đến áp suất, lực và thời
gian dịch chuyển.
 Có khả năng sử dụng đúng các van một chiều kích mở hướng chặn.
 Làm quen với kẹp thủy lực trong xy lanh tác dụng kép.
 Có khả năng so sánh các mạch có đối áp và không có đối áp.
 Có khả năng giải thích được sự khác nhau giữa các mạch đối áp được đặt bằng van tiết
lưu một chiều và được đặt bằng van điều áp.
 Có khả năng vận hành các xy lanh tác dụng kép với tải thay đổi.

XII © Festo Didactic 551141


Đo lường và tính toán
 Học được cách ghi và giải thích đường cong đặc tính của bơm thủy lực.
 Học cách đo lưu lượng trong điều khiển thủy lực.
 Học được cách ghi đường cong đặc tính của van điều áp
 Học được cách ghi đường đặc tính của van ổn tốc.
 Học cách xác định thời gian, áp suất và các lực trong các hành trình tiến ra và lùi về của
xy lanh tác dụng đơn.
 Học cách xác định thời gian, áp suất và các lực trong các hành trình tiến ra và lùi về của
xy lanh tác dụng kép.
 Học cách tính thời gian đi ra của piston.
 Học cách tính toán cân bằng các hoạt động khi sử dụng van đảo chiều 4/3 với các vị trí
giữa khác nhau.

© Festo Didactic 551141 XIII


Phân bổ mục tiêu bài giảng cho các bài tập

Bài tập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

Mục tiêu bài giảng

Làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt



động của bơm thủy lực.

Làm quen với các đặc tính quan trọng



nhất của bơm thủy lực.

Có khả năng giải thích áp suất suất


hiện trong điều khiển thủy lực như thế •
nào.

Làm quen với các chủng loại và ứng



dụng khác nhau của van điều áp.

Có khả năng chạy thử an toàn mạch



điều khiển thủy lực.

Học được cách ghi ghi và giải thích


đường cong đặc tính của bơm thủy •
lực.

Học cách đo lưu lượng thể tích trong



điều khiển thủy lực.

Làm quen với quan hệ giữa lưu lượng



bơm và áp suất làm việc.

Làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt



động của van điều áp.

Học được cách ghi đường cong đặc



tính của van điều áp.

Làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt



động của xy lanh tác dụng đơn.

Làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt



động của van đảo chiều 2/2.

Làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt



động của van một chiều.

Có khả năng điều khiển xy lanh tác



dụng đơn.

Làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt



động của van đảo chiều 3/2.

Học cách xác định thời gian, áp suất và


các lực trong các hành trình tiến ra và •
lùi về của xy lanh tác dụng đơn.

Làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt



động của xy lanh tác dụng kép.

Làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt



động của van đảo chiều 4/2.

XIV © Festo Didactic 551141


Bài tập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

Mục tiêu bài giảng

Học cách xác định thời gian, áp suất và


các lực trong các hành trình tiến ra và •
lùi về của xy lanh tác dụng kép.

Có khả năng điều khiển xy lanh tác



dụng kép.

Có khả năng tính toán các lực của xy



lanh tác dụng kép.

Học cách tính thời gian đi ra của



piston.

Có khả năng giải thích được các ứng



dụng khác nhau của van ổn tốc.

Làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt



động của van tiết lưu một chiều.

Có khả năng giải thích được sự khác


nhau giữa điều khiển lưu lượng cấp •
vào và lưu lượng xả ra.

Làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt



động của van ổn tốc.

Học được cách ghi đường cong đặc



tính của van ổn tốc.

Làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt



động của van đảo chiều 4/3.

Có khả năng đánh giá ảnh hưởng các



vị trí giữa khác nhau.

Có khả năng sử dụng van ổn tốc để



hiệu chỉnh vận tốc của xy lanh.

Có khả năng so sánh các mạch với van


ổn tốc trên đường vào và trên đường •
ra.

Có khả năng giải thích được sự khác


nhau giữa van ổn tốc và van tiết lưu

một chiều được sử dụng trong các ứng
dụng.

Làm quen với thiết lập và chế độ hoạt



động của mạch đi vòng .

Có khả năng giải thích ảnh hưởng của


diện tích bề mặt piston đến áp suất, lực •
và thời gian dịch chuyển.

© Festo Didactic 551141 XV


Bài tập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

Mục tiêu bài giảng

Làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt


động của van một chiều kích mở •
hướng chặn.

Có khả năng van một chiều kích mở


• •
hướng chặn trong điều khiển.

Học cách tính toán cân bằng các hoạt


động khi sử dụng van đảo chiều 4/3 với •
các vị trí giữa khác nhau.

Làm quen với kẹp thủy lực của xy lanh



tác dụng kép.

Có khả năng so sánh các mạch có đối



áp và không có đối áp.

Có khả năng giải thích được sự khác


nhau giữa các mạch đối áp được đặt

bằng van tiết lưu một chiều và được
đặt bằng van điều áp.

Có khả năng vận hành các xy lanh tác



dụng kép với tải thay đổi.

XVI © Festo Didactic 551141


Bộ thiết bị

Bộ thiết bị đào tạo thủy lực (TP 501) đã được đặt cùng với nhau cho đào tạo cơ bản trong
lĩnh vực kỹ thuật điều khiển thủy lực. Bộ này bao gồm tất cả các phần tử cần thiết cho việc
hoàn thiện các bài giảng với mục tiêu xác định và có thể bổ xung cho các bộ thiết bị khác.

Bộ thiết bị đào tạo thủy lực, trình độ cơ bản (TP 501), mã đặt hàng 573035

Định danh Mã đặt hàng Số lượng

Van ổn tốc 544338 1


Van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt với lò xo hồi 544342 1
Van đảo chiều 4/3 tác động tay gạt, vị trí giữa xả (AB > T), có 544344 1
hãm
Van đảo chiều 4/3 tác động tay gạt, vị trí giữa đóng, có hãm 544343 1
Van khóa 152844 1
Xy lanh thủy lực 16/10/200 với nắp bảo vệ 572746 1
Van tiết lưu một chiều 152843 1
Van điều áp 544335 1
Áp kế 152841 3
Cảm biến lưu lượng 567191 1
Tải trọng 9 kg dùng cho xy lanh 152972 1
Động cơ thủy lực 152858 1
Van một chiều, áp suất kích mở: 0,6 MPa (6 bar) 548618 1
Van một chiều kích mở hướng chặn 544339 1
Cút T 152847 1
Bộ chia nguồn thủy lực 4 đường với áp kế 159395 2

© Festo Didactic 551141 XVII


Ký hiệu đồ họa của bộ thiết bị

Phần tử Ký hiệu đồ họa Phần tử Ký hiệu đồ họa

Van ổn tốc Áp kế

ISO 1219-1 EN 60617-7


A B 24V (RD)
Van đảo chiều 4/2
tác động tay gạt với Cảm biến lưu lượng q 0 – 10V
lò xo hồi P T (BK)

0V (BU)

Van đảo chiều 4/3 A B


tác động tay gạt, vị
Động cơ thủy lực
trí giữa xả (AB > T),
P T
có hãm

Van đảo chiều 4/3 A B Van một chiều, áp


tác động tay gạt, vị
suất kích mở: 0,6
trí giữa đóng, có
P T MPa (6 bar)
hãm

Van một chiều kích


Van khóa
mở hướng chặn

Xy lanh 16/10/200 Cút T

A B Bộ chia nguồn thủy


Van tiết lưu một
lực 4 đường với áp
chiều
kế

Tải trọng 9 kg dùng


Van điều áp m
cho xy lanh

XVIII © Festo Didactic 551141


Phân bố các phần tử cho các bài tập

Bộ thiết bị đào tạo TP 501

Ghi chú
Bài tập 1 và 8 là bài tập lý thuyết sẽ yêu cầu thực hành với bản thông số kỹ thuật
hoặc máy tính cầm tay.

Thời gian lắp đặt mở rộng:


Cho các bài tập 5, 6, 11, 14 và 16, xy lanh được bắt bằng ren trên cột nhôm có rãnh
profil ở vị trí thẳng đứng và được gia tải bằng tải trọng. Phải lắp nắp che bảo vệ cho tải
trọng.

Bài tập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

Phần tử

Van ổn tốc 1 1 1 1

Van đảo chiều 4/2 1 1 1 1 1 1 1

Van đảo chiều 4/3, các đường làm việc


1 1 1
được xả ở vị trí giữa

Van đảo chiều 4/3, vị trí giữa đóng 1 1

Van khóa 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

Xy lanh 16/10/200 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

Van tiết lưu một chiều 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

Van điều áp 1 1 1 1 1 1 1 1

Áp kế 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2

Cảm biến lưu lượng 1 1

Tải trọng 9 kg cho xy lanh 1 1 1 1 1

Động cơ thủy lực 1 1

Van một chiều, áp suất kích mở 0,6


1 1
MPa (6 bar)

Van một chiều kích mở hướng chặn 1 1

Cút T 1 1 1 1

Bộ chia nguồn thủy lực 4 đường với áp


2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
kế

© Festo Didactic 551141 XIX


Các phụ kiện yêu cầu

Bài tập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

Phần tử

Ống thủy lực dài 600 mm 3 2 4 2 2 2 2 5 5 5 6 5 7 5 7

Ống thủy lực dài 1000 mm 2 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 2

Ống thủy lực dài 1500 mm 2 2 2 2 2 2 2 2

Nắp bảo vệ cho tải trọng 9 kg 1 1 1 1 1

Đồng hồ đo vạn năng 1 1

Bộ cấp nguồn điện 24 V DC 1 1

Bộ nguồn thủy lực 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

Ghi chú cho giáo viên/học viên

Mục tiêu bài giảng


Mục tiêu học tập cơ bản của sách bài tập này là làm quen với các nguyên lý cơ bản của thủy
lực, cũng như lắp ráp thực tế các mạch thủy lực trên bàn thực hành có soi rãnh profil. Sự
tương tác trực tiếp liên quan đến cả lý thuyết và thực hành, đảm bảo sự tiến bộ nhanh hơn
và nhớ lâu hơn trong học tập. Mục tiêu bài giảng định trước được ghi chép trong bảng phân
bố. Các mục tiêu bài giảng riêng biệt được gán cho từng bài tập.

Thời gian yêu cầu


Thời gian cần thiết để thực hành thông qua các bài tập phụ thuộc vào kiến thức của học viên
cho mỗi chủ đề. Học viên trong lĩnh vực gia công kim loại hoặc lắp đặt điện: khoảng 2 tuần.
Nếu đào tạo cho người lao động có tay nghề cao: khoảng 1 tuần.

Bộ các phần tử thủy lực


Sách giáo khoa, sách bài tập và bộ thiết bị được kết hợp với nhau. Các phần tử có trong mỗi
bộ thiết bị TP 501 được yêu cầu cho tất cả 17 bài tập.

Các bài tập cần phải lắp đặt trên mặt bàn thực hành có soi rãnh profil với chiều rộng mặt bàn
ít nhất 700 mm.

Các tiêu chuẩn


Các tiêu chuẩn sau đây được sử dụng trong sách bài tập này:
ISO 1219-1: Hệ thống chất lỏng công suất và các phần tử – Các ký hiệu đồ họa và sơ
đồ mạch, ký hiệu.
ISO 1219-2: Hệ thống chất lỏng công suất và các phần tử – Các ký hiệu đồ họa và sơ
đồ mạch.
EN 60617-7: Các ký hiệu đồ họa cho sơ đồ mạch.
EN 81346-2 Các hệ thống công nghiệp, lắp đặt và thiết bị và thiết bị công nghiệp –
Các nguyên lý cấu trúc và định danh tham khảo.

XX © Festo Didactic 551141


Định dạng của bài giải
Bài giải và phần bổ sung trong đồ họa hoặc biểu đồ xuất hiện ở màu đỏ.

Các ký hiệu trong phiếu thực hành


Phần văn bản yêu cầu học viên phải tiếp tục hoàn thiện được xác định với một mạng lưới
hoặc các ô vuông màu xám.
Đồ họa yêu cầu học sinh phải hoàn thiện là một mạng lưới ô vuông.

Ghi chú cho giáo viên


Các thông tin ghi thêm ở đây được thực hiện cho các phần tử riêng biệt và mạch điều khiển
hoàn chỉnh. Các chú thích này không có trong sách bài tập dành cho sinh viên.

Bài giải
Bài giải có trong sách bài tập này là các kết quả từ các phép đo thử nghiệm. Các kết quả từ
các phép đo của bạn có thể sai lệch với kết quả đó.

Chủ đề học tập


Bảng dưới đây có chứa tổng quan về các chủ đề học tập được cung cấp bởi các viện giáo
dục cho ngành nghề được lựa chọn theo các chủ đề của "thủy lực".

Nghề nghiệp Chủ đề

Kỹ thuật viên trong tự Các mạch điều khiển, phân tích và thích nghi
động hóa công nghiệp
Thực hiện lắp đặt hệ thống và thử nghiệm an toàn
Cơ khí công nghiệp Lắp đặt và chạy thử các hệ thống điều khiển công nghiệp
Kỹ thuật viên Cơ điện Kiểm tra dòng chảy năng lượng và thông tin trong điện kỹ thuật, hệ thống
tử khí nén và thủy lực

Thực hiện các hệ thống cơ điện tử con

Cấu trúc bài tập

Tất cả 17 bài tập có bố trí theo cùng một phương pháp. Bài tập được phân chia thành các
phần sau:
 Tiêu đề
 Mục tiêu bài giảng
 Mô tả vấn đề
 Sơ đồ thiết kế
 Nhiệm vụ giao cho học viên
 Trợ giúp thực hành
 Phiếu thực hành

Sách bài tập sẽ có các bài giải cho tất cả các phiếu thực hành của 17 bài tập.

© Festo Didactic 551141 XXI


Ký hiệu các phần tử
Các phần tử thủy lực được định danh trong sơ đồ mạch phù hợp với tiêu chuẩn ISO 1219 2.
Tất cả các phần tử có trong bất kỳ mạch thủy lực nào phải có cùng mã số xác định cơ sở.
Các chữ được gán phụ thuộc vào từng kiểu tương ứng của phần tử. Các chữ số tiếp theo
được gán nếu suất hiện vài phần tử của cùng chủng loại có trong một mạch đơn lẻ.

Xy lanh: 1A1, 2A1, 2A2...


Van: 1V1, 1V2, 1V3, 2V1, 2V2, 3V1...
Tín hiệu đầu vào: 1S1, 1S2...
Phụ kiện: 0Z1, 0Z2, 1Z1...

Nội dung đĩa CD-ROM

Sách bài tập được ghi trong đĩa CD-ROM với các đinh dạng PDF. Đĩa CD-ROM cũng cung
cấp cho bạn các file media cộng thêm.

Đĩa CD-ROM gồm có các thư mục sau đây:


 Các sơ đồ mạch FluidSIM®
 Các ảnh
 Hướng dẫn vận hành
 Bài thuyết trình

Các sơ đồ mạch FluidSIM®


 Các sơ đồ mạch FluidSIM® cho tất cả các bài tập cho học trình công nghệ được chứa
trong thư mục này.

Các ảnh
Các ảnh và bản vẽ của các phần tử và các ứng dụng công nghiệp cũng có sẵn. Nó có thể sử
dụng để minh họa các nhiệm vụ cụ thể. Các bài thuyết trình được cung cấp cùng với các
minh họa này.

Hướng dẫn vận hành


Hướng dẫn vận hành cho các phần tử có trong bộ thiết bị đào tạo cũng có sẵn. Những
hướng dẫn này rất hữu ích khi bạn sử dụng và chạy thử các phần tử.

Bài thuyết trình


Thư mục này gồm có các bài thuyết trình ngắn cho các phần tử trong bộ thiết bị đào tạo. Nó
sử dụng làm ví dụ để viết các bài thuyết trình cho đề án riêng của bạn.

XXII © Festo Didactic 551141


Mục lục

Bài tập và bài giải

Bài tập 1: Lắp đặt trạm thí nghiệm thủy lực _____________________________________ 3
Bài tập 2: Vận hành thử máy ép thủy lực 2 trụ __________________________________ 13
Bài tập 3: Đo đường cong đặc tính của bơm ___________________________________ 21
Bài tập 4: Đo đặc tính mở của van giảm áp ____________________________________ 33
Bài tập 5: Dỡ tải cho máy cuộn giấy __________________________________________ 41
Bài tập 6: Mở nắp lò tôi cao tần _____________________________________________ 51
Bài tập 7: Mở và đóng cửa lò hơi ____________________________________________ 59
Bài tập 8: Định kích thước cho thiết bị lắp ráp __________________________________ 69
Bài tập 9: Phân loại thùng gỗ vận chuyển _____________________________________ 73
Bài tập 10: Đo đường cong đặc tính của van ổn tốc ______________________________ 83
Bài tập 11: Hiệu chỉnh vận tốc hành trình của máy nâng thủy lực ____________________ 93
Bài tập 12: Tối ưu hóa máy dập nổi __________________________________________ 103
Bài tập 13: Đồng bộ vận tốc lùi về và vận tốc tiến ra _____________________________ 115
Bài tập 14: Bảo vệ xy lanh chống lại sự lùi về không chủ ý ________________________ 123
Bài tập 15: Điều chỉnh độ lệch của băng tải ____________________________________ 133
Bài tập 16: Đối áp cho đóng cửa chắn lửa _____________________________________ 139
Bài tập 17: Chất tải và dỡ tải cho xe ben ______________________________________ 145

© Festo Didactic 551150 1


Mục lục

2 © Festo Didactic 551141


Bài tập 1
Lắp đặt trạm thí nghiệm thủy lực

Mục tiêu bài giảng


Sau khi hoàn thành bài tập này:
 Bạn được làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt động của bơm thủy lực.
 Bạn được làm quen với các đặc tính quan trọng nhất của bơm thủy lực.
 Bạn có khả năng chọn bộ nguồn thủy lực trên cơ sở những yêu cầu dự kiến.

Mô tả vấn đề
Bàn thí nghiệm thủy lực cần phải lắp đặt trong phòng thí nghiệm. Các phần tử thủy lực với
cỡ NG4 được sử dụng. Áp suất làm việc lớn nhất được giới hạn đến 6 MPa (60 bar). Điện
áp nguồn 230 VAC đã sẵn sàng cung cấp. Bạn phải chọn một bộ nguồn thủy lực phù hợp
với bàn thí nghiệm.

Sơ đồ thiết kế

Trạm thí nghiệm thủy lực

© Festo Didactic 551150 3


Bài tập 1 – Lắp đặt trạm thực hành thủy lực

Nhiệm vụ giao cho học viên


1. Mô tả thiết lập và nguyên lý hoạt động của bơm thủy lực.
2. Tính toán lưu lượng của bơm thủy lực.
3. Tính hiệu suất của bơm thủy lực.
4. Chọn bộ nguồn thủy lực trên cơ sở các thông số kỹ thuật yêu cầu.

Trợ giúp thực hành


 Bản thông số kỹ thuật
 Giáo trình kỹ thuật thủy lực

1. Thiết lập và nguyên lý hoạt động của bơm thủy lực

Thông tin
Bơm thủy lực là bơm thể tích có chức năng cơ bản: "hút và vận chuyển". Chúng ta
phân biệt giữa ba loại cơ bản của bơm thủy lực trên cơ sở lưu lượng thể tích dầu tải
đi:
• Bơm với lưu lượng cố định Lưu lượng tải đi cố định
• Bơm với lưu lượng thay đổi Lưu lượng tải đi hiệu chỉnh được
• Bơm có điều khiển: Lưu lượng tải đi được điều khiển trên cơ sở của
áp suất, lưu lượng và công suất

Bơm thủy lực tạo ra lưu lượng thể tích (nhưng không có áp lực). Tỷ lệ lưu lượng cho
mỗi vòng và vận tốc dẫn động gọi là dải lưu lượng của máy bơm, được quy định theo
lít cho mỗi phút

Áp suất xuất hiện do trở kháng của bơm, ví dụ: trở kháng lưu lượng, trở kháng tải và
cài đặt van an toàn. Áp suất được quy định trong MPa hoặc Bar.

4 © Festo Didactic 551141


Bài tập 1 – Lắp đặt trạm thực hành thủy lực

a) Mô tả nguyên lý hoạt động của bơm bánh răng được thể hiện trong bản vẽ.

Bơm bánh răng – bản vẽ mặt cắt; 1: chất lỏng được nén, 2: buồng áp suất, 3: buồng hút

Bơm bánh răng là bơm thể tích cố định, bởi vì lưu lượng tải đi được xác định bằng khe
hở rãnh răng là không thay đổi.

Hoạt động của bơm bánh răng dựa trên các nguyên lý cơ bản sau đây:
• Một bánh răng được nối với thiết bị dẫn động và bánh răng thứ hai quay theo nó qua
ăn khớp răng.
• Như kết quả của việc mở rộng thể tích xảy ra khi răng đi qua để lại một khe rãnh răng
và một khoảng chân không được tạo ra ở trong buồng hút.
• Dầu thủy lực lấp đầy các khoang răng và được vận chuyển dọc theo thành bơm đi vào
buồng áp suất.
• Ở đây, dầu thủy lực được vận chuyển từ các buồng răng vào các đường ống thủy lực
bằng các răng mà sau đó sẽ nhập vào ăn khớp răng.

Ghi chú cho giáo viên


Dầu bị mắc kẹt nằm ở khe hở răng giữa buồng hút và buồng áp suất. Lượng dầu này
phải được đưa vào buồng áp suất thông qua khe hở, nếu không sẽ xuất hiện áp suất
đỉnh do sự nén của dầu bị mắc kẹt. Hiệu ứng này sẽ gây ra tiếng ồn và làm hỏng
bơm.

Số lượng dầu rò rỉ của bơm được xác định bởi kích thước của khe hở (giữa thân
bơm, đỉnh răng và các mặt của răng), độ phủ của các bánh răng, độ nhớt và vận tốc.

© Festo Didactic 551141 5


Bài tập 1 – Lắp đặt trạm thực hành thủy lực

b) Đặt tên các ký hiệu mạch thủy lực thể hiện dưới đây và mô tả ngắn gọn nguyên lý hoạt
động của các phần tử.

1 2 3

P T

Bộ nguồn thủy lực – ký hiệu mạch

1 Động cơ điện với một chiều quay


Dẫn động cho bơm thủy lực

2 Bơm thủy lực


Bơm thủy lực với lưu lượng không đổi. Lưu lượng được xác định bằng vận tốc
động cơ và thể tích dầu tải đi mỗi vòng.

3 Áp kế
Chỉ thị áp suất hiện thời với dung sai quy định.

4 Van điều áp
Van điều áp hiệu chỉnh được, không có cửa hồi dầu. Van bắt đầu mở khi đạt được
mức áp suất cài đặt.

6 © Festo Didactic 551141


Bài tập 1 – Lắp đặt trạm thực hành thủy lực

c) Hãy định danh phù hợp cho các cụm linh kiện riêng lẻ của bộ nguồn thủy lực với các chữ
số tương ứng trong bản vẽ.

Bộ nguồn thủy lực – Sơ đồ

Linh kiện số Linh kiện (định danh)

6 Vít xả dầu

3 Buồng hút

2 Ống hút

10 Lỗ thông khí với bộ lọc khí

4 Vách ngăn giảm chấn

8 Lọc dầu đổ vào

9 Chỉ thị mức điền dầu, mức tối đa

7 Chỉ thị mức điền dầu, mức tối thiếu

1 Động cơ điện và bơm dầu

11 Đường dầu hồi

5 Buồng dầu hồi

© Festo Didactic 551141 7


Bài tập 1 – Lắp đặt trạm thực hành thủy lực

2. Tính toán lưu lượng của bơm thủy lực

Thông tin
Thể tích tải đi V (còn được gọi là lưu lượng hoặc thể tích cung cấp) là đơn vị đo
lường kích thước của bơm. Được định nghĩa bằng lưu lượng chất lỏng do bơm cung
cấp trong mỗi vòng quay (hoặc hành trình).

Thể tích chất lỏng được cung cấp cho mỗi phút được gọi là lưu lượng q. Kết quả lấy
từ thể tích cung cấp V và vận tốc ở vòng/phút n:

q  n V

– Tính toán lưu lượng của bơm bánh răng.

Cho
Vận tốc n = 1450 vòng/phút
Lưu lượng V = 2,8 cm3 (mỗi vòng)

Yêu cầu tính


Lưu lượng q trong l/phút

Tính toán

cm3 dm3
q  n  V  1450 phút -1 2,8 cm3 = 4060 = 4,06 = 4,06 l/phút
phút phút

8 © Festo Didactic 551141


Bài tập 1 – Lắp đặt trạm thực hành thủy lực

Tính toán hiệu suất của bơm thủy lực

Thông tin
Năng lượng cơ học được chuyển đổi thành năng lượng thủy lực bằng máy bơm,
trong đó xuất hiện tổn thất công suất được thể hiện bằng hiệu suất của máy bơm.

Công suất Phyd được tạo ra do máy bơm phụ thuộc vào áp suất làm việc p và lưu
lượng hữu ích qeff. Công suất được tính toán bằng phương trình:

Phyd  p  qeff

Hiệu suất thể tích là quan hệ giữa lưu lượng hữu ích và lưu lượng tính toán theo lý
thuyết.

qeff
vol 
qth

qth  Vth  n

qeff  Vth  n  vol

– Tính toán hiệu suất bơm thủy lực.

Cho
Vận tốc n = 1450 vòng/phút
Lưu lượng V = 6,5 cm3 (mỗi vòng)
l
Hiệu suất lưu lượng qeff  8,6 ở 100 bar
phút

Yêu cầu tính


Hiệu suất vol

Tính toán
l
qth  6,5 cm3 .1450 phút -1 = 9,4
phút

l
8,6
qeff phút
ηvol   = 0,92 = 92 %
qth l
9,4
phút

© Festo Didactic 551141 9


Bài tập 1 – Lắp đặt trạm thực hành thủy lực

3. Chọn bộ nguồn thủy lực

Thông tin
Từ trích đoạn của ba bảng thông số kỹ thuật cho bộ nguồn thủy lực dưới đây. Hãy
chọn bộ nguồn thủy lực phù hợp các điều kiện sau:

 Động cơ dẫn động điện áp định mức 230 V


 Tần số: 50 Hz
 Lưu lượng cung cấp ở vận tốc định mức: 2,2 l/phút
 Trọng lượng bộ nguồn khi không có dầu: lớn nhất 20 kg

Tổng quan HA-5L-230-50 HA-5L-110-60 HA-20L-400-50

Kích thước
Chiều dài 580 mm 580 mm 580
Chiều rộng 300 mm 300 mm 300
Chiều cao 180 mm 180 mm 180 mm
Trọng lượng
Không có dầu 19 kg 19 kg 19 kg
Có dầu 24 kg 24 kg 29 kg

Thông số kỹ thuật HA-5L-230-50 HA-5L-110-60 HA-20L-400-50


điện

Động cơ Điện xoay chiều Điện xoay chiều Điện xoay chiều 3 pha
một pha một pha
Công suất định mức 650 W 550 W 550 W
Điện áp định mức 230 V 110 V 400 V
Tần số 50 Hz 60 Hz 50 Hz
Vận tốc định mức 1320 vòng/phút 1680 vòng/phút 1390 vòng/phút
Cấp bảo vệ IP 20 IP 20 IP 20
Chu kỳ làm việc 50% 50% 100%

10 © Festo Didactic 551141


Bài tập 1 – Lắp đặt trạm thực hành thủy lực

Thủy lực HA-5L-230-50 HA-5L-110-60 HA-20L-400-50

Môi chất Dầu khoáng, yêu cầu: 22 cSt (sq.mm/s)


Thiết kế bơm Bơm bánh răng ăn khớp ngoài
3 3 3
Lưu lượng cung cấp 1,6 cm 1,6 cm 1,6 cm
Lưu lượng cung cấp ở 2,2 l/phút 2,7 l/phút 2,2 l/phút
vận tốc định mức
Áp suất làm việc 0,5 đến 6 MPa (5 đến 60 bar)
Hiệu chỉnh Bằng tay
Dải áp kế chỉ thị 0 đến 10 MPa (0 đến 100 bar)
Mức chính xác của áp 1,6
kế
Thể tích thùng dầu Khoảng 5 lít Khoảng 5 lít Khoảng 10 lít
Độ lọc của bộ lọc dầu 90 m
hồi
Kết nối Một đầu nối nhanh cho mỗi cửa P và T, một đầu nối nhanh cho đường hồi
về thùng dầu, một kết nối cho xả bình đo lưu lượng

– Bạn chọn bộ nguồn thủy lực nào? Hãy cho biết kết luận sự lựa chọn của bạn.

Bộ nguồn thủy lực với tên gọi HA-5L-230-50 đã được chọn. Bộ nguồn đáp ứng đầy đủ
các điều kiện quy định sau đây:
• Động cơ dẫn động điện áp định mức 230 V
• Tần số: 50 Hz
• Lưu lượng cung cấp ở vận tốc định mức: 2,2 l/phút
• Trọng lượng bộ nguồn khi không có dầu: lớn nhất 20 kg

© Festo Didactic 551141 11


Bài tập 1 – Lắp đặt trạm thực hành thủy lực

12 © Festo Didactic 551141


Bài tập 2
Vận hành thử máy ép thủy lực 2 trụ

Mục tiêu bài giảng


Sau khi hoàn thành bài tập này:
 Bạn được làm quen với các chủng loại và ứng dụng khác nhau của van điều áp.
 Bạn có khả năng chạy thử an toàn mạch điều khiển thủy lực.

Mô tả vấn đề
Trong vận hành thực tế và cho các mục đích bảo trì công nghiệp, vận hành thử an toàn được
thực hiện ở áp suất thấp và sau đó được tăng dần lên đến giá trị tối đa. Điều này có thể thực
hiện với một van điều áp hoặc mạch bơm đi vòng. Ở áp suất thấp, rò rỉ có thể được phát hiện
an toàn sau khi thay thế thiết bị, ví dụ:
Máy ép được lắp đặt cho ứng dụng cụ thể và khởi động ban đầu phải được thực hiện tại chỗ.

Sơ đồ thiết kế

Máy ép thủy lực 2 trụ

© Festo Didactic 551150 13


Bài tập 2 – Vận hành thử máy ép thủy lực 2 trụ

Các điều kiện tiên quyết


Thiết bị an toàn cần thiết trong yêu cầu thực tế hiện nay (ví dụ: điều khiển bằng 2 tay, lưới
bảo vệ) không được xem xét trong bài tập này.

Nhiệm vụ giao cho học viên


1. Hãy mô tả các chủng loại và ứng dụng khác nhau của van điều áp.
2. Hãy tự làm quen với thủ tục vận hành.
3. Bạn hãy tự viết các thủ tục để hiệu chỉnh van điều áp.
4. Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực.
5. Lập danh sách các phần tử.
6. Thiết lập mạch điều khiển.
7. Kiểm tra hai lần cấu hình điều khiển.

Kiểm tra bằng quan sát


Kiểm tra trực quan liên tục để phát hiện các khuyết tật trong ống thủy lực và các thiết
bị thủy lực là một phần thiết yếu của các tiêu chuẩn an toàn thủy lực.

Trợ giúp thực hành


 Bản thông số kỹ thuật
 Giáo trình kỹ thuật thủy lực
 Phần mềm mô phỏng FluidSIM® Hydraulic

14 © Festo Didactic 551141


Bài tập 2 – Vận hành thử máy ép thủy lực 2 trụ

1. Các chủng loại và ứng dụng của van điều áp

a) Van điều áp phục vụ mục đích gì?

Áp suất của bất kỳ hệ thống nào cũng được chọn và giới hạn bằng các van này. Áp
suất phụ trợ được phát hiện ở đường vào của van (P).

b) Hãy nêu tên các loại van điều áp.

Van điều áp được thiết kế theo kiểu van đĩa hoặc van con trượt. Khi những van này ở
vị trí trung gian
• phần tử làm kín được ép chống lại cửa dầu vào
hoặc
• con trượt được đẩy qua bằng lò xo nén để mở cửa dầu hồi về thùng dầu.

c) Tại sao van điều áp được sử dụng trong hệ thống thủy lực?

Van điều áp được sử dụng như:


• Van an toàn
Van điều áp được lắp vào bơm để bảo vệ bơm không bị quá tải, ví dụ: nó được gọi
là van an toàn. Van này đặt áp lực tối đa lâu dài cho máy bơm. Nó chỉ mở trong
trường hợp khẩn cấp và được bảo đảm với gioăng làm kín chống tổn thất như một
quy luật.

• Van tạo đối áp


Những van này chống lại lực quán tính do tải kéo. Van phải cân bằng áp suất và
cửa nối dầu hồi về thùng dầu phải có khả năng chịu được áp lực.

• Van hãm
Van này ngăn chặn áp suất đỉnh có thể xuất hiện do hậu quả của các lực quán tính
trong trường hợp các van đảo chiều bị đóng đột ngột.

• Van tuần tự (Van áp suất tuần tự)


Van này mở các đường kết nối tới các thiết bị tiêu thụ khi đạt được mức áp suất đặt
trước.
Van điều áp kiểu con trượt cân bằng áp suất được sử dụng như van tuần tự. Kết
quả là tải ở cửa dầu hồi về thùng dầu không có tác dụng đến đặc tính mở của van.

© Festo Didactic 551141 15


Bài tập 2 – Vận hành thử máy ép thủy lực 2 trụ

2. Thủ tục vận hành

Thông tin

Thủ tục vận hành (mạch bơm đi vòng )


1. Chuyển bơm về chế độ tuần hoàn bằng mở van khóa.
2. Trong trường hợp điều khiển điện-thủy lực, hãy bật bộ cấp nguồn điện điều khiển
24 VDC.
3. Bật bơm thủy lực chạy.
4. Đóng từ từ van khóa đến khi áp suất tuần hoàn trong khoảng 1,5 MPa.
Ngay lập tức thiết lập bơm sang chế độ tuần hoàn trong trường hợp có rò rỉ.
5. Hãy chạy thử chương trình một lần và xem xét các rò rỉ.
6. Đóng van khóa và thực hiện bài tập.

Thủ tục vận hành (mạch thủy lực với van điều áp)
1. Mở hoàn toàn van khóa.
2. Bật bộ cấp nguồn điện điều khiển 24 VDC.
3. Bật bơm thủy lực chạy.
4. Đóng từ từ van điều áp đến khi áp suất tuần hoàn trong khoảng 1,5 MPa.
Ngay lập tức thiết lập bơm sang chế độ tuần hoàn trong trường hợp có rò rỉ.
5. Hãy chạy thử chương trình một lần và xem xét các rò rỉ.
6. Đóng Van điều áp khi áp suất đạt được áp suất giới hạn.

3. Hiệu chỉnh van điều áp

Thông tin

Thủ tục cho mạch bơm đi vòng


1. Mở van khóa.
2. Bật bơm thủy lực chạy.
3. Đóng van khóa. Lưu lượng dầu do bơm cung cấp được xả qua van an toàn ở
bộ nguồn thủy lực. Áp suất giới hạn hiện thời được chỉ thị trên áp kế.
4. Hiệu chỉnh giá trị bằng cách mở ra hoặc đóng bớt van an toàn để thiết lập
áp suất ở giới hạn quy định (ví dụ: 5 MPa).

16 © Festo Didactic 551141


Bài tập 2 – Vận hành thử máy ép thủy lực 2 trụ

Thủ tục cho mạch với van điều áp


1. Mở van điều áp.
2. Đóng van khóa.
3. Bật bơm thủy lực chạy.
4. Lưu lượng dầu do bơm cung cấp được xả qua van điều áp. Áp suất giới hạn hiện
thời được chỉ thị trên áp kế.
5. Hiệu chỉnh giá trị bằng cách mở ra hoặc đóng bớt van an toàn để thiết lập
áp suất ở giới hạn quy định (ví dụ: 5 MPa).
6. Mở van khóa.

4. Sơ đồ mạch thủy lực

a) Hoàn thiện sơ đồ mạch cho mạch thủy lực chạy thử lần đầu
(Mạch thủy lực với đường bơm đi vòng).

Ghi chú cho giáo viên


Van khóa 0V1 được sử dụng để kích hoạt bơm tuần hoàn. Kiểu lắp đặt này của
mạch chạy thử được sử dụng cho tất cả các bài tập sau này.

© Festo Didactic 551141 17


Bài tập 2 – Vận hành thử máy ép thủy lực 2 trụ

b) Hoàn thiện sơ đồ mạch cho mạch thủy lực chạy thử lần hai
(Mạch thủy lực với van điều áp).

Ghi chú cho giáo viên


Van khóa 0V1 được sử dụng để hiệu chỉnh áp suất làm việc. Trong trường hợp này
ta cho rằng van điều áp trong bộ nguồn thủy lực là van an toàn làm kín chống tổn
thất. Áp suất vận hành không thể điều chỉnh hoặc thay đổi được với van an toàn này.

18 © Festo Didactic 551141


Bài tập 2 – Vận hành thử máy ép thủy lực 2 trụ

5. Lập danh sách các phần tử

Ngoài các sơ đồ mạch, báo cáo thực hành cần hoàn thành cũng bao gồm một danh sách
các thiết bị sử dụng.

– Tạo danh sách các thiết bị bằng cách nhập mã số yêu cầu của các phần tử và các chữ
viết tắt được sử dụng để ký hiệu chúng trong các sơ đồ mạch vào bảng dưới đây.

Số lượng Ký hiệu Định danh

1 1V1 Van tiết lưu một chiều

1 0V1 Van khóa

2 — Ống thủy lực dài 600 mm

2 — Ống thủy lực dài 1000 mm

2 0Z2, 0Z3 Bộ chia nguồn thủy lực 4 đường với áp kế

1 0Z1 Bộ nguồn thủy lực

Danh sách các thiết bị, mạch thủy lực bơm đi vòng

Số lượng Ký hiệu Định danh

1 1V2 Van tiết lưu một chiều

1 1V1 Van khóa

1 0V1 Van điều áp

3 — Ống thủy lực dài 600 mm

2 — Ống thủy lực dài 1000 mm

2 0Z2, 0Z3 Bộ chia nguồn thủy lực 4 đường với áp kế

1 0Z1 Bộ nguồn thủy lực

Danh sách các thiết bị, mạch thủy lực với van điều áp

© Festo Didactic 551141 19


Bài tập 2 – Vận hành thử máy ép thủy lực 2 trụ

6. Thiết lập điều khiển (mạch thủy lực với bơm đi vòng )

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi thiết lập mạch điều khiển:
 Hãy sử dụng sơ đồ mạch thủy lực.
 Xác định các phần tử.
 Kết nối các ống thủy lực
– Không bao giờ được kết nối hoặc tháo dỡ ống thủy lực khi bộ nguồn thủy lực đang
chạy hoặc có áp suất!
Các khớp nối nhanh chỉ được nối ở trạng thái không có áp suất.
– Thiết lập các đầu cắm nhanh thẳng tâm vào ổ cắm nhanh!
Các đầu cắm nhanh và ổ cắm nhanh không được lắp xiên.
 Chọn lựa và lắp đặt các ống thủy lực
– Chọn chiều dài đường ống thích hợp có sẵn sao cho không mất nhiều thời gian để
thay đổi chiều dài mà dẫn đến thay đổi áp suất.
 – Tránh kéo căng các ống thủy lực.
– Không được uốn các ống thủy lực ở bán kính nhỏ hơn bán kính uốn cong nhỏ nhất
cho phép là 51 mm.
– Không được vặn ống thủy lực trong quá trình lắp đặt.
– Hãy chắc chắn rằng các ống thủy lực không bị xoắn.
 Đánh dấu các kết nối ống thủy lực đã hoàn thành vào sơ đồ mạch thủy lực.

7. Kiểm tra hai lần các thiết lập điều khiển (mạch thủy lực với bơm đi vòng )

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi chạy thử mạch điều khiển:
 Trước khi vận hành, đảm bảo rằng tất cả các đường hồi dầu về thùng dầu đã được kết
nối và tất cả các khớp nối thủy lực đã được lắp ráp an toàn.
 Đóng hoàn toàn tiết lưu ở van tiết lưu một chiều 1V1.
 Chuyển mạch cho bơm chạy tuần hoàn bằng mở van khóa 0V1.
 Bật bộ nguồn thủy lực chạy.
 Đóng từ từ van khóa cho tới khi đạt được áp suất tuần hoàn khoảng 1,5 MPa.
 Ngay lập tức thiết lập bơm sang chế độ tuần hoàn trong trường hợp có rò rỉ.
 Đóng hoàn toàn van khóa và đặt áp suất giới hạn tại van an toàn của bộ nguồn thủy lực
ở giá trị 5 MPa.
 Mở tiết lưu ra 1/2 vòng. Dầu thủy lực chảy qua van tiết lưu một chiều về thùng dầu.

Ghi chú
Trước khi tháo dỡ mạch điều khiển, hãy đóng hoàn toàn tiết lưu ở van tiết lưu một
chiều.

20 © Festo Didactic 551141


Bài tập 3 – Đo đường cong đặc tính của bơm

Bài tập 3
Đo đường cong đặc tính của bơm

Mục tiêu bài giảng


Sau khi hoàn thành bài tập này:
 Bạn có khả năng ghi và giải thích đường cong đặc tính của bơm thủy lực.
 Bạn có khả năng đo lưu lượng thể tích trong điều khiển thủy lực.
 Bạn được làm quen với quan hệ giữa lưu lượng bơm và áp suất làm việc.

Mô tả vấn đề
Trục chính của máy ép phun được dẫn động bằng động cơ thủy lực và dịch chuyển dẫn tiến
cho bàn quay dụng cụ được thực hiện bằng xy lanh thủy lực trong cùng một lúc. Do động cơ
thủy lực không đạt được vận tốc quy định trong quá trình gia công. Đường đặc tính bơm cần
phải đo để loại trừ khả năng hư hỏng của bơm thủy lực.

Sơ đồ thiết kế

Máy ép phun nhựa

© Festo Didactic 551150 21


Bài tập 3 – Đo đường cong đặc tính của bơm

Nhiệm vụ giao cho học viên


1. Hãy tự tìm hiểu các thông tin liên quan đến các nguyên tắc cơ bản của lưu lượng và đo
lưu lượng.
2. Tính toán dải lưu lượng đi qua động cơ thủy lực.
3. Vẽ sơ đồ mạch thủy lực.
4. Lập danh sách các phần tử.
5. Thiết lập mạch điều khiển.
6. Kiểm tra hai lần cấu hình điều khiển.
7. Hãy ghi và vẽ đường cong đặc tính của bơm thủy lực.
8. Hãy giải thích đường cong đặc tính của bơm thủy lực.

Kiểm tra bằng quan sát


Kiểm tra trực quan liên tục để phát hiện các khuyết tật trong ống thủy lực và các thiết
bị thủy lực là một phần thiết yếu của các tiêu chuẩn an toàn thủy lực.

Trợ giúp thực hành


 Bản thông số kỹ thuật
 Hướng dẫn vận hành
 Giáo trình kỹ thuật thủy lực
 Phần mềm mô phỏng FluidSIM® Hydraulic

22 © Festo Didactic 551141


Bài tập 3 – Đo đường cong đặc tính của bơm

1. Đo lưu lượng

Thông tin

Lưu lượng
Lưu lượng là thể tích chất lỏng chảy qua đường ống trong một đơn vị thời gian.

Ví dụ:
Mất khoảng một phút để điền đầy vào một thùng 10 lít tại một vòi nước. Lưu lượng
của vòi nước như vậy là 10 lít mỗi phút.

Trong lĩnh vực thủy lực, lưu lượng được ký hiệu q. Định nghĩa sau đây được áp
dụng:

V
q
t

q Lưu lượng [m3/giây]


V Thể tích [m3]
t Thời gian [giây]

Đo lưu lượng
Một phương pháp đo đơn giản liên quan đến việc sử dụng một thùng hiệu chuẩn và
một đồng hồ bấm giây.

Bộ đo lưu lượng kiểu tuốc bin và cánh gạt quay được đề nghị để đo lưu lượng liên
tục. Lưu lượng được xác định trên cơ sở vận tốc ở vòng/phút chỉ thị ở bộ đo này.
Vận tốc ở vòng/phút và lưu lượng có mối quan hệ tỷ lệ thuận.

Lưu lượng có thể đo bằng nguyên lý áp suất ngược với sự giúp đỡ của một phao. Sử
dụng bộ đo lưu lượng với lỗ tiết lưu là một lựa chọn tiếp theo. Sự suy giảm áp suất
xác định tại lỗ tiết lưu là một phương pháp đo lưu lượng (suy giảm áp suất và lưu
lượng có mối quan hệ tỷ lệ thuận). Đo lường với lỗ tiết lưu hầu như không bị ảnh
hưởng do độ nhớt của chất lỏng thủy lực.

© Festo Didactic 551141 23


Bài tập 3 – Đo đường cong đặc tính của bơm

Động cơ thủy lực


Động cơ thủy lực là phần tử của phần truyền động. Động cơ thủy lực là phần tử công
suất (cơ cấu chấp hành). Động cơ biến đổi năng lượng thủy lực thành năng lượng cơ
học và gây ra chuyển động quay (dẫn động quay). Nếu chuyển động quay được giới
hạn trong một phạm vi góc nào đó, chúng ta gọi là động cơ dao động lắc.

Như quy luật, động cơ thủy lực có cơ sở thiết kế kỹ thuật giống như bơm thủy lực.
Nó được phân chia thành:

 Động cơ thủy lực với lưu lượng cố định Lưu lượng không thay đổi
 Động cơ thủy lực với hiệu chỉnh lưu lượng Lưu lượng hiệu chỉnh được

Động cơ thủy lực có giá trị đặc tính như bơm thủy lực. Lưu lượng đi qua do các nhà
sản xuất động cơ thủy lực quy định bằng cm3/mỗi vòng và dải vận tốc tại đó động cơ
hoạt động hiệu quả được chỉ định là tốt nhất. Công thức sau đây được áp dụng cho
tính lưu lượng cho động cơ thủy lực:

M
p
V

q=nV

p áp suất [Pa, MPa]


M mô men [Nm]
V thể tích [cm3]
q lưu lượng [dm3/phút.]
n vận tốc [vòng/phút]

Lưu lượng yêu cầu cho động cơ thủy lực được tính toán trên cơ sở thể tích dầu đi
qua và vận tốc yêu cầu ở vòng/phút.

24 © Festo Didactic 551141


Bài tập 3 – Đo đường cong đặc tính của bơm

2. Tính toán lưu lượng

a) Một động cơ với thể tích dầu đi qua V = 8,2 cm3 được sử dụng để đo lưu lượng.

Vận tốc cơ thủy lực được đo ở vòng/phút. Hãy thiết lập phương trình tính lưu lượng của
bơm.

q  V  n  8,2 cm3  n vòng/ phút

ta có n = 1 vòng/phút

dm3 l
q  8,2 cm3 1 phút -1  0,0082 = 0,0082
phút phút

b) Vận tốc quay của động cơ là bao nhiêu, khi bơm cung cấp 2,3 dm3 dầu mỗi phút?

q 2,3 dm3
n   280 ,5 vòng/ phút
V 8,2 cm3 phút

Khi bơm cung cấp 2,3 dm3 dầu mỗi phút, vận tốc quay của động cơ thủy lực là 280,5
vòng/phút.

© Festo Didactic 551141 25


Bài tập 3 – Đo đường cong đặc tính của bơm

3. Sơ đồ mạch thủy lực

– Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực cho đo đường cong đặc tính của bơm.

26 © Festo Didactic 551141


Bài tập 3 – Đo đường cong đặc tính của bơm

4. Lập danh sách các phần tử

– Tạo danh sách các thiết bị bằng cách nhập mã số yêu cầu của các phần tử và các chữ
viết tắt được sử dụng để ký hiệu chúng trong các sơ đồ mạch vào bảng dưới đây.

Số lượng Ký hiệu Định danh

1 1V1 Van tiết lưu một chiều

1 1Z1 Áp kế

1 1M1 Động cơ thủy lực

1 — Cảm biến lưu lượng, kết nối với động cơ thủy lực

1 0V1 Van khóa

2 — Ống thủy lực dài 600 mm

3 — Ống thủy lực dài 1000 mm

2 0Z2, 0Z3 Bộ chia nguồn thủy lực 4 đường với áp kế

1 0Z1 Bộ nguồn thủy lực

Ghi chú
Bạn cần các thiết bị sau đây để thực hiện các phép đo:
• Bộ cấp nguồn điện 24 VDC, dòng ra lớn nhất 4,5 A
• Đồng hồ đo vạn năng

5. Thiết lập điều khiển


Hãy tuân theo các điểm sau đây khi thiết lập mạch điều khiển:
 Sử dụng sơ đồ mạch thủy lực.
 Xác định các phần tử.
 Kết nối các ống thủy lực
– Không bao giờ được kết nối hoặc tháo dỡ ống thủy lực khi bộ nguồn thủy lực đang
chạy hoặc có áp suất!
Các khớp nối nhanh chỉ được nối ở trạng thái không có áp suất.
– Thiết lập các đầu cắm nhanh thẳng tâm vào ổ cắm nhanh!
Các đầu cắm nhanh và ổ cắm nhanh không được lắp xiên.

© Festo Didactic 551141 27


Bài tập 3 – Đo đường cong đặc tính của bơm

 Chọn lựa và lắp đặt các ống thủy lực


– Chọn chiều dài đường ống thích hợp có sẵn sao cho không mất nhiều thời gian để
thay đổi chiều dài mà dẫn đến thay đổi áp suất.
– Tránh kéo căng các ống thủy lực.
– Không được uốn các ống thủy lực ở bán kính nhỏ hơn bán kính uốn cong nhỏ nhất
cho phép là 51 mm.
– Không được vặn ống thủy lực trong quá trình lắp đặt.
– Hãy chắc chắn rằng các ống thủy lực không bị xoắn.
 Đánh dấu các kết nối ống thủy lực đã hoàn thành vào sơ đồ mạch thủy lực.

6. Kiểm tra hai lần các thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi chạy thử mạch điều khiển:
 Trước khi vận hành, đảm bảo rằng tất cả các đường hồi dầu về thùng dầu đã được kết
nối và tất cả các khớp nối thủy lực đã được lắp ráp an toàn.
 Đóng hoàn toàn tiết lưu ở van tiết lưu một chiều 1V1.
 Chuyển bơm về chế độ tuần hoàn bằng mở van khóa.
 Bật bộ cấp nguồn điện 24 VDC để kích hoạt cảm biến lưu lượng.

Ghi chú
Thông tin về bộ cảm biến lưu lượng có thể tìm thấy trong hướng dẫn vận hành của
nó.

 Bật bộ nguồn thủy lực chạy.


 Đóng từ từ van khóa cho tới khi đạt được áp suất tuần hoàn khoảng 1,5 MPa.
Ngay lập tức thiết lập bơm sang chế độ tuần hoàn trong trường hợp có rò rỉ.
 Đóng hoàn toàn van khóa và đặt áp suất làm việc tại van an toàn của bộ nguồn thủy lực
ở giá trị 6 MPa.

7. Ghi lại đường cong đặc tính

Thực hiện thí nghiệm


Mở hoàn toàn tiết lưu ở van tiết lưu một chiều 1V1. Hiệu chỉnh bằng cách đóng từ từ
tiết lưu và đọc giá trị áp suất từ áp kế 1Z1.

28 © Festo Didactic 551141


Bài tập 3 – Đo đường cong đặc tính của bơm

a) Đặt áp suất đến các giá trị quy định trong bảng và ghi lưu lượng đo được vào bảng.

Áp suất hệ thống p Lưu lượng q [l/phút]


[MPa]

0 2.36
1,0 2,36
1,5 2,34
2,0 2,32
2,5 2,31
3,0 2,29
3,5 2,28
4,0 2,26
4,5 2,25
5,0 2,23
5,5 2,21

Ghi chú
Trước khi tháo dỡ mạch điều khiển, đóng hoàn toàn tiết lưu ở van tiết lưu một chiều.

b) Chuyển các giá trị vào đường cong đặc tính bơm.

Đường cong đặc tính bơm

© Festo Didactic 551141 29


Bài tập 3 – Đo đường cong đặc tính của bơm

8. Giải thích đường cong đặc tính

Thông tin
Đường cong dựa trên cơ sở lưu lượng liên quan đến áp suất là đường cong đặc tính
bơm. Đường cong đặc tính bơm cho thấy rõ ràng là lưu lượng hữu ích (qeff) sẽ giảm
khi áp suất tăng lên. Lưu lượng hiện thời (qw) được xác định bằng cách bỏ đi phần
dầu rò rỉ ở bơm (qL).

Một lượng nhỏ dầu rò rỉ là cần thiết trong các máy bơm thủy lực vì mục đích bôi trơn.

Những điều sau đây có thể rút ra từ đường cong đặc tính bơm:
Khi p = 0: bơm cung cấp lưu lượng đầy đủ q.
Khi p > 0: q sẽ bắt đầu giảm đi do dầu rò rỉ dầu ở bơm
Hình dạng của đường cong đặc tính cung cấp cho chúng ta thông tin về mức độ hiệu
suất thể tích của bơm (vol).

Để sử dụng bơm thủy lực đúng đắn, các giá trị đặc tính đã mô tả và đường cong đặc
tính phải được biết đến - điều này cho phép dễ dàng hơn khi so sánh các thiết bị
khác nhau và chọn lựa bơm thủy lực phù hợp.

a) So sánh các đường cong đặc tính của hai bơm thủy lực – một bơm mới và một bơm đã
qua sử dụng.

Đường đặc tính bơm, 1: bơm thủy lực mới, 2: bơm thủy lực đã qua sử dụng

Đường cong đặc tính bơm của bơm thủy lực mới (còn nguyên vẹn) và của bơm thủy
lực đã qua sử dụng (có khuyết tật) được thể hiện trong hình vẽ. Trong trường hợp của
bơm thủy lực đã qua sử dụng, lưu lượng giảm đến một mức độ lớn hơn nhiều khi áp
suất làm việc được tăng lên.

30 © Festo Didactic 551141


Bài tập 3 – Đo đường cong đặc tính của bơm

b) Bây giờ tính toán mức độ hiệu suất thể tích cho bơm thủy lực mới. Lấy các giá trị cần
thiết từ đường cong đặc tính bơm.

Tổng số lượng dầu rò rỉ trong bơm đến 6,0% ở 23 MPa. Điều đó dẫn đến các kết luận
sau đây:

q (p = 0 MPa) = 10 dm3/phút
q (p = 23 MPa) = 9,4 dm3/phút (qL = 0,6 dm3/phút)

dm3
9, 4
phút
ηvol =  0, 4
dm3
10
phút

c) Bây giờ tính toán mức độ hiệu suất thể tích cho bơm thủy lực đã qua sử dụng. Lấy các
giá trị cần thiết từ đường cong đặc tính bơm.

Tổng số lượng dầu rò rỉ trong bơm đến 13% ở 23 MPa. Điều đó dẫn đến các kết luận
sau đây:

q (p = 0 Mpa) = 10 dm3/phút
q (p = 23 MPa) = 8,7 dm3/phút (qL = 1,3 dm3/phút)

dm3
8, 7
phút
ηvol =  0,87
dm3
10
phút

© Festo Didactic 551141 31


Bài tập 3 – Đo đường cong đặc tính của bơm

32 © Festo Didactic 551141


Bài tập 4
Đo đặc tính mở của van giảm áp

Mục tiêu bài giảng


Sau khi hoàn thành bài tập này:
 Bạn được làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt động của van điều áp.
 Bạn có khả năng vẽ đường cong đặc tính của van điều áp.

Mô tả vấn đề
Do có thay đổi trong phạm vi sản xuất, máy nâng phải nâng những thùng hàng nặng hơn so
với kế hoạch ban đầu. Điều này dẫn đến sự giảm vận tốc hành trình xy lanh. Cần phải xác
định mức áp suất mà tại đó phân chia lưu lượng bơm bắt đầu trên cơ sở đường cong đặc
tính áp suất/lưu lượng của van điều áp.

Sơ đồ thiết kế

Nâng thùng hàng

© Festo Didactic 551150 33


Bài tập 4 – Đo đặc tính mở của van giảm áp

Nhiệm vụ giao cho học viên


1. Mô tả lắp đặt và nguyên lý hoạt động của van điều áp.
2. Vẽ sơ đồ mạch thủy lực.
3. Lập danh sách các phần tử.
4. Thiết lập mạch điều khiển.
5. Kiểm tra hai lần cấu hình điều khiển.
6. Hãy vẽ đường cong đặc tính của van điều áp.

Kiểm tra bằng quan sát


Kiểm tra trực quan liên tục để phát hiện các khuyết tật trong ống thủy lực và các thiết
bị thủy lực là một phần thiết yếu của các tiêu chuẩn an toàn thủy lực.

Trợ giúp thực hành


 Bản thông số kỹ thuật
 Hướng dẫn vận hành
 Giáo trình kỹ thuật thủy lực
 Phần mềm mô phỏng FluidSIM® Hydraulic

34 © Festo Didactic 551141


Bài tập 4 – Đo đặc tính mở của van giảm áp

1. Lắp đặt và nguyên lý hoạt động của van điều áp

Thông tin
Áp suất của hệ thống bất kỳ nào cũng được chọn và giới hạn bằng các van này. Áp
suất phụ trợ được phát hiện ở đường dầu vào van (P).

– Mô tả nguyên lý hoạt động của van điều áp.

Van điều áp – bản vẽ mặt cắt

Van điều áp hoạt động theo các nguyên lý sau:


• Áp suất nguồn cấp (p) tác động vào bề mặt của con trượt van và tạo ra một lực:
F = p1. A1.
• Lực lò xo ép lên con trượt van đè lên đế van hiệu chỉnh được.
• Nếu lực tạo ra do áp suất nguồn thủy lực vượt quá lực lò xo, van điều áp bắt đầu
mở. Kết quả, một phần dầu thủy lực chảy về thùng dầu. Nếu áp suất nguồn cấp
tăng thêm nữa, van điều áp tiếp tục mở ra cho đến khi toàn bộ lưu lượng cung cấp
bởi bơm được xả về thùng dầu.
• Các trở kháng ở đường ra (đường dầu hồi về thùng dầu, bộ lọc dầu hồi.) tác động
lên diện tích bề mặt A2. Tổng các lực này phải được cộng thêm vào lực lò xo.

© Festo Didactic 551141 35


Bài tập 4 – Đo đặc tính mở của van giảm áp

2. Sơ đồ mạch thủy lực

– Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực cho đo lường đường cong đặc tính mở van. (Bổ sung
các ký hiệu còn thiếu trong sơ đồ mạch thủy lực. Định danh từng phần tử và nhập các ký
hiệu còn thiếu cho cửa van).

Ghi chú cho giáo viên


Áp suất điều chỉnh dễ dàng hơn bằng van tiết lưu một chiều 0V2 được phác thảo ở
sơ đồ trên. Hãy sắp xếp để có sơ đồ mạch bổ sung nếu thấy cần thiết.

Van điều áp trong bộ thiết bị:


Van một chiều được tích hợp trong van điều áp sẽ mở khi xuất hiện dầu chảy từ cửa
T đến cửa P. Van điều áp được đi vòng. Vì thế không cần mạch đi vòng bên ngoài.

36 © Festo Didactic 551141


Bài tập 4 – Đo đặc tính mở của van giảm áp

3. Lập danh sách các phần tử

– Tạo danh sách các thiết bị bằng cách nhập mã số yêu cầu của các phần tử và các chữ
viết tắt được sử dụng để ký hiệu chúng trong các sơ đồ mạch vào bảng dưới đây.

Số lượng Ký hiệu Định danh

1 1V1 Van điều áp

1 1Z1 Áp kế

1 1M1 Động cơ thủy lực

1 — Cảm biến lưu lượng, kết nối với động cơ thủy lực

1 0V1 Van khóa

4 — Ống thủy lực dài 600 mm

2 — Ống thủy lực dài 1000 mm

2 0Z2, 0Z3 Bộ chia nguồn thủy lực 4 đường với áp kế

1 0Z1 Bộ nguồn thủy lực

Ghi chú
Bạn cần các thiết bị sau đây để thực hiện các phép đo:
• Một bộ cấp nguồn điện 24 VDC, dòng ra lớn nhất 4,5 A
• Một đồng hồ đo vạn năng

4. Thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi thiết lập mạch điều khiển:
 Hãy sử dụng sơ đồ mạch thủy lực.
 Xác định các phần tử.
 Kết nối các ống thủy lực
– Không bao giờ được kết nối hoặc tháo dỡ ống thủy lực khi bộ nguồn thủy lực đang
chạy hoặc có áp suất!
Các khớp nối nhanh chỉ được nối ở trạng thái không có áp suất.
– Thiết lập các đầu cắm nhanh thẳng tâm vào ổ cắm nhanh!
Các đầu cắm nhanh và ổ cắm nhanh không được lắp xiên.

© Festo Didactic 551141 37


Bài tập 4 – Đo đặc tính mở của van giảm áp

 Chọn lựa và lắp đặt các ống thủy lực


– Chọn chiều dài đường ống thích hợp có sẵn sao cho không mất nhiều thời gian để
thay đổi chiều dài mà dẫn đến thay đổi áp suất.
– Tránh kéo căng các ống thủy lực.
– Không được uốn các ống thủy lực ở bán kính nhỏ hơn bán kính uốn cong nhỏ nhất
cho phép là 51 mm.
– Không được vặn ống thủy lực trong quá trình lắp đặt.
– Hãy chắc chắn rằng các ống thủy lực không bị xoắn.
 Đánh dấu các kết nối ống thủy lực đã hoàn thành vào sơ đồ mạch thủy lực.

5. Kiểm tra hai lần các thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi chạy thử mạch điều khiển:
 Trước khi vận hành, đảm bảo rằng tất cả các đường hồi dầu về thùng dầu đã được kết
nối và tất cả các khớp nối thủy lực đã được lắp ráp an toàn.
 Mở hoàn toàn van điều áp 1V1.
 Chuyển bơm về chế độ tuần hoàn bằng mở van khóa.
 Bật bộ cấp nguồn điện 24 VDC để kích hoạt cảm biến lưu lượng.

Ghi chú
Thông tin về cảm biến lưu lượng tìm thấy trong hướng dẫn vận hành của nó.

 Bật bộ nguồn thủy lực chạy.


 Đóng từ từ van khóa. Ngay lập tức thiết lập bơm sang chế độ tuần hoàn trong trường
hợp có rò rỉ.
 Đóng hoàn toàn van khóa.
 Thiết lập van an toàn ở bộ nguồn thủy lực đến giá trị 6 MPa.

38 © Festo Didactic 551141


Bài tập 4 – Đo đặc tính mở của van giảm áp

6. Ghi đường cong đặc tính

Thực hiện thí nghiệm


Đóng van điều áp 1V1 đến khi giá trị 5 MPa (50 bar) được chỉ thị trên áp kế 1Z1. Mở
hoàn toàn van khóa 0V1.

Thiết lập áp suất theo các giá trị quy định trong bảng dưới đây bằng cách đóng van
khóa 0V1 theo từng bước và đo lưu lượng cho mỗi giá trị. Đồng thời, xác định áp
suất mà ở đó van điều áp bắt đầu mở.

a) Ghi lại các giá trị bạn đo được và viết vào trong bảng.

Áp suất hệ thống p Lưu lượng q [l/phút]


[MPa]

4.0 0

4.2 0

4.4 0

4.6 0.72

4.8 1.34

5.0 2.25

© Festo Didactic 551141 39


Bài tập 4 – Đo đặc tính mở của van giảm áp

b) Hãy ghi các giá trị đo được vào đồ thị. Giải thích kết quả của mình.

Mỗi van điều áp có áp suất kích mở nhất định, ở đó bắt đầu phân chia dòng chảy. Sự
khác biệt giữa áp suất lớn nhất và áp suất kích mở, trong trường hợp này là 0,4 MPa
(4 bar). Sau khi đạt được áp suất tối đa đã chọn trước, toàn bộ lưu lượng cung cấp bởi
bơm thủy lực sẽ được xả qua van điều áp.

Thông tin
Sự gia tăng áp suất gây ra ở phía trước van ổn tốc do giảm mặt cắt ngang dòng
chảy. Điều này làm cho van điều áp mở, vì vậy dẫn đến phân chia dòng chảy. Do sự
phân chia dòng chảy này, lưu lượng yêu cầu cho tính toán vận tốc ở vòng/phút đi
quả các phần tử công suất và lưu lượng vượt quá được xả qua van điều áp. Lưu
lượng vượt quá này được xả qua van điều áp ở áp suất cao gây nên mất mát năng
lượng đáng kể.

40 © Festo Didactic 551141


Bài tập 5
Dỡ tải cho máy cuộn giấy

Mục tiêu bài giảng


Sau khi hoàn thành bài tập này:
 Bạn được làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt động của xy lanh tác dụng đơn, van
đảo chiều 2/2 và van một chiều.
 Bạn có khả năng điều khiển xy lanh tác dụng đơn.

Mô tả vấn đề
Băng giấy từ đầu ra của máy sản xuất giấy được quấn vào thành cuộn. Các cuộn giấy được
lấy ra bằng một hệ thống dỡ tải. Hệ thống xếp dỡ hoạt động với sự trợ giúp của khung thủy
lực.

Sơ đồ thiết kế

Tháo dỡ các cuộn giấy tại đầu ra của máy cuộn giấy

© Festo Didactic 551150 41


Bài tập 5 – Dỡ tải cho máy cuộn giấy

Mô tả quá trình hoạt động


1. Khi bộ nguồn thủy lực được bật, dầu thủy lực được cung cấp bằng bơm thủy lực chảy
trực tiếp đến xy lanh. Xy lanh lùi về.
2. Van 2/2 tác động tay gạt thường đóng được lắp đặt vào mạch rẽ nhánh dẫn thẳng đến
thùng dầu. Xy lanh tiến ra khi van 2/2 tác động tay gạt được tác động. Vận tốc tiến ra
hiệu chỉnh được.
3. Một van một chiều được sử dụng để đảm bảo rằng không có dầu thủy lực bị cưỡng bức
chảy ngược về bơm thủy lực.

Các điều kiện tiên quyết


Hãy vặn bu lông gắn xy lanh ở vị trí cố định theo chiều thẳng đứng ở phía bên rộng hơn ở
cột trụ của bàn thực hành và gia tải bằng tải trọng 9 kg. Gắn nắp che bảo vệ phù hợp với tải
trọng. Hãy chắc chắn đã kết nối đường dầu phía khoang piston về thùng dầu.

Nhiệm vụ giao cho học viên


1. Mô tả lắp đặt và nguyên lý hoạt động của xy lanh tác dụng đơn.
2. Mô tả lắp đặt và chế độ hoạt động của van 2/2 tác động tay gạt.
3. Mô tả chế độ hoạt động của van một chiều.
4. Hãy điền "ý nghĩa hoặc chức năng” cho các cửa van.
5. Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực.
6. Hoàn thiện danh sách các phần tử.
7. Thiết lập mạch điều khiển.
8. Kiểm tra hai lần cấu hình điều khiển.
9. Mô tả trình tự làm việc của mạch điều khiển.

Kiểm tra bằng quan sát


Kiểm tra trực quan liên tục để phát hiện các khuyết tật trong ống thủy lực và các thiết
bị thủy lực là một phần thiết yếu của các tiêu chuẩn an toàn thủy lực.

Trợ giúp thực hành


 Bản thông số kỹ thuật
 Giáo trình kỹ thuật thủy lực
 Phần mềm mô phỏng FluidSIM® Hydraulic

42 © Festo Didactic 551141


Bài tập 5 – Dỡ tải cho máy cuộn giấy

1. Cài đặt và nguyên lý hoạt động của xy lanh tác dụng đơn

Thông tin
Xy lanh thủy lực chuyển đổi năng lượng thủy lực thành năng lượng cơ học. Xy lanh
tạo ra chuyển động theo đường thẳng và được biết đến như động cơ tuyến tính.

1 2 3 4 5 6 7

Xy lanh tác dụng đơn – bản vẽ mặt cắt, 1: Bích đáy xy lanh, 2: Vít xả khí, 3: Cần piston,
4: Vỏ xy lanh, 5: Ống dẫn hướng cần piston, 6: Gioăng làm kin cần piston, 7: Gioăng chắn bụi

a) Mô tả nguyên lý hoạt động của xy lanh tác dụng đơn.

Chỉ có khoang piston của xy lanh tác dụng đơn được cấp áp suất bằng dầu thủy lực.
Kết quả là piston chỉ thực hiện công ở một hướng. Các xy lanh này hoạt động trên cơ
sở những nguyên lý sau:
 Dầu thủy lực đi vào trong khoang piston. Áp suất tăng lên ở piston do lực đối (gia
tải). Sau khi lực đối này được khắc phục, piston tiến ra đến vị trí tận cùng phía
trước.
 Trong hành trình trở về, khoang piston được nối với thùng dầu thông qua các ống
thủy lực và van đảo chiều, đường có áp suất bị khóa bởi van đảo chiều. Hành trình
trở về được thực hiện bằng tự trọng, lò xo hoặc tải bên ngoài. Đồng thời, các lực
(lực do gia tải) phải thắng các lực ma sát trong xy lanh, trong ống thủy lực và van,
và phải đẩy được dầu thủy lực vào đường hồi.

b) Hãy nêu tên vài áp dụng có thể dùng xy lanh tác dụng đơn.

Xy lanh tác dụng đơn được sử dụng ở những nơi công thủy lực chỉ cần thực hiện theo
một hướng.
 Nâng, kẹp và hạ chi tiết phôi
 Máy nâng thủy lực
 Sàn nâng kiểu lưỡi kéo
 Thang máy thủy lực

© Festo Didactic 551141 43


Bài tập 5 – Dỡ tải cho máy cuộn giấy

2. Cài đặt và chế độ hoạt động của van 2/2 tác động tay gạt

Van 2/2 tác động tay gạt – bản vẽ mặt cắt

a) Mô tả hoạt động và nguyên lý hoạt động của van 2/2 tác động tay gạt nêu ở trên.

Các van đĩa và van con trượt được phân biệt tùy theo thiết kế.

Các van con trượt


Chỉ có các lực tác động và lực lò xo cần được khắc phục để kích hoạt một van con
trượt. Các lực do áp suất tạo ra được cân bằng bởi các diện tích bề mặt đối nhau. Con
trượt phải được lắp đặt với một số nhất định các khe điều khiển. Các khe điều khiển sẽ
tạo ra dòng dầu rò rỉ liên tục. Khoang lò xo phải được kết nối với đường dầu rò rỉ vì lý
do này.

Các van đĩa


Trong trường hợp của van đĩa, một mặt cầu, một mặt côn hoặc ít thường xuyên hơn là
một đĩa, được sử dụng là phần tử làm kín khi ép vào đế. Van loại này không bị rò rỉ khi
đóng.

Nguyên lý hoạt động


Van 2/2 được trang bị một cửa làm việc (A) và một cửa cấp nguồn (P). Có khả năng
kiểm soát lưu lượng bằng cách mở hoặc đóng mặt cắt ngang. Khoang lò xo được kết
nối với đường dầu rò rỉ thông qua cửa dầu hồi (L).

b) Hoàn thiện ký hiệu mạch cho van 2/2 tác động tay gạt (thiết kế kiểu van đĩa).

Van 2/2 tác động tay gạt – ký hiệu mạch

Ghi chú cho giáo viên


Thể hiện này không đúng theo tiêu chuẩn.

44 © Festo Didactic 551141


Bài tập 5 – Dỡ tải cho máy cuộn giấy

3. Chế độ hoạt động của van một chiều

Thông tin
Van khóa chặn dầu chảy ở một hướng và cho phép dầu chảy tự do theo hướng
khác. Do thực tế là các van khóa cần phải hoàn toàn không được rò rỉ, nên nó luôn
luôn là van đĩa và được thiết kế phù hợp với các nguyên tắc cơ bản sau đây:

Phần tử làm kín (thường là mặt cầu hoặc mặt côn) được ép vào mặt đế tương ứng.
Van được mở bằng lưu lượng dầu đi theo hướng dòng chảy nâng phần tử làm kín ra
khỏi đế.

Nếu áp suất p1 được áp dụng lên mặt côn làm kín, mặt côn được nâng lên ra khỏi đế
và cho phép dầu chảy qua van, như van không bị gia tải bằng lò xo. Áp suất ngược
p2 cần phải vượt qua lực này để đạt được mục tiêu làm kín.

Dòng chảy Dòng chảy


bị chặn được phép

Van một chiều gây tải bằng lò xo – bản vẽ mặt cắt; 1: lò xo nén, 2: đĩa côn làm kín

– Van một chiều vẽ ở đây là loại gia tải bằng lò xo. Áp suất p1 phải lớn như thế nào để xuất
hiện dòng chảy?

Cùng với áp suất ngược p2, lực lò xo cũng tác dụng lên mặt côn làm kín. Dòng chảy
xuất hiện khi

p1  p2 + pF

Công thức sau đây áp dụng cho áp suất tạo ra do lực lò xo:

Flò xo
pF 
Acôn

© Festo Didactic 551141 45


Bài tập 5 – Dỡ tải cho máy cuộn giấy

4. Ký hiệu các cửa van

– Hãy giải thích ý nghĩa hoặc chức năng của các định danh dưới đây.

Định danh Ý nghĩa hoặc chức năng

P Cửa van đường cấp áp suất nguồn

T Cửa van đường hồi

A Đường làm việc

B Đường làm việc

X Cấp nguồn điều khiển phụ trợ

Y Đường hồi dầu điều khiển phụ trợ

L Cửa van dầu hồi

5. Sơ đồ mạch thủy lực

– Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực.

46 © Festo Didactic 551141


Bài tập 5 – Dỡ tải cho máy cuộn giấy

Ghi chú
Không có van 2/2 tác động tay gạt trong bộ thiết bị được cung cấp. Hãy sử dụng van
đảo chiều 4/2 tác động tay gạt để lắp đặt trong mạch thủy lực này. Các cửa van
không cần đến ở van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt đã được lắp các đầu nối nhanh
tự làm kín.

Không có xy lanh tác dụng đơn trong bộ thiết bị được cung cấp. Hãy sử dụng xy lanh
tác dụng kép để lắp đặt trong mạch thủy lực. Nối đường dầu vào khoang piston với
thùng dầu.

Mở hoàn toàn van tiết lưu một chiều trước khi tháo dỡ mạch thủy lực.

6. Lập danh sách các phần tử

– Tạo danh sách các thiết bị bằng cách nhập mã số yêu cầu của các phần tử và các chữ
viết tắt được sử dụng để ký hiệu chúng trong các sơ đồ mạch vào bảng dưới đây.

Số lượng Ký hiệu Định danh

1 1A1 Xy lanh tác dụng kép

1 — Tải trọng 9 kg cho xy lanh

1 1Z1 Áp kế

1 1V3 Van tiết lưu một chiều

1 1V2 Van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt

1 1V1 Van một chiều ống thủy lực

1 0V1 Van khóa

2 — Ống thủy lực dài 600 mm

2 — Ống thủy lực dài 1000 mm

2 — Ống thủy lực dài 1500 mm

1 — Cút T

2 — Bộ chia nguồn thủy lực 4 đường với áp kế

1 — Bộ nguồn thủy lực

© Festo Didactic 551141 47


Bài tập 5 – Dỡ tải cho máy cuộn giấy

7. Thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi thiết lập mạch điều khiển:
 Cho bài tập này, hãy vặn bu lông gắn xy lanh ở vị trí treo lơ lửng theo chiều thẳng đứng
ở phía bên cạnh rộng hơn ở cột trụ của bàn thực hành và gia tải bằng tải trọng 9 kg. Gắn
nắp che bảo vệ phù hợp với tải trọng. Hãy chắc chắn đã kết nối đường dầu phía khoang
piston về thùng dầu.
 Hãy sử dụng sơ đồ mạch thủy lực.
 Xác định các phần tử.
 Kết nối các ống thủy lực
– Không bao giờ được kết nối hoặc tháo dỡ ống thủy lực khi bộ nguồn thủy lực đang
chạy hoặc có áp suất!
Các khớp nối nhanh chỉ được nối ở trạng thái không có áp suất.
– Thiết lập các đầu cắm nhanh thẳng tâm vào ổ cắm nhanh!
Các đầu cắm nhanh và ổ cắm nhanh không được lắp xiên.
 Chọn lựa và lắp đặt các ống thủy lực
– Chọn chiều dài đường ống thích hợp có sẵn sao cho không mất nhiều thời gian để
thay đổi chiều dài mà dẫn đến thay đổi áp suất.
– Tránh kéo căng các ống thủy lực.
– Không được uốn các ống thủy lực ở bán kính nhỏ hơn bán kính uốn cong nhỏ nhất
cho phép là 51 mm.
– Không được vặn ống thủy lực trong quá trình lắp đặt.
– Hãy chắc chắn rằng các ống thủy lực không bị xoắn.
 Đánh dấu các kết nối ống thủy lực đã hoàn thành vào sơ đồ mạch thủy lực.

8. Kiểm tra hai lần các thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi chạy thử mạch điều khiển:
 Trước khi vận hành, đảm bảo rằng tất cả các đường hồi dầu về thùng dầu đã được kết
nối và tất cả các khớp nối thủy lực đã được lắp ráp an toàn.
 Mở hoàn toàn van tiết lưu một chiều 1V3.
 Chuyển bơm về chế độ tuần hoàn bằng mở van khóa.
 Bật bộ nguồn thủy lực chạy.
 Đóng từ từ van khóa. Ngay lập tức thiết lập bơm sang chế độ tuần hoàn trong trường
hợp có rò rỉ.
 Đóng hoàn toàn van khóa.
 Thiết lập van an toàn ở bộ nguồn thủy lực đến giá trị 5 MPa. Bạn có thể đặt áp suất này
khi xy lanh ở vị trí cuối hành trình của nó.

48 © Festo Didactic 551141


Bài tập 5 – Dỡ tải cho máy cuộn giấy

9. Mô tả trình tự điều khiển

a) Mô tả từng bước riêng biệt của trình tự điều khiển.

Vị trí ban đầu


Bộ nguồn thủy lực tắt. Tiết lưu ở van tiết lưu một chiều 1V3 đang mở. Van đảo chiều
4/2 tác động tay gạt 1V2 không được kích hoạt (dòng dầu từ cửa B đến cửa T bị khóa).
Cần piston của xy lanh 1A1 ở vị trí tiến ra hết.

Bước 1-2
Bật bộ nguồn thủy lực. Cần piston của xy lanh 1A1 lùi về. Khi cần piston của xy lanh
1A1 đạt được vị trí cuối hành trình cao nhất, bộ nguồn thủy lực được tắt một lần nữa.
Van một chiều 1V1 ngăn cản cần piston rơi xuống.

Bước 2-3
Sau khi tác động vào van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt 1V2 (dòng dầu đi từ cửa B đến
cửa T), cần piston của xy lanh 1A1 tiến ra và tải trọng được hạ thấp xuống.

b) Mô tả nguyên lý hoạt động của van một chiều 1V1 trong điều khiển.

Van một chiều 1V1 bảo vệ bơm thủy lực khỏi áp suất ngược tác động từ dầu thủy lực.
Áp suất này xuất hiện khi bộ nguồn thủy lực bị tắt và xy lanh vẫn chịu tác động của tải.

c) Có thể hiệu chỉnh những gì bằng trợ giúp của van tiết lưu một chiều 1V3?

Vận tốc hạ xuống có thể hiệu chỉnh được ở xy lanh 1A1 với sự trợ giúp của van tiết lưu
một chiều 1V3.

Ghi chú
Trước khi tháo dỡ mạch thủy lực, mở hết các cửa của van tiết lưu một chiều 1V3.

Khi tháo van một chiều 1V1, đầu tiên tháo dỡ bên phía van một chiều trước và sau
đó tháo dỡ bên phía có đường ống thủy lực.

© Festo Didactic 551141 49


Bài tập 5 – Dỡ tải cho máy cuộn giấy

50 © Festo Didactic 551141


Bài tập 6
Mở nắp lò tôi cao tần

Mục tiêu bài giảng


Sau khi hoàn thành bài tập này:
 Bạn được làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt động của van đảo chiều 3/2.
 Bạn có khả năng xác định thời gian, áp suất và các lực trong các hành trình tiến ra và lùi
về của xy lanh tác dụng đơn.

Mô tả vấn đề
Nắp đậy của lò tôi cao tần cần được mở ra bằng xy lanh tác dụng đơn. Xy lanh được tác
động bằng van đảo chiều 3/2. Khi bộ nguồn thủy lực tắt, xy lanh phải duy trì ở vị trí cuối
hành trình. Một tải trọng 9 kg phải được gắn vào xy lanh để gia tải.

Sơ đồ thiết kế

Nắp lò tôi cao tần

© Festo Didactic 551150 51


Bài tập 6 – Mở nắp lò tôi cao tần

Mô tả quá trình hoạt động


1. Khi van đảo chiều 3/2 tác động tay gạt được tác động, xy lanh lùi về.
2. Khi van đảo chiều 3/2 tác động tay gạt được đặt lại, xy lanh tiến ra.
3. Vận tốc tiến ra hiệu chỉnh được.
4. Van một chiều được sử dụng để đảm bảo rằng dầu thủy lực không bị cưỡng bức trở về
bơm.

Các điều kiện tiên quyết


 Hãy vặn bu lông gắn xy lanh ở vị trí cố định theo chiều thẳng đứng ở phía bên rộng hơn
tại cột trụ của bàn thực hành và gia tải bằng tải trọng 9 kg. Gắn nắp che bảo vệ phù hợp
với tải trọng. Hãy chắc chắn đã kết nối đường dầu phía khoang piston hồi về thùng dầu.

Nhiệm vụ giao cho học viên


1. Mô tả chế độ hoạt động của van đảo chiều 3/2 tác động tay gạt.
2. Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực.
3. Hoàn thiện danh sách các phần tử.
4. Thiết lập mạch điều khiển.
5. Kiểm tra hai lần cấu hình điều khiển.
6. Mô tả trình tự làm việc của mạch điều khiển.
7. Đo áp suất dịch chuyển trong hành trình tiến ra và hành trình lùi về.

Kiểm tra bằng quan sát


Kiểm tra trực quan liên tục để phát hiện các khuyết tật trong ống thủy lực và các thiết
bị thủy lực là một phần thiết yếu của các tiêu chuẩn an toàn thủy lực.

Trợ giúp thực hành


 Bản thông số kỹ thuật
 Giáo trình kỹ thuật thủy lực
 Phần mềm mô phỏng FluidSIM® Hydraulic

52 © Festo Didactic 551141


Bài tập 6 – Mở nắp lò tôi cao tần

1. Chế độ hoạt động của van đảo chiều 3/2 tác động tay gạt

Van đảo chiều 3/2 tác động tay gạt – bản vẽ mặt cắt

a) Mô tả nguyên lý hoạt động của van đảo chiều 3/2 tác động tay gạt.

Van đảo chiều 3/2 có cửa làm việc (A), cửa cấp nguồn áp suất (P), cửa hồi dầu về
thùng dầu (T) và cửa thu dầu rò rỉ (L). Van điều khiển lưu lượng bằng các vị trí chuyển
mạch sau đây:
 Vị trí thường: cửa cấp nguồn P bị khóa và dầu chảy từ cửa A đến cửa T.
 Vị trí hoạt động: cửa xả T bị khóa và dầu chảy từ cửa P đến cửa A.

Các van đảo chiều 3/2 cũng có thể là van thường mở, ví dụ: dầu chảy từ cửa P đến cửa
A ở vị trí bình thường.

b) Hoàn thiện ký hiệu mạch của van đảo chiều 3/2 tác động tay gạt.

Van đảo chiều 3/2 tác động tay gạt – ký hiệu mạch

© Festo Didactic 551141 53


Bài tập 6 – Mở nắp lò tôi cao tần

2. Sơ đồ mạch thủy lực

– Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực.

Ghi chú
Van đảo chiều 4/2 sẽ được sử dụng để thay thế van đảo chiều 3/2, vì thế một cửa
van sẽ không được kết nối. Cửa van không cần đến ở van đảo chiều 4/2 tác động tay
gạt đã được lắp đầu nối nhanh tự làm kín.

54 © Festo Didactic 551141


Bài tập 6 – Mở nắp lò tôi cao tần

3. Lập danh sách các phần tử

– Tạo danh sách các thiết bị bằng cách nhập mã số yêu cầu của các phần tử và các chữ
viết tắt được sử dụng để ký hiệu chúng trong các sơ đồ mạch vào bảng dưới đây.

Số lượng Ký hiệu Định danh

1 1A1 Xy lanh tác dụng kép

1 — Tải trọng 9 kg cho xy lanh

1 1Z1 Áp kế

1 1V3 Van tiết lưu một chiều

1 1V2 Van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt

1 1V1 Van một chiều với ống thủy lực

1 0V1 Van khóa

2 — Ống thủy lực dài 600 mm

2 — Ống thủy lực dài 1000 mm

2 — Ống thủy lực dài 1500 mm

2 — Bộ chia nguồn thủy lực 4 đường với áp kế

1 — Bộ nguồn thủy lực

4. Thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi thiết lập mạch điều khiển:
 Cho bài tập này, hãy vặn bu lông gắn xy lanh ở vị trí cố định theo chiều thẳng đứng ở
phía bên rộng hơn ở cột trụ của bàn thực hành và gia tải bằng tải trọng 9 kg. Gắn nắp
che bảo vệ phù hợp với tải trọng. Hãy chắc chắn đã kết nối đường dầu phía khoang
piston của xy lanh về thùng dầu.
 Hãy sử dụng sơ đồ mạch thủy lực.
 Xác định các phần tử.
 Kết nối các ống thủy lực
– Không bao giờ được kết nối hoặc tháo dỡ ống thủy lực khi bộ nguồn thủy lực đang
chạy hoặc có áp suất!
Các khớp nối nhanh chỉ được nối ở trạng thái không có áp suất.
– Thiết lập các đầu cắm nhanh thẳng tâm vào ổ cắm nhanh!
Các đầu cắm nhanh và ổ cắm nhanh không được lắp xiên.

© Festo Didactic 551141 55


Bài tập 6 – Mở nắp lò tôi cao tần

 Chọn lựa và lắp đặt các ống thủy lực


– Chọn chiều dài đường ống thích hợp có sẵn sao cho không mất nhiều thời gian để
thay đổi chiều dài mà dẫn đến thay đổi áp suất.
– Tránh kéo căng các ống thủy lực.
– Không được uốn các ống thủy lực ở bán kính nhỏ hơn bán kính uốn cong nhỏ nhất
cho phép là 51 mm.
– Không được vặn ống thủy lực trong quá trình lắp đặt.
– Hãy chắc chắn rằng các ống thủy lực không bị xoắn.
 Đánh dấu các kết nối ống thủy lực đã hoàn thành vào sơ đồ mạch thủy lực.

5. Kiểm tra hai lần các thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi chạy thử mạch điều khiển:
 Trước khi vận hành, đảm bảo rằng tất cả các đường hồi dầu về thùng dầu đã được kết
nối và tất cả các khớp nối thủy lực đã được lắp ráp an toàn.
 Đóng hoàn toàn van tiết lưu một chiều 1V3. Sau đó mở nó ra 1/2 vòng.
 Chuyển bơm về chế độ tuần hoàn bằng mở van khóa.
 Bật bộ nguồn thủy lực chạy.
 Đóng từ từ van khóa. Ngay lập tức thiết lập bơm sang chế độ tuần hoàn trong trường
hợp có rò rỉ.
 Đóng hoàn toàn van khóa.
 Thiết lập van an toàn ở bộ nguồn thủy lực đến giá trị 5 MPa.

6. Mô tả trình tự điều khiển

– Mô tả từng bước riêng biệt của trình tự điều khiển.

Vị trí ban đầu


Bộ nguồn thủy lực được bật. Tiết lưu ở van tiết lưu một chiều 1V3 được mở. Van đảo
chiều 4/2 tác động tay gạt 1V2 không được tác động (dòng dầu đi từ cửa A đến cửa T).
Cần piston của xy lanh 1A1 tiến ra.

Bước 1-2
Van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt 1V2 được tác động (dòng dầu đi từ cửa P đến cửa
A). Cần piston của xy lanh 1A1 lùi về.

Bước 2-3
Van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt 1V2 được đặt lại (dòng dầu đi từ cửa A đến cửa T),
cần piston của xy lanh 1A1 tiến ra và tải trọng được hạ thấp xuống.

56 © Festo Didactic 551141


Bài tập 6 – Mở nắp lò tôi cao tần

7. Đo áp suất dịch chuyển và thời gian dịch chuyển

Thực hiện thí nghiệm


Đảo chiều từ từ van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt. Cần piston của xy lanh 1A1 cũng
tiến ra chậm. Van này được thiết kế sao cho mặt cắt cửa van không mở hoàn toàn
ngay lập tức khi van được mở từ từ. Dầu thủy lực cung cấp từ bơm đi vào xy lanh
được tiết lưu do hiệu ứng này. Ngay sau khi van trở về vị trí ban đầu của nó, cần
piston tiến ra đến vị trí cuối hành trình thấp nhất.

a) Hãy đo các giá trị cần thiết và ghi nó vào trong bảng.

Hướng Áp suất dịch Thời gian dịch chuyển


chuyển [MPa] [s]

Tiến ra 0,8 1,1

Lùi về 0 1,4

b) Tính toán áp suất gia tải gây ra do tải trọng.

Thông số kỹ thuật yêu cầu cho tính toán:


Lực gia tải: FG = 90 N
Diện tích hình vành khuyên piston: APR = 1,2 cm2

FG 90 N N
Áp suất đo pL   2
 75  0 ,75 MPa
APR 1,2 cm cm 2

Trở kháng thủy lực = áp suất dịch chuyển – áp suất tải

pRes = 0,8 MPa – 0,75 MPa = 0,05 MPa

Đối áp thấp hơn đáng kể so với trở kháng thủy lực. Chuyển động xy lanh chỉ có thể xảy
ra trong trường hợp này. Giá trị của đối áp phụ thuộc vào trở kháng thủy lực. Giá trị này
khá nhỏ trong quá trình hồi dầu về thùng dầu.

© Festo Didactic 551141 57


Bài tập 6 – Mở nắp lò tôi cao tần

c) Tính toán vận tốc lùi về và tiến ra của xy lanh.

Thông số kỹ thuật yêu cầu cho tính toán:


Chiều dài hành trình: s = 200 mm
Lưu lượng bơm: q = 2 l/phút

Vận tốc lùi về

2
l 2000cm3
q phút 60s
vrtr   
APR 1, 2 cm2 1, 2 cm2

cm m
vrtr  27 ,78  0, 28
s s

Thời gian lùi về

s 0.2 m
trtr    0 ,71 s
vrtr 0 , 28 m
s

Ghi chú
Trước khi tháo dỡ mạch thủy lực, mở tất cả các cửa của van tiết lưu một chiều 1V3.

Khi tháo van một chiều 1V1, đầu tiên tháo dỡ phía van một chiều trước và sau đó
tháo dỡ bên phía có đường ống thủy lực.

58 © Festo Didactic 551141


Bài tập 7
Mở và đóng cửa lò hơi

Mục tiêu bài giảng


Sau khi hoàn thành bài tập này:
 Bạn được làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt động của xy lanh tác dụng kép.
 Bạn được làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt động của van đảo chiều 4/2.
 Bạn có khả năng tính toán thời gian, áp suất và các lực trong các hành trình tiến ra và lùi
về của xy lanh tác dụng kép.

Mô tả vấn đề
Cửa nồi hơi được mở ra và đóng lại bằng một xy lanh tác dụng kép. Xy lanh được điều
khiển bằng van đảo chiều 4/2.

Sơ đồ thiết kế

Nồi hơi

© Festo Didactic 551150 59


Bài tập 7 – Mở và đóng cửa lò hơi

Mô tả quá trình hoạt động


1. Khi van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt được tác động, xy lanh tiến ra.
2. Khi van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt được đặt lại, xy lanh lùi về.

Nhiệm vụ giao cho học viên


1. Mô tả lắp đặt và nguyên lý hoạt động của xy lanh tác dụng kép.
2. Mô tả chế độ hoạt động của van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt.
3. Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực.
4. Lập danh sách các phần tử.
5. Thiết lập mạch điều khiển.
6. Kiểm tra hai lần cấu hình điều khiển.
7. Đo áp suất ngược, áp suất dịch chuyển và thời gian dịch chuyển.
8. Tính toán thời gian đi ra, thời gian lùi về và so sánh kết quả của bạn với các giá trị đo
thực tế.

Kiểm tra bằng quan sát


Kiểm tra trực quan liên tục để phát hiện các khuyết tật trong ống thủy lực và các thiết
bị thủy lực là một phần thiết yếu của các tiêu chuẩn an toàn thủy lực.

Trợ giúp thực hành


 Bản thông số kỹ thuật
 Giáo trình kỹ thuật thủy lực
 Phần mềm mô phỏng FluidSIM® Hydraulic

60 © Festo Didactic 551141


Bài tập 7 – Mở và đóng cửa lò hơi

1. Lắp đặt và nguyên lý hoạt động của xy lanh tác dụng kép

Thông tin
Trong trường hợp xy lanh tác dụng kép, cả hai bề mặt piston và bề mặt của hình
vành khuyên piston đều được cấp áp suất bằng dầu thủy lực. Do đó xy lanh làm việc
trong cả hai hướng.

Xy lanh tác dụng kép – ký hiệu mạch và bản vẽ mặt cắt

a) Hãy chọn định danh phù hợp cho phân từ riêng lẻ của xy lanh với các chữ số tương ứng
trong hình vẽ đồ họa.

Số phần tử Định danh phần tử

6 Vỏ xy lanh

3 Piston

1 Khoang piston

5 Cần piston

4 Khoang cần piston

7 Ống dẫn hướng

8 Gioăng làm kín cần piston

9 Gioăng chống bụi

2 Gioăng làm kín piston

© Festo Didactic 551141 61


Bài tập 7 – Mở và đóng cửa lò hơi

b) Mô tả nguyên lý hoạt động của xy lanh tác dụng kép.

Các chức năng của xy lanh dựa trên cơ sở các nguyên lý sau:
• Dầu thủy lực đi vào trong khoang piston xy lanh. Áp suất tăng lên ở trong khoang và
tác lực dụng lên bề mặt piston. Nếu lực này vượt quá lực ma sát tĩnh, piston tiến ra.
Áp suất sẽ không đạt được áp suất làm việc đầy đủ cho đến khi piston tiến ra hết
hoàn toàn.
• Dầu thủy lực đi vào trong khoang cần piston xy lanh ở chu kỳ hành trình trở về.
Piston lùi về và dầu thủy lực được đẩy ra khỏi khoang piston bằng piston.

c) Sự khác biệt nào giữa hành trình tiến ra và hành trình lùi về của xy lanh cần phải đưa
vào xem xét?

Khi xy lanh tiến ra, dầu thủy lực ở phía cần piston được xả đi qua các ống thủy lực về
thùng dầu phải được đưa vào xem xét. Dầu thủy lực chảy vào trong khoang cần piston
xy lanh trong hành trình trở về. Cần piston co về và dầu thủy lực được đẩy ra khỏi
khoang piston bằng piston.

Trong trường hợp của xy lanh tác dụng kép với cần piston ở một phía, có các lực khác
biệt (F = p·A) và dẫn đến sự khác biệt vận tốc trong thời gian tiến ra và lùi về do có sự
khác nhau về diện tích bề mặt (diện tích bề mặt piston và diện tích hình vành khuyên
piston) khi lưu lượng dầu không thay đổi.

2. Chế độ hoạt động của van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt

A B

P T

Van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt – sơ đồ mạch và bản vẽ mặt cắt

62 © Festo Didactic 551141


Bài tập 7 – Mở và đóng cửa lò hơi

a) Mô tả nguyên lý hoạt động của van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt.

Van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt có hai cửa làm việc (A và B), một cửa cấp nguồn
(P) và một cửa hồi dầu về thùng dầu (T).

Vị trí thường: Dầu chảy từ P đến B, cũng như từ cửa A đến cửa T.
Vị trí được kích hoạt: Dầu chảy từ cửa P đến cửa A, cũng như từ cửa B đến cửa T.

b) Hãy suy nghĩ về những hệ quả do các vị trí chuyển tiếp của van đảo chiều 4/2 tác động
tay gạt.

Vị trí chuyển tiếp, van đảo chiều 4/2, Vị trí chuyển tiếp, van đảo chiều 4/2,
độ phủ chuyển mạch dương độ phủ chuyển mạch âm

Vị trí chuyển tiếp quan trọng đối với lựa chọn van. Nó được quy định cụ thể trong các
biểu diễn chung của ký hiệu đồ họa cho điều này. Vì đây không phải là vị trí chuyển
mạch thực tế, các ô tương ứng trong các ký hiệu được vẽ với đường đứt nét.

Trong trường hợp độ phủ chuyển mạch dương, tất cả các cửa van được đóng nhanh
trong thời gian tác động.
Trong trường hợp độ phủ chuyển mạch âm, tất cả các cửa van được nối với nhau nhanh
trong thời gian tác động.

c) Nêu tên những ứng dụng cho van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt.

Những ứng dụng cho van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt là:
 Điều khiển các xy lanh tác dụng kép.
 Điều khiển động cơ thủy lực mà có thể hoạt động trong cả 2 hướng theo chiều quay
thuận kim đồng hồ và quay ngược kim đồng hồ.
 Điều khiển hai mạch thủy lực.

© Festo Didactic 551141 63


Bài tập 7 – Mở và đóng cửa lò hơi

3. Sơ đồ mạch thủy lực

– Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực cho đóng mở cửa lò hơi.

4. Lập danh sách các phần tử

– Tạo danh sách các thiết bị bằng cách nhập mã số yêu cầu của các phần tử và các chữ
viết tắt được sử dụng để ký hiệu chúng trong các sơ đồ mạch vào bảng dưới đây.

Số lượng Ký hiệu Định danh

1 1A1 Xy lanh tác dụng kép

2 1Z1, 1Z2 Áp kế

1 1V2 Van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt

1 0V1 Van khóa

Danh sách các thiết bị

64 © Festo Didactic 551141


Bài tập 7 – Mở và đóng cửa lò hơi

Số lượng Ký hiệu Định danh

2 — Ống thủy lực dài 600 mm

2 — Ống thủy lực dài 1000 mm

2 — Ống thủy lực dài 1500 mm

2 — Bộ chia nguồn thủy lực 4 đường với áp kế

1 — Bộ nguồn thủy lực

Danh sách các thiết bị (tiếp tục)

5. Thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi thiết lập mạch điều khiển:
 Hãy sử dụng sơ đồ mạch thủy lực.
 Xác định các phần tử.
 Kết nối các ống thủy lực
– Không bao giờ được kết nối hoặc tháo dỡ ống thủy lực khi bộ nguồn thủy lực đang
chạy hoặc có áp suất!
Các khớp nối nhanh chỉ được nối ở trạng thái không có áp suất.
– Thiết lập các đầu cắm nhanh thẳng tâm vào ổ cắm nhanh!
Các đầu cắm nhanh và ổ cắm nhanh không được lắp xiên.
 Chọn lựa và lắp đặt các ống thủy lực
– Chọn chiều dài đường ống thích hợp có sẵn sao cho không mất nhiều thời gian để
thay đổi chiều dài mà dẫn đến thay đổi áp suất.
– Tránh kéo căng các ống thủy lực.
– Không được uốn các ống thủy lực ở bán kính nhỏ hơn bán kính uốn cong nhỏ nhất
cho phép là 51 mm.
– Không được vặn ống thủy lực trong quá trình lắp đặt.
– Hãy chắc chắn rằng các ống thủy lực không bị xoắn.
 Đánh dấu các kết nối ống thủy lực đã hoàn thành vào sơ đồ mạch thủy lực.

© Festo Didactic 551141 65


Bài tập 7 – Mở và đóng cửa lò hơi

6. Kiểm tra hai lần các thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi chạy thử mạch điều khiển:
 Trước khi vận hành, đảm bảo rằng tất cả các đường hồi dầu về thùng dầu đã được kết
nối và tất cả các khớp nối thủy lực đã được lắp ráp an toàn.
 Chuyển bơm về chế độ tuần hoàn bằng mở van khóa.
 Bật bộ nguồn thủy lực chạy.
 Đóng từ từ van khóa. Ngay lập tức thiết lập bơm sang chế độ tuần hoàn trong trường
hợp có rò rỉ.
 Đóng hoàn toàn van khóa.
 Thiết lập van an toàn ở bộ nguồn thủy lực đến giá trị 5 MPa.

7. Đo áp suất ngược, áp suất dịch chuyển và thời gian dịch chuyển

Thực hiện thí nghiệm


Trước khi đo áp suất và thời gian, cần piston nên tiến ra và lùi về vài lần để xả đi bất
kỳ lượng không khí nào có thể đã đi vào trong khoang cần piston của xy lanh trong
thời gian thực hiện bài tập trước đó.

– Hãy đo các giá trị cần thiết và ghi nó vào bảng.

Hướng chuyển động Áp suất dịch Áp suất ngược Thời gian dịch chuyển
chuyển [MPa] [MPa] [s]

Tiến ra 0,25 0,1 1,1

0,2 0,1 1,2

0,25 0,1 1,1

Lùi về 1,6 0,5 0,8

1,4 0,5 0,9

1,6 0,5 0,8

Ghi chú cho giáo viên


Cảm biến áp suất có thể sử dụng để đo áp suất dịch chuyển và đối áp. Các áp kế
hiển thị chậm và giá trị đo có thể bị sai lệch.

66 © Festo Didactic 551141


Bài tập 7 – Mở và đóng cửa lò hơi

8. Tính toán thời gian tiến ra và thời gian lùi về

a) Tính toán tỷ lệ diện tích bề mặt của piston, vận tốc tiến ra và thời gian tiến ra.

Thông số kỹ thuật yêu cầu cho tính toán:


Diện tích bề mặt piston: AP = 2 cm2
Diện tích hình vành khuyên piston: APR = 1,2 cm2
Chiều dài hành trình: s = 200 mm
Lưu lượng bơm: q = 2 l/phút

Tỷ lệ diện tích bề mặt

AP 2 cm2
   1, 667
APR 1, 2 cm2

Vận tốc tiến ra

l 2000 cm3
2
q phút 60 s
vadv   =
AP 2 cm2 2 cm2

cm m
vadv  16,67 = 0,17
s s

Thời gian tiến ra

s 0,2 m
tadv   = 1,2 s
vadv m
0,17
s

© Festo Didactic 551141 67


Bài tập 7 – Mở và đóng cửa lò hơi

b) Tính toán vận tốc lùi về, thời gian lùi về, tỷ lệ vận tốc dịch chuyển và tỷ lệ thời gian dịch
chuyển.

Thông số kỹ thuật yêu cầu cho tính toán:


Diện tích bề mặt piston: AP = 2 cm2
Diện tích hình vành khuyên piston: APR = 1,2 cm2
Chiều dài hành trình: s = 200 mm
Lưu lượng bơm: q = 2 l/phút

Vận tốc lùi về

l 2000 cm3
2
q phút 60 s
vrtr   2
=
APR 1,2 cm 1,2 cm2

cm m
vrtr  27,78 = 0,28
s s

Thời gian lùi về

s 0,2 m
trtr   = 0,7 s
vrtr 0,28 m
s

Tỷ lệ vận tốc dịch chuyển

m
0,17
vadv s = 0,6

vrtr m
0,28
s

Tỷ lệ thời gian dịch chuyển

tadv 1,2 s
 = 1,7
trtr 0,7 s

Tỷ lệ thời gian dịch chuyển bằng tỷ lệ diện tích bề mặt piston xy lanh . Theo bảng
thông số kỹ thuật, tỷ lệ là 1:1,64. Tỷ lệ vận tốc bằng với giá trị tương ứng của tỷ lệ diện
tích bề mặt.

68 © Festo Didactic 551141


Bài tập 8
Định kích thước cho thiết bị lắp ráp

Mục tiêu bài giảng


Sau khi hoàn thành bài tập này:
 Bạn có khả năng tính toán các lực của xy lanh tác dụng kép.
 Bạn có khả năng tính toán thời gian tiến ra của piston.

Mô tả vấn đề
Các chi tiết được ghép nối bằng một thiết bị lắp ráp. Lực ép lắp ráp của xy lanh được tính
toán dựa trên các dữ liệu đã được chỉ định.

Khi thực hiện tính toán, phải đưa vào xem xét là mặc dù lực ép lắp ráp hiện có sẵn sàng,
nhưng có tác động lực đối kháng ở bên khoang cần piston do trở kháng trong đường dầu
thủy lực và van đảo chiều. Do đó, lực hiện thời sẽ bị giảm.

Lưu lượng được giữ không đổi bằng van ổn tốc. Cùng với chiều dài hành trình xy lanh, nó sẽ
ổn định thời gian dịch chuyển cho hoạt động ép lắp ráp.

Sơ đồ thiết kế

Thiết bị lắp ráp

© Festo Didactic 551150 69


Bài tập 8 – Định kích thước cho thiết bị lắp ráp

Nhiệm vụ giao cho học viên


1. Tính toán lực ép lắp ráp của thiết bị lắp ráp trên cơ sở các giá trị đã định.
2. Tính toán thời gian ép của thiết bị lắp ráp.

Sơ đồ nguyên lý

70 © Festo Didactic 551141


Bài tập 8 – Định kích thước cho thiết bị lắp ráp

1. Tính toán lực ép lắp ráp

– Tính toán lực piston, lực đối và lực ép lắp ráp với các giá trị đã định.

Lực piston
 2
F1  AP  p1   D  p1
4


F1   502 mm2  50 bar
4

 kp
F1   502 mm2  50 2
4 cm

 502 mm2  50 kp
F1  
4 100 mm2

F1  981,75 kp  9817 ,5 N = 9,8 kN

Lực đối

F2  APR  p2   ( D 2  d 2 )  p2
4


F2   ( 502  252 )mm2  6 bar
4

 kp
F2   ( 502  252 ) mm2  6 2
4 cm

 1875 mm2  6 kp
F2  
4 100 mm2

F2  88,36 kp  883,6 N = 0,9 kN

Lực ép lắp ráp

F  F1  F2  9,8 kN 0,9 kN = 8,9 kN

© Festo Didactic 551141 71


Bài tập 8 – Định kích thước cho thiết bị lắp ráp

2. Tính toán thời gian ép lắp ráp

– Tính toán thời gian ép với các giá trị đã định.

Thời gian ép lắp ráp

 2
D s
V AP  s 4
t  
q q q

 502 mm2  250 mm


t 
4 l
5
phút

 52 cm2  25 cm
t 
4 5000 cm3
60 s

 625 cm3  60 s  625  60


t    s
4 5000 cm3 4 5000

t  5,89 s  6 s

72 © Festo Didactic 551141


Bài tập 9
Phân loại thùng gỗ vận chuyển

Mục tiêu bài giảng


Sau khi hoàn thành bài tập này:
 Bạn có khả năng giải thích các ứng dụng khác nhau của van tiết lưu.
 Bạn được làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt động của van tiết lưu một chiều.
 Bạn có khả năng giải thích sự khác nhau giữa điều khiển lưu lượng đường cấp và lưu
lượng đường xả

Mô tả vấn đề
Các thùng gỗ không nắp được đẩy ra khỏi một băng chuyền vào băng chuyền khác bằng xy
lanh tác dụng kép. Xy lanh được điều khiển bằng van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt. Vận
tốc tiến ra hiệu chỉnh được và vận tốc lùi về không bị ảnh hưởng bởi điều chỉnh này. Áp suất
được đo ở phía trước xy lanh và phía trước van đảo chiều.

Sơ đồ thiết kế

Băng chuyển vận chuyển thùng gỗ

© Festo Didactic 551150 73


Bài tập 9 – Phân loại thùng gỗ vận chuyển

Mô tả quá trình hoạt động


1. Thùng gỗ không nắp sẽ dừng lại khi đi đến thiết bị phân loại.
2. Sau khi tác động vào van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt, cần piston xy lanh tiến ra và
đẩy thùng gỗ không nắp ra khỏi băng chuyền 1 sang băng chuyền 2.
3. Khi van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt đã trở về, cần piston xy lanh lùi về đến trị trí cuối
cùng phía sau.

Nhiệm vụ giao cho học viên


1. Hãy giải thích sử dụng van tiết lưu như thế nào.
2. Mô tả lắp đặt và nguyên lý hoạt động của van tiết lưu một chiều.
3. Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực.
4. Lập danh sách các phần tử.
5. Thiết lập mạch điều khiển.
6. Kiểm tra hai lần cấu hình điều khiển.
7. Mô tả trình tự làm việc của mạch điều khiển.
8. Đo thời gian dịch chuyển cho xy lanh tác dụng kép.

Kiểm tra bằng quan sát


Kiểm tra trực quan liên tục để phát hiện các khuyết tật trong ống thủy lực và các thiết
bị thủy lực là một phần thiết yếu của các tiêu chuẩn an toàn thủy lực.

Trợ giúp thực hành


 Bản thông số kỹ thuật
 Giáo trình kỹ thuật thủy lực
 Phần mềm mô phỏng FluidSIM® Hydraulic

74 © Festo Didactic 551141


Bài tập 9 – Phân loại thùng gỗ vận chuyển

1. Ứng dụng van ổn tốc

a) Van ổn tốc được sử dụng cho mục đích gì và lưu lượng giảm đi như thế nào?

Van tiết lưu được sử dụng để giảm vận tốc xy lanh hoặc vận tốc quay của động cơ thủy
lực. Do thực tế là các vận tốc phụ thuộc vào lưu lượng, vì thế cần phải giảm sự phụ
thuộc này. Tuy nhiên, bơm với lưu lượng cố định lại liên tục duy trì lưu lượng không
thay đổi.

Giảm sự phụ thuộc vào lưu lượng của cơ cấu chấp hành được thực hiện trên cơ sở
các nguyên tắc sau đây:
 Tăng áp suất gây ra phía trước van tiết lưu bằng cách giảm thiết diện mặt cắt
ngang dòng chảy của nó.
 Điều này làm cho van điều áp mở, vì vậy dẫn đến phân chia dòng chảy.
 Do sự phân chia dòng này của dòng chảy, lưu lượng cần thiết cho vận tốc mong
muốn ở vòng/phút chảy đến các phần tử công suất và lưu lượng dầu vượt quá
được xả ra qua van điều áp.
 Lưu lượng không cần thiết này được xả ra ở áp suất tối đa qua các van điều áp.

b) Các van tiết lưu được phân chia theo các kiểu nào?

Các van tiết lưu được phân chia theo các kiểu sau đây:
 Bộ điều chỉnh dòng
 Van tiết lưu

© Festo Didactic 551141 75


Bài tập 9 – Phân loại thùng gỗ vận chuyển

2. Cài đặt và nguyên lý hoạt động của van tiết lưu một chiều

A B

Van tiết lưu một chiều – ký hiệu mạch và bản vẽ mặt cắt

a) Mô tả cài đặt van tiết lưu một chiều.

Van tiết lưu một chiều chỉ tiết lưu theo một hướng, biểu diễn bằng tổ hợp của tiết lưu và
van một chiều.

Tiết lưu điều khiển dải lưu lượng theo một hướng tùy thuộc vào tải. Ở hướng ngược lại
mặt cắt ngang mở hết cho tất cả dầu thủy lực được cung cấp bởi bơm đi qua, tăng vận
tốc cho chuyển động hành trình co về.

b) Mô tả nguyên lý hoạt động của van tiết lưu một chiều.

Dòng chảy của dầu thủy lực được tiết lưu theo hướng từ A đến B. Như trường hợp với
tiết lưu, diễn ra sự phân chia dòng chảy. Lưu lượng chảy đến các phần tử công suất
giảm và vận tốc cũng giảm tương ứng.

Lưu lượng không bị tiết lưu ở một hướng khác (từ B đến A), bởi côn làm kín trong van
một chiều được nâng lên khỏi đế của nó và toàn bộ mặt cắt ngang dòng chảy được mở
ra hết.

Thiết diện tiết lưu được giảm kích thước hoặc mở rộng ra trong trường hợp bạn điều
chỉnh van tiết lưu một chiều

76 © Festo Didactic 551141


Bài tập 9 – Phân loại thùng gỗ vận chuyển

3. Sơ đồ mạch thủy lực

a) Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực cho thiết bị phân loại. Lắp van tiết lưu một chiều ở
đường cấp nguồn cho xy lanh (ở phía bên khoang piston).

Ghi chú
Thực hiện các phép đo cho điều khiển dòng trong đường cung nguồn. Sau khi hoàn
thành các phép đo của bạn, mới thay đổi các thiết lập.

© Festo Didactic 551141 77


Bài tập 9 – Phân loại thùng gỗ vận chuyển

b) Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực cho thiết bị phân loại. Gắn van tiết lưu một chiều vào
cửa xả của xy lanh (ở bên khoang cần piston).

78 © Festo Didactic 551141


Bài tập 9 – Phân loại thùng gỗ vận chuyển

4. Lập danh sách các phần tử

– Tạo danh sách các thiết bị bằng cách nhập mã số yêu cầu của các phần tử và các chữ
viết tắt được sử dụng để ký hiệu chúng trong các sơ đồ mạch vào bảng dưới đây.

Số lượng Ký hiệu Định danh

1 1A1 Xy lanh tác dụng kép

2 1Z1, 1Z2 Áp kế

1 1V2 Van tiết lưu một chiều

1 1V1 Van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt

1 0V1 Van khóa

2 — Ống thủy lực dài 600 mm

2 — Ống thủy lực dài 1000 mm

2 — Ống thủy lực dài 1500 mm

2 — Bộ chia nguồn thủy lực 4 đường với áp kế

1 — Bộ nguồn thủy lực

5. Thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi thiết lập mạch điều khiển:
 Hãy sử dụng sơ đồ mạch thủy lực.
 Xác định các phần tử.
 Kết nối các ống thủy lực
– Không bao giờ được kết nối hoặc tháo dỡ ống thủy lực khi bộ nguồn thủy lực đang
chạy hoặc có áp suất!
Các khớp nối nhanh chỉ được nối ở trạng thái không có áp suất.
– Thiết lập các đầu cắm nhanh thẳng tâm vào ổ cắm nhanh!
Các đầu cắm nhanh và ổ cắm nhanh không được lắp xiên.
 Chọn lựa và lắp đặt các ống thủy lực
– Chọn chiều dài đường ống thích hợp có sẵn sao cho không mất nhiều thời gian để
thay đổi chiều dài mà dẫn đến thay đổi áp suất.
– Tránh kéo căng các ống thủy lực.
– Không được uốn các ống thủy lực ở bán kính nhỏ hơn bán kính uốn cong nhỏ nhất
cho phép là 51 mm.
– Không được vặn ống thủy lực trong quá trình lắp đặt.
– Hãy chắc chắn rằng các ống thủy lực không bị xoắn.
 Đánh dấu các kết nối ống thủy lực đã hoàn thành vào sơ đồ mạch thủy lực.

© Festo Didactic 551141 79


Bài tập 9 – Phân loại thùng gỗ vận chuyển

6. Kiểm tra hai lần các thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi chạy thử mạch điều khiển:
 Trước khi vận hành, đảm bảo rằng tất cả các đường hồi dầu về thùng dầu đã được kết
nối và tất cả các khớp nối thủy lực đã được lắp ráp an toàn.
 Chuyển bơm về chế độ tuần hoàn bằng mở van khóa.
 Bật bộ nguồn thủy lực chạy.
 Đóng từ từ van khóa. Ngay lập tức thiết lập bơm sang chế độ tuần hoàn trong trường
hợp có rò rỉ.
 Đóng hoàn toàn van khóa.
 Thiết lập van an toàn ở bộ nguồn thủy lực đến giá trị áp suất làm việc chỉ định trong
bảng.

7. Mô tả trình tự điều khiển

– Mô tả từng bước riêng biệt của trình tự điều khiển.

Vị trí ban đầu


Bộ nguồn thủy lực được bật. Tiết lưu của van tiết lưu một chiều 1V2 mở. Van đảo chiều
4/2 tác động tay gạt 1V1 không được kích hoạt (cho phép dầu đi từ cửa P đến của B).
Cần piston của xy lanh 1A1 lùi về.

Bước 1-2
Van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt 1V1 được tác động (cho phép dầu đi từ cửa P đến
của A). Cần piston của xy lanh 1A1 tiến ra.

Bước 2-3
Van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt 1V1 được đặt lại (cho phép dầu đi từ cửa A đến của
T), cần piston của xy lanh 1A1 lùi về.

80 © Festo Didactic 551141


Bài tập 9 – Phân loại thùng gỗ vận chuyển

8. Đo các thời gian tiến ra cho xy lanh tác dụng kép

a) Hãy đo các giá trị riêng biệt và ghi nó vào trong bảng.

Điều khiển lưu lượng cấp


p1Z1 = áp suất phía trước van tiết lưu một chiều

Thời gian dịch chuyển


p1Z1 [MPa]
[s]

5 5,1

4 1,2

3 1,2

2 1,2

1 1,2

Điều khiển lưu lượng xả


p1Z1 = áp suất làm việc
p1Z2 = áp suất phía trước van tiết lưu một chiều

Thời gian dịch chuyển


p1Z1 [MPa] p1Z2 [MPa]
[s]

5 7,2 16

4 6,2 1,2

3 4,5 1,2

2 3,0 1,2

1 1,3 1,2

© Festo Didactic 551141 81


Bài tập 9 – Phân loại thùng gỗ vận chuyển

b) Đánh giá ảnh hưởng của việc thiết lập van tiết lưu một chiều ở các vị trí khác nhau.

Lắp đặt trên đường cấp nguồn


Van tiết lưu một chiều làm giảm dòng chảy của dầu thủy lực được cung cấp bởi bơm
thủy lực do đó làm tăng áp suất. Lưu lượng mong muốn được điều chỉnh cho xy lanh
và lưu lượng dư thừa được xả đi ở áp suất tối đa thông qua các van điều áp.
Điều này dẫn đến tổn thất công suất đáng kể và gây ra sự tăng nhiệt độ ở dầu thủy lực
và ở các thiết bị.

Lắp đặt trên đường xả


Van tiết lưu một chiều tạo ra áp lực cần thiết cho phần của dòng chảy ở bề mặt hình
vành xuyến nhỏ hơn. Nếu không có tải tác động lên xy lanh, kết quả này làm tăng áp
suất trong khoang cần piston. Tăng áp giảm đi khi có tải đẩy. Tăng áp tăng lên khi có
tải kéo.

82 © Festo Didactic 551141


Bài tập 10
Đo đường cong đặc tính của van ổn tốc

Mục tiêu bài giảng


Sau khi hoàn thành bài tập này:
 Bạn được làm quen với nguyên lý hoạt động và cài đặt van ổn tốc.
 Bạn có khả năng ghi đường cong đặc tính của van ổn tốc.

Mô tả vấn đề
Một dây chuyền băng tải xích vòng di chuyển các chi tiết phôi đi qua buồng sơn. Dây chuyền
này được dẫn động bằng động cơ thủy lực thông qua bộ bánh răng vuông góc. Do việc
chuyển đổi sản xuất, các chi tiết với trọng lượng khác nhau được vận chuyển qua buồng
sơn. Nhưng vận tốc vẫn không được phép thay đổi. Phải xác định rằng việc sử dụng van ổn
tốc là giải pháp phù hợp nhất.

Sơ đồ thiết kế

Buồng sơn

© Festo Didactic 551150 83


Bài tập 10 – Đo đường cong đặc tính của van ổn tốc

Nhiệm vụ giao cho học viên


1. Mô tả lắp đặt và nguyên lý hoạt động của van ổn tốc.
2. Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực.
3. Lập danh sách các phần tử.
4. Thiết lập mạch điều khiển.
5. Kiểm tra hai lần cấu hình điều khiển.
6. Đo lưu lượng liên quan đến tải và áp suất cung cấp.

Kiểm tra bằng quan sát


Kiểm tra trực quan liên tục để phát hiện các khuyết tật trong ống thủy lực và các thiết
bị thủy lực là một phần thiết yếu của các tiêu chuẩn an toàn thủy lực.

Trợ giúp thực hành


 Bản thông số kỹ thuật
 Hướng dẫn vận hành
 Giáo trình kỹ thuật thủy lực
 Phần mềm mô phỏng FluidSIM® Hydraulic

84 © Festo Didactic 551141


Bài tập 10 – Đo đường cong đặc tính của van ổn tốc

1. Cài đặt và nguyên lý hoạt động của van ổn tốc

Van ổn tốc – bản vẽ mặt cắt, 1: con trượt điều chỉnh (bộ cân bằng áp suất),
2: tiết lưu điều chỉnh được

a) Mô tả lắp đặt và nguyên lý hoạt động của van ổn tốc.

Như mô tả của van ổn tốc, tồn tại quan hệ giữa chênh áp Δp và lưu lượng q:
Δp ~ q
Nếu yêu cầu một lưu lượng cố định đi đến các thiết bị tiêu thụ khi tải thay đổi, độ chênh
áp qua điểm tiết lưu phải được giữ không thay đổi. Vì lý do này, một côn tiết lưu (2) (tiết
lưu điều chỉnh được) sẽ điều chỉnh lưu lượng theo yêu cầu, được lắp đặt vào trong van
ổn tốc và tiết lưu thứ hai (1) (con trượt điều chỉnh hay bộ cân bằng áp suất) cũng được
lắp đặt, trở kháng của nó thay đổi tùy theo áp suất áp dụng ở đầu vào hoặc đầu ra, do
đó duy trì độ chênh áp không đổi ở côn tiết lưu điều chỉnh (2). Trong sự kết hợp với van
điều áp, tổng trở kháng ở cả hai tiết lưu sẽ làm giảm lưu lượng.

Khi van được mở ra ở vị trí trung gian, xuất hiện dòng chảy qua van, áp suất cung cấp
p1 chiếm ưu thế ở phía trước khe tiết lưu điều chỉnh. Sự chênh áp Δp xảy ra tại côn tiết
lưu điều chỉnh, tức là p2 <p1. Lò xo phải được lắp đặt bên phía F2 để giữ cho con trượt
điều chỉnh ở trạng thái cân bằng. Lò xo này đưa đến kết quả chênh lệch áp suất không
đổi ở côn tiết lưu. Nếu tải được áp dụng lên đầu ra của van bởi các thiết bị tiêu thụ, côn
tiết lưu sẽ làm giảm trở kháng tương ứng với một lượng đã được tăng lên cùng với tải.

Trong quá trình hoạt động không tải, con trượt điều chỉnh được giữ ở trạng thái cân
bằng với sự giúp đỡ của lò xo và van cung cấp trở kháng bổ sung, được điều chỉnh bởi
côn tiết lưu phù hợp với vận tốc dòng chảy mong muốn.

© Festo Didactic 551141 85


Bài tập 10 – Đo đường cong đặc tính của van ổn tốc

Nếu áp suất p3 ở đầu ra của van tăng lên, áp suất p2 cũng tăng lên. Chênh áp qua côn
tiết lưu cũng thay đổi như vậy. Đồng thời, p2 tác động lên bề mặt piston AP2. Lực tổng
hợp tác động lên con trượt điều chỉnh kết hợp với lực lò xo. Con trượt điều chỉnh mở
cho đến khi sự cân bằng lại một lần nữa được thành lập giữa các lực F1 và F2 và sự
chênh áp tại các côn tiết lưu do đó cũng trở về giá trị ban đầu của nó.

Nếu áp suất p3 tại đầu ra của van giảm xuống, độ chênh áp Δp tăng lên. Kết quả là, áp
suất áp dụng lên bề mặt piston AP2 cũng giảm xuống và lực F1 do đó trở nên lớn hơn
lực F2. Côn tiết lưu đóng lại cho đến khi cân bằng được thiết lập giữa F1 và F2.

Trong trường hợp của van ổn tốc, lưu lượng thừa ra được xả về thùng dầu như trong
trường hợp với tiết lưu.

b) Hoàn thiện ký hiệu mạch cho van ổn tốc.

Van ổn tốc – ký hiệu mạch, bên trái: hoàn chỉnh, bên phải: ký hiệu đơn giản hóa

Ghi chú cho giáo viên


Sự khác biệt của van ổn tốc trong bộ thiết bị
Van một chiều tích hợp mở khi xuất hiện dòng chảy từ cửa B đến cửa A. Van ổn tốc
bị đi vòng. Vì thế không cần mạch đi vòng bên ngoài.

86 © Festo Didactic 551141


Bài tập 10 – Đo đường cong đặc tính của van ổn tốc

2. Sơ đồ mạch thủy lực

– Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực cho buồng sơn.

© Festo Didactic 551141 87


Bài tập 10 – Đo đường cong đặc tính của van ổn tốc

3. Lập danh sách các phần tử

– Tạo danh sách các thiết bị bằng cách nhập mã số yêu cầu của các phần tử và các chữ
viết tắt được sử dụng để ký hiệu chúng trong các sơ đồ mạch vào bảng dưới đây.

Số lượng Ký hiệu Định danh

1 1V2 Van ổn tốc

2 1Z1, 1Z2 Áp kế

1 1V1 Van điều áp

1 1M1 Động cơ thủy lực

1 — Cảm biến lưu lượng, kết nối với động cơ thủy lực

1 0V1 Van khóa

5 — Ống thủy lực dài 600 mm

2 — Ống thủy lực dài 1000 mm

2 — Bộ chia nguồn thủy lực 4 đường với áp kế

1 — Bộ nguồn thủy lực

Ghi chú
Bạn cần các thiết bị sau đây để thực hiện các phép đo:

 Bộ cấp nguồn điện 24 VDC, dòng ra lớn nhất 4,5 A


 Đồng hồ đo vạn năng

4. Thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi thiết lập mạch điều khiển:
 Hãy sử dụng sơ đồ mạch thủy lực.
 Xác định các phần tử.
 Kết nối các ống thủy lực
– Không bao giờ được kết nối hoặc tháo dỡ ống thủy lực khi bộ nguồn thủy lực đang
chạy hoặc có áp suất!
Các khớp nối nhanh chỉ được nối ở trạng thái không có áp suất.
– Thiết lập các đầu cắm nhanh thẳng tâm vào ổ cắm nhanh!
Các đầu cắm nhanh và ổ cắm nhanh không được lắp xiên.

88 © Festo Didactic 551141


Bài tập 10 – Đo đường cong đặc tính của van ổn tốc

 Chọn lựa và lắp đặt các ống thủy lực


– Chọn chiều dài đường ống thích hợp có sẵn sao cho không mất nhiều thời gian để
thay đổi chiều dài mà dẫn đến thay đổi áp suất.
– Tránh kéo căng các ống thủy lực.
– Không được uốn các ống thủy lực ở bán kính nhỏ hơn bán kính uốn cong nhỏ nhất
cho phép là 51 mm.
– Không được vặn ống thủy lực trong quá trình lắp đặt.
– Hãy chắc chắn rằng các ống thủy lực không bị xoắn.
 Đánh dấu các kết nối ống thủy lực đã hoàn thành vào sơ đồ mạch thủy lực.

5. Kiểm tra hai lần các thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi chạy thử mạch điều khiển:
 Trước khi vận hành, đảm bảo rằng tất cả các đường hồi dầu về thùng dầu đã được kết
nối và tất cả các khớp nối thủy lực đã được lắp ráp an toàn.
 Đóng hoàn toàn van ổn tốc 1V2, và sau đó mở ra khoảng 2 vòng.
 Mở hoàn toàn van điều áp 1V1.
 Chuyển bơm về chế độ tuần hoàn bằng mở van khóa.
 Bật bộ cấp nguồn điện 24 VDC để kích hoạt cảm biến lưu lượng.

Ghi chú
Thông tin về cảm biến lưu lượng có thể tìm thấy trong hướng dẫn vận hành.

 Bật bộ nguồn thủy lực chạy.


 Đóng từ từ van khóa. Ngay lập tức thiết lập bơm sang chế độ tuần hoàn trong trường
hợp có rò rỉ.
 Đóng hoàn toàn van khóa.
 Đặt áp suất van an toàn ở bộ nguồn thủy lực đến các giá trị quy định trong bảng.
 Đặt áp suất ở van điều áp 1V1 đến các giá trị quy định trong bảng.
 Van ổn tốc 1V2 được thiết lập cho lưu lượng yêu cầu ở 2 l/phút.

© Festo Didactic 551141 89


Bài tập 10 – Đo đường cong đặc tính của van ổn tốc

6. Đo lường

Thực hiện thí nghiệm


Áp suất tải thay đổi với van điều áp 1V1 phù hợp với các giá trị được chỉ định. Van
điều áp 1V1 mở hoàn toàn cho các thiết lập thứ hai của phép đo và áp suất hệ thống
được thay đổi với van an toàn tại bộ nguồn thủy lực. Đường cong đặc tính của van
ổn tốc cho áp suất hệ thống liên quan đến dải lưu lượng sau đó có thể được vẽ ra.

a) Đo các giá trị và ghi nó vào trong bảng.

p1Z1: áp suất phía trước van


p1Z2: áp suất phía sau van
qFCV: lưu lượng đi qua van ổn tốc

p1Z1 [MPa] p1Z2 [MPa] qFCV [l/phút]

5 1 2,0

5 2 2,0

5 3 2,0

5 4 2,0

5 5 0,58

Thay đổi áp suất tải

90 © Festo Didactic 551141


Bài tập 10 – Đo đường cong đặc tính của van ổn tốc

p1Z1 [MPa] p1Z2 [MPa] qFCV [l/phút]

5 1 2

4 1 2

3 1 2

2 1 2

1 1 1,1

Thay đổi áp suất nguồn

b) Vẽ đường cong đặc tính.

 Áp suất tải
 Áp suất nguồn

© Festo Didactic 551141 91


Bài tập 10 – Đo đường cong đặc tính của van ổn tốc

c) Hãy mô tả kết quả đo của bạn. Tại sao van ổn tốc minh họa kiểu này hoạt động?

Van ổn tốc thích hợp cho thiết lập vận tốc không đổi với tải và áp suất nguồn cấp thay
đổi.

Lý do:
Sự cân bằng áp suất suất được tích hợp vào van ổn tốc duy trì trạng thái cân bằng,
đảm bảo rằng chênh áp vẫn không thay đổi. Điều này dẫn đến lưu lượng không đổi
được điều chỉnh với một tiết lưu. Tuy nhiên, cần thiết phải có một áp suất tối thiểu để
tác động cân bằng áp suất.

92 © Festo Didactic 551141


Bài tập 11
Hiệu chỉnh vận tốc hành trình của máy nâng thủy lực

Mục tiêu bài giảng


Sau khi hoàn thành bài tập này:
 Bạn được làm quen với cài đặt và nguyên lý hoạt động của van đảo chiều 4/3.
 Bạn có khả năng đánh giá ảnh hưởng của các biến thể khác nhau của vị trí giữa van.
 Bạn có khả năng sử dụng van ổn tốc để hiệu chỉnh vận tốc của xy lanh.
 Bạn có khả năng so sánh các mạch với van ổn tốc trên đường vào và van ổn tốc trên
đường ra.

Mô tả vấn đề
Một máy nâng thủy lực cho xe ô tô cần phải thiết lập đến các chiều cao khác nhau. Máy
nâng thủy lực được nâng lên và hạ xuống bằng xy lanh thủy lực. Chuyển động phải không
giật và phải được thực hiện ở một vận tốc ổn định, mặc dù máy nâng có treo một tải nặng,
cụ thể là một chiếc ô tô. Một van ổn tốc sẽ được sử dụng để điều chỉnh vận tốc. Van ổn tốc
phải được lắp đặt sao cho không xảy ra áp suất quá cao.

Sơ đồ thiết kế

Máy nâng thủy lực

© Festo Didactic 551150 93


Bài tập 11 – Hiệu chỉnh vận tốc hành trình của máy nâng thủy lực

Nhiệm vụ giao cho học viên


1. Mô tả lắp đặt và nguyên lý hoạt động của van đảo chiều 4/3.
2. Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực.
3. Lập danh sách các phần tử.
4. Thiết lập mạch điều khiển.
5. Kiểm tra hai lần cấu hình điều khiển.
6. Đo vận tốc di chuyển của cần piston.

Kiểm tra bằng quan sát


Kiểm tra trực quan liên tục để phát hiện các khuyết tật trong ống thủy lực và các thiết
bị thủy lực là một phần thiết yếu của các tiêu chuẩn an toàn thủy lực.

Trợ giúp thực hành


 Bản thông số kỹ thuật
 Giáo trình kỹ thuật thủy lực
 Phần mềm mô phỏng FluidSIM® Hydraulic

94 © Festo Didactic 551141


Bài tập 11 – Hiệu chỉnh vận tốc hành trình của máy nâng thủy lực

1. Cài đặt và nguyên lý hoạt động của van đảo chiều 4/3

a) Hãy định danh vị trí giữa của các van 4/3 thể hiện dưới đây.

1 2 3 4 5

Van đảo chiều 4/3 với các vị trí giữa khác nhau – ký hiệu mạch

1: vị trí giữa bơm tuần hoàn


2: vị trí giữa đóng
3: vị trí giữa H
4: vị trí giữa xả các đường làm việc
5: vị trí giữa đi vòng

b) Cần phải quan tâm đến điều gì khi sử dụng van đảo chiều 4/3 tác động tay gạt với vị trí
giữa bơm tuần hoàn?

A B

P T

Van đảo chiều 4/3 tác động tay gạt, vị trí giữa bơm tuần hoàn – ký hiệu mạch và bản vẽ mặt cắt

Chỉ có một trình tự điều khiển có thể hoạt động với các van này, vì bơm sẽ không có áp
suất khi van ở vị trí giữa.

© Festo Didactic 551141 95


Bài tập 11 – Hiệu chỉnh vận tốc hành trình của máy nâng thủy lực

c) Cần phải quan tâm đến điều gì khi sử dụng van đảo chiều 4/3 tác động tay gạt, vị trí giữa
đóng?

A B

P T

Van đảo chiều 4/3 tác động tay gạt, vị trí giữa đóng – ký hiệu mạch và bản vẽ mặt cắt

Nếu nhiều hơn một trình tự điều khiển cần phải được vận hành, van đảo chiều 4/3 với
vị trí giữa đóng có thể được sử dụng để tác động cho các trình tự điều khiển riêng biệt.
Nếu chuyển mạch để bơm tuần hoàn được yêu cầu trong khi hệ thống đã sẵn sàng cho
các hoạt động, chức năng này được thực hiện với van 2/2.

96 © Festo Didactic 551141


Bài tập 11 – Hiệu chỉnh vận tốc hành trình của máy nâng thủy lực

2. Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực

a) Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực cho máy nâng thủy lực
(Van đảo chiều 4/3 tác động tay gạt, vị trí giữa đóng, van ổn tốc trên đường vào, van điều áp
như van đối áp).

© Festo Didactic 551141 97


Bài tập 11 – Hiệu chỉnh vận tốc hành trình của máy nâng thủy lực

b) Hoàn thiện sơ đồ mạch cho máy nâng thủy lực


(van ổn tốc trên đường ra).

Ghi chú
Thiết lập cấu hình của van ổn tốc vẫn giữ không thay đổi cho toàn bộ các phép đo.

98 © Festo Didactic 551141


Bài tập 11 – Hiệu chỉnh vận tốc hành trình của máy nâng thủy lực

3. Lập danh sách các phần tử

– Hoàn thiện danh sách các phần tử bằng cách nhập mã số yêu cầu của các phần tử và
các chữ viết tắt được sử dụng để ký hiệu chúng trong các sơ đồ mạch vào bảng dưới
đây.

Số lượng Ký hiệu Định danh

1 1A1 Xy lanh tác dụng kép

1 — Tải trọng 9 kg cho xy lanh

2 1Z1, 1Z2 Áp kế

1 1V1 Van đảo chiều 4/3 tác động tay gạt, vị trí giữa đóng

1 1V2 (bỏ qua) Van điều áp

1 1V3 (1V2) Van ổn tốc

1 0V1 Van khóa

5 — Ống thủy lực dài 600 mm

2 — Ống thủy lực dài 1000 mm

2 — Ống thủy lực dài 1500 mm

2 0Z1 Bộ chia nguồn thủy lực 4 đường với áp kế

1 — Bộ nguồn thủy lực

4. Thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi thiết lập mạch điều khiển:
 Cho bài tập này, hãy vặn bu lông gắn xy lanh ở vị trí cố định theo chiều thẳng đứng ở
phía bên rộng hơn ở cột trụ của bàn thực hành và gia tải bằng tải trọng 9 kg. Gắn nắp
che bảo vệ phù hợp với tải trọng. Hãy chắc chắn đã kết nối đường dầu phía piston về
thùng dầu.
 Hãy sử dụng sơ đồ mạch thủy lực.
 Xác định các phần tử.
 Kết nối các ống thủy lực
– Không bao giờ được kết nối hoặc tháo dỡ ống thủy lực khi bộ nguồn thủy lực đang
chạy hoặc có áp suất!
Các khớp nối nhanh chỉ được nối ở trạng thái không có áp suất.
– Thiết lập các đầu cắm nhanh thẳng tâm vào ổ cắm nhanh!
Các đầu cắm nhanh và ổ cắm nhanh không được lắp xiên.

© Festo Didactic 551141 99


Bài tập 11 – Hiệu chỉnh vận tốc hành trình của máy nâng thủy lực

 Chọn lựa và lắp đặt các ống thủy lực


– Chọn chiều dài đường ống thích hợp có sẵn sao cho không mất nhiều thời gian để
thay đổi chiều dài mà dẫn đến thay đổi áp suất.
– Tránh kéo căng các ống thủy lực.
– Không được uốn các ống thủy lực ở bán kính nhỏ hơn bán kính uốn cong nhỏ nhất
cho phép là 51 mm.
– Không được vặn ống thủy lực trong quá trình lắp đặt.
– Hãy chắc chắn rằng các ống thủy lực không bị xoắn.
 Đánh dấu các kết nối ống thủy lực đã hoàn thành vào sơ đồ mạch thủy lực.

5. Kiểm tra hai lần các thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi chạy thử mạch điều khiển:
 Trước khi vận hành, đảm bảo rằng tất cả các đường hồi dầu về thùng dầu đã được kết
nối và tất cả các khớp nối thủy lực đã được lắp ráp an toàn.
 Mở hoàn toàn van ổn tốc 1V2.
 Chuyển bơm về chế độ tuần hoàn bằng mở van khóa.
 Bật bộ nguồn thủy lực chạy.
 Đóng từ từ van khóa. Ngay lập tức thiết lập bơm sang chế độ tuần hoàn trong trường
hợp có rò rỉ.
 Đóng hoàn toàn van khóa.
 Thiết lập van an toàn ở bộ nguồn thủy lực đến giá trị 5 MPa.
 Hiệu chỉnh van ổn tốc sao cho cần piston tiến ra trong khoảng 5 giây. Van ổn tốc vẫn giữ
nguyên không đổi cho dãy đo lường.
 Đặt áp suất bộ đếm đến 1 MPa bằng trợ giúp của van điều áp. Cài đặt này chỉ có thể có
trong thời gian chuyển động tiến ra của xy lanh.

Ghi chú
Trước khi tháo dỡ mạch thủy lực, phải đảm bảo rằng áp suất chỉ thị trên các áp kế đã
giảm xuống bằng không.

100 © Festo Didactic 551141


Bài tập 11 – Hiệu chỉnh vận tốc hành trình của máy nâng thủy lực

6. Đo áp suất và thời gian dịch chuyển

a) Van ổn tốc trên đường vào, với đối áp


Đo các giá trị và ghi nó vào trong bảng.

Các giá trị sau đây được đo:


tadv : thời gian xy lanh tiến ra
p1Z1: áp suất dịch chuyển của xy lanh
p1Z2: áp suất ngược của xy lanh
p0Z1: áp suất hệ thống

Tải và đối áp p0Z1 [MPa] p1Z1 [MPa] p1Z2 [MPa] tadv [s]

Với tải, không có đối áp 5 0 0 0,6

Với tải và có đối áp 5 1 1 5

b) Van ổn tốc trên đường ra


Đo các giá trị và ghi nó vào trong bảng.

Các giá trị sau đây được đo:


tadv : thời gian xy lanh tiến ra
p1Z1: áp suất dịch chuyển của xy lanh
p1Z2: áp suất ngược của xy lanh
p0Z1: áp suất hệ thống

Tải và đối áp p0Z1 [MPa] p1Z1 [MPa] p1Z2 [MPa] tadv [s]

Với tải 5 8 5 5

© Festo Didactic 551141 101


Bài tập 11 – Hiệu chỉnh vận tốc hành trình của máy nâng thủy lực

c) Mô tả những quan sát của bạn.

Trong trường hợp không có đối áp, cần piston bị kéo ra bởi tải. Cần piston tiến ra một
cách giật cục. Với đối áp, cùng một vận tốc đạt được cho cả hai trường hợp có tải và
không tải. Tuy nhiên, nếu van ổn tốc được sử dụng để giữ đối áp và được lắp đặt ở
đường ra, áp suất rất cao xuất hiện ở phía đầu ra. Trong thực tế điều này thường bị
cấm.

Như vậy các mạch phù hợp bao gồm điều khiển dòng dầu ở đầu vào và tạo đối áp tại
đầu ra bằng van điều áp.

102 © Festo Didactic 551141


Bài tập 12
Tối ưu hóa máy dập nổi

Mục tiêu bài giảng


Sau khi hoàn thành bài tập này:
 Bạn có khả năng giải thích được sự khác nhau giữa van ổn tốc và van tiết lưu một chiều
được sử dụng trong các ứng dụng.

Mô tả vấn đề
Các ký hiệu đồ họa được dập nổi bằng máy dập tấm kim loại. Lá kim loại đi qua máy dập nổi
trong quá trình của một chu kỳ thời gian điều chỉnh được. Chuyển động đi xuống của đầu
dập nổi phải tương ứng với vận tốc nạp phôi. Chuyển động nhanh luôn luôn được sử dụng
cho hành trình trở về.

Van van tiết lưu một chiều được sử dụng để chi phối vận tốc. Để ngăn chặn trọng lượng của
đầu dập nổi kéo cần piston xy lanh tiến ra, van điều áp sẽ được sử dụng cho đối áp. Đảo
chiều trở về và dịch chuyển giữa lên và xuống được thực hiện bằng van đảo chiều 4/2.

Sơ đồ thiết kế

Máy dập nổi

© Festo Didactic 551150 103


Bài tập 12 – Tối ưu hóa máy dập nổi

Các điều kiện tiên quyết


Tải được mô phỏng bằng van điều áp (được sử dụng làm van đối áp).

Nhiệm vụ giao cho học viên


1. Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực.
2. Hoàn thiện danh sách các phần tử.
3. Thiết lập mạch điều khiển.
4. Kiểm tra hai lần cấu hình điều khiển.
5. Đo áp suất xy lanh và vận tốc tiến ra.
6. Rà soát lại sơ đồ mạch thủy lực.
7. Thay đổi danh sách các thiết bị.
8. Thiết lập mạch điều khiển.
9. Kiểm tra hai lần cấu hình điều khiển.
10. Đo áp suất xy lanh và vận tốc tiến ra.
11. Đánh giá các đo lường của bạn.

Kiểm tra bằng quan sát


Kiểm tra trực quan liên tục để phát hiện các khuyết tật trong ống thủy lực và các thiết
bị thủy lực là một phần thiết yếu của các tiêu chuẩn an toàn thủy lực.

Trợ giúp thực hành


 Bản thông số kỹ thuật
 Giáo trình kỹ thuật thủy lực
 Phần mềm mô phỏng FluidSIM® Hydraulic

104 © Festo Didactic 551141


Bài tập 12 – Tối ưu hóa máy dập nổi

1. Sơ đồ mạch thủy lực

– Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực cho máy dập nổi.

© Festo Didactic 551141 105


Bài tập 12 – Tối ưu hóa máy dập nổi

2. Lập danh sách các phần tử

– Hoàn thiện danh sách các phần tử bằng ghi các số yêu cầu của các phần tử và các từ
viết tắt được sử dụng để nhận dạng chúng trong các sơ đồ mạch vào bảng dưới đây.

Số lượng Ký hiệu Định danh

1 1A1 Xy lanh tác dụng kép

3 1Z1, 1Z2, 1Z3 Áp kế

1 1V1 Van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt

1 1V2 Van tiết lưu một chiều

1 1V3 Van điều áp

1 0V1 Van khóa

5 — Ống thủy lực dài 600 mm

2 — Ống thủy lực dài 1000 mm

2 — Ống thủy lực dài 1500 mm

2 — Bộ chia nguồn thủy lực 4 đường với áp kế

1 — Bộ nguồn thủy lực

3. Thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi thiết lập mạch điều khiển:
 Hãy sử dụng sơ đồ mạch thủy lực.
 Xác định các phần tử.
 Kết nối các ống thủy lực
– Không bao giờ được kết nối hoặc tháo dỡ ống thủy lực khi bộ nguồn thủy lực đang
chạy hoặc có áp suất!
Các khớp nối nhanh chỉ được nối ở trạng thái không có áp suất.
– Thiết lập các đầu cắm nhanh thẳng tâm vào ổ cắm nhanh!
Các đầu cắm nhanh và ổ cắm nhanh không được lắp xiên.

106 © Festo Didactic 551141


Bài tập 12 – Tối ưu hóa máy dập nổi

 Chọn lựa và lắp đặt các ống thủy lực


– Chọn chiều dài đường ống thích hợp có sẵn sao cho không mất nhiều thời gian để
thay đổi chiều dài mà dẫn đến thay đổi áp suất.
– Tránh kéo căng các ống thủy lực.
– Không được uốn các ống thủy lực ở bán kính nhỏ hơn bán kính uốn cong nhỏ nhất
cho phép là 51 mm.
– Không được vặn ống thủy lực trong quá trình lắp đặt.
– Hãy chắc chắn rằng các ống thủy lực không bị xoắn.
 Đánh dấu các kết nối ống thủy lực đã hoàn thành vào sơ đồ mạch thủy lực.

4. Kiểm tra hai lần các thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi chạy thử mạch điều khiển:
 Trước khi vận hành, đảm bảo rằng tất cả các đường hồi dầu về thùng dầu đã được kết
nối và tất cả các khớp nối thủy lực đã được lắp ráp an toàn.
 Chuyển bơm về chế độ tuần hoàn bằng mở van khóa.
 Bật bộ nguồn thủy lực chạy.
 Đóng từ từ van khóa. Ngay lập tức thiết lập bơm sang chế độ tuần hoàn trong trường
hợp có rò rỉ.
 Đóng hoàn toàn van khóa.
 Thiết lập van an toàn ở bộ nguồn thủy lực đến giá trị 5 MPa.
 Hiệu chỉnh van tiết lưu một chiều sao cho cần piston của xy lanh 1A1 đi ra đến vị trí cuối
cùng phía trước trong thời gian khoảng 5 giây sau khi van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt
1V1 đã được thiết lập lại. Van tiết lưu một chiều vẫn giữ không thay đổi cho chuỗi đo
lường.
 Giá trị áp suất 1 MPa (10 bar) được ghi trong bảng “Thay đổi áp suất nguồn cấp” mà ở
đó van điều áp 1V3 phải được cài đặt và nó đọc được ở áp kế 1Z3, chỉ được hiệu chỉnh
trong khi cần piston tiến ra.
 Áp suất p1Z1 được hiệu chỉnh bằng van an toàn ở bộ nguồn thủy lực ngay khi van đảo
chiều 4/2 tác động tay gạt chuyển mạch và cần piston đã ở vị trí tiến ra hết.

Ghi chú
Trước khi tháo dỡ mạch thủy lực, phải đảm bảo rằng áp suất chỉ thị trên các áp kế đã
giảm xuống bằng không.

© Festo Didactic 551141 107


Bài tập 12 – Tối ưu hóa máy dập nổi

5. Đo lường

– Đo các giá trị và ghi nó vào trong bảng.

p1Z1: áp suất phía trước van tiết lưu một chiều


p1Z2: áp suất phía sau van tiết lưu một chiều
p1Z3: áp suất ở van đối áp
tadv: thời gian tiến ra của xy lanh

p1Z1 [MPa] p1Z2 [MPa] p1Z3 [MPa] tadv [s]

5 0.75 1 5.0

4 0.75 1 6.0

3 0.75 1 8.1

2 0.75 1 12.6

1 0.75 1 49.3

Thay đổi áp suất nguồn

p1Z1 [MPa] p1Z2 [MPa] p1Z3 [MPa] tadv [s]

5 0.75 1 5.0

5 1.6 2 5.8

5 2.2 3 6.9

5 2.8 4 8.1

5 3.5 5 11.0

Thay đổi đối áp

108 © Festo Didactic 551141


Bài tập 12 – Tối ưu hóa máy dập nổi

6. Rà soát lại sơ đồ mạch thủy lực

a) Các phép đo với thiết kế với van tiết lưu một chiều cho thấy sự gia tăng đáng kể thời
gian tiến ra. Hành vi này của điều khiển có thể được cải thiện như thế nào?

Van tiết lưu một chiều được thay thế bằng van ổn tốc.

b) Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực đã rà soát cho máy dập nổi.

© Festo Didactic 551141 109


Bài tập 12 – Tối ưu hóa máy dập nổi

7. Thay đổi danh sách thiết bị

– Điều chỉnh danh sách thiết bị để thiết lập sửa đổi bằng cách nhập số lượng yêu cầu các
phần tử và các từ viết tắt được sử dụng để nhận dạng chúng trong các sơ đồ mạch vào
bảng dưới đây.

Số lượng Ký hiệu Định danh

1 1A1 Xy lanh tác dụng kép

2 1Z1, 1Z2 Áp kế

1 1V1 Van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt

1 1V2 Van ổn tốc

1 1V3 Van điều áp

1 0V1 Van khóa

5 — Ống thủy lực dài 600 mm

2 — Ống thủy lực dài 1000 mm

2 — Ống thủy lực dài 1500 mm

2 — Bộ chia nguồn thủy lực 4 đường với áp kế

1 — Bộ nguồn thủy lực

8. Thiết lập điều khiển


Hãy tuân theo các điểm sau đây khi thiết lập mạch điều khiển:
 Hãy sử dụng sơ đồ mạch thủy lực.
 Xác định các phần tử.
 Kết nối các ống thủy lực
– Không bao giờ được kết nối hoặc tháo dỡ ống thủy lực khi bộ nguồn thủy lực đang
chạy hoặc có áp suất!
Các khớp nối nhanh chỉ được nối ở trạng thái không có áp suất.
– Thiết lập các đầu cắm nhanh thẳng tâm vào ổ cắm nhanh!
Các đầu cắm nhanh và ổ cắm nhanh không được lắp xiên.

110 © Festo Didactic 551141


Bài tập 12 – Tối ưu hóa máy dập nổi

 Chọn lựa và lắp đặt các ống thủy lực


– Chọn chiều dài đường ống thích hợp có sẵn sao cho không mất nhiều thời gian để
thay đổi chiều dài mà dẫn đến thay đổi áp suất.
– Tránh kéo căng các ống thủy lực.
– Không được uốn các ống thủy lực ở bán kính nhỏ hơn bán kính uốn cong nhỏ nhất
cho phép là 51 mm.
– Không được vặn ống thủy lực trong quá trình lắp đặt.
– Hãy chắc chắn rằng các ống thủy lực không bị xoắn.
 Đánh dấu các kết nối ống thủy lực đã hoàn thành vào sơ đồ mạch thủy lực.

9. Kiểm tra hai lần các thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi chạy thử mạch điều khiển:
 Trước khi vận hành, đảm bảo rằng tất cả các đường hồi dầu về thùng dầu đã được kết
nối và tất cả các khớp nối thủy lực đã được lắp ráp an toàn.
 Chuyển bơm về chế độ tuần hoàn bằng mở van khóa.
 Bật bộ nguồn thủy lực chạy.
 Đóng từ từ van khóa. Ngay lập tức thiết lập bơm sang chế độ tuần hoàn trong trường
hợp có rò rỉ.
 Đóng hoàn toàn van khóa.
 Thiết lập van an toàn ở bộ nguồn thủy lực đến giá trị 5 MPa.
 Hiệu chỉnh van ổn tốc sao cho cần piston của xy lanh 1A1 đi ra đến vị trí cuối cùng phía
trước trong thời gian khoảng 5 giây sau khi van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt 1V1 đã
được thiết lập lại. Van tiết lưu một chiều vẫn giữ không thay đổi cho chuỗi đo lường.
 Giá trị áp suất 1 MPa (10 bar) được ghi trong bảng “Thay đổi áp suất nguồn cấp” mà ở
đó van điều áp 1V3 phải được cài đặt và nó đọc được ở áp kế 1Z3, chỉ được hiệu chỉnh
trong khi cần piston tiến ra.
 Áp suất p1Z1 được hiệu chỉnh bằng van an toàn ở bộ nguồn thủy lực ngay khi van đảo
chiều 4/2 tác động tay gạt chuyển mạch và cần piston đã ở vị trí tiến ra hết.

Ghi chú
Trước khi tháo dỡ mạch thủy lực, phải đảm bảo rằng áp suất chỉ thị trên các áp kế đã
giảm xuống bằng không.

© Festo Didactic 551141 111


Bài tập 12 – Tối ưu hóa máy dập nổi

10. Đo lường

– Đo các giá trị và ghi nó vào trong bảng.

p1Z1: áp suất phía trước van ổn tốc


p1Z2: áp suất phía sau van ổn tốc
p1Z3: áp suất ở van đối áp
tadv: thời gian tiến ra của xy lanh

p1Z1 [MPa] p1Z2 [MPa] p1Z3 [MPa] tadv [s]

5 0.75 1 5.0

4 0.75 1 5.1

3 0.75 1 5.1

2 0.75 1 5.1

1 0.75 1 9.7

Thay đổi áp suất nguồn cấp

p1Z1 [MPa] p1Z2 [MPa] p1Z3 [MPa] tadv [s]

5 0.75 1 5.1

5 1.4 2 5.1

5 2.2 3 5.0

5 2.8 4 5.0

5 3.4 5 5.0

Thay đổi đối áp

112 © Festo Didactic 551141


Bài tập 12 – Tối ưu hóa máy dập nổi

11. Đanh giá đo lường

a) Đánh giá kết quả đo lường của bạn. Bạn quan sát thấy sự khác biệt nào trong hoạt động
điều khiển?

Vận tốc dịch chuyển bị giảm với van tiết lưu một chiều – với sự giảm áp suất cung cấp
cũng như với đối áp tăng dần.

Vận tốc dịch chuyển vẫn giữ không thay đổi trong trường hợp mạch thủy lực với van ổn
tốc.

b) Tại sao mạch điều khiển thực hiện theo cách này?

Tiết lưu chỉ thay đổi mặt cắt ngang của dòng chảy đi qua. Điều này dẫn đến vận tốc
dòng chảy phụ thuộc vào chênh áp giữa áp suất phía trước và áp suất phía sau phần bị
tiết lưu. Lưu lượng đi qua tiết lưu do đó phụ thuộc vào áp suất liên quan đến áp suất
cung cấp cũng như áp suất tải.

Van ổn tốc được trang bị với bộ cân bằng áp suất, do đó giữ được chênh áp không
thay đổi. Tỷ lệ lưu lượng thể tích độc lập với cả hai áp suất cung cấp và áp suất tải.

Ghi chú cho giáo viên


Bộ tiết lưu (van tiết lưu một chiều) làm việc phụ thuộc vào tải.

Van ổn tốc hoạt động không phụ thuộc vào tải.

© Festo Didactic 551141 113


Bài tập 12 – Tối ưu hóa máy dập nổi

114 © Festo Didactic 551141


Bài tập 13
Đồng bộ vận tốc lùi về và vận tốc tiến ra

Mục tiêu bài giảng


Sau khi hoàn thành bài tập này:
 Bạn được làm quen với lắp đặt và chế độ hoạt động của mạch đi vòng .
 Bạn có khả năng giải thích ảnh hưởng của diện tích bề mặt piston đến áp suất, lực và
thời gian dịch chuyển.

Mô tả vấn đề
Bàn làm việc tại máy mài phẳng được điều khiển bằng xy lanh thủy lực. Do thực tế cần vận
tốc giống hệt nhau trong cả hai hướng, điều khiển thủy lực cần được lắp đặt sao cho sự
khác biệt về thể tích của hai khoang xy lanh được cân bằng.

Mạch đi vòng với van đảo chiều 3/2 và van ổn tốc cho hiệu chỉnh vận tốc được khuyến khích
sử dụng.

Sơ đồ thiết kế

Máy mài phẳng

© Festo Didactic 551150 115


Bài tập 13 – Đồng bộ vận tốc lùi về và vận tốc tiến ra

Nhiệm vụ giao cho học viên


1. Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực.
2. Kiểm tra danh sách các thiết bị.
3. Thiết lập mạch điều khiển.
4. Kiểm tra hai lần cấu hình điều khiển.
5. Đo áp suất dịch chuyển và áp suất ngược, cũng như thời gian dịch chuyển cho các hành
trình tiến ra và lùi về.
6. Tính toán diện tích bề mặt, tỷ lệ thời gian và lực.
7. Đưa ra các lời giải bảo đảm cho vận tốc tiến ra và lùi về của xy lanh giống hệt nhau.

Kiểm tra bằng quan sát


Kiểm tra trực quan liên tục để phát hiện các khuyết tật trong ống thủy lực và các thiết
bị thủy lực là một phần thiết yếu của các tiêu chuẩn an toàn thủy lực.

Trợ giúp thực hành


 Bản thông số kỹ thuật
 Giáo trình kỹ thuật thủy lực
 Phần mềm mô phỏng FluidSIM® Hydraulic

116 © Festo Didactic 551141


Bài tập 13 – Đồng bộ vận tốc lùi về và vận tốc tiến ra

1. Sơ đồ mạch thủy lực

– Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực cho máy mài phẳng.

© Festo Didactic 551141 117


Bài tập 13 – Đồng bộ vận tốc lùi về và vận tốc tiến ra

2. Kiểm tra danh sách các thiết bị

– Kiểm tra danh sách các thiết bị về mức độ hoàn chỉnh.

Số lượng Ký hiệu Định danh

1 1A1 Xy lanh tác dụng kép

2 1Z1, 1Z2 Áp kế

1 1V2 Van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt

1 1V1 Van ổn tốc

1 0V1 Van khóa

1 — Cút T

6 — Ống thủy lực dài 600 mm

2 — Ống thủy lực dài 1000 mm

2 — Bộ chia nguồn thủy lực 4 đường với áp kế

1 — Bộ nguồn thủy lực

3. Thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi thiết lập mạch điều khiển:
 Hãy sử dụng sơ đồ mạch thủy lực.
 Xác định các phần tử.
 Kết nối các ống thủy lực
– Không bao giờ được kết nối hoặc tháo dỡ ống thủy lực khi bộ nguồn thủy lực đang
chạy hoặc có áp suất!
Các khớp nối nhanh chỉ được nối ở trạng thái không có áp suất.
– Thiết lập các đầu cắm nhanh thẳng tâm vào ổ cắm nhanh!
Các đầu cắm nhanh và ổ cắm nhanh không được lắp xiên.

118 © Festo Didactic 551141


Bài tập 13 – Đồng bộ vận tốc lùi về và vận tốc tiến ra

 Chọn lựa và lắp đặt các ống thủy lực


– Chọn chiều dài đường ống thích hợp có sẵn sao cho không mất nhiều thời gian để
thay đổi chiều dài mà dẫn đến thay đổi áp suất.
– Tránh kéo căng các ống thủy lực.
– Không được uốn các ống thủy lực ở bán kính nhỏ hơn bán kính uốn cong nhỏ nhất
cho phép là 51 mm.
– Không được vặn ống thủy lực trong quá trình lắp đặt.
– Hãy chắc chắn rằng các ống thủy lực không bị xoắn.
 Đánh dấu các kết nối ống thủy lực đã hoàn thành vào sơ đồ mạch thủy lực.

4. Kiểm tra hai lần các thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi chạy thử mạch điều khiển:
 Trước khi vận hành, đảm bảo rằng tất cả các đường hồi dầu về thùng dầu đã được kết
nối và tất cả các khớp nối thủy lực đã được lắp ráp an toàn.
 Chuyển bơm về chế độ tuần hoàn bằng mở van khóa.
 Bật bộ nguồn thủy lực chạy.
 Đóng từ từ van khóa. Ngay lập tức thiết lập bơm sang chế độ tuần hoàn trong trường
hợp có rò rỉ.
 Đóng hoàn toàn van khóa.
 Thiết lập van an toàn ở bộ nguồn thủy lực đến giá trị 5 MPa.
 Hiệu chỉnh van ổn tốc sao cho cần piston của xy lanh 1A1 đi ra đến vị trí cuối cùng phía
trước trong thời gian khoảng 2 giây sau khi van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt 1V2 đã
được thiết lập lại. Van tiết lưu một chiều vẫn giữ không thay đổi cho chuỗi đo lường.

Ghi chú
Trước khi tháo dỡ mạch thủy lực, phải đảm bảo rằng áp suất chỉ thị trên các áp kế đã
giảm xuống bằng không.

© Festo Didactic 551141 119


Bài tập 13 – Đồng bộ vận tốc lùi về và vận tốc tiến ra

5. Đo lường

– Đo các giá trị và ghi nó vào trong bảng.


p1Z1: áp suất ở khoang piston của xy lanh
p1Z2: áp suất ở khoang cần piston của xy lanh

Direction Áp suất dịch chuyển Áp suất ngược p1Z2 Thời gian dịch chuyển
p1Z1 [MPa] [MPa] t [s]

Tiến ra 0.5 0.75 2.6

Lùi về 0.1 0 3.8

Bảng các giá trị đo

6. Tính toán

– Tính toán các giá trị yêu cầu với các tham số đã quy định
Kích thước xy lanh:
Diện tích bề mặt piston: AP = 2,0 cm2
Diện tích hình vành khuyên piston: APR = 1,2 cm2
Chiều dài hành trình: s = 0,2 m

a) Tỷ lệ diện tích bề mặt

AP 2 cm2
  = 1,67  1,7
APR 1,2 cm2

b) Tỷ lệ thời gian

tadv 2 , 6 s
  0 ,684
trtr 3,8 s

c) Tỷ lệ lực

F1 A p 2 cm2  0,5 MPa


 P 1Z 1   1,11  
F2 APR  p1Z 2 1.2 cm2  0,75 MPa

120 © Festo Didactic 551141


Bài tập 13 – Đồng bộ vận tốc lùi về và vận tốc tiến ra

d) Lưu lượng trong khi tiến ra

– Phía bên piston

s 20 cm
qP  AP   2 cm2 
tadv 2,6 s

cm3 cm3 l
qP  15,38  923  0 ,9
s phút phút

– Phía bên cần piston

s 20 cm
qPR= APR   1, 2 cm2 
tadv 2,6 s

cm3 cm3 l
qPR  9, 23  554  0 ,55
s phút phút

e) Lưu lượng trong khi lùi về

– Phía bên cần piston

s 20 cm
qPR= APR   1, 2 cm2 
trtr 3,8 s

cm3 cm3 l
qPR  6,32  379  0.38  qFCV
s phút phút

Ghi chú cho giáo viên


Điều khiển có thể chuyển đổi được sang một mạch điều khiển tiêu chuẩn cho xy lanh
tác dụng kép để chứng minh thời gian lùi có sự khác biệt.
Sự khác biệt về lực xy lanh cho hành trình tiến ra với mạch đi vòng và không có
mạch đi vòng đã được làm rõ.

© Festo Didactic 551141 121


Bài tập 13 – Đồng bộ vận tốc lùi về và vận tốc tiến ra

7. Bài giải cho đồng nhất vận tốc tiến ra và lùi về

– Hãy suy nghĩ về những điều kiện, mà ở đó vận tốc hành trình tiến ra và lùi về giống hệt
nhau cho các mạch hiển thị dưới đây.

Với mạch này, hai vận tốc là giống hệt nhau khi diện tích bề mặt phía piston và phía
cần cần piston có tỷ lệ 2:1.

Với mạch này, hai vận tốc sẽ giống hệt nhau khi sử dụng xy lanh có ổn định-vận tốc.

122 © Festo Didactic 551141


Bài tập 14
Bảo vệ xy lanh chống lại sự lùi về không chủ ý

Mục tiêu bài giảng


Sau khi hoàn thành bài tập này:
 Bạn được làm quen với lắp đặt và nguyên lý hoạt động của van một chiều kích mở
hướng chặn.
 Bạn có khả năng sử dụng van một chiều kích mở hướng chặn trong điều khiển thủy lực.

Mô tả vấn đề
Một băng chuyền vận chuyển phoi bào kim loại đến thùng chứa. Khi thùng chứa đầy, phoi
bào kim loại được đổ vào thùng xe tải. Một xy lanh tác dụng kép được điều khiển bằng van
đảo chiều 4/3 để đạt được mục tiêu này. Cần piston của xy lanh tiến ra ở vị trí đổ thùng. Cần
piston phải được bảo vệ chống lại sự lùi về không chủ ý (rò rỉ dầu trong van) để bộ nguồn
thủy lực có thể được tắt trong giai đoạn làm đầy thùng chứa.

Sơ đồ thiết kế

Thùng chứa phoi

© Festo Didactic 551150 123


Bài tập 14 – Bảo vệ xy lanh chống lại sự co vào không chủ ý

Mô tả quá trình hoạt động


1. Khi van đảo chiều 4/3 tác động tay gạt được kích hoạt (cho phép dầu chảy từ cửa P đến
cửa B và từ cửa A đến cửa T), xy lanh tiến ra.
2. Khi van đảo chiều 4/3 tác động tay gạt được chuyển mạch sang vị trí giữa, cần piston
vẫn đứng nguyên tại vị trí hiện thời.
3. Khi van đảo chiều 4/3 tác động tay gạt được kích hoạt (cho phép dầu chảy từ cửa P đến
cửa A và từ cửa B đến cửa T), xy lanh lùi về.

Nhiệm vụ giao cho học viên


1. Mô tả nguyên lý hoạt động của van một chiều kích mở hướng chặn.
2. Tối ưu hóa sơ đồ mạch thủy lực.
3. Chỉnh đúng danh sách các thiết bị.
4. Thiết lập mạch điều khiển.
5. Kiểm tra hai lần cấu hình điều khiển.
6. Mô tả trình tự làm việc của mạch điều khiển.

Kiểm tra bằng quan sát


Kiểm tra trực quan liên tục để phát hiện các khuyết tật trong ống thủy lực và các thiết
bị thủy lực là một phần thiết yếu của các tiêu chuẩn an toàn thủy lực.

Trợ giúp thực hành


 Bản thông số kỹ thuật
 Giáo trình kỹ thuật thủy lực
 Phần mềm mô phỏng FluidSIM® Hydraulic

124 © Festo Didactic 551141


Bài tập 14 – Bảo vệ xy lanh chống lại sự co vào không chủ ý

1. Cài đặt và nguyên lý hoạt động của van một chiều kích mở hướng chặn

Van một chiều điều khiển hướng chặn – bản vẽ mặt cắt,
bên trái: dầu đi từ cửa A đến cửa B, bên phải: đường dầu từ cửa B đến cửa A bị khóa

a) Mô tả nguyên lý hoạt động của van một chiều kích mở hướng chặn.

Dầu chảy từ cửa A đến cửa B qua van một chiều, nhưng dòng chảy bị chặn từ cửa B
đến cửa A. Trong trường hợp van một chiều kích mở hướng chặn, dòng chảy có thể
cho phép theo hướng bị chặn bằng cách kích mở côn làm kín.

b) Hãy giải thích dòng chảy được cho phép đi theo hướng bị chặn như thế nào?

Dòng chảy được cho phép đi qua theo các nguyên tắc sau: Nếu lưu lượng dòng chảy
cần phải đi từ cửa B đến cửa A, mặt côn làm kín phải được nâng lên khỏi đế của nó
bằng con trượt điều khiển hướng chặn. Con trượt điều khiển hướng chặn được cấp áp
thông qua cửa van phụ X. Để mở van, bề mặt hữu dụng của con trượt điều khiển phải
lớn hơn so với bề mặt hữu dụng của mặt côn làm kín. Tỷ lệ 3:1 được sử dụng trong thực
tế hiện nay.

Van một chiều kích mở hướng chặn – bản vẽ mặt cắt, dầu đi từ cửa B đến cửa A

c) Hoàn thiện ký hiệu mạch cho van một chiều kích mở hướng chặn.

Van một chiều kích mở hướng chặn – ký hiệu mạch

© Festo Didactic 551141 125


Bài tập 14 – Bảo vệ xy lanh chống lại sự co vào không chủ ý

d) Điều gì phải được đưa vào tính toán khi sử dụng van một chiều kích mở hướng chặn?
Hãy xem xét cả hai sơ đồ mạch sau.

m m

1A1 1A1

1V2 B 1V2 B

A X A X

1V1 A B 1V1 A B

P T P T

Van một chiều kích mở hướng chặn – các sơ đồ mạch

Van một chiều kích mở hướng chặn được xả, chỉ đóng lại được khi dầu điều khiển từ
cửa phụ trợ X được xả về thùng dầu. Vì lý do này, khi sử dụng van một chiều kích mở
hướng chặn đòi hỏi phải có van đảo chiều 4/3 với vị trí giữa đặc biệt.

Vị trí giữa “đóng”


Van một chiều kích mở hướng chặn không thể đóng lại ngay lập tức bởi vì áp suất chỉ
được xả khỏi cửa X thông qua rò rỉ ở các van đảo chiều.

Vị trí giữa “các đường làm việc được xả (vị trí giữa xả)”
Do thực tế là cửa A và cửa B được kết nối với cửa T và cửa P bị chặn ở vị trí giữa, cửa
điều khiển X và cửa B tại van một chiều được xả cả hai. Van một chiều đóng ngay lập
tức vì lý do này.

126 © Festo Didactic 551141


Bài tập 14 – Bảo vệ xy lanh chống lại sự co vào không chủ ý

2. Sơ đồ mạch thủy lực

a) Cho đến nay, thùng chứa được điều khiển với các sơ đồ mạch như đã mô tả. Cũng đã
phát hiện ra rằng, do tải trọng, cần piston của xy lanh không giữ được ở vị trí cuối hành
trình. Hãy tối ưu hóa sơ đồ mạch thủy lực cho thùng chứa phoi.

1A1

m 1Z1

1V1 A B

P T

0V1

© Festo Didactic 551141 127


Bài tập 14 – Bảo vệ xy lanh chống lại sự co vào không chủ ý

b) Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực tối ưu thùng chứa phoi.

128 © Festo Didactic 551141


Bài tập 14 – Bảo vệ xy lanh chống lại sự co vào không chủ ý

3. Lập danh sách các phần tử

– Điều chỉnh danh sách thiết bị để thiết lập sửa đổi bằng cách nhập số lượng yêu cầu các
phần tử và các từ viết tắt được sử dụng để nhận dạng chúng trong các sơ đồ mạch vào
bảng dưới đây.

Số lượng Ký hiệu Định danh

1 1A1 Xy lanh tác dụng kép

1 — Tải trọng 9 kg cho xy lanh

2 1Z1, 1Z2 Áp kế

1 1V1 Van đảo chiều 4/3 tác động tay gạt, vị trí giữa xả

1 1V2 Van một chiều kích mở hướng chặn

1 1V3 Van tiết lưu một chiều

1 0V1 Van khóa

1 — Cút T

5 — Ống thủy lực dài 600 mm

2 — Ống thủy lực dài 1000 mm

2 — Ống thủy lực dài 1500 mm

2 — Bộ chia nguồn thủy lực 4 đường với áp kế

1 — Bộ nguồn thủy lực

4. Thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi thiết lập mạch điều khiển:
 Cho bài tập này, hãy vặn bu lông gắn xy lanh ở vị trí cố định theo chiều thẳng đứng ở
phía bên rộng hơn ở cột trụ của bàn thực hành và gia tải bằng tải trọng 9 kg. Gắn nắp
che bảo vệ phù hợp với tải trọng. Hãy chắc chắn đã kết nối đường dầu phía piston đã
được nối về thùng dầu.
 Hãy sử dụng sơ đồ mạch thủy lực.
 Xác định các phần tử.
 Kết nối các ống thủy lực
– Không bao giờ được kết nối hoặc tháo dỡ ống thủy lực khi bộ nguồn thủy lực đang
chạy hoặc có áp suất!
Các khớp nối nhanh chỉ được nối ở trạng thái không có áp suất.
– Thiết lập các đầu cắm nhanh thẳng tâm vào ổ cắm nhanh!
Các đầu cắm nhanh và ổ cắm nhanh không được lắp xiên.

© Festo Didactic 551141 129


Bài tập 14 – Bảo vệ xy lanh chống lại sự co vào không chủ ý

 Chọn lựa và lắp đặt các ống thủy lực


– Chọn chiều dài đường ống thích hợp có sẵn sao cho không mất nhiều thời gian để
thay đổi chiều dài mà dẫn đến thay đổi áp suất.
– Tránh kéo căng các ống thủy lực.
– Không được uốn các ống thủy lực ở bán kính nhỏ hơn bán kính uốn cong nhỏ nhất
cho phép là 51 mm.
– Không được vặn ống thủy lực trong quá trình lắp đặt.
– Hãy chắc chắn rằng các ống thủy lực không bị xoắn.
 Đánh dấu các kết nối ống thủy lực đã hoàn thành vào sơ đồ mạch thủy lực.

Ghi chú cho giáo viên


Đối với các khớp nối nhanh, một vấn đề có thể xảy ra khi thực hiện kết nối tại cửa B.
Mỗi lần khớp nối nhanh được kết nối, dầu thủy lực phía sau van ở khớp nối nhanh
cần phải được xả. Trong trường hợp này, dầu thủy lực không xả được vì van một
chiều quá kín.

Vấn đề này có thể sửa chữa như sau:


• Cấp áp cho cửa X với áp suất tối thiểu: khoảng 0,5 MPa.
Xả van một chiều.
• Khớp nối nhanh bây giờ sẽ dễ dàng kết nối ở cửa B.

5. Kiểm tra hai lần các thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi chạy thử mạch điều khiển:
 Trước khi vận hành, đảm bảo rằng tất cả các đường hồi dầu về thùng dầu đã được kết
nối và tất cả các khớp nối thủy lực đã được lắp ráp an toàn.
 Đóng hoàn toàn van tiết lưu một chiều 1V3. Sau đó mở ra 1/2 vòng.
 Chuyển bơm về chế độ tuần hoàn bằng mở van khóa.
 Bật bộ nguồn thủy lực chạy.
 Đóng từ từ van khóa. Ngay lập tức thiết lập bơm sang chế độ tuần hoàn trong trường
hợp có rò rỉ.
 Đóng hoàn toàn van khóa.
 Thiết lập van an toàn ở bộ nguồn thủy lực đến giá trị 5 MPa.

Ghi chú
Trước khi tháo dỡ mạch thủy lực, phải đảm bảo rằng áp suất chỉ thị trên các áp kế đã
giảm xuống bằng không.

130 © Festo Didactic 551141


Bài tập 14 – Bảo vệ xy lanh chống lại sự co vào không chủ ý

6. Mô tả trình tự điều khiển

a) Mô tả từng bước riêng biệt của trình tự điều khiển.

Vị trí ban đầu


Cần piston của xy lanh 1A1 ở trạng thái lùi về. Van một chiều kích mở hướng chặn 1V2
bị khóa và cần piston của xy lanh không thể kéo ra được khi có tải tác dụng.

Bước 1-2
Van đảo chiều 4/3 tác động tay gạt 1V1 được kích hoạt (cho phép dầu đi từ cửa P đến
cửa B). Van một chiều kích mở hướng chặn được xả qua cửa phụ X ở Van một chiều
kích mở hướng chặn. Cần piston của xy lanh 1A1 tiến ra.

Bước 2-3
Van đảo chiều 4/3 tác động tay gạt 1V1 dảo chiều (cho phép dầu đi từ cửa P to cửa A).
Cần piston của xy lanh 1A1 lùi về.

b) Van tiết lưu một chiều 1V3 thực hiện chức năng gì?

Van tiết lưu một chiều 1V3 được sử dụng giữ lực đối. Đồng thời, vận tốc hạ xuống ở xy
lanh 1A1 hiệu chỉnh được. Van điều áp có thể sử dụng ở phương án thay thế.

© Festo Didactic 551141 131


Bài tập 14 – Bảo vệ xy lanh chống lại sự co vào không chủ ý

132 © Festo Didactic 551141


Bài tập 15
Điều chỉnh độ lệch của băng tải

Mục tiêu bài giảng


Sau khi hoàn thành bài tập này:
 Bạn có khả năng sử dụng van một chiều kích mở hướng chặn trong điều khiển.
 Bạn có khả năng to tính toán cân bằng các hoạt động khi sử dụng van đảo chiều 4/3 với
các vị trí giữa khác nhau.

Mô tả vấn đề
Các linh kiện được vận chuyển đi qua lò sấy bằng băng chuyền với băng tải thép. Để đảm
bảo rằng băng tải thép không bị rơi ra khỏi các con lăn, sự không thẳng hàng được hiệu
chỉnh với sự trợ giúp của bộ căng băng tải. Các trục lăn thép di chuyển, được cố định ở một
bên và phía bên kia di chuyển theo hướng mong muốn bằng xy lanh tác dụng kép. Năng
lượng thủy lực phải liên tục có sẵn. Khi van được tác động, chuyển mạch sang chế độ bơm
tuần hoàn để đảm bảo giảm tiêu thụ năng lượng. Một lực đối được áp dụng liên tục lên xy
lanh bởi bộ căng băng tải. Cần piston trong xy lanh được ngăn chặn lùi về dần dần do rò rỉ
dầu thủy lực trong các van đảo chiều bằng van một chiều kích mở hướng chặn.

Sơ đồ thiết kế

Băng chuyền với băng tải thép

© Festo Didactic 551150 133


Bài tập 15 – Điều chỉnh độ lệch của băng tải

Mô tả quá trình hoạt động


1. Van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt để chuyển mạch cho bơm chạy tuần hoàn.
2. Khi van đảo chiều 4/3 tác động tay gạt được kích hoạt (cho phép dầu đi từ cửa P đến
cửa A, và từ cửa B đến cửa T), xy lanh tiến ra.
3. Khi van đảo chiều 4/3 tác động tay gạt chuyển mạch đến vị trí giữa, piston vẫn giữ ở vị trí
hiện tại của nó
4. Khi van đảo chiều 4/3 tác động tay gạt được kích hoạt (cho phép dầu đi từ cửa P đến
cửa B, và từ cửa A đến cửa T), xy lanh lùi về.

Nhiệm vụ giao cho học viên


1. Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực.
2. Lập danh sách các phần tử.
3. Thiết lập mạch điều khiển.
4. Kiểm tra hai lần cấu hình điều khiển.
5. Tính toán cân bằng các hoạt động.

Kiểm tra bằng quan sát


Kiểm tra trực quan liên tục để phát hiện các khuyết tật trong ống thủy lực và các thiết
bị thủy lực là một phần thiết yếu của các tiêu chuẩn an toàn thủy lực.

Trợ giúp thực hành


 Bản thông số kỹ thuật
 Giáo trình kỹ thuật thủy lực
 Phần mềm mô phỏng FluidSIM® Hydraulic

134 © Festo Didactic 551141


Bài tập 15 – Điều chỉnh độ lệch của băng tải

1. Sơ đồ mạch thủy lực

– Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực cho điều chỉnh độ lệch băng tải.

© Festo Didactic 551141 135


Bài tập 15 – Điều chỉnh độ lệch của băng tải

2. Lập danh sách các phần tử

– Tạo danh sách các thiết bị bằng cách nhập mã số yêu cầu của các phần tử và các chữ
viết tắt được sử dụng để ký hiệu chúng trong các sơ đồ mạch vào bảng dưới đây.

Số lượng Ký hiệu Định danh

1 1A1 Xy lanh tác dụng kép

2 1Z1, 1Z2 Áp kế

1 1V1 Van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt

1 1V2 Van đảo chiều 4/3 tác động tay gạt, vị trí giữ xả

1 1V3 Van một chiều kích mở hướng chặn

1 0V1 Van khóa

1 — Cút T

5 — Ống thủy lực dài 600 mm

3 — Ống thủy lực dài 1000 mm

2 — Ống thủy lực dài 1500 mm

2 — Bộ chia nguồn thủy lực 4 đường với áp kế

1 — Bộ nguồn thủy lực

3. Thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi thiết lập mạch điều khiển:
 Hãy sử dụng sơ đồ mạch thủy lực.
 Xác định các phần tử.
 Kết nối các ống thủy lực
– Không bao giờ được kết nối hoặc tháo dỡ ống thủy lực khi bộ nguồn thủy lực đang
chạy hoặc có áp suất!
Các khớp nối nhanh chỉ được nối ở trạng thái không có áp suất.
– Thiết lập các đầu cắm nhanh thẳng tâm vào ổ cắm nhanh!
Các đầu cắm nhanh và ổ cắm nhanh không được lắp xiên.
 Chọn lựa và lắp đặt các ống thủy lực
– Chọn chiều dài đường ống thích hợp có sẵn sao cho không mất nhiều thời gian để
thay đổi chiều dài mà dẫn đến thay đổi áp suất.
– Tránh kéo căng các ống thủy lực.
– Không được uốn các ống thủy lực ở bán kính nhỏ hơn bán kính uốn cong nhỏ nhất
cho phép là 51 mm.
– Không được vặn ống thủy lực trong quá trình lắp đặt.
– Hãy chắc chắn rằng các ống thủy lực không bị xoắn.
 Đánh dấu các kết nối ống thủy lực đã hoàn thành vào sơ đồ mạch thủy lực.

136 © Festo Didactic 551141


Bài tập 15 – Điều chỉnh độ lệch của băng tải

4. Kiểm tra hai lần các thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi chạy thử mạch điều khiển:
 Trước khi vận hành, đảm bảo rằng tất cả các đường hồi dầu về thùng dầu đã được kết
nối và tất cả các khớp nối thủy lực đã được lắp ráp an toàn.
 Chuyển bơm về chế độ tuần hoàn bằng mở van khóa.
 Bật bộ nguồn thủy lực chạy.
 Đóng từ từ van khóa. Ngay lập tức thiết lập bơm sang chế độ tuần hoàn trong trường
hợp có rò rỉ.
 Đóng hoàn toàn van khóa.
 Thiết lập van an toàn ở bộ nguồn thủy lực đến giá trị 5 MPa.

5. Tính toán cân bằng các hoạt động

a) Đo áp suất hệ thống.

Van đảo chiều 4/3 Ký hiệu van Áp suất hệ thống p0Z1


tác động tay gạt [MPa]
Cửa P cấp áp 5.0

1V2 A B

P T

1V1 A B

P T

Cửa P xả 0.3

1V2 A B

P T

1V1 A B

P T

© Festo Didactic 551141 137


Bài tập 15 – Điều chỉnh độ lệch của băng tải

b) Tính toán công suất dẫn động cho 2 vị trí của van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt. Hãy
đánh giá các kết quả tính toán của bạn.

pq
PDR 

Thông số kỹ thuật yêu cầu cho tính toán:


PDR: công suất dẫn động yêu cầu
p: áp suất hệ thống được cung cấp từ bơm: lớn nhất 5,0 MPa
q: lưu lượng bơm: 2 l/phút, cố định
 hiệu suất bơm: khoảng 0,7

Công suất dẫn động: Van đảo chiều 4/3 tác động tay gạt, cửa P cấp áp

l
5 MPa  2
phút 50 kp  2 dm3 50 10 N 2 1000 cm3
PDR   
0,7 0 ,7 cm2  60 s 0 ,7 cm  60 s

50  2 Ncm3 50  2 Nm
PDR  10000 2  100  238,1 W
0 ,7  60 cm  s 0 ,7  60 s

Công suất dẫn động: Van đảo chiều 4/3 tác động tay gạt, cửa P xả

l
0,3 MPa  2
phút 3,0  2 Nm
PDR   100  14,3 W
0,7 0,7  60 s

Đánh giá
Mạch đi vòng chủ yếu được sử dụng khi xy lanh hoặc động cơ thủy lực được dẫn động
bằng bơm thủy lực với lưu lượng cố định. Ở vị trí đi vòng , dầu thủy lực được xả về
thùng dầu gần như không có áp suất. Do đó chỉ xảy ra sự tăng nhiệt dầu tối thiểu.

Những bất lợi của van này là các mạch thủy lực khác không thể hoạt động khi van ở vị
trí giữa.

Trong trường hợp của van với vị trí đóng cho cửa P, dầu thủy lực cung cấp bởi bơm
được xả về thùng dầu ở áp suất hệ thống tối đa, điều này gây ra sự tăng nhiệt đáng kể
cho dầu (= tổn thất năng lượng).

138 © Festo Didactic 551141


Bài tập 16
Đối áp cho đóng cửa chắn lửa

Mục tiêu bài giảng


Sau khi hoàn thành bài tập này:
 Bạn được làm quen với trở kháng thủy lực trong xy lanh tác dụng kép.
 Bạn có khả năng so sánh các mạch thủy lực có đối áp và không có đối áp.
 Bạn có khả năng giải thích được sự khác nhau giữa các mạch đối áp được đặt bằng van
tiết lưu một chiều và mạch đối áp được đặt bằng van điều áp

Mô tả vấn đề
Một xy lanh tác dụng kép được sử dụng để mở và đóng cánh cửa chắn lửa. Đóng cửa
không được giật cục và phải diễn ra với ở vận tốc ổn định, điều chỉnh được. Vận tốc được
điều chỉnh bằng van tiết lưu một chiều.

Để đảm bảo rằng cánh cửa nặng không kéo cần piston ra khỏi xy lanh trong vận hành đóng
cửa, một van điều áp được sử dụng để tạo lực đối.

Sơ đồ thiết kế

Cửa chắn lửa

© Festo Didactic 551150 139


Bài tập 16 – Đối áp cho đóng cửa chắn lửa

Mô tả quá trình hoạt động


1. Khi van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt được kích hoạt (cho phép dầu đi từ cửa P đến
cửa A, và từ cửa B đến cửa T), xy lanh tiến ra.
2. Khi van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt đảo chiều (cho phép dầu đi từ cửa P đến cửa B,
và từ cửa A đến cửa T), xy lanh lùi về.

Nhiệm vụ giao cho học viên


1. Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực.
2. Lập danh sách các phần tử.
3. Thiết lập mạch điều khiển.
4. Kiểm tra hai lần cấu hình điều khiển.
5. Đo thời gian tiến ra cho xy lanh tác dụng kép và đánh giá các kết quả.

Kiểm tra bằng quan sát


Kiểm tra trực quan liên tục để phát hiện các khuyết tật trong ống thủy lực và các thiết
bị thủy lực là một phần thiết yếu của các tiêu chuẩn an toàn thủy lực.

Trợ giúp thực hành


 Bản thông số kỹ thuật
 Giáo trình kỹ thuật thủy lực
 Phần mềm mô phỏng FluidSIM® Hydraulic

140 © Festo Didactic 551141


Bài tập 16 – Đối áp cho đóng cửa chắn lửa

1. Sơ đồ mạch thủy lực

– Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực điều khiển cửa chắn lửa
(đối áp bằng van điều áp).

© Festo Didactic 551141 141


Bài tập 16 – Đối áp cho đóng cửa chắn lửa

2. Lập danh sách các phần tử

– Tạo danh sách các thiết bị bằng cách nhập mã số yêu cầu của các phần tử và các chữ
viết tắt được sử dụng để ký hiệu chúng trong các sơ đồ mạch vào bảng dưới đây.

Số lượng Ký hiệu Định danh

1 1A1 Xy lanh tác dụng kép

1 — Tải trọng 9 kg cho xy lanh

2 1Z1, 1Z2 Áp kế

1 1V1 Van đảo chiều 4/2 tác động tay gạt

1 1V2 Van tiết lưu một chiều

1 1V3 Van điều áp

1 0V1 Van khóa

3 — Ống thủy lực dài 600 mm

3 — Ống thủy lực dài 1000 mm

2 — Ống thủy lực dài 1500 mm

2 — Bộ chia nguồn thủy lực 4 đường với áp kế

1 — Bộ nguồn thủy lực

3. Thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi thiết lập mạch điều khiển:
 Cho bài tập này, hãy vặn bu lông gắn xy lanh ở vị trí cố định theo chiều thẳng đứng ở
phía bên rộng hơn ở cột trụ của bàn thực hành và gia tải bằng tải trọng 9 kg. Gắn nắp
che bảo vệ phù hợp với tải trọng. Hãy chắc chắn đã kết nối đường dầu phía piston về
thùng dầu.
 Hãy sử dụng sơ đồ mạch thủy lực.
 Xác định các phần tử.
 Kết nối các ống thủy lực
– Không bao giờ được kết nối hoặc tháo dỡ ống thủy lực khi bộ nguồn thủy lực đang
chạy hoặc có áp suất!
Các khớp nối nhanh chỉ được nối ở trạng thái không có áp suất.
– Thiết lập các đầu cắm nhanh thẳng tâm vào ổ cắm nhanh!
Các đầu cắm nhanh và ổ cắm nhanh không được lắp xiên.

142 © Festo Didactic 551141


Bài tập 16 – Đối áp cho đóng cửa chắn lửa

 Chọn lựa và lắp đặt các ống thủy lực


– Chọn chiều dài đường ống thích hợp có sẵn sao cho không mất nhiều thời gian để
thay đổi chiều dài mà dẫn đến thay đổi áp suất.
– Tránh kéo căng các ống thủy lực.
– Không được uốn các ống thủy lực ở bán kính nhỏ hơn bán kính uốn cong nhỏ nhất
cho phép là 51 mm.
– Không được vặn ống thủy lực trong quá trình lắp đặt.
– Hãy chắc chắn rằng các ống thủy lực không bị xoắn.
 Đánh dấu các kết nối ống thủy lực đã hoàn thành vào sơ đồ mạch thủy lực.

4. Kiểm tra hai lần các thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi chạy thử mạch điều khiển:
 Trước khi vận hành, đảm bảo rằng tất cả các đường hồi dầu về thùng dầu đã được kết
nối và tất cả các khớp nối thủy lực đã được lắp ráp an toàn.
 Chuyển bơm về chế độ tuần hoàn bằng mở van khóa.
 Bật bộ nguồn thủy lực chạy.
 Đóng từ từ van khóa. Ngay lập tức thiết lập bơm sang chế độ tuần hoàn trong trường
hợp có rò rỉ.
 Đóng hoàn toàn van khóa.
 Thiết lập van an toàn ở bộ nguồn thủy lực đến giá trị 5 MPa.
 Thiết lập đối áp đến 1 MPa bằng sự trợ giúp của van điều áp. Cài đặt này chỉ được thực
hiện trong thời gian chuyển động tiến ra của xy lanh.

Ghi chú
Trước khi tháo dỡ mạch thủy lực, phải đảm bảo rằng áp suất chỉ thị trên các áp kế đã
giảm xuống bằng không.

© Festo Didactic 551141 143


Bài tập 16 – Đối áp cho đóng cửa chắn lửa

5. Đo lường

a) Đo các giá trị và ghi nó vào trong bảng.

Các giá trị sau đây được đo:


p0Z1: áp suất hệ thống
p1Z1: áp suất dịch chuyển xy lanh
p1Z2: đối áp trong xy lanh
tadv: thời gian tiến ra của xy lanh

Áp suất tải và đối áp p0Z1 [MPa] p1Z1 [MPa] p1Z2 [MPa] tadv [s]

Với tải và không có đối áp 5 0 0 0.9

Với tải và có đối áp 5 0.2 1 4.6

b) Đánh giá các giá trị đo.

Piston bị kéo ra bởi tải. Nếu không có đối áp, chuyển động sẽ không kiểm soát được và
giật cục. Vận tốc tiến ra ổn định chỉ có thể đạt được với sự giúp đỡ của đối áp. Xy lanh
khi đó được kiềm chế bằng thủy lực do có đối áp.

Mạch với đối áp hoàn thành mục đích khi có hoặc không có tải áp dụng. Hơn nữa, đối
áp có thể điều chỉnh được cho phù hợp với tải tương ứng.

Van điều áp ngăn chặn áp suất dư xuất hiện trong khoang cần piston xy lanh do sự
tăng áp.

144 © Festo Didactic 551141


Bài tập 17
Chất tải và dỡ tải cho xe ben

Mục tiêu bài giảng


Sau khi hoàn thành bài tập này:
 Bạn có khả năng vận hành các xy lanh tác dụng kép với tải thay đổi.

Mô tả vấn đề
Các thùng xe được chất tải và dỡ tải từ các xe ben bằng các xy lanh tác dụng kép. Xy lanh
phải chịu tải thay đổi: một tải kéo trong quá trình dỡ tải và một tải đẩy trong thời gian chất tải.

Các thùng xe cần phải được di chuyển chậm và đều đặn. Do đó xy lanh cần phải được hãm
bằng thủy lực ở cả hai phía.

Sơ đồ thiết kế

Xe ben

© Festo Didactic 551150 145


Bài tập 17 – Chất tải và dỡ tải cho xe ben

Mô tả quá trình hoạt động


1. Khi van đảo chiều 4/3 tác động tay gạt được kích hoạt (cho phép dầu đi từ cửa P đến
cửa A, và từ cửa B đến đến cửa T), xy lanh tiến ra.
2. Khi van đảo chiều 4/3 tác động tay gạt chuyển mạch đến vị trí giữa, Piston vẫn giữ
nguyên vị trí hiện thời.
3. Khi van đảo chiều 4/3 tác động tay gạt được kích hoạt (cho phép dầu đi từ cửa P đến
cửa B, và từ cửa A đến cửa T), xy lanh lùi về.

Nhiệm vụ giao cho học viên


1. Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực.
2. Lập danh sách các phần tử.
3. Thiết lập mạch điều khiển.
4. Kiểm tra hai lần cấu hình điều khiển.
5. Đánh giá lắp đặt mạch.

Kiểm tra bằng quan sát


Kiểm tra trực quan liên tục để phát hiện các khuyết tật trong ống thủy lực và các thiết
bị thủy lực là một phần thiết yếu của các tiêu chuẩn an toàn thủy lực.

Trợ giúp thực hành


 Bản thông số kỹ thuật
 Giáo trình kỹ thuật thủy lực
 Phần mềm mô phỏng FluidSIM® Hydraulic

146 © Festo Didactic 551141


Bài tập 17 – Chất tải và dỡ tải cho xe ben

1. Sơ đồ mạch thủy lực

– Hoàn thiện sơ đồ mạch thủy lực điều khiển thùng xe ben.

Ghi chú cho giáo viên


Trong thực tế hiện nay, các van tỷ lệ được sử dụng để điều khiển thùng xe. Di
chuyển nhanh và chậm được điều khiển tốt hơn nhờ có sự điều chỉnh liên tục của
van tỷ lệ.

Phương án đối áp hiển thị trong sơ đồ mạch được lựa chọn bởi vì chỉ có một van
điều áp được cung cấp trong bộ thiết bị.

© Festo Didactic 551141 147


Bài tập 17 – Chất tải và dỡ tải cho xe ben

2. Lập danh sách các phần tử

– Tạo danh sách các thiết bị bằng cách nhập mã số yêu cầu của các phần tử và các chữ
viết tắt được sử dụng để ký hiệu chúng trong các sơ đồ mạch vào bảng dưới đây.

Số lượng Ký hiệu Định danh

1 1A1 Xy lanh tác dụng kép

2 1Z1, 1Z2 Áp kế

1 1V2 Van đảo chiều 4/3 tác động tay gạt, vị trí giữa đóng

1 1V1 Van điều áp

1 0V1 Van khóa

5 — Ống thủy lực dài 600 mm

3 — Ống thủy lực dài 1000 mm

2 — Bộ chia nguồn thủy lực 4 đường với áp kế

1 — Bộ nguồn thủy lực

3. Thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi thiết lập mạch điều khiển:
 Hãy sử dụng sơ đồ mạch thủy lực.
 Xác định các phần tử.
 Kết nối các ống thủy lực
– Không bao giờ được kết nối hoặc tháo dỡ ống thủy lực khi bộ nguồn thủy lực đang
chạy hoặc có áp suất.
Các khớp nối nhanh chỉ được nối ở trạng thái không có áp suất.
– Thiết lập các đầu cắm nhanh thẳng tâm vào ổ cắm nhanh!
Các đầu cắm nhanh và ổ cắm nhanh không được lắp xiên.
 Chọn lựa và lắp đặt các ống thủy lực
– Chọn chiều dài đường ống thích hợp có sẵn sao cho không mất nhiều thời gian để
thay đổi chiều dài mà dẫn đến thay đổi áp suất.
– Tránh kéo căng các ống thủy lực.
– Không được uốn các ống thủy lực ở bán kính nhỏ hơn bán kính uốn cong nhỏ nhất
cho phép là 51 mm.
– Không được vặn ống thủy lực trong quá trình lắp đặt.
– Hãy chắc chắn rằng các ống thủy lực không bị xoắn.
 Đánh dấu các kết nối ống thủy lực đã hoàn thành vào sơ đồ mạch thủy lực.

148 © Festo Didactic 551141


Bài tập 17 – Chất tải và dỡ tải cho xe ben

4. Kiểm tra hai lần các thiết lập điều khiển

Hãy tuân theo các điểm sau đây khi chạy thử mạch điều khiển:
 Trước khi vận hành, đảm bảo rằng tất cả các đường hồi dầu về thùng dầu đã được kết
nối và tất cả các khớp nối thủy lực đã được lắp ráp an toàn.
 Chuyển bơm về chế độ tuần hoàn bằng mở van khóa.
 Bật bộ nguồn thủy lực chạy.
 Đóng từ từ van khóa. Ngay lập tức thiết lập bơm sang chế độ tuần hoàn trong trường
hợp có rò rỉ.
 Đóng hoàn toàn van khóa.
 Thiết lập van an toàn ở bộ nguồn thủy lực đến giá trị 5 MPa.
 Thiết lập đối áp đến 1 MPa bằng sự trợ giúp của van điều áp. Cài đặt này chỉ được thực
hiện trong thời gian chuyển động tiến ra của xy lanh.

Ghi chú
Mở van điều áp một lần nữa trước khi tháo dỡ mạch thủy lực.

Phải đảm bảo rằng áp suất chỉ thị trên các áp kế đã giảm xuống bằng không, trước
khi bạn tháo dỡ mạch thủy lực,

5. Đánh giá

a) Hãy viết ra các quan sát của bạn.

Van điều áp mở hoàn toàn


Khi van đảo chiều 1V1 được kích hoạt, xy lanh tiến ra và lùi về ở vận tốc cao nhất.

Van điều áp đóng vào chậm


Chuyển động di chuyển chậm lại nếu van điều áp 1V1 đóng vào tiếp hơn nữa. Đối áp
được chỉ thị trên các áp kế 1Z1 và 1Z2.

b) Làm thế nào để đạt được hãm thủy lực?

Hãm thủy lực ở cả hai bên là kết quả của đối áp được tạo nên bằng van điều áp. Tỷ lệ
diện tích bề mặt của xy lanh phải được xem xét khi điều chỉnh đối áp.

© Festo Didactic 551141 149


Bài tập 17 – Chất tải và dỡ tải cho xe ben

150 © Festo Didactic 551141

You might also like